Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của điện CHÂM kết hợp tập DƯỠNG SINH TRONG điều TRỊ HUYẾT áp THẤP NGUYÊN PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.55 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VŨ ĐỨC HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP TẬP DƯỠNG
SINH TRONG ĐIỀU TRỊ HUYẾT ÁP
THẤP NGUYÊN PHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VŨ ĐỨC HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP TẬP DƯỠNG
SINH TRONG ĐIỀU TRỊ HUYẾT ÁP
THẤP NGUYÊN PHÁT
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. Phạm Hồng Vân

HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN


Với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng
ủy, Ban Giám đốc, Phòng Quản lý - Đào tạo Sau đại học, các thầy cô trong
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Châm cứu Trung
ương đã tạo điều kiện tốt nhất, và giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Em xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS.BS.
Phạm Hồng Vân người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và chỉ bảo
nhiệt tình em trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư,
Tiến sĩ trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ
là những người thầy, những nhà khoa học đã đóng góp cho em nhiều ý kiến
quý báu để em hoàn thiện và bảo vệ thành công luận văn này.
Tôi xXin chân thành cảm ơn sự hợp tác cống hiến của các Bệnh nhân
đã giúp tôi đạt được kết quả nghiên cứu này.
Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người
thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Cảm ơn các anh chị em, các bạn, đồng nghiệp, những người
luôn đồng hành cùng em, động viên và chia sẻ trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Hà Nnội, tháng 04 năm 2019
Học viên


Vũ Đức Hải
LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Vũ Đức Hải, Học viên lớp cao học khóa 9, Học viện y dược học
cổ truyền Việt nam, chuyên nghành y học cổ truyền, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS.BS. Phạm Hồng Vân.
Công trình này nghiên cứu không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt nam.
Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam kết này.
Hà Nnội, tháng 04 năm 2019
Học viên

Vũ Đức Hải


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Huyết áp thấp theo y học hiện đại...........................................................3
1.1.1. Đại cương về huyết áp thấp..............................................................3
1.1.2. Phân loại huyết áp thấp.....................................................................3
1.1.3. Huyết áp thấp nguyên phát................................................................4
1.1.4. Dự phòng huyết áp thấp....................................................................8
1.2. Huyết áp thấp theo Y học cổ truyền........................................................8
1.2.1. Bệnh danh.........................................................................................8

1.2.2. Nguyên nhân Cơ chế bệnh sinh........................................................8
1.3. Huyễn vựng thể Tâm dương bất túc......................................................11
1.4. Phương pháp ghi lưu huyết não............................................................12
1.5. Phương pháp điện châm........................................................................14
1.5.1. Định nghĩa.......................................................................................14
1.5.2. Cơ chế tác dụng của điện châm.......................................................15
1.6. Phương pháp dưỡng sinh.......................................................................16
1.6.1. Định nghĩa.......................................................................................16
1.6.2. Lịch sử của dưỡng sinh...................................................................16
1.6.3. Cơ sở lý luận của phương pháp dưỡng sinh....................................17
1.6.4. Tác dụng của dưỡng sinh................................................................19
1.6.5. Phương pháp tập dưỡng sinh của Bác sỹ Nguyễn văn Hưởng........20
1.7. Một số nghiên cứu điều trị huyết áp thấp tại Việt nam và trên Thế giới.....23
1.7.1 Tại Việt Nam....................................................................................23
1.7.2. Trên thế giới....................................................................................24


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.........................................................27
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm.................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................27
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu..................................................................28
2.2.3. Phương pháp tiến hành....................................................................30
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và cách xác định các chỉ tiêu nghiên cứu.......36
2.3. Đánh giá kết quả kết quả điều trị theo YHHĐ......................................37
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................38
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................40
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.................................................40
3.2. Hiệu quả của điện châm kết hợp tập DS trong điều tri HAT................43
3.2.1. Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng chính...................................43
3.2.2. Đánh giá sự biến đổi các test trí tuệ................................................44
3.2.3. Đánh giá sự biến đổi huyết áp, mạch, tần số nhịp thở....................45
3.3. Sự biến đổi các chỉ số lưu huyết não.....................................................48
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................50
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.................................................50
4.1.1. Về giới tính.....................................................................................50
4.1.2. Về tuổi mắc huyết áp thấp...............................................................50
4.1.3. Về nghề nghiệp..............................................................................51
4.1.4. Về thời gian mắc bệnh....................................................................51
4.1.5. Về trị số huyết áp............................................................................52


4.1.6. Đặc điểm các triệu chứng huyễn vựng thể tâm dương bất túc theo Y
học cổ truyền.............................................................................................52
4.2. Về kết quả trên lâm sàng.......................................................................53
4.2.1. Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng.............................................53
4.2.2. Về tác dụng cải thiện hoạt động trí tuệ...........................................54
4.2.3. Sự biến đổi huyết áp, mạch, tần số nhịp thở...................................55
4.3. Về kết quả điều trị.................................................................................57
4.4. Sự biến đổi lưu huyết não đồ sau điều trị..............................................59
KẾT LUẬN....................................................................................................63
KIẾN NGHỊ...................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



CÁC CHỮ VIẾT TẮT

D0

Trước điều trị

D30

Sau 30 ngày điều trị

DS

Dưỡng sinh

ĐC

Nhóm đối chứng

HAT

Huyết áp thấp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương


HAHS

Huyết áp hiệu số

HATb

Huyết áp trung bình

NC

Nhóm nghiên cứu

LHN

Lưu huyết não

YHCT

Y Học cổ truyền

YHHĐ

Y Học hiện đại


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Đánh giá khả năng nhìn nhớ.......................................................37


Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo giới.......................................................40

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................41

Bảng 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp..........................................41

Bảng 3.4.

Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh...............................42

Bảng 3.5.

Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng chính của các nhóm nghiên
cứu...............................................................................................43

Bảng 3.6.

Biến đổi giá trị trung bình điểm test đánh giá khả năng nhìn nhớ
theo phương pháp của Wechler...................................................44

Bảng 3.7.

Mức độ biến đổi khả năng nhìn nhớ theo phương pháp của
Wechler.......................................................................................44


Bảng 3.8.

Sự biến đổi giá trị trung bình của chỉ sô huyết áp.......................45

Bảng 3.9.

Đánh giá mức thay đổi chỉ số huyết áp sau điều trị....................46

Bảng 3.10. Biến đổi giá trị trung bình tần số mạch sau điều trị....................46
Bảng 3.11. Biến đổi giá trị trung bình của nhịp thở sau điều trị...................47
Bảng 3.12. Kết quả điều trị chung.................................................................47
Bảng 3.13. Sự biến đổi thương số trở kháng (Ri)..........................................48
Bảng 3.14. Sự biến đổi thời gian đỉnh (Tα)...................................................48
Bảng 3.15. Sự biến đổi độ rộng đỉnh (Crest width).......................................49
Bảng 3.16. Sự biến đổi lưu lượng dòng máu của bệnh nhân sau điều trị......49


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Máy điện châm M8 hai tần số.........................................................28
Hình 2.2. Máy đo lưu huyết não Rheoscren compact CE 0118, Germany......29
Hình 2.3: Máy đo huyết áp Omron JPN600 của Nhật....................................29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyết áp thấp là một trong những bệnh lý thường gặp ở nước ta hiện
nay, là tình trạng huyết áp thấp hơn bình thường và có những triệu chứng của
thiếu cung cấp máu tới tuần hoàn não với nhiều biểu hiện lâm sàng như mệt

mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hay quên, ngất…[10]. Trên lâm sàng có 2
loại huyết áp thấp là huyết áp thấp nguyên phát (do thể trạng) và huyết áp
thấp thứ phát (do bệnh lý khác) [11], trong những năm gần đây số người bị
huyết áp thấp không ngừng tăng lên không chỉ ở người cao tuổi mà cả những
người trẻ tuổi đang lao động sản xuất và công tác, đã ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả công việc và chất lượng cuộc sống. với tỷ lệ mắc từ 10-20% dân số và
chiếm tỷ lệ từ 10% đến 15% trong số các tai biến mạch máu não [4], đây
chính là vấn đề cả xã hội đang cần phải quan tâm.
Huyết áp thấp kéo dài sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt là ở tim
và não [4]. Việc duy trì huyết áp ở mức cần thiết cho hoạt động sống của cơ
thể nói chung và tuần hoàn não nói riêng hệ thống tuần hoàn có vai trò đặc
biệt quan trọng. Huyết áp thấp làm giảm khả năng cung cấp máu cho cơ thể,
trong trường hợp cơ thể thường xuyên không được cung cấp máu nuôi dưỡng
đầy đủ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe vì vậy việc đầu tư nghiên cứu để khắc
phục các triệu chứng của huyết áp thấp là vấn đề cấp thiết.
Về điều trị huyết áp thấp, Y học hiện đại điều trị chính bằng nội khoa, kết
hợp các biện pháp tập luyện nâng cao sức khỏe để dự phòng bệnh tật. Hiện nay
có rất nhiều loại thuốc điều trị huyết áp thấp với các cơ chế tác dụng khác nhau
nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kết quả điều trị còn hạn chế [1], [10].


2

Y học cổ truyền không có bệnh danh huyết áp thấp nhưng theo y học cổ
truyền thì các triệu chứng lâm sàng của huyết áp thấp như hoa mắt, chóng
mặt, đau đầu, mất ngủ thuộc phạm vi chứng “huyễn vựng”, đã được mô tả rõ
trong các y văn cổ và đã áp dụng điều trị chứng bệnh này bằng các vị thuốc,
bài thuốc y học cổ truyền, các phương pháp điều trị không dùng thuốc như
châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh...

Những năm gần đây đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tác
dụng của điện châm hoặc tác dụng của tập dưỡng sinh trong điều trị bệnh cho
kết quả khả quan. Với mong muốn tìm ra phương pháp đa trị liệu kết hợp các
phương pháp điều trị của y học cổ truyền để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời
gian điều trị, cung cấp cho các nhà lâm sàng một lựa chọn trong điều trị huyết
áp thấp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp tập dưỡng sinh trong điều
trị huyết áp thấp nguyên phát trên lâm sàng.
2. Đánh giá sự biến đổi của lưu huyết não trước và sau điều trị huyết
áp thấp nguyên phát bằng điện châm kết hợp tập dưỡng sinh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Huyết áp thấp theo y học hiện đại
1.1.1. Đại cương về huyết áp thấp
- Theo tổ chức Y Tế Thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn
chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Người bệnh được
coi là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới
90mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg [8],
[11], [46].
- Định nghĩa:Theo bảng phân loại bệnh tật Quốc tế thứ 10 (ICDX)thìhuyết áp thấp là tình trạng huyết áp thấp hơn bình thường và có
những triệu chứng của thiếu cung cấp máu tