BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TẦM THẦN VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÓM ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN
GIỚI TẠI HÀ NỘI NĂM 2017
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Thế Tùng
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
Mã số đề tài: 02.17-17.SV-HUPH
Năm 2017
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở
nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới tại Hà Nội năm 2017
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Thế Tùng
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
Cấp quản lý: cấp cơ sở
Mã số đề tài: 02.17-17.SV-HUPH
Thời gian thực hiện: từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 10 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH: 05 triệu đồng
Nguồn khác: 05 triệu đồng
Năm 2017
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. Tên đề tài: Đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở
nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới tại Hà Nội năm 2017
2. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Thế Tùng
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
5. Thư ký đề tài: Đào Thị Huyền
6. Phó chủ nhiệm đề tài: Hoàng Cẩm Hằng
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- Nguyễn Hữu Thế Tùng
- Nguyễn Mạnh Tiến
- Hoàng Cẩm Hằng
- Đào Thị Huyền
- Dương Hải Yến
- Trần Thị Anh
- Nguyễn Thành Hưng
- Nguyễn Công Minh
- Lê Vũ Hoàng Minh
8. Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Vũ Phương Linh và BS. Đặng Minh Điềm
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
Những chữ viết tắt
Từ viết tắt
Phiên giải
CCIHP
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
LGBT
Đồng tính, song tính, chuyển giới
iSEE
Viện nghiên cứu Xã Hội, Kinh tế và Môi trường
SKTT
Sức khỏe tâm thần
SPRC
Trung tâm dữ liệu phòng chống tự tử quốc gia Hoa Kì
i
Những chữ viết tắt ..................................................................................... i
Phần A: Báo cáo tóm tắt nghiên cứu ........................................................... v
I. Tóm tắt .................................................................................................... v
1.
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: ................................................. v
2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ........................................... vi
3.
Kết quả và phát hiện chính: ........................................................... vii
4.
Kết luận và kiến nghị: .................................................................. viii
I. Summary ................................................................................................ ix
Phần B: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài ........................................ vii
1. Kết quả nổi bật của đề tài...................................................................... vii
2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.................................................. vii
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được
phê duyệt .................................................................................................. vii
4. Các ý kiến đề xuất ............................................................................... viii
Phần C: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở .... 1
1.
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
2.
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ...................................................................... 3
B. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài: ....................... 3
c. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần ở nhóm LGBT .............. 10
3.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 15
3.1. Thời gian: thu thập số liệu từ 10/08/2017 đến 01/09/2017................ 15
3.2.
Địa điểm: Trên địa bàn Hà Nội ..................................................... 15
3.3. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang có phân tích, sử dụng
phương pháp định lượng. ........................................................................ 15
3.4.
Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 15
3.5.
Cỡ mẫu ....................................................................................... 15
3.6.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu................................................ 16
3.7.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................... 16
3.8.
Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khắc phục.......................... 17
ii
3.9.
Vấn đề đạo đức nghiên cứu ........................................................... 18
4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 19
5.
BÀN LUẬN ..................................................................................... 29
6.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 31
6.1. Kết luận ...................................................................................... 31
6.2.
7.
Khuyến nghị ................................................................................ 32
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 34
PHỤ LỤC..................................................................................................... 39
Phụ lục 1. Bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng LGBT ................................... 39
Phụ lục 2. Trang thông tin cho người tham gia nghiên cứu ....................... 50
Phụ lục 3. Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu............................................. 53
Phụ lục 4. Bảng biến số nghiên cứu .......................................................... 54
Phần D: Giải trình chỉnh sửa ..................................................................... 62
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sai số nghiên cứu và cách khắc phục
Bảng 2: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3: Thực trạng sức khỏe tâm thần của nhóm LGBT
Bảng 4: Mức độ sức khỏe thâm thần của nhóm LGBT theo xu hướng tính dục
