CÁC DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC – THI THPT QUỐC GIA 2016
Dạng đề so sánh văn học là dạng đề phổ biến trong các kì thi. Có thể nói đây là
dạng đề phức tạp, khó xử lý nhất đối với học sinh THPT vì nó đòi hỏi không chỉ kiến
thức mà còn yêu cầu rất cao về khả năng tư duy và óc tổng hợp. Ở dạng đề này, nếu
không thận trọng, rất dễ biến bài viết thành bài liệt kê một cách dễ dãi những kiến
thức đã học khiến bài trở nên loãng, nhạt và dàn trải.
Để tránh tình trạng này, học sinh trước hết cần ý thức rõ về bản chất của thao tác so
sánh (để xác định điểm giống – khác của các đối tượng, trên cơ sở đó nhìn nhận rõ
hơn về đặc điểm và giá trị của mỗi đối tượng ấy). Từ đó có thể xác định yêu cầu đối
với kiểu bài so sánh là phải sử dụng thao tác so sánh như một thao tác chính để triển
khai bài viết. Tất nhiên là để kết luận rút ra từ việc so sánh có chất lượng và sức
thuyết phục cao, không thể bỏ qua các thao tác hỗ trợ như phân tích, bình luận, chứng
minh…
– Trong mọi dạng bài, học sinh đều cần trình bày thành ba phần: giới thiệu - triển
khai - tổng kết, đánh giá.
+ Phần giới thiệu: thông tin cần cung cấp là thông tin về vấn đề: tác giả, tác phẩm,
điểm đặc biệt hay tính quan trọng của vấn đề. Ở phần này, học sinnh chỉ nêu ý khái
quát, tránh đưa thông tin cụ thể, chi tiết, tránh lan man, dài dòng.
+ Phần triển khai: cần cô gắng lập ý cho rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp và phát triển ý
cần hợp lý, tránh lối viết tùy tiện, lộn xộn. Để ý sáng rõ cần có dẫn chứng, và chỉ phân
tích dẫn chứng ở khía cạnh cần cho sự phát riển ý, tránh viết chung chung, tránh lôi áp
đặt không có bằng cớ song cũng cần tránh phô kiến thức một cách không cần thiết.
+ Phần tổng kết, đánh giá: nên thể hiện một cái nhìn tổng hợp là toàn diện về vấn
đề bằng những nhận xét có tính khái quát, tránh việc tếp tục phân tích bình luận cụ thể
vê các chi tiết như ở thân bài.
1. Cảm nhận về hai hình tượng Sông Đà và Sông Hương
Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm
“Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ
của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.
Hướng dẫn cách làm
I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà
– Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông
– Giới thiệu vấn đề nghị luận : vẻ đẹp của sông Hương, sông Đà, và về việc bảo
vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.
II. Thân bài:
1. Nét tương đồng của 2 dòng sông:
a) Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình
có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình
yêu quê hương, đất nước.
b) Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.
– Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó
trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như
đang bày trùng vi thạch trận.
– Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca
của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại….
c) Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:
– Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi
qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…
– Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái ngủ
mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow tình cảm
dành riêng cho Huế…
d) Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:
– Tài hoa:
2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:
+ Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa
hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.
+ Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn
liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế.
– Uyên bác: cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên
nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông.
2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:
a/ Sông Đà:
– Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà
giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác
-> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi
thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người. – Sông Đà được cảm nhận ở chính
nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của sông Đà như tiếng thét của ngàn con
trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đều mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến…
– Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài
trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt
thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với thần sông, thần đá…
b/ Sông Hương:
– Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn
mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi ở
thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng, man dại; khi ở cánh đồng Châu Hóa,
nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như người tài nữ đánh đàn giữa đem khuya,
hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là người con gái dịu dàng của đất
nước.
– Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ phù
sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.
– Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông
Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế, sông
Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng ” vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra
cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu, thể hiện 1 nỗi
niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.
– Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét
đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế
3. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê
hương, đất nước
Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân dựa trên những gợi ý sau : Thế hệ trẻ
cần có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan đất nước qua hành động cụ thể như: yêu quí, bảo
vệ môi trường, quảng bá thắng cảnh…
III/ Kết luận:
Đánh giá chung về đóng góp của hai nhà văn
– Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độc đáo của
2 tâm hồn có tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻ đẹp của non sông đất
nước Việt Nam.
