Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

B011203 – con lắc đơn tích điện dao động trong điện trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.66 KB, 7 trang )

Con lắc đơn tích điện dao động trong điện trường

Câu 1. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 30 cm và vật nhỏ có khối lượng 100 g
mang điện tích 1 µC. Khi con lắc đang đứng cân bằng thì đặt một điện trường đều
với véc-tơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 105 V/m.
Lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi lực cản trong quá trình chuyển động. Tốc độ cực đại
của vật nhỏ trong quá trình dao động là
A. 13,7 cm/s
B. 3,17 cm/s
C. 1,73 cm/s
D. 17,3 cm/s.
Câu 2. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m và vật nhỏ có khối lượng 100 g
mang điện tích 5.10–5 C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ
cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 2.104 V/m. Trong mặt
phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường,
kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với
vectơ gia tốc trọng trường một góc 51o rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều
hòa. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là
A. 0,39 cm/s
B. 3,9 m/s
C. 0,39 m/s
D. 39 m/s.
Câu 3. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 30 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg
mang điện tích 4.10-6 C, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa
trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn 104 V/m và hướng
thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2, π = 3,14. Chu kì dao động điều hòa của
con lắc là
A. 0,92 s.
B. 0,15 s.
C. 1,92 s.
D. 1,40 s.


Câu 4. Một con lắc đơn lý tưởng đang dao động điều hoà tại một nơi trên mặt đất, trong
một điện trường đều mà đường sức của điện trường hướng thẳng đứng từ dưới lên
trên. Khi vật nặng của con lắc được tích điện q thì chu kì dao động của con lắc là 4
s, khi vật nặng được tích điện q’ = –q thì chu kì dao động của con lắc là 3 s. Chu kì
dao động riêng của con lắc khi vật nặng không tích điện là


A. 2,82 s.
B. 3,39 s.
C. 1,13 s.
D. 2,4 s.
Câu 5. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 30 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,02 kg
mang điện tích q, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong điện
trường đều mà véc-tơ cường độ điện trường có độ lớn là 4.104 V/m và hướng thẳng
đứng lên trên. Lấy g = 10 m/s2 và π = 3,14. Chu kì dao động điều hòa của con lắc là
2 s. Điện tích của vật nhỏ bằng
A. -6,84 µC.
B. –3,25 µC.
C. 6,48 µC.
D. 3,25 µC.
Câu 6. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là 35 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg
mang điện tích 5 µC, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong
điện trường đều mà véc-tơ cường độ điện trường có độ lớn bằng 2.104 V/m và
hướng chếch lên một góc α = π/6 so với phương ngang. Lấy g = 10 m/s2 và π =
3,14. Chu kì dao động điều hòa của con lắc là
A. 0,65 s.
B. 1,8 s.
C. 1,17 s.
D. 1,66 s.
Câu 7. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 60 cm và vật nhỏ có khối lượng 100 g

mang điện tích 20 µC. Khi con lắc đang đứng cân bằng, đột ngột áp dụng một điện
trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn
5.104 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của vật nhỏ trong quá trình dao động
xấp xỉ là
A. 2,23 m/s.
B. 3,41 m/s.
C. 2,86 m/s.
D. 4,97 m/s.
Câu 8. Một con lắc đơn gồm dây treo và vật nhỏ có khối lượng 100 g mang điện tích 2 µC.
Khi con lắc đang đứng cân bằng thì đặt một điện trường đều với véc-tơ cường độ
điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104 V/m, tốc độ cực đại của
vật nhỏ trong quá trình dao động là 21,2 cm/s. Lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi lực
cản trong quá trình chuyển động. Chiều dài của dây treo con lắc là


