Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

B011101 – các trường hợp dao động của con lắc lò xo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.14 KB, 7 trang )

Các trường hợp dao động của con lắc lò xo
Câu 1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng với đầu cố định của lò xo ở trên cao, quả nặng ở dưới
thấp. Con lắc đang dao động điều hòa trên phương thẳng đứng, quanh vị trí cân
bằng, với tần số bằng π/2 Hz. Biết độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình dao
động là 2 cm. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của lò xo
trong quá trình dao động là
A. 10 cm/s.
B. 1 m/s.
C. 50 cm/s.
D. 1,2 m/s.
Câu 2. Cho con lắc lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng góc 60o so với phương thẳng đứng.
Biết đầu cố định của lò xo ở phía trên cao, vật nhỏ ở dưới thấp. Kích thích cho con
lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng dọc theo mặt phẳng nghiêng thì thấy
trong 5 s vật thực hiện được đúng 25 dao động. Biết tốc độ cực đại của vật nhỏ là
30π cm/s. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Độ giãn lớn nhất của lò xo
trong quá trình dao động là
A. 2 cm.
B. 2,5 cm.
C. 3,5 cm.
D. 7 cm.
Câu 3. Cho con lắc lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng góc 30o so với phương thẳng đứng.
Biết đầu cố định của lò xo ở phía trên cao, vật nhỏ ở dưới thấp. Kích thích cho con
lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng dọc theo mặt phẳng nghiêng thì thấy
trong 5 s vật thực hiện được đúng 20 dao động. Biết tốc độ cực đại của vật nhỏ là
30π cm/s. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Độ giãn lớn nhất của lò xo
trong quá trình dao động là
A. 3,75 cm.
B. 5,1 cm.
C. 1,5 cm.
D. 6 cm.
Câu 4. Con lắc gồm lò xo có độ cứng 45 N/m treo trên phương thẳng đứng, quả nặng có


khối lượng 90 g được gắn vào đầu dưới thấp của lò xo. Đầu trên cao của lò xo được
treo vào một sợi chỉ mềm, mảnh, không giãn. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.
Kích thích để con lắc dao động trên phương thẳng đứng. Độ giãn lớn nhất Δℓmax của
lò xo phải thỏa mãn điều kiện gì để dao động là điều hòa ?
A. Δℓmax ≤ 2 cm.


B. Δℓmax ≥ 4 cm.
C. Δℓmax ≥ 2 cm.
D. Δℓmax ≤ 4 cm.
Câu 5. Cho một lò xo có độ cứng 50 N/m, hai đầu được gắn với hai vật nặng hình lập
phương, rồi được dựng lên thẳng đứng. Vật nhỏ có khối lượng 100 g ở đầu phía trên
cao, vật lớn có khối lượng 300 g ở đầu phía dưới, được đặt sát nhưng không dính
vào mặt phẳng đỡ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Kích thích để vật nhỏ dao
động trên phương thẳng đứng. Độ nén lớn nhất Δℓmax của lò xo phải thỏa mãn điều
kiện gì để dao động là điều hòa ?
A. Δℓmax ≤ 8 cm.
B. Δℓmax ≤ 6 cm.
C. Δℓmax ≥ 6 cm.
D. Δℓmax ≤ 10 cm.
Câu 6. Con lắc lò xo treo thẳng đứng với đầu cố định của lò xo ở trên cao, quả nặng ở dưới
thấp. Con lắc đang dao động điều hòa trên phương thẳng đứng, quanh vị trí cân
bằng, với tần số bằng π Hz. Biết độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình dao động
là 3,5 cm. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của lò xo trong
quá trình dao động là
A. 10 cm/s.
B. 1 m/s.
C. 50 cm/s.
D. 1,2 m/s.
Câu 7. Con lắc lò xo treo thẳng đứng với đầu cố định của lò xo ở trên cao, quả nặng ở dưới

thấp. Con lắc đang dao động điều hòa trên phương thẳng đứng, quanh vị trí cân
bằng, với tần số bằng π Hz. Biết tốc độ cực đại của lò xo trong quá trình dao động là
1m/s. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Độ nén cực đại của lò xo là
A. 10 cm.
B. 2,5 cm.
C. 5 cm.
D. 2 cm.
Câu 8. Con lắc lò xo treo thẳng đứng với đầu cố định của lò xo ở trên cao, quả nặng ở
dưới thấp. Con lắc đang dao động điều hòa trên phương thẳng đứng, quanh vị trí
cân bằng, với tần số bằng π Hz. Biết độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình dao
động là 2,5 cm. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Độ giãn cực đại của lò
xo trong lò xo trong quá trình dao động là
A. 10 cm.


