Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thác Gia Long, dấu tích một thời vua !

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.31 KB, 6 trang )

Thác Gia Long, dấu tích một thời vua !
Tuổi trẻ online 09-3-2009 : />ArticleID=305221&ChannelID=100
TTO - Sông Krông Ana và Krông Nô gặp nhau tại khu vực Ngã Sáu (xã Ea Na,
huyện Krông Ana, Đắc Lắc) hợp thành dòng sông Sêrêpôk. Từ đây, suốt hành trình
chảy ngược của mình qua các huyện Buôn Đôn, Ea Suop, trước khi đổ vào dòng
Mekong thuộc nước bạn Campuchia, dòng sông này đã tạo nên biết bao dòng thác
hùng vĩ trên đất Tây nguyên.
Trong đó không thể không nói đến thác Gia Long (thuộc địa phận xã Ea Ana của
huyện Krông Ana, tỉnh Đắc Lắc và xã Đăk Sôr của huyện Krông K’Nô, tỉnh Đắc
Nông), một thắng cảnh nổi tiếng đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích văn hóa -
lịch sử.
Thật ra thác Gia Long vốn có cái tên là D’ray Sap (và bây giờ ngành du lịch còn gọi
là D’ray Sáp thượng để phân biệt với D’ray Sáp hạ cách đó chừng hơn một cây số
về phía hạ lưu thuộc địa phận tỉnh Đắc Nông). D’ray Sap, tiếng Ê Đê có nghĩa là
thác khói (D’ray: thác, Sap: khói).
Có đến đây mới hiểu vì sao người ta lại đặt tên thác như vậy. Dòng Sêrêpôk đang
cuồn cuộn chảy giữa rừng già bỗng đổ thẳng xuống một bậc đá sâu tạo nên dòng
thác trước khi tiếp tục xuôi đi. Từ dưới nhìn lên thác cao khoảng 50m, mặt thác
rộng chừng 100m. Nước tràn qua các khối đá khổng lồ đổ ầm ầm, rền vang giữa đại
ngàn. Bụi nước tung bay trắng xóa, mịt mờ như làn khói.
Những trụ cầu treo được xây dựng thời vua Bảo Đại (1930)
Còn vì sao thác có tên gọi là thác Gia Long? Người dân ở đây vẫn kể rằng xưa kia,
sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, chúa Nguyễn Ánh đã có thời gian tìm đến đây ẩn
náu và chiêu tập binh mã để khôi phục triều Nguyễn. Sau khi giành lại cơ đồ lên
ngôi vua gọi là Gia Long, vị vua này đã từng quay lại nơi này thưởng ngoạn cảnh
đẹp. Vì thế, người ta gọi thác này là thác Gia Long.
Nhưng thác Gia Long lại mang đậm dấu ấn của vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của
triều Nguyễn. Theo các tài liệu, năm 1930 vua Bảo Đại đã cho tôn tạo, sửa sang khu
vực thác Gia Long và cho xây dựng chiếc cầu treo bên thác để tiện cho việc đi lại,
nghỉ ngơi, săn bắn mỗi khi tới đây. Tuy nhiên, công việc đã không thể hoàn thành…
và nếu đến đây, bạn sẽ thấy những dấu tích còn lại minh chứng cho một thời đã qua


của lịch sử. Đó là những trụ cầu bằng bêtông cốt thép nằm rải rác bên thác nước.
Có tất cả 8 trụ lớn nhỏ cao thấp khác nhau tùy theo vị trí. Rõ nhất là cụm mố cầu
gồm 4 trụ, có trụ cao hơn 2m, mỗi cạnh chừng 1,5m còn nguyên đầu những thanh
thép to cỡ cổ tay nhô cao trên mặt trụ. Trải qua bao năm tháng, những trụ cầu đã
phủ đầy rêu phong, cỏ dại. Có trụ cây rừng mọc lên, rễ đan chằng chịt.
Hiện tại đây cũng còn cả những bờ kè đá cao và dài hàng trăm mét chống xói lở cho
bờ thác. Để xây dựng những công trình này, hàng nghìn dân phu (trong đó có hàng
trăm tù chính trị của nhà tù Buôn Ma Thuột thời ấy) đã phải lao động khổ sai trong
một thời gian dài, dựng lán trại ăn ở ngay tại chỗ. Đầu thác, bên gốc một cây cổ thụ,
có một vỉa đá lớn có lỗ lõm hình lòng cối, đường kính khoảng gần 50cm, sâu
khoảng 40cm… Người ta bảo rằng những người phu đã đục lỗ đá này để dùng làm
cối giã gạo.
Quanh thác còn có 5 ao lớn nhỏ phẳng lặng dưới bóng cây rợp mát. Đó là những ao
nước tự nhiên cũng được vua Bảo Đại cho tôn tạo lại thành những ao cá. Hẳn xưa
kia, mỗi khi đến đây vua Bảo Đại vẫn ngồi câu cá bên những ao này, hưởng thú vui
nhàn tản?
Thấy tôi hỏi thăm về bãi tắm tiên, một nhân viên của khu du lịch cho biết: bãi tắm
đó nằm ở bên kia bờ sông, cách đây khoảng non cây số, thuộc khu du lịch D’ray
Sáp hạ thuộc sự quản lý của tỉnh Đắc Nông. Gọi là bãi tắm tiên vì theo truyền
thuyết, ngày xưa các nàng tiên thường tới tắm ở đây. Vua Bảo Đại cũng cho cải tạo
nơi ấy thành một bãi tắm thiên nhiên rất đẹp. Muốn tới đó chỉ có cách tìm chỗ nước
lặng bơi qua vì không có thuyền bè cầu phà gì cả. Tốt nhất là phải quay ra cầu 14
mới có đường đi.

×