– Mỗi nhà văn đều có 1 phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình
tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú, đa dạng về vẻ
đẹp của quê hương, đất nước mình.
2. Đề nghị luận so sánh “Sóng” Xuân Quỳnh và “Việt Bắc” Tố Hữu
Đề bài :
Anh (chị) hãy phát biểu cảm nhận của mình về hai đoạn thơ sau:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Và
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Hướng dẫn :
I. MỞ BÀI
Giới thiệu về hai tác giả và hai bài thơ, hai đoạn thơ:
II. THÂN BÀI
2. Cảm nhận hai đoạn thơ
2.1. Đoạn thơ trong bài thơ Sóng
– Nỗi nhớ tràn ngập khắp không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước
– Nỗi nhớ tràn ngập khắp thời gian: ngày đêm không ngủ được
– Nỗi nhớ tràn cả vào ý thức, vô thức, tiềm thức “cả trong mơ còn thức”
* Nghệ thuật: thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu
trúc, tương phản..
2.2. Đoạn thơ trong Việt Bắc
– Nỗi nhớ tràn ngập không gian thời gian, thấm vào cảnh vật thiên nhiên:
+ Thiên nhiên bình dị tươi đẹp: nắng chiều, trăng lên đầu núi, bản khói cùng
sương, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…
+ Con người Việt Bắc cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó: sớm khuya bếp
lửa người thương đi về
* Nghệ thuật:
– Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào sâu lắng; sử dụng phép điệp từ, ngôn ngữ
bình dị
3. So sánh:
– Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều tập trung thể hiện nỗi nhớ của một tình yêu tha
thiết sâu đậm đối với con người, cuộc sống, quê hương, đất nước của hai thi sĩ.
Nội dung cảm xúc: Cả hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ, một trạng thái cảm xúc
nảy sinh trong cuộc chia ly với những con người đã từng gắn bó sâu nặng, thắm thiết,
những mảnh đất để lại dấu chân đi qua.
– Nghệ thuật thể hiện: Hai đoạn thơ, các tác giả đều tập trung khắc họa những cung
bậc trạng thái phong phú, đa chiều của nỗi nhớ. Nỗi nhớ mênh mang được đặt trong
quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận. Nỗi nhớ triền miên da diết được đặt trong
thời gian của đêm – ngày, sớm – chiều. Nỗi nhớ còn được so sánh, thể hiện trong
những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất (nhớ người yêu, cả trong mơ còn thức). (Hai
đoạn thơ đều sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ để khéo léo
diễn tả nỗi nhớ sâu đậm, giọng điệu da diết, khắc khoải của con người khi phải chia
ly.
– Điểm khác biệt:
+Việt Bắc (Tố Hữu) – Nội dung cảm xúc: nỗi nhớ trong thơ Tố Hữu thuộc về
tình cảm lớn lao, tình cảm chính trị, tình cảm cách mạng. Nỗi nhớ ấy gắn liền với
cuộc chia ly của người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô.
Chủ thể của nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê
hương Việt Bắc, đồng bào Việt bắc ân tình đùm bọc, cưu mang họ trong suốt những
tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến.
Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điệu ngọt ngào như một
khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Các điệp từ: nhớ gì, nhớ từng, nhớ những cùng với
nghệ thuật so sánh (như nhớ người yêu), ẩn dụ (ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê) và tiểu
đối đã góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc phong phú của nỗi nhớ
quê hương cách mạng.
+ Sóng (Xuân Quỳnh) – Cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện vừa gián
tiếp, vừa trực tiếp. “Sóng” là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình.
“Sóng” là ẩn dụ để diễn tả nỗi nhớ. Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ (có nỗi nhớ
cồn cào, cháy bỏng, có nỗi nhớ triền miên, da diết, có nỗi thao thức, bồi hồi trăn trở,
nỗi nhớ còn lặn cả vào trong tiềm thức, trong giấc mơ).
Sóng – Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng. Thể thơ và
nhịp điệu thơ đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhớ
tình yêu. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện chân
thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc. Đoạn thơ có hình
ảnh sáng tạo diễn tả nỗi nhớ trong mơ (Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn
thức).
