Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quá trình truyền bá đạo Phật ra bên ngoài Ấn Độ và ảnh hưởng của đạo Phật đến văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.91 KB, 9 trang )

Nguyễn Văn Đỉnh

Lớp: K18BCQ

ĐỀ BÀI
Quá trình truyền bá đạo Phật ra bên ngoài Ấn Độ và ảnh hưởng của đạo Phật đến
văn hóa Việt Nam.
BÀI LÀM
Hình thành từ khoảng 600 năm trước công nguyên, Phật giáo là một trong những tôn
giáo ra đời sớm nhất và lớn nhất thế giới. Được truyền bá vào nước ta từ rất sớm, ngay
những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, đạo lý Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống của
người dân Việt, trở thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân trên xứ sở này.
1. Sự hình thành Phật giáo và quá trình truyền bá ra bên ngoài Ấn Độ
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở vùng Tây Bắc Ấn Độ
trong hoàn cảnh rối ren của xã hội Ấn Độ. Xã hội có sự phân chia đẳng cấp ngặt nghèo
với mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các đẳng cấp. Phật giáo ra đời là kết quả của cuộc đấu
tranh gay gắt ấy. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo những người nghèo khổ tham gia
giành quyền bình đẳng, và khi chưa giành được bình đẳng thực sự nơi trần gian, họ tìm
thấy sự bình đẳng trong tư tưởng, nơi gọi là cõi Niết bàn nhà Phật. (1)
Ngay khi mới ra đời, Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi. Từ thế kỷ V đến thế kỷ III
trước công nguyên, đạo Phật đã có 3 cuộc đại hội và nhanh chóng vượt ra khỏi Ấn Độ.
Sau đại hội Phật giáo lần thứ tư vào khoảng năm 100, các nhà sư càng được khuyến
khích ra nước ngoài truyền đạo, đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang Trung Á và
Trung Quốc. Phật giáo thời đó được chia làm 2 phái, phái đại thừa được truyền bá chủ
yếu sang Trung Quốc, còn gọi là phái Bắc tông và phái tiểu thừa được truyền bá sang
Đông Nam Á, còn gọi là phái Nam tông. Phật giá trở thành “quốc giáo” của một số nước
như Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào...
2. Sự truyền bá Phật giáo vào nước ta
Có một số quan điểm khác nhau về thời điểm Phật giáo truyền bá vào Việt Nam.
Chẳng hạn theo tác giả Lê Mạnh Thát, đạo Phật đã vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ
III đến thế kỉ thứ II trước công nguyên, đánh dấu bằng truyện Chử Đồng Tử được học


đạo Phật với nhà sư Phật Quang. Một quan điểm khác liên quan đến chùa Hang Đồ Sơn
(Cốc Tự), tương truyền do một nhà sư Thiên Trúc đã theo các thương gia sang Giao Châu
truyền bá đạo Phật vào thế kỉ thứ II trước công Nguyên và chọn một hang đá để mở chùa,
nay là chùa Hang Đồ Sơn. (2)
Một số nhà nghiên cứu lại căn cứ các tài liệu và lập luận khoa học lại cho rằng đạo
Phật được truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III qua hai con
đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ. Con đường Hồ Tiêu tức là đường biển, xuất phát từ các hải
cảng vùng Nam Ấn rồi qua Sri Lanka, Indonesia tới Việt Nam... Thương nhân Ấn Độ tới
các vùng này bằng thuyền buồm để buôn bán, thường cung thỉnh nhà sư đi cùng để cầu
nguyện cho thủy thủ đoàn và từ đó truyền bá đạo Phật. Con đường Đồng Cỏ, hay con

1


Nguyễn Văn Đỉnh

Lớp: K18BCQ

đường tơ lụa, xuất phát từ Đông Bắc Ấn Độ tới Trung Quốc, một số thương nhân và tăng
sĩ đã theo các con sông Mekong, sông Hồng, sông Đà vào Việt Nam.
Dù có nhiều quan điểm được đưa ra nhưng tất cả đều thống nhất rằng Phật giáo được
truyền vào nước ta qua con đường hòa bình và rất đỗi tự nhiên. Đạo Phật đã nhanh chóng
thích nghi với lối sống của người Việt và song hành cùng quá trình hình thành, phát triển
của đất nước. Đạo Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam một cách rất đỗi tự nhiên,
đã lan tỏa khắp mọi nẻo đường đất nước và để lại dấu ấn đậm nét.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào văn hóa nước ta từ rất sớm. Đến thời nhà Đinh - Tiền
Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng
đến mọi mặt đời sống. Đến đời nhà Hậu Lê, Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo
suy thoái. Đến cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây
chùa. Đến thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam lại phục hưng, phát triển mạnh mẽ.

