Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

B07 hạt nhân nguyên tử đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.37 KB, 8 trang )

B07 - Hạt nhân nguyên tử - Đề 2
Câu 1.
Trong nguyên tử
A. tổng điện tích dương và điện tích âm luôn bằng nhau.
B. điện tích dương lớn hơn điện tích âm.
C. điện tích dương nhỏ hơn điện tích âm.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng?
Đơn vị đo khối lượng là
A. kg.
B. u.
C.

eV/c2 hoặc MeV/c2.

D. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Giả sử lúc đầu có mẫu chất Po210 nguyên chất. Sau thời gian t tỉ lệ khối lượng
Pb207 và Po210 là 0,406. Biết chu kì bán rã của Po là T=138,4 ngày. Khi đó t có
giá trị là:
A. 276 ngày.
B. 627 ngày.
C. 96 ngày.
D. 69 ngày.
Câu 4. Hạt có động năng Kα = 3,51 MeV bay đến đập vào hạt nhân nhôm đứng yên gây ra
phản ứng:α + 2713Al → 3015P + X. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng động năng. Tìm vận
tốc của hạt nhân photpho (vp). biết rằng phản ứng thu vào năng lượng 4,176.10-13J.
Có thể lấy gần đúng khối lượng các hạt sinh ra theo số khối mp = 30 u và mx = 1 u.
A. vp = 7,1.106 m/s; vx = 3,9.106 m/s.
B. vp = 1,7.105 m/s; vx = 9,3.105 m/s.
C. vp = 7,1.105 m/s; vx = 3,9.105 m/s.
D. vp = 1,7.106 m/s; vx = 9,3.106 m/s.


Câu 5. Tìm phát biểu sai về hạt nhân nguyên tử 2713Al
A. Số nuclôn là 27.
B. Hạt nhân Al có 13 nuclôn
C. Số nơtrôn là 14.


D. Số prôtôn là 13.
Câu 6. Trong phản ứng hạt nhân 199F + p → 168O + X, thì X phải là hạt
A.

9

Be

B.

7

Li

C.

4

He

D.

1


H

4
3
2
1

Câu 7. Câu nào sai?
Hạt nhân 23592U có
A. số prôtôn bằng 92.
B. số nơtrôn bằng 235.
C. số nuclôn bằng 235.
D. số nơtrôn bằng 143.
Câu 8.
Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng
A. thành hai hạt nhân nhẹ hơn, do hấp thụ một nơtrôn.
B. một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nhẹ hơn
C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn, một cách tự phát.
D. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtrôn, sau khi hấp thụ một nơtrôn chậm.
Câu 9. Để phản ứng 126C + γ → 3(42He) có thể xảy ra, lượng tử γ phải có năng lượng tối
thiểu là bao nhiêu? Cho biết mC = 11,9967 u; mα = 4,0015 u; 1 uc2 = 931 MeV.
A. 7,50 MeV.
B. 7,44 MeV.
C. 7,26 MeV.
D. 8,26 MeV.
Câu 10. Hạt nhân phóng xạ Pôlôni 21084Po đứng yên phát ra tia α và sinh ra hạt nhân con X.
Biết rằng mỗi phản ứng phân rã α của Pôlôni giải phóng một năng lượng ΔE = 2,6
MeV. Lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân theo số khối A bằng đơn vị u. Động
năng của hạt α có giá trị:
A. 2,15 MeV

B. 2,55 MeV
C. 2,75 MeV


D. 2,89 MeV
Câu 11. Trong khoảng thời gian 4 giờ, 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ
đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó bằng bao nhiêu?
A. 1 giờ
B. 2 giờ
C. 3 giờ
D. 4 giờ
Câu 12. Tìm phát biểu sai về năng lượng liên kết
A. Muốn phá hạt nhân có khối lượng m thành các nuclôn có tổng khối lượng m0 > m
thì ta phải tốn năng lượng ΔE = (m0 - m)c2 để thắng lực hạt nhân
B. Hạt nhân có năng lượng liên kết ΔE càng lớn thì càng bền vững
C. Năng lượng liên kết tính cho một nuclôn gọi là năng lượng liên kết riêng
D. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng nhỏ thì kém bền vững
Câu 13. Một lượng chất phóng xạ tecnexi 9943Tc ( thường được dùng trong y tế) được đưa
đến bệnh viện lúc 9 h sáng ngày thứ hai. Đến 7 h sáng ngày thứ ba người ta thấy
lượng phóng xạ của mẫu chất chỉ còn lại 1/6 lượng phóng xạ ban đầu. Chu kì bán
rã của chất phóng xạ tecnexi này là
A. 9 h
B. 8 h
C. 8,5 h
D.