B. 2,5 cm.
C. 7,5 cm.
D. 2 cm
Câu 9. Con lắc lò xo treo thẳng đứng với đầu cố định của lò xo ở trên cao, quả nặng ở
dưới thấp. Con lắc đang dao động điều hòa trên phương thẳng đứng, quanh vị trí
cân bằng, với chu kỳ bằng 1/π (s). Biết độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình
dao động là 2,5 cm. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của
lò xo trong lò xo trong quá trình dao động là
A. 10 cm/s.
B. 25 cm/s.
C. 7,5cm/s.
D. 1 m/s.
Câu 10. Cho con lắc lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng góc 60º so với phương thẳng
đứng. Biết đầu cố định của lò xo ở phía trên cao, vật nhỏ ở dưới thấp. Kích thích
cho con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng dọc theo mặt phẳng

nghiêng thì thấy trong 5 s vật thực hiện được đúng 25 dao động. Biết tốc độ cực
đại của vật nhỏ là 20π cm/s. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Độ giãn
lớn nhất của lò xo trong quá trình dao động là
A. 2 cm.
B. 2,5 cm.
C. 1,5 cm.
D. 7 cm.
Câu 11. Cho con lắc lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng góc 60º so với phương thẳng đứng.
Biết đầu cố định của lò xo ở phía trên cao, vật nhỏ ở dưới thấp. Kích thích cho con
lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng dọc theo mặt phẳng nghiêng thì thấy
trong 5 s vật thực hiện được đúng 25 dao động. Biết tốc độ cực đại của vật nhỏ là
20π cm/s. Cho gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Độ nén lớn nhất của lò xo
trong quá trình dao động là
A. 2 cm.
B. 2,5 cm.
C. 1,5 cm.
D. 7 cm.
Câu 12. Con lắc gồm lò xo có độ cứng 20 N/m treo trên phương thẳng đứng, quả nặng có
khối lượng 60 g được gắn vào đầu dưới thấp của lò xo. Đầu trên cao của lò xo
được treo vào một sợi chỉ mềm, mảnh, không giãn. Cho gia tốc trọng trường g =
10 m/s2. Kích thích để con lắc dao động trên phương thẳng đứng. Biên độ lớn nhất


khi con lắc thực hiện dao động điều hòa là
A. Amax = 5 cm.
B. Amax = 6 cm.
C. Amax = 2 cm.
D. Amax = 3 cm
Câu 13. Con lắc gồm lò xo có độ cứng 10 N/m treo trên phương thẳng đứng, quả nặng có
khối lượng 30 g được gắn vào đầu dưới thấp của lò xo. Đầu trên cao của lò xo

được treo vào một sợi chỉ mềm, mảnh, không giãn. Cho gia tốc trọng trường g =
10 m/s2. Kích thích để con lắc dao động trên phương thẳng đứng. Độ giãn lớn nhất
Δℓmax của lò xo phải thỏa mãn điều kiện gì để dao động là điều hòa ?
A. Δℓmax ≤ 6 cm.
B. Δℓmax ≥ 6 cm.
C. Δℓmax ≥ 3 cm.
D. Δℓmax ≤ 3 cm.
Câu 14. Cho một lò xo có độ cứng 40 N/m, hai đầu được gắn với hai vật nặng hình lập
phương, rồi được dựng lên thẳng đứng. Vật nhỏ có khối lượng 100 g ở đầu phía
trên cao, vật lớn có khối lượng 200 g ở đầu phía dưới, được đặt sát nhưng không
dính vào mặt phẳng đỡ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Kích thích để vật
nhỏ dao động trên phương thẳng đứng. Độ nén lớn nhất Δℓmax của lò xo phải thỏa
mãn điều kiện gì để dao động là điều hòa ?
A. Δℓmax ≤ 2,5 cm.
B. Δℓmax ≤ 7,5 cm.
C. Δℓmax ≤ 5 cm.
D. Δℓmax ≤ 10 cm.
Câu 15. Cho một lò xo có độ cứng 20 N/m, hai đầu được gắn với hai vật nặng hình lập
phương, rồi được dựng lên thẳng đứng. Vật nhỏ có khối lượng 100 g ở đầu phía
trên cao, vật lớn có khối lượng 400 g ở đầu phía dưới, được đặt sát nhưng không
dính vào mặt phẳng đỡ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Kích thích để vật
nhỏ dao động trên phương thẳng đứng. Độ nén lớn nhất Δℓmax của lò xo phải thỏa
mãn điều kiện gì để dao động là điều hòa ?
A. Δℓmax ≤ 30 cm.
B. Δℓmax ≤ 7,5 cm.
C. Δℓmax ≤ 5 cm.
D. Δℓmax ≤ 20 cm.
Câu 16. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì 1s. Sau 2,5 s kể từ



