Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đơn SKKN nguyen thi tuyet mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.92 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Mai
-Ngày tháng năm sinh: 20/4/1972
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh B - Thị trấn Gia Khánh Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc
- Chức danh: Giáo viên – Tổ trưởng chuyên môn
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Tuyết Mai
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến
- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ 4 - 5 tuổi ở
trường Mầm non”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thâm mĩ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo
bé 4 - 5 tuổi
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong
những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự
tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời
nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm... Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu
đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Trẻ
mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu
cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo
điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu
biết của trẻ.

1




Bởi vậy, là một giáo viên phụ trách trẻ 3 tuổi C, tôi thấy được tầm giáo dục
âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ mầm non, lứa tuổi trẻ còn nhỏ, kĩ năng ca hát
của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến “Một số biện pháp
rèn kĩ năng ca hát cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non”. Để sáng kiến đạt được
kết quả tốt, tôi đã đưa ra các giải pháp như sau:
* Giải pháp 1: Rèn kỹ năng ca hát trên tiết học
Hình thức trên tiết học là hình thức cung cấp kiến thức cho trẻ một cách
chính xác và đầy đủ nhất. Ở giờ hoạt động này, tất cả các trẻ đều được tham gia.
Trước khi tiến hành dạy trẻ hát một bài hát nào đó, thì giáo viên phải có sự chuẩn
bị chu đáo về đồ dùng dạy học, về đồ chơi, lựa chọn nội dung bài hát.
Việc chuẩn bị đồ dùng là khâu hết sức quan trọng trong tiết dạy. Nếu cô
chuẩn bị đồ dùng tốt, chu đáo sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động dạy
học cho trẻ và sẽ lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động học tập một cách tích cực hơn.
Ví dụ:Trước khi vào giờ dạy tôi thường chuẩn bị kĩ nhất phần nhạc. Nhạc
cho trẻ phải đúng, chuẩn xác và tuỳ theo sự nhận thức của trẻ,khả năng làm quen
của trẻ, mà tôi cho trẻ làm quen ở tone thấp, cao, tempo nhanh hay chậm….làm sao
cho trẻ dễ hát nhất, dễ thực hiện vận động hay kết hợp vỗ tay nhất. Tạo tâm lý
thoải mái, tự tin ngay từ đầu cho trẻ.
Đặc biệt ở lứa tuổi này, trẻ chỉ có thể hát được những bài ca có âm vực vừa
phải, câu hát đơn giản không luyến láy nhiều, vì vậy tôi phải lựa chọn bài hát có
nội dung tính chất âm nhạc phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ.
Khi đã lựa chọn bài hát, bản thân cô phải tìm hiểu kỹ nội dung bài hát, cảm
thụ bài hát, cũng như giai điệu của bài hát và tự luyện tập hát rõ lời, đúng nhạc thì
mới có thể dạy trẻ hát và rèn luyện kỹ năng hát cho trẻ tốt được.
* Khi tiến hành trên lớp:
- Phần thực hiện hát mẫu của cô: Cô phải hát đúng, rõ lời, đúng giai điệu bài
hát, có như vậy trẻ mới tri giác trọn vẹn bài hát của cô một cách trọn vẹn và chính
xác được. Bởi lứa tuổi này, trẻ đang bắt chước và làm theo người lớn nên mọi cử

chỉ, việc làm của cô phải chuẩn mực để làm gương cho trẻ học tập va noi theo. Nếu
cô hát không chuẩn lời, giai điệu không đúng trẻ sẽ bắt chước hát theo đúng như
vậy vì thế sẽ rất khó bắt trẻ sửa đúng lại giai điệu bài hát vì cô giáo là khuôn mẫu
của trẻ.
- Trong khi dạy trẻ hát, tôi luôn chú ý lắng nghe trẻ hát để phát hiện ra chỗ
hát sai kịp thời sửa chữa uốn nắn lại cho trẻ.
Tôi vận dụng nhiều hình thức sửa sai cụ thể:

2


+ Nếu trẻ hát sai lời ca, tôi sửa bằng cách đọc mẫu lại lời ca để trẻ đọc theo
sau đó cho trẻ hát lại câu hát đó vài lượt để trẻ khắc sâu lời ca cô vừa sửa.
+ Nếu trẻ hát sai giai điệu, lời ca thì tôi phải đánh lại trên nền nhạc câu hát
trẻ vừa hát sai, cho trẻ xướng âm “La” rồi hát lại lời câu hát đó.
Ví dụ: Tôi dạy trẻ bài hát: “Mùa xuân đến rồi” qua tiết dạy tôi thấy trẻ
thường hát sai về giai điệu câu hát “Mùa xuân đến hát ca reo vui mừng” vì câu hát
này có dấu luyến cho nên tôi có thể đánh lại câu hát đó trên nền nhạc và cho trẻ hát
lại nhiều lần. Để tránh cho trẻ sự nhàm chán, tôi cho thi đua hát giữa các nhóm, các
tổ xem nhóm nào, tổ nào hát đúng nhất, hay nhất, có như thế mới kích thích được
trẻ tích cực rèn luyện và gây hứng thú cho trẻ trong học tập.
* Giải pháp 2: Rèn kỹ năng ca hát thông qua các trò chơi âm nhạc
Trẻ lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Các hoạt động
âm nhạc như: ca hát, vận động, nghe…tổ chức dưới dạng trò chơi là hình thức hấp
dẫn, lôi cuốn tre, thường được mọi trẻ yêu thích. Trong thực tế, các loại trò chơi
âm nhạc được lồng vào quá trình học hát, vận động và cũng có thể có cấu trúc
riêng. Dù ở hình thức nào, trò chơi âm nhạc cũng tuân theo nguyên tắc: âm nhạc
quyết định nội dung và tính chất các hoạt động nhằm phát triển cảm giác nghe
nhạy bén. Trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật, thể hiện bản thân, hoạt động
tích cực, sáng tạo. Tham gia chơi với nhau giúp trẻ có sự tưởng tượng phong phú,

có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn.
Để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ, tôi cần phải lựa chọn trò chơi một cách
phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận của trẻ. Để giúp trẻ thực hiện
được, tôi đã lựa chọn một số trò chơi để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như: “Nghe giai
điệu âm nhạc và xướng âm bằng âm La”, trò chơi “Son, mi”.
Yêu cầu của trò chơi này: Khi cô đánh giai điệu lời ca bài hát nào đó, trẻ chú
ý nghe va xướng âm bằng “âm La” bài hát đó.
Ví dụ: Trong bài hát “Mùa xuân” của tác giả Hoàng Văn Yến, cô đánh trên
đàn: Fa fa son son lá, trẻ hát la la la la lá hoặc qua trò chơi âm nhạc “Tập làm ca
sĩ”, yêu cầu của trò chơi: Cô hát một câu hát bất kỳ nào đó, khi cô hát dứt câu ném
bóng vào bạn nào bắt được bóng sẽ hát lại câu cô vừa hát. Cô giáo lựa chọn những
câu hát khó, trẻ hay hát sai trong bài hát để cá nhân trẻ được luyện tập nhiều lần
câu hát đó. Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là
một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ
các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến
với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoả mái.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội

3


dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông
qua tai nghe âm nhạc.
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi,cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng
thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
Trò chơi “nghe thấu hát tài” :
Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng
a. Trò chơi: “Tai ai thính”
Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc

cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.
b. Trò chơi: “Giai điệu thân quen”
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai
điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh
nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.
c. Trò chơi “Ô cửa bí mật”
Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu
diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa được
dấu kín.
* Giải pháp 3: Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Môi trường học tập rất quan trọng không chỉ đối với môn âm nhạc mà còn
đối vơí tất cả các môn học khác của trẻ. Đặc thù riêng của môn âm nhạc là trẻ cần
được vận động,thể hiện cảm xúc của mình trong từng vân động theo nhạc,hay biểu
diễn theo tổ,nhóm để thể hiện mình....Hiểu được điều đó,mặc dù diện tích lớp còn
hạn chế,chật hẹp,nhưng tôi luôn cố gằng khắc phục khó khăn trên bằng cách luôn
dọn dẹp lơp thật sạch sẽ,gọn gàng va ngăn nắp các đồ dùng,đồ chơi để mở rộng
không gian học,tạo môi trường thoải mái cho trẻ khi tham gia hoạt động âm
nhạc,giúp trẻ hoạt động tích cực hơn.
Tôi đặc biệt chú ý tới khả năng phát âm của trẻ khi hát,để có sự điều chỉnh hợp lý
và sửa sai,rèn luyện cho trẻ. Để làm được điều đó,là giáo viên bản thân tôi cũng
phải tự trau dồi,rèn luyện bản thân mình trước khi lên lớp và đứng trước trẻ.
Tôi tự cảm nhận được một điều rằng để tổ chức tốt trò chơi, vận động sáng
tạo theo nhạc cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch cho mình và tập duyệt
nghiêm túc như thể sẽ biểu diễn thực sự trước khán giả. Nếu trong lúc hát mẫu
cho trẻ hay đang dẫn dắt trẻ vỗ tay,vận động theo nhạc mà giáo viên còn lo ngó
vào sách,bài soạn thì sẽ không thể giao tiếp trực tiếp phát hiện phản ứng của trẻ.
Nếu giáo viên thiếu tự tin khi nhớ thiếu lời bài hát hay các bước vận động thì sao
giáo viên có thể lôi kéo trẻ tập trung được? Giảng dạy hiệu quả đòi hỏi cô giáo
phải “làm bài tập ở nhà”. Cô giáo cũng sẽ đạt được sự tự tin qua luyện tập như
các trẻ nhỏ vậy thôi.

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo không những được hoạt động trên tiết học mà các
hoạt động của trẻ được diễn ra mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ củng cố ôn luyện
kỹ năng các bài hát trẻ đã học. Hoạt động âm nhạc luôn luôn tham gia cùng với
các hoạt động khác để đạt được những kết quả cao nhất. Ngoài giờ hoạt động âm
4


nhạc là chủ đạo ra bộ môn giáo dục âm nhạc có thể áp dụng tích hợp trong nhiều
hoạt động như:
-Giờ đón trẻ :
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các
cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố
mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Biết rằng
biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các trường, huyện
nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã
suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như : ca khúc “Em đi mẫu giáo”
sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ
trong lời ca : “ Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo...
...mừng vui đón em vào trường...”
Rồi những bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài
“Trườngchúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên. Hoà với khung cảnh
thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót trên
cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên
nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc.
Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài
“Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ...
Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động
âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học
hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ
khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng

không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng
bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo miền xuôi”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc
Thiện.
- Giờ hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời:
Trẻ được nghe,hát các bài hát trong chủ đề làm tăng hứng thú và thu hút trẻ vào
nội dung bài học cũng như tăng sự sáng tạo,linh hoạt cho trẻ trong khi nhập vai.
Từ đó tăng hiệu quả,chất lượng giáo dục.
- Giờ ngủ trưa:
Cô có thể cho trẻ nghe những giai điệu hát ru nhẹ nhàng,tình cảm hay những giai
điệu dân ca mượt mà,để đưa trẻ vào một giấc ngủ ngon,ngủ sâu,tạo tinh thần sảng
khoái khi trẻ thức dậy bắt đầu một tiết học mới.
- Giờ hoạt động chiều, trả trẻ:
Vào nhưng buổi cuối tuần giáo viên nên tổ chức các cuộc thi văn nghệ cho trẻ hay
biểu diễn văn nghệ cuối tuần. Thứ nhất nó giúp trẻ củng cố lại nhưng kiến thức âm
nhạc đã được học trong tuần,chủ đề. Tiếp đó nó tạo hứng thú,sự phấn khởi,thi đua
cho trẻ khi tới trường,giúp trẻ thích tới trường hơn.
- Hoạt động ở góc âm nhạc:
Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, Hoạt động góc đi đôi
với Hoạt động học có chủ đích,nhằm phát triển ở trẻ cảm giác,nhịp điệu về âm
5


nhạc, qua đó giúp trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. Tôi
khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức:
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát.
- Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân...
- Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún,
đi, chạy...
- Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca.
Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách:

+ Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô ( cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng để
trẻ vỗ theo)
+ Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc
lắc lư theo bài hát.
+ Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo băng
nhạc vừa làm động tác minh hoạ cùng cô.
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở Hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết
hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với
nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô.
- Qua các lễ hội:
Vào các ngày hội tới trường, 20/11, 8/3.....giáo viên nên chủ động có kế
hoạch tổ chức các chương trình văn nghệ sao cho 100% trẻ được tham gia,góp sức
tạo hưng phấn làm việc, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao va bước đầu hình
thành khả năng làm việc theo nhóm, tăng sự đoàn kết ở trẻ.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đã được áp dụng tại lớp 3 Tuổi C,
trường mầm non Gia Khánh B
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:Sau khi thực hiện ở Tổ mẫu giáo Bé ở lớp 3
tuổi C. Tôi nhận thấy trẻ có sự thay đổi rõ rệt, đã phát huy được khả năng ca hát
của trẻ đối với hoạt động âm nhạc.
+ Lợi ích kinh tế: Không cần đầu tư nhiều về tài chính
+ Lợi ích xã hội: Qua thời gian thực hiện những biện pháp như đã nêu trên,
tôi thấy bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen
các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng
những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn.100% trẻ thực sự
thích thú khi học , tích cực giáo dục âm nhạc tham gia chơi, chơi thành thạo các
các trò chơi ...tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Từ đó hoạt động
giáo dục âm nhạc đạt chất lượng cao hơn.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy trong một số giờ học âm nhạc:
đa số trẻ đã có kỹ năng hát, trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời, biết ngắt nghỉ

đúng chỗ, kết quả như sau:
Tổng trẻ
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
28

10 = 36%

4 = 14%
14 = 50%
+ Những thông tin cần được bảo mật: Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

0

6


Điều kiện áp dụng sáng kiến ; Thời gian và không gian, sự quan tâm chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường, về cơ sở vật chật và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh
học sinh.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho đối tượng là Tổ mẫu giáo Nhỡ và
học sinh tại nhóm lớp 4 tuổi B.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Gia Khánh, ngày 05 tháng 12 năm 2018


TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Tuyết Mai

7


Mẫu số 02
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG MN GIA KHÁNH B
Số:……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Khánh, ngày ….. tháng 12 năm 2018

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
Trường mầm non Gia Khánh B nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến
của bà: Nguyễn Thị Tuyết Mai
- Ngày tháng năm sinh: 20/04/1972

Nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh B- Thị trấn gia khánhHuyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chức danh: Giáo viên – Tổ trưởng chuyên môn
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Thị Tuyết Mai
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ 4 - 5 tuổi ở
trường Mầm non
- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển thẩm mỹ
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Tôi tên là: Nguyễn Thị Thoa
- Chức vụ: Hiệu trưởng
Thay mặt Trường mầm non Gia Khánh B nhận xét, đánh giá như sau:
1.Đối tượng được công nhận sáng kiến: Là giải pháp nào trong các giải
pháp nêu dưới đây:
- Giải pháp quản lý: Nâng cao chất lượng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân
theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: ….vì
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp
trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến
mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
8


- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng
thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp
dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải
thực hiện.
(Trường hợp chưa đảm bảo tính mới, tính sáng tạo thì trả lời rõ chưa đạt, lý
do)
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:

Lợi ích kinh tế: Không cần đầu tư nhiều về tài chính
Lợi ích xã hội:
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào:
- Học sinh lớp 5 tuổi A, 5 tuổi B trong nhà trường
3. Kiến nghị đề xuất: Qua thời gian thực hiện những biện pháp như đã nêu
trên, giúp giáo viên thấy bản thân tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết
hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết
tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn.100% trẻ
thực sự thích thú khi học, tích cực giáo dục âm nhạc tham gia chơi, chơi thành thạo
các các trò chơi ...tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Từ đó hoạt
động giáo dục âm nhạc đạt chất lượng cao hơn.
- Nêu rõ đề xuất của mình: Công nhận sáng kiến
- Trường mầm non Gia Khánh B Đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận
sáng kiến.
Xin trân trọng cảm ơn./.
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Nguyễn Thị Thoa

9


10


11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×