Ngày nay, Phật giáo Việt Nam gồm 4 tông phái lớn. Thiền tông: Do nhà sư Ấn Độ
Bồ Đề Đạt Ma sáng lập. Thiền là cách gọi tắt của thiền na, hay tĩnh tâm, chủ trương tập
trung trí tuệ để quán định (thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ. Tịnh độ tông: Chủ
trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà. Tịnh độ tông là tông phái phổ biến khắp
Việt Nam, đến đâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" và
tượng Phật A Di Đà ở khắp mọi nơi. Mật tông: Một tông phái Phật giáo chủ trương sử
dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ, ở Việt Nam
không tồn tại độc lập mà hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian với truyền thống cầu đồng,
pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma... Nam tông: Được truyền rất sớm vào Việt Nam do các tổ
sư Ấn Độ truyền bá, hiện nay phát triển mạnh ở miền Nam, chủ yếu đồng bào Khmer.
3. Ảnh hưởng của đạo Phật đến văn hóa Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam một cách tự nhiên và nhanh chóng dung hòa
với các tín ngưỡng truyền thống, dung hòa với các tôn giáo khác và giữa các tông phái
Phật giáo. Đạo Phật cũng dung hòa với các thế hệ chính trị xã hội. Nổi bật nhất là các
thời Đinh, Lý, Trần, Lê, khi các vị cao tăng được mời tham gia triều chính, đặc biệt là
thiền sư Vạn Hạnh, người có công xây dựng nhà Lý khi đưa Lý Công Uẩn lên ngôi.
a) Ảnh hưởng của đạo Phật qua tư tưởng, đạo lý
Trên khía cạnh hệ thống tư tưởng, đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình
thành quan niệm sống và đạo lý cho người Việt, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của
người Việt Nam.
Giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của đạo Phật đã trở thành nếp sống tín
ngưỡng của đa số người Việt Nam. Nhờ đó, người Việt bảo nhau lựa chọn ăn hiền ở lành,
gieo điều lành để tránh quả báo. Người Việt có những câu cửa miệng "ác giả ác báo", “ở
hiền gặp lành”... Nhưng người Việt cũng cho rằng nếu biết sửa chữa, cải ác, hướng thiện,
dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho mình cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau.

2


Nguyễn Văn Đỉnh


Lớp: K18BCQ

Giáo lý từ bi đã thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Thể hiện qua các
tác phẩm văn học như Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi). “Việc nhân nghĩa cốt ở yên
dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, hay “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/Đem chí
nhân để thay cường bạo”. Chiến thắng quân xâm lược phương Bắc, bắt được tù binh
nhưng ta không những không giết mà còn cấp cho thuyền bè để họ về nước. “Thần vũ
chẳng giết hại/Thể lòng trời ta mở đường hiều sinh”. Từ đó, nhân dân Việt Nam đề cao
tinh thần “thương người như thể thương thân”, đi vào ca dao: "Lá lành đùm lá rách",
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bầu ơi
thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Ai ơi hãy ở cho
lành/Kiếp này chẳng gặp đề dành kiếp sau”...
Người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng,
ân quốc gia và ân chúng sanh, từ đó hình thành lối sống hiếu thuận với cha mẹ, thầy giáo,
trung thành với Tổ quốc... Đạo Phật là đạo hiếu, lời dạy của Phật về việc báo ơn cha mẹ
là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng của người Việt, thể hiện qua kho tàng ca dao
phong phú: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Tư tưởng và đạo lý của Phật giáo đã góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn
hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.
b) Ảnh hưởng của đạo Phật qua phong tục, tập quán
Phật giáo đã góp phần hình thành phong tục, tập quán của người Việt, điển hình là tập
tục ăn chay, thờ Phật, phóng sanh và bố thí cho người nghèo. Ăn chay xuất phát từ quan
niệm từ bi của nhà Phật, không sát hại chúng sinh, thương yêu mọi loài. Người Việt bao
gồm cả Phật tử lẫn người không phải Phật tử cũng theo tục lệ này, ăn chay trường hoặc
ăn chay một số ngày trong tháng (mùng Một, ngày rằm...).
Phong tục thờ Phật cũng hết sức phổ biến trong văn hóa Việt Nam. Người Phật tử,
người mộ đạo và nhiều người không phải Phật tử cũng dùng tượng, tranh ảnh Phật để
trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp đẽ, trang nghiêm bởi đề cao thành tựu về tư tưởng văn
hóa của Phật giáo. Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng

sanh cũng ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của người Việt chúng ta.
c) Ảnh hưởng của đạo Phật qua văn học
Tư tưởng Phật giáo đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn học dân gian với
những bài ca dao, dân ca, truyện cổ tích mang đậm giáo lý nhà Phật. “Ở hiền gặp lành”,
triết lý của đạo Phật đã thể hiện rõ nét qua các truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây
khế... Tư tưởng Phật giáo cũng được kế thừa nguyên vẹn trong các dòng văn học Việt
Nam trung đại, hiện đại.
d) Ảnh hưởng của đạo Phật qua các loại hình nghệ thuật
Phật giáo thể hiện rõ nét qua nghệ thuật sân khấu, gồm hát bội, hát chèo, cải lương...
Triết lý nhân quả báo ứng của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng,

3


Nguyễn Văn Đỉnh

Lớp: K18BCQ

vở diễn phù hợp với đạo lý, nếp sống truyền thống của người Việt. Hay loại hình hát
chèo cũng để lại nhiều vở diễn mang tính thưởng thiện, phạt ác, điển hình như Quan Âm
Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ...
Cùng với đó, nghệ thuật hát bội cũng để lại nhiều tác phẩm mang triết lý nhân quả
báo ứng và hướng thiện một cách cao đẹp như các vở San Hậu, Tam Nữ Đồ Vương;
Nghiêu Sò Ốc Hến...
Cải lương là loại hình nghệ thuật phóng khoáng, gần gũi với đời sống nên dễ dàng
tiến sâu vào chân lý của Phật giáo. Giáo lý nhân quả báo ứng, thưởng thiện phạt ác...
được thể hiện qua các vở cải lương tiêu biểu như Thích Ca Đắc Đạo, Quan Âm Diệu
Thiện, Mục Liên Thanh Đề... Một số vở diễn cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tư tưởng
Phật giáo như Phạm Công Cúc Hoa, Tấm Cám..., do tinh thần từ bi hỉ xả của Phật giáo
nên các tuồng cải lương này đều kết thúc có hậu. Nhà nghiên cứu Sơn Nam từng phân

tích: "Phật giáo là phép màu dung hòa mọi mâu thuẫn, chỉ nẻo cho con người thoát khỏi
những cảnh ngộ éo le. Nếu thoát khỏi luân lý ấy, cải lương sẽ là cái xác không hồn".
e) Ảnh hưởng của đạo Phật qua kiến trúc, điêu khắc, hội họa
Thông qua nghệ thuật tạo hình, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ dấu ấn của Phật giáo
ở đất nước hình chữ S. Có những ngôi chùa mà bản thân nó đã là một phần không thể
tách rời khỏi lịch sử dựng nước và giữ nước, có thể kể đến chùa Hương, chùa Dâu, chùa
Một Cột, chùa Keo, chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, Chùa Trăm Gian...
Sau nghìn năm Bắc Thuộc, nước ta giành độc lập. Năm 968, Đinh Tiên Hoàng lên
ngôi vua, lập ra nhà Đinh, mở ra thời kỳ phát triển lâu dài trong lịch sử. Phật giáo cũng
phát triển rực rỡ và tham dự vào việc triều chính. Hoa Lư là kinh đô nước ta thời nhà
Đinh và nhà Tiền Lê, đồng thời là trung tâm Phật giáo. Vào thế kỷ X, tại đây đã có khá
nhiều chùa tháp như Bái Đính cổ tự (phân biệt với chùa Bái Đính hiện đại), chùa Địch
Lộng, động chùa Am Tiêm... Khá nhiều chùa ngôi chùa kiến trúc độc đáo, được xây dựng
trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụng hẳn núi đá làm chùa mà tiêu biểu
là các động chùa: động Hoa Sơn, động Thiên Tôn, Bích Động, động Địch Lộng, chùa Bái
Đính, Linh Cốc…
Dưới thời Lý, Phật giáo trở thành quốc giáo, tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo hòa
hợp với tinh thần ôn hòa, bình dị của người Việt. Lý Thường Kiệt sau khi đánh Tống,
bình Chiêm đã cho xây dựng chùa Báo Ân (Thanh Hóa) để cảm tạ. Lý Thái Tổ khi chưa
xây tôn miếu xã tắc đã cho dựng 8 ngôi chùa. Sử cũ mô tả những ngôi chùa hết sức bề
thế, uy nghiêm, kiến trúc Phật giáo có vị trí quan trọng và nổi trội hơn mọi công trình
kiến trúc khác. Tiếc là ngày nay không còn công trình nào nguyên vẹn, chúng ta chỉ có
thể hình dung qua nền móng và các thư tịch cổ để lại. (3)
Chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) ngày nay chỉ là mô phỏng của ngôi chùa xưa với quy
mô nhỏ hơn nhiều. Chùa Một Cột xưa (xây năm 1049) được dựng trên cột đá cao vài

