Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá hiệu quả của bẫy gravid aedes trap (GAT) trong thu thập muỗi truyền bệnh sốt xuyết dengue (SXHD) tại phường thịnh liệt, quận hoàng mai, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.39 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ.....................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4
1.1. Đại cương về bệnh sốt xuất huyết Dengue....................................................4
1.2. SXHD trên thế giới, Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu............................6
1.3. Một số thông tin chung về bẫy Gravid Aedes Trap (GAT).........................11
1.4. Các phương pháp giám sát muỗi trên thế giới và tại Việt Nam.................14
1.5. Một số nghiên cứu bẫy GAT và hiệu quả trong thu thập muỗi truyền bệnh
SXHD trên thế giới và Việt nam...........................................................................16
1.6. Sự chấp nhận của người dân trong việc dùng bẫy GAT thu thập muỗi
truyền bệnh SXHD và một số yếu tố liên quan...................................................22
1.7. Thông tin về địa bàn nghiên cứu..................................................................23
1.8.Khung lý thuyết...............................................................................................24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................25
2.3. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................25
2.4. Cỡ mẫu........................................................................................................... 25
2.5. Phương pháp chọn mẫu................................................................................26
2.6. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................27
2.7. Các biến số nghiên cứu...................................................................................29
2.8.Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá.....................................................33
2.9.Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................36
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................36
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.................36

i




CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................38
3.1. Kết quả thu thập 2 loại muỗi muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus bằng đặt
bẫy GAT.................................................................................................................38
3.2. Sự chấp nhận của người dân đối với việc sử dụng bẫy GAT trong thu thập
muỗi phòng chống bệnh SXHD............................................................................39
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sự chấp nhận của người dân...........................39
CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN...................................................................51
4.1. Kết quả thu thập 02 loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus bằng đặt bẫy
GAT......................................................................................................................... 51
4.2. Sự chấp nhận của người dân trong việc sử dụng bẫy GAT để thu thập
muỗi truyền bệnh SXHD ......................................................................................51
4.3. Một số yếu tố liên quan tới sự chấp nhận của người dân trong thu thập
muỗi truyền bệnh SXHD của bẫy GAT...............................................................51
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................52
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ..................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................53
PHỤ LỤC............................................................................................................... 57

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ae. aegypti
Ae. albopictus
CBYT
CDC (Centers for Disease Control and

Aedes aegypti

Aedes albopictus
Cán bộ y tế
Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Prevention)
CSMĐM
CSNCM
ĐTNC
HGĐ
GAT
PVS
TTYT
TTYTDP
TYT
SXHD
Viện VSDTTU
WHO (World Health Organization)

Chỉ số mật độ muỗi
Chỉ số nhà có muỗi
Đối tượng nghiên cứu
Hộ gia đình
Gravid Aedes Trap
Phỏng vấn sâu
Trung tâm Y tế
Trung tâm Y tế dự phòng
Trạm Y tế
Sốt xuất huyết Dengue
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1.Tỷ lệ bẫy GAT bắt được muỗi cái Ae. aegypti.........................................38
Bảng 3. 2. Tỷ lệ bẫy GAT bắt được muỗi cái Ae. albopictus...................................38
Bảng 3. 3.Chỉ số mật độ muỗi cái Ae. aegypti.........................................................38

iii


Bảng 3. 4.Chỉ số mật độ muỗi cái Ae. albopictus....................................................39
Bảng 3. 5.Chỉ số nhà có muỗi cái Ae. aegypti.........................................................39
Bảng 3. 6.Chỉ số nhà có muỗi cái Ae. albopictus.....................................................39
Bảng 3. 7.Số muỗi tối tiểu và tối đa bắt được bằng bẫy GAT..................................39
Bảng 3. 8.Sự chấp nhận của người dân với việc sử dụng bẫy GAT trong bắt muỗi. 40
Bảng 3. 9.Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu....................................40
Bảng 3. 10.Một số thông tin về HGĐ nghiên cứu...................................................41
Bảng 3. 11.Kiến thức của người dân về biểu hiện của bệnh SXHD.........................42
Bảng 3. 12.Kiến thức của người dân về đường lây truyền của bệnh........................42
Bảng 3. 13.Thực hành của người dân về phòng bệnh SXHD..................................44
Bảng 3. 14.Đánh giá kiến thức thực hành của người dân về phòng chống SXHD...45
Bảng 3. 15.Thái độ của người dân về phòng bệnh SXHD.......................................46
Bảng 3. 16.Thái độ của người dân đối với việc sử dụng bẫy GAT..........................47
Bảng 3. 17.Các nguồn thông tin về SXHD mà người dân được tiếp cận.................47
Bảng 3. 18.Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và sự chấp nhận của người dân.......48
Bảng 3. 19.Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành phòng chống SXHD với sự
chấp nhận của người dân.........................................................................................49
Bảng 3. 20.Mối liên quan giữa thái độ với sự chấp nhận của người dân.................50
Bảng 3. 21.Mối liên quan giữa nguồn thông tin được tiếp cận với sự chấp nhận của
người dân................................................................................................................. 50
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1. 1.Số ca mắc SXHD và tỷ lệ mắc SXHD trên 100.000 dân tại Hà Nội từ
năm 2004 - 11/2017 [7]............................................................................................9

iv


Biểu đồ 1. 2.Diễn biến tình hình dịch SXHD theo tháng tại Hà Nội từ năm 2009 đến
tháng 11/2017 [7]....................................................................................................10
Biểu đồ 1. 3.Số ca mắc SXHD trên địa bàn phường Thịnh Liệt 2009-2017............11

Hình 1. 1.Cấu tạo chi tiết bẫy GAT [16]..................................................................12
Hình 1. 2.Cách lắp bẫy GAT [16]............................................................................13
Hình 1. 3.Nguyên lý hoạt động của bẫy GAT [16]..................................................13
Hình 1. 4.Hình ảnh bẫy CDC-GT, bẫy AGO, bẫy GAT [21] [28] [16]....................17

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính vi rút Dengue
do muỗi truyền, có thể gây thành dịch lớn. Trong những năm gần đây, SXHD đã trở
thành vấn đề sức khỏe công cộng rất quan trọng của hơn 128 nước trên thế giới với
khoảng 3,9 tỷ người ở trong vùng nguy cơ. Ước tính, có khoảng 390 triệu người
mắc SXHD mỗi năm, trong đó có khoảng 500.000 người bị SXHD nặng phải nhập
viện và trong số này có 2,5% số ca tử vong [35]. Tỷ lệ tử vong cao nhất trong giai
đoạn đầu của dịch, trẻ em có nguy cơ tử vong cao do các biến chứng và không được
điều trị kịp thời. Vùng Đông Nam Á-Tây Thái Bình Dương đã trở thành khu vực có
SXHD lưu hành cao nhất thế giới với hơn 70% tổng số ca mắc và tử vong của toàn
thế giới [36].

