Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.83 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một
bước công nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cơ chế quản lý kinh tế mới ở
nước ta hiện nay là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật,
chính sách, kế hoạch và các công cụ khác. Nhà nước đóng vai trò điều hành nền
kinh tế vĩ mô (định hướng và điều tiết) nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế và
ngăn ngừa mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Trong quá trình thực hiện đổi mới và
và cải cách hành chính hiện nay cải cách công cụ quản lý kinh tế vĩ mô được đổi
mới và hoàn thiện. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là định hướng cơ bản cho sự
vận động cơ chế thị trường của nước ta. Chúng ta đang đẩy nhanh, mạnh việc xây
dựng hệ thống pháp kuật, các thể chế kinh tế, tăng cường việc sử dụng các công cụ
tài chính và tiền tệ điều tiết thị trường. Như vậy nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị
trường đòi hỏi tăng cường chứ không làm giảm nhẹ vai trò quản lý của Nhà nước
bbất luận là nhà nước TBCN hay là nhà nước XHCN. Hơn nữa chúng ta đang xây
dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần áp dụng cơ chế thị trường theo định
hướng XHCN và mở rộng quan hệ quốc tế đi vào thị trường thế giới không phân
biệt chế độ chính trị kinh tế của nhà nước ngày càng cao.
Thực tế đã chứng minh vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế
thị trường ở nước ta hết sức quan trọng đặc biệt là trong những năm gần đây, dưới
sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã và đang khắc phục dần những mặt tích cực và
khắc phục những mặt hạn chế.
Do đó việc nghiên cứu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay là hết sức nghiêm túc và cần thiết. Đây là một vấn đề lớn nhưng
trong giới hạn cho phép xin đề cập và giải quyết một số nội dung cơ bản được phản
ánh ở các vấn đề:
1
I. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Vai trò kinh tế của Nhà nước nói chung trong lịch sử
Nhà nước luôn là vấn đề trung tâm của những cuộc đấu tranh chính trị. Mọi
Đảng trong cương lĩnh hoạt động của mình bao giờ cũng hướng mục tiêu vào việc


giành lấy chính quyền nhà nước. Trong lịch sử phát triển có nhiều cách giải quyết
khác nhau về nguồn gốc và bản chất nhà nước. Theo quan niệm tôn giáo là quyền
lực của Thượng đế ở trần gian, khi giai cấp tư sản làm cách mạng đã lên án quan
điểm này, họ cho rằng nhà nước xuất phát từ xã hội, họ lý giải các thành viên trong
xã hội cần có tổ chức nhà nước để điều khiển và quản lý xã hội. Theo họ, thì nhà
nước là do dân bầu ra và quyền lực thuộc về nhân dân. Theo quan điểm của Mác,
ông thừa nhận nhà nước sinh ra từ xã hội nhưng không phải là khế ước của xã hội
mà nó xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà. Mâu thuẫn này dẫn đến
cuộc đấu tranh quyết liệt để đi đến nhu cầu của xã hội là phải có một tổ chức quyền
lực đủ mạnh để duy trì xã hội tồn tại trong một trật tự nhất định sao cho phù hợp
với lợi ích của giai cấp thống trị, tổ chức ấy chính là nhà nước. Nhà nước chính là
công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Trong lịch sử phát triển của mình các nhà nước đã có phương pháp khác
nhau để nắm giữ kinh tế nhằm phục vụ chức năng quản lý của mình. Nhà nước chủ
nô - kiều nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người chỉ bảo vệ quyền lợi cho giai
cấp chủ nô là giai cấp chiếm đoạt khối lượng của cải được sản xuất ra bởi những
người nô lệ, dàn áp, thống trị họ bằng bạo lực. Trong thời đại phong kiến nhà nước
phong kiến không chỉ can thiệp vào việc phân phối của cải mà còn đứng ra tập hợp
lực lượng nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm đầu của CNTB, chúng ta đã thấy sự phát triển của chủ
nghĩa trọng thơơng với đặc điểm là nó đánnh giá rất cao vai trò kinh tế của nhà
nước. Không phải là không có căn cứ với sự đề cao này mà thực tế như chúng ta đã
biết chủ nghĩa trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế của CNTB, chủ nghĩa
trọng thương tương ứng với thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của CNTB. Giai cấp tư
2
sản rất cần chỗ dựa vững chắc cho nhà nước mà thông qua chỗ dựa này việc tích
luỹ tư bản sẽ tiến hành nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Đối với trường phái này
muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào sức mạnh của nhà nước. Họ đánh giá cao
các chính sách kinh tế của nhà nước, ủng hộ chính quyền nhà nước vì vậy ở trong
thời kỳ này vai trò của nhà nước được xác lập và nâng cao.

Ngược lại với chủ nghĩa trọng thương các nhà kinh tế học cổ điển mà nổi bật
là Adam Smith (1732 – 1790) lại cho rằng nhà nước chỉ nên thực hiện các chức
năng nguyên thuỷ của mình. Lập pháp bảo vệ an ninh quốc gia xét xử những tranh
chấp chứ không nên can thiệp vào các quá trình kinh tế. Theo Adam Smith việc tổ
chức nền kinh tế hàng hoá cần theo nguyen tắc tự do. Ông ủng hộ tự do cạnh tranh
và cũng chính ông đưa ra thuyết “Bàn tay vô hình và nguyên lý nhà nước không
can thiệp hoạt động của nền kinh tế”. Sự hoạt động toàn bộ của nền kinh tế là do
các quy luật khách quan tự phát chi phối, sự vận động thị trường là do quan hệ
cung cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hoá trên thị trường quyết định. Có
nghĩa là “bàn tay vô hình” tự điều chỉnh một cách năng động, linh hoạt theo những
quy luật khách quan của thị trường còn nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh
tế thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp. Việc đề cao “bàn tay vô hình” và
xem nhẹ “bàn tay nhà nước” đã thực hiện ở các nước TBCN trong giai đoạn cạnh
tranh tự do đã đem lại sự tăng trưởng nhất định trong kinh tế. Tuy nhiên với một thị
trường tự do cạnh tranh hoạt động không có sự can thiệp của nhà nước ngày càng
bộc lộ nhiều khiếm khuyết như tình tranhg độc quyền, ô nhiễm môi trường, hoạt
động kinh tế chồng chéo triệt tiêu nhau và đặc biệt là các chu kỳ kinh tế thể hiện
qua khủng hoảng kinh tế liên tục mà rõ nhất là thời kỳ đại suy thoái nền kinh tế
TBCN (1929-1933). Hơn nữa trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng cao chỉ cho
các nhà kinh tế học thấy rằng cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình
hoạt động kinh tế, điều tiết nền kinh tế. Nhà kinh tế học người Anh Meynard
Keyness, người được coi là đã cứu sống CNTB thì lập luận rằng “ nguyên nhân đưa
đến khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp gia tăng đó là nhà nước không can thiệp
3
vào kinh tế hoặc can thiệp vào nhưng chính sách kinh tế lạc hậu bảo thủ”. Do vậy
theo ông để hạn chế, ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thì phải can thiệp
vào kinh tế bằng những chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp đó là các chính sách về
tài chính tiền tệ, lãi suất điều tiết ở tầng vĩ mô. Nhà nước trực tiếp phát triển các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ công cộng. Quan điểm này xuất
phát từ chỗ cho rằng sự tăng lên của thu nhập sẽ làm tăng lên tiêu dùng so với tiêu

dùng giới hạn nhưng sự tăng của tiêu dùng chậm hơn sự tăng của thu nhập dẫn tới
cầu giảm. Điều này sẽ dẫn tới hàng hoá ế thừa từ đó sẽ dẫn đến tỉ suất lợi nhuận
giảm. Nếu tỉ suất lợi nhuận nhỏ hoặc bằng không thì sẽ gây ra hiện tượng tháo lui
đầu tư. Điều này đưa nền kinh tế vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng. Vì vậy theo
Keyness, nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế, can thiệp vào thị trường. Song
khi đánh giá cao cao vai trò kinh tế của nhà nước ông lại bỏ qua vai trò của bàn tay
vô hình và cân bằng tổng quát. Thêm vào đó là tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp,
lạm phát xảy ra ngày càng trầm trọng. Điều này đã làn tăng làn song phản đối lý
thuyết của Keyness và xuất hiện tư tưởng phối hợp cả hai bàn tay. Nổi bật là quan
điểm “ kinh tế hỗn hợp” của Paul Sanuelson một nhà kinh tế học của Mỹ. Ông lại
cho rằng điều hành một nền kinh tế không có cả chính phủ lẫn thị trường cũng như
vỗ tay bằng một tay. Cơ chế thị trường xác định giá cả và sản lượng trong nhiều
lĩnh vực trong đó chính phủ điều tiết thị trường bằng các chương trình thuế chỉ tiêu
và luật lệ. Cả hai bên thị trường và chính phủ điều có tính chất thiết yếu. Theo xu
hướng “ hỗn hợp: ngày nay các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng các nền kinh tế hiện
đại muốn phát triển phải dựa và cả cơ chế thị trường cũng như sự quản lý của nhà
nước. Khác hẳn với các thành phần kinh tế khác chủ nghĩa Mác – Lê nin dựa trên
cơ sở sự sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất vì vậy nhà nước XHCN có vai trò kinh
tế đặc biệt, nó không còn là bộ máy ăn bám đứng trên quá trình sản xuất. Nó phải
chuyển sang tổ chức thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân. Chức năng
này gắn liền với quá trình kế hoạch hoá tập trung thống nhất quản lý sản xuất và
phân phối sản phẩm, kiểm tra chặt chẽ mức lao động và mức tiêu dùng (tổng cung
4
và tổng cầu). Như vậy sẽ tránh được khuyết tật của cơ chế thị trường, thực hiện
được tốt các chính sách xã hội. Tuy nhiên với một bộ máy nhà nước quá cồng kềnh
kế hoạch hoá quá sát sao đã dẫn đến tình trạng dựa dẫm ỷ lại, thiếu sáng tạo đối với
cấp dưới, không khai thác và phát huy được hiệu quả cao nhất các nguốn lực như
vậy nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp. Do đó các nước theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung như Liên Xô (cũ) và các nước XHCN đã phải chuyển sang cơ chế thị
trường và phải đổi mới cách thức quản lý của nhà nước.

