TRƯỜNG THPT ĐẠ HUOAI ĐỀ THI LẠI – MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỀ A
NĂM HỌC 2008-2009 – THỜI GIAN: 90’
( Không kể thời gian giao đề )
-----***-----
Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ( 3 điểm)
Câu 2: ( 7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Cảm nhận của anh (chò) về hình ảnh chò em Liên, An trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Đề 2: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
-------------------
TRƯỜNG THPT ĐẠ HUOAI ĐỀ THI LẠI – MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỀ B
NĂM HỌC 2008-2009 – THỜI GIAN: 90’
( Không kể thời gian giao đề )
-----***-----
Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng ( 3 điểm)
Câu 2: ( 7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Cảm nhận của anh (chò) về hình ảnh chò em Liên, An trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Đề 2: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
-------------------
TRƯỜNG THPT ĐẠ HUOAI ĐỀ THI LẠI – MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỀ A
NĂM HỌC 2008-2009 – THỜI GIAN: 90’
( Không kể thời gian giao đề )
-----***-----
Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ( 3 điểm)
Câu 2: ( 7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Cảm nhận của anh (chò) về hình ảnh chò em Liên, An trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Đề 2: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
-------------------
TRƯỜNG THPT ĐẠ HUOAI ĐỀ THI LẠI – MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỀ B
NĂM HỌC 2008-2009 – THỜI GIAN: 90’
( Không kể thời gian giao đề )
-----***-----
Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng ( 3 điểm)
Câu 2: ( 7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Cảm nhận của anh (chò) về hình ảnh chò em Liên, An và hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm “Hai đứa
trẻ” của Thạch Lam.
Đề 2: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
-------------------
ĐÁP ÁN THI LẠI NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC 2008 -2009
Đề A:
Câu 1: Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân (3 điểm, mỗi ý đúng,
đầy đủ: 1 điểm)
- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê quán: làng
Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Từ nhỏ ông theo gia đình sống ở
nhiều tỉnh miền Trung. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung ở Nam Đònh, sau đó về Hà Nội
viết văn và làm báo. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện
dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ năm1948 đến 1958, ông là Tổng thư ký
Hội Văn nghệ Việt Nam. (1 điểm)
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ só suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vò trí quan trọng và
đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút ký văn học đạt tới
trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc. Năm 1996, Nguyễn Tuân
được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. (1 điểm)
- Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua,
Đường vui, Tình chiến dòch, Sông Đà,... (1 điểm)
Đề B: Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng (3 điểm, mỗi ý đúng,
đầy đủ: 1 điểm)
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo. Ông quê ở làng Hảo,
huyện Mó Hào, tỉnh Hưng Yên. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Vũ Trọng Phụng đi làm kiếm sống,
nhưng chẳng được bao lâu thì mất việc. Từ đó ông sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, viết
văn chuyên nghiệp. Khoảng năm 1937-1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng không có điều
kiện chạy chữa. Ông mất tại Hà Nội. (1 điểm)
- Vũ Trọng Phụng bắt đầu có truyện đăng báo từ năm 1930. Ngoài tên thật, đôi khi nhà văn còn dùng
bút danh Thiên Hư. Đây là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Không đầy mười năm viết văn, ông đã để
lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ. (1 điểm)
- Tác phẩm chính: Phóng sự: Cạm bẫy người, Kó nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô. Tiểu thuyết: Giông
tố , Số đỏ, Vỡ đê, lấy nhau vì tình,… (1 điểm)
Câu 2: Làm văn
Đề 1: Cảm nhận của anh (chò) về hình ảnh chò em Liên, An và hình ảnh đoàn tàu trong tác
phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
-Đáp án:
1- Hình ảnh chò em Liên:
a/ Hoàn cảnh:
- Cha mất việc, mẹ làm hàng xáo, kinh tế gia đình sa sút. – Gia đình chuyển từ Hà nội về phố
huyện nghèo sinh sống.
- Chò em Liên được giao trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ thuê lại của người khác.
- Liên là người con gái hiếu thảo, đảm đang.
- Chò em Liên đã hòa nhập được vào cuộc sống nơi phố huyện, đã quen với cảnh sống tối tăm, nghèo
túng ở đây, khác hẳn với lúc sống ở Hà Nội.
b/ Tâm trạng:
- Liên cảm thương cho những người nghèo mà đêm nào Liên cũng nhìn thấy: chò Tý, bác Sẩm,
bà cụ Thi, những đứa trẻ ở chợ…
- Liên là người con gái giàu tình thương, biết suy nghó, hay trầm tư trước cảnh đời mà Liên bắt
gặp
- Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà chò và những người xung quanh đang sống đắm chìm
trong bóng tối, chò em Liên muốn quên đi thực tại xót xa “ An và Liên lặng ngước mắt lên các vì sao
đûể tìm sông Ngân Hà và con vòt theo sau ông Thần Nông”
- Chò em Liên luôn hoài niệm về quá khứ xa xưa, êm đềm ở Hà Nội “ Liên nhớ lại khi ở Hà
Nội, chò được hưởng những thức quà ngon lạ, bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi bờ hồ uống
những cốc nước lạnh xanh đỏ”; còn bây giờ: “ Phở của bác Siêu là món quà xa xỉ, hai chò em không
bao giờ mua được.
