Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mở bài dạng đề so sánh, liên hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.97 KB, 8 trang )

Cùng thầy Trịnh Quỳnh chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt quốc gia 2018

MỞ BÀI
DẠNG SO SÁNH LIÊN HỆ

Theo dõi: Truy cập ngay: />

Cùng thầy Trịnh Quỳnh chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt quốc gia 2018

Mở bài cho bài văn nghị luận
Có 2 cách làm mở bài cơ bản:
+ Mở bài trực tiếp: đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng.
Cấu trúc một mở bài nghị luận văn học trực tiếp thường diễn đạt theo hình thức sau:
Mở bài trực tiếp
Giới thiệu tác giả

Phong cách đặc trưng nhất của
tác giả

Vị trí của tác giả trong giai
đoạn văn học

Giới thiệu tác phẩm

Chủ đề, ý nghĩa tư tưởng

Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

Giới thiệu vấn đề nghị luận

Trích dẫn vấn đề cần nghị luận



Thái độ, quan điểm của người
viết về vấn đề

+
Mở bài gián tiếp: bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn
dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề bài yêu cầu.
Có 4 cách mở bài theo lối gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
Mở bài gián tiếp
Diễn dịch

Nêu những ý kiến khái quát
hơn vấn đề đặt ra

Bắt đầu vào vấn đề nghị
luận
Quy nạp

Nêu những ý nhỏ hơn vấn đề
đặt ra

Tổng hợp lại vấn đề cần
nghị luận.

Tương liên
Nêu lên một ý giống như ý
trong đề bài

Liên hệ, so sánh tương đồng
với vấn đề cần nghị luận

Đối lập

Nêu ý trái ngược với ý trong
đề bài

Làm cơ sở chuyển sang vấn
đề cần nghị luận

Theo dõi: Truy cập ngay: />

Cùng thầy Trịnh Quỳnh chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt quốc gia 2018
Đề bài:
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh
Các cách mở bài:
Mở bài trực tiếp

Giới thiệu tác giả

Là nhà thơ của hạnh phúc đời thường,
thơ Xuân Quỳnh vì thế luôn trăn trở
những khao khát hạnh phúc, tình yêu
cuộc sống.

Với giọng thơ hồn nhiên, phóng
khoáng, tình cảm đằm thắm chân
thành, nhà thơ đã để lại nhiều dấu ấn
tượng trong lòng người đọc

Giới thiệu tác phẩm


'Sóng ' là thi phẩm được viết năm 1967
sau chuyến đi thực tế ở Diên Điềm, in
trong tập 'Hoa dọc chiến hào' (1968).

Nữ thi sĩ đã đã "mượn hình tượng
sóng" để nói lên tình cảm nồng nàn,
mãnh liệt của mình

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Xuân Quỳnh đã diễn tả thành công tâm
trạng, những cung bậc cảm xúc của
người phụ nữ đang yêu.

Đó là một tâm hồn khao khát yêu
đương, một tình yêu vừa hồn nhiên
chân thật, vừa mãnh liệt sôi nổi.

Mở bài quy nạp
Giới thiệu vấn đề khái quát

Tình yêu là một đề tài muôn
thuở của thơ ca

Nhiều nhà thơ nỗi tiếng đã viết về
tình yêu bằng một cảm hứng mãnh
liệt, in đậm dấu ấn tâm hồn, tư
tưởng nghệ thuật

Giới thiệu vấn đề chi tiết


Sóng là một bài thơ đặc sắc rất tiêu
biểu cho phong cách thơ tình yêu
của Xuân Quỳnh. đẹp bình dị và
hào hùng của mảnh đất Việt.

Bài thơ mang âm hưởng của những
con sóng biển và những con sóng
lòng đang khao khát tình yêu.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Đó là những sắc thái tình cảm vừa
phong phú, vừa phức tạp, vừa thiết
tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ
đang rạo rực, khát khao yêu đương.

Chỉ đến với Xuân Quỳnh, tâm hồn
người phụ nữ có được một tiếng
nói bày tỏ trực tiếp và mãnh liệt
đến thế

Theo dõi: Truy cập ngay: />

Cùng thầy Trịnh Quỳnh chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt quốc gia 2018

Mở bài cho bài văn nghị luận dạng so sánh liên hệ
Mở bài cho bài văn nghị luận theo hướng so sánh liên hệ phức tạp hơn vì có nhiều đối tượng cần đề
cập đến, vấn đề nghị luận cũng gồm nhiều vế. Dưới đây là cấu trúc cần có của một mở bài:
Mở bài trực tiếp
Giới thiệu tác giả


Tác giả A
(Phong cách sáng tác, vị trí, đóng góp)

Tác giả B
(Phong cách sáng tác, vị trí, đóng góp)

Giới thiệu tác phẩm

Tác phẩm A
Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

Tác phẩm B
Chủ đề, ý nghĩa tư tưởng
Giới thiệu vấn đề nghị luận

Trích dẫn vấn đề cần nghị luận

Thái độ, quan điểm của người viết
về vấn đề

Mở bài trực tiếp có thể ngắn gọn hơn bằng việc chuyển phần giới thiệu phong cách, vị trí đóng góp
của tác giả xuống phần dưới thân bài. Cấu trúc dưới đây cũng hoàn toàn phù hợp
Đề 1: Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài và
hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong Vợ nhặt - Kim Lân.
Mở bài đầy đủ
Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn
chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. Vợ
chồng A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói
chung. Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông là một cây

bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn
và hình tượng người nông dân. Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập
Con chó xấu xí. Tô Hoài và Kim Lân đều có sự gặp gỡ trong cái nhìn nhân đạo khi thấy được khát vọng
sống mãnh liệt của nhân vật, làm lóe lên những tia sáng đạo đức, danh dự trong hành động Mị chạy theo
A Phủ và hành động thị theo không Tràng về làm vợ. Mỗi tác giả lại có cách xây dựng và khám phá
riêng để làm nên những chi tiết đặc sắc của tác phẩm.
Mở bài ngắn gọn:
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ viết về đời sống những người lao động vốn có cuộc sống rất cực khổ,
bất hạnh ở miền núi phía Bắc. Mị, A Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo khổ bị bọn thống trị mà đại
diện là thống lí Pá Tra đè nén, áp bức. Gia đình Tràng, người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên đều là
những người dân lao động bị cái đói khủng khiếp đe dọa cướp đi sự sống. Tuy vậy, ở những nhân vật
nói trên không bao giờ mất đi niềm hi vọng vào tương lai, họ luôn tiềm ẩn một sức sống vô cùng mãnh
liệt. Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi nhân vật trong tác phẩm có số phận, mang một vẻ đẹp tâm
hồn khác nhau. Điều này thể hiện cách cảm nhận, khám phá độc đáo riêng, giàu ý nghĩa của từng cây
bút trước hiện thực đời sống. Người đọc có thể cảm nhận trọn vẹn điều đó qua hành động Mị chạy theo
A Phủ và hành động thị theo không Tràng về làm vợ.
Theo dõi: Truy cập ngay: />

Cùng thầy Trịnh Quỳnh chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt quốc gia 2018
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau. Bình luận và so sánh quan niệm về thời gian và
tình yêu của hai nhà thơ Vội vàng (Xuân Diệu) – Sóng (Xuân Quỳnh)
Mở bài đầy đủ:
Xuân Quỳnh đến với thơ tình là để bày tỏ niềm khao khát về một tình yêu lý tưởng, lại vừa hướng tới
một hạnh phúc đời thường giản dị và thiết thực. Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện thật sinh
động và hấp dẫn tâm trạng của người con gái đang yêu, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong
tình yêu. Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái
Bình). Xuân Diệu - một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới 1932-1945. Ông được đánh giá là
nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới bởi những cách tân cả về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật. Vội
vàng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, được coi là tuyên ngôn sống, tuyên
ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Xuân Diệu chính là người đã đem vào trong cảm xúc mùa xuân tất cả cái

rạo rực đắm hai đoạn thơ trên đều là đoạn kết của hai tác phẩm, thể hiện những khát vọng mãnh liệt. Hai
nhà thơ còn có sự gặp gỡ về quan niệm tình yêu và thời gian nhưng mỗi nhà thơ lại chọn những góc
khám phá và thể hiện khác nhau. Hai đoạn thơ sau trong bài Sóng và Vội vàng là một minh chứng
Mở bài ngắn gọn
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu - niềm tự hào của thơ ca Việt
Nam. Xuân Diệu là thi sĩ tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ mới đầu tiên của văn học Việt Nam giai
đoạn 1930-1945. Trong khi đó, Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho văn học Việt Nam những năm
từ 1945 đến 1975. Thơ ca của mỗi thi sĩ mang vẻ đẹp riêng, giá trị riêng nhưng đều giống nhau ở trái tim
khát khao sống và yêu thương, sự nhạy cảm trước những biến chuyển thời gian và khát vọng bất tử hóa
tình yêu. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Vội vàng và Sóng.
+ Mở bài gián tiếp: bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn
dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề bài yêu cầu. Đối với dạng đề so sánh HS
nên sử dụng cách mở bài diễn dịch hoặc quy nạp.
Đối với kiểu mở bài diễn dịch HS đi từ đề tài cụ thể để dẫn dắt đến 2 tác giả, tác phẩm với các quan
điểm, phong cách khác nhau. Các chủ đề chung thường được so sánh đó là cảnh vật (không gian); thời
gian, con người (tình yêu, quan niệm về cái đẹp), số phận (người phụ nữ, người nông dân), nghệ thuật
(tình huống, kết cấu). Dưới đây là cấu trúc đơn giản:

Mở bài diễn dịch
Chủ đề chung

Giới thiệu tác phẩm

Tác phẩm B

Tác phẩm A

Giới thiệu vấn đề nghị luận

Trích dẫn vấn đề cần nghị luận


Thái độ, quan điểm về vấn đề

Theo dõi: Truy cập ngay: />

Cùng thầy Trịnh Quỳnh chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt quốc gia 2018
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ về hình tượng người lính trong Tây Tiến và Việt Bắc
Mở bài diễn dịch 1
Chủ đề chung

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Trong đời ai chẳng từng sống ở những mảnh đất, qua những miền quê, nhất
là những cán bộ kháng chiến. Những năm tháng sống với các miền đất ấy,
chính là những quãng đời của chúng ta. Những quãng đời ấy nối tiếp nhau
dệt thành cuộc đời mỗi con người.

Giới thiệu tác phẩm
Cùng gắn bó với cuộc kháng chiến chống Pháp khi rời khỏi chiến khu, xa
cách đồng đội và con người nơi đó, Tố Hữu và Quang Dũng đều dâng lên
nỗi nhớ da diết, bâng khâng để từ đó bài thơ Việt Bắc và Tây Tiến ra đời.

Giới thiệu vấn đề nghị luận
Tuy nhiên mỗi bài thơ lại có những cách khám phá và bút pháp riêng.

Mở bài diễn dịch 1
Chủ đề chung

Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì gian khổ, thơ

ca Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ như một nhu cầu tất yếu để phản
ánh hiện thực lịch sử và ghi dấu vẻ đẹp tâm hồn. Thơ kháng chiến phần
nhiều viết về cuộc kháng chiến của dân tộc, trong đó miêu tả khá thành
công hình ảnh người lính – nhân vật trung tâm của mộc kháng chiến.
Dường như thơ ca đã cùng người lính ra trận, thơ ca góp phần động viên
khích lệ họ vượt qua gian khổ chiến thắng kẻ thù.
Giới thiệu tác phẩm
Hình ảnh người lính Tây Tiến – Quang Dũng và người lính Việt Bắc – Tố
Hữu đều mang những đặc điểm chung của lính giai đoạn đó nhưng cũng
mang nét đẹp riêng đặc trưng không thể trộn lẫn.

Giới thiệu vấn đề nghị luận
Sự khác biệt nằm ở quan niệm và cách thức khám phá hình tượng nghệ
thuật của từng tác giả
Theo dõi: Truy cập ngay: />

Cùng thầy Trịnh Quỳnh chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt quốc gia 2018
Mở bài theo kiểu quy nạp:
Đối với kiểu mở bài quy nạp HS đi từ vấn đề chung để dẫn dắt đến 2 tác giả, tác phẩm với các quan
điểm, phong cách khác nhau. Cách mở bài này thường sử dụng các câu diễn đạt chung:
Ví dụ:
Mở bài quy nạp 1
Dẫn dắt
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ làm theo một vài
kiểu mẫu… Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu suy nghĩ, khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, Không chỉ Nam
Cao, mà các nhã văn đều đòi hỏi ở người nghệ sĩ một sự sáng tạo riêng cho
mình, để lại cho văn học những gì là của riêng mình. Cùng viết về người nông
dân với tình cảm trân trọng, yêu thương nhưng mỗi nhà văn lại có cách khám
phá riêng tạo nên phong cách.....


Giới thiệu tác phẩm
Tác phẩm A

Tác phẩm 2
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thái độ quan điểm về vấn đề

Trích dẫn vấn đề cần nghị luận
Mở bài quy nạp 1
Dẫn dắt

Macxim Gorki khẳng định “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn
tượng riêng của mình, tìm thấy những ấn tượng có các giá trị khái quát
và biết làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. Có thể nói, một
người nghệ sĩ chân chính và có tài năng thật sự phải biết nhìn cuộc sống
bằng con mắt của chính mình, bằng một cảm quan riêng để tạo ra được
tiếng nói riêng, phong cách riêng. Cùng khám phá về .... các nhà văn lại
có tiếng nói riêng của mình.

Giới thiệu tác phẩm
Tác phẩm A

Tác phẩm 2
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Trích dẫn vấn đề cần nghị luận

Thái độ quan điểm về vấn đề


Theo dõi: Truy cập ngay: />

Cùng thầy Trịnh Quỳnh chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt quốc gia 2018
Mở bài quy nạp 3
Dẫn dắt
Lê Đạt từng viết trong bài thơ “Vân Chữ”
“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn”
Ý thơ để nhấn mạnh đó là yếu tố quan trọng để tạo nên một “người
nghệ sĩ thứ thiệt”. Nhận thức được sứ mệnh của người nghệ sĩ, các nhà
văn, nhà thơ luôn tìm tòi sáng tạo, khám phá ra nét riêng của đời sống.

Giới thiệu tác phẩm
Tác phẩm A

Tác phẩm 2
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thái độ quan điểm về vấn đề

Trích dẫn vấn đề cần nghị luận

Mở bài quy nạp 4
Dẫn dắt
Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác - xen Prut cho
rằng “Cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới
mà cần một đôi mắt mới”. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật nhà văn
phải có cái nhìn, cách cảm thụ độc đáo, mới mẻ, mang tính phát hiện về
con người và cuộc sống. Cùng viết về ..... nhưng mỗi nhà văn .... lại có
cách nhìn mới giúp người đọc có những khám phá trọn vẹn vấn đề.


Giới thiệu tác phẩm
Tác phẩm A

Tác phẩm 2
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Trích dẫn vấn đề cần nghị luận

Thái độ quan điểm về vấn đề

Theo dõi: Truy cập ngay: />


×