Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giáo án Học Thuyết giá trị thặng dư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.73 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIÁO ÁN THỰC TẬP
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Sinh viên thực hiện

:

Giảng viên hướng dẫn:

Phú Thọ – 2018

1


BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC – LÊNIN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TIẾT GIẢNG

1.1. Người thiết kế:
1.2. Người hướng dẫn:
1.3. Bài soạn: Chương V: Học thuyết giá trị thặng dư
1.4. Chủ đề giảng:
1.5. Đối tượng: Sinh viên năm thứ nhất
1.6. Địa điểm: Đại học Hùng Vương
1.7. Thời gian: tiết, ngày ...tháng ... năm 20....
1.8. Hình thức lên lớp: lên lớp tập trung
II. NỘI DUNG TIẾT GIẢNG


1. Mục tiêu, yêu cầu:
1.1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1.1.1. Về kiến thức
- Nắm được đặc điểm của quá trình sản xuất tư bản
- Hiểu được quá trình sản xuất giá trị thặng dư
- Nắm vững được các khái niệm :
+Bản chất tư bản là gì?
+ Tư bản bất biến là gì?
+ Tư bản khả biến là gì?
+Tỷ suất giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa?
+Khối lượng giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa?
2


1.1.2. Về kỹ năng
- Biết phân tích quá trình sản xuất GTTD
- Phân biệt được tư bản bất biến với tư bản khả biến
1.1.3. Về thái độ
Sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực sáng tạo, chủ động
nghiên cứu giáo trình và tham gia xây dựng bài giảng; nắm được nội dung và
phương pháp tiếp cận nội dung bài học có hiệu quả; tôn trọng và vận dụng quan
điểm duy vật biện chứng vào nhận thức và hành động.
1.2. Yêu cầu
Sinh viên nghiên cứu giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tích cực chủ động trong việc tiếp cận nội
dung bài học và thực hiện nghiêm túc yêu cầu của giảng viên.
2.

Trọng tâm tiết giảng:

- Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản
khả biến.
a) Bản chất của tư bản
b) Tư bản bất biến và tư bản khả biến
- Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
a) Tỷ suất gias trị thặng dư
b) Khối lượng giá trị thặng dư

3. Phương pháp, phương tiện dạy học cơ bản:
3.1. Phương pháp dạy học: Sử dụng nhiều phương pháp, trong đó, chủ yếu
dùng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, kết hợp với thuyết trình.
3.2. Phương tiện dạy học: Đề cương chi tiết, đề cương bài giảng, giáo trình
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (2012), NXB Chính trị quốc

3


gia, Hà Nội. Bài giảng chủ yếu dùng phấn, bảng kết hợp với trình chiếu
powerpoint.
4. Giáo trình và tài liệu tham khảo:
4.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin (2012), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Dành cho sinh viên
Đại học, Cao đẳng khối không chuyên ngành

Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh


(2013), Nxb Chính trị quốc gia.
4.4. PGS. TS Trần Văn Phòng, PGS.TS An Như Hải, PGS. TS Đỗ Thị
Thạch, Hỏi và đáp môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
4.5. Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành liên quan tới nội dung bài giảng
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Giá trị thặng dư là gì?Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
- Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài sức lao động
do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
- VD:
Nhà tư bản mua hàng hóa theo đúng giá trị
 Năng suất lao động đạt mức tối đa.
 Ngày lao động là 12h ( chia làm 2ca), tiền công thuê công nhân trong 1 ngày
là 3đô. Mỗi 1h lao động người công nhân tạo ra 1 lượng giá trị là 0,5đô

4


 Để sản xuất 10kg sợi cần 10kg bông = 10đô, cần 6h lao động của công nhân,
chi phí hao mòn máy móc là 2đô.
Tiến hành sản xuất:
Trong 6h đầu
Trong 6h tiếp theo
1. Tiền mua bông(10kg):10đô
2. Tiền hao mòn máy móc: 2đô
3. Tiền mua SLĐ công nhân

trong ngày: 3đô
- Tổng tiền ứng ra = 15đô
=> Lúc này chưa có GTTD

1. Tiền mua bông: 10đô
2. Tiền hao mòn máy móc:
2đô
3. tiền mua SLĐ công nhân:
0đô
- Số tiền ứng ra = 12đô
- Tổng chi phí sản xuất 12h
là: =15+ 12 = 27đô
- Giá trị sản phẩm mới: 30đô
=> GTTD thu được là: 3đô

