Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

TÀI LIỆU ôn THI HSG Lịch sử 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.26 KB, 80 trang )

PHẦN 1: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
Câu 1
a. Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô -ma cổ đại.
b. Trong các thành tựu trên, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người
nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
a. Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô -ma.
- Lịch và chữ viết:
+ Tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên định ra một tháng có 30 và 31 ngày, riêng
tháng 2 có 28 ngày.
+ Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C …gồm 26 kí tự.
- Khoa học: đến thời Hi Lạp, Rô-ma những hiểu biết khoa học thực sự
trở thành khoa học, với các thành tựu nổi bật trong 4 lĩnh vực: toán học, vật lý, sử học, địa
lí (HS lấy dẫn chững cụ thể)
- Văn học:
+ Nổi bật nhất là kịch với các tác giả nổi tiếng như E-sin, Xô-phốc-lơ, Ơ- ri-phít..
+ Văn học đạt đến trình độ hoàn thiện, mang tính nhân đạo sâu sắc…
- Nghệ thuật
+ Để lại rất nhiều tượng và đền đài đều có giá trị nghệ thuật cao và giá trị hiện thực sinh
động.
+ Các công trình tiêu biểu: tượng Lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ ở Mi -lô, đền Pác-te-nông…
b. Trong các thành tựu trên, thành tựu có ý nghĩa nhất đối với nền văn minh của loài người
là sự ra đời của hệ thống chữ cái.
- Vì: từ hệ thống chữ cái La-tinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng
làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới trên tất cả các lĩ nh vực, mang nền văn hóa của các quốc gia
xích lại gần nhau hơn.
- Đối với Việt Nam: chữ việt của Việt Nam (29 kí tự) ra đời trên cơ sở bảng chữ cái Latinh,
tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện.
Câu 2
Em hiểu thế nào là Chế độ chiếm nô? Nêu những biểu hiện về kinh tế, xã hội của chế độ
chiếm nô ở Hi Lạp – Rôma.
• Khái niệm:


- Một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc nô lệ được gọi là chế độ
chiếm nô.
- Đây là một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên
thô bạo nhất của xã hội có giai cấp.
• Đặc trưng về kinh tế, xã hội:
- Về Kinh tế:
+ Nông nghiệp: có phần hạn chế…
+ Thủ công nghiệp: rất phát đạt. Sản xuất thủ công nghiệp chia thành nhiều ngành nghề khác nhau;
xuất hiện nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn, chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng
cao…

1


+ Thương nghiệp: quan hệ thương mại được mở rộng; sản phẩm đem bán là dầu ôliu, rượu nho…
mua về là lúa mì, tơ lụa, hương liệu… Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu
thông tiền tệ. Các thị quốc đều có tiền riêng của mình…
- Về xã hội: chia thành 3 tầng lớp:
+ Chủ nô: gồm những chủ xưởng, chủ thuyền giàu có, nhiều nô lệ, có thế lực về kinh tế, chính trị, là
giai cấp thống trị.
+ Bình dân: những người dân tự do, có nghề nghiệp, ít tài sản, thích rong chơi, an nhàn, sống nhờ trợ
cấp xã hội, khinh lao động.
+ Nô lệ: chiếm đa số trong xã hội, là lực lượng lao động chính trong mọi ngành sản xuất, phục vụ
mọi nhu cầu khác nhau của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc chủ nô, không có bất cứ quyền lợi gì.
Câu 3
Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây. Thế nào là
chế độ chiếm nô ? Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ chiếm nô.
a. Đặc trưng kinh tế- xã hội:
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: do đất canh tác ít và xấu nên không thể trồng cây lương thực, chỉ thuận lợi cho trồng

các cây lâu năm: c hanh, nho, ô liu, cam, táo,… còn lương thực phải nhập từ bên ngoài.
- Thủ công nghiệp: rất phát đạt. Sản xuất thủ công nghiệp chia thành nhiều ngành nghề khác nhau….
Xuất hiện nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn, chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng
cao…
- Thương nghiệp: quan hệ thương mại được mở rộng; sản phẩm đem bán là rượu nho, dầu ô liu…
mua về là lúa mì, tơ lụa, hương liệu…Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu
thông tiền tệ. Các thị quốc đều có tiền riêng của mình…
=> Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp biển là chính
* Xã hội
- Nô lệ: chiếm đa số, có vai trò chủ yếu trong sản xuất, không có chút quyền nào kể cả quyền được
coi là con người...
- Bình dân: là những người dân tự do, ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân…
- Chủ nô: là các chủ xưởng, chủ lò...giàu có, có thế lực cả về kinh tế và chính trị...
b. Chế độ chiếm nô là một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ,
một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên và thô
bạo nhất của xã hội có giai cấp.
c. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ chiếm nô
- Nô lệ bị bóc lột nặng nề, bị khinh rẻ và đối xử bất công… họ không ngừng đấu tranh chống lại chế
độ chiếm nô, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Xpactacut lãnh đạo…
- Từ thế kỷ III, cuộc đấu tranh của nô lệ chuyển sang hướng mới, họ tìm cách trốn việc, đập phá
công cụ, phá hoại sản phẩm…sản xuất bị giảm sút, chế độ chiếm nô bị khủng hoảng và sụp đổ năm
476.
Câu 4: So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
1.Thời gian ra đời
- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm TNK IV-III TCN , còn nhiều tàn dư của xã hội
nguyên thủy.trình độ sản xuất thấp kém công cụ lao động thô sơ ( đá, đồng...). Địa điểm là bên lưu
vực các dòng sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang ( Trung Quốc), sông Nin ( Ai Cập)... điều kiện
tự nhiên thuận lợi đất đai màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp.
2



- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn thế kỉ I TCN, hình thành trên cơ sở trình độ sản xuất
cao ( công cụ bằng Sắt). Địa điểm là vùng ven biển địa Trung Hải, điều kiện đất đai khô cằn và cứng
khó canh tác, có nhiều bờ biển khúc khuỷu thuận lợi xây dựng hải càg phát triển thương nghiệp.
2. Quá trình hình thành nhà nước thể chế chính trị
- quá trình hình thành nhà nước là quá trình liên kết thị tộc,liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu trị
thủy, vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây quá trình hình thành nhà nước là quá trình xóa bỏ hoàn toàn quan
hệ thân tộc trông đó quan hệ địa vực và kinh tế được thay thế.
3. Về thể chế chính trị
- Các quốc gia cổ đại phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực tập
trung trong tay người đứng đầu nhà nước là vua ,là người có sở hữu tối cao,có quyền lập pháp ,hành
pháp, tư pháp , chỉ huy quân đội tối cao.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây là nền dân chủ chủ nô ( Aten), Cộng hòa quý tộc (Rô ma thời cộng
hòa), đế chế.
4. Cơ cấu xã hội
- Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm:
+ Quý tộc ( quý tộc quan lại và quý tộc tăng lữ)
+ Nông dân công xã chiếm trên 90% là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
+ Nô tỳ ( nô lệ) phục vụ trong cung vua và các quan lại giàu có, không có vai trò trong việc thịnh
suy của nhà nước.
=> quan hệ bóc lột dưới dạng tô thuế cống nạp.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm :
+ Chủ nô ( chủ xưởng, chủ thuyền,thuyền buôn giàu có, quan lại, tăng lữ..)
+ Nô Lệ chiếm số đông trong xã hội là lực lượng lao động chính của xã hội. quyết định tới sự thịnh
suy của nhà nước nhưng thân phận họ lệ thuộc vào chủ nô, tất cả những gì nô lệ lamg gia đều của
chủ nô, chủ có toàn quyền kể cả giết nô lệ.
=> Chế đô chiếm hữu nô lệ thuần phục và điển hình , là quan hệ cưỡng bức siêu kinh tế giữa chủ nô
và nô lệ.
5. về kinh tế

- Các quốc gia cổ đại phương Đông nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp, tự nhiên tự cung tự cấp.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển là nền tảng của kinh
tế
Câu 5: Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, hãy làm rõ khái niệm, tính
chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ?
* Cơ cấ u xã hội của các quốc gia cổ đ ại p hương T ây- Nô lệ:
+ Nguồn gốc: do buôn bán nô lệ, tù binh chiến tranh, cướp biển,…
+ Số lượng: đông đảo, gấp chục lần chủ nô và những người bình dân
+ Vai trò: là lực lượng sản xuất chủ yếu
+ Thân phận địa vị: lệ thuộc hoàn toàn vào chủ, không có quyền lợi gì kể cả quyền được coi là
một con người
- Bình dân:
+ là những người dân tự do, có nghề nghiệp
+ có chút ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân
+ số đông sống nhờ trợ cấp xã hội, coi khinh lao động
- Chủ nô:
3