A. 21 cm.
B. 45 cm.
C. 32 cm.
D. 40 cm.
Câu 9. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 45 cm và vật nhỏ có khối lượng 200 g
mang điện tích 4 µC. Khi con lắc đang đứng cân bằng thì đặt một điện trường đều
với véc-tơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104 V/m.
Lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi lực cản trong quá trình chuyển động. Tốc độ cực đại
của vật nhỏ trong quá trình dao động là
A. 2,21 cm/s
B. 2,12 cm/s
C. 21,2 cm/s
D. 12,2 cm/s.
Câu 10. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 25 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg
mang điện tích 5.10-6 C, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa

trong điện trường đều mà véc-tơ cường độ điện trường có độ lớn 104 V/m và hướng
thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = π2 = 10 m/s2. Tần số dao động của con lắc là
A. 0,58 Hz.
B. 1,15 Hz.
C. √6/2 Hz.
D. 1,40 Hz.
Câu 11. Một con lắc đơn gồm dây treo và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích
5.10-6 C, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong điện trường
đều mà véc-tơ cường độ điện trường có độ lớn 104 V/m và hướng thẳng đứng xuống
dưới. Lấy g = 10 m/s2, π = 3,14. Chu kì dao động điều hòa của con lắc là 1,15 s.
Chiều dài dây treo con lắc là:
A. 0,58 m.
B. 1,15 m.
C. 99 m.
D. 50 cm.
Câu 12. Một con lắc đơn lý tưởng đang dao động điều hoà tại một nơi trên mặt đất, trong
một điện trường đều mà đường sức của điện trường hướng thẳng đứng từ dưới lên
trên. Chu kì dao động riêng của con lắc khi vật nặng không tích điện là 1,82 s. Khi
vật nặng của con lắc được tích điện q thì chu kì dao động của con lắc là 2,5 s. Khi
vật nặng được tích điện q’ = –q thì chu kì dao động của con lắc là


A. 1,82 s.
B. 1,5 s.
C. 1,1 s.
D. 1,94 s.
Câu 13. Một con lắc đơn lý tưởng đang dao động điều hoà tại một nơi trên mặt đất, trong
một điện trường đều mà đường sức của điện trường hướng thẳng đứng từ dưới lên
trên. Chu kì dao động riêng của con lắc khi vật nặng không tích điện là 1,82 s. Khi
vật nặng được tích điện q’ = –q thì chu kì dao động của con lắc là 1,5 s. Khi vật

nặng của con lắc được tích điện q thì chu kì dao động của con lắc là
A. 1,82 s.
B. 2 s.
C. 2,5 s.
D. 1,94 s.
Câu 14. Một con lắc đơn lý tưởng đang dao động điều hoà tại một nơi trên mặt đất, trong
một điện trường đều mà đường sức của điện trường hướng thẳng đứng từ trên
xuống. Khi vật nặng của con lắc được tích điện q thì chu kì dao động của con lắc là
1,5 s, khi vật nặng được tích điện q’ = –q thì chu kì dao động của con lắc là 2,5 s.
Chu kì dao động riêng của con lắc khi vật nặng không tích điện là
A. 1,82 s.
B. 2 s.
C. 1,1 s.
D. 1,94 s.
Câu 15. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 40 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg
mang điện tích q = –3 µC, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa
trong điện trường đều mà véc-tơ cường độ điện trường có độ lớn là 4.104 V/m và
hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2 và π = 3,14. Chu kì dao động điều
hòa của con lắc là
A. 3 s.
B. 2,81 s.
C. 1,5 s.
D. 1,25 s.
Câu 16. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg
mang điện tích q, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong điện
trường đều mà véc-tơ cường độ điện trường có độ lớn là 4.104 V/m và hướng thẳng
đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2 và π = 3,14. Chu kì dao động điều hòa của con
lắc là 3,14 s. Điện tích của vật nhỏ bằng



