Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.56 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
NƯỚC TA HIÊN NAY
SVTH

:

Lớp

:

Khoa

:

Mã sinh viên

:

Hà Nội - 2016


Contentsm
M ỤC L ỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG..........................................................................................................5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN....................................................5


1.1.

Các khái niệm cơ bản đạo đức nhà giáo.....................................5

1.1.1.

Đạo..................................................................................................5

1.2.2.

Đức..................................................................................................5

1.2.3.

Đạo đức...........................................................................................5

1.2.4.

Nhà giáo..........................................................................................6

1.2.5.

Đạo đức nhà giáo............................................................................6

1.2.

Các đặc điểm cơ bản trong đạo đức Nhà giáo............................7

Tiểu kết chương 1...........................................................................................7
Chương 2: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO TRONG GIÁO DỤC HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP..................................................................7

2.1. Thực trạng đạo đức nhà giáo của nước ta hiện nay......................7
2.2. Nguyên nhân.........................................................................................8
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan.......................................................................8
2.2.2. Nguyên nhân khách quan....................................................................8
2.3. Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức trong giáo
dục ở nước ta...............................................................................................9
2.3.1. Nhận thức sâu sắc về vị trí vai trò của Nhà giáo................................9
2.3.2. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
9
2.3.3. Thường xuyên bồi dưỡng năng lực, trình đọ, phương pháp, tác phong
công tác tốt cho đội ngũ nhà giáo.................................................................9
2.3.4. Xây dựng môi trương sư phạm lành mạnh tạo điều kiện Nhà giáo
khẳng định mình trong thực tiễn...................................................................9
2.3.5. Có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ Nhà giáo................................9
Tiểu kết chương 2...........................................................................................9


KẾT LUẬN..........................................................................................................9
DANH MỤC ĐỀ TÀI THAM KHẢO.............................................................10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, qua những đúc kết của ông cha ta: “không thầy đố mày
làm nên”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Có thể thấy vai trò to lớn của
người thầy thể hiện ở sự toàn diện, ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh trong
mối quan hệ “thầy trò”. Có thầy tốt mới có trò ngoan. Điều đó có nghĩa
là, trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, không phương pháp
nào có sức tác động mạnh mẽ bằng chính nhân cách của người thầy. Đại
đa số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đều làm việc tận tụy, tâm huyết
với nghề, có phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống tốt. Tuy đời sống

còn gặp nhiều khó khăn, xong đội ngũ giáo viên trong cả nước vẫn miệt
mài ngày đêm đứng trên bục giảng bám lớp, bám trường sẵn sàng hi sinh
bản thân để cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”.
Thế nhưng, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đã xảy ra
hàng loạt vụ việc thể hiện ở những tồn tại, bất cập trong quá trình thực
hiện vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên, đặc biệt là vi phạm nghiêm
trọng của đạo đức nhà giáo. Tình trạng gây bức xúc trên xảy ra ở hầu hết
các cấp học, từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT và cả trong các
trường cao đẳng, đại học thể hiện như sau: Bớt xén phần ăn của học sinh
ở trường mầm non Chim Non (Hà Nội); giám thị ép nữ sinh quan hệ tình
dục ở trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng); thầy giáo gạ sinh viên
“đổi tình lấy điểm” ở trường cao đẳng phát thanh truyền hình trung Ương
1 (Hà Nam)….Nhận thấy được sự “lệch chuẩn” về đạo đức của một số
cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục của nước ta hiện nay, tình hình
ngày càng mang tính chất nghiêm trọng hơn. Và cũng dựa theo nghiên
cứu của các tác giả đi trước đã khái quát về đạo đức nhà giáo trong giai
đoạn xưa và nay hay quy định về đạo đức nhà giáo ( Ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Từ đó, ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu thêm về đạo đức Nhà giáo . Vì
vậy, thầy trò chúng tôi xin tiếp thu các nghiên cứu của các tác giả đi
trước và cũng bổ sung thêm góp phần làm cho đề tài “Đạo đức nhà giáo


trong nền kinh tế thị trường ở nước hiện nay” phong phú và có ý nghĩa
thực tiễn hơn trong sự nghiệp giáo dục của Đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đạo đức Nhà giáo là một vấn đề cấp thiết trong giáo dục và xã hội, cần
phải được nghiên cứu và đưa ra những giải pháp tốt nhất để khắc phục
hậu quả. Trong thời gian gần đây có rất nhiều vụ thể hiện đạo đức Nhà