Tại Việt Nam SXHD là bệnh dịch lưu hành tại một số địa phương, nhất là các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung.
Trong những năm gần đây số ca mắc SXHD có xu hướng tăng các ca mắc mới theo
thời gian. Chỉ tính hết tháng 11 năm 2017, số ca mắc SXHD ghi nhận được trên
toàn quốc là 171.000 trường hợp và là năm thứ 3 ghi nhận số ca mắc SXHD cao
nhất trong lịch sử. Ở nước ta hiện nay số người nằm trong vùng có dịch bệnh lưu
hành chiếm khoảng 90% dân số toàn quốc (khoảng 85 triệu người) [5].
Bệnh SXHD ghi nhận lây truyền qua muỗi Aedes aegypti (Ae. aegypti) và
Aedes albopictus (Ae. albopictus), trong đó Ae. aegypti là véc tơ chính. Giám sát
véc tơ là hoạt động vô cùng quan trọng trong chương trình phòng chống SXHD
quốc gia và đã được thực hiện từ năm 1999. Kết quả của việc giám sát véc tơ sẽ cho
chúng ta biết véc tơ ở đó là loại muỗi nào, mật độ muỗi ra sao từ đó sẽ hướng tới
việc xử lý ổ dịch đó như thế nào, bởi vì tập tính của 2 loài muỗi này rất khác biệt.
Hoặc ngay khi chưa có dịch, nhưng giám sát muỗi thấy mật độ cao bất thường, thì
các hoạt động phòng dịch như phun hóa chất, thả cá, tuyên truyền cảnh báo cho
người dân cũng cần phải làm ngay. Tuy nhiên trên thực tế việc giám sát hiện nay lại
phụ thuộc hoàn toàn vào con người, do vậy trên thực tế kỹ năng thu thập muỗi của
từng nhân viên là rất khác nhau, người có kinh nghiệm sẽ bắt được số muỗi nhiều,
1


người ít kinh nghiệm sẽ bắt được số muỗi ít. Do vậy rất nhiều báo cáo từ ổ dịch
SXHD của các tỉnh gửi về ban điều hành SXHD trung ương với kết quả mật độ
muỗi bằng 0, không phản ánh đúng thực trạng về mật độ muỗi tại ổ dịch của địa
phương đó. Chính vì vậy nếu dùng bẫy sẽ hạn chế rất nhiều việc phụ thuộc vào kỹ
năng của con người và sẽ cho chúng ta kết quả mật độ muỗi chính xác hơn và có thể
so sánh kết quả của vùng này với vùng khác. Bẫy thu thập muỗi Gravid Aedes Trap
(GAT) là một loại bẫy mới được phát triển để thu thập muỗi cái Aedes trưởng thành.
Ưu điểm của bẫy GAT đó là không cần dùng các chất dẫn dụ như CO 2 hay các chất
dẫn dụ khác. Thiết kế, lắp đặt đơn giản, không cần sử dụng điện năng và kết quả thu

thập muỗi không phụ thuộc vào kinh nghiệm của người đặt bẫy cũng là một trong
những ưu điểm khác của bẫy GAT. Hiện loại bẫy này còn chưa phổ biến ở Việt Nam
và vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Việc triển khai các nghiên cứu thử nghiệm
về tính hiệu quả của bẫy GAT là rất cần thiết để cung cấp số liệu chính xác, có hệ
thống để triển khai, áp dụng một phương pháp thu thập muỗi mới. Xuất phát từ ý
tưởng đó, học viên đề xuất thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của bẫy
Gravid Aedes Trap (GAT) trong thu thập muỗi truyền bệnh sốt xuyết Dengue
(SXHD) tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2018”. Các kết quả
của nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi kết quả thu thập 2 loại muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus của bẫy GAT ra sao? Sự chấp nhận của cộng đồng người dân trong việc
sử dụng bẫy GAT? Có những yếu tố nào liên quan đến sự chấp nhận đó và liên quan
như thế nào? Nghiên cứu được thực hiện tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai là
một điểm nóng về dịch SXHD của thành phố Hà Nội, đây là phường có dịch lưu
hành hầu hết các năm. Các kết quả giám sát véc tơ cho thấy nơi đây có mật độ quẩn
thể muỗi SXHD cao với sự tồn tại song song 2 loại Ae. aegypti và Ae. albopictus,
với rất nhiều yếu tố thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát sẽ cung cấp một bức tranh
toàn cảnh về việc sử dụng bẫy GAT tại cộng đồng.

2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Đánh giá kết quả thu thập muỗi truyền bệnh SXHD bằng bẫy GAT tại phường

Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2018.
2.

Mô tả sự chấp nhận của người dân trong việc sử dụng bẫy GAT để thu thập


muỗi truyền bệnh SXHD tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội năm
2018.
3.

Xác định một số yếu tố liên quan tới sự chấp nhận của người dân trong thu thập

muỗi truyền bệnh SXHD của bẫy GAT tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà
Nội năm 2018.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh sốt xuất huyết Dengue
SXHD là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên, bệnh có
biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau,
thể nặng có thể gây sốc do giảm khối lượng máu. Hiện nay, SXHD được xếp vào
nhóm B - các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể
gây tử vong - trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm [7].
1.1.1. Dấu hiệu lâm sàng
SXHD bao gồm nhiều thể lâm sàng với các mức độ khác nhau. Diễn biến lâm
sàng của bệnh được chia làm 3 giai đoạn: sốt, tiến triển nguy kịch và phục hồi.
Giai đoạn sốt: đặc trưng bởi tình trạng sốt đột ngột kéo dài từ 2-7 ngày, đôi khi
kèm theo nhức đầu dữ dội, đau cơ, đau khớp, đau sau hố mắt, chán ăn, buồn nôn,
nôn và phát ban sần đa hình thái.
Giai đoạn tiến triển nguy kịch thường xảy ra vào lúc hạ sốt, khi có sự gia tăng
tính thấm thành mao mạch và thoát huyết tương. Biểu hiện lâm sàng là tràn dịch
màng phổi hoặc cổ trướng tùy thuộc vào mức độ thoát huyết tương. Số lượng tiểu
cầu giảm ngay trước hoặc đồng thời với tăng hematocrit và hai thay đổi này đều xảy

ra trước khi hạ sốt và sốc.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 24 - 48 giờ, sau đó rò rỉ mao mạch và dịch
ngoại mạch bắt đầu được tái hấp thụ trong 48- 72 giờ tiếp theo được gọi là giai đoạn
phục hồi. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp gồm nốt xuất huyết nhỏ, chảy máu
cam hoặc chảy máu chân răng, những biểu hiện xuất huyết nghiêm trọng thường kết
hợp với sốt kéo dài [2].
1.1.2. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền
SXHD có thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, trung bình từ 5 -7 ngày. Bệnh nhân là
nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong
máu có nhiều vi rút. Vi rút được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt.