Bảng 5: Tình trạng cảm thấy chán nản thất vọng của nhóm LGBT
Bảng 6: Suy nghĩ cảm thấy không đáng sống của nhóm LGBT
Bảng 7: Nguy cơ lạm dụng rượu của nhóm LGBT
Bảng 8: Hành vi tự tổn thương bản thân của nhóm LGBT
Bảng 9: Mối liên quan giữa xu hướng tính dục và một số vấn đề sức khỏe tâm thần
của nhóm LGBT
Bảng 10: Mối liên quan giữa một số yếu tố và triệu chứng của rối loạn lo âu
Bảng 11: Mối luên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và triệu chứng trầm cảm
Bảng 12: Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và triệu chứng Stress
Bảng 13: mối liên quan giữa một số vấn đề sức khỏe tâm thần và nguy cơ lạm dụng
rượu
Bảng 14: Mô hình hồi quy logistic một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của nhóm
LGBT
iv
Phần A: Báo cáo tóm tắt nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TẦM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NHÓM ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI TẠI
HÀ NỘI NĂM 2017
SV. Nguyễn Hữu Thế Tùng (Lớp K13C, trường ĐHYTCC)
SV. Hoàng Cẩm Hằng (Lớp K13B, trường ĐHYTCC)
SV. Đào Thị Huyền (Lớp K13C, trường ĐHYTCC)
SV. Nguyễn Mạnh Tiến (Lớp K13B, trường ĐHYTCC)
SV. Dương Hải Yến (Lớp K13C, trường ĐHYTCC)
SV. Trần Thị Anh (Lớp K13B, trường ĐHYTCC)
SV. Nguyễn Thành Hưng (Lớp K14D, trường ĐHYTCC)
SV. Nguyễn Công Minh (Lớp K15D, trường ĐHYTCC)
SV. Lê Vũ Hoàng Minh (Lớp K15C, trường ĐHYTCC)
I. Tóm tắt
1. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:
Mỗi cá nhân sinh ra không tự bản thân lựa chọn thiên hướng tình dục. Khoa học hiện
đại cũng đã chứng minh và khẳng định đồng tính luyến ái không phải là một bệnh
tâm lý, nó là một trong các thiên hướng tình dục của con người. Tuy nhiên, do thuộc
thiên hướng tình dục thiểu số và những quan điểm sai lầm như đồng tính là một bệnh
tâm thần hay là các biểu hiện lệch lạc về tâm lý khiến cho người đồng tính vẫn phải
chịu sự thành kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử từ những người dị tính và xã hội nói
chung. Hậu quả dẫn đến đại đa số những người đồng tính, song tính và chuyển giới
(LGBT) thường xuyên gặp vấn đề tâm lý như lo âu, áp lực, căng thẳng dẫn đến trầm
v
cảm, thậm chí một tỷ lệ cao từng có ý định và nỗ lực tử tự.[38]
Theo một nghiên cứu của iSEE, có gần 30% người từng bị từ chối xin việc làm vì là
người LGBT, đặc biệt tỷ lệ người chuyển giới bị từ chối khi xin việc chiếm khoảng
59% cao gấp 3 lần nhóm đồng tính và song tính là 19,6%[36]. Một số lượng không
nhỏ những người đồng tính tại Châu Á, vì để che giấu bản chất nên họ chấp nhận kết
hôn với người khác giới, kết quả là mỗi ngày họ đều phải đối diện với khá nhiều căng
thẳng và áp lực vì phải che giấu xu hướng tình dục với bạn đời và gia đình, đồng
thời vẫn mong muốn được thể hiện tình cảm hay tìm kiếm tình yêu đồng giới.
Những yếu tố này có thể tác động rất lớn tới tình trạng sức khỏe tâm thần của
nhóm người LGBT[39].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và các yếu tố xã hội liên quan
cũng rất ít. Một trong những lý do có thể là do người Á đông rất kín đáo, không thích
nói lên những tình cảm bất thường của mình. Một số nghiên cứu tại Việt Nam về
chủ đề sức khỏe tâm thần đã được thực hiện trên đối tượng là học sinh, sinh viên
hay người trưởng thành trong quy mô của một phường/xã. Tuy nhiên có một thực
tế là nghiên cứu về SKTT ở Việt Nam đã không nhiều thì nghiên cứu về sức khỏe
tâm thần trong nhóm LGBT tại Việt Nam lại càng hiếm hơn. Qua tìm hiểu sơ lược
chưa tìm thấy nghiên cứu nào về sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng này. Chúng
tôi mong muốn thực hiện đề tài: “Đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần và một sô
yếu tố liên quan ở nhóm LGBT tại hà nội năm 2017.”, nhằm đạt được các mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng LGBT tại Hà Nội
năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng
LGBT tại Hà Nội năm 2017.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu áp dụng thiết kế cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp định
lượng. Cỡ mẫu được tính theo công thức cắt ngang 1 tỷ lệ và có tổng 96 người
tham gia nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp hòn tuyết lăn
(snowball) và đồng đẳng viên để có thể tiếp cận với các đối tượng. Nhóm tiến
vi
hành phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng đối với các đối tượng tham gia nghiên
cứu.
3. Kết quả và phát hiện chính:
-
Stress là vấn đề sức khỏe tâm thần có tỷ lệ cao nhất với 20.9%, có triệu chứng
rối loạn lo âu chiếm 17.7% và có triệu chứng trầm cảm chiếm 15.6%.
-
Có tới 87.5% đối tượng nghiên cứu thường cảm thấy chản nản thất vọng trong
suốt cuộc đời họ. Có 45.8% đối tượng nghiên cứu cảm thấy chán nản thất
vọng trong một năm qua và có 17.7% đối tượng nghiên cứu cảm thấy chản
nản thất vọng trong 1 tháng qua.
-
Có 54 người (56.3%) có suy nghĩ không đáng sống. Có 24% đối tượng tham
gia nghiên cứu đã từng có suy nghĩ tự tử.
-
45.8% đối tượng nghiên cứu đã từng có hành vi tự tổn thương bản thân. Trong
đó, đã từng tự tổn thương 2-3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 38.6%. Có tới 27.3%
đối tượng tự tổn thương từ 6 lần trở lên, tự tổn thương 1 lần chiếm 18.2% và
tự tổn thương 4-5 lần chiếm 15.9%.
-
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cảm thấy chán nản trong 1 tháng
qua, cảm thấy không đáng sống, suy nghĩ tự tử và trầm cảm với xu hướng tình
dục của các đối tượng nghiên cứu (p<0.05).
-
Những người cảm thấy không đáng sống có nguy cơ lạm dụng rượu cao gấp
3.2 lần những người không có cùng cảm nhận này (p= 0.009, 95% khoảng tin
cậy 1.317- 7.778)
-
Những người có suy nghĩ tự tử có nguy cơ lạm dụng rượu cao gấp 5.66 lần
những người không có cùng suy nghĩ này (p<0.001, 95% khoảng tin cậy 2.03615.736) Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cảm thấy chản nản
trong một tháng qua với nguy cơ lạm dụng rượu (p>0.05).
-
Những người có kinh nghiệm bị đe dọa công khai có nguy cơ có triệu chứng
của rối loạn lo âu cao gấp 3.667 lần những người không có kinh nghiệm này
(95% khoảng tin cậy 1.220-11.021).