⇒Kết luận chung: Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc
không chỉ cảm nhận được nét đặc sắc của hai giọng điệu thơ mà còn thấy được vẻ đẹp
tâm hồn con người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa
thủy chung.
III. KẾT BÀI
Đánh giá chung
3. So sánh đoạn kết hai tác phẩm Chí Phèo- Nam Cao và Vợ nhặt- Kim Lân
Đề bài: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: “Đột nhiên thị
thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại
qua…” (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155);Truyện ngắn
Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người
đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…” (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2011, tr.32)
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
Hướng dẫn cách làm
I. Mở bài :
- Giới thiệu Nam Cao , truyện Chí Phèo và đoạn kết truyện
- Giới thiệu Kim Lân, Vợ nhặt và đoạn kết truyện
VD: Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam thường khai thác một khía cạnh phổ
biến đó là tình cảnh bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.Trong số
những trang văn cảm động về người nông dân phải kể đến hai truyện ngắn nổi bật:
Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân. Mỗi truyện đều có một cách
kết thúc riêng ,song mỗi cách kết thúc đều mang những giá trị riêng. Truyện ngắn Chí
Phèo kết thúc bằng hình ảnh:
Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng
người lại qua…
Truyện ngắn Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh:
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới
II. Thân bài :
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
– Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về
nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là đỉnh cao
trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư
tưởng của tác phẩm.
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời
sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn
tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác
phẩm.
2. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo
Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo ( ngắn gọn )
Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèo ( ngắn gọn )
Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh Cái lò gạch bỏ hoang
+ “Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo
vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự
quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của
người nông dân.
+ Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với nỗi
thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến,
trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
+ Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối
tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm chủ đề tư
tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp
diễn.
+ Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng
tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.
3. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt
Khái quát nội dung tác phẩm “Vợ nhặt”( ngắn gọn )
Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng.( ngắn gọn )
Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh lá cờ bay phấp phới:
+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh
ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là
những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm
khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt
vào tương lai tươi sáng.
+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là
tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan
chung của câu chuyện.
+ Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống
được mô tả trong toàn bộ câu chuyện, dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng,
phán đoán.
4. So sánh sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện
– Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người
trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà
văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
– Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người
nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ
chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất
yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở
lối cho hiện tại.
5. Lí giải :
Có sự khác nhau như trên là vì:
– Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội. Nam Cao viết “Chí Phèo” năm
1942 trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Kim Lân viết “Vợ
nhặt” sau hòa bình lặp lại 1954 khi dân tộc ta đã đi qua 2 mốc lớn của lịch sử là CM
tháng 8 và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng CM giúp nhà văn thấy được
hướng vận động và phát triển của lịch sử.
– Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác. “Chí Phèo”: khuynh hướng
văn học hiện thực phê phán. Nam Cao phản ánh hiện thực đen tối nhằm phê phán xã
hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa nhìn thấy được lối thoát của
người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ. “Vợ nhặt”: khuynh
hướng hiện thực cách mạng nên Kim Lân có thể nhìn thấy bóng tối và ánh sáng bao
trùm hiện thực trước cách mạng
– Do tài năng và tính cách sáng tạo của từng nhà văn. Cùng yêu thương tin tưởng con
người nhưng Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của
cuộc sống. Kim Lân lạị cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân vẫn
có thể vượt lên cái chết, cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng.
III. Kết bài : Đánh giá chung về hai tác phẩm và tài năng nghệ thuật của các nhà văn
4. So sánh ''Rừng xà nu'' và''Những đứa con trong gia đình"
Đề bài:
So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai tác phẩm "Rừng xà nu" của
Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình"của Nguyễn Thi.
I. Mở bài
Tham khảo 1:
"Rừng xà nu" của Nguyễn TrungThành và "Những đứa con trong gia đình"của
Nguyễn Thi đều là hai tác phẩm xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cáchmạng ở miền
Nam vào những năm 60 thế kỷ trước. Cả hai tác phẩm đều xứng đáng làbản anh hùng
ca ca ngợi những con người miền Nam anh hùng, bất khuất, căm thùgiặc cháy bỏng,
yêu quê hương đất nước thiết tha, thủy chung tình nghĩa sắt sonvới cách mạng, kháng
chiến. Tuy nhiên hai tác phẩm đã có những vẻ đẹp riêngmang đậm hương vị của mỗi
miền đất và mang dấu ấn tài năng của mỗi tác giả.