+ xuất thân: là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền
+ sở hữu nhiều nô lệ
+ có thế lực về kinh tế và chính trị
+ vai trò: quản lý, cai trị xã hội
* Khái niệm: chế độ chiếm hữu nô lệ
Là một chế độ kinh tế xã hội tồn tại và phát triển dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
Đó là một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên,
thô bạo nhất của xã hội có giai cấp
* Tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ
- Số lượng nô lệ đông đảo
- Vai trò quan trọng của nô lệ trong các ngành kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp, mậu dịch

hàng hải
- Quan hệ bóc lột chủ đạo: quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ
Câu 6. Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu giai cấp xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây? Từ đó rút ra
điểm khác nhau về cơ cấu xã hội phương Đông và phương Tây cổ đại.
- Do điều kiện tự nhiên và đặc trưng kinh tế khác nhau nên cơ cấu giai cấp trong xã hội cổ đại
phương Đông và phương Tây có những điểm khác nhau căn bản. Cụ thể:
+ Xã hội cổ đại phương Đông gồm ba giai cấp: quý tộc, nông dân công xã và nô lệ, trong đó nông
dân công xã đông đ ảo nhất và là lực lượng sản xuất chủ đạo. Trong khi xã hội cổ đại phương Tây
gồm ba giai cấp: chủ nô, bình dân và nô lệ, ngoài ra còn có một bộ phận kiều dân (những người ở
nơi khác đến sinh sống và làm ăn), trong đó nô lệ đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chủ đạo.
+ Ở phương Đông: mối quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã là ch ủ đạo, còn ở
phương Tây, mối quan hệ bóc lột giữa chủ nô với nô lệ là chủ đạo. Nên xã hội phương Đông là xã
hội có giai cấp nhà nước đầu tiên, còn xã hội phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình.
Câu 7. Điều kiện tự nhiên đã có tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của các quốc
gia cổ đại Địa Trung Hải?
a. Điều kiện tự nhiên của các quốc g ia cổ đại Địa Trung Hải:
- Nằm ven biển Địa Trung Hải, gồm bán đảo Hi Lạp, Italia và nhiều đảo nhỏ phần lớn lãnh thổ là núi
và cao nguyên, đất canh tác ít, chủ yếu là đất ven đồi, khô cứng.
- Khí hậu ấm áp, trong lành, có những đồng bằng được hình thành từ những thung lũng bị ngăn cách.
b/ Tác động:
- Đến sự hình thành các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải :
- Thời gian hình thành: vào khoảng TNK I TCN (Muộn hơn so với các quốc gia cổ đại phương
Đông): Do đất canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt
xuất hiện (TNK I TCN), việc trồng trọt mới có hiệu quả -> có sản phẩm thừa -> xuất hiện tư hữu->
xã hội phân chia giai cấp và hình thành nhà nước.
- Quy mô quốc gia: Do lãnh thổ bị chia cắt bởi các dãy núi cao chạy ra biển thành những thung lũng
nhỏ -> khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng trở thành một nước -> diện tích nước nhỏ (thị
quốc).
* Đến sự phát triển của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải:
- Kinh tế: Nông nghiệp kém phát triển, phải nhập khẩu lương thực; thủ công

nghiệp và thương nghiệp rất phát triển .... là ngành kinh tế chủ đạo
- Chính trị: Thế lực kinh tế của chủ nô lớn đã đánh bại quyền lực của quý tộc thị tộc cũ gắn với
ruộng đất -> kết quả của quá trình này là hình thành nền dân chủ chủ nô...
4


- Xã hội : Do nhu cầu sử dụng nhiều nhân công trong tất cả các ngành kinh tế nên lực lượng sản
xuất chính là nô lệ, đây là lực lượng đông đảo, giữ vai trò quan trọng nhất trong xã hội...
- Văn hóa: Cuộc sống đi biển đã mở ra cho cư dân ĐTH một chân trời mới... -> là cơ sở để họ đạt
tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn thời trước
Câu 8. Dựa trên những cơ sở nào để người Hi Lạp và Rô -ma cổ đại sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn
so với các thời kì trước?
- Thời gian hình thành: các quốc gia cổ đại phương
Tây Hi Lạp, Rô-ma ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông hàng nghìn năm, do đó đã
tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông
- Do điều kiện tự nhiên: cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân
trời mới.
- Sự phát triển cao hơn về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội: cơ sở kĩ thuật, đồ sắt, kinh tế công
thương nghiệp và hàng hải, vai trò của các tầng lớp tri thức trong xã hội.
Kết luận: Các điều kiện trên là cơ sở đã nâng các dân tộc Hi Lạp, Rô-ma lên một trình độ mới trong
việc sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn thời kì trước.
Câu 9. Trình bày những thành tựu văn hóa Hy Lạp và Rô-ma. Vì sao sau này giai cấp tư sản l ại chọn
văn hóa Hy Lạp và Rô-ma làm cơ sở cho nền văn hóa của mình?
a, Những thành tựu văn hóa:
* Lịch và chữ viết:
- Lịch: 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày, nên họ định 1 tháng lần lượt có 30, 31 ngày (riêng tháng 2 có
28 ngày). Cách tính l ịch của người Rô-ma cổ đại đã tương đối chính xác, gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết:
+ Hệ thống chữ cái A, B, C …của người Rô-ma lúc đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa và hoàn
chỉnh như ngày nay. Đây là phát minh vĩ đại của cư dân Địa Trung Hải cổ đại cho loài người.

+ Họ cũng có hệ thống chữ số La Mã I, II, III…
* Khoa học:
- Khoa học tự nhiên: Đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệt để khái quát lên
thành các định lí, định đề. Về Toán học có các định lí, tiên đề của Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-clít… Trong
Vật lí có định lí của Ác-si-mét…
- Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí cũng đạt được một số thành tựu quan trọng. Lịch sử có ghi chép
lịch sử các cuộc chiến tranh (Hê-rô-đốt, Tu-xi- đít); Địa lí có các ghi chép của Xtrabôn…
* Văn học: Đạt những thành tựu to lớn cả về văn học dân gian và văn học viết. Trong khi ở phương
Đông mới chỉ có văn học dân gian. Cự thể:
- Văn học dân gian (sử thi): có I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me
- Văn học viết: có các thể loại như kịch, thơ như Viếc-gin, Lu-cre-xơ…
* Nghệ thuật:
- Kiến trúc: có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu như Đền Pác-tê-nông, Đấu trường Rô-ma…
- Điêu khắc: tượng là chủ yếu. Các pho tượng rất tinh tế, sống động như tượng Lực sĩ ném đĩa, thần
vệ nũ Mi-lô…
b, Gi ai cấp tư sản chọn văn hóa Hy Lạp và Rô-ma l àm cơ sở cho nền văn hóa của mình vì :
- Văn hóa Hy Lạp và Rô-ma đề cao sự tự do cá nhân, sự phát triển của nghệ thuật… phù hợp với
quyền lợi của giai cấp tư sản
- Văn hóa Hy Lạp và Rô-ma đạt tới trình độ khái quát hóa trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học
tự nhiên, xuất hiện những quy luật, định lí, định đề… đặt nền móng cho khoa học sau này.
5


- Ngoài ra văn hóa Hy Lạp và Rô-ma còn là vũ khí để giai cấp tư sản đấu tranh chống phong kiến và
phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 10. So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma phát triển như thế
nào? Vì sao văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-m a lại phát triển được như thế?
So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã đạt tới trình độ sáng tạo
văn hóa cao hơn:
- Về lịch:

+ Cách tính lịch chính xác hơn và gần với hiểu biết ngày nay. Ở phương Đông quan niệm và cơ sở
tính lịch là âm lịch dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất, tính được một năm có
365 ngày.
+ Người phương Tây quan niệm và cơ sở tính lịch là dương lịch. Người Hi Lạp có hiểu biết chính
xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, quan niệm Trái Đất hình cầu. Người Rô-ma đã tính được một
năm có 365 ngày và ¼ ngày, một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày.
- Về chữ viết:
+ Chữ viết của người phương Đông quá nhiều hình, nét, kí hiệu, khả năng phổ biến bị hạn chế.
+ Người phương Tây sáng tạo chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản nhưng có khả năng ghép “chữ” linh
hoạt thành “từ” để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ thống chữ cái A,B,C, ban đầu gồm 20 chữ, sau
thêm 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Sự ra đời của Khoa học: Đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết khoa học mới thật sự trở
thành khoa học.
+ Toán học: vượt lên trên việc ghi chép, giải các bài riêng biệt. Toán học thực sự trở thành khoa học
mang tính khái quát cao thành các định lý, định đề. Ví dụ: Talét, Pitago, Ơclít,…
+ Vật lý: Ác-si-mét với công thức tính diện tích, thể tích hình trụ, hình cầu, nguyên lí vật nổi,…
+ Sử học: Phương Đông chỉ là sự ghi chép tản mạn, thuần túy kiểu biên niên. Các sử gia Hi Lạp và
Rô-ma đã biết tập hợp tà liệu để phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc
chiến tranh…
+ Địa lý học: nhà địa lý học Xtrabôn…
- Về văn học:
+ Ở phương Đông mới chỉ có văn học dân gian, ở phương Tây đã xuất hiện văn học viết. Tiêu biểu:
trường ca I-đi-át và Ô-đi-xê của Hôme, kịch, thơ của Êsin, Ơ-ri-pít.
- Nghệ thuật: giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kiến trúc, điêu khắc với nhiều tượng và đền đài
như tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milô… Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ
như: đền Pactênông, đấu trường Côlidê,…
Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển hơn bởi:
- Thời gian hình thành muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông (hàng
nghìn năm), có điều kiện tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 11. Cư dân Hi Lạp và Rô ma thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?

Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
Cư dân Hi Lạp và Rô ma thời cổ đại đã để lại nhiều đóng góp quan trọng về mặt văn hóa cho nhân
loại như:
- Về lịch và chữ viết: tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 ngày; phát minh ra Dương lịch; phát
minh ra hệ chữ cái Rô ma là hệ chữ A, B, C…; phát minh ra chữ số La Mã…
- Sự ra đời của khoa học:
Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về
6


tính chất của các số nguyên và định lí về các canh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đường
thẳng song song của Ơ-cơ-lít, định luật Ácsimét… trở thành nền tảng cho các bộ
môn khoa học hiện đại.
- Văn học: anh hùng ca của Hômerơ, kịch ở Hi Lạp; nhà thơ Rô ma nổi tiếng như Lu-cre-xa Viếcgin…
- Nghệ thuật: các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như tượng thần vệ nữ Mi lô,
tượng lực sĩ ném đĩa, đền Pác-tê-nông, đấu trường La Mã… giàu giá trị nghệ thuật.
Những hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn nãm trước, từ thời cổ đại phương Đông.
Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.
Câu 12. Cơ sở hình thành và biểu hiện của nền dân chủ cổ đại? Em hãy đánh giá nền dân chủ của
nhà nước Aten?
a. Nền dân chủ cổ đại: là thể chế chính trị đã hình thành ở các quốc gia cổ đại phương Tây, tiêu biểu
nhất là Aten
- Cơ sở hình thành:
+ Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ở các quốc gia cổ đại phương Tây, kinh tế công thương
nghiệp phát triển; cư dân chủ yếu sống bằng nghề thủ công và buôn bán với những mối giao lưu trên
biển rộng mở, tư tưởng tự do.
+ Uy thế của quý tộc xuất thân là bô lão của thị tộc bị đánh bạt. Quyền lực xã hội chuyển vào tay các
chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này là sự hình thành thể chế dân chủ...
- Biểu hiện:
+ Hơn 30000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định

mọi công việc của đất nước.
+ Họ không chấp nhận có vua, có 50 phường, mỗi phường bầu ra 10 người tạo thành Hội đồng 500
người, có vai trò như Quốc hội, thay mặt dân quyết định công việc trong 1 năm.
+ Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc, có vai trò như chính phủ và có nhiệm kì 1
năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu.
+ Các công dân (trừ kiều dân, nô lệ và phụ nữ) mỗi năm họp một lần tại quảng trường được quyền
phát biểu và biểu quyết các việc lớn của cả nước.
b. Đánh giá nền dân chủ của nhà nước Aten
- Tiến bộ:
+ Nền dân chủ cổ đại Aten tiến bộ hơn hẳn so với thể chế quân chủchuyên chế trung ương tập quyền
phương Đông. Mọi công dân đều có quyền tham gia vào đời sống chính trị, được bàn bạc và quyết
định mọi công việc của đất nước.
+ Xây dựng được một nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nền dân chủ tạo điều kiện
cho sự phát triển rực rỡ về văn hóa Hi Lạp cổ đại...
- Hạn chế:
+ Quyền công dân không dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Nô lê, kiều dân chiếm số lượng lớn
nhưng không có quyền công dân.
+ Nền dân chủ dựa trên sự bóc lột tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ nên bản chất của nó là nền dân
chủ chủ nô.
Câu 13.Trình bày và nhận xét về đặc điểm tự nhiên và sự phát triển ban đầu về kinh tế của các quốc
gia cổ đại phương Đông.
* Đặc điểm của điều kiện tự nhiên:
Nhà nước cổ đaị phương Đông thường hình thành trên lưu vực các sông lớn...
- Thuận lợi:
7


+ Có nhiều đất canh tác, mưa đều đặn....Vì vậy, cư dân dễ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Có nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt....là đường giao thông quan trọng của
đất nước.

- Khó khăn: thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt....cư dân phải lo đến công tác thuỷ lợi....Chính công
việc trị thuỷ khiến mọi người gắn bó, ràng buộc nhau....
* Đặc điểm kinh tế:
- Đặc điểm nổi bật là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước gắn liền với công tác trị thuỷ lợi....
- Ngoài nghề nông, cư dân còn làm gốm, dệt vải. làm nghề luyện kim...đáp ứng nhu cầu hàng ngày
của mình. Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nông nghiệp...đem
lại nguồn thực phẩm và sức kéo đáng kể.
==> Tính chất của nền kinh tế: là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, mặc dù có trao đổi nhưng thời
kì đầu là hiện vật, sau này mới xuất hiện tiền.
* Nhận xét
- Do điều kiện tự nhiên trên lưu vực các sông nên cư dân sống tập trung đông đúc theo các bộ lạc
gần gũi... Đó là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhà nước sớm ra đời ở đây.
- Sản xuất phát triển dẫn tới sự phân hoá xã hội....quan hệ bóc lột giữa quý tộc, địa chủ với nông dân
bằng tô thuế, làm nảy sinh mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 14. C.Mác đã nói: “Ở những thời kì lịch sử càng xa xưa thì yếu tố địa lý lại càng có những tác
động có ý nghĩa sống còn tới sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.”
Trên cơ sở tìm hiểu về quá trình hình thành nhà nước và những đặc trưng kinh tế, chính trị của các
quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
* Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới quá trình hình thành nhà nước
Các quốc gia cổ đại phương Đông:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi… đất canh tác rộng, mềm, tơi xốp, phù sa màu mỡ… chỉ cần công cụ
gỗ, đá, đồng cũng tạo nên mùa màng bội thu -> sản phẩm dư thừa -> tư hữu xuất hiện -> xã hội phân
chia giai cấp -> nhà nước được sớm hình thành vào cuối thời kỳ đồ đá mới sang thời kỳ đồ đồng
(thiên niên kỷ thứ IV – III TCN)
- Quy mô quốc gia: do lãnh thổ đồng bằng rộng lớn, tập trung đông dân cư -> nhà nước phương
Đông xuất hiện với quy mô quốc gia rộng lớn
Các quốc gia cổ đại phương Tây: nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất đai ít và khô cứng,
địa hình bị cắt xẻ mạnh...)
- Ra đời muộn hơn: thời kỳ đồ sắt (đầu thiên niên kỷ I TCN).
- Quy mô quốc gia nhỏ: thị quốc.

* Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới đặc trưng kinh tế:
- Phương Đông: nền nông nghiệp tưới tiêu – nông nghiệp là chủ đạo và phải quan tâm tới công tác
trị thủy (do nằm ven lưu vực các con sông lớn…)
- Phương Tây: với đặc trưng công thương nghiệp mậu dịch hàng hải (nằm ven biển, nhiều vũng vịnh
nhưng đất khô cứng không phát triển nông nghiệp nhưng lại thuận lợi trong giao thông đường
biển…)
* Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới thể chế chính trị:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ liên minh bộ lạc, liên kết với nhau do nhu
cầu trị thủy. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mang
tính chất của một nhà nước chuyên chế cổ đại. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao…

8


- Các quốc gia cổ đại phương Tây với sự phát triển mạnh của thương nghiệp và sự lưu thông tiền tệ
sớm, cùng sự khoáng đạt, yêu thích tự do của những con người miền biển…không chấp nhận quyền
lực chỉ rơi vào tay một người…hướng tới xây dựng nền dân chủ cổ đại…
Câu 15. Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Tây có những đặc điểm gì? So với thể chế
chính trị của các quốc gia phương Đông cổ đại có những điểm gì khác biệt? Tại sao lại có sự khác
biệt ấy?
a. Thể chế chính trị:
- Quyền lực của các quý tộc xuất thân từ bô lão của thị tộc bị đánh bạt để tập trung vào tay các chủ
nô( chủ xưởng,chủ lò, chủ thuyền), hình thành nên một thể chế dân chủ cổ đại. Tiêu biểu là ở A ten.
- Hơn 30 000 công dân họp thành Đại hội công dân có quyền bầu và cử ra các cơ quan nhà nước,
quyết định mọi công việc của nhà nước…
- Không chấp nhận có vua, có 50 phường, mỗi phường cử ra 10 người làm thành Hội đồng 500, có
vai trò như Quốc hội, có nhiệm kỳ 1 năm.
- Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc ( như kiểu một chính phủ) và có nhiệm kỳ 1
năm Viên chức có thể tái cử nếu được bầu. Các công dân (trừ kiều dân, nô lệ và phụ nữ) mỗi năm
họp .một lần tại quảng trường được quyền phát biểu và biểu quyết các việc lớn của cả nước.

b. So sánh với phương Đông:
- Đối lập hoàn toàn. Ngay từ khi ra đời nhà nước ở phương Đông đã là nhà nước quân chủ chuyên
chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực tập trung trong tay vua, vua tự mình quyết định mọi công
việc, chính sách với bộ máy quan liêu gồm các quý tộc giúp việc.
- Nguyên nhân khác biệt: ở phương Đông, do điều kiện tự nhiên và nền sản xuất nông nghiệp cần có
sự liên kết để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi, do cơ cấu xã hội nên thể chế chuyên chế là cần thiết;
trong khi ở phương Tây, do điều kiện tự nhiên và nền kinh tế thủ công và thương nghiệp phát triển,
sự giao lưu mở rộng, tư tưởng tự do nên thể chế dân chủ cổ đại là phù hợp.
Câu 16. Hãy lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây
về điều kiện tự nhiên, sự hình thành nhà nước, đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội, thành tựu văn hóa?
Tiêu chí so sánh
Phương Đông
Phương Tây
Điều kiện tự nhiên
Nằm trên lưu vực các con sông lớn Nằm ở phía Bắc Địa Trung Hải,
(S. Nin- Ai Cập; S. Hằng- Ấn đất đai canh tác ít, khô cằn…
Độ….), nhiều đất đai canh tác,
nước tưới, khí hậu nóng ẩm…
Nền tảng kinh tế
Nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra Thủ công nghiệp và thương
còn có các nghề thủ công.
nghiệp.
Thời gian hình thành Khoảng thiên niên kỉ thứ V-> III Khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN
nhà nước
TCN (Ai Cập, Lưỡng Hà…)
Cơ cấu xã hội
Vua chuyên chế, quý tộc, quan Chủ nô, bình dân và nô lệ
lạichủ ruộng đất, tăng lữ, nông dân
công xã, nô lệ.
Thể chế chính trị

