MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI NHẰM PHÁT TRIỂN
TƯ DUY SÁNG TẠO CHO NGƯỜI HỌC
NGUYỄN VĂN THIÊN
Tóm tắt
Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là bên cạnh những
thành tựu đã đạt được còn khá nhiều điều bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung
vào chất lượng đào tạo chưa cao. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố
quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy
khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên, và người học phát huy hết khả
năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy cho
người học.
Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư
cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát triển bền
vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đưa nước ta thành một
nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức giữ một vị trí rất quan trọng. Đây chính là
yếu tố then chốt, mang tính quyết định đưa đất nước đi lên như cha ơng ta đã từng
nói: “Hiền tài là ngun khí quốc gia, ngun khí thịnh thì nước mạnh, ngun khí
yếu thì nước suy’’.
Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là bên cạnh những
thành tựu đã đạt được còn khá nhiều điều bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung
vào chất lượng đào tạo chưa cao. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, những người có
tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã bày tỏ quan điểm của mình về thực
trạng này, đồng thời chỉ ra khá nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bất cập giữa qui mô đào
tạo và chất lượng đào tạo. Trong đó các nguyên nhân chính tập trung vào sự yếu kém,
bất hợp lý trong phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên giảng dạy, chương trình
đào tạo, tài liệu học tập, giáo trình,...
Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo
điều kiện để giảng viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc
truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa
học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và
sáng tạo của người học.
Bức tranh chung về phương pháp giảng dạy tại các cấp học của chúng ta hiện
nay là tập trung vào kỹ năng tư duy phân tích, nghĩa là dạy cho người học cách hiểu
các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi khơng
đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Thậm chí, nhiều nơi phương pháp thuyết trình
(thầy giảng, trò ghi) vẫn chiếm ưu thế, nhiều giảng viên chưa chú trọng đến đến việc
giới thiệu, yêu cầu, bắt buộc người học phải tham khảo những tài liệu gì. Phương
pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng
tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải
pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một.
Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của người học
trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì
trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu
tính sáng tạo trong tư duy khoa học. Người học còn quan niệm rằng chỉ cần học
những gì giảng viên giảng trên lớp là đủ. Ngoài ra sự thụ động của họ còn thể hiện
qua phản ứng của họ đối với bài giảng của giảng viên trên lớp. Họ chấp nhận tất cả
những gì giảng viên trình bày. Sự giao tiếp trao đổi thơng tin trong lớp học hầu như
chỉ mang tính một chiều.
Từ thực tế trên cho thấy để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đổi mới phương
pháp giảng dạy đối với các cấp đào tạo tại Việt Nam là việc làm cấp thiết và cần tiến
hành một cách đồng bộ. Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội
đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó
làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giảng viên khơng ngừng nâng cao trình độ
hiểu biết. Vì vậy, vai trò mới của người giảng viên trở thành nhân tố kích thích trí tị
mị của học viên, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ
chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo. Việc áp dụng các phương pháp giảng
dạy mới đòi hỏi phải có những tài liệu dạy-học mới. Những tài liệu này phải gắn với
các phương pháp kiểm tra mới nhằm khuyến khích khơng chỉ khả năng nhớ mà cả
khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của học viên.
Tại Việt Nam hiện nay nhiều cơ sở đào tạo đã và đang chuyển đổi sang một
phương thức đào tạo mới, đó là phương thức đào tạo theo tín chỉ. Phương thức đào
tạo này mang lại nhiều ưu điểm, đó là sự mềm dẻo và linh hoạt trong việc thiết kế
chương trình, học viên có thể lựa chọn cho mình chương trình học lý phù hợp với khả
năng và điều kiện của mình. Bên cạnh đó phương thức đào tạo theo tín chỉ giảm đi sự
nhồi nhét kiến thức của người dạy và tạo điều kiện để người học tự học, tự nghiên
cứu, do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Những lợi ích của
phương thức đào tạo theo tín chỉ mang lại là rất lớn, tuy vậy nó cũng đặt ra khá nhiều
thách thức đối với giảng viên và người học. Việc áp dụng học chế tín chỉ vào giảng
dạy sẽ làm thay đổi cơ bản cách học hiện nay.Ví dụ, người dạy cần tự quản lý về thời
gian cũng như làm các công việc một cách độc lập (tiến hành những nghiên cứu trong
ngành đào tạo của mình). Người học cũng cần phải có quan điểm học tập là tập trung
vào việc hình thành kiến thức, óc sáng tạo và cách giải quyết vấn đề.
Nhìn rộng ra các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới, họ đặc biệt
quan tâm đến việc phát triển tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập và khả năng
làm việc theo nhóm của người học. Các quốc gia này áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau nhằm khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để người học phát triển khả năng
sáng tạo của mình. Nhiều trong số các phương phương pháp, chúng ta có thể học tập
và áp dụng cho Việt Nam ngay cả ở những trường, đơn vị chưa áp dụng phương thức
đào tạo theo tín chỉ.
Ví dụ:
Phương pháp học theo dự án (Project Based Learning)
Đây là mơ hình học tập có nhiều khác biệt so với mơ hình học tập truyền
thống. Phương pháp học theo dự án yêu cầu các hoạt động học tập phải được thiết kế
một cách cẩn thận, mang tính lâu dài và liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật. Đây
là mơ hình lấy người học làm trung tâm và hòa nhập với những vấn đề thực tiễn của
thế giới thực tại. Mục tiêu của phương pháp học theo dự án là để học viên học nhiều
hơn về một chủ đề chứ khơng phải là tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi
được giáo viên đưa ra. Phương pháp này yêu cầu học viên cộng tác với các bạn trong
lớp trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng
trình bày cơng việc mình đã làm trước giảng viên và các học viên khác. Phương pháp
này cũng đòi hỏi các học viên phải đặt câu hỏi, đồng thời tìm kiếm những mối liên hệ
và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy này sẽ
làm thay đổi môi trường học của học viên từ chỗ nghe giảng viên nói sang môi
trường làm việc, tư duy.
Phương pháp học theo dự án mang đến cho học viên rất nhiều lợi ích, nó tạo
cho học viên khả năng kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, tạo nên công cụ hỗ trợ
liên ngành để giải quyết vấn đề. Đối với những vấn đề khó, phức tạp, phương pháp
này tạo cho học viên khả năng khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin
một cách khoa học. Thông qua các hoạt động thực tế trên lớp, phương pháp này tạo
cho học viên sự thích thú, hứng thú với việc học.
Vai trị của giáo viên trong phương pháp học theo dự án có rất nhiều thay đổi
so với phương pháp truyền thống. Giáo viên khơng đóng vai trị là người điều khiển
tư duy học viên mà là người hướng dẫn, người huấn luyện, người tư vấn và bạn cùng
học. Giáo viên phải tập trung vào việc hướng dẫn cho học viên, tạo cơ hội để học
viên phát huy hết khả năng học tập và sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần đồng đội làm việc
theo nhóm của các học viên.
Quá trình thực hiện phương pháp học theo dự án:
+ Xác định một vấn đề, dự án phù hợp với học viên.
+ Liên kết vấn đề với thế giới, môi trường xung quanh của học viên.
+ Xây dựng các chủ đề xung quanh vấn đề, dự án.
+ Tạo cho học viên cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học tập để
giải quyết vấn đề.
+ Khuyến khích sự cộng tác bằng cách tạo ra các nhóm học tập.
+ u cầu tất cả học viên trình bày kết quả học tập dưới hình thức một dự án
hoặc chương trình.
Phương pháp người học là trung tâm (Learner - Centered)
Đây là phương pháp đặt học viên vào vị trí trung tâm của giáo dục. Phương
pháp này bắt đầu với việc tìm hiểu các mơi trường giáo dục liên quan mà học viên
xuất phát. Sau đó giáo viên hướng dẫn tiếp tục đánh giá tiến độ học của học viên so
với mục tiêu học, bằng cách giúp cho người học có được các kỹ năng cơ bản để học
tập. Phương pháp này tạo cho học viên nền tảng cho việc học suốt đời, vì vậy học
viên phải có trách nhiệm với việc học của bản thân. Với phương pháp này giáo viên
đóng vai trị là người hướng dẫn học viên trong quá trình học.
Phương pháp người học là trung tâm mang đến nhiều lợi ích, trước hết nó loại
bỏ cách dạy và học: " Giáo viên nói, học sinh nghe", khuyến khích sự sáng tạo từ
giáo viên và học viên một cách tối đa, đồng thời tạo nên sự thân thiện giữa giáo viên
và người học thông qua việc tăng cường trao đổi, học hỏi qua lại. Phương pháp người
học là trung tâm tập trung sự tham gia nhiệt tình, chủ động của người học trong suốt
quá trình khám phá tìm tịi, đồng thời tạo điều kiện để người học có cơ hội trình bày,
bảo vệ những ý kiến sáng tạo của mình.
Các yếu tố liên quan đến phương pháp người học là trung tâm:
+ Bối cảnh học: Việc học chịu sự tác động của các yếu tố môi trường bao gồm
văn hoá, kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy. Giáo viên đóng vai trị tương tác
chính giữa học viên và môi trường học. Những ảnh hưởng văn hố có thể tạo ra nhiều
tác động liên quan mang tính giáo dục như động cơ học, định hướng đối với việc học
và cách tư duy. Kỹ thuật và phương pháp dạy phải phù hợp với trình độ kiến thức sẵn
có, khả năng nhận biết và các chiến lược tư duy của học viên.
+ Các ảnh hưởng đối với việc học: Việc học chịu ảnh hưởng bởi các mối quan
hệ giao tiếp với mọi người xung quanh. Việc học có thể nâng cao khi người học có cơ
hội tiếp xúc và cộng tác với người khác. Các môi trường học cho phép tạo ra các mối
tương tác xã hội, tơn trọng tính đa dạng, khuyến khích lối tư duy linh hoạt. Qua việc
tiếp xúc và hợp tác với giáo viên hướng dẫn, cá nhân người học sẽ có cơ hội tiếp thu
nhận thức và tư duy phản ánh, từ đó phát triển trình độ hiểu biết và hồn thiện bản
thân.
+ Mục đích của q trình học: Bản chất chiến lược của việc học là đòi hỏi học
viên phải biết định hướng mục tiêu. Để nắm vững các tri thức, kỹ năng và đạt được
các chiến lược tư duy cần thiết cho việc học, học viên phải tạo ra các mục tiêu cho
bản thân và theo đuổi các mục tiêu đó. Khởi đầu, các mục tiêu ngắn và việc học có
thể sơ sài trong một phạm vi nào đó nhưng qua thời gian, mức độ hiểu biết của học
viên có thể được xác định thơng qua trình tự tìm hiểu, trao đổi và tích luỹ các tri thức
cần thiết.
Phương pháp Kỹ thuật tạo ra ý tưởng (Brainstorming).
Tác giả của phương pháp Brainstorming (tạm dịch là kỹ thuật tạo ra ý tưởng) là
Alex Osborn (Hoa Kỳ). Mục đích chính của phương pháp này là giúp người học thốt
ra khỏi tư duy theo lối mịn và tạo ra một loạt các ý tưởng mà sau đó có thể lựa chọn.
Phương pháp này áp dụng phù hợp với nhóm học viên.
Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp kỹ thuật tạo ra ý tưởng:
+ Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, khơng được
phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích
đánh giá ở các bước sau.
+ Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả
những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành
hiện thực.
+ Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các
câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào?. Làm thế nào để ý
tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?...
+ Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra
khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý do chính để cần số
lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc đầu học viên đưa ra thông thường
là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học
viên tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có
nhiều ý tưởng để lựa chọn.
Ngồi các phương pháp đã đề cập trên đây còn khá nhiều các phương pháp
khác đã được phát minh, nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy như phương pháp Học
thực tiễn của David A. Kolb, phương pháp Quản lý ý tưởng (Ideas Management),
phương pháp 6 chiếc nón tư duy ( Six Thinking Hats)….
Qua việc phân tích một số phương pháp giảng dạy có thể nhận định các
phương pháp này có rất nhiều sự khác biệt so với phương pháp truyền thống. Trong
đó sự khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người học và người dạy đã thay đổi, sự thay
đổi này đã biến quá trình học của học viên từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe
giảng sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kích thích khả
năng sáng tạo của họ.
Trở lại với hoạt động giáo dục đào tạo ở Việt Nam, vấn đề cốt lõi vẫn là cần
tìm giải pháp khắc phục những tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Để
nâng cao chất lượng đào tạo chúng ta cần phải cải tiến đổi mới đồng bộ về nhiều mặt:
chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, ... Trong đó việc
đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo một cách bền vững. Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ
tạo điều kiện tốt cho người học có thể phát huy hết khả năng tư duy của mình, biến
quá trình học của người học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo.
1. Hai hướng tiếp cận vấn đề phươngpháp trong triết học:
a. Tiếpcận của G.Henghen(1770-1831)
Theo G.henghen : “Phương pháplà hình thức vận động của sự vật”
Mỗi sự vật đều có bản chất và được thể hiện qua hình thức nhất định . Hình
thức khơng bao giờ tồn tạitách rời nội dung. Chúng có phương pháp vận động của
riêng mình.
Vận dụng cách tiếp cận của G. henghen vào dạy học: mỗi nội dung dạy học có
một phương pháp đặc thù, mang lại hiệu quả nhất mà không thể thay thế băng
phương pháp khác .
Hệ quả:
Muốn xác định và sử dụng phương pháp dạy học tối ưu , phải trả lời câu hỏi: “dạy
cái gì?” sau đó mới đến“dạy như thế nào?”
Cách dạy phải luôn luôn phù hợp với nội dung dạy học.dự thay đổi nội dung dẫn đến
thay đổi phương pháp dạy học , hình thành phương pháp dạy học mới .
Sự khác nhau giữa phương thức dạy học này với phương thức dạy học khác ở
cả mục đích , nội dung , phương pháp.b. Tiếp cận của C.Mac (1818-1883)
Theo C.MAC : “Phương pháp có tính độc lập tương đối với nội dung sự vật”
Theo ơng , thì ta có thể tách một cách tương đối giữa nội dung dạy học và phương
pháp dạy học . Trình độ và hiệu quả của hoạt đông dạy học được quy định bởi
phương pháp và phương tiện.
Hệ quả :
Có nhiều phương pháp triển khai một nội dung dạy học , trong đó có mọt phương
pháp tốt nhất .
Kết luận : Đạt hiệu caotrong dạy học phải trả lời được câu hỏi : “phương pháp nào
là tối ưa, phương tiện nào là tốt nhất để chuyển tải tới nôi dung người học?”
2. Khái niệm phương pháp dạy học:
a. Định nghĩa phương phápdạy học:
- Phương pháp là con đường, cách thức tiến hành một việc gì đó.
- Phương pháp dạy học là hình thứcvận động của một hoạt động đặc thù là:
hoạt động dạy học.
à Định nghĩa chung nhất về phương pháp dạy học là những con đường, cách
thứctiến hành hoạt động dạy học.
v Các cấp độ của dạy học:Ø Cấp độ rộng nhất:
Dạy học là hoạt động của một hệ thống nhiều tầng bậc, từ quy mô quốc gia đến
một cấp học, bậc học, ngành học…Ø Cấp độ thứ hai:
Dạy học được hiểu là một hoạt động cụ thể, diễn ra theo một q trình, trong
một khơng gian thời gian nhất định và được cấu trúc bởi các yếu tố: mục đích, nội
dung dạy học, các hoạt động dạy – học và kết quả dạy học.Ø Cấp độ thứ ba:
Dạy học được hiểu là hoạt động của người dạy và người học trong sự tương tác lẫn
nhau, nhằm thực hiện nộidung dạy và hoc đã được xác định.
=> Phương pháp dạy học cũng được hiểu tương ứngvới ba cấp độ của dạy
học:
Ø Cấpđộ rộng nhất:
PPDH là cách thức triển khai của một hệ thống dạy học đa tầng, đa diện:cho
một bậc học, cấp học, ngành học, phương thức học…Ø Cấpđộ thứ hai:
PPDH được hiểu là phương pháp triển khai một quá trình dạy học cụ thể. Tức
là cách thức hình thành mục đích dạy học, cách thức soạn thảo và triển khai nội dung
dạy học, cách thức tổ chức hoạt động dạy và hoạt động học nhằm hiện thức hóa mục
đích, nội dung dạy học vàcách thức kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình dạy
học.Ø Cấpđộ thứ ba:
PPDH là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực
hiện một nội dung dạy học đã được xác định.v
Lưu ý: Ở cấp độ đầu, PPDH mang đậm tính chiến lược, có nhiều yếu tố lý
luận,phương pháp luận. Dần về các cấp độ sau, PPDH mang tính chiến lược, kỹ
thuật.b. Phân biệt phương pháp dạy học vớikinh nghiệm dạy học:
v Vấn đề:
- Kinh nghiệm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy và học.
- Nhiều người đồng nhất kinh nghiệm dạy học với phương pháp dạy học.
è Đây là quan niệm sai lầm, thực chất,kinh nghiệm và phương pháp dạy học là hoàn
toàn khác nhau.
Bởi kinh nghiệm được hình thành qua trải nghiệm của chính cá nhân đó. Khi
tiến hành hoạt động dạy và học, kinhnghiệm mà người dạy và người học hình thành
được là những tri thức về hoạt độngnày. Tuy những kinh nghiệm này rất sâu sắc và
mang lại hiệu quả cao đối với tình huống dạy và học cụ thể của từng cá nhân nhưng
chúng chỉ là những trải nghiệm cá nhân, những trải nghiệm này chưa được thực
nghiệm và khái quát khoa học để trở thành lý luận phổ biến. Chính vì lẽ đó mà kinh
nghiệm dạy và học,chỉ có thể trao đổi, trao tay giữa người này với người khác gắn
liền với nhữngtình huống dạy học cụ thể.
Ngược lại, phương pháp dạy học với tư cách là một phạm trù lý luận, là những
tri thức về cách thức dạy học đã được thực nghiệm và khái quát khoa học, trở thành
những nguyên lý phổ biến và có thể chuyển giao theo một quy trình độc lập, cho
nhiều người.3. Cấu trúc phương pháp dạyhọc:
Mỗi phương pháp dạy học cụ thể là mộtcơ cấu nhiều tầng bao gồm bốn yếu tố có
quan hệ nhân quả với nhau:a. Hướng tiếp cận đối tượng dạy học:
Quan điểm hay hướng tiếp cận đối tượng dạy học là tầng phương pháp luận của
phương pháp dạy học.
Trước khi triển khai một hoạt độngdạy học nào đó, cả người dạy và người học
đều phải xác định hướng tiếp cận đến đối tượng của mình. Điều quan trọng là phải
xác định được mục đích của hoạt động dạy học. Và quan điểm hay hướng tiếp cận đối
tượng sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể và các phương tiện
dạy học phù hợp.
Ví dụ như xác định mục tiêu của dạyhọc là hướng đến hình thành hành vi của
người học thì dạy học phải tuân theocác nguyên tắc huấn luyện và kiểm soát hành vi
của họ. Nếu mục tiêu hướng tớiviệc cung cấp tri thức cho người học thì phải tuân
theo các nguyên tắc của dạyhọc thông báo, liên tưởng. Ngược lại mục tiêu hướng đến
việc phát triển nhâncách của người học, thì phải tn theo các ngun tắc có tính
nhân văn, tơntrọng, thỏa mãn và thúc đẩy nhu cầu phát triển của họ.
b. Nộidung của phương pháp:
Nội dung lí luận của phương pháp dạyhọc là yếu tố tạo ra sự khác biệt về bản
chất và mức độ khoa học giữa phươngpháp dạy học với kinh nghiệm cá nhân trong
dạy học.
Nội dung lí luận của phương pháp dạyhọc bao gồm sự mơ tả tồn bộ nội dung
của phương pháp dạy học, từ cơ sở lí luậncủa phương pháp đến hệ thống các biện
pháp tiến hành; từ mục đích, chức năng,tính chất, nguyên tắc, cách thức triển khai các
biện pháp đến những gợi ý cótính linh hoạt khi sử dụng các biện pháp dạy học, trong
những tình huống phổbiến. Nội dung lí luận của phương pháp cũng đề cập đến những
ưu thế và hạn chếcủa phương pháp, phạm vi sử dụng có hiệu quả của nó; những u
cầu về phíangười dạy và người học khi tiến hành phương pháp này; sứ mạng hiện tại
và nhữngtriển vọng của phương pháp trong tương lai.v.v… Đối với người dạy và
người học,việc hiểu sâu sắc và thấu đáo nội dung lí luận của phương pháp sẽ giúp họ
có cơsở vững chắc để triển khai các biện pháp dạy và học trong thực tiễn.c.
Hệthống biện pháp kĩ thuật dạy học của phương pháp:
Nội dung lí luận của phương pháp chỉlà hình thái lí luận của phương pháp,
chưa phải là phương pháp dạy học trongthực tiễn. Điều quyết định sự tồn tại trong
hiện thực và hiệu quả của phươngpháp dạy học là hệ thống biện pháp dạy học.
Biện pháp dạy học là một hệ thống cáccách thức tác động cụ thể của người dạy và
người học vào đối tượng dạy học, quađó thực hiện được nhiệm vụ dạy học. Xung
quanh vấn đề biện pháp dạy học có vàiđiểm cần chú ý:
Thứ nhất:
Biện pháp dạy học là những cách thức tác độngthực tiễn của người dạy và người
học lên đối tượng dạy và học. Vì vậy biện pháplà sự hiện thực hóa sức mạnh của
phương pháp, là cơ cấu kĩ thuật của phươngpháp để thực hiện mục đích dạy học. Nếu
khơng có biện pháp thì phương pháp trởnên trống rỗng, khơng có nội dung. Nếu biện
pháp tốt, hiệu quả của phương phápsẽ cao và ngược lại. Tính chất và cường độ của
các biện pháp dạy học thể hiệntính tích cực của q trình dạy học.
Thứ hai:
Có hệ thống biện pháp của người dạy và biệnpháp của người học. Đối tượng tác
động, tính chất và cường độ các biện pháp củangười dạy và người học bị qui định bởi
mục đích dạy học, nội dung dạy học, vịthế người người dạy và người học trong mối
quan hệ giữa người dạy và người học.Chẳng hạn, nếu mục đích hướng đến nội dung
tri thức khoa học thì các biện phápcủa người dạy chủ yếu tác động vào nội dung tri
thức và cách truyền thụ chúng;nếu mục đích là hình thành các kĩ năng hành động cho
người học, thì biện phápdạy học phải là giới thiệu và hướng dẫn người học thực hành
các kĩ năng đó.
vThứ ba:
Cơng cụ dạy học quy địnhtrình độ dạy học. Nói cách khác, cơ chế triển khai và
trình độ các biện phápquy định trình độ phương pháp dạy học và hiệu quả dạy học.
Đến lượt nó, cơ chếvà trình độ các biện pháp bị quy định bởi cơng cụ dạy học. Các
công cụ dạy họcrất đa dạng, bao gồm:
+ Các cơng cụ tâm lí: Làcác tri thức, các khái niệm khoa học, các cơng cụ nhận
thức như trí nhớ, tưduy, ngơn ngữ.v.v… Trong đó các khái niệm khoa học là công cụ
quan trọng nhất.Khái niệm khoa học trong mơn học là thước đo trình độ dạy học.
+ Các cơng cụ kĩ thuật:Các cơng cụ kĩ thuật có một phổ rất rộng, bao gồm các
biểu đồ, các bảng tưliệu, tranh ảnh, bản đồ, mơ hình, máy tính, máy dạy học và
các phương tiện kĩthuật khác.
Thứ tư:
Các biện pháp dạy ( vàhọc ) tồn tại vừa theo cấu trúc không gian vừa theo quy
trình tuyến tính. Nóicách khác, hệ thống biện pháp dạy là cấu trúc đa diện, đa tầng.
trong đó cáctiểu hệ thống biện pháp đảm nhận chưc năng riêng và kết hợp với nhau
thành một hệ thống hữucơ. Trong mỗi tiểu hệ thống, các biện pháp cụ thể kết hợp với
nhau theo logictuyến tính, tạo thành quy trình chặt chẽ ( các bước tìm hiểu học viên,
các bướcthiết kế bài học v.v…). Vì vậy trong thực iễn dạy học, một mặt phải xác
địnhđược đầy đủ các bình diện thao tác, đồng thời phải thiết lập được quy trình
cácthao tác trong từng bình diện đó.d. Cácthủ pháp nghệ thuật dạy học:
Hệ thống biện pháp dạy học là cơ cấukĩ thuật của phương pháp dạy học. Đó là
điều kiện cần để tiến hành hoạt độngdạy học có kết quả. Tuy nhiên, biện pháp kĩ thuật
sớm hay muộn cũng dẫn đến máymóc. Vì vậy có thể chuyển chúng vào trong các
phương thức dạy học bằng máy dạyhọc. Do đó, một giáo viên giỏi là người không chỉ
tổ chức tốt các biện pháp dạyhọc mà phải nâng các biện pháp đó lên mức nghệ thuật
dạy học. Ta quy ước gọi đólà các thủ pháp ngệ thuật dạy học.
Sự khác nhau giữa biện pháp kĩ thuậtvới thủ pháp ngệ thuật là tính logic. Biện
pháp kĩ thuật luôn luôn gắn với tiếnbộ khoa học và được thực hiện với quy trình logic
chặt chẽ. Tính logic tuyếntính nghiêm ngặt là bản chất của quytrình cơng nghệ. Trong
khi đó thủ pháp ngệ thuật ln ln có xu hướng sáng tạovà vượt ra khỏi khuôn khổ
logic. Vì vậy các thủ pháp nghệ thuật thường đượctriển khai theo quy trình bán logic.
Nghĩa là các thủ pháp được dựa trên mộtlõi kĩ thuật ít ỏi, cần thiết, đủ đảm bảo cho
các thủ pháp được đúng hướng, cònchủ yếu là sự sáng tạo, tự do.
Hoạt động dạy học khơng phải hồntồn là hoạt động khoa học hoặc hoạt động
nghệ thuật. Dạy học mang bản chấtkhoa học công nghệ và có tính nghệ thuật. Vì vậy
phương pháp dạy học cũng vừacó biện pháp mang bản chất kĩ thuật và logic cơng
nghệ vừa có tính nghệ thuật.
Sự tăng dần mức độ nghệ thuật trongdạy học trên cơ sở chuyển hóa các biện pháp
kĩ thuật thành thủ pháp nghệ thuậtdạy học là cơ sở để nâng dạy học lên trình độ mới
với hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu cá biệt hóa trong dạy họchiện đại. Tuy nhiên hiện
nay yếu tố nghệ thuật của phương pháp dạy học chưađược quan tâm đúng mức so với
yếu tố kĩ thuật. Yếu tố kĩ thuật của phương phápdạy học, một mặt tạo ra mô hình
chung về cơng nghệ dạy học, những cơng nghệ nàycó thể quảng bá, chuyển giao theo
công nghệ trong dạy học. Đây chính là thế mạnhcủa yếu tố kĩ thuật trong phương
pháp dạy học. Tuy nhiên, mặt trái của nó làlàm người dạy và người học bị lệ thuộc
vào một số phương pháp và một số mơ hìnhnhất định. Tính khn mẫu này có thể
làm giảm đặc trưng sáng tạo của các chủthể dạy học.
Tóm lại, trong dạy họchiện đại, người ta phải xây dựng các mơ hình và cơng nghệ
dạy học cho từng cánhân người học. Tức là đề cao tính sáng tạo nghệ thuật trong
phương pháp dạyhọc.