Tham khảo 2:
"Rừng xà nu" của Nguyễn TrungThành và "Những đứa con trong gia đình"của
Nguyễn Thi xứng đáng được xem là hai bông hoa đẹp bừng nở trên mảnh đấtmiền
Namcháy đỏ lửa căm thù quân xâm lược và xanh ngời một niềm tin chiến thắng.
Cùngviết về đề tài chiến tranh cách mạng, ra đời vào những năm 60 của thế kỷ
trước,một tác phẩm là bông hoa rừng của Tây Nguyên hùng vĩ, một tác phẩm là bông
hoahồng của đồng bằng Nam bộ cho đến nay vẫn toả ngát hương thơm trong tâm
hồnhàng triệu độc giả chúng ta.
II. Thân bài:
A. Những điểm giống nhau
1. Cả hai tác phẩm đều là những bảnanh hùng ca hào hùng, ca ngợi chủ nghĩa anh
hùng của những con người miền Nam"Kiêu hãnh trên tuyến đầu chốngMỹ", miền
Nam "anh dũng tuyệt vời", miền Nam "Trong lửa đạnsáng ngời" (Tố Hữu). Đó là
những con người kiên cường, bất khuất, cămthù giặc ngùn ngụt và yêu quê hương tha
thiết, giàu tình nghĩa, thủy chung son sắt với gia đình, với cách mạng và nguyện sống
chết cho quê hương
2. Hai tác phẩm đều là truyện ngắnrất thành công của mỗi tác giả, được viết ra khi tài
năng
của
họ
đã
đạt
đến
độchín
muồi
3. Bằng tài năng nghệ thuật đặcsắc, bằng vốn hiểu biết sâu rộng và tinh tế về con
người Tây Nguyên, con người Nam bộ kiên cường mà giàu tình nghĩa, Nguyễn Trung
Thành và Nguyễn Thi đã tạo dựng được những nhân vật điển hình, những anh hùng
tiêu biểu cho con người miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ sôi nổi, quyết liệt, đầy gian khổ hy sinh mà rất đỗi vui
tươi hào hùng
B. Những điểm khác nhau cơ bản
Tuynhiên do tài năng, cá tính, phong cách nghệ thuật khác nhau của mỗi tác giả,
màmỗi tác phẩm đã có những nét khác nhau rất hấp dẫn.
1. "Rừng xà nu" giàu không khí Tây Nguyên và rất giàu chất sử thi hùng tráng, trang
nghiêm
Trong nền văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, nếu như Tô Hoài có công khai sơn
phá thạch đề tài Tây Bắc, thì Nguyên Ngọc (sau này bút danh là Nguyễn Trung
Thành) được xem là nhà văn đi tiên phong về đề tài Tây Nguyên. Đây là sở trường, là
niềmsay mê của nhà văn và ông đã có những đóng góp tích cực cho văn học Việt Nam
về một đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa xã hội học và thẩm mĩ sâu sắc. Từ những năm kháng
chiến chống Pháp, Nguyên Ngọc đã viết tác phẩm "Đất nước đứng lên" với nhân vật
chính là anh hùng Núplàm say mê hàng triệu trái tim độc giả. Vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ, dogắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, gần gũi hiểu biết sâu sắc
cuộcsống và tinh thần bất khuất, yêu tự do, gắn bó với cách mạng của nhân dân
cácdân tộc thiểu số trên mảnh đất này, ông đã sáng tác nên thiên truyện nổi tiếng
"Rừng
xà
nu".
Với hình tượng cây xà nu độc đáo được tạo dựng trong sự đối sánh với con người,giữa
cảnh huỷ diệt khủng khiếp của bom đạn kẻ thù, tác phẩm của Nguyễn TrungThành đã
khắc hoạ được không khí Tây Nguyên, chất sử thi hùng tráng, trang nghiêm từ những
dòng đầu cho đến những trang cuối của tác phẩm.
2. Không khí sử thi ấy đã chi phối nhà văntrong việc xây dựng cốt truyện và khắc hoạ
tính cách, phẩm chất nhân vật phùhợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Các nhân vật
trong "Rừng xà nu" được cấu tạo theo nhiều lớp, nhiều thế hệ. Cácthế hệ này được
biểu hiện bằng những thế hệ xà nu khác nhau trong rừng xà nubạt ngàn tít tắp tận chân
trời. Thế hệ già làng (tiêu biểu là cụ Mết), thế hệthanh niên tiêu biểu là Tnú, Mai, Dít.