8,9 h

Câu 14. Một mẫu chất phóng xạ, sau thời gian t1 còn 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến
thời điểm t2= t1 + 100 s số hạt nhân chưa bị phân rã chỉ còn 5%. Chu kỳ bán rã của

đồng vị phóng xạ đó là
A. 25 s
B. 50 s
C. 300 s
D. 400 s
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Các hạt nhân đồng vị có
A.

cùng số Z nhưng khác nhau số A.

B.

cùng số nơtron.

C. cùng số A nhưng khác nhau số Z.


D. cùng số Z; cùng số A.
Câu 16. Điều nào sau đây không phải là tính chất của tia gamma?
A. Gây nguy hại cho con người
B. Có vận tốc bằng vận tốc của ánh sáng
C. Bị lệch trong điện trường hoặc từ trường
D. Có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia X
Câu 17. Chọn câu trả lời đúng. Chu kì bán rã của chất phóng xạ là 2,5 tỉ năm. Sau một tỉ
năm tỉ số giữa hạt nhân còn lại và số hạt nhân ban đầu là:
A. 0,082
B. 0,754
C. 0,242
D. 0,4

Câu 18. Hạt nhân 22790Th là phóng xạ α có chu kì bán rã là 18,3 ngày. Hằng số phóng xạ của
hạt nhân là:
A. 4,38.10-7 s-1
B. 0,038 s-1
C. 26,4 s-1
D. 0,0016 s-1
Câu 19. Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y vì
A. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân X lớn hơn của hạt nhân Y.
B. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn của hạt nhân Y.
C. số khối của hạt nhân X lớn hơn của hạt nhân Y.
D. nguyên tử số của hạt nhân X lớn hơn của hạt nhân Y.
Câu 20. Trong sự phóng xạ α vị trí hạt nhân con so với hạt nhân mẹ trong bảng THHT
A.

lùi 4 ô.

B. lùi 2 ô.
C. tiến 4 ô.
D. lùi 1 ô.
Câu 21. Một hạt nhân có số khối A ban đầu đứng yên, phát ra hạt α với vận tốc V. lấy khối
lượng các hạt nhân theo đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng số khối của chúng. Độ
lớn động năng của hạt nhân con là:


A. 4V/(A-4)
B. 4V/(A+4)
C. V/(A-4)
D. V/(A+4)
Câu 22. Một hạt nhân AZX sau khi phóng xạ đã biến đổi thành hạt nhân AZ+1Y. Đó là phóng
xạ:

A. Phát ra β+
B. Phát ra βC. Phát ra γ
D. Phát ra hạt α
Câu 23. Trong chuỗi phân rã phóng xạ 23592U → 20782Pb có bao nhiêu hạt α và β được phát ra:
A. 7α và 2β
B. 7α và 4β
C. 4α và 7β
D. 3α và 4β
Câu 24. Dùng hạt bắn phá hạt nhân ta có phản ứng: 2713Al + α → 3015P + n. Biết mα = 4,0015
u, mAl = 26,974 u, mP = 29,970 u, mn = 1,0087 u, 1 u = 931 MeV/c2. Bỏ qua động
năng của các hạt sinh ra. Động năng tối thiểu của hạt để phản ứng xảy ra là:
A. 4 MeV
B. 3 MeV
C. 5 MeV
D. 2 MeV
Câu 25. Hạt nhân là bền vững khi có
A. năng lượng liên kết riêng lớn.
B. nguyên tử số lớn.
C. năng lượng liên kết lớn.
D. số khối A lớn.
Câu 26. Đại lượng đặc trưng cho mức bền vững của hạt nhân là
A. năng lượng liên kết.
B. số prôtôn.
C. số nuclôn.


D. năng lượng liên kết riêng.
Câu 27. Một hạt nhân 23492U phóng xạ α thành đồng vị 23090Th. Cho các năng lượng liên kết
riêng của các hạt: hạt α là 7,1 MeV; 23492U là 7,63 MeV; 23090Th là 7,7 MeV. Một
phản ứng này toả hay thu năng lượng?

A. Thu năng lượng 5,915 MeV.
B. Toả năng lượng 13,002 MeV
C. Thu năng lượng 13,002 MeV
D. Toả năng lượng 13,98 MeV
Câu 28. Sau thời gian 2 chu kỳ bán rã thì tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ còn lại và số
hạt nhân chất phóng xạ ban đầu là:
A. 0,5
B. 0,25
C. 1/3
D. 4
Câu 29. Hạt nhân 6027Co có khối lượng là 59,940 (u), biết khối lượng proton: 1,0073 (u),
khối lượng nơtron là 1,0087 (u), năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 60Co là: (1
u = 931 MeV/c2):
A. 10,26 (MeV)
B. 12,44 (MeV)
C. 6,07 (MeV)
D. 8,44 (MeV)
Câu 30. Từ kí hiệu của một hạt nhân nguyên tử là 63X, kết luận nào dưới đây chưa chính
xác:
A. Hạt nhân của nguyên tử này có 6 nuclon
B. Đây là nguyên tố đứng thứ 3 trong bảng HTTH
C. Hạt nhân này có 3 protôn và 3 nơtron
D. Hạt nhân này có 3 protôn và 3 electron
Câu 31. Một chất phóng xạ X, có chu kì bán rã là T. Sau khoảng thời gian t = 2T, tỉ số giữa
số hạt nhân chất phóng xạ X đã bị phân rã và số hạt nhân còn lại của chất phóng xạ
X là:
A. 4
B. 3
C. 1/3



