Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

B020304 – bài toán khoảng cách trong trường giao thoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.71 KB, 3 trang )

Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

Bài toán khoảng cách trong trường giao thoa

Câu 1. Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông
góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai
điểm S1 và S2 cách nhau 10 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. Xét
các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S1S2, điểm mà phần tử
tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng
A. 89 mm.
B. 10 mm.
C. 15 mm.
D. 85 mm.
Câu 2. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng
đứng với phương trình giống hệt nhau. Tần số dao động và tốc độ truyền sóng lần
lượt là 50 Hz và 60 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 8 cm. Coi biên độ
sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Cho điểm M nằm trên mặt chất lỏng
thuộc đường thẳng Δ đi qua S2 và vuông góc với S1S2. Biết phần tử chất lỏng tại M
dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách gần nhất và xa nhất từ M tới S2 lần
lượt là
A. 1,65 cm và 10,45 cm.
B. 1,56 cm và 26,07 cm.
C. 0,56 cm và 10,54 cm.
D. 0,84 cm và 26,07 cm.
Câu 3. Thực hiện giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn dao động theo phương
thẳng đứng, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 40 Hz được đặt tại hai điểm S1 và
S2 cách nhau 10 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 cm/s. Coi biên độ
sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Xét các điểm trên mặt chất lỏng thuộc
đường tròn đường kính S1S2, điểm mà phần tử chất lỏng tại đó không dao động
cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất và dài nhất lần lượt bằng
A. 0,95 cm và 9,95 cm.


B. 0,247 cm và 9,997 cm.
C. 1,32 cm và 7,48 cm.
D. 1,55 cm và 7,84 cm.
Câu 4. Trên bề chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 25 cm, dao
động theo phương thẳng đứng với phương trình giốn nhau u1 = u2 = 5cos(30πt + π)
mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 cm/s. M là một điểm trên mặt
chất lỏng thuộc đường tròn tâm S1 bán kính S1S2 sao cho phần tử chất lỏng tại M


Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

dao động với biên độ cực tiểu. Khoảng cách gần nhất từ M tới S2 bằng
A. 2 cm.
B. 1 cm.
C. 4 cm.
D. 3 cm.
Câu 5. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp O1 và O2 dao
động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy (thuộc mặt nước)
với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên trục Oy. Hai điểm P và
Q nằm trên Ox có OP = 9 cm và OQ = 16 cm. Dịch chuyển nguồn O2 trên trục Oy
sao cho đến vị trí sao cho góc PO2Q có giá trị lớn nhất thì hai phần tử nước tại P,Q
dao động với biên độ cực đại . Biết giữa P và Q không còn cực đại nào khác.Trên
đoạn OP, điểm gần P nhất mà phần tử tại đó không dao động cách P một đoạn là
A. 3,4 cm.
B. 2,34 cm
C. 2,21 cm
D. 2,5 cm.
Câu 6. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng
đứng với phương trình giống hệt nhau. Tần số dao động và tốc độ truyền sóng lần
lượt là 40 Hz và 90 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 8 cm. Coi biên độ

sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Cho điểm M nằm trên mặt chất lỏng
thuộc đường thẳng Δ đi qua S2 và vuông góc với S1S2. Biết phần tử chất lỏng tại M
dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách gần nhất và xa nhất từ M tới S2 lần
lượt là
A. 1,65 cm và 10,45 cm.
B. 9 cm và 7,62 cm.
C. 1,56 cm và 10,54 cm.
D. 1,37 cm và 13,10 cm.
Câu 7. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng
đứng với phương trình giống hệt nhau. Tần số dao động và tốc độ truyền sóng lần
lượt là 25 Hz và 40 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 6 cm. Coi biên độ
sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Cho điểm M nằm trên mặt chất lỏng
thuộc đường thẳng Δ đi qua S2 và vuông góc với S1S2. Biết phần tử chất lỏng tại M
dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách gần nhất và xa nhất từ M tới S2 lần
lượt là
A. 1,35 cm và 10,45 cm.
B. 9 cm và 7,62 cm.


Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

C. 1,56 cm và 10,54 cm.
D. 2,92 cm và 19 cm.
Câu 8. Thực hiện giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn dao động theo phương
thẳng đứng, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1 và
S2 cách nhau 6 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Coi biên độ
sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Xét các điểm trên mặt chất lỏng thuộc
đường tròn đường kính S1S2, điểm mà phần tử chất lỏng tại đó không dao động
cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất và dài nhất lần lượt bằng
A. 1,32 cm và 7,84 cm.

B. 1,55 cm và 7,48 cm.
C. 0,39 cm và 5,99 cm.
D. 1.55 cm và 7,85 cm.
Câu 9. Thực hiện giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn dao động theo phương
thẳng đứng, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 100 Hz được đặt tại hai điểm S1
và S2 cách nhau 8 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 180 cm/s. Coi biên
độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Xét các điểm trên mặt chất lỏng
thuộc đường tròn đường kính S1S2, điểm mà phần tử chất lỏng tại đó không dao
động cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất và dài nhất lần lượt bằng
A. 1,32 cm và 7,84 cm.
B. 1,55 cm và 7,48 cm.
C. 1,10 cm và 5,90 cm.
D. 1,55 cm và 7,85 cm.
Câu 10. Trên mặt nước cho hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động thẳng đứng theo phương
vuông góc với mặt nước có cùng biên độ, cùng pha và cùng tần số 20 Hz. Hai
nguồn đó cách nhau 20 cm. Tốc độ truyền sóng là 100 cm/s. Xét các điểm thuộc
đường tròn tâm S1 bán kính S1S2, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực
tiểu và cách S2 một đoạn ngắn nhất bằng
A. 4 cm.
B. 1 cm.
C. 1,2 cm.
D. 2,5 cm.



×