-
Những người có kinh nghiệm bị đe dọa công khai có nguy cơ có các triệu
chứng của trầm cảm cao gấp 5.712 lần so với những người không có kinh
vii
nghiệm bị đe dọa công khai (95% khoảng tin cậy: 1.659-19.664)
4. Kết luận và kiến nghị:
-
Tại Việt Nam, cộng đồng vẫn còn có cái nhìn tiêu cực về nhóm LGBT. Chính
vì thế họ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tâm
thần.
-
Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đúng
đắn thay đổi cách nhìn tiêu cực của cộng đồng dành cho nhóm người này.
Chính vì vậy, truyền thông cần phải chú trọng vào ngôn từ khi viết về những
nhóm người này. Đưa những thông tin đúng đắn về họ tới xã hội.
-
Gia đình đóng vai trò to lớn trong việc giúp cho nhóm LGBT vượt qua những
khó khăn khi phải đối mặt với những trở ngại ngoài xã hội.
-
Sự ủng hộ của gia đình là giải pháp hiệu quả nhất giúp cho nhóm LGBT vượt
qua sự khủng hoảng khi nhận thức được bản dạng giới của chính mình.
viii
EVALUATE THE MENTAI HEALTH OF LGBT IN HA NOI, VIET
NAM IN 2017 AND DETERMINED RELATIVE FACTORS
SV. Nguyễn Hữu Thế Tùng (K13C, Hanoi University of Public
Health)
SV. Hoàng Cẩm Hằng (K13B, Hanoi University of Public Health)
SV. Đào Thị Huyền (K13C, Hanoi University of Public Health)
SV. Nguyễn Mạnh Tiến (K13B, Hanoi University of Public Health)
SV. Dương Hải Yến (K13C, Hanoi University of Public Health)
SV. Trần Thị Anh (K13B, Hanoi University of Public Health)
SV. Nguyễn Thành Hưng (K14D, Hanoi University of Public Health)
SV. Nguyễn Công Minh (K15D, Hanoi University of Public Health)
SV. Lê Vũ Hoàng Minh (K15C, Hanoi University of Public Health)
I. Summary
1. Abstract:
There is a wide range of research had proved that homosexual is not a mental disorder
but a sexual orientation. However, due to the characteristic of sociodemographic and
cultural of an Easten country, LGBT people in Vietnam still encounter pervasive
Stigma and discrimination which conducive to a several mental health risks and
disorder such as anxiety, stress. These hazards can lead to even more serious
consequences like depression, substance abused and suicide attempted. This
research, implemented in 2017, aim to evaluate the mental health of LGBT group in
Hanoi, Vietnam. Further, determined the risk and protective factors related to the
mental health of LGBT people.
2. Research objects and method:
The research studied in 96 adults who identified as Gay, Lesbian, Bisexual and
Trans gender in Hanoi, Vietnam using cross-sectional analysis. Quantitative
method. “Snowball” and peer educators method were used to approach study
objects. Logistic regression model were used to compare mental health
ix
outcome, substance abused level, sucide attempted, self-harm and health risk
factor like experiences of victimisation, gender indentidication.
3. Result:
-
Stress is the highest mental health problem with 20.9%, anxiety symptoms
accounted for 17.7% and depressive symptoms container were 15.6%.
-
Up to 87.5% of respondents often feel discouraged during their lives. 45.8%
of respondents felt depressed over the past year and 17.7% of respondents
felt discouraged in the past month.
54 people (56.3%) have the thought of unworthy of living. 24% of
respondents had suicidal thoughts.
-
45.8% of respondents had self-harm behavior. In particularly, 2-3 times selfharmed take the highest rate with 38.6%. Up to 27.3% of the respondents had
self-harmed action for 6 times or more, 1 time self-harm accounted for 18.2%
and self-harm about 4-5 times, accounting for 15.9%.
-
There was a statistically significant association between feeling depressed for
one month, feeling unworthy of life, suicidal thoughts and depression with
sexual orientation (p <0.05)..
-
Substance abused were 3.2 times more likely to those who felt unworthy of
life than those who did not share the same feeling (p = 0.009, 95% confidence
interval, 1,317-7778).
-
Those with suicidal ideation had a 5.66-fold higher risk of substance abuse (p
<0.001, 95% confidence interval 2.036-15.736).
-
There was no statistically significant association between feeling depressed
for a month with a risk of substance abuse (p> 0.05).
-
People with experience of harrasment were 3,667 times more likely to have
x
symptoms of anxiety than those without experience (95% confidence interval
of 1220-11,021).
-
People with publicly-threatened experiences are at risk of having symptoms
of depression 5,712 times higher than those with inexperienced public
exposure (95% confidence interval: 1659-1964).
3. Conclusion:
In Vietnam, the community still has a negative outlook on LGBT people. That's why
they are at high risk for mental health problems. Communication plays an important
role in providing the accurate information to change the negative view of the
community for this group of people.
Consequently, the media needs to focus on the accuracy and sensitivity off
information when writing about these groups. Bring the accurate information about
them to society.
Families play a major role in helping LGBT people to overcome difficulties when
facing social obstacles. Family support is the most effective way for LGBTs to
overcome the crisis by recognizing their own gender identity.
xi
Phần B: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1. Kết quả nổi bật của đề tài
(a) Đóng góp mới của đề tài: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam thực hiện
về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của cả 3 đối tượng đồng
tính, song tính và chuyển giới, năm 2017.