A. 3 µC.
B. –4 µC.
C. 5 µC.
D. –2 µC.
Câu 17. Một con lắc đơn gồm dây treo và vật nhỏ có khối lượng 0,02 kg mang điện tích
5 µC, được coi là điện tích điểm có chu kì dao động bằng 1,3 s. Con lắc dao động
điều hòa trong điện trường đều mà véc-tơ cường độ điện trường có độ lớn bằng
4.104 V/m và hướng chếch lên một góc α = π/6 so với phương ngang. Lấy g = 10
m/s2 và π = 3,14. Chiều dài dây treo con lắc là
A. 65 cm.
B. 18 cm.
C. 31 cm.
D. 43 cm.
Câu 18. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là 43 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,02 kg
mang điện tích 5 µC, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong
điện trường đều với chu kì dao động bằng 1,3 s. Véc-tơ cường độ điện trường
hướng chếch lên một góc α = π/6 so với phương ngang. Lấy g = 10 m/s2 và π =
3,14. Độ lớn của véc-tơ cường độ diện trường là
A. 5.104 V/m.
B. 4.104 V/m.
C. 13.103 V/m
D. 6.104 V/m.
Câu 19. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 80 cm và vật nhỏ có khối lượng 100 g
mang điện tích 25 µC. Khi con lắc đang đứng cân bằng, đột ngột áp dụng một điện
trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn
4.104 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của vật nhỏ trong quá trình dao động
xấp xỉ là
A. 0,47 m/s.
B. 3,41 m/s.
C. 2,86 m/s.

D. 2,57 m/s.
Câu 20. Một con lắc đơn gồm dây treo và vật nhỏ có khối lượng 120 g mang điện tích 25
µC. Khi con lắc đang đứng cân bằng, đột ngột áp dụng một điện trường đều với
véc-tơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5,4.104 V/m.
Lấy g = 9,81 m/s2. Tốc độ cực đại của vật nhỏ trong quá trình dao động xấp xỉ là
2,86 m/s. Chiều dài dây treo con lắc là


A. 47 cm.
B. 34 cm.
C. 26 cm.
D. 78 cm.
Câu 21. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 60 cm và vật nhỏ có khối lượng 50 g
mang điện tích 2 µC. Khi con lắc đang đứng cân bằng thì bật một điện trường đều
với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 3.104 V/m.
Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của vật nhỏ trong quá trình dao động là
A. 24,9 cm/s
B. 4,92 cm/s
C. 9,42 cm/s
D. 29,4 cm/s
Câu 22. Tại một nơi không có điện trường, hoặc từ trường, và gia tốc trọng trường có độ lớn
bằng 10 m/s2, một con lắc đơn lý tưởng dao động điều hòa với chu kỳ bằng 2 s. Biết
vật nhỏ của con lắc có khối lượng bằng 100 g và được tích điện –0,4 µC. Nếu đặt
một điện trường đều nằm ngang có cường độ điện trường bằng 2,5.106 V/m thì chu
kỳ dao động điều hòa của con lắc khi đó xấp xỉ bằng
A. 1,5 s.
B. 1,67 s.
C. 2,38 s.
D. 2,18 s.
Câu 23. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,03 kg

mang điện tích q, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong điện
trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E = 5.104 V/m và hướng thẳng
đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2, π = 3,14. Chu kì dao động điều hòa của con lắc
là 1,987 s. Điện tích của vật nhỏ bằng
A. 3 µC.
B. –3 µC.
C. 4 µC.
D. –4 µC.
Câu 24. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 35 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,02 kg
mang điện tích q = 5 µC, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa
trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E = 2.104 V/m và
hướng chếch lên một góc α = π/4 so với phương ngang. Lấy g = 10 m/s2, π = 3,14.
Chu kì dao động điều hòa của con lắc là


A. 3,17 s.
B. 1,37 s.
C. 1,73 s.
D. 3,71 s.
Câu 25. Một con lắc đơn có khối lượng m = 50 g đặt trong một điện trường đều có véctơ
cường độ điện trường hướng thẳng đứng lên trên và độ độ lớn 5.103V/m. Khi chưa
tích điện cho vật, chu kỳ dao động của con lắc là 2(s). Khi tích điện cho vật thì chu
kỳ dao động của con lắc là π/2(s). Lấy g = 10m/s2 và π2 = 10. Điện tích của vật là:
A. 4.10-5 C.
B. -4.10-5 C.
C. 6.10-5 C.
D. -6.10-5 C.




×