4


SXHD không truyền trực tiếp từ người sang người. Muỗi bị nhiễm vi rút do hút
máu của người bệnh có thể truyền bệnh sang người khỏe thường sau từ 8-12 ngày
và truyền bệnh suốt đời [2].
1.1.3. Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dengue gây bệnh SXHD thuộc giống Flaviviruses, họ Flaviviridae,
gồm 4 tuýp huyết thanh là D1, D2, D3, D4. Hiện nay, tại Việt Nam đã phát hiện cả 4
tuýp huyết thanh trên và luân phiên gây dịch. Vi rút Dengue có thể tồn tại và phát
triển trong cơ thể muỗi tuy nhiên chúng dễ bị tiêu diệt khi ra ngoài môi trường. Với
các hóa chất khử khuẩn thông thường và điều kiện nhiệt độ trển 56 0C khiến cho vi
rút bị bất hoạt trong vài chục phút. Vi rút có thể tồn tại lâu dài trong nhiệt độ âm sâu
(-700C).
1.1.4. Véc tơ
SXHD lây truyền qua véc tơ là 2 loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus là
chủ yếu. Vi rút Dengue lây sang người thông qua các vết cắn của muỗi cái nhiễm
bệnh. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau về sinh thái học và khả năng
truyền bệnh. Muỗi Ae. aegypti là véc tơ chính lây truyền bệnh SXHD. Muỗi Ae.

aegypti có khả năng bắt nguồn từ châu Phi và từ đó chúng được vận chuyển đến
khắp các vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên thế giới thông qua hoạt động
thương mại và vận chuyển toàn cầu [27]. Loài muỗi này phân bố chủ yếu trong
vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục. Tại Việt Nam, muỗi phân bố tại hầu hết
các tỉnh/ thành phố nhưng tập trung nhiều tại các tỉnh Miền Nam, miền Trung, Tây
Nguyên. Tại miền Bắc, Ae. aegypti chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong đó
Hà Nội là địa phương trọng điểm về dịch SXHD, rồi đến các khu vực đồng bằng
ven biển và khu dân cư gần đường giao thông [5] [6]. Đó là những nơi có dân cư
đông đúc, có nhiều dụng cụ chứa nước và các phương tiện giao thông thường xuyên
qua lại, điều kiện môi trường không đảm bảo (vệ sinh kém, cấp thoát nước chưa
đồng bộ...) khiến cho vùng phân bố của muỗi càng mở rộng.

5


Ae. albopictus có nguồn gốc từ châu Á. Giống như Ae. aegypti chúng cũng lây
lan và phát triển rộng khắp thế giới thông qua các hình thức thương mại và vận
chuyển quốc tế. Hiện nay, muỗi Ae. albopictus được xếp vào loài muỗi xâm lấn bậc
nhất trên thế giới. Chúng phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt
Nam, loài muỗi sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi, thành phố có đồi núi
hay có nhiều khu vực cây cối um tùm [26].
Muỗi Ae. aegypti sống trong nhà gần người, chúng thường đậu ở những nơi có
ánh sáng yếu và độ cao từ 2m trở xuống: trên các vật dụng vải (quần áo, màn, túi
xách...); trên các vật dụng cứng (gầm bàn có người thường ngồi, ghế tiếp khách,
giường, tủ gần tường). Còn muỗi Ae. albopictus thích sống trong các bụi cây, đám
cỏ. Chúng thường sống ngoài trời không giống như Ae. aegypti tiếp cận với người
thường xuyên hơn nên vai trò truyền bệnh của nó ít hơn.
1.2. Tình hình dịch SXHD trên thế giới, Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Tình hình dịch SXHD trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, SXHD là vấn đề sức khỏe cộng đồng mang

tính toàn cầu và là một trong các bệnh do véc tơ truyền quan trọng. Từ khi được
phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, SXHD đã lây lan nhanh ra toàn thế
giới với hơn 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, có khoảng 3,9 tỷ người sống trong vùng
nguy cơ vào năm 1956 [31]. Số ca mắc SXHD có xu hướng ngày càng gia tăng theo
thời gian. Trong giai đoạn 1955-1959, số ca mắc trung bình hàng năm là 907 trường
hợp. Tuy nhiên, con số này có xu hướng tăng vọt trên trong các năm tiếp theo và
chưa có xu hướng dừng lại. Đến giai đoạn 1980 - 1989 số ca mắc trung bình là
295.591 trường hợp và lên đến 884.462 ca trong giai đoạn 2000 - 2009, số trường
hợp mắc trung bình hàng năm là 1.656.870 trường hợp, tăng gần 3,5 lần so với giai
đoạn 1990-1990 là 479.848 trường hợp. Đến năm 2010 đã uớc tính, có khoảng 390
triệu người mắc SXHD mỗi năm, trong đó có khoảng 500.000 người bị SXHD nặng
phải nhập viện và trong số này có 2.5% số ca tử vong [31] [35] [20]. Số người mắc
SXHD hàng năm đã tăng hơn 30 lần sau 50 năm [34].