Truyện còn hé mở cho người đọc thấy thếhệ thứ ba, thế hệ của những bé Heng để
hoàn thành bức tranh nhân dân, già trẻ "lớp cha trước, lớp con sau" mangđậm chất sử
thi.
3. Các nhân vật của "Rừng xà nu" được khắc hoạ không phải trên phương diện đời tư,
mà chủ yếu trênphương diện cộng đồng, dân tộc. "Mối quan hệ của họ cơ bản đượcđặt
trong quan hệ xã hội, dân làng, đất nước, với kẻ thù: nhiệm vụ chủ yếu củahọ chủ yếu
là những trọng trách lịch sử giao phó". Tất cả cuộc đời và hànhđộng của họ nhằm viết
lên một chân lý lớn của thời đại: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". Nghĩa
là vũtrang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân. Vì vậy, vẻ
đẹp sử thi là vẻ đẹp nổi bật nhất. Nóđược lan toả trong toàn bộ tác phẩm, in đậm dấu
ấn lên từng nhân vật. Từ chândung, hành động đến lời nói của các nhân vật, vừa mang
tính chất cá thể độc đáo,vừa mang tính chất tiêu biểu cho tinh thần, phẩm chất của con
người Tây Nguyêntrong thời đại chống Mỹ. Họ là một tập thể mang những phẩm chất
đại diện chocộng đồng sống, chết vì buôn làng, vì dân tộc. Đó là một tập thể anh hùng
vớitinh thần yêu nước sâu sắc, căm thù giặc cháy bỏng, giàu khát vọng tự do, tinhthần
đoàn kết, bất khuất hiên ngang, sức sống mãnh liệt. Số phận của họ gắnliền với số
phận người dân Xô man,của dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của đất nướcViệt
Namnói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy đau thương gian khổ hy sinh
màcũng rất đỗi vui tươi hào hùng. Họ là một tập thể mang những phẩm chất tiêubiểu
cho cộng đồng, sống chết vì buôn làng, vì dân tộc. Đó là một tập thể anhhùng tiêu
biểu cho tinh thần yêu nước sâu sắc, căm thù giặc cháy bỏng và khát vọng tự do, tinh
thần đoàn kết, bất khuất hiên ngang, sức sống mãnh liệt...
4. Giọng điệu tác phẩm cũng mang đậmchất sử thi hùng tráng.
Sự kết hợp giữa lời kể của nhân vật cụ Mết hài hoà với giọng điệu người kể chuyện,
"Rừng xà nu" mang âm hưởng sửthi. Đó là một giọng điệu say mê, trang trọng giàu
chất thơ dạt dào, hùng tráng. Câu chuyện của Tnú mà cụ Mết kể cho dân làng nghe là
câu chuyện xảy rachưa lâu, nhưng vẫn được kể như câu chuyện lịch sử, với giọng điệu
và ngôn ngữtrang trọng của sử thi. (Đây là một thành công đặc sắc của Nguyễn Trung
Thành ở truyện ngắn nổi tiếng này)
B. Về tác phẩm "Những đứa con trong gia đình"
1. Nguyễn Thi tuy được sinh ra từ Nam Định, nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân
dân miền Nam và thực sự xứng đángv ới danh hiệu Nhà văn của người nông dân Nam
Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước. Ông đã viết được nhiều tác phẩm rất
có giá trị như: "Người mẹ cầm súng", "Ở xãtrung nghĩa", "Mẹ vắng nhà". Trong đó
tiêu biểu hơn cả vẫn là: "Những đứa con trong gia đình".
Những tác phẩm ấy Có một đặc điểm chung nổi bật là đã tạo được một không khí rất
Nam Bộ. Ở "Những đứa con trong gia đình", không khí ấy không chỉ được thể hiện
trong hiện thựccuộc sống đời thường nhà văn phản ánh, mà còn in đậm trong tính
cách, hành động, đời sống nội tâm và ngôn ngữ của nhân vật.