lúc bắt đầu dao động, vật có li độ x = –5√2 cm đi theo chiều âm với tốc độ v =
10π√2 cm/s. Biết lực đàn hồi nhỏ nhất bằng 6 N. Chọn trục Ox trùng với trục của
lò xo, gốc O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Lấy g = 10 = π2 m/s2.
Lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật lúc xuất phát là
A. 12,28 N.
B. 7,18 N.
C. 8,71 N.
D. 12,82 N.
Câu 17. Lò xo nhẹ có độ cứng k, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại gắn với quả
nặng có khối lượng m, tại vị trí cân bằng lò xo dãn Δℓ. Người ta kích thích cho
quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng xung quanh vị trí cân bằng
của nó với chu kì T. Thời gian độ lớn gia tốc của quả nặng nhỏ hơn gia tốc trọng
trường tại nơi treo con lắc, khi quả nặng đi từ vị trí thấp nhất đến cao nhất là T/6 .
Biên độ dao động của vật bằng
A. 2Δℓ.
B. Δℓ√3/2.
C. Δℓ√2.
D. Δℓ√3.
Câu 18. Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao
động điều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là ℓ. Chu kì dao
động của con lắc này là
A.

B.

C.

D.

Câu 19. Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo khối lượng không

đáng kể có độ cứng k, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng tại nơi có gia
tốc rơi tự do là g. Khi viên bi ở vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn ℓ. Chu kỳ dao
động điều hoà của con lắc này là


A.

B.

C.

D.

Câu 20. Một lò xo treo thẳng đứng trong trường trọng lực, đầu phía trên của lò xo được
treo vào điểm cố định I. Nếu đầu phía dưới treo vật có khối lượng m1 thì con lắc
dao động với chu kì T1 = 0,4 s. Nếu đầu phía dưới treo vật có khối lượng m2 thì
con lắc dao động với chu kì T2 = 0,5 s. Nếu đầu phía dưới treo vật có khối lượng |
m1 – m2| thì con lắc dao động với chu kì
A. 0,90 s.
B. 0,30 s.
C. 0,20 s.
D. 0,45 s.
Câu 21. Một lò xo treo thẳng đứng trong trường trọng lực, đầu phía trên của lò xo được
treo vào điểm cố định I. Khi đầu phía dưới của lò xo được treo vật có khối lượng
m1 thì con lắc dao động với chu kì T1 = 1,2 s. Khi đầu phía dưới của lò xo được
treo vật có khối lượng m2 thì con lắc dao động với chu kì T2 = 1,6 s. Nếu đầu phía
dưới treo vật có khối lượng (m1 + m2) thì con lắc dao động với chu kì
A. T = 2,8 s
B. T = 2,0 s
C. 0,4 s

D. 1,4 s
Câu 22. Cho một con lắc lò xo với k = 50 N/m và m = 100 g đặt trên mặt phẳng ngang
không ma sát. Vật đang đứng yên thì tác dụng ngoại lực Fnℓ = 2 N dọc theo trục
của lò xo. Tốc độ cực đại trong quá trình dao động sau đó là
A. 5√10 cm/s.
B. 40√5 cm/s.
C. 20√5 cm/s.


D. 10√5 cm/s.
Câu 23. Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng K = 100 N/m và vật có khối lượng m. Lò
xo không dẫn điện, vật được tích điện đến điện tích q = 50 μC. Cho con lắc vào
trong điện trường đều có phương dọc theo trục của lò xo và hướng vào điểm treo,
có cường độ E = 10 kV/m. Kích thích cho con lắc dao động dọc theo trục của nó
với năng lượng W = 0,02 J (gốc tại vị trí cân bằng). Độ giãn lớn nhất ∆ℓ của lò xo

A. ∆ℓ = 2,5 cm.
B. ∆ℓ = 1,5 cm.
C. ∆ℓ = 2 cm.
D. ∆ℓ = 7 cm.
Câu 24. Một con lắc lò xo với k = 20 N/m, m = 50 g. Hệ treo ngược theo phương thẳng
đứng với đầu cố định của lò xo nằm dưới thấp. Đưa vật tới chỗ lò xo bị giãn 1,5
cm và buông nhẹ cho vật dao động. Cho g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi ma sát. Trong
một chu kỳ dao động, quãng thời gian mà lực kéo về và lực đàn hồi tác dụng vào
vật cùng chiều với nhau là
A. 67 ms.
B. 247 ms.
C. 123 ms.
D. 34 ms.




×