(b) Kết quả cụ thể: Báo cáo kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học trường
Đại học Y tế Công cộng thông qua và xuất bản 01 bài đăng trên tạp chí khoa học
trong nước.
(c) Hiệu quả về đào tạo: Thực hiện đề tài giúp nhóm sinh viên nâng cao thêm kiến
thức và kỹ năng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của nhà trường.
(d) Hiệu quả về xã hội: Đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp đề xuất được các giải
pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần tốt hơn dành cho nhóm đối tượng này, cũng như góp
phần làm bằng chứng khoa học giúp làm giảm sự kì thị và phân biệt đối xử với nhóm
người LGBT trong xã hội.
(e) Các hiệu quả khác.
2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
(a) Tiến độ: Nghiên cứu đạt đúng tiến độ thực hiện theo thời gian được phê duyệt,
từ tháng 03 năn 2017 tới tháng 12 năm 2017.
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện đủ 02 mục tiêu nghiên cứu
đã đề ra, bao gồm:
-
Đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng LGBT tại Hà Nội năm
2017.
-
Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng LGBT
tại Hà Nội năm 2017.
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Báo cáo kết quả nghiên
cứu được Hội đồng khoa học trường Đại học Y tế Công cộng thông qua và nhóm nghiên
cứu đang hoàn thiện 01 bài báo để gửi đăng trên tạp chí khoa học trong nước.
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 10 triệu
đồng. Trong đó, nhóm nghiên cứu sử dụng kinh phí NSNN là 5 triệu đồng, còn kinh phí
vii
cá nhân sử dụng là 5 triệu đồng, được tài trợ bởi PGS.TS Hoàng Văn Minh – Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu khoa học Sức khỏe của trường Đại học Y tế Công cộng.
4. Các ý kiến đề xuất
Nhóm nghiên cứu xin có ý kiến đề xuất về thời gian triển khai đề tài trong các năm
tới nên thực hiện sớm hơn, để giúp các nhóm nghiên cứu kịp đạt tiến độ thực hiện theo
đề cương đã đề ra.
viii
Phần C: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi cá nhân sinh ra không tự bản thân lựa chọn thiên hướng tình dục. Khoa học
hiện đại cũng đã chứng minh và khẳng định đồng tính luyến ái không phải là một
bệnh tâm lý, nó là một trong các thiên hướng tình dục của con người. Tuy nhiên, do
thuộc thiên hướng tình dục thiểu số và những quan điểm sai lầm như đồng tính là
một bệnh tâm thần hay là các biểu hiện lệch lạc về tâm lý khiến cho người đồng tính
vẫn phải chịu sự thành kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử từ những người dị tính và xã
hội nói chung. Hậu quả dẫn đến đại đa số những người đồng tính, song tính và
chuyển giới (LGBT) thường xuyên gặp vấn đề tâm lý như lo âu, áp lực, căng thẳng
dẫn đến trầm cảm, thậm chí một tỷ lệ cao từng có ý định và nỗ lực tử tự.[38]
Những người đồng tính trẻ tuổi thường bị trêu chọc ở trường hay ngoài xã hội
bằng những lời nói miệt thị, thậm chí là bắt nạt. Đặc biệt, ngay cả trong gia đình, họ
cũng luôn gặp phải rất nhiều những rào cản trong việc bộc lộ mình hay thể hiện bản
thân. Những áp lực sinh ra từ mong muốn và kì vọng của cha mẹ đã khiến nhóm
người này gặp rất nhiều tổn thương về mặt tâm lý, họ vừa muốn được bộc lộ mình
nhưng lại vừa mong muốn khiến cha mẹ tự hào, muốn được cha mẹ yêu thương.
Những đối nghịch trong suy nghĩ đã khiến họ tự rơi vào trạng thái cô lập, tự dằn vặt
bản thân và không thể chia sẽ với ai.Họ luôn phải sống trong thế giới đơn độc hoặc
chỉ chơi trong một phạm vi nhỏ những người có cùng xu hướng tình dục đồng giới.
Với những người có xu hướng bộc lộ giới tính họ thường khó có cơ hội được
học tập hay đối xử công bằng trong công việc. Theo một nghiên cứu của iSEE, có
gần 30% người từng bị từ chối xin việc làm vì là người LGBT, đặc biệt tỷ lệ người
chuyển giới bị từ chối khi xin việc chiếm khoảng 59% cao gấp 3 lần nhóm đồng tính
và song tính là 19,6%[36]. Một số lượng không nhỏ những người đồng tính tại Châu
Á, nơi vẫn nặng nề về quan niệm giới tính, vì để che giấu bản chất nên họ chấp nhận
kết hôn với người khác giới, kết quả là mỗi ngày họ đều phải đối diện với khá nhiều
căng thẳng và áp lực vì phải che giấu xu hướng tình dục với bạn đời và gia đình,
đồng thời vẫn mong muốn được thể hiện tình cảm hay tìm kiếm tình yêu đồng giới.
Những người này thường sống trong dằn vặt và mặc cảm khi phải lừa dối bạn đời,
1
lừa dối gia đình và sống lén lút với giới tính thực của mình. Những yếu tố này có
thể tác động rất lớn tới tình trạng sức khỏe tâm thần của nhóm người LGBT[39].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và các yếu tố xã hội liên
quan cũng rất ít. Một trong những lý do có thể là do người Á đông rất kín đáo, không
thích nói lên những tình cảm bất thường của mình. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
về chủ đề sức khỏe tâm thần đã được thực hiện trên đối tượng là học sinh, sinh viên
hay người trưởng thành trong quy mô của một phường/xã. Tuy nhiên có một thực tế
là nghiên cứu về SKTT ở Việt Nam đã không nhiều thì nghiên cứu về sức khỏe tâm
thần trong nhóm LGBT tại Việt Nam lại càng hiếm hơn. Qua tìm hiểu sơ lược chưa
tìm thấy nghiên cứu nào về sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng này.
Chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài: “Đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần
và một sô yếu tố liên quan ở nhóm LGBT tại hà nội năm 2017.” nhằm tìm hiểu được
thực trạng và đánh giá được tình trạng sức khỏe tâm thần, cũng như các yếu tố liên
quan, đặc biệt là về việc chấp nhận của gia đình đối với SKTT của nhóm đối tượng
LGBT tại Hà Nội. Từ đó hi vọng có thể đề xuất được các giải pháp chăm sóc sức
khỏe tâm thần tốt hơn dành cho nhóm đối tượng này, cũng như góp phần làm bằng
chứng khoa học giúp làm giảm sự kì thị và phân biệt đối xử với nhóm người LGBT
trong xã hội.
Với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng LGBT tại Hà Nội
2. Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhóm
đối tượng LGBT tại Hà Nội năm 2017.
2
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
B. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài:
a. Các khái niệm về “LGBT” và “Sức khỏe tâm thần”
LGBT:
LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình
dục và bản dạng giới[19]. Thiên hướng tính dục của con người được chia thành 3 loại
chủ yếu: dị tính, đồng tính và song tính, còn theo bản dạng giới thì phân thành: người
chuyển giới và người không chuyển giới. Trong đó, LGBT là cộng đồng những người
thuộc các thiên hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội.
Theo Hiệp hội tâm lý Mỹ (APA), LGBT là viết tắt cho đồng tính nữ, đồng tính, lưỡng
tính và chuyển giới (Lesbian, Gay, Bisexual & Transgender). "LGB" trong thuật ngữ
này đề cập đến khuynh hướng tình dục. Thiên hướng tình dục được định nghĩa là mô
hình thường xuyên kéo dài về tình cảm và tình dục của một người đối với một người[20].
Tại Việt Nam, tổ chức PFLAG Việt Nam cũng đưa ra một sô khái niệm liên quan tới
LGBT:
Tính dục: một khái niệm bao gồm giới tính sinh học (có cơ thể là nam hay nữ),
bản dạng giới (cảm nhận mình là nam hay nữ), xu hướng tính dục (yêu người
cùng giới hay khác giới) và thể hiện giới (thể hiện là nam tính hay nữ tính).
Bản dạng giới: cảm nhận về giới tính của mình là nam hay nữ. Bản dạng giới
không nhất thiết phải trùng với giới tính sinh học. Bản dạng giới cũng độc lập
với xu hướng tính dục, vì bản dạng giới liên quan tới việc một người nghĩ mình
thuộc giới tính nào, còn xu hướng tính dục liên quan tới việc một người cảm thấy
hấp dẫn với ai.
LGBT: viết tắt tiếng Anh của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và
chuyển giới (Lesbian, Gay, Bisexual & Transgender).
Chuyển giới: là trạng thái khi một người có giới tính sinh học không trùng với
bản dạng giới hay thể hiện giới của họ (ví dụ: có cơ thể là nam và nghĩ mình là
nữ, hoặc bề ngoài như nữ). Người chuyển giới liên quan tới việc người đó nhận
dạng hoặc thể hiện mình là nam hay nữ, trong khi người đồng tính lại liên quan
tới việc người đó yêu người cùng giới hay khác giới.
3
Chuyển đổi giới tính: là trạng thái khi một người chuyển giới đã làm, đang làm
hoặc có ý định làm phẫu thuật chuyển đổi sang giới tính mình mong muốn.
Đồng tính: người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới.
Dị tính: người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người khác giới.
Song tính: người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với cả hai giới.
Công khai: (từ tiếng Anh: coming out) việc tiết lộ về xu hướng tính dục hoặc bản
dạng giới của mình cho người khác biết.
Với việc nằm trong nhóm có thiên hướng tính dục thiểu số, các LGBT phải đối mặt
với rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới tâm lý. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay, các
nghiên cứu vấn đề liên quan tới LGBT chủ yếu là các vấn đề như sự hiểu biết hay những
định kiến, sự kì thị, bạo lực… trong khi đó những anh hưởng trực tiếp từ các vấn đề đó
tới sức khỏe tâm thần lại chưa được đào sâu nghiên cứu.
Sức khỏe tâm thần:
Khái niệm sức khoẻ tâm thần Sức khỏe tâm thần (mental health) đã được Tổ chức y
tế Thế giới đưa vào khái niệm nổi tiếng về sức khỏe: “… là trạng thái hoàn toàn thoải
mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng không bệnh tật hay đau
yếu.” Chính khái niệm này đã cho thấy sức khỏe tâm thần là một yếu tố quan trọng
không thể tách rời của sức khỏe. Sức khỏe tâm thần là một khái niệm bao gồm nhiều
yếu tố chứ không chỉ đơn giản là không mắc các bệnh về tâm thần (mental illnesses).
Sức khỏe thâm thần, sức khỏe về thể chất và hành vi là ba yếu tố có sự liên quan mật
thiết với nhau. Tuy việc đưa ra một định nghĩa về sức khỏe tâm thần là một điều rất quan
trọng nhưng việc thống nhất những khác biệt từ các quốc gia trên thế giới là không dễ
dàng. Năm 2013, Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khái niệm về sức khỏe tâm thần, trong
đó ngoài yếu tố khỏe mạnh về trạng thái và tinh thần thì khái niệm này còn xác định rõ
hơn các yếu tố về mặt nhận thức khả năng của bản thân, về việc có thể đương đầu với
những áp lực bình thường trong cuộc sống để có thể học tập hay làm việc một cách hiệu
quả và có thể tham gia hay góp phần xây dựng các hoạt động cộng đồng[21].