6


Những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á-Tây Thái Bình Dương,
Châu Mỹ, châu Phi. đã trở thành khu vực có SXHD lưu hành cao nhất thế giới với
hơn 70% tổng số trường hợp mắc. Đây cũng là các khu vực có tỷ lệ chết và mắc
SXHD cao nhất trong vào vài năm trở lại đây. Theo thống kê của WHO, số người
nhiễm SXHD tại các khu vực này là 1.2 triệu người vào năm 2008. Con số này đã
tăng hơn 2.5 lần đến năm 2015 là 2.35 triệu trường hợp mắc [20]. Năm 2016 được
ghi nhận là một năm bùng phát bởi bệnh SXHD, có hơn 2.38 triệu trường hợp mắc
và 1.032 ca tử vong được ghi nhận tại châu Mỹ. Khu vực Đông Nam Á - Tây Thái
Bình Dương có ghi nhận hơn 375.000 ca mắc trong đó phần lớn các ca mắc được
ghi nhận ở Phillipin (176.411) và Malaysia (100.028) [35]. Năm 2017 tiếp tục ghi
nhận dịch bệnh bùng phát tại các quốc gia khác, đến tháng 3/2017 tổng số ca mắc
SXHD trên toàn thế giới là 50.172 trường hợp [37]. Dịch SXHD ngày càng diễn
biến phức tạp và khó kiểm soát, đòi hỏi ngành Y tế cần nghiên cứu, triển khai các

biện pháp và mô hình phòng chống SXHD hiệu quả.
1.1.2. Tình hình dịch SXHD tại Việt Nam
SXHD được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1958 và được đánh
giá là một trong 10 bệnh truyền nhiễm hàng đầu tại Việt Nam [7]. Ở Việt Nam,
SXHD phân bố không đồng đều. Bệnh lưu hành nặng và xảy ra quanh năm ở các
tỉnh đồng bằng Nam Bộ và ven biển miền Trung, đỉnh dịch thường xảy ra khoảng
tháng 9-12 hàng năm. Bệnh SXHD lưu hành nặng nhưng theo mùa ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng, lưu hành nhẹ với thời gian ngắn trong vài tháng ở khu vực Tây
Nguyên và một số tỉnh biên giới phía Bắc. Tại các khu vực này ca mắc có xu hướng
gia tăng từ tháng 5-6, đỉnh dịch vào tháng 10-11 và giảm mạnh từ tháng 12 hàng
năm [1] [2] [5] [6].
Qua thống kê cho thấy, độ tuổi mắc bệnh có sự khác biệt rõ rệt ở các miền. Ở
khu vực miền Nam nơi mà bệnh lưu hành quanh năm thì các trường hợp mắc phần
lớn xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi còn ở miền Bắc thì bệnh xảy ra ở hầu hết các nhóm
tuổi [12]. Trước năm 1990, chu kỳ dịch SXHD khá rõ nét với khoảng cách trung
bình 3 đến 4 năm. Sau năm 1990, dịch bùng phát liên tục với quy mô và cường độ
7


ngày một gia tăng nhưng chu kỳ dịch không còn rõ rệt như trước. Cụ thể, trong giai
đoạn từ năm 1998 -2014, cả nước ghi nhận 3 lần bùng phát dịch lớn trong cả nước,
khoảng cách giữa 2 lần là từ 3-4 năm. Tuy nhiên, sau đợt dịch lớn vào năm 2015 với
94.355 trường hợp mắc tại 55/63 tỉnh thành với 62 ca tử vong được ghi nhận trên cả
nước. Chỉ sau đó một năm, một đợt dịch mới lại bùng phát vào năm 2017 với nhiều
diễn biến phức tạp hơn. Năm 2017 dịch bùng phát và đạt đỉnh sớm hơn mọi năm
gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch. Tính đến tháng 11/2017 đã có
166.994 trường hợp SXHD được ghi nhận [5].
Không chỉ thay đổi về chu kỳ dịch, dịch SXHD đang diễn biến rất phức tạp.
Trong giai đoạn từ 2012-2015, các ca mắc ghi nhận chủ yếu tại các tỉnh miền Nam,
sau đó là miền Trung, Tây Nguyên. Đến năm 2017, phần lớn các trường hợp được

ghi nhận tại miền Bắc và miền Nam và chứng kiến sự giảm mạnh số ca mắc tại Tây
Nguyên [5].
1.1.3. Tình hình dịch SXHD tại địa bàn nghiên cứu
Tình hình dịch SXHD tại Hà Nội
Hà Nội là địa phương có trọng điểm dịch SXHD tại khu vực miền Bắc. Theo
báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội. Dịch bệnh đang có xu
hướng lây lan nhanh, diễn biến phức tạp trong vòng 3 năm trở lại đây. Dịch SXHD
tại Hà Nội diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ như: sự đô thị
hóa mạnh mẽ, biến động dân cư lớn và liên tục, tình trạng vệ sinh môi trường kém
nhất là trong các khu vực tập trung nhiều học sinh, sinh viên, người lao động ngoại
tỉnh, các công trình xây dựng nhiều DCCD tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát
triển. Ngoài ra, diễn biến thời tiết bất thường là yếu tố thuận lợi cho sự sinh sôi và
phát triển của véc tơ muỗi truyền bệnh SXHD làm tăng nguy cơ bùng phát dịch.

8


Biểu đồ 1. 1.Số ca mắc SXHD và tỷ lệ mắc SXHD trên 100.000 dân tại Hà Nội từ
năm 2004 - 11/2017 [8]
Qua biểu đồ ta thấy, dịch SXHD có xu hướng tăng mạnh trong vòng 14 năm
trở lại đây. Đến tháng 11/2017, số ca mắc tại Hà Nội đã là trên 37.000 trường hợp.
Tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 483 ca. Đặc biệt, chu kỳ dịch đang trở lên ngắn dần,
khoảng cách giữa 2 lần bùng phát dịch đang giảm đi nhanh chóng. Khoảng cách
giữa 2 lần bùng phát dịch năm 2009 và 2015 là 5 năm. Tuy nhiên, đến đợt dịch
2015, chỉ sau 1 năm, dịch SXHD đã bùng phát trở lại vào năm 2017, trong đó, có 7
quận nội thành bao gồm Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân,
Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì là có tỷ lệ mắc SXHD cao từ 500 - 1145 ca trên
100.000 nghìn dân [8].
Không chỉ diễn biến bất thường về chu kỳ dịch, dịch SXHD tại Hà Nội năm
2017 có các đặc điểm bất thường về thời điểm bùng phát dịch.