Trên thực tế qua các giai đoạn phân tích đánh giá các quan điểm của các
trường phái, chúng ta rút ra được tính tất yếu khách quan của vai trò quản lý kinh tế
vĩ mô của nhà nước. Nếu như chỉ thuần tuý sử dụng “bàn tay vô hình” hay “ bàn
tay nhà nước” thì đều không thể đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
lâu dài, muốn đạt được điều đó thì phải biết sử dụng chúng hoà hợp, cần thiết phải
có cả “hai” cùng tham gia vài hoạt động kinh tế, đó là thị trường và nhà nước. Vì
vậy nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế tự nhiên, sự can thiệp của
nhà nước ở đây chỉ là tầm vĩ mô.
2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Những năm trước giả phóng do điều kiện lịch sử lúc đó cho nên cơ chế quản
lý kinh tế của nước ta đước sao chép gần như nguyên vẹn mô hình phương pháp
kinh tế xã hội và cơ chế quản lý kinh tế của các nước XHCN với điển hình là Liên
Xô cũ, Cơ chế quản lý kinh tế của nước ta trong giai đoạn này đề cao công cụ kế
hoạch hoá mang tính pháp lệnh bắt buộc mọi ngành mọi cấp mọi cơ quan đơn vị và
cá nhân phải tuân theo thông qua hệ thống chỉ tiêu kế hoạch để quyết định tất cả
các vấn đề kinh tế xã hội. Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp mang những đặc điểm cơ bản:
Nhà nước quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, điều này
được thể hiện ở sự chi tiết hóa các nhiệm vụ do Trung Ương giao bằng một hệ
thống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm.
5
Các doanh nghiệp, xí nghiệp cố gắng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hoá đề ra,
lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù, không kinh tế.
Các cơ quan hành chính – kinh tế cấp trên can thiệp qúa sâu vào hoạt động
kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhưng lại khôn g chịu trách nhiệm gì về
mặt vật chất đối với các quyết định của mình.
Bỏ qua quan hệ hàng hoá tiền tệ, hiệu quả kinh tế quản lý và kế hoạch hoá
bằng chế độ cấp phả và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu do đó
hoạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình
thức: bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật ( chế độ tem phiếu) và bao

cấp qua cấp phát vốn của ngân sách mà không ràng buộc vật chất với người được
cấp phát vốn.
Đi từ những đặc điểm trên dẫn tới bộ máy quản lý rất cồng kềnh, có nhiều
cấp trung gian và kém năng động từ đó sinh ra một đội ngũ cán bộ kém năng lực
quản lý không thông thạo nghiệp vụ kinh doanh nhưng phong cách thì quan liêu
cửa quyền.
Bên cạnh những ưu điểm đó là phù hợp với đất nước có chiến tranh. Trong
thời kỳ chiến tranh cơ chế này đã động viên tích cực lượng tình nguyện lên đường
chiến đấu, họ vững tin vào sản xuất chiến đấu phục vụ sản xuất. Sau này chiến
tranh kết thúc, áp dụng cơ chế này không còn phù hợp ở Việt Nam, điều này chúng
ta chưa nhận ra nên trong suốt một thời gian dài cơ chế cũ kìm hãm sự phát triển
cua kinh tế nưóc ta gây nhiều tác hại cho cộng đồng.
Do có sự bình quân về phân phối nên đã không khuyến khích được người sản
xuất phát huy được khả năng sáng tạo, sự năng động hăng say nhiệt tình trong công
tác. Vì có sự bao cấp của nhà nước, bao tiêu sản phẩm nên sản phẩm sản xuất ra
với chất lượng kém, làm ăn lãng phí, chi phí đầu tư cao nhưng hiệu quả kinh tế lại
thấp. Do sản xuất theo kế hoạch nên thiếu sự linh hoạt nhạy bén với thị trường dẫn
đến tình trạng sản xuất không phù hợp với tiêu dùng. Công nghệ kỹ thuật chậm cải
6

×