giáo bị suy thoái và mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Đã có rất nhiều
công trình, đề tài nghiên cứu về đạo đức Nhà giáo.
 Vấn đề: Vai trò của Nhà giáo trong Giáo dục ở nước ta hiện nay.
 Vấn đề: Suy thoái đạo đức Nhà giáo ở nước ta hiện nay và những
hậu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá toàn diện của đạo đức Nhà
giáo, cùng với những hậu quả của nó. Đề tài góp phần, chỉ ra thực
trạng và nguyên nhân đạo đức Nhà giáo bị suy thoái, đồng thời đề
xuất giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên ở nước ta hiện nay
trong cơ chế nền kinh tế thị trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 chỉ ra vai trò của Nhà giáo trong nền giáo dục của nước ta hiện nay.
 Nêu lên thực trạng về việc “lệch chuẩn” trong đạo đức Nhà giáo.
Hậu quả của sự “lệch chuẩn” đó.
 Từ đó, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đạo đức của Nhà giáo ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên tinh thần như vậy, phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu ở đây là
miền Bắc trong các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT,
TCCN và một số trường cao đẳng, đại học.
Đề tài được xác định nghiên cứu từ năm 2016 đến 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đề tài nên chúng tôi sẽ sử dụng phương chính là phân tích và
tổng hợp và để làm rõ hơn những hạn chế trong tình hình và chứng minh
cho nhận định của mình là đúng thì thầy trò tôi kết hợp thêm một số
phương pháp khác như pp quan sát, pp thống kê toán học, pp tổng kết

kinh nghiệm.
6. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài
6.1. Những luận điểm cơ bản


 Đạo đức nhà giáo có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục của nước ta hiện nay.
 Hạn chế của nền kinh tế thị trương ở nước ta, làm cho tình trạng vi
phạm đạo đức nhà giáo ngày một nghiêm trọng khiến cho dư luận
xã hội phãn nộ, từ đó đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết.
 Những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng vi phạm đạo
đức Nhà giáo ở nước ta hiện nay.
6.2. Đóng góp mới của đề tài
 Vai trò của Nhà giáo trong sự nghiepj giáo dục của Đất nước.
 Hậu quả của việc vi phạm đạo đức Nhà giáo có ảnh hưởng rất lớn
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
 Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức Nhà giáo
trong Giáo dục ở nước ta.
 Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu có thể làm tài liệu chuyên khảo
cho các giáo viên hơn thế nữa là sinh viên các trường đại học, cao
đẳng Sư phạm.
7. Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
bao gồm 2 chương, 5 tiết.


NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Các khái niệm cơ bản đạo đức nhà giáo

1.1.1. Đạo
Theo Hán tự, chữ Đạo (道) do chữ Thủ (道) và chữ Tẩu (道) hợp thành. Thủ
là đầu tức là trước nhất; Tẩu là đi cũng tức là thực hành thì dù có nói bao
nhiêu cũng bằng thừa . Đạo này không phải là đạo nào khác mà chính là
đạo làm người.
đạo có ba nghĩa như sau: Thứ nhất, đạo là con đường (nhân đạo, thiên
đạo...) Phàm là con đường có xấu, thiện, ác... theo Đạo Phật, hễ còn trong
vòng đối đãi thì không hoàn toàn rốt ráo được. Thứ hai, đạo là bổn phận
(đạo làm vua, đạo thầy trò, đạo vợ chồng...) Phàm là bổn phận thì phải
chịu ảnh hưởng của phong tục hay tập quán. Do vậy chữ Đạo là bổn phận
vẫn chưa đúng với nghĩa chữ Đạo mà Phật nói đến. Thứ ba, đạo là lý tính
tuyệt đối, là bản thể. Đức Lão Tử nói:” Đạo mà nói được ra, không phải
là đạo”. Xưa có người hỏi vị Tổ sư :” Đạo là gì?”. Tổ sư đáp: “Trước Phật
Oai âm vương, không có Phật và chúng sinh, lúc ấy chính là Đạo”. Chữ
đạo của nhà Phật đồng nghĩa với bản thể vậy.
Như vậy, đạo là chân lý, và không ai có thể lật đổ được chân lý này. Chân
lý là tuyệt đối chứ không phải là tương đối, chân lý thì chỉ có một chứ
không có hai. đạo này là đạo chung cho tất cả các nhà tu hành chân thật.
Đạo có thể giảng theo Nho giáo, Đạo giáo hay Phật giáo. Đạo chính là
chân lý.
1.2.2. Đức
Theo người Trung Quốc cổ đại, đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính
nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa và là nguyên tắc luân
lý.
1.2.3. Đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ
và Hy Lạp cổ đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói,
(moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lý”

thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở nghĩa Hy Lạp là
Eethicos nghĩa là lề thói; tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói
đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện những mối
quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp với nhau hằng
ngày.


Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại
bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo là một phạm trù quan
trọng nhất trong triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường,
đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con
đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người
trong xã hội. Đức là biểu hiện của đạo, là nguyên tắc luân lý. Như vậy, có
thể nói rằng đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu
cầu những nguyên tắc yêu cầu do cuộc sống đặt ra.
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã
hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội.
Theo xã hội học trước Mác không thể giải quyết một cách khoa học về
vấn đề thực chất của đạo đức. Nó xuất phát từ “mệnh lệnh của thượng
đế”, “ý niệm tuyệt đối, lý tính trừu tượng”, bản chất bất biến của loài
người ,… chứ không xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội hay
những quan niện xã hội hiện thực để suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng
trong đó có đạo đức.
Theo Mác và Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc
bao gồm triết học và lý luận học, con người đã sản xuất ra các tư liệu sản
xuất cho đời sống . Ý thức xã hội của con người là phản ánh tồn tại của
con người. Các hình thái ý thức xã hội khác nhau tùy theo phương thức
phản ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt với đời sống xã hội . Đạo
đức cũng vậy, nó là hình thái ý thức xã hộiphản ánh một lĩnh vực riêng
biệt trong tồn tại xã hội của con người. Đạo đức là một phương thức điều

chỉnh hành vi của con người. Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương
thức điều chỉnh hành vi con người: phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp
luật, đạo đức...
1.2.4. Nhà giáo
Nhà giáo là những con người dạy học (Giáo viên, Giảng viên), là những
con người hoạt động trong ngành giáo dục
1.2.5. Đạo đức nhà giáo
Không có một định nghĩa cụ thể nào về đạo đức Nhà giáo. Tuy nhiên, đạo
đức nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những phẩm chất cơ
bản: Hết lòng phục vụ Tổ quốc; phục vụ nhân dân; yêu thương học trò và
yêu nghề; yêu lao động và quý trọng người lao động chân tay; có tinh
thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bô. Đạo đức nhà giáo có thể được
hiểu là những quy tắc chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của
nhà giáo trong tình huống cụ thể.


1.2.

Đạo đức Nhà giáo cũng có thể được hiểu là đạo đức con người, đạo đức
của một ngành nghề cụ thể với những tiêu chuẩn riêng của nghề đó mang
lại.
Khi xem Nhà giáo là con người hoạt động trong nghề giáo dục thì đạo
đức Nhà giáo chứ đựng những “quy tắc kỹ thuật’ và những ‘quy luật đạo
đức’ để xác định giá trị chuyên biệt, cũng như nghĩa vụ, quyền lợi và
trách nhiệm của các thành viên khi thi hành nghề chuyên môn.” (Sđd, tr.
212-13).
Như vậy, đạo đức nhà giáo là những quy tắc, chẩn mực đạo đức của
những người tham gia vào sự nghiệp giáo dục, hướng tới cách ứng xử của
người dạy và người học đối với một thế hệ, trong hiện tại và tương lai.
Các đặc điểm cơ bản trong đạo đức Nhà giáo

Đội ngũ cán bộ Nhà giáo là một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục. Nghề dạy học có một đặc thù riêng, sản phẩm là con người
trong mối tổng hòa của xã hội. Do đó mà không được phép tạo ra các “
phế phẩm”. Vì vậy thì đội ngũ cán bộ Nhà giáo cần phải …”không ngưng
nâng cao học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ lí luận chính trị để vận
dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu được giao.”
(theo Điều 2. Mục đích – Quy định về đạo đức nhà giáo- ban hành kèm
theo Quyết định sô 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo)

Tiểu kết chương 1

Như vậy, Nhà giáo có một vai trò quan trọng sự nghiệp “ trồng người”
của Đất nước. Song, bên cạnh những người thầy, cô tận tụy hết mình vì học sinh
vẫn còn một bộ phận nhỏ vi phạm đạo đức đức Nhà giáo có ảnh không nhỏ đến
xã hội, vì vậy cần phải có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Chương 2: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO TRONG GIÁO DỤC HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Thực trạng đạo đức nhà giáo của nước ta hi ện nay
Trong những năm qua, lớp lớp các thế hệ nhà giáo đã nỗ lực hết mình,
vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách để đào tạo cho quê hương, đất nước
những con người có tri thức cao, có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt, có kĩ
năng nghề nghiệp, kĩ năng sống, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đa số đội ngũ cán bộ Nhà giáo của ngành giáo dục đều tâm huyết, có tinh
thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo, có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát


triển của đất nước, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường , đời sống còn

nhiều khó khăn thì một bộ phận nhỏ trong đội ngũ Nhà giáo chưa thật sự gương
mẫu đang có nguy cơ suy thoái về phẩm chất đạo đức, nhân cách, xói mòn
lương tâm nghề nghiệp.
Biểu hiện tiêu biểu như Giám thị ép nữ sinh quan hệ tình dục ở trường
THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), thầy giáo gạ sinh viên “đổi tình lấy điểm” ở
trường cao đẳng phát thanh truyền hình trung Ương 1 (Hà Nam)…hay gần đay
có vụ cô giáo mầm non đánh trẻ, lột quần áo vì tè dầm
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Vi phạm đạo đức Nhà giáo là do chịu nhiều áp lực của nghề.
2.2.2. Nguyên nhân khách quan
Ảnh hưởng của mặt trái của cơ chế thị trường, tiền lương của Nhà giáo quá bèo
bọt.
2.3. Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức trong
giáo dục ở nước ta
2.3.1. Nhận thức sâu sắc về vị trí vai trò của Nhà giáo
2.3.2. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm g ương đạo đ ức H ồ Chí Minh
2.3.3. Thường xuyên bồi dưỡng năng lực, trình đọ, phương pháp, tác phong
công tác tốt cho đội ngũ nhà giáo
2.3.4. Xây dựng môi trương sư phạm lành mạnh tạo điều kiện Nhà giáo
khẳng định mình trong thực tiễn
2.3.5. Có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ Nhà giáo
Tiểu kết chương 2

Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước sẽ vẫn làm
cho đạo đức một số cán bộ Nhà giáo đi xuống. Vì vậy để khắc phục tình trạng
này, cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và trung thực nhất nêu cao tinh
thần trách nhiệm của mỗi Nhà giáo.



KẾT LUẬN
Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người thầy phải không
ngừng tự đổi mới, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới, phải có ý thức
quyết tâm đi vào khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục, làm tốt công tác
“dạy chữ, dạy nghề, dạy người”. Tập thể người thầy, cá nhân người thầy không
ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa. Phải
làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà còn là nhà mô
phạm. Say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động sư phạm,
thành công không kiêu căng, thất bại không nản chí, thương yêu, gần gũi học
sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, thực sự là những “tấm gương sáng cho học sinh
noi theo…phục vụ cho sự nghiệp “trồng người”. Nhà Sư phạm người Nga
Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to
lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách
giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen
thưởng hay trách phạt nào khác."


DANH MỤC ĐỀ TÀI THAM KHẢO
1. diendan.violet.vn › ... › A2. Tin tức › A2.1. Tin cộng đồng ViOLET
2. http:// ussh.vnu.edu.vn
3. />4.
5.
6. />7. />8.
9.
10.Nguyễn Hợp Thái, OP. Đạo đức học. Trung tâm học vấn Đa Minh,
2008.
11.Nguyễn Trọng Viễn, OP. Triết học nhập môn. Học viện Đa Minh, 1995.
12.Xuân Huy & Đồng Công Hữu. Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: NXB trẻ,
2007.




×