9


Biểu đồ 1. 2.Diễn biến tình hình dịch SXHD theo tháng tại Hà Nội từ năm 2009 đến
tháng 11/2017 [8]
Theo số liệu thống kê được từ năm 2009 - 2016, thời điểm bùng phát dịch
SXHD tại Hà Nội thường trong khoảng từ tháng 8 trở đi, Đỉnh dịch vào khoảng từ
tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, năm 2017, dịch đến sớm hơm, dịch bắt
đầu bùng phát từ tháng 6 và đỉnh dịch vào tháng 8. Số ca mắc SXHD được ghi nhận
trong tháng 8/2017 tại Hà Nội là 13.229 trường hợp. Trước tình trạng dịch SXHD
diễn biến đột ngột, bất thường [8]. Ngành Y tế Hà Nội nói riêng và ngành Y tế nói
chung cần triển khai nhiều biện pháp dự phòng hiệu quả trong đó phương pháp
giám sát véc tơ truyền bệnh là không thể thiếu.
Tình hình dịch SXHD tại phường Thịnh Liệt
Phường Thịnh Liệt là một phường thuộc quận Hoàng Mai, một trong những
quận có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất trong toàn thành phố Hà Nội. Nằm ở cửa ngõ
phía Nam thành phố, nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng như: ga
Giáp Bát, bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, bến xe vận tải Hàng Hoá và nhiều
khu đô thị mới như Công viên Yên Sở, khu Đô thị mới Thịnh Liệt, khu Đô thị chức
năng Ao Sào, Đô thị Trũng Kênh, khu di dân Đồng Tàu...[4] đây đều là các điều
kiện thuận lợi cho bệnh SXHD lưu hành và bùng phát thành dịch. Số trường hợp

10


mắc SXHD tại đây đã tăng chóng mặt trong vài năm trở lại đây, thể hiện ở biểu đồ
dưới.

Biểu đồ 1. 3.Số ca mắc SXHD trên địa bàn phường Thịnh Liệt 2009-2017 [9] [10]

[11]
Trong 3 năm từ 2012 - 2014, các trường hợp SXHD được ghi nhận rải rác trên
địa bàn phường. Tại đợt dịch bùng phát năm 2015, cả phường đã ghi nhận 276 ca
mắc. Tuy nhiên, trong năm 2017, Thịnh Liệt đã trở thành điểm nóng của dịch
SXHD ở cả quận Hoàng Mai cũng như thành phố Hà Nội. Tính đến ngày
19/12/2017, đã có 409 ca mắc SXHD và 109 ổ dịch được ghi nhận [9] [10] [11]. Tỷ
lệ mắc SXHD trên 100.000 dân là 1.200 trường hợp cho thấy ta cần triển khai nhiều
biện pháp dự phòng nhằm hạn chế dịch lây lan và phát triển.
1.3. Một số thông tin chung về bẫy Gravid Aedes Trap (GAT)
1.3.1. Bẫy GAT
Bẫy GAT hay còn gọi là bẫy Gravid Aedes Trap được phát triển bởi Dr. Á. E.
Eiras từ đại học Federal de Minas Gerais, Belo Horizonte, Brazil và Dr. S. A.
Ritchie từ đại học James Cook, Cairns, Queensland, Australia. Hiện nay, bẫy GAT
được sản xuất và phân phối độc quyền bởi công ty Biogents – Đức [18].
Bẫy GAT thường được sử dụng trong các chương trình giám sát quần thể muỗi
thường quy nhằm đánh giá quần thể loài muỗi Aedes.
Ưu điểm của bẫy GAT đó là không cần dùng các chất dẫn dụ như CO 2 hay các
chất dẫn dụ khác.
1.3.2. Cấu tạo bẫy GAT

11


1- Xô đen

2-Ống trụ
trong suốt

3- Ống
hình trụ


màu đen

4- Lưới
tẩm hóa
chất

5 - Vành cố

định

Hình 1. 1.Cấu tạo chi tiết bẫy GAT [17]
1.3.3. Kĩ thuật lắp đặt bẫy GAT
Bẫy GAT cần được lắp theo đúng trình tự đảm bảo thu thập muỗi hiệu quả.
Bước 1: Cho nước sạch vào xô đen
Bước 2: Bao mặt đáy của ống trụ trong suốt bằng lưới tẩm hóa chất
Bước 3: Cố định lưới bằng vành cố định
Bước 4: Đặt ống trụ màu đen vào mặt trên của ống trụ trong suốt và xoay 90 độ để
vào khớp
Bước 5: Đặt buồng vào xô đen (có nước). Hoàn thành hệ thống bẫy GAT.

Ống hình trụ màu đen
Ống hình trụ trong suốt
Xô đen
Lưới tẩm hóa chất,vành cố
định lưới
Nước sạch

12



Hình 1. 2.Cách lắp bẫy GAT [17]
1.3.4. Nguyên lý hoạt động của bẫy GAT
Bẫy GAT dựa vào đặc tính sinh học của muỗi cái Aedes để thu hút chúng.
Muỗi Aedes thường tìm những nơi tối, có nước sạch đọng để sinh sản. Bẫy GAT có
khoang chứa nước ở phần đáy. Khi muỗi cái lọt qua ống hình trụ sẽ bay xuống
khoang chứa nước, chúng sẽ tiếp xúc với lưới tẩm hóa chất . Tấm lưới đen được
tẩm pyrethroid, muỗi chết sau 3-15 phút tiếp xúc.
Bẫy GAT thường được đặt ở trong nhà, nơi tập trung nhiều người và thường xuyên
như nhà bếp, phòng khách hoặc phòng ngủ.

Hình 1. 3.Nguyên lý hoạt động của bẫy GAT [17]

1.4. Thông tin về máy hút muỗi Aspirator
1.4.1. Cấu tạo
Máy hút muỗi cầm tay thông thường có 3 phần chính bao gồm
Phần đầu máy: Có 1 ống hút làm nhiệm vụ dẫy muỗi tới buồn chứa ( thường
có đường kính 10-11cm và chiều dài 20cm); phần buồn chứa muỗi
-

Phần thân máy: Chứa mô tơ hút, đây là loại mô tơ công suất thấp (3V)

Phần đuôi của máy: Chứa pin là nguồn cung cấp năng lượng cho mô tơ hoạt
động. Thường pin có thể là loại pin tiểu hoặc pin đại có bán phổ biến trên thị
trường. Đuôi máy thường có công tắc bật-tắt động mô tơ.