Quân chủ chuyên chế
Dân chủ chủ nô
Thành tựu văn hóa
Lịch, thiên văn, chữ viết, nghệ Lịch, chữ viết, khoa học, nghệ
thuật, kiến trúc….
thuật, kiến trúc….
Câu 17. Nêu những nét chính trong thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông? Phân
tích những yếu tố quyết định thể chế chính trị ở phương Đông cổ đại?
- Những nét chính trong thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông:
9


+ Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời là do nhu cầu liên kết làm thủy lợi… vì vậy 1 số công xã
gần gũi với nhau tập hợp lại thành 1 tiều quốc, đứng đầu là vua – một trong số những người đứng
đầu các công xã được tôn vinh lên.
+ Vua có nhiều cách gọi khác nhau nhưng đều là người đứng đầu, là chủ đất nước, hiện thân cho sự
thống nhất đất nước, có quyền tối thượng (đại diện cho thần thánh, tự quyết định mọi việc…)
+ Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm nhiều quý tộc, phụ trách các công việc cụ
thể…
+ Đặc điểm nổi bật của thể chế chính trị ở phương Đông cổ đại là nhà nước quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyển …
- Nguyên nhân dẫn tới sự hình thành chế độ chuyên chế
+ Do địa bàn sinh sống ở lưu vực các dòng sông lớn, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo ->
yêu cầu trị thủy và làm thủy lợi đòi hỏi phải có sự hợp tác và có người đứng đầu chỉ huy.
+ Trong thực tiễn, do nhu cầu khai phá đất đai, mở rộng diện tích canh tác dẫn tới sự tranh chấp… ->
yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ cũng đòi hỏi phải có người chỉ huy …
Câu 18. Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây: Hi Lạp, Rôma có sự
khác nhau như thế nào? Giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó.
1. Sự khác nhau về thể chế chính trị:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông theo thể chế Quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền( chế

độ chuyên chế cổ đại) trong đó có Vua đứng đầu, có quyền tối thượng và vô hạn, giúp việc cho vua
có một bộ máy quan lại và tăng lữ .…
- Các quốc gia cổ đại phương Tây chủ yếu tồn tại thể chế dân chủ chủ nô
( điển hình là ở thị quốc A-ten) trong đó quyền lực xã hội chủ yếu nằm trong tay các chủ nô, chủ
xưởng và nhà buôn…
Ở các thị quốc còn tồn tại Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi
công việc nhà nước. Nhiều thị quốc hình thành các Hội đồng 500, có vai trò như 1 quốc hội với
nhiệm kỳ 1 năm. Các Hội đồng cử ra 10 viên chức điều hành công việc như kiểu 1 chính phủ cũng
có nhiệm kỳ 1 năm…
- Tính chất nhà nước: ở phương Đông là chế độ chuyên chế tập quyền, ở phương Tây là chế độ
chiếm nô (dân chủ chủ nô)…
2. Nguyên nhân sự khác nhau:
- Do điều kiện tự nhiên: phương Đông - nằm ven sông lớn, đồng bằng rộng nên có điều kiện tập
trung dân cư. Phương Tây - nằm ven biển, địa hình bị chia cắt, không có điều kiện tập trung đông
dân cư..
- Do sự phát triển kinh tế: phương Đông - kinh tế nông nghiệp phát triển…Nhu cầu khai phá đất đai
và làm thủy lợi…Phương Tây - nghề buôn phát triển nên dân cư chủ yếu sống ở thành thị.. Các
nghành nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển nên cư dân không chấp nhận có vua..
PHẦN II: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Câu 1
Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.
Trong những thành tựu ấy, thành tựu nào đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương
Tây?
1. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến
- Trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo
10


+ Trong lĩnh vực tư tưởng Nho giáo giữ vai trò quan trọng, trở thành c ơ sở lí luận và tư tưởng của
chế độ phong kiến Trung Quốc; Trong lĩnh vực tôn giáo, Phật giáo ở Trung quốc được thịnh hành,

nhất là vào thời nhà Đường…
- Sử học: sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà người đặt
nền móng là Tư Mã Thiên.
- Văn học: thơ đường đạt đến đỉnh cao của nội dung và nghệ thuật…Tiểu thuyết chương hồi xuất
hiện với những tác phẩm nổi tiếng…
- Toán, thiên văn học, Y dược…của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu quan trọng…
- Kĩ thuật: Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
2. Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây
- Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây là kĩ thuật với bốn phát minh
quan trọng.
- Giấy và kĩ thuật in được phát minh giúp phổ biến rộng rãi văn minh phương Tây; la bàn xuất
hiện là điều kiện để các cuộc phát kiến địa lí diễn ra; thuốc súng giúp các nước phương Tây đẩy
mạnh xâm lược thuộc địa.
Câu 2
Nêu chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời Minh - Thanh. Cha ông ta đã có đối
sách như thế nào để làm thất bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Hiện nay, chúng ta nên
học tập bài học kinh nghiệm gì để giải quyết vấn đề biển đảo?
• Chính sách bành trướng lãnh thổ của TQ thời Minh – Thanh
- Giống như những triều đại trước, các hoàng đế thời Minh – Thanh tiếp tục thực hiện chính sách
bành trướng, mở rộng lãnh thổ bằng việc đem quân xâm lấn các nước láng giềng...
- Minh Thành Tổ 5 lần tự mang đem quân đi đánh người Tác -ta và Oa- ra của tộc Mông Cổ; cử sứ
giả đến các nước Đông Nam Á, Nam Á để phô trương sức mạnh.
- Đến giữa thế kỉ XVIII, nhà Thanh thôn tính được Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương.
- Cả nhà Minh và nhà Thanh đều đã từng đem quân xâm lược nước ta vào các năm 1407; 17881789....
• Đối sách của ông cha ta
- Các triều đại PK TQ luôn dùng vũ lực để uy hiếp, dọa nạt bắt ta phải đầu hàng, coi thường vua
quan Đại Việt. Song để giữ hòa bình, chuẩn bị lực lượng, Vua – Tôi Đại Việt vẫn giữ vững nguyên
tắc ngoại giao của người tự chủ : bảo vệ chủ quyền độc lập, nên trong việc giao tiếp với sứ thần luôn
thể hiện sự mềm dẻo, tránh thủ đoạn mua chuộc nhưng cũng rất kiên quyết trước thái độ láo xược
của chúng.

- Dưới thời PK, ông cha ta đều coi trọng việc kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại
giao để tạo thắng lợi oanh liệt đi đến kết thúc chiến tranh trong hòa bình.
Ví dụ : như cuộc kháng chiến chống quân Minh.... cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược....
- Thực hiện ngoại giao hòa hảo sau khi giành thắng lợi tạo sự giao hòa thân thiện. Luôn chủ động
ngoại giao như chủ động trao trả tù binh tạo quan hệ ngoại giao bớt căng thẳng, sau đó đi đến giải
quyết vấn đề biên cương, thiết lập giao bang hòa hiếu....
Như vậy, đấu tranh ngoại giao luôn là một mặt trận quan trọng trong công cuộc bảo vệ độc lập dân
tộc trong lịch sử PK cũng như hiện tại và đều được người Trị vì quốc thể chú trọng, thực hiện một
cách linh hoạt giống như một vũ khí đắc lực cho việc giữ hòa hiếu dân tộc. Tuy nhiên, ngoại giao
phải vừa cương vừa nhu trên nguyên tắc kiên quyết không hàng.
• Liên hệ
11


- Ngày nay, tình hình TG, khu vực và dân tộc ta cũng có những thay đổi lớn lao.... nền ngoại giao
của nước ta hiện nay vẫn phải học tập, vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo “Dĩ bất biến ứng vạn
biến” “Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” “thêm bạn bớt thù” đảm bảo độc lập, chủ
quyền dân tộc được giữ vững. Tận dụng thời cơ và mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù....
- Ngoại giao ứng xử khôn khéo với các nước lớn: Mĩ, tây Âu, NB, Nga.. tranh thủ các tổ chức quốc
tế, tổ chức khu vực, sự đồng tình ủng hộ của bạn bè theo 2 nguyển tắc tôn trọng độc lập dân tộc, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình....
Câu 3
Trình bày thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc thời phong kiến? Hệ tư
tưởng đó đã du nhập và phát triển tại Việt Nam như thế nào?
1. Thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng củ a Trung Quốc thời phong kiến là Nho giáo
- Sự ra đời và phát triển:
+ Thời gian ra đời: tương đối sớm (thế kỉ VI TCN)
+ Người khởi xướng: Khổng Tử
+ Những người phát triển: Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di,…
+ Từ thời Hán, nhất là đời Hán Vũ đế (140 – 87TCN), Nho giáo bắt đầu trở thành trường phái tư

tưởng chủ yếu nhất
- Quan điểm chính:
+ Tam cương: ba mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợba mối quan hệ giường cột của
quốc gia, kỉ cương xã hội, đạo đức phong kiến
+ Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín
+ Tam tòng: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử
+ Tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh
+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, mặc khác
giáo dục con người phải thực hiện những bổn phận đối với quốc gia (trung quân ái quốc). Đồng
thời, Nho giáo cũng đề cao chữ hiếu và vai trò của người cha trong gia đình
- Vai trò: Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực
+ Nho giáo ít nhiều thay đổi qua các thời đại song vẫn là một trường phái tư tưởng chính trị, là
công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến
+ Làm cơ sở cho sự phát triển giáo dục, góp phần tạo ra những thành tựu lớn trên lĩnh vực văn
hóa, giáo dục và ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội Trung Quốc
+ Càng về sau, cùng với sự suy đồi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng trở nên bảo
thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội
2. Sự du nhập và phát triển của Nho giáo tại Việt Nam
- Nho giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Đến thời phong kiến, Nho giáo dần trở
thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong các mối
quan hệ xã hội, là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử.
+ Từ thế kỉ X – XIV, trên bước đường xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền, Nho giáo được giai cấp phong kiến Việt Nam tiếp nhận và từng bước nâng cao
+ Đến thời Lê sơ (TK XV), Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn
+ Từ thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo mất dần hiệu lực và vị trí độc tôn. Tới thế kỉ XIX, nhà
Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, tìm cách phục hồi Nho giáo đã bị suy đồi trong
các thế kỉ trước
Câu 4
Những thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc thời phong kiến? Nhân dân Việt
12