2. Qua hệ thống hình tượng nhân vật của tác phẩm, Nguyễn Thi muốn nhằm giải thích
về những phẩm chất anh hùng của những đứa con trong gia đình. Chính cội nguồn
truyền thống gia đình với cuốn sổ mà mỗi trang đều được viết bằng máu và nước mắt
đã hình thành nên tính cách và phẩm chất tuyệt vời cho những đứa con: vừa hồn
nhiên, bộc trực,trung hậu, vừa căm thù ngùn ngụt, gan góc, kiên cường, thuỷ chung,
say mê chiến đấu và tự hào về truyền thống cách mạng gia đình, quyết cầm súng tiêu
diệt kẻ thù trả nợ cho những thế hệ cha, ông đã ngã xuống trên mảnh đất này. Cha mẹ
là dũng sĩ nên họ sinh ra như là để cầm súng đánh giặc và họ đều đã lập được nhiều
chiến công xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình. Đánh giặc
đối với họ đã trở thành mệnh lệnh của trái tim và họ đã lên đường ra trận như đi trẩy
hội mùa xuân. Nghĩa là họ "Mang đậm cái chất Út Tịch trong tâm hồn".
3. Các nhân vật trong "Những đứa con trong gia đình" được nhìn qua "Một điểm nhìn
trần thuật rất độc đáo". Đó là qua sự hồi tưởng và nhớ lại khi đứt, khi nối của Việt một nhân vật chính của tác phẩm, khi bị thương nằm ngất đi giữa rừng. Khác với
điểm nhìn trong "Rừng xà nu", qua lời kể của cụ Mết, một già làng, người của hai thế
hệ, trong "Những đứa con trong gia đình", lại qua điểm nhìn trần thuật của Việt, một
thành viên trong gia đình đã gợi nhắc được những kỷ niệm rất đỗi gần gũi thân quen
rất đời thường.Từ chuyện bắt ếch đến chuyện chú Năm, chuyện ba má quen nhau, đến
việc giỗ má, khiêng bàn thờ, đến chuyện đồng đội của Việt... Tất cả đều hiện lên rất
sinh động, còn mang dấu vết tươi nguyên của mùi đất quê hương và có cả vị mồ hôi
của má Việt, cả giọng hò tức như gà gáy của chú Năm mà các nhân vật được hiện lên,
điềuđó đã tạo nên một không khí gia đình với những mối quan hệ gia đình chằng chịt
với rất nhiều chuyện "thỏn mỏn" khác, nhưng rất thi vị mang ý nghĩa thẩm mĩ và nhân
sinh sâu sắc.
4. Là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lý, Nguyễn Thi quan tâm nhiều đến việc miêu
tả thế giới nội tâm của nhân vật với cái nhìn của cuộc sống đời thường.Việt là một cậu
con trai đồng quê, mới lớn tính tình hiếu động và còn nhiều nét trẻ con: đánh giặc
không sợ chết, nhưng lại sợ ma, rất yêu quý chị, nhưng cứ giấu tiệt, vì chỉ sợ mất chị...
Còn chị Chiến là một thiếu nữ 18, đã tỏ ra già dặn, khôn trước tuổi: những suy tư của
chị trong đêm trước lúc lên đường từ việc không khiêng bàn thờ sang gửi nhà chú
Năm đến việc giỗ má... đã cho ta biết rõ điều đó. Tuy nhiên, là con gái, Chiến đã sớm
biết làm duyên một cách rất kín đáo và tế nhị. Chi tiết đi đánh trận, Chiến vẫn mang
theo chiếc kiếng (gương) để soi khi rảnh rỗi.
Đây cũng là điểm khác biệt trong phongcách bút pháp nghệ thuật của hai nhà văn.
Nguyễn Trung Thành tập trung nhiều hơn những hành động của nhân vật, những bước
ngoặt trong số phận của nhân vật gắn liền với giờ phút "Đồngkhởi". Còn Nguyễn Thi
nghiêng về nhữngcâu chuyện cụ thể trong gia đình, những tình tiết rất đời thường với
những suy nghĩ nội tâm của nhân vật.
5. Câu chuyện của Nguyễn Thi không dừng lại ở câu chuyện của một gia đình. Câu
chuyện mà mỗi người sẽ viếtmột khúc đó, sẽ nối dài thành những dòng sông và trăm
sông sẽ đổ ra biển cả. Dođó, từ những nhân vật cụ thể trong tác phẩm Nguyễn Thi đã
khái quát được gương mặt cả một thế hệ trẻ miền Nam trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ đầy bản lĩnh, giàu khát vọng niềm tin chiến thắng bởi sức mạnh lòng
căm thù, tình yêu nước thiết tha và ý nghĩa thiêng liêng của cuộc kháng chiến thần
thánh.