13


Hình 1.4. Máy hút muỗi Aspirator

1.4.2. Cơ chế hoạt động
- Các loại máy cầm tay thường dẫn dễ sử dụng, chỉ cần tra pin vào hộc đựng và
bật công tác mở nguồn là máy sẽ hoạt động
- Khi mô tơ được bật sẽ tạo lực hút để hút muỗi đang đậu tại các giá thể.
- Khoảng cách vòi hút tới muỗi khoảng 1cm thì máy sẽ có tác dụng.
- Muối được hút vào trong buồn đựng và được giữ ở đó.
- Tùy từng loại pin mà thời gian hoạt động liên tục của những loại máy cầm tay
này có thể lên tới 8-12 giờ.

1.5. Các phương pháp giám sát muỗi trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Việc giám sát và kiểm soát véc tơ là một hoạt động thiết yếu và đôi khi là cách
duy nhất hiệu quả để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan và phát triển của bệnh
SXHD. Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng một số phương pháp để thu thập
muỗi trưởng thành như thu thập muỗi bằng ống tuýp cầm tay, hoặc máy hút muỗi
hay sử dụng bẫy để bắt muỗi. Các loại bẫy để thu thập muỗi khá đa dạng dựa trên
các đặc tính sinh học, vòng đời của muỗi để bắt muỗi. Các loại bẫy này sử dụng các
các tín hiệu khác nhau để thu hút muỗi như CO 2, nhiệt độ, hơi nước, chất mồi, tín

14


hiệu thị giác... điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của bẫy đế các loại muỗi khác
nhau, muỗi trong giai đoạn phát triển khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này tôi
sẽ đề cập đến một số loại bẫy thu thập muỗi cơ bản hiện đang được sử dụng phổ
biến trên thế giới.
Bẫy ovitrap là một loại bẫy thu thập muỗi dựa trên đặc tính tìm nơi đẻ trứng
của muỗi cái Aedes. Bẫy là một thiết bị gồm một hộp tối màu chưa nước và chứa
nước để muỗi có thể đẻ trứng. Ovitrap được chứng minh là hiệu quả trong thu thập
muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus. Bẫy được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tiên

vào năm 1966 và được sử dụng để theo dõi quần thể muỗi Aedes [38]. Nó cung cấp
thông tin về quần thể muỗi do đó nó có thể là một nguồn cảnh báo sớm để ngăn
ngừa sự bùng phát của dịch bệnh. Các số liệu được sử dụng để giám sát véc tơ và
kiểm soát sự hoạt động của quần thể muỗi. Ovitrap đã được sử dụng rộng rãi ở các
nước như Singapore, Mỹ và Hồng Kông từ những năm 1970 [15] [25] [39]. Từ bẫy
ovitrap ban đầu, rất nhiều loại bẫy được nghiên cứu và phát triển nhằm tăng hiệu
quả bắt và tiêu diệt muỗi như lethal ovitraps có chưa các hóa chất có thể tiêu diệt ấu
trùng nở từ trứng hoặc chất có thể tiêu diệt muỗi trưởng thành khi muỗi bay vào
bẫy, autocidal ovitrap cho phép giữ trứng nhưng tiêu diệt muỗi trưởng thành, hay
các bẫy dính ovitrap. WHO cho biết, các kết nghiên cứu cho thấy, sử dụng số lượng
bẫy lethal ovitraps lớn thường xuyên có thể giảm số lượng quần thể muỗi [36].
Vòng đời của muỗi cũng có thế bị rút ngắn nên có thể giảm số lượng muỗi nhiễm
bệnh. Việc sử dụng bẫy ovitrap tại Úc để phòng ngừa sự bùng phát dịch SHXD
cũng cho thấy việc sử dụng các biện pháp dự phòng quy mô lớn, tiêu diệt muỗi, bẫy
muỗi rất hiệu quả giúp giảm số lượng muỗi nhiễm vi rút dengue xuống 92% và cắt
đường lây truyền bệnh. Philippin sử dụng một loại bẫy tiêu diệt ấu trùng muỗi trong
các chương trình dự phòng bệnh SHXD. Mặc dù những bẫy này chỉ giết ấu trùng
những chúng cho thấy tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh SXHD [27].
Năm 2001, Brazil đã tiến hành thử nghiệm sử dụng lethal ovitrap để kiểm soát muỗi
Aedes tại 2 thành phố Areia Branca và Nilopolis. Các kết quả cho thấy mật độ muỗi
Ae. aegypti đã giảm đáng kể. Số lượng muỗi trưởng thành đã giám liên tục ở các

15


nhà có đặt bẫy. Các kết quả này chứng minh tác động bền vững của bẫy ovitrap đối
với việc kiểm soát mật độ véc tơ SXHD trong các HGĐ đô thị của Brazil [24].
1.5.2. Tại Việt Nam
Theo quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 2014 về việc Ban
hành "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue" việc giám

sát véc tơ truyền bệnh SXHD triển khai trên 2 nhóm đối tượng là muỗi trưởng thành
và lăng quăng/ bọ gậy. Việc giám sát muỗi trưởng thành được thực hiện bằng
phương pháp soi thu thập muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng ống tuýp hoặc máy hút
muỗi cầm tay. CBYT đến từng HGĐ để soi thu thập muỗi trong vòng 15 phút [3].
1.4.3. Ưu nhược điểm các phương pháp giám sát
Mỗi phương pháp giám sát muỗi đều tồn tại các ưu nhược điểm riêng. Thu
thập muỗi bằng ống tuýp có nhược điểm là hiệu quả thu thập muỗi kém. Kết quả thu
thập muỗi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kỹ thuật của người đi giám sát.
Với máy hút muỗi cầm tay, phương pháp này giúp cung cấp thông tin đầy đủ
về cấu trúc của quần thể muỗi, cung cấp thông tin về tỷ lệ nhiễm vi rút trong quần
thể muỗi. Máy hút muỗi hữu ích trong việc thu thập Ae. aegypti trong nhà. Tuy
nhiên, khi thu thập cần phải lấy mẫu trên một số lượng lớn HGĐ trong 1 khoảng
thời gian ngắn (khoảng 100-200 HGĐ/ khu phố) [3].
Việc sử dụng các loại bẫy để giám sát muỗi đang dần trở nên phổ biến tuy
nhiên với mỗi loại bẫy tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Bẫy CDC light được
chứng minh không có hiệu quả trong việc bắt Ae. aegypti và Ae. albopictus. Trong
các loại bẫy, bẫy BG-S sử dụng các tín hiệu thị giác và khứu giác để hấp dẫn muỗi
đang cho thấy hiệu quả hơn trong việc thu thập muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus.
Tuy nhiên việc sử dụng bẫy này là tương đối tốn kém và đòi hỏi phải có nguồn điện
để hoạt động. Ngoài ra một bẫy BG-S có giá khá cao khoảng 159 đô la Mỹ. Điều
này có thể không phù hợp với nhiều khu vực lưu hành SXHD như tại các nước đang
phát triển, vùng núi, vùng khó khăn.