- Đêm nào hai chò em cũng cố thức để chờ đoàn tàu đi qua – chuyến tàu đêm, hoạt động cuối
cùng của đêm khuya, mang lại một chút ánh sáng và âm thanh rộn rã của Hà thành hoa lệ cho phố
huyện nghèo tăm tối.
2/ Ý nghóa hình ảnh đoàn tàu:
a/Đối với chò em Liên:
- Con tàu mang đến thế giới của kỷ niệm, đánh thức dậy trong chò em Liên hình ảnh đẹp của
quá khứ, mang đến cho Liên nguồn sáng lấp lánh khác hẳn nguồn sáng hiu hắt của phố huyện.
- Chò em Liên chờ đợi tàu không phải để bán được thêm hàng mà vì muốn được nhìn thấy một
thế giới khác sôi động, sang trọng hơn, vì thế việc chờ đoàn tàu đem lại niền vui cho chò em Liên.
Chờ đợi tàu trở thành một nhu cầu có thể khỏa lấp những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn
Liên, giúp Liên thấy rõ hơn, sâu hơn cuộc sống phủ đầy bóng tối nơi phố huyện.
b/ Đối với dân phố huyện:
- Con tàu mang đến cho phố huyện một thế giới khác, thế giới với ánh sáng xa lạ của thế giới thò
thành cho dù ánh sáng ấy chỉ thoáng vụt qua trong giây lát cũng đủ để đem lại cho họ một chút dư vò,
dư âm khác lạ.
- Âm thanh của đoàn tàu dù thoáng qua cũng đủ sức át đi trong chốc lát không khí buồn tẻ, đơn
điệu của phố huyện.
- Khi đoàn tàu đã đi qua, phố huyện lại chìm trong bóng tối nhưng sự chờ đợi và hy vọng vẫn
còn âm vang, ngày này qua ngày khác.
- Con tàu tác động vào lòng người một ấn tượng mạnh mẽ, đưa phố huyện ra khỏi cảnh sống tù
đọng u uẩn – dù chỉ trong chốc lát. Chờ đợi con tàu trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân
phố huyện. Chờ đợi con tàu chính là niềm vui, niềm an ủi, niềm hy vọng – dẫu còn mơ hồ - về một
ngày mai tươi sáng; là khát vọng sống mãnh liệt chợt bùng lên trong tâm hồn những con người nghèo
khổ. Thạch Lam đã nhìn thấy và mô tả được khát vọng sống ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn người
lao động nghèo khổ
* Bằng tình cảm và tấm lòng nhân hậu của mình, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhìn trong
trẻo, nhẹ nhàng ngưng sâu lắng về người lao động nghèo, đặc biệt là trẻ thơ.
-Biểu điểm :
* Điểm các phần :
-Mở bài : 0,75 điểm
-Thân bài : 5,50 điểm
-Kết luận : 0,75 điểm
* Cụ thể :
-Điểm 6 – 7: đáp ứng được các yêu cầu chung . Bài viết có nhận xét đầy đủ, chính xác kết hợp nêu
dẫn chứng cụ thể. Diễn đạt mạch lạc. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt .
-Điểm 5: đáp ứng phần lớn được các yêu cầu chung. Có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt và
chính tả ( từ 4 – 6 lỗi ).
-Điểm 3 – 4 : tỏ ra hiểu nội dung của đề bài, nắm rõ hình tượng nhân vật Liên, An và hình ảnh đoàn
tàu. Bố cục hợp lý. Mắc từ 7 – 8 lỗi diễn đạt, chính tả .
-Điểm 1 – 2 : Chưa hiểu đề. Câu văn còn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả . Văn vụng về , bài làm cẩu
thả . Mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả .
Đề 2: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
-Đáp án:
1-Khổ thơ đầu: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng:
- “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghóa đặc biệt quan trọng, đáng ghi đáng nhớ của người thanh
niên giác ngộ lí tưởng; là sự đánh dấu một cuộc đổi đời, cao hơn là sự hồi sinh của một con người khi
nhận ra ánh sáng của lí tưởng cộng sản.
- Hình ảnh thơ giàu tính hình tượng “bừng nắng hạ” - thứ ánh nắng sáng tươi, rực rỡ chiếu soi
khắp nơi đặc biệt là soi sáng cả những ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn, trí tuệ, nhận thức của con
người.
- Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời chân lí” thể hiện lí tưởng của Đảng, nó có sức mạnh cảm hóa, lay
động và thức tỉnh nhà thơ.