III. Kết luận.
Tóm lại "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình"
của Nguyễn Thi đều là tác phẩm xuất sắc của văn học chống Mỹ ở miền Nam. Mỗi tác
phẩm có vẻ đẹp riêng, không khí riêng, cách nhìn riêng về hiện thực đấu tranh cách
mạng và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Sức mạnh chiến thắng trong tác phẩm Nguyễn
Trung Thành chủ yếu là sức mạnh đoàn kết của các thế hệ, của quá khứ và hiện tại.
Sức mạnh chiến thắng trong tác phẩm Nguyễn Thi là sức mạnh từ cội nguồn truyền
thống yêu nước cách mạng của gia đình và đó cũng là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh
những đứa con anh hùng, trung dũng của thế hệ trẻ trong những ngày chống Mỹ và
thắng Mỹ oanh liệt của dân tộc ta.
5. SO SÁNH HÌNH ẢNH CỦA ĐOÀN QUÂN TÂY TIẾN VÀ VIỆT BẮC
Đề bài:
Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá
và thể hiện riêng:
Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
(“Tây Tiến” – Quang Dũng)
Trong thi phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan”.
(“Việt Bắc” – Tố Hữu).
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên ?
HƯỚNG DẪN:
1. Khái quát chung:
• Giới thiệu Quang Dũng, Tố Hữu và hai tác phẩm:
+ Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp, với
hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ
hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở
Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông song hành cùng những chặng đường
của cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ
Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền
xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy
gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.
• Hai đoạn trích được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra
trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng.
2. TRÌNH BÀY CẢM NHẬN:
A. Đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến”:
*Vẻ đẹp bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da
dẻ xanh như màu lá.
+ Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày
hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính.
+ Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng
mà nét vẽ này xuất phát từ 1 hiện thực trong cuộc sống của người lính TT: họ phải cạo
trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong
đánh trận; có khi những cái đầu không mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt rét
liên miên nơi rừng thiêng nước độc. Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh
gợi lên sự gian khổ thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh. Tuy nhiên với cách diễn
đạt độc đáo của QD, người lính TT hiện lên không tiều tụy, nhếch nhác mà kiêu dũng,
ngang tàng. Nói về họ, QD vẫn dùng từ “đoàn binh” – gợi cảm giác về 1 đội ngũ đông
đảo, hừng hực khí thế.
+ Hình ảnh “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh
của lá ngụy trang khiến cho cả doàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ
còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì
cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của của QD khá tinh tế khi miêu tả đoàn
quân “xanh màu lá” chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng
với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống.
Đặc biệt, kết hợp từ “dữ oai hùm” gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao,
gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng
thiêng. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với “cọp
trêu người” thì người lính cũng có “oai hùm” dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến
thắng.
Liên hệ: Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại
dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Thơ ca thời kỳ
kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
(“Đồng chí” – Chính Hữu)
“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế”.
(“Cá nước” – Tố Hữu).
Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng viết về căn bệnh sốt rét
rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:
“Nơi thuốc súng trộn vào áo trận
Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân”.
*Cái hào hoa:
+ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm
nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàn rất lính,
hóm hỉnh đùa vui với khó khăn gian khổ của mình.
+ Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải
“đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ oai
hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người
lính Tây Tiến mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt
xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “mắt trừng” là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh
mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù hoảng sợ.
*Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
+ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về
một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới
và Hà Nội.
• Người lính TT không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà
giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp
của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,… hay chính xác hơn là nhớ về bóng
dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp
thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ
Quốc, vì mục tiêu lí tưởng cao đẹp: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
B. Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”:
*Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng”
+ Đại từ sở hữu “của ta” vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những
con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do.
+ Không khí sôi nổi của những ngày chiến dịch được tác giả tái hiện sinh động qua
những từ ngữ, hình ảnh: rầm rập, đất rung, những từ láy: điệp điệp, trùng trùng. Hai
chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật so sánh,
tượng trưng được tác giả sử dụng triệt để giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân
đang ngày đêm tiến về mặt trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của
lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.
*Vẻ đẹp lãng mạn:
“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.
Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm
hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính,
ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người
có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người
đọc liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu.
C. So sánh hai đoạn thơ:
• Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay
bổng.
• Khác nhau:
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hùng của người lính phảng
phất sự bi thương.
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”, vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn được
Tố Hữu gắn liền với hiện thực.
• Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có chất hiện thực.
Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng mạn
rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan, tin
tưởng vào cách mạng.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
• Hai đoạn thơ bên cạnh những điểm tương đồng còn có những nét riêng độc đáo, thể
hiện tài năng của hai nhà thơ.
• Khẳng định vị trí của hai tác giả trong nền văn học cũng như trong lòng độc giả.
6. Cảm nhận về chi tiết “dòng nước mắt” trong “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền
ngoài xa”
Đề bài:
“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm
của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt – Kim Lân)
“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào
người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những
dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn
trên.
Hướng dẫn
I. Mở bài
– Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Nguyễn Minh
Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
+ Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong sự nghiệp VH
+ Hai tác phẩm khắc họa tình người, tình mẹ, trong đó chi tiết “dòng nước mắt” là một
phương tiện biểu hiện.
II. Thân bài
a) Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Vợ nhặt
* Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết:
– Nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của bà cụ Tứ – mẹ Tràng: tình huống
truyện anh Tràng nhặt vợ, diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ.
* Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:
– Là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận: con lấy vợ vào giữa ngày đói khiến bà lão
vừa mừng lại vừa tủi, vừa lo lắng…
+ Giọt nước mắt chỉ “rỉ” ra hiếm hoi bởi cả đời đã cạn khô nước mắt trong những
tháng ngày khốn khổ dằng dặc…
+ “Kẽ mắt kèm nhèm” là sự hiện hình của một bức chân dung đầy khổ hạnh của người
phụ nữ nông dân lớn tuổi.
– Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng.
* Đánh giá:
– Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu
sắc:
+ Hiện thực: phơi bày tình cảnh xã hội những năm trước cách mạng, trong nạn đói
1945
+ Nhân đạo: cảm thông thương xót; tố cáo xã hội; trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn
người mẹ
– Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả nội
tâm nhân vật đặc sắc.
b) Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Chiếc thuyền ngoài xa
* Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết:
– Nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của NĐBHC: câu chuyện gia đình hàng
chài, diễn biến tâm trạng NĐBHC.
* Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:
– Là biểu hiện của nỗi đau đớn: gia cảnh nghèo khó bế tắc -> tình trạng bạo lực trong
gia đình không có lối thoát -> câu chuyện thằng con phạm vào tội ác trái luân thường
đạo lí không thể giải quyết, nỗi lo lắng về sự phát triển nhân cách lệch lạc của con đã
không tìm được giải pháp…
– Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng, khi chồng đánh
không hề có bất kì phản ứng nào, nhưng hành động của thằng con khiến chị như sực
tỉnh, như bị một viên đạn xuyên qua tâm hồn để thức dậy nỗi đau tận cùng.
* Đánh giá:
– Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu
sắc:
+ Hiện thực: phơi bày tình cảnh xã hội những năm sau chiến tranh và đêm trước thời
kì Đổi mới 1986.
+ Nhân đạo: cảm thông thương xót; trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ.
– Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả nội
tâm nhân vật đặc sắc.
c) So sánh
* Điểm tương đồng
– Về nội dung:
+ Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói
và khốn khổ.
+ Đều là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm
hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
+ Đều góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: phản ánh hiện
thực xã hội trong những thời điểm khác nhau; thể hiện tấm lòng thương cảm đối với bi
kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả.
– Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của hai
nhà văn qua việc lựa chọn chi tiết đặc sắc.
* Điểm khác biệt
– Về nội dung: Hoàn cảnh riêng của 2 nhân vật khác nhau- nước mắt cũng mang
những nỗi niềm riêng.
+ Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng “nhặt”
được vợ; bà cụ cảm thấy ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con mình và cũng xót tủi
cho chính thân phận mình. Nhưng phía trước bà cụ là ánh sáng của hạnh phúc nhen
nhóm
+ Còn dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng
Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình bà đã diễn
ra trước mắt nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng; người phụ nữ vùng biển này thấy đau đớn,