Nam đã tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc thời kì này như thế nào?
a.Thành tựu khoa học kĩ thuật của Trung Quốc:
- Thiên văn: từ thời cổ đại người Trung Quốc đã biết quan sát thiên văn: 800 tinh tú, ghi chép
hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, chế tạo dụng cụ đo bóng Mặt trời, làm được dụng cụ đo động
đất là địa động nghi.
- Lịch pháp: từ thời Tần – Hán đã phát minh nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết -> căn cứ vào đó
để tính thời vụ sản xuất.
- Toán học: Thời Hán soạn được quyển Cửu chương toán thuật, nêu lên các phương pháp tính
ruộng đất theo các hình, Tổ Xung Chi tính được Pi = 3,14.
- Y dược học: chữa nhiều bệnh, có nhiều bộ sách y thuật nổi tiếng, các danh y: Hoa Đà, Lý Thời
Trân…
- Điêu khắc, kiến trúc: cung điện thành quách: Vạn Lý Trường Thành, Cung A Phòng, Tử Cấm
Thành…
- Kĩ thuật có 4 phát minh lớn: thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in
b. Trải qua 1000 năm bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nhân dân Việt Nam đã tiếp
thu có chọn lọc nền văn hóa Trung Quốc:
- Tư tưởng: tiếp thu Nho giáo, đạo Phật, đạo Lão..
- Chữ viết: nhân dân ta đã hấp thụ ảnh hưởng của Hán ngữ một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt
hóa tạo thành từ ngữ Hán Việt, trên cơ sở đó sáng tạo ra chữ nôm
- Ngoài ra nhân dân ta còn tiếp thu văn học, nghệ thuật, binh pháp,phong tục tập quán ,
… của người Trung Quốc góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.
Câu 5
Những biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh? Vì sao kinh tế
Trung Quốc không thể phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
* Những biểu hiện
- Trong thủ công nghiệp: Xuất hiện các công trường thủ công, sản xuất trên quy mô lớn, hình
thành quan hệ chủ - thợ... trong nghề làm gốm, nghề dệt...
- Trong thương nghiệp: rất phát triển, buôn bán với nhiều nước ở phương Đông và thương nhân

châu Âu ( thế kỉ XVI), hàng hóa đa dạng ....
- Các thành thị trở nên đông đúc nhộn nhịp: Bắc Kinh, Nam Kinh - dân số đông, nhiều phố
phường vừa buôn bán, vừa sản xuất....
* Kinh tế Trung Quốc không phá t triển theo hướng tư bản chủ nghĩa vì:
- Là nước phong kiến, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị, coi trọng sự phát triển nông
nghiệp, không chú trọng đến sự phát triển của thủ công nghiệp và thương mại ....
- Chính quyền phong kiến ban hành chính sách hạn chế sự phát triển của những mầm mống kinh
tế tư bản chủ nghĩa: trọng nông ức thương, bế quan tỏa cảng... Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế
tự nhiên, tự cung tự cấp....
Câu 6:
Nêu tóm tắt những thành tựu văn hóa quan trọng của nhân dân Trung Quốc trong thời phong kiến.
Kể tên bốn phát minh lớn nhất về kĩ thuật của Trung Quốc thời kì này.
a. Những thành tựu văn hóa quan trọng của nhân dân Trung Quốc trong thời phong kiến
- Về tư tưởng: Vai trò của Nho giáo
+ Giữ vai trò quan trọng, người khởi xướng là Khổng Tử
+ Trở thành công cụ sắc bén của nhà nước phong kiến tập quyền
- Văn học: là lĩnh vực nổi bật nhất trong nền văn hóa Trung Quốc
13


+ Thơ Đường đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ, tiêu biểu
là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…
+ Tiểu thuyết: là hình thức văn học mới thời Nguyên, Minh, Thanh. Nhiều tác phẩm nổi tiếng như
Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam Quốc Diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng
Lâu mộng (Tào Tuyết Cần)…
- Khoa học và kĩ thuật: phát triển sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ
+ Bánh lái, la bàn, thuyền buồm.
+ Nghề dệt, làm đồ sứ, chế tạo giấy, nghề in, luyện sắt, khai thác khí đốt.
b. Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của Trung Quốc
thời phong kiến

- Kĩ thuật làm giấy
- Nghề in
- La bàn
- Thuốc súng
Câu 7
Những thành tựu văn hoá quan trọng của Trung Quốc thời phong kiến. Nhân dân Việt Nam đã tiếp
thu văn hóa Trung Quốc như thế nào?
a. Những thành tựu văn hóa quan trọng của Trung Quốc thời phong kiến:
* Về tư tưởng:
- Nho giáo : Giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập
quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Phật giáo: cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường.
* Sử học:
- Thời Tây Hán: Trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ
Sử kí.
- Thời Đường: Cơ quan biên soạn lịch sử nhà nước, gọi là Sử quán được thành lập.
* Văn học:
- Thời Hán nổi bật là thể loại phú.Đến thời Đường có thể loại thơ Đường với số lượng lớn, phản
ánh sâu sắc đời sống xã hội, đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật với các nhà thơ tiêu biểu…
- Đến thời Minh-Thanh, tiểu thuyết là loại hình văn học mới, với nhiều tác phẩm nổi tiếng...
* Khoa học kỹ thuật
- Về khoa học: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y học…
- Về kỹ thuật: có 4 phát minh lớn: làm giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
* Nghệ thuật: Đạt tới trình độ cao, phong cách độc đáo với những công
trình nổi tiếng như Vạn lý trường thành, Cung A phòng, và sản phẩm thủ công, điêu khắc tinh xảo…
b) Nhân dân Việt Nam tiếp thu văn hoá Trung Quốc
- Với hớn 1000 năm Bắc thuộc , văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào nước ta và tạo ảnh hưởng ở
nhiều lĩnh vực như: tư tưởng, chữ viết, văn học, lịch pháp, nghệ thuật…
- Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc…biến đổi cho phù hợp với đời sống tinh
thần của người Việt trên các lĩnh vực: tư tưởng tôn giáo, chữ viết, văn học và một số phong tục tập

quán…
Câu 8
Những thành tựu chủ yếu của Văn hoá Trung Quốc thời phong ki ến.
Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập thời nhà Tần, tiếp tục củng cố phát triển và kiện toàn
14


bộ máy nhà nướcdưới thời nhà Hán, Đường, Tống, Minh,Thanh. Cùng với củng cố bộ máy
nhà nước, phát triển kinh tế...các triều đại phong kiến Trung Quốc rất quan tâm phát triển văn hoá.
Vì vậy văn hoá Trung Quốc thời phong kiến đã đạt những thành tựu to lớn.
* Nho gi áo
+ Nho giáo một trường phái tư tưởng, xuất hiện từ thời cổ đại, người đặt nền móng đầu tiên là
Khổng Tử, là công cụ của nhà nước phong kiến tập quyền. Những thế kỷ đầu tiên nho giáo bị coi
thường, thậm chí còn bị đàn áp.Từ thời Tống Nho giáo được phát triển thêm về lý luận, các vua
Tống đề cao Nho học, đồng thời cũng làm cho Nho giáo thêm đượm màu sắc tôn giáo.
+ Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền và là cơ sở lý
luận và tư tưởng, đạo đức của chế độ phong kiến Về sau nho giáo trở nên bảo thủ, lỗi thời kìm hãm
xã hội. Tuy vậy yếu tố nhân đạo, khẳng định giá trị con người, sự quý trọng quan hệ tinh thần là
những tinh hoa còn lưu đến ngày.
* Phật gi áo :
+ Phật giáo Phật giáo lúc đầu chỉ truyền bá rộng rãi trong nhân dân, đến thời Đường Phật giáo
rất thịnh hành. Các nhà sư Trung Quốc như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ để tìm hiểu
giáo lý của Phật, ngược lại nhiều nhà sư Ấn Độ đã sang Trung Quốc để truyền đạo. Chùa được
xâydựng nhièu nơi, Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều, tạc tượng, in kinh
Phật....
* Sử học:
+ Đã trở thành một lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng cho sử học là Tư Mã Thiên. Thời
Hán nhiều tác phẩm nổi tiếng: Sử ký -Tư Mã Thiên, Hán Thư - Ban Cố, Hậu Hán Thư - Phạm
Việp... Tư Mã Thiên được đánh giá là ông tổ của sử học phương Đông. Thời Tống, Quốc sử
quán được thành lập đã để lại một số tác phẩm có tính hệ thống lịch sử các vương triều: Minh sử,

