Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Chương Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.45 KB, 50 trang )

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Nội dung của đồ án:
Tính bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt huyện Chương Mỹ:
Năm 2015 có số dân là 340000 người.
Tỷ lệ gia tăng dân số là 0,012 trong 10 năm.
Hệ số phát thải 0,5-0,6.
Thu gom 70%- 80%


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


MỤC LỤC
Content

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................iii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CTR SINH HOẠT......................................5
VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTR SINH HOẠT..........................................5
1.1.

Tổng quan về CTR sinh hoạt....................................................................................................5

1.1.1.Khái niệm CTR sinh hoạt......................................................................................................5
1.1.4.Nguồn gốc và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt...........................................................6
1.1.5. Tính chất của CTR sinh hoạt..................................................................................................7

1.5. Phân tích địa điểm xây dựng BCL CTR.................................................................................19
1.5.1. Lựa chọn địa điểm...............................................................................................................19
1.5.2. Phân tích lựa chọn địa điểm...............................................................................................22
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ [1].......................23
2.1.1.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...................................................................................23

2.1.2.Tình hình dân số - kinh tế - xã hội........................................................................................24
2.2. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt huyện Chương Mỹ - Hà Nội. 24
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh............................................................................................................24

CHƯƠNG 3:.....................................................................................................27
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BCL VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ.........27
3.1. Thiết kế BCL.............................................................................................27
3.1.1. Lựa chọn quy mô công suất BCL...............................................................................................27
3.1.2.Lựa chọn phương pháp chôn lấp..............................................................................................29

3.2. Tính toán diện tích các hố chôn lấp........................................................29
3.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp..........................................................................29
3.2.2. Tính toán diện tích các hố chôn lấp..........................................................................................30
3.2.4. Lớp phủ bề mặt.....................................................................................................................33
3.2.5. Hệ thống thu gom nước.......................................................................................................34
3.2.6. Tính toán lưu lượng nước thải BCL......................................................................................35


4.2.7. Hệ thống xử lý nước rỉ rác..................................................................................................37
4.2.8.Các khí tạo thành từ BCL....................................................................................................39
4.2.9. Hệ thống thu gom khí...........................................................................................................40
4.2.10. Tính toán lượng khí sinh ra từ BCL.....................................................................................41

4.2.11. Bố trí mặt bằng BCL............................................................................................................42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

BCL

Bãi chôn lấp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page1


Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page3


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề riêng lẻ của
một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng
phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có
những tác động lớn đến môi trường nó đã làm cho môi trường sống của con người
bị thay đổi ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chỉ số ô nhiễm môi trường đã tăng cao
rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, gây nên nhiều căn
bệnh nguy hiểm. Chất thải rắnsinh hoạt hiện nay đã và đang gây ra những ảnh
hưởng lớn tới thành phần và chất lượng môi trường trên trái đất.
Đất nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.Chúng ta thấy rằng cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, nền
kinh tế phát triển vượt bậc đạt được một số thành tựu nhất định, thu nhập của
người lao động tốt hơn trước rất nhiều.Tuy nhiên nó cũng tồn tại nhiều hạn chế,
đời sống của người dân tăng cao kéo theo nhu cầu ngày càng lớn về thức ăn, chỗ
ở, thiết bị cá nhân,… Để phục vụ nhu cầu đó, con người không ngừng khai thác
tài nguyên thiên nhiên, không ngừng phát triển và cũng không ngừng làm thay
đổi tính chất, thành phần chất thải mà con người tạo ra.Có thể nói môi trường tự
nhiên càng ngày càng ô nhiễm. Ô nhiễm do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là
các nguồn chất thải rắn do sinh hoạt hiện nay.
Ở nước ta hiện nay, đa phần đều chưa có những giải pháp khoa họ thích hợp
để quản lý CTR trong quy hoạch và xây dựng đô thị, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe người dân.Một trong những phương pháp xử lý rác được sử dụng
hiện nay chính là cử lý rác bằng phương pháp chôn lấp , tuy nhiên phần lớn các
bãi chôn lấp ở nước ta là không hợp vệ sinh và gây mất mỹ quan. Các bãi này
đều không có hệ thống xử lý khí, hệ thống thu gom nước và có quy mô nhỏ
không tập trung nhưng mức độ phổ biến của chúng là khá cao.
Cùng với sự phát triển của thành phố Hà Nội, đời sống của người dân huyện

Chương Mỹ ngày càng được ổn định hơn. Nhưng hiện nay trên khu vực, những
bãi rác “tự phát” vẫn còn tồn tại gây ô nhiễm nguồn nước, không khí môi trường
xung quanh. Chính vì điều đó, em lựa chọn đề tài: “Thiết kế bãi chôn lấp CTR
sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội” để làm đồ án kết thúc môn học:
“ Đồ án công nghệ xử lý Chất thải rắn”.

Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CTR SINH HOẠT
VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTR SINH HOẠT
1.1.

Tổng quan về CTR sinh hoạt.

1.1.1.Khái niệm CTR sinh hoạt.
CTR sinh hoạt là chất thải được tạo ra từ các quá trình liên quan đến hoạt
động sống của con người như: ăn uống, học tập, vui chơi,… được phát sinh chủ
yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại
1.1.2. Tổng quan chất thải sinh hoạt trên thế giới.
Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mỹ,
Mexico, Nga,…cho đến Trung Quốc, Ấn Độ,…Tình trạng ô nhiễm ở một vài
thành phố trong các quốc gia này xuất phát từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong
đó ý thức của con người giữ vai trò khá quan trọng. Munbai – một trong những
thành phố đông đúc và bẩn thỉu nhất Trái đất.Mỗi ngày người dân ở đây quăng ra
hàng ngàn tấn rác. Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải ra khoảng 18.400 tấn
rác mỗi ngày, khoảng 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác rải rác quanh thành phố.
Còn người dân Hoa Kỳ đã loại bỏ mỗi năm 16 triệu tấn tã, 22 triệu tấn lốp xe,…
Với một lượng rác thải như thế thì không lâu Trái Đất của chúng ta sẽ chìm trong
biển rác, chính vì thế những công nghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới đã ra đời.

Hiện nay Mỹ đã có những công nghệ tái chế và tái sử dụng khá hiện đại: công
nghệ tái chế tivi analong, công nghệ CDW, công nghệ tái chế vải bông và còn
nhiều công nghệ hiện đại khác của các nước Nga, Trung Quốc,…
1.1.3. Tổng quan chất thải sinh hoạt tại Việt Nam.
Lượng chất thải sinh hoạt tại các đô tại các tỉnh – thành phố ở nước ta có
xu hướng phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%.
Tỷ lệ tăng cao tại các tỉnh thành đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả
về quy môi lẫn dân số và các khu công nghiệp như tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành
phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%),…
Tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một
số đô thị loại IV và các trung tâm văn hóa – xã hội – kinh tế của các tỉnh thành
trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó rác thải phát sinh từ các hộ gia
đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở,
đường phố, các cơ sở y tế. Tính theo vùng phát triển kinh tế -xã hội thì vùng
Đông Nam Bộ có lượng rác lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (37,94%), tiếp đến là
vùng Đồng bằng sông Hồng là 1.622.060 tấn/năm (25,12%). Vùng Tây Bắc Bộ
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page5


có lượng phát sinh là 237.350 tấn/năm (3,68%). Hai thành phố có lượng rác thải
sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh(5.500 tấn/ngày), TP.Hà Nội
(2.500 tấn/ngày).Các tỉnh có lượng phát sinh rác thải ít nhất là Bắc Cạn (12,3
tấn/ngày), Cao Bằng (20 tấn/ngày). Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt bình quân
trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96
kg/người/ngày), đô thị loại II và loại III có tỷ lệ tương đương nhau(0,73
kg/người/năm), đô thị loại IV đạt 0,65 kg/người/ngày. Tại các thành phố phát
triển du lịch như TP.Hạ Long 1,38 kg/người/ngày, TP.Hội An 1,08kg/người/ngày.
Và tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm
vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.
Với kết quả điều tra trên cho thấy, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh

tại nước ta gia tăng tương đối cao so với các nước trên thế giới. Để quản lý và xử
lý kịp thời lượng rác thải này, đòi hỏi các cơ quan tổ chức cần thực hiện các biện
pháp xử lý, tiêu hủy, giảm thiểu lượng rác thải góp phần giảm ô nhiễm môi
trường do rác thải sinh hoạt gây ra.
1.1.4.Nguồn gốc và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi
này hay nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không
gian. Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng
trong công tác quản lý CTR. CTR sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá
nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng,
khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp. Một cách tổng quát
CTR sinh hoạt ở được phát sinh từ các nguồn sau:
- Khu dân cư: Chất thải phát sinh từ dân cư phần lớn là thực phẩm dư thừa
hay hư hỏng, bao bì đựng thực phẩm, chất tẩy rửa như xà phòng, chất thải trắng,
nước rửa bát…
- Khu thương mại và dịch vụ:thải ra các loại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng,
thức ăn thừa từ nhà hàng khách sạn), bao bì(những bao bì đã sử dụng, hư hỏng)
và các loại rác và chất thải độc hại...
- Khu xây dựng: như các công trình thi công, các công trình tháo dỡ,... thải
ra sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, các dịch vụ đô thị bao gồm vệ sinh đường
phố…
- Khu công nghiệp, nông nghiệp: CTR sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động
sinh hoạt của cán bộ công nhân viên ở các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản

Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page6


xuất,... ở khu vực nông thôn có chất thải đặc biệt như: hóa chất bảo vệ thực vật,
phân bón, thải ra cùng các bao bì đựng chúng.
1.1.5. Tính chất của CTR sinh hoạt.

1.1.5.1 Tính chất vật lý
Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác
định tỉ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m 3. Tỷ
trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR. Tỷ trọng rác
phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không khí.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành
phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác
khá cao, khoảng 1100 - 1300 kg/m3.
Một số tính chất vật lý được quan tâm:
a. Khối lượng riêng.
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể
tích tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTR sẽ rất khác nhau tùy theo
phương thức lưu trữ: để tự nhiên không chứa trong thùng, chứa trong thùng và
không nén, chứa trong thùng và nén. Khối lượng riêng của CTR đô thị trong
khoảng 180 – 400 kg/m3, điển hình là 300kg/m3.
b. Độ ẩm.
Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn bằng một trong hai cách: tính theo
thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô.
Tuy nhiên khi quản lý thường biểu diễn theo khối lượng ướt.
c. Khả năng giữ nước thực tế.
Khả năng giữ nước thực tế của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể
giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của
hỗ hợp CTR (không nén ) của các khu dân cư và thương mại là 50-60%.
1.1.5.2. Tính chất hóa học
*Chất hữu cơ:
- Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác
định độ ẩm đem đốt. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi
nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60%, giá trị trung
bình 53%.


Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page7


- Hàm lượng carbon cố định:Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn
lại sau khi đã loại bỏ các phần vô cơ khác không phải là carbon trong tro khi
nung. Hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%.
Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%, giá trị trung bình là 20%.
1.1.5.3. Tính chất sinh học:
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần hữu cơ có trong CTRSH
là hầu hết các thành phân này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí,
chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô cơ.Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, đặc
biệt từ thực phẩm thì việc phát sinh mùi và ruồi nhặng cũng là vấn đề đáng lưu
tâm.
1.2.

Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường

1.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị
phân hủy nhanh chóng.
Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò
rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng
như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình
phân hủy sinh học, hóa học… Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ khá
cao:
-

COD: từ 3000 - 45.000 mg/l


-

N-NH3: từ 10 - 800 mg/l

-

BOD5: từ 2000 - 30.000 mg/l

-

TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 - 20.000 mg/l

Đối với các bãi rác thông thường các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước
ngầm, gây ô nhiễm cho tấng nước và sẽ rất nguy hiểm nếu như con người sử
dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống sinh hoạt. Ngoài ra, chúng còn có khả
năng di chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn
nước mặt.
Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đọan
lên men axit sẽ cao hơn trong giai đọan lên men metan. Đó là do các axít béo mới
hình thành tác dụng với lim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyt
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page8


vòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn
… Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ
kéo theo sự hòa tan của các kim loại như: Ni, Cd và Zn. Vì vậy, khi kiểm soát
chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi chôn lấp phải kiểm tra xác định nồng độ
kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất

hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột
biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước
mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức
khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau.
1.2.2 . Ảnh hưởng đến môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất
trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt
các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khóang đơn giản, nước,
CO2, CH4 …
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của
môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không
ô nhiễm.
Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp
xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
1.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350 0C và độ ẩm 70 - 80%)
sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có
tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con
người.
Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và
CO2. Nồng độ CO2 trong khí thải bãi chôn lấp khá cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu
tiên. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, chỉ tăng nhanh
từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại vào các tháng 30 -36. Do vậy, đối với các bãi chôn
lấp có quy mô lớn đang hoạt động hoặc đã hòan tất công việc chôn lấp nhiều
năm, cần kiểm tra nồng độ CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khu vực.
1.2.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người

Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội Page9



Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ
người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … tạo điều kiện tốt cho
ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành
dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây
bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó
thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh
nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất
thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB,
hợp chất hữu cơ bị halogen hóa…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễm
không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung
gian truyền bệnh cho người
1.3. Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt
Xử lý chất thải rắn là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của
rác, hoặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên nhiên liệu.
Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau:
 Thành phần tính chất thải rắn sinh hoạt
 Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý
 Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng
 Yêu cầu bảo vệ môi trường
1.3.1. Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các phương pháp cơ bản:
 Phân loại
 Giảm thể tích cơ học
 Giảm kích thước cơ học
a. Phân loại chất thải:
Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong chất

rắn sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp sang dạng tương đối đồng
nhất. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trong
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page10


chất thải rắn sinh hoạt, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và những
thành phần có khả năng thu hồi năng lượng.
b. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học:
Nén, ép rác là khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn. Ở hầu hết
các thành phố, xe thu gom thường được trang bị bộ phận ép rác nhằm tăng khối
lượng rác, tăng sức chứa của rác và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài
thời gian phục vụ cho bãi chon lấp.
c. Giảm kích thước cơ học
Là việc cắt, băm rác thành các mảnh nhỏ để cuối cùng ta được một thứ rác
đồng nhất về kích thước. Việc giảm kích thước rác có thể không làm giảm thể
tích mà ngược lại còn làm tăng thể tích rác. Cắt, giã, nghiền rác có ý nghĩa quan
trọng trong việc đốt rác, làm phân và tái chế vật liệu.
1.3.2. Phương pháp hóa học
Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, các phương pháp hóa học chủ yếu
sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: đốt, nhiệt phân và khí hóa.
a. Đốt rác
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một loại rác nhất định
không thể xử lý bằng các biện pháp khác.Phương pháp thiêu hủy rác thường được
áp dụng để xử lý các loại rác thải có nhiều thành phần dễ cháy.Thường đốt bằng
nhiên liệu ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 1000C.
 Ưu điểm
Ưu điểm của phương pháp này là khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác
thải. Có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số loại chất dưới
dạng lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại. Thể tích rác có thể giảm từ

75 – 96%, thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác,
hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối với chất thải có
chứa vi trùng dễ lây nhiễm và các chất độc hại. Năng lượng phát sinh khi đốt rác
có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và
phát điện.
 Nhược điểm
Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn
đề phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa.
+ Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao.
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page11


+ Giá thành đầu tư lơn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
b. Nhiệt phân
Là cách dùng nhiệt độ cao và áp suất tro để phân hủy rác thành các khí đốt
hoặc dầu đốt, có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt. Quá trình nhiệt phân là một quá trình
kín nên ít tạo khí thải ô nhiễm, có thể thu hồi nhiều vật chất sau khi nhiệt phân.
Thí dụ: một tấn rác thải đô thị ở Hoa Kỳ sau khi nhiệt phân có thể thu hồi lại 2
gallons dầu nhẹ, 5 gallons hắc in và nhựa đường, 25 pounds chất amonium
sulfate, 230 pounds than, 133 gallons chất lỏng rượu. Tất cả các chất này đều có
thể tái sử dụng như nhiên liệu.
c. Khí hóa
Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu carton để
hoàn thành một nhiên liệu cháy được giàu CO 2, H2 và một số hydrocacbon no,
chủ yếu là CH4. Khi nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt
trong hoặc nồi hơi. Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở điều kiện áp suất khí
quyển sử dụng không khí làm tác nhân oxy hóa sản phẩm cuối cùng của quá trình
khí hóa là khí năng lượng thấp chứa CO, CO2, H2, CH4 và N2, hắc in chứa C và
chất trơ chứa sẵn trong nhiên liệu và chất lỏng giống như dầu nhiệt phân.

1.3.3. Phương pháp xử lý sinh học
1.3.3.1. Ủ rác thành phân compost
Ủ sinh học có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ
để thành các chất mùn.Với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo
môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp
dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả nước phát triển như
Canada.Phần lớn các gia đình ở ngoại ô, các đô thị tự ủ rác của gia dình mình
thành phân bón hữu cơ để bón cho vườn của chính mình. Các phương pháp xử lý
phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể
tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
và sản phẩm khí methane. Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý
chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình
này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có
sẵn.
1.3.3.2. Ủ hiếu khí

Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page12


Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khỏang 2 thập kỷ
gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam.
Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối
với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực
hiện quá trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO2). Thường thì chỉ sau 2
ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 - 7 ngày đạt tới 70 750C.nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi
khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm.
Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khỏang 2 - 4 tuần là rác được
phân hủy hòan tòan. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ

ủ tăng cao. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình hủy yếu khí.Độ ẩm
phải được duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khỏang này quá trình phân hủy đều bị
chậm lại.
1.3.3.3. Ủ yếm khí
Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ ( chủ yếu ở quy mô
nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ
này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểm
sau:
Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng.
Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân
hủy thấp.
Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydro gây
mùi khó chịu.
Chưa có thể tự động hóa, nên vẫn chủ yếu được vào sức người là chính.
Sự phân hủy diễn ra không đều trên toàn bộ mẻ ủ.
 Ưu điểm của phương pháp xử lý sinh học
 Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành
phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
 Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế
biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế
việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai.
 Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi
trường. Cải thiện đời sống cộng đồng.
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page13


 Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm.
 Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
 Phân loại rác thải được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép,

thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp.
 Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ thu lại bằng
một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hòan tưới vào rác ủ để bổ sung độ
ẩm.
 Nhược điểm của phương pháp xử lý sinh học
 Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.
 Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ
công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
 Nạp liệu thủ công, năng suất kém.
 Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế.
 Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều.
 Biogas
 Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi
khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane. Khí methane được thu hồi dùng
làm nhiên liệu.
1.3.4. Bãi chôn lấp rác vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất
thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn
lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm
cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nito, các hợp chất amon
và một số khí như CO2, CH4.
Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương
pháp tiêu hủy sinh học vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi
trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử
lý rác thải. Thí dụ ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng
phương pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản… Người ta cũng hình thành
các bãi chôn lấp rác vệ sinh theo kiểu này.
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page14



 Ưu điểm của phương pháp bãi chôn lấp rác vệ sinh
 Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn
 Chi phí điều hành các hoạt động của bãi chôn lấp không quá cao
 Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi
muỗi, khó có thể sính sôi nảy nở
 Các hiện tượng chảy ngầm hay chảy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn
giảm thiều được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí
 Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt
 Các bãi chôn lấp khi bị phủ dầy, chúng ta có thể sử udngj chúng thành các
công viên làm nơi sinh sông hoặc các hoạt động khác.
 Ngoài ra trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí
ga phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác.
 Bãi chôn lấp là phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ tiền nhất đối với những
nơi có thể sử dụng đất.
 Đầu tư ban đầu thấp hơn so với những phương pháp khác
 Bãi chôn lấp là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi
các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ
độ ẩm (trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học,…)
 Nhược điểm của phương pháp bãi chôn lấp rác vệ sinh
 Các bãi chôn lấp đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông dân có
số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn
 Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi
ngày
 Các lớp đất phủ ở các bãi chôn lấp thường hay bị gió thổi mòn và phát tán
đi xa
 Đất trong bãi chôn lấp đã đầy có thể bị lún vì vật cần được bảo dưỡng định
kỳ
 Các bãi chôn lấp thường tạo ra khí methane hoặc hydrogen sunfile độc hại

có khả năng gây nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên người ta có thể thu hồi khí methane
có thể đốt và cung cấp nhiệt.
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page15


1.3.5. Phương pháp tái chế
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để
chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản
xuất.
Công nghệ tái chế phù hợp với rác khối lượng lớn và nguồn thải rác có đời
sống cao.
 Ưu điểm của phương pháp tái chế
 Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay
cho vật liệu được tái chế hay cho vật liệu gốc
 Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi
trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.
 Có thể thu hồi lợi nhuận từ các hoạt động tái chế.
 Nhược điểm của phương pháp tái chế
 Chi phí xử lý được với tỷ lệ thấp khối lượng rác (rác có thể tái chế)
 Chi phí đầu tư và vận hành cao
 Đòi hỏi công nghệ thích hợp
 Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn
1.3.6. Đổ thành đống hay bãi hở
Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu đời. Ngay
cả trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cách đây khoảng 500 năm trước công
nguyên, người ta đã biết đổ rác bên ngoài tường thành các thành lũy – lâu dài và
dưới hướng gió. Cho đến nay phương pháp này vẫn được áp dụng ở nhiều nơi
khác nhau trên thế giới. Phương pháp này có nhiều nhược điểm như sau:
 Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt

gặp chúng
 Khi đổ thành đống rác thải sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại động vật
gặm nhấm, các loại côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy
hiểm sức khỏe cho con người.
 Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt
và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page16


ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn
nước mặt.
 Bãi rác hở gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành các
khí có mùi hôi thối. Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “chảy
ngầm” hay có thể chảy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dần đến hiện
tượng ô nhiễm không khí.
Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc
thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp
này lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư và
quỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược
điểm nêu trên.
1.4. Quy trình kĩ thuật quản lý chất thải rắn
1.4.1. Thu gom và vận chuyển
a. Thu gom
 Thu gom trực tiếp: Người công nhân vệ sinh đến từng hộ gia đình mang
dụng cụ chứa rác đến đổ vào phương tiện vận chuyển chở rác. Cách thực này phải
trả tiền cao hơn dịch vụ thu gom gián tiếp.
 Thu gom gián tiếp: Trong cách thu gom này người công nhân dùng máy
móc đưa rác từ nơi chứa tập trung lên phương tiện chuyên chở rác. Rác được các
hộ gia đình mang chứa vào các thùng rác tập trung của khu vực. Cách thức này

được áp dụng ở chung cư, nhà cao tầng. Thường nhà cao tầng hiện đại có thiết kế
một ống dẫn rác để từ tầng trên cùng đến các tầng phía dưới đều có thể qua ống
mà đổ rác vào thùng chứa ở tầng dưới cùng.
b. Trung chuyển
Tùy vào nhiều yếu tố kinh tế và kỹ thuật thuộc hệ thống quản lý CTR mà
người ta sẽ áp dụng việc trung chuyển hay không. Nhìn chung trung chuyển rác
có thể áp dụng cho hầu hết các hệ thống thu gom. Phân loại theo phương thức
trung chuyển người ta có:
- Trạm chuyển trực tiếp là nơi mà xe thu gom rác đổ rác trực tiếp vào xe
chuyên chở rác.
- Trạm trung chuyển phối hợp, rác được đổ trực tiếp lên xe chuyên chở hoặc
chứa tạm tại chỗ tùy lúc.

Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page17


Trạm trung chuyển phải được xây dựng và cấu trúc hợp lý cho việc chuyển
động của xe rác, trạm phải kín đảm bảo vệ sinh.
Nguyên tắc điều hành trạm trung chuyển là khi rác bị rơi vãi, tràn khỏi
phương tiện chứa thì phải được đặt và cho vào chỗ chứa ngay.Trạm cũng cần có
hệ thống phun nước chống bụi, hệ thống khử mùi.
c. Vận chuyển
Hiện nay việc vận chuyển rác có thể thực hiện bằng các phương tiện vận
chuyển trên các trục đường bộ, đường sắt, đường thủy, các hệ thống khí động và
thủy động lực của một số phương tiện vận chuyển khác cũng được sử dụng cho
vận chuyển rác nhưng không phổ biến.
Tùy vào vị trí địa lý, địa hình, diện tích mặt bằng và chi phí vận chuyển
vv… mà người ta chọn cách vận chuyển rác hợp lý nhất. Các yêu cầu vận chuyển
rác:

- Chi phí vận chuyển thấp nhất.
- Phương tiện vận chuyển phải kín, hợp vệ sinh.
- Phải chở rác bằng phương tiện chuyên dùng để đáp ứng tốt các yêu cầu sử
dụng, bảo quản dễ dàng đơn giản.
1.4.2. Phân loại
Chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về các trạm xử lý để tiến
hành phân loại rác, việc phân loại rác có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng các
thiết bị cơ giới hóa vừa nhằm mục đích phân tách các thành phần có thể tái sinh
như thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa, gỗ… với các thành phần không thể tái sinh.
Đồng thời cũng phân tách được phần lớn các chất hữu cơ và các chất vô cơ. Phần
còn lại sẽ được đốt nếu thích hợp hoặc được nén ép thành từng bánh để làm giảm
thể tích chất thải rắn và tăng thời gian sử dụng các bãi rác.
Phân loại chất thải rắn đóng vai trò quan trọng nhất vì quá trình này liên
quan đến khả năng tái sinh của các thành phần trong rác sinh hoạt, khả năng phân
hủy của các chất hữu cơ có trong rác. Các cách thức phân loại rác hiện nay gồm:
- Phân loại chất thải rắn bằng tay: Việc phân loại bằng tay có thể thực hiện
ngay tại nguồn, nơi CTR phát sinh như các hộ gia đình, các cụm dân cư, các trạm
trung chuyển , trạm xử lý và ngay tại các bãi thải. Ở một số quốc gia phát triển,
việc phân loại bằng tay được tiến hành ngay từ trong từng đơn vị hộ gia đình.
Phân loại bằng tay giúp cho các công đọan phân loại kế tiếp và công tác xử lý để
thu hồi nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn, tiện lợi và ít tốn kém hơn.
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page18


- Phân loại bằng luồng khí: Phân loại bằng luồng khí được áp dụng để tách
các thành phần khác nhau của một hỗn hợp khô có trọng lượng riêng khác nhau.
Trong quá trình phân loại chất thải rắn, luồng khí có lưu lượng và tốc độ thổi
thích hợp sẽ tách các thành phần nhẹ như giấy, các chất plastic và các chất hữu cơ
nhẹ khác ra khỏi chất thải rắn.

- Phân loại bằng sàng: Phương pháp sàng được dùng để tách hỗn hợp các
chất thành hai hoặc nhiều thành phần có kích thước khác nhau bằng cách dùng
một hoặc nhiều lưới sàng với kích thước lỗ khác nhau. Quá trình sàng có thể thực
hiện trước hoặc sau khi cắt nghiền chất thải rắn, thường áp dụng cho rác khô và
trong các hệ thu hồi năng lượng và nguyên liệu.
- Phân loại bằng từ tính: Đây là phương pháp thông dụng nhất được áp
dụng để tách các vật liệu bằng sắt và các hợp kim có chứa sắt ra khỏi chất thải rắn
bằng từ trường. Các thiết bị phân loại bằng từ trường thường gồm một băng tải
chuyển rác qua một trống từ, các vật liệu bằng sắt hoặc có chứa sắt sẽ bị từ tính
hút giữ lại và đưa đến một vị trí khác.
1.5. Phân tích địa điểm xây dựng BCL CTR.
1.5.1. Lựa chọn địa điểm.
Bãi chôn lấp là công nghệ đơn giản và rẻ tiền nhất, phù hợp với các nước
nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn và còn có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường. Vì vậy, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp là hết sức quan trọng,
sao cho đảm bảo các yêu cầu như quy mô, địa chất thuỷ văn ( xây dựng ở vùng
đất ít thấm) … Theo dự thảo hướng dẫn của đề tài nghiên cứu về kiểm soát CTR
của Cục Môi trường năm 1998 thì việc xây dựng bãi chôn lấp cần thoả mãn các
điều kiện sau:
1.5.1.1 Quy mô diện tích bãi chôn lấp.
Quy mô diện tích bãi chôn lấp CTR được xác định dựa trên cơ sở:
+ Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất
thải trong suốt thời gian vận hành của bãi chôn lấp.
+ Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị.
Việc thiết kế bãi chôn lấp phải phù hợp với sức chứa của nó, ít nhất là phải
sử dụng được từ 5 - 10 năm.
Việc thiết kế bãi chôn lấp phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của đáy lên
đến đỉnh có thể từ 15 - 25m.Tùy thuộc vào loại hình của bãi chôn lấp và điều kiện
cảnh quan xung quanh bãi chôn lấp.
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội

Page19


Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống
thoát nước, dẫn nước, nhà kho, sân bãi, hệ thống thu khí, hệ thống xử lý nước rỉ
rác, hệ thống hàng rào cây xanh và các công trình phụ trợ khác trong bãi chôn lấp
chiếm khoảngg 25% tổng diện tích bãi.
Quy mô diện tích bãi chôn lấp được lựa chọn dựa theo Thông Tư Liên Tịch
số 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ban hành ngày 18/01/2001 “ Hướng dẫn
quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn, xây dựng và vận hành bãi
chôn lấp CTR” thì quy mô lựa chọn như sau:(xem bảng 3.1 phần phụ lục)
1.5.1.2. Vị trí bãi chôn lấp.
Mặc dù có nhiều biện pháp xử lý nhưng bất kỳ một bãi chứa và xử lý CTR
nào đều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh trong quá trình vận hành
của nó.Vị trí BCL phải gần nơi sản sinh chất thải, nhưng phải có khoảng cách
thích hợp với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến các vùng
dân cư này là loại chất thải (mức độ độc hại), điều kiện hướng gió, nguy cơ gây
lụt lội …
Địa điểm bãi chôn lấp phải cách xa sân bay, khu dân cư … là các nơi có
các khu vực đất trống vắng, tính kinh tế không cao. Đường xá đi đến nơi thu gom
phải đủ tốt và đủ chịu tải cho nhiều xe tải hạng nặng đi lại trong cả năm.
Tất cả vị trí đặt bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước cấp
sinh hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm ít nhất là 1000m. Ngoài ta chú ý các khoảng cachs khác để đảm bảo an toàn
cho khu vực xung quanh:
Cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập
lụt.
- Không được đặt vị trí BCL chất thải hợp vệ sinh ở những nơi có tiềm
năng nước ngầm lớn.

- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải có một vùng đệm rộng ít nhất
50m cách biệt với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi.
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải hòa nhập với cảnh quan môi trường
tổng thể trong vòng bán kính 1000m (có thể tạo vành đai cây xanh, các mô đất
hoặc các hình thức khác để bên ngoài bãi không nhìn thấy được).
Các quy định về khoảng cách tối thiểu từ BCL tới các công trình được trình
bày ở bảng 3.2 phần phụ lục.
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page20


1.5.1.3. Địa chất công trình và thủy văn.
Địa chất tốt nhất là có lớp đất đá nền chắc và đồng nhất, nên tránh vùng đá
vôi và tránh các vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ bị dạn nứt.Nếu lớp đá nền có nhiều
vết nứt và vỡ tổ ong thì điều cực kỳ quan trọng là đảm bảo lớp phủ bề mặt dầy và
thẩm thấu chậm.
Vật liệu phủ bề mặt thích hợp nhất là đất cần phải mịn để làm chậm quá
trình rò rỉ, hàm lượng sét trong đất càng cao càng tốt để tạo ra khả năng hấp thụ
cao và thẩm thấu chậm. Hỗn hợp giữa đất sét bùn và cát là lý tưởng nhất.Không
nên sử dụng cát sỏi và đất hữu cơ.
Đồng thời việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp cũng cần xem xét đến điều kiện
khí hậu,thủy văn (hướng gió, tốc độ gió, ít ngập lụt..).
Nếu như các điều kiện thủy văn không thỏa mãn, bãi chôn lấp chất thải
được chọn phải được lót bằng những chất sao cho chúng có khả năng ngăn ngừa
ô nhiễm nước ngầm và các nguồn nước mặt khu vực lân cận.
Có nhiều kỹ thuật làm lớp lót, các chất có thể sử dụng làm lớp lót như: đất
sét biển, nhựa đường, hóa chất tổng hợp (các polymer, cao su), các màng lót tổng
hợp.
Ngoài ra, bãi chôn lấp cần có hệ thống thu khí, nước rò rỉ, trạm xử lý nước
rác cục bộ hoặc dẫn nước thải vào một khu vực tiếp nhận nước thải chung để xử

lý.
Để đảm bảo cho BCL chất thải hoạt động, hàng ngày chất thải phải đươc
mang tới và nén ép.Cuối mỗi ngày, đống chất thải được san bằng, đầm nén và
dùng một lớp chất bao phủ khoảng 0,25m, nên dùng loại đất có độ sét thấp.
Tại một số bãi chôn lấp chất thải hiện đại, chất thải được băm nhỏ, nén tốt
và lấp chất bao phủ hàng ngày.
Quy trình này tiếp diễn cho đến khi bãi chôn lấp hoàn tất thì phủ một lớp
chất bao phủ khoảng 0,6m.
1.5.1.4. Khía cạnh môi trường.
Trong quá trình xây dựng và vận hành BCL sẽ gây nhiều tác động đến môi
trường. Như bãi chôn lấp sẽ tạo ra bụi do xử lý và vùi lấp chất thải, chất thải tươi
và sự phân hủy của nó sẽ tỏa ra mùi hôi thối… Vì vậy khi lựa chọn vị trí bãi chôn
lấp cần cố gắng bố trí bãi chôn lấp xa khỏi tầm nhìn và xa các khu vực giải trí,
địa điểm nên khuất gió và có hướng gió xa hẳn khu dân cư.Một điều quan trọng
nữa là BCL không ở gần các ngã tư đường hoặc không gây cản trở nào khác đối
Đồ án thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Page21


×