Định nghĩa này đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đó
là một nền tảng quan trọng của sự khỏe mạnh. Dựa trên định ngĩa này, sức khỏe tâm
thân còn bao gồm cả những biểu hiện tình cảm mang tính tích cực như cảm giác hạnh
4
phúc, lạc quan, long tự trọng chứ không chỉ hướng tới vần vấn đề bệnh tâm thần như
trước đó. Tại Việt Nam, các chuyên gia tâm thần học cũng đã đưa ra những khái quát
tương tự như vậy về sức khỏe tâm thần. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không
có những rối loạn về tâm thần mà còn là trạng thái thoải mái hoàn toàn về mặt tâm thần.
Để đạt được điều đó thì những yếu tố như nuôi dưỡng tốt, hay có được sự hài hòa giữa
các nhân và môi trường xung quanh là một điều rất quan trọng. Dựa vào các tiêu chí
chính về sức khỏe tâm thần mà Who đã nêu ra[22], tác giả nguyễn Viết Thiêm (2002)
cũng đã nhấn mạnh sức khỏe tâm thần ở cộng đồng đạt được hay không khi thỏa mãn
các tiêu chí sau[23]:
Có cuộc sống thật sự thoải mái.
Có được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác.
Có khả năng cân bằng cảm xúc, hành vi hợp lí trước mọi tình huống.
Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ.
Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có stress hay các sự cố gây căng
thẳng.
Các tiêu chí trên thể hiện rất rõ ràng và nêu bật được ý nghĩa của khái niệm này, qua
đó góp phần xây dựng các tiêu chí và sử dụng các chỉ số về sức khỏe tâm thần trong các
chương trình liên quan tới sưc khỏe tâm thần. Đặc biệt các nhóm đối tượng có nguy cơ
phải đối mặt với vấn đề sức khỏe tâm thần cao như trẻ em, người già, các nhóm đối nhạy
cảm như cộng đồng LGBT thì việc phân tích các biến số về sức khỏe tâm thần bao gồm:
sự lạc quan, sự buồn chán, tự gây thương tích, nghĩ đến tự tử và tìm cách tự tử đã bước
đầu phản ánh được hiệu quả của vệc đánh giá sức khỏe tâm thần tại Việt Nam cũng như
trên thế giới[24].
b. Tổng quan về LGBT và sức khỏe tâm thần LGBT
Trên thế giới:
Hiện nay, trên thế giới tỷ lệ người thuộc nhóm LGBT ngày càng có xu hướng gia
tăng. Tỷ lệ người Mỹ trưởng thành thuộc nhóm LGBT đã tăng lên 4.1% vào năm 2016
từ 3.5% vào năm 2012[11], tăng khoảng 2 triệu người trong 4 năm. Một cuộc điều tra
sức khỏe gần đây tại Mỹ năm 2014 đã thông kê rằng 6.8% dân số trưởng thành xác định
thuộc nhóm LGBT, trong đó 1.6% người Mỹ thuộc nhóm đồng tính; 0.7% là lưỡng
5
tính[4]. Trong một nghiên cứu của viện Williams vào năm 2012, có khoảng 3.4% người
Mỹ trưởng thành xác định mình thuộc nhóm LGBT; 8.2% người Mỹ đã có các hành vi
tình dục đồng giới và 11% bị một số hấp dẫn đồng giới[11].
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng
LGBT. Theo báo cáo của Văn phòng thống kê nước Úc, khi đánh giá so sánh giữa nhóm
người đồng tính, song tính với nhóm người dị tính cho thấy có sự khác biệt lớn trong tỷ
lệ mắc các triệu chứng sức khỏe tâm thần: rối loạn tâm lý thấy ở 31% nhóm LGBT so
với 14% ở nhóm dị tính; căng thẳng tinh thần xuất hiện 19% ở nhóm LGBT so với 6%
của nhóm dị tính [25]. Trong một nghiên cứu khác với thanh thiếu niên có xu hướng
tình dục đồng giới tại Úc cho thấy rất nhiều trẻ bị bắt nạt tại trường học. Có đến 61% số
trẻ này bị xúc phạm bằng lời miệt thị hay trêu chọc, và 18% bị bạn bè đánh đập vì tội
đồng tính. Nhóm nạn nhân trẻ này có nguy cơ bị tổn thương sức khỏe tâm thần cao hơn
rất nhiều so với các trẻ bình thường. Số trẻ em này phải đối mặt với các nguy cơ như
lạm dụng rượu và các chất gây nghiện, bỏ học, trở thành người vô gia cư, bị lạm dụng
tình dục, thậm chí là tổn hại chính cơ thể và nguy cơ tự tử [26].