Minh thư thực lục, đại thành nhất thống... Tiêu biểu Vĩnh lạc đại điển, Tứ khố toàn thư.
* Văn học:
+ Thời Hán: thể loại Phú phát triển, đây là một thể loại văn học đặc biệt nội dung ca ngợi quê
hương đất nước, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân. Những nhà sáng tác nổi tiếng: Giả Nghị,
Tư Mã Tương Như...
+Thời Đường: thơ ca có bước nhảy vọt, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội bấy giờ đã đạt đến
trình độ cao về nghệ thuật và số lượng tác phẩm. Các tác giả nổi tiếng Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch
Cư Dị.
+ Thời Tống: là giai đoạn phát triển của “Từ”.Từ là một hình thức nghệ
thuật, là lời của điệu nhạc biến thể thơ Đường. vừa phục vụ giai cấp phong kiến, vừa là món ăn
tinh thần của thị dân
+ Thời Minh- Thanh: Tiểu thuyết - hình thức văn học mới phát triển, “Tiểu thuyết chương hồi
” . Với những tác phẩm nổi tiếng: Thuỷ Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc diễn nghiã của La Quán
Trung, Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của
Tào Tuyết Cần...
* Nghệ thuật kiến trúc
Nghệ thuật lâu đời của Trung Quốc với trình độ cao, phong cách độc đáo được biểu hiện trên
các mặt: Hội hoạ, điêu khắc, kiến truc, mĩ thuật. Những công trình kiến trúc nổi tiếng: Vạn lí
trường thành, Cố cung, các cung điện..
* Khoa học - kỹ thuật
Trung Quốc có bốn phát minh lớn là giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng.
=> Những thành tựu lớn lao của văn hoáTrung Quốc đã trở thành di sản
15


văn hoá vô cùng quý giá của nhân dân. Quốc gia này trở thành một trung tâm văn minh ở Châu
Á và thế giới.
Thành tựu là nhân tố cho sự phát tri ển chế độ phong kiến Trung Quốc:
Trong các thành tựu trên, Nho giáo là nhân tố, là cơ sở cho sự phát triển của chế độ phong kiến
Trung Quốc. Vì Nho giáo đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là công cụ của giai cấp

thống trị, mà còn là nền tảng ổn định trật tự xã hội phong kiến, đồng thời Nho giáo còn chi phối
nội dung giáo dục, sáng tác thơ, văn và ảnh hưởng cả về nghệ thuật, kiến trúc...
Câu 9
Những biểu hiện nào cho thấy dưới thời nhà Minh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất
hiện ở Trung Quốc? Tại sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc?
1. Dưới thời nhà Minh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện:
- Thủ công nghiệp:
Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trên quy mô lớn, có lao động làm thuê; xuất hiện
quan hệ chủ - thợ, chủ xuất vốn, chỉ huy sản xuất kinh doanh, thợ làm công ăn lương…
- Thương nghiệp:
Phát triển, đặc biệt là ngoại thương, ngay từ thế kỉ XVI đã có một số thương nhân châu Âu dến
Trung Quốc buôn bán. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung đông dân cư, sầm uất…
- Nông nghiệp:
Xuất hiện hình thức “bao mua” - bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau: vào mùa xuân các ông chủ xuất
vốn cho nông dân trồng mía để đến mùa đông họ thu lại bằng đường.
2. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc bởi:
+ quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì chặt chẽ trong những vùng nông thôn rộng lớn,
trước sau nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế.
+ chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến với những chính sách thống trị lỗi thời, lạc
hậu như: “trọng nông ức thương”,“bế quan toả cảng”…
+ do khủng hoảng chính trị có tính chất chu kì và một phần ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo: “sĩ,
nông, công, thương”…
Câu 10
Trình bày hiểu biết của em về bốn phát minh lớn về khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời cổ
trung đại và ý nghĩa của nó ?
a. Bốn phát minh lớn về KHKT của Trung Quốc thời cổ trung đại.
Thời trung đại Trung Quốc có 4 phát minh lớn rất quan trọng đó là: Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và
kim chỉ nam.
* Kĩ thuật làm giấy:
Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dung thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỷ II, mặc dù

đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt không
phẳng , khó viết nên chỉ dung để gói.
Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dung vỏ cây, lưới cũ, rẻ rách…làm
nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy
được dung để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó.
Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được tryền đi hầu khắp các
nước trên thế giới.
* Kĩ thuật in:
Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một người
dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế được nhược điểm
16


của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay mòn, khó tô mực.
Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên đã cải tiến thành
công việc dùng chữ rời bằng gỗ.
Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trên thế giới.
*Thuốc súng:
Thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan, cho đến thế kỷ X thuốc súng bắt
đầu được dùng làm vũ khí. Sau đó qua quá trình sử dụng nó đã được cải tiến rất nhiều với nhiều
tên gọi khác nhau. Và trong quá trình tấn công Trung Quốc người Mông cổ đã học được cách làm
thuố c súng và từ đó lan truyền sang Tây Á rồi đến châu Âu.
* Kim chỉ nam .
Từ thế kỷ III TCN người Trung Quốc đã phát minh ra “Tư nam” đó là một dụng cụ chỉ hướng. Sau
đó các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo, đầu tiên la bàn được dùng để xem
hướng đất rồi mới được sử dụng trong việc đi biển. Nửa sau thế kỷ XII la bàn được truyền sang
Arập rồi sang châu Âu.
b. Ý nghĩa
- Đối với trung quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của con người Trung Quốc, mà đó còn là những đóng góp không nhỏ của một nền văn

minh cho toàn nhân loại.
- Đối với thế giới sự ra đời của kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam đã nâng
cao được vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên một bước trong quá trình chinh phục tự nhiên
và tranh đấu với tự nhiên với chính con người để sinh tồn và phát triển.
Câu 11
Hãy trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Thanh? Ảnh hưởng của những chính sách
này đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?
a. Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Thanh
- Nhà Thanh tồn tại từ 1644-1911, là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
- Đối nội: Thi hành chính sách áp bức, chia rẽ dân tộc:
+ Giai cấp thống trị Thanh buộc người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn từ y phục
đến đầu tóc.
+ Quyền lực tập trung vào tay quý tộc người Mãn.
+ Mua chuộc, vỗ về tầng lớp quý tộc, địa chủ người Hán.
+ Thẳng tay trấn áp mọi hoạt động hoặc biểu hiện chống đối lại người Mãn..
- Đối ngoại:
+ Đối với các láng giềng: Nhà Thanh vẫn thực hiện chính sách bành trướng xâm lược: Miến Điện
(1766); Đại Việt (1788),.. nhưng thất bại.
+ Đối với các nước phương Tây: Thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng...
b. Ảnh hưởng từ các chính sách của nhà Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc.
- Chính sách áp bức dân tộc của nhà Thanh đã làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt, phong
trào chống Thanh của mọi tầng lớp nhân dân và các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi
làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu dần.
- Chính sách bế quan tỏa cảng, đóng cửa không quan hệ, buôn bán với các nước phương Tây
khiến cho ngoại thương không phát triển được. Kinh tế đất nước ngày càng lạc hậu, tiềm lực đất
nước suy yếu.
- Nhân cơ hội đó, các nước phương Tây tiến hành mở cửa Trung Quốc...
=> Những chính sách sai lầm đó dẫn đến việc Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập
17



trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. 1911, Nhà Thanh sụp đổ...
Câu 12
Nêu và nhận xét về tình hình kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh.
a. Tình hình kinh tế
+Nông nghiệp có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng. Diện tích canh tác mở rộng, sản lượng lương
thực tăng, song tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ, quý tộc gia tăng.
+Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển hơn các thời kì trước. Các hình thức công xưởng thủ
công xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ. Trong nghề dệt, một số chủ đem bông và tơ giao
cho những người thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm, một số người sắm khung cửi rồi thuê thợ dệt.
+ Trong sản xuất đường, vào mùa xuân các ông chủ xuất vốn cho nông dân trồng mía, đến mùa đông
họ thu lại bằng đường.
+ Ngoại thương: từ thế kỉ XVI, có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. Sau này
nhà Thanh thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, nên ngoại thương bị hạn chế.
+ Do sự phát triển của công thương nghiệp, thành thị sớm trở nên đông đúc, nhộn nhịp...
b. Nhận xét: Kinh tế phát triển, đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
xuất hiện, song nền kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị. Kinh tế nông nghiệp mặc dù có
những thành tựu mới, nhưng cùng với sự thịnh suy có tính chất chu kì về chính trị thì nền nông
nghiệp cũng phát triển và suy thoái tương ứng.
Câu 13
Những biểu hiện chứng tỏ chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường phát triển đến đỉnh
cao?
- Năm 618 Lý Uyên thiết lập nhà Đường (618-907), đây là thời kỳ chế độ phong kiến Trung Quốc
phát triển đạt đến đỉnh cao về kinh tế, chính trị, văn hoá...
+ Về chính trị: Tăng cường hoàn thiện bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương (cử người
thân tín đến cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ tiết
độ sứ cai trị các vùng biên cương; đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan)...
+ Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vua nhà Đường tiếp tục đẩy mạnh việc xâm
chiếm đất đai: Nội Mông, Tây Vực, Bán đảo Triều Tiên,...
+ Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện, thực hiện chính sách quân điền trong nông nghiệp...

Thủ công nghiệp phát triển với nhiều nghề như: dệt, in, gốm sứ...xuất hiện phường hội...Ngoại
thương mở rộng, hình thành "con đường tơ lụa" buôn bán với nhiều nước...
+ Về văn hoá: Thơ Đường với các nhà thơ nổi tiếng...Phật giáo phát triển, thịnh hành...
Câu 14
Nêu biểu hiện sự thịnh đạt về chính trị của chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Đường
(618 - 907).
- Sự thành lập: Năm 618, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi
Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 - 907).
- Tổ chức chính quyền:
+ Tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh.
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộc
giữ chức Tiết độ sứ cai quản các miền biên cương. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn quan lại.
- Đối ngoại: Tiếp tục thực hiện chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.
Câu 15
Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Cuối thời Xuân Thu- Chiến Quốc (thế kỉ VIII TCN - thế kỉ III TCN), Trung Quốc có những tiến bộ
18


lớn trong sản xuất…đưa đến diện tích gieo trồng được mở rộng, năng xuất và tổng sản lượng nông
nghiệp tăng, xã hội biến đổi sâu sắc.
- Những quan lại và một số nông dân giàu tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công trở thành giai cấp
địa chủ.
- Nông dân bị phân hoá: một bộ phận giàu có đã ra nhập giai cấp địa chủ, một số khác vẫn giữ được
ruộng đất để cày cấy là nông dân tự canh…số còn lại là những nông dân nghèo không có ruộng hoặc
có quá ít buộc phải phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng đất cho địa chủ trở
thành những nông dân lĩnh canh.
- Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh dần trở thành quan hệ bóc lột chủ yếu,
quan hệ phong kiến xuất hiện. Năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chế độ phong kiến
được xác lập ở Trung Quốc.

Câu 16
Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến? Ảnh hưởng
của các yếu tố này đến văn hoá Việt Nam?
1. Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến
- Trung Quốc.
+ Tư tưởng Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ
sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ
phong kiến Trung Quốc.
+ Thời Tây Hán, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Lúc đầu, Phật giáo được tryền bá rộng
rãi trong nhân dân, chùa chiền được xây dựng. Đến thời Tùy, Đường, Phật giáo thịnh hành…Thời kỳ
nhà Tống, cùng với sự tôn sùng đạo Phật, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lý luận.
- Ấn Độ.
+ Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ và được truyền bá rộng khắp dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới
triều Gúp-ta, Hậu Gúp-ta, Hác-sa. Đạo Hin-Đu (Ấn Độ giáo) ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt
nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Xã hội Ấn Độ tôn thờ rất nhiều thần thánh, mà chủ yếu 4
thần...
+ Đạo Hồi được du nhập vào Ấn Độ ở thế kỉ XIII và từ đó văn hóa Hồi giáo được phát triển, tạo nên
một Ấn Độ với nền văn hoá phong phú và đa dạng.
2. Ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Đạo Phật của người Ấn Độ sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, thời kỳ nhà Lý, nhà Trần Đạo Phật được
truyền bá rộng rãi. Các triều đại phong kiến đã tiếp thu có chọn lọc phù hợp với văn hoá người Việt:
Chùa chiền xây dựng nhiều nơi: Diên Hựu, Tháp Báo Thiên...
- Nho giáo của Trung Quốc sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt thời kỳ nhà Lê, Nho giáo giữ vị
trí độc tôn…

PHẦN 3: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Câu 1: Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gup ta được biểu hiện như thế nào?
Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ờ miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xã
hội và văn hoá.
Về kinh tế :

cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Nghề luyện kim đạt trình độ cao
19


Người Ấn Độ dệt được vải mềm, mòng và nhẹ nhiều màu sắc không phai màu
Biết chế tạo những đồ kim hoàn vằng vàng, bạc, ngọc.
Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến
đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.
Văn hoá : dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn, có những tác
phẩm nghệ thuật tinh xảo khắc trên ngà voi.
Câu 2: Trình bày sự hình thành, phát triển của Vương triều Gúp-ta ?
a) Vương triều Gúp-ta
- Vai trò của Vương triều Gúp-ta (319 - 467) : chống lại sự xâm lược của các tộc ở Trung Á, thống
nhất miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ, tồn tại qua 9 đời vua.
- Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, do chính quyền trung ương suy yếu
và đất nước quá rộng lớn. Lúc đó chỉ có nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam
là nổi trội hơn cả.
b) Văn hóa truyền thống Ấn Độ :
- Tôn giáo :
+ Đạo Phật : tiếp tục đư¬ợc phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa
hang, tượng Phật bằng đá).
+ Ấn Độ giáo hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thần
thánh. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo.
+ Hồi giáo bắt đầu được truyền bá đến Trung Á, lập nên Vương quốc Hồi giáo nữa ở Tây Bắc Ấn
Độ.
- Chữ viết : có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện
thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật.
- Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển (giới
thiệu vắn tắt bộ sử thi nổi tiếng).

- Về kiến trúc : có nghệ thuật tạc tượng Phật ; một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây
dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.
- Những giá trị và ý nghĩa : làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu.
- Có ảnh hưởng ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, đồng thời bước đầu tạo ra sự giao lưu
văn hoá Đông - Tây.
Câu 3: Trình bày sự hình thành, phát triển của quốc gia phong kiến Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo
Đê li, vương triều Môgôn?
1. Vương triều Hồi giáo Đê li
- Hoàn cảnh ra đời của Vương triều Hồi giáo Đê-li : do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh
thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
- Quá trình hình thành : năm 1206, người Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên Vương quốc Hồi giáo
Ấn Độ, gọi là Đê-li.
- Chính sách thống trị : truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị
trong bộ máy quan lại ; có sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn
Độ.
- Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt tôn giáo.
- Về văn hoá, văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
- Về kiến trúc, xây dựng một ốs công trình mang dấu nấ kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê
li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.
- Vị trí của Vương triều Đê li:
20


+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á
2. Vương triều Môgôn
- Năm 1398, thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ,
- Đến năm 1526 Vương triều Mô-gôn được thành lập.
- Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng "Ấn Độ hoá" và xây dựng đất nước, Ấn Độ có bước
phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính

quyền mạnh, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật...).
- Giai đoạn cuối, do những chính sách cai trị hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, lao
dịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình rất tốn kém...) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càng
cao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. Ấn Độ đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ
Đào Nha và Anh).
+ Tên và địa bàn một số quốc gia tiêu biểu : Cam-pu-chia của người Khơ-me ; Sri Kset-tria ở lưu
vực sông I-ra-oa-đi ; Hi-ri-pun-giay-a, Đva-ra-va-ti ở Mê Nam ; Sri-vi-giay-a, Ma-ta-ram ở In-đônê-xi-a...
Câu 4: So sánh vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn?
1. Giống nhau:
-cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
-tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
-áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ->sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suy
yếu và sụp đổ
2. Khác nhau:
*Hồi giáo Đê-li:
-năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ và lập ra vương triều Hồi giáo Đêli
-chính sách cai trị:
+truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo
+văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ, xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn
Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đê-li thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới
*Vương triều Mô-gôn:
-vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ) đến xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương triều
Mô- gôn (1526-1707)
-chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa,xây dựng đất nước,đưa Ấn Độ đạt
đến bước phát triền mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556-1605)
+xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc
+xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của
chủ đất và quý tộc
+đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường

+khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
Câu 5. Phân tích những điểm khác nhau (về sự thành lập, tôn giáo, kiến trúc và vị trí) của hai vương
triều Gúp – ta và Đê – li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ.
1. Khác nhau về sự thành lập
- Vương triều Gúp- ta (319-467), do vua Gúp – ta, người gốc Ấn Độ sáng lập, trải qua gần 150 năm,
với 9 đời vua, thống nhất được toàn bộ miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.
- Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526), do người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc) ở Trung Á, tấn công
21


và chinh phục các tiểu quốc của người Ấn Độ rồi lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ.
2. Khác nhau về tôn giáo
- Vương triều Gúp-ta, đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, và được truyền bá khắp Ấn Độ thời vua
Asôka.. Đạo Hin-đu ra đời đầu công nguyên, là sự kết hợp của đạo Bàlamôn và đạo Phật, thờ ba thần
chính (Visnu, siva, Brama), giáo lí khuyên con người từ bi, thân ái, nhẫn lại, tuân theo luật pháp…
Ấn Độ giáo trở thành quốc giáo.
- Vương triều Hồi giáo Đê-li, đạo Hồi được du nhập và truyền bá vào Ấn Độ; Nhà nước có sự phân
biệt tôn giáo, áp đặt Hồi giáo, bắt nhân dân Ấn Độ phải bỏ Phật giáo, Hin-đu giáo, đi theo đạo Hồi;
Người Hồi giáo ở Ấn Độ được ưu ái về ruộng đất, địa vị…
3. Khác nhau về kiến trúc
- Vương triều Gúp-ta, kiến trúc Phật giáo (chùa hang, tượng phật bằng đá), Kiến trúc Hin-đu giáo
(đền hình tháp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu…)
- Vương triều Hồi giáo Đê-li, xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo… Xây dựng kinh đô Đêli trở thành một trong các thành phố lớn nhất thế giới.
4. Khác nhau về vị trí
- Vương triều Gúp-ta, đưa Ấn Độ phát triển về kinh tế, văn hóa; Nền văn hóa truyền thống Ấn Độ
được định hình và phát triển rộng khắp với những đặc trưng riêng, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt lịch
sử loài người
- Vương triều Hồi giáo Đê-li, tạo điều kiện cho nền văn hóa mới (văn hóa Hồi giáo) được du nhập
vào Ấn Độ, tạo nên sự đa rạng và phong phú của văn hóa Ấn Độ; Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn
hóa Đông – Tây.