D. 1/4
Câu 32. Chất phóng xạ 21084Po phát ra tia α và biến đổi thành 20682Pb. Biết khối lượng các hạt
là mPb = 205,9744 u, mPo = 209,9828 u, mα = 4,0026 u, 1u = 931 Mev/c2. Giả sử hạt
nhân mẹ ban đầu đứng yên và sự phân rã không phát ra tia γ thì động năng của hạt
nhân con là:
A. 0,1 MeV
B. 0,01 MeV
C. 0,02 MeV
D. 0,2 MeV
Câu 33. Xét một lượng chất phóng xạ tecnexi 9943Tc. Sau 24 giờ người ta thấy lượng phóng
xạ của mẫu chất chỉ còn lại 1/16 lượng phóng xạ ban đầu. Hãy tìm chu kỳ bán rã
của chất phóng xạ tecnexi này:
A. 12 giờ
B. 8 giờ
C. 4 giờ
D. 6 giờ
Câu 34. Việc giải phóng năng lượng hạt nhân chỉ có thể xảy ra trong phản ứng hạt nhân,
trong đó
A. tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước phản ứng bằng tổng năng lượng
liên kết của các hạt nhân sau phản ứng.
B. tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước phản ứng lớn hơn tổng năng lượng
liên kết của các hạt nhân sau phản ứng.
C. độ hụt khối của hạt nhân giảm.
D. độ hụt khối của hạt nhân tăng.
Câu 35. Hạt nhân 21084Po phát ra tia α và biến đổi thành 20682Pb bền. Coi khối lượng của các
hạt nhân bằng với số khối của chúng theo đơn vị u. Biết chu kỳ bán rã của hạt nhân
210
210
84Po là T. Ban đầu có một khối lượng chất

84Po, sau 2 chu kỳ bán rã thì tỉ số
206
210
khối lượng của chất 82Pb và chất 84Po là:
A. 4,08
B. 3,06
C. 2,94
D. 3,92
Câu 36. Hạt nhân 2411Na phân rã β− và biến thành hạt nhân Mg. Lúc đầu mẫu Na là nguyên
chất. Tại thời điểm khảo sát thấy tỉ số giữa khối lượng Mg và khối lượng Na có
trong mẫu là 2. Lúc khảo sát


A. Số nguyên tử Na nhiều gấp 2 lần số nguyên tử Mg
B. Số nguyên tử Mg nhiều gấp 4 lần số nguyên tử Na
C. Số nguyên tử Na nhiều gấp 4 lần số nguyên tử Mg
D. Số nguyên tử Mg nhiều gấp 2 lần số nguyên tử Na
Câu 37. Trong các phân rã anpha, beta, và gamma, hạt nhân phân rã bị mất nhiều năng
lượng nhất khi xảy ra phân rã
A. alpha.
B. beta cộng.
C. gamma.
D. beta trừ.
Câu 38. Cho phản ứng tổng hợp hạt nhân: D + D → n + X. Biết độ hụt khối của hạt nhân D
và X lần lượt là 0,0024 u và 0,0083 u. Cho 1 u = 931 MeV/c2. Phản ứng trên tỏa
hay thu bao nhiêu năng lượng?
A. Tỏa 3,49 MeV
B. Tỏa 3,26 MeV
C. Thu 3,49 MeV
D. Không tính được vì không biết khối lượng các hạt

Câu 39. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phóng xạ?
A. Phóng xạ γ là phóng xạ kèm theo phóng xạ α và phóng xạ β.
B. Phôtôn γ do hạt nhân bức xạ có năng lượng lớn hơn so với các phôtôn do nguyên tử
bức xạ.
C. Tia β- là dòng các êlectron đựơc phát ra từ lớp vỏ nguyên tử.
D. Bản thân phóng xạ γ không làm biến đổi bản chất nguyên tố.
Câu 40. Năng lượng liên kết của hạt nhân là
A. toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.
B. năng lượng toàn phần của hạt nhân tính trung bình trên số nuclon.
C. năng lượng tỏa ra khi các nuclon riêng rẽ kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân.
D. năng lượng liên kết các electron và hạt nhân nguyên tử.
blackonyx/Captur



×