16


Các loại bẫy dính đều được thiết kế di động, thuận tiện di chuyển, không yêu
cầu nguồn điện và phí bảo trì thấp. Tuy nhiên, với các loại bẫy dính yêu cầu có chi
phí nhân lực và việc thu thập muỗi từ các miếng dính rất phức tạp ảnh hưởng đến
kết quả thu thập muỗi [30].

1.6. Một số nghiên cứu bẫy GAT và hiệu quả trong thu thập muỗi truyền bệnh
SXHD trên thế giới và Việt nam
1.5.1. Trên thế giới
Kết quả một số nghiên cứu khi so sánh hiệu quả thu thập muỗi của bẫy GAT
và một số loại bẫy muỗi hiện hành khác đều cho kết quả bẫy GAT có khả năng thu
thập được muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae. albopictus.
Alvaro E. Eiras và công sự đã tiến hành thử nghiệm để so sánh hiệu quả thu
thập muỗi của bẫy GAT và bẫy dính DSO. Hai loại bẫy có hình dáng và kích thước
tương tự nhau gồm một thùng nhựa đen dung tích 1.2 lít. Khác với bẫy GAT, phần
trên của DSO là xô nhựa màu đen, muỗi bị mắc kẹt trong DSO bằng một dải nhựa
dính keo Polybutylene gắn với thành trong của thùng. Ba mẫu bẫy GAT được thử
nghiệm: 1) Bẫy GAT không phun thuốc trừ sâu; 2) Bẫy GAT được phun thuốc trừ
sâu lên bề mặt ống hình trụ trong; 3) GAT có một mẫu giấy được ngâm tẩm
Metofuthrin 4.205% đặt bên trong ống hình trụ trong và một mẫu bẫy DSO. Kết quả
cho thấy, bẫy GAT có ngâm tẩm thuốc trừ sâu có tỷ lệ thu thập muỗi cái trưởng
thành cao hơn đáng kể so với bẫy DSO (p=0.001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tỷ lệ thu thập muỗi của bẫy GAT không có thuốc trừ sâu và bẫy dính
đôi DSO. Bẫy GAT đã bắt được một lượng muỗi trưởng thành cao hơn đáng kể so
với bẫy dính DSO [18]. Mặc dù bẫy DSO được sử dụng như bẫy tiêu chuẩn để giám
sát muỗi trưởng thành trong chương trình phòng chống SXHD tại Úc nhưng việc sử
dụng loại bẫy này vẫn có hạn chế bao gồm: sự sẵn có, chi phí mua bẫy và chất dính
ở băng keo. Hiện nay, Úc đang sử dụng keo dán ướt DSO, dù nó có hiệu quả trong
việc giữ muỗi nhưng lại gây khó khăn khi lấy muỗi ra khỏi bẫy sau này [13]. Vì khó
khăn trong công tác thu thập muỗi nên bẫy DSO có thể không phù hợp khi phải lắp
đặt và xử lý bẫy với số lượng lớn ở thực địa. Với đặc điểm cấu tạo đơn giản, lắp ráp

17


dễ ràng, không khó khăn trong việc thu thập muỗi bẫy GAT có thể khắc phục được

những vấn đề của bẫy dính DSO mà hiệu quả thu thập muỗi còn cao hơn.
Tác giả James E. Cilek và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu để so sách
hiệu quả thu thập muỗi của bẫy GAT với bẫy dính Autocial Gravid Ovitrap (AGO),
sử dụng kết quả của bẫy của Trung tâm phòng ngừa bệnh tật Gravid Trap (CDCGT) làm tiêu chuẩn, khi thu thập muỗi trong khu đô thị đông dân cư ở vùng đông
bắc Floria, Mỹ. Bẫy CDC-GT được sử dụng mô hình 1712 bao gồm một hệ thống
hút gió chạy bằng pin 6V [22]. Bẫy được đặt phía trên một thùng chứa bằng nhựa
màu đen. Bẫy tự động AGO gồm một xô đen dung tích 19lít có một "buồng chụp" ở
phía trên. Buồng chụp này cho phép bạn thay đổi các tấm dính mà không cần mở
hay kéo toàn nộ nắp bẫy ra. Bẫy AGO thu thập muỗi tự động bằng ống có chất dính
bề mặt được đặt ở mặt trong lối vào ống [29].

1. CDC - GT
2. AGO
3. GAT
Hình 1. 4.Hình ảnh bẫy CDC-GT, bẫy AGO, bẫy GAT [17] [22] [29]
Năm HGĐ có sân sau với lịch sử mật độ muỗi cao đã được sử dụng làm địa
điểm nghiên cứu. Tất cả các bẫy được đặt cách nhau ít nhất 10m và đánh giá đồng
thời. Muỗi được thu thập hàng ngày từ tất cả các bẫy. Nghiên cứu thực hiện trong 8
tuần từ tháng 8-10 năm 2014. Kết quả cho thấy, trung bình bẫy AGO bắt được 0.03
± 0.01 con muỗi Ae. albopictus và 0.15 ± 0.04 muỗi Ae. aegypti. Bẫy GAT bắt được
0.18 ± 005 con muỗi Ae. albopictus và 0.09 ± 0.03 muỗi Ae. aegypti. Kết quả này
với bẫy CDC-GT lần lượt là 1.2 ± 0.18 con muỗi Ae. albopictus và 0.93 ± 0.16
muỗi Ae. aegypti. Qua đó ta thấy, bẫy CDC-nhiều muỗi Ae. albopictus hơn so với
bẫy AGO và thu được ít muỗi Ae. aegypti hơn [16]. Số lượng muỗi cái Ae. aegypti
thu được từ nghiên cứu này tương tự như kết quả nghiên cứu với Bẫy AGO ở Puerto
Rico [13] [29] và thử nghiệm bẫy GAT tại Cairns, Queensland, Australia [30].
18