Trong nghiên cứu sử dụng điều tra online về sức khỏe tâm thần trên nhóm LGBT tại
Ai Len năm 2008, có đến 90% đối tượng tham gia thông báo rằng họ có căng thẳng về
tinh thần tại một vài thời điểm trong cuộc đời. Và có 2/3 trong số đó cảm thấy thất vọng
và căng thẳng trong 12 tháng gần đây, có 2/5 số người cảm thấy tồi tệ và cực kỳ căng
thẳng trong 30 ngày trước đó. Gần 25% số trường hợp phải sử dụng các thuốc an thần
để điều trị rối loạn tâm lý và 8% trong số đó hiện vẫn đang dùng thuốc tại thời điểm
điều tra. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra có 60% số người tham gia có triệu chứng
bệnh về sức khỏe tâm thần liên quan đề xu hướng tình dục đồng giới. Hầu hết các đối
tượng từng trải qua sự kì thị hay bắt nạt đều có biểu hiện rối loạn tâm lý hay căng thẳng
tâm thần. Có 27% số người tham gia điều tra nói rằng họ từng ít nhất một lần gây tổn
hại thân thể bản thân và 46% trong số đó từng có hành vi tự tử [27].
Một khảo sát trên đối tượng thanh niên được tiến hành bởi tổ chức GLSEL - Mỹ đã
báo cáo kết quả: những thanh niên đồng tính được khảo sát cho biết đã từng bị quấy rối
bằng lời nói (61%), quấy rối tình dục (47%), bằng hành động (28%) và tấn công bằng
bạo lực (14%). Đại đa số thanh thiếu niên thuộc nhóm tình dục thiểu số (90%) thường
xuyên hoặc đôi khi nghe thấy những nhận xét kỳ thị đồng tính tại trường và nhiều người
6
(37%) đã nghe thấy những phát biểu tương tự từ chính giảng viên hoặc nhân viên nhà
trường [28]. Một nghiên cứu khác cũng thấy thanh niên thuộc nhóm tình dục thiểu số bị
bắt nạt nhiều hơn 2-3 lần so với những người dị tính và gần như tất cả các sinh viên
chuyển giới bị quấy rối bằng lời nói (như trêu chọc, đe doạ tại trường) [29]. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng thanh thiếu niên là người đồng tính nam/nữ, song tính có tỷ lệ cao
hơn nhiều so với người trẻ dị tính về ý định tự tử. Trung tâm dữ liệu phòng chống tự tử
quốc gia Hoa Kỳ (SPRC) đã tổng hợp các nghiên cứu và ước tính có từ 30 đến 40%
thanh niên nhóm tình dục thiểu số đã từng cố gắng tự tử [30]. Một nghiên cứu của chính
phủ Hoa kỳ có tiêu đề “Báo cáo của Nhóm công tác chuyên ngành của Bộ trưởng về vấn
đề tự tử của thanh thiếu niên” cho biết thanh thiếu niên LGBT có khả năng tự tử cao hơn
những người trẻ tuổi khác gấp hơn bốn lần [31].
Nghiên cứu của hiệp hội chống sự kỳ thị Glasgow về niềm tin, thái độ và kinh nghiệm
của người LGBT về SKTT cho thấy cộng đồng có quan niệm rằng, người trong nhóm
LGB là những người có vấn đề về tâm thần[8]. Nghiên cứu cũng chỉ ra, nhóm người
LGB có tần suất mắc các vấn đề SKTT cao hơn các nhóm khác. Nguyên nhân là do họ
phải chịu sự cô lập, áp lực để che dấu giới tính và không nhận được sự chia sẻ từ gia
đình, bạn bè[8].
Một số nghiên cứu cho thấy, những người nhóm LGB có nguy cơ cao gặp các vấn
đề sức khỏe tâm thần, như tỷ lệ trầm cảm và rối loạn cảm xúc tăng cao[2, 5], rối loạn lo
âu[5, 12], stress[13], lạm dụng rượu bia[3], có hành vi gây tổn thương chính mình cũng
như các rối loạn tâm thần[6, 12]. Các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng, nhóm LGBT có
mức độ căng thẳng, các triệu chứng liên quan đến rối loạn cảm xúc, lo âu, hành vi tự
gây tổn thương và ý định tự tử cao hơn những người nhóm dị tính[7, 9, 10, 15], do đó
dẫn đến những hậu quả trong SKTT của nhóm LGBT này (ví dụ như việc sử dụng rượu
bia, chất gây nghiện và bị lạm dụng[16]).
Kết quả từ nghiên cứu gần đây của Mỹ trên cộng đồng thanh niên LGBT tuổi từ 16
đến 20 chỉ ra rằng gần một phần ba số người tham gia được chẩn đoán bị rối loạn tâm
thần và/hoặc từng có một lần có ý định tự tử trong cuộc đời của họ[17]. Kết quả so sánh
các kết quả này với tỷ lệ chẩn đoán SKTT của nhóm dân số nói chung có sự khác biệt
nghiêm trọng: Gần 18% người trong nhóm đồng tính bị trầm cảm; 11,3% bị stress trong
7
1 năm qua; và 31% đã có hành vi tự tử. Trong khi đó, tỷ lệ quốc gia về các chẩn đoán
và hành vi này ở nhóm thanh niên lần lượt là 8,2%, 3,9% và 4,1%[14].
Ngoài những nghiên cứu trên, cũng có một số nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề liên
quan tới sức khỏe tâm thần của nhóm người LGBT đặc biệt là yếu tố về gia đình. Nghiên
cứu của Marcia Ash năm 2010 về nhu cầu sức khỏe tinh thần của nhóm LGBT[1] nói
rằng, trong các cuộc phỏng vấn nhóm LGBT, khi được hỏi điều gì khiến bạn hạnh phúc,
phần đa câu trả lời nhóm nghiên cứu nhận được là “được chấp nhận”. Điều này gợi ý
rằng, mặc cho sự thay đổi về luật pháp và chính sách, cùng các hoạt động của các tổ
chức về nhân quyền, nhóm LGBT vẫn cảm thấy khó được chấp nhận và đồng cảm trong
một thế giới đầy rẫy sự phân biệt đối xử và kì thị sự khác biệt của họ. Đối mặt với những
nghi ngại và bất công trong xã hội,sự chấp thuận và ủng hộ từ gia đình có lẽ sẽ là động
lực, củng cố tự tôn bản thân, sự hỗ trợ xã hội và công bằng y tế của nhóm LGBT. Thật
vậy,trước đó năm 2009, trong nghiên cứu “Family Rejection as a Predictor of Negative
Health Outcomes in White and Latino Lesbian, Gay, and Bisexual Young Adults”[18]
của mình, tác giả Caitlin Ryan và cộng sự cũng đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ của việc
chịu đựng sự phản đối từ gia đình, người thân và tình trạng sức khỏe tiêu cực của nhóm
thanh thiếu niên đồng tính và nhóm trưởng thành song tính. Cụ thể, nhóm đồng tính và
song tính trưởng thành bị gia đình phản đối có xu hướng tự tử cao hơn gấp 8,4 lần, nguy
cơ trầm cảm cao gấp 5,9 lần so với nhóm nhận được sự chấp thuận và ủng hộ từ gia
đình. Hành vi lạm dụng ma túy và tình dục không an toàn của nhóm này cũng được nhận
thấy là cao gấp 3,4 lần so với nhóm có được sự ủng hộ.
Tại Việt Nam:
Trong xã hội Việt Nam, nhóm đối tượng người đồng tính, song tính và chuyển giới
phải đối mặt với rất nhiều hành vi thành kiến, sự kì thị và phân biệt đối xử. Nguyên do
bởi cái nhìn hà khắc trong quan niệm và tư tưởng của người Á Đông về vấn đề này,
người đồng tính nam và nữ thường trải cảm giác tiêu cực về tâm lý khi họ lần đầu tiên
nhận ra xu hướng đồng tính luyến ái của mình trong thời niên thiếu hay tuổi trưởng
thành. Chính bản thân họ đôi khi cũng cho mình là bất thường, là đi ngược lại với những
chuẩn mực của xã hội khiến họ có xu hướng không chấp nhận bản thân [32]. Điều này
làm cho quá trình hình thành bản sắc giới tính diễn ra khó khăn hơn và có thể gây ra
thách thức về tâm lý cho người đồng tính trong suốt cuộc đời. Nhóm người này có xu
8
hướng co cụm lại và sống trong vỏ bọc của người dị tính. Họ phải che giấu một phần
bản thân trong các quan hệ xã hội vì sợ bị từ chối hoặc không được tôn trọng: bị bắt nạt
hay chế giễu bởi bạn cùng học (học sinh, sinh viên); bị trêu trọc, đùa cợt hoặc sách nhiễu
tại nơi làm việc; bị đe dọa hoặc đánh đập khi ra đường; cảm thấy tội lỗi và xấu hổ về
thiên hướng tình dục của bản thân khi phải đối mặt với chính những thông điệp tiêu cực
được tuyên truyền bởi xã hội xung quanh về đồng tính luyến ái.
Trong khi đó, một số nhỏ dám công khai xu hướng tính dục nhưng lại bị từ chối bởi
các thành viên trong gia đình và bạn bè. Thậm chí có người phải chịu các hành vi đày
ải về thể xác từ chính bố mẹ hay anh chị em, như nhốt trong phòng kín không cho tiếp
xúc với xã hội trong thời gian dài, bị đánh đập và chửi bới hay bị đem đi chữa “bệnh
đồng tính”… Cũng chính bởi quan niệm quan điểm sai lầm như đồng tính là một bệnh
tâm thần hay là những biểu hiện lệch lạc về tâm lý mà dẫn đến việc Bộ Lao Động,
Thương binh và Xã hội kêu gọi liệt kê đồng tính luyến ái trong các “tệ nạn xã hội” cần
phải bài trừ như mại dâm và ma túy vào năm 2002).
Theo kết quả nghiên cứu của iSEE về vấn đề hiểu biết của xã hội về đồng tính ở các
tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, An Giang thì có tới 48% cho rằng đồng tính
là một căn bệnh có thể chữa được, số người cho rằng đồng tính là trào lưu xã hội chiếm
57% và đặc biệt số trương hợp cảm thấy thất vọng nếu con mình là đồng tính chiếm tới
77% [33].Theo một khảo sát khác của iSEE về trẻ em đường phố về trẻ em đồng tính,
song tính và chuyển giới thì nguyên nhân chính dẫn tới việc các em bỏ nhà ra đi và phải
đối mặt với rất nhiều rủi ro trong cuộc sống là do sự đổ vỡ, các mâu thuẫn đối với cha
mẹ sinh ra từ việc phản đối bản dạng và xu hướng tình dục cả các em [34]. Từ những
nghiên cứu này có thể thấy được tầm anh hưởng của gia đình trong các nguy cơ về SKTT
của nhóm người đồng tính .
Với sự phát triển của khoa học hiện đại, chúng ta đã chứng minh được sự sai lầm
trầm trọng trong quan niệm đồng tính là một bệnh, tuy nhiên có nhiều bậc phụ huynh
khi biết con mình là đồng tính đã tìm kiếm và đọc các tài liệu khoa học nhưng vẫn khó
buông bỏ quan niệm này [35]. Năm 2015, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường (iSEE) đã thực hiện một khảo sát với sự tham gia của 2363 người đang sinh sống
ở 63 tỉnh thành của Việt Nam về những trải nhiệm phân biệt đối xử, quấy rồi và bạo lực
bởi vì xu hướng tình dục và bản năng giới của họ.
9