- Hình ảnh so sánh “hồn tôi - một vườn hoa lá” - “rất đậm hương và rộn tiếng chim”: cuộc sống
trong sáng, hồn nhiên, một sức sống sinh sôi dào đạt - cuộc sống mới tươi vui, rộn rã tràn đầy màu
sắc, âm thanh và mùi vò được cất lên như một tiếng ca vui, một lời reo mừng phấn khởi trước nguồn
sáng vó đại của Cách mạng làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim nhà thơ.
- Những tính từ chỉ mức độ cao “bừng, chói, rất đậm, rộn” thể hiện sự say mê, ngây ngất của
người chiến só cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình.
- Câu thơ nối dòng, cách so sánh giản dò, biện pháp ẩn dụ, giọng thơ sôi nổi rộn ràng kết hợp bút
pháp tự sự, kể lại kỉ niệm với tâm trạng lạc quan tin tưởng trước quyết đònh đúng đắn của đời mình.
2- Khổ thơ thứ hai : Những nhận thức mới về lẽ sống, về con đường cách mạng mình đã chọn:
- Từ “buộc “: thái độ chủ động. tự nguyện dấn thân, đòi hỏi sự cố gắng nhất đònh → Sự gắn bó
hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.
- Liên từ “với” sử dụng nhiều lần, những cặp từ liên tiếp “lòng tôi - mọi người, tình trang trải -
trăm nơi, hồn tôi - hồn khổ” phản ánh mối dây ràng buộc với mọi người, thiết lập tình yêu thương
gắn kết giữa người và người, là sự cảm thông chia sẻ trước nỗi đau, vui buồn của bao kiếp người, đặc
biệt là quần chúng lao khổ.
- Điệp từ “để” kết hợp những từ láy “trang trải”, “gần gũi”: từ nhận thức giác ngộ lí tưởng đến
niềm vui, từ tình cảm yêu thương đến sức mạnh. Đó là thái độ của người thanh niên đầy nhiệt huyết
quyết tâm hành động vì lí tưởng.
* Người thanh niên Tố Hữu đã quên mình để đi sâu vào quần chúng với tấm lòng rất chân thành
và thái độ hoàn toàn tự nguyện - người cộng sản trẻ đã trưởng hành, Đảng ngày càng vững mạnh,
cách mạng ngày càng tiến tới.
3- Khổ thơ cuối : Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu - Quan niệm về lí tưởng
cộng sản
- “Tôi đã”: sự thật hiển nhiên.
- Điệp từ “là” (là con... là em..., là anh) là lời khẳng đònh chắc nòch, rắn rỏi, dứt khoát cho sự hòa
nhập tuyệt đối, khẳng đònh ý chí cách mạng, khẳng đònh mình là thành viên ruột thòt trong đại gia đình
quần chúng.
- Số từ ước lệ “vạn” lặp lại cùng nhòp thơ hăm hở, náo nức dồn dập diễn tả thật tài tình sự tăng
tiến về tình cảm. Tư tưởng nhân đạo (đồng cảm xót thương xúc động chân thành, căm phẫn trước bao
cảnh bất công ngang trái của cuộc đời cũ) . Tin tưởng tuyệt đối vào con đường mình đã chọn, thái độ
quyết tâm dứt khoát.
* Tình cảm cá nhân của người thanh niên CS đã chan hòa vào tình cảm rộng lớn của vạn vạn
người. Tâm hồn tác giả muốn mở ra tung trải mênh mông để ôm trùm tất cả, gắn bó tất cả.
+ Nhận xét chung:
- Bài thơ “Từ ấy” là bản tuyên ngôn về quan điểm nhận thức và sáng tác của Tố Hữu.
- Với “Từ ấy”, Tố Hữu đã mang đến cho thơ ca Việt Nam một giọng thơ mới trẻ trung đầy niềm
tin cách mạng. Tác phẩm giúp thế hệ sau có cơ hội hiểu rõ hơn về thời kì nhận đường, thời kì đấu
tranh gian khổ nhưng đầy tự hào của dân tộc.
-Biểu điểm :
* Điểm các phần :
-Mở bài : 0,75 điểm
-Thân bài : 5,50 điểm
-Kết luận : 0,75 điểm
* Cụ thể :
-Điểm 6 – 7: đáp ứng được các yêu cầu chung . Hiểu sâu sắc bài thơ. Bài viết có phân tích đầy đủ,
chính xác kết hợp nêu dẫn chứng cụ thể. Diễn đạt mạch lạc. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt .
-Điểm 5: đáp ứng phần lớn được các yêu cầu chung. Hiểu thơ. Có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn
đạt và chính tả ( từ 4 – 6 lỗi ).
-Điểm 3 – 4 : tỏ ra hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ . Bố cục chưa hợp lý. Mắc từ 7 – 8 lỗi
diễn đạt, chính tả .
-Điểm 1 – 2 : Chưa hiểu đề. Câu văn còn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả . Văn vụng về , bài làm cẩu
thả . Mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả .
-----------------