Cả 3 loại bẫy được sử dụng trong nghiên cứu đều có những hạn chế riêng. Bẫy

CDC-GT cần có nguồn điện để hoạt động, điều này có thể gây trở ngại khi sử dụng
bẫy tại thực đại. Bẫy GAT và AGO đều được thiết kế di động, thuận tiện di chuyển,
không yêu cầu nguồn điện và phí bảo trì thấp. Tuy nhiên, với bẫy AGO yêu cầu có
chi phí hậu cần và xử lý tấm dính của bẫy cũng như những khó khăn trong việc thu
thập muỗi từ tấm dính mà không gây tổn hại cho muỗi là những vấn đề có thể gặp
phải khi sử dụng [29]. Với bẫy GAT, công ty sản xuất khuyến khích sử dụng
pyrethroid ở màn tẩm hóa chất và mặt trong của ống trụ trong suốt để đạt hiệu quả
tiêu diệt muỗi. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất chứa aerosol có thể không được
cho phép sử dụng [21]. Hiệu quả của thuốc diệt côn trùng còn phụ thuộc vào sản
phẩm, công thức và nồng độ của hóa chất diệt côn trùng. Hơn nữa việc triển khai
bẫy GAT ở các khu vực có quần thể muỗi kháng pyrethroid có thể dẫn đến việc
giảm khả năng tiêu diệt muỗi. Vấn đề trên có thể giải quyết được bằng cách sử dụng
miếng dính lơ lửng bên trong bẫy và phủ một lớp mỏng dầu hạt cải lên mặt trong
của ống trụ trong cũng có hiệu quả tiêu diệt muỗi Ae. aegypti tương tự với bẫy được
xử lý thuốc trừ sâu. Qua các kết quả trên ta thấy, bẫy CDC-GT có hiệu quả thu thập
muỗi cao nhất, tuy nhiên do đặc điểm vận hành cần sử dụng nguồn điện và các chi
phí trong vận hành và bảo trì. Bẫy AGO và GAT có hiệu quả tương tự nhau trong
thu thập 2 loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus nhưng bẫy GAT lại vượt trội hơn
vì sự thuận tiện lắp đặt, dễ sử dụng, chi phí thấp.
Nghiên cứu của Brian J. Johnson nhằm so sánh mức thu thập muỗi Ae.
albopictus giữa bẫy GAT và BG-Sentinel (BG-S) tại Trenton, NJ và đảo Hammond,
Queensland, Australia. Tại Trenton, 10 cặp bẫy (1 GAT và 1 BG-S) được đặt tại 10
nơi ở cá nhân trong khoảng thời gian 16 tuần từ tháng 7 - 10 năm 2013, để so sánh
về hiệu quả bắt muỗi. Các bẫy được đặt ở các khu vực kín, tránh ánh nắng mặt trời,
gió, mưa và tại sân sau nhà gần thảm thực vật trong các HGĐ. Bẫy hoạt động 24
giờ/ ngày, bẫy BG-S được chạy pin liên tục trong 24 giờ. Tất cả 10 cặp bẫy được đặt
đồng thời vào cùng một ngày trong tuần. Kết quả cho thấy, trong cùng một khoảng
thời gian tương ứng, bẫy GAT bắt được ít muỗi Ae. albopictus hơn so với bẫy BG-

19



S. Trung bình bẫy BG-S đã bắt được 4.66 ± 1.20 con cái và 3.54 ± 1.26 con đực
trong khoảng thời gian giữa 2 lần thu bẫy. Kết quả tương ứng với bẫy GAT là 3.05 ±
0.67 con cái và 0.41 ± 0.12 con đực. Mặc dù có sự khác biệt, nhưng bẫy GAT và
BG-S đều có tỷ lệ bắt trúng muỗi cái cao tương tự nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ bắt được
muỗi đực của bẫy GAT lại thấp hơn [23]. Điều này cho thấy, hiệu quả thu thập muỗi
Ae. albopictus cái của 2 loại bẫy là giống nhau.
Tại đảo Hammond, do đặc điểm khí hậu tại đây là mưa nhiều, nên 2 loại bẫy
GAT và BG-S đã được đánh giá khi có và không có nắp che mưa. 5 khu vực, đặt
đồng thời 2 cặp bẫy có và không có nắp che mưa đã được thử nghiệm khả nặng thu
thập muỗi trong 4 tuần từ tháng 5 đến tháng 6. Các kết quả thu được tương tự với
Trenton, trong cùng một khoảng thời gian, bẫy BG-S bắt được nhiều muỗi Ae.
albopictus so với bẫy GAT. Tỷ lệ bắt được muỗi cái của GAT và BG-S cũng tương
tự nhau với 89.46% và 80.36%. Tỷ lệ này ở muỗi đực là 13.26% và 70.16%. Kết
quả so sánh giữa bẫy GAT và bẫy BG-S cho thấy, bẫy BG-S bắt được nhiều muỗi
cái hơn. Sự khác biệt về số muỗi cái thu thập được giữa 2 loại bẫy có thể được lý
giải do bẫy BG-S được thiết kế để thu thập muỗi cái trong tất cả giai đoạn còn bẫy
GAT chỉ được thiết kế để thu thập muỗi cái trưởng thành sắp đẻ trứng dẫn đến việc
đối tượng thu thập của bẫy GAT sẽ thấp hơn bẫy BG-S. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra tỷ lệ bắt được muỗi cái Aedes của 2 loại bẫy là tương tự nhau. Điều
này cho thấy bẫy GAT có hiệu quả thu thập muỗi cái Aedes giống bẫy BG-S. Kết
quả nghiên cứu tại 2 địa điểm chỉ ra rằng, bẫy GAT và bẫy BG-S có hiệu quả thu
thập muỗi cái Aedes tương tự nhau. Hiện nay, bẫy BG-S được đánh giá là rất hiệu
quả trong việc giám sát quần thể muỗi Ae. albopictus tại HGĐ [19] [40]. Nghiên
cứu trên chứng minh được bẫy GAT là một thiết bị giám sát hiệu quả cho muỗi cái
trưởng thành Aedes, nó có thể được sử dụng hiệu quả cả trong nhà và ngoài trời.
Mặt khác việc có thể sử dụng tác nhân tiêu diệt muỗi không phải là hóa chất diệt
công trùng mà không làm giảm hiệu quả thu thập muỗi là một ưu điểm khác của bẫy
GAT. Mặc dù số lượng muỗi bẫy GAT thu được kém hơn so với bẫy BG-S, nhưng

có sự tương đồng về tỷ lệ bắt được muỗi cái Ae. albopictus [23]. Các kết quả này

20


×