Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN - Một số giải pháp khắc phục tình trạng HS yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.46 KB, 12 trang )

Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu
I- MỤC TIÊU
- Giúp học sinh yếu củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những
kiến thức HS bị hổng từ các lớp dưới.
- Giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học
tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo HS yếu.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học
sinh lưu ban. Thực hiện tốt “Nói không với HS ngồi nhầm
lớp”
II- THỰC TRẠNG
1- Học sinh
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa
mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức
chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp,
trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên
không bền.
- Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuận
chỉ được 2 – 3 buổi.
- Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một dộ tuổi
về trình độ chung các em có thể chênh nhau 3 lớp, riêng về
toán có thể chênh nhau 7 lớp.
- Mỗi em có một khả năng nỗi trội riêng nhưng các em chưa
biết phát huy khả năng của mình.
- Học sinh không biết đọc, biết viết (Đây lá khuyết điểm lớn
nhất của HS)
- Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai.
- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần


thiết (cộng, trừ, nhân, chia).
- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
2- Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp
cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man,
ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK,
thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của
ĐDDH.
- Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức
các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp.
- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ
học theo nhóm dối tượng còn hạn chế.
- Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu
hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
- Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng
vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của
lớp.
- Nhiều khi thương HS mà chưa nghỉ tới hậu quả lâu dài các
em phải gánh chịu khi
- học lên lớp trên hoạc suốt cả cuộc đời.
- Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải
quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông
chờ chỉ đạo của cấp trên.
- Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh
thành tích, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình
giảng dạy.
3- Phụ huynh
- Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp thái độ học tập của
học sinh, chất lượng học tập cho thấy nhận thức và thái độ

của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là chưa
cao.
- Qua đó cho thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự
quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn
phó thác cho nhà trường, cho thầy cô.
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo
viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các
em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không
thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so
với trình độ chung của lớp.
- Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là
việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có
biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi
học sinh.
1- Đối với Học sinh
- Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.
- Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực
tham gia xây dựng bài.
2- Đối với phụ huynh
- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.
- Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian
biểu cho HS.
- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.
- Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến
trường.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm
được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ
nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt

nhất cho con em mình học tập.
3- Đối với giáo viên
Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh
yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên
là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh
yếu. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên
trưởng.
Vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau :
- Lập danh sách học sinh yếu báo cáo cho Tổ Khối Trưởng,
Theo mẫu :
TT
Họ
tên
HS
Môn Tiếng Việt Môn Toán
Con
ông bà
Nơi ở
Không
biết
đọc
Không
biết
viết
Đọc
kém
Viết
kém
Không
biết

tính
Tính
kém
1
2
....
- Phân tích nguyên nhân từ đâu? Để từ đó có biện pháp khác
phục hợp lý và có hiệu quả.
- Đề xuất với Tổ Khối Trưởng, nhà trường về cách khắc phụ
để tất cả cùng tập trung giải quyết có hiệu quả tốt nhất.
- Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS,
cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục.
- Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu
ngoài giờ học chính khóa có thể ở trường, ở nhà (đề xuất với
Tổ Khối Trưởng, nhà trường, phụ huynh...)
- Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất
thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế
hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ
học sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức
của lớp đó mà có thể dạy kiến thức của lớp dưới.
Ví dụ:
+ Học sinh không đọc được các bài tập đọc. Vậy giáo
viên phải có kế hoạch dạy cho em đó trong tiết tập đọc. Có
nhiều cách để lập kế hoạch dạy cho em đó. Ví dụ : Trong tiết
tập đọc giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc
giáo viên cũng gọi em đó đọc nhưng chỉ đọc một chữ cái,
âm, vần, ghép tiếng dần dần học sinh đọc được và nâng cao
dần lên (tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài cũng cho các em
học sinh yếu tham gia bình thường nhưng chi hỏi những câu
dễ và gần gủi các em để các em trả lời được.

+ Đối với phân môn chính tả: trong lớp học có học sinh
viết không kịp hoặc không biết viết, khi giáo viên day tiết
chính tả thi cần lưu ý đến e đó không thể để e đó ngaoì tiết
học. Ví dụ khi giáo viên đọc cho HS viết thì đối với học sinh
yếu giáo viên cho học sinh mở SGK để tập chép. Hoặc trong
lớp học có nhiều em học sinh yếu về viết, viết rất chậm thì
giáo viên đọc thật chậm và chỉ cho học sinh viết vài câu là
đủ rồi, không nhất thiết phải đọc hết bài, còn bài tập cho
học sinh học ở nhà.
+ Môn Toán: trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả
các em hoạt động cho dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều
cách để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học, trách
tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ trong một
tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng
học sinh. Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm TB, bài 3
nhóm khá giỏi, như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình
trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động
bình thường từ bài 1 đến bài 3-4 thì học sinh yếu không biết
gì và thậm chí bỏ học vì chán. Hoặc trong lớp học có học
sinh yếu (không nắm kiến thức lớp học dưới) với đối tượng
này khi dạy giáo viên lưu ý : trong phần bài mới cho học
sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết
luyện tập giáo viên cho những đối tượng này làm các bài tập
mà kiến thức liên quan lớp dưới, học cho học sinh nhắc lại
kiến thức cũ. Ví dụ khi học sinh làm bài tập 35 x 6 = ? với
bài này học sinh làm không được thì chứng tỏ học sinh
không thuộc bảng nhân 6. Vậy giáo viên yêu cầu học sinh
đọc lại bảng nhân 6 cho thuộc. Nói chung học sinh hỏng kiến
thức ở dâu thì giáo viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở
đó

- Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Tạo
ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh
yếu.
- Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ.
- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần)
giáo viên chủ nhiệm báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những
học sinh yếu cho Tổ Khối Trưởng và giáo viên trong khối, từ
đó giáo viên nào còn vướn mắc thì được tập thể giáo viên
trong khối góp ý bổ sung.
4- Đối với Tổ Khối Trưởng

×