4


Nguyễn Văn Đỉnh


Lớp: K18BCQ

chục mét, vươn lên giữa hai hồ Linh Chiểu và Bích Trí, như hình bông sen nở ngàn cánh,
trong chùa có tượng mình vàng.
Chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tên chữ Vạn Phúc tự được xây dựng năm 1057 gắn với
truyền thuyết một tòa tháp cao chọc trời khi vỡ hiện ra pho tượng mình vàng uy nghi.
Chùa được xây dựng với 4 cấp nền ăn sâu vào triền núi, mỗi lớp nền cao từ 4 đến 5m.
Lớp đầu tiên là nền đất, có chiều rộng 60m, và chiều sâu 100m, 3 lớp nền sau được bó đá
với chiều rộng khoảng 60m, chiều sâu khoảng 100m, gắn kết với nhau bằng các bậc cầu
thang. Kiến trúc ngôi chùa xưa chỉ còn lại 4 lớp nền và mới được xây dựng lại.
Nói đến kiến trúc Phật giáo thời Lý còn phải kể đến các tháp Phật. Tháp chùa thời Lý
khác những ngôi chùa thời sau, là nơi thờ Phật, hành lễ chứ không phải mộ của các nhà
sư. Tháp thời Lý thường ở vị trí trung tâm của ngôi chùa, được làm nhiều tầng, trở thành
biểu tượng thiêng liêng nối trời với đất, gửi gắm ý nguyện của Phật tử với Ðức Phật trên
cõi Niết Bàn. Các tháp Phật thời Lý như tháp Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Chương
Sơn... nay cũng chỉ còn lại nền móng.
Triều đại nhà Trần phát triển Phật giáo đến mức cực thịnh, đặc biệt là sự ra đời của
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do tổ sư Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông, đạo hiệu
Trúc Lâm đại sĩ sáng lập. Chùa chiền được dựng lên khắp nơi, có thể kể đến các chùa
như Hoàng Giang, Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh...
Điêu khắc Việt Nam cũng để lại nhiều thành tựu mang đậm dấu ấn Phật giáo, tiêu
biểu như tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt; 16 pho tượng tổ gỗ chùa Tây Phương, Bộ
tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An)...
Xét về hội họa, những mái chùa cổ kính cũng như tư tưởng Phật giáo là đề tài gây
nhiều cảm hứng cho các nghệ sĩ với đủ hình thức: tranh lụa, tranh màu nước, sơn dầu,
sơn mài... Những tác phẩm nổi bật có thể kể đến như Chùa Thầy của Nguyễn Gia Trí
(1938), Lễ chùa của Nguyễn Siêu...
LỜI KẾT
Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của người Việt, định

hình bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Bài xã luận của tạp chí Phật giáo Việt
Nam đã viết : "Trong tâm hồn dân tộc Việt Nam thật đã sẵn có mầm móng tinh thần Phật
giáo. Hèn gì mà đạo Phật với dân tộc Việt Nam trong gần hai ngàn năm nay, bao giờ
cũng theo nhau như bóng với hình”.
Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo
đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống... Từ quan niệm nhân sinh
quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của người dân đều ít nhiều
chịu ảnh hưởng của tư tưởng đạo Phật. Phật giáo đã khẳng định chỗ đứng vững chắc
trong lòng của dân tộc, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, đóng góp cho đất nước
nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...

5


Nguyễn Văn Đỉnh

Lớp: K18BCQ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dương Ninh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục, 2018.
2. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam. NXB Thuận Hóa, 1999.
3. KTS Đoàn Hồng Lư. Ðôi nét về kiến trúc Phật giáo thời Lý. Báo Nhân dân, 2010.
4. Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang. Lịch sử thế giới. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,
2012.
5. Wikipedia. />
6


Nguyễn Văn Đỉnh


Lớp: K18BCQ

PHỤ LỤC
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC
TIÊU BIỂU CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

7


Nguyễn Văn Đỉnh

Lớp: K18BCQ

Chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) ngày nay chỉ là mô phỏng của ngôi chùa xưa

Tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất Việt Nam ở chùa Phật tích (Bắc Ninh)

8


Nguyễn Văn Đỉnh

Lớp: K18BCQ

Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng) với tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam (67m)

Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

9




×