Câu 6. Hãy trình bày những thành tựu của nền văn hóa truyền thống Ấn .Vì sao nền văn hóa của
đất nước Ấn Độ lại phong phú và đa dạng?
a. Thành tựu của nền văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Được định hình và phát triển từ thời kì vương triều Gúpta.
+ Văn hoá Phật giáo:
Đạo Phật truyền bá rộng rãi, gắn liền với Phật giáo là nhiều ngôi chùa hang , nhiều tượng Phật
được xây dựng, khắc trên đá.
+ Văn hoá Hin đu:
Đạo Hinđu ra đời và phát triển. Đạo Hin đu tôn thờ hệ thống các vị thần.
Kiến trúc, điêu khắc Hin đu: tháp hình núi, trang trí những bức phù điêu, tạc rất nhiều pho tượng
thần thánh để thờ, tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo.
+ Chữ viết: Từ chữ cổ Brami sáng tạo thành chữ Phạn, được dùng phổ biến, là điều kiện để chuyển
tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.
+ Văn học :
Các sử thi : Ma háp ha ra ta, Ra maya na.
Văn học Hin đu cũng phát triển và đạt nhiều thành tựu.
- Người Ấn Độ đã mang văn hoá truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi
chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ
b. Văn hóa Ấn Độ đa dạng vì:
- Lịch sử lâu đời: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành sớm ở lưu vực sông Ấn ( Khoảng
thiên niên kỉ thứ III TCN) nên nền văn hóa hình thành từ sớm.
- Diện tích đất nước Ấn Độ rộng lớn, địa hình phân tán đa dạng, có nhiều dân tộc, tôn giáo khác
nhau nên nền văn hóa Ấn Độ phát triển phong phú, đa dạng.
22


PHẦN 4: ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
Câu 1
Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa truyền thống Đông Nam Á, anh/chị hãy:
a. Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á.

b. Nêu và giải thích ý kiến của mình về nhận định: Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á
chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ.
1. Những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á:
- Cư dân Đông Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho mình, tạo
nên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia…
- Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã có sự tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa
từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, làm phong phú hơn nền văn hóa của mình…
- Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng…
2.Giải thích ý kiến về nhận định:
- Nhận định: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện
của văn hóa Ấn Độ” là nhận định đúng. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, bắt
đầu từ đầu Công nguyên thông qua giao lưu buôn bán…
- Giải thích:
+ Về chữ viết: Chữ Phạn của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công
nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình, về sau nhiều
nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mianma,
chữ Lào...
+ Về Văn học: Dòng văn học Hin-đu của Ấn Độ cũng được truyền sang Đông Nam Á với nhiều đề
tài văn học viết và văn học truyền miệng, về mẫu tự, điển tích, thể loại….
+ Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu của Ấn Độ. Ở một số nước, có
thời kì Phật giáo và Hin-đu giáo trở thành quốc giáo… Trong thời kì đầu, Hin-đu giáo thịnh hành
hơn, thờ 3 vị thần… tạc tượng và xây nhiều đền tháp theo kiến trúc Hin-đu. Từ thế kỉ XIII, dòng
Phật giáo được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị,
xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á…
+ Về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc
Phật giáo của Ấn Độ như tháp Chàm ở Việt Nam, đền Ăng-co- Vat, đền Ăng-co-Thom ở Campuchia,
Thạt Luổng ở Lào...
=> Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dân
tộc Đông Nam Á vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng.
Câu 2

Chứng minh văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào tiếp thu những giá trị văn hóa
truyền thống Ấn Độ.
- Cùng với quá trình tồn tại và phát triển, cư dân Cam-pu-chia và Lào đã sáng tạo nên một nền văn
hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp thu những giá trị của văn hoá
truyền thống Ấn Độ.
- Chữ viết: trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ người Khơ-me có hệ thống chữ viết riêng. Người Lào có
hệ thống chữ viết riêng, được xây dựng sáng tạo trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-puchia và Mi-an-ma.
- Tôn giáo: Đạo Phật Đại thừa ảnh hưởng đến Cam-pu-chia, đạo Phật Tiểu thừa truyền bá vào Lào.
- Kiến trúc, điêu khắc: ở Cam-pu-chia và Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo tiêu
biểu như quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom, Thạt Luổng...
23


PHẦN 5: TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI
Câu 1:
Chế độ phong kiến ở các nước phương Đông hình thành sớm nhưng kết thúc muộn hơn chế
độ phong kiến ở Tây Âu, đúng hay sai? Lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.
* Chế độ phong kiến ở .....là đúng
* Vì:
- Các nước phương Đông chuyển sang phong kiến từ sớm khoảng mấy thế kỉ cuối trước Công
nguyên. Ví dụ: Trung Quốc...Ấn Độ...Việt Nam...
+ Trong xã hội, hình thành hai tầng lớp địa chủ và nông dân lĩnh canh..... phản ánh quan hệ bóc lột
chủ yếu là bóc lột địa tô...
+ Nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính tập quyền: Vua chuyên chế có mọi quyền....Các vương
quốc thống nhất rộng lớn và tổ chức chặt chẽ...
+ Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong các thế kỉ XVII – XIX , trước
khi các nước tư bản phương Tây xâm lược. Đến đầu thế kỉ XX sụp đổ hoặc chuyển sang hình thức
quân chủ lập hiến.
- Còn chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn, đến thế kỉ V khi đế quốc Rôma sụp đổ....
+ Chế độ phong kiến ở Tây Âu mang tính chất tản quyền... các vương công địa phương chia nhau

ruộng đất...thành các lãnh địa, bản thân họ trở thành lãnh chúa...
+ Sau cuộc phát kiến địa lý, bắt đầu nảy sinh chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản....Đến thế kỉ XV –
XVI chế độ phong kiến Tây âu đã suy vong..... giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm
vi thế giới, chế độ phong kiến sụp đổ.
Câu 2:
Vì sao giai cấp tư sản mới hình thành đã công khai đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến? Nêu
những hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản, kết quả và ý nghĩa của nó.
* Nguyên nhân:
- Đến thời kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.....làm này sinh giai cấp tư sản
và quan hệ sản xuất tư bản nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
- Giai cấp tư sản trở thành giai cấp giầu có......muốn có hệ tư tưởng riêng, nền văn hoá phù hợp với
đời sống và lợi ích giai cấp mình.
* Những hình thức đấu tranh đầu tiên...
- Phong trào văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản....
+ Thông qua các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, hội hoạ...tấn công vào hệ tư tưởng lỗi thời phong
kiến...giải phong tư tưởng tình cảm cho con người, đề cao tinh thần dân tộc...
+ Qua đó, đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng tham gia đấu tranh chống lại chế độ
phong kiến...Mở đường cho sự phát triển cao của văn hoá nhân loại.
- Cải cách tôn giáo, tiêu biểu là Lu-thơ và Can-vanh.....nhằm chống lại những hoạt động ngăn cản
của giáo hội đối với giai cấp phong kiến
+ Các tư tưởng cải cách tôn giáo đã tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên chúa và chế độ phong
kiến....
+ Cổ vũ và mở đường cho nền tư tưởng, văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.
Câu 3: Tại sao thời sơ kỳ trung đại (thế kỷ V đến thế kỷ X ), ở châu Âu tồn tại chế độ phong kiến
phân quyền ?
Cùng với các quý tộc vũ sĩ và quan lại, quý tộc tăng lữ cũng dân dần trở thành tầng lớp riêng, vừa có
24


đặc quyền vừa giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ và nông dân bị biến thành

nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa, quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu đã được hình thành,
đó là chế độ phong kiến phân quyền.
* Chế độ phong kiến phân quyền là: Chế độ phong kiến đứng đầu nhà nước là vua nhưng quyền
lực của cả nước không tập trung vào tay vua mà phân tán ở các lãnh chúa phong kiến- Mỗi lãnh
chúa phong kiến có toàn quyền trên lãnh địa của mình về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự. Do
quyền lực phân tán như vậy nên gọi là chế độ phong kiến phân quyền.
* Ở châu Âu thời sơ kỳ trung đại (TKV-X), tồn tại chế độ phong kiến phân quyền vì những lý do
sau:
+ Do chính sách phân phong ruộng đất, nhất là việc đất phong được cha truyền con nối. Các lãnh địa
phong kiến trở thành quyền sở hữu của các lãnh chúa.
+ Trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên và chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập, mỗi lãnh
địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ
nắm toàn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của mình. Nhất là
từ khi vua ban cho quyền bất khả xâm phạm, mối lãnh địa phong kiến như một nước nhỏ, có quân
đội, toá án, luật pháp, thuế khoá, tiền tệ riêng. Các lãnh chúa trở thành các "ông vua con" trên "mảnh
trời con" của mình.
+ Do sự tồn tại của bậc thang đẳng cấp phong kiến với mối quan hệ trực tiếp giữa phong quân và bồi
thần, lãnh chúa nhỏ phục tùng lãnh chúa lớn, lãnh chúa lớn phải phục tùng nhà vua. Mỗi lãnh chúa
chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn là người trực tiếp phong cấp ruống đất cho mình chứ không
phục tùng những người khác, dù người đó ở cấp cao hơn kể cả nhà vua. Vì vậy quyền lực của nhà
vua hết sức yếu ớt.
+ Ngoài ra mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm, xung quanh có tường thành,
hào sâu. luỹ cao che chở, có kỵ sỹ bảo vệ...Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế tự cung tự cấp, không có
trao đổi bên ngoài.
Với những lý do trên ta có thể khẳng định chế độ phong kiến châu Âu (V-X) là chế độ phong kiến
phân quyền.
Câu 4: Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế nào? Nêu vai trò của thành
thị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa khu vực thời kì này.
1. Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế nào?
- Các thành thị trung đại Tây Âu xuất hiện (thế kỉ XI)

- Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi: Trong nông nghiệp, việc
tạo ra những công cụ mới, sự hoàn thiện về kĩ thuật, mở rộng diện tích gieo trồng, đồng cỏ…. năng
xuất lao động tăng, sản phẩm nông nghiệp trở nên phong phú, thừa thãi; Trong các ngành thủ công
nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt
như rèn, mộc, đồ da, đồ gốm… và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những
nông nô khác.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sản phẩm của
thợ thủ công không những phục vụ cho các lãnh chúa phong kiến mà còn để trao đổi với nông dân
quanh vùng.
- Dần dần, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ
công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi
có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông… để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng
hóa. Từ đó, thành thị ra đời.
25


×