3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Ở giờ trước thì chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là
giá trị thặng dư? Vậy để làm rõ hơn bản chất bóc lột của nhà tư bản
với người công nhân làm thuê như thế nào thì cô và các em sẽ cùng đi
tìm hiểu phần tiếp theo: 2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản
thành tư bản bất biến và tư bản khả biến
Nội dung dạy học

Hoạt động của giáo viên và sinh
viên
2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư *Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất
bản thành tư bản bất biến và tư bản khả của tư bản.
biến
GV: Tư bản là gì?
a. Bản chất của tư bản

SV: Suy nghĩ và trả lời
- Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng
GV: Nhận xét và kết luận
dư bằng cách bóc lột lao động không công
của công nhân làm thuê
GV: Bản chất của tư bản là gì?
SV: đọc giáo trình và trả lời
- Bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ GV: Nhận xét và kết luận lại
sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản
chiếm đoạt GTTD do giai cấp công nhân
5


sáng tạo ra.

b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

- Tư bản bất biến là bộ phận tư
bản biến thành tư liệu sản xuất
mà giá trị được bảo toàn và
chuyển hóa vào sản phẩm, tức là
không thay đổi về lượng giá trị
của nó .
+ Kí hiệu: c
- Tư bản khả biến là bộ phận tư
bản biến thành sức lao động
không tái hiện ra, nhưng thông
qua lao động trừu tượng của
công nhân làm thuê mà tăng lên,
tức là biến đổi về lượng.

+ Kí hiệu: v

GV: Chuyển ý
Trong quá trình sản xuất dưới chủ
nghĩa tư bản để đạt được mục đích
làm giàu bắt buộc các nhà tư bản
phải ứng tư bản hay ứng vốn cho
quá trình sản xuất. Một bộ phận ứng
tư bản hay ứng vốn đó phải được
chia ra để mua tư liệu sản xuất và
một bộ phận để thuê sức lao động
của công nhân và từ đó hình thành
nên hai phạm trù đó là tư bản bất
biến và tư bản khả biến. Vậy thế nào
là tư bản bất biến? Thế nào là tư bản
khả biến chúng ta đi vào phần b.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm,
đặc điểm của TB bất biến và TB khả
biến.
GV nêu khái niệm và giải thích tư
bản bất biến và tư bản khả biến
VD: Chúng ta mua một cái máy
may một kim điện tử Juki DDL
9000B là 10 triệu thì 10 triệu này
khi nó trở thành máy móc rồi và nó
sẽ chuyển dần dần vào sản phẩm
chứ không làm tăng thêm giá trị
thặng dư
GV:Nhưng, trong đời sống hiện
nay, người ta thấy xí nghiệp nào sử

dụng máy móc và công nghệ hiện
đại thì năng suất lao động cao hơn
và nhờ đó thu hút được lợi nhuận
nhiều hơn. Điều đó gây ra một cảm
tưởng là máy móc cũng tạo ra giá trị
thặng dư. Vậy máy móc có tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư hay
không?
6


SV: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Đặt câu hỏi- cho sinh sinh thảo
luận nhóm
 Căn cứ vào đâu để phân
chia?
 Mục đích của sự phân chia?
 Ý nghĩa của việc phân chia?
(*Lưu ý: 3 câu hỏi trên có thể chia
lớp thành 3 nhóm để thảo luận)
=> Kết luận:
- Mác căn cứ vào tính chất hai mặt của sản
xuất hàng hóa – giúp Mác tìm ra chìa khóa
để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất
biến và tư bản khả biến.
+Lao động cụ thể: Bảo tồn và chuyển dịch
giá trị của TLSX
+Lao động trừu tượng: Tạo ra giá trị mới
- Mục đích của sự phân chia: Vạch rõ bản

chất bóc lột của TB, khẳng định chỉ có lao
động của người công nhân làm thuê mới
tạo ra giá trị thặng dư cho nhà TB.
- Ý nghĩa của sự phân chia:
+ Vạch rõ nguồn gốc của m
+ Vai trò của mỗi bộ phận TB trong việc
tạo ra m.
+ Giá trị hàng hóa = c + v + m

SV: Nghiên cứu giáo trình rồi trả
lời.
GV: Nhận xét, kết luận.

GV: Ý nghĩa của sự phân chia TB
thành TB bất biến và TB khả biến?
SV: Trả lời
GV: Kết luận lại

GV: Chuyển ý
Vậy để biết trình độ và quy mô nhà
tư bản bóc lột gia trị thặng dư của
người công nhân như thế nào thì
chúng ta sang phần 3.
3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng
7


giá trị thặng dư
a. Tỷ suất giá trị thặng dư (kí hiệu là m ̓)
Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ

số tính theo phần trăm giữa số lượng giá
trị thặng dư với tư bản khả biến cần thiết
để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
- Công thức tính:

*Hoạt động 3: Tìm hiểu về tỷ suất
giá trị thặng dư và khối lượng giá
trị thặng dư
GV: Dựa vào sách giáo trình một
bạn hãy nêu khái niệm tỷ suất giá trị
thặng dư?
SV: Nghiên cứu và trả lời
GV: Nhận xét, kết luận

m
m ͗ = ______x 100%
v

Trong đó: m là giá trị thặng dư
V là tư bản khả biến
Hoặc có thể tính theo công thức:
Trong đó:
t ̓
m ͗ = --------x 100%
t

Trong đó:
t: thời gian lao động tất yếu
t ̓: thời gian lao động thặng dư
- Ý nghĩa:m ̓ phản ánh trình độ bóc

lột của nhà tư bản đối với công nhân
làm thuê
b. Khối lượng giá trị thặng dư(ký hiệu M)
- Khái niệm: là tích số giữa tỷ suất
giá trị thặng dư và tổng tư bản khả
biến đã được sử dụng
- Công thức:

VD: Nhà tư bản đầu tư khoảng 5
triệu vào việc mua sức lao động của
người công nhân (tư bản khả biến)
thu được 5 triệu giá trị thặng dư. Tỷ
suất giá trị thặng dư là?
Tỷ suất giá trị thặng dư ở Mỹ từ
năm 1899 đến năm 1988 (%)
Năm 1899 1939 1963 1988
m ̓
111
205 351 430

GV nêu khái niệm
SV: lắng nghe, ghi chép

M = m ̓ x V

Hay

m
M = _____
v


V
8


Trong đó:
v:Tư bản khả biến đại biểu cho một giá trị
một sức lao động
V: Là tổng số tư bản khả biến được sử dụng
đại biểu cho tổng số công nhân làm thuê.
- Ý nghĩa: M phản ánh quy mô bóc lột
của nhà tư bản đối với công nhân làm
thuê.
 Kết luận: Cùng với sự phát triển
của Khoa học kỹ thuật Chủ nghĩa tư
bản ngày càng có những phương
thức tinh vi để bóc lột người lao
động. Bên cạnh những ưu đãi thì họ
cũng không che dấu được bản chất
bóc lột của mình.

4. Củng cố. ( Thời gian: 3-5 phút).
a) Khái quát nội dung bài học
Học xong bài sinh viên nắm được những nội dung sau:
- Đặc điểm của quá trình sản xuất GTTD
- Hiểu được khái niệm, đặc điểm TB bất biến và TB khả biến, tỷ suất
giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.
b) Bài tập
Chọn đáp án đúng trong các câu sau?
Câu 1: Tư bản là:

A. Tiền và máy móc thiết bị
B.Tiền có khả năng đẻ ra tiền
C.Giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm
thuê
9


D.Công cụ sản xuất và nguyên vật liệu

Câu 2: Tư bản bất biến là bộ phận tư bản mà giá trị của nó:
A. Chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao
B. Lớn lên trong quá trình sản xuất
C. Không thay đổi về lượng và được chuyển nguyên vẹn qua sản
phẩm
D. Không thay đổi và được chuyển ngay sang sản phẩm sau một
thời kì sản xuất.
Câu 3: Tư bản khả biến là bộ phận tư bản:
A. Có khả năng biến đổi về lượng giá trị
B. Dùng để mua sức lao động của công nhân làm thuê
C. Là nguồn gốc của GTTD
D.Cả A,B,C
Câu 4: Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là gì?
m
A. m ̓ =______ x 100%
v
B. M = m ̓ x V
m
C. M =_____ xV
v
Câu 5:

Đáp án:
Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

D

A

10


5. Hướng dẫn tự học
Dặn dò SV
+ Về nhà học bài
+ Đọc trước bài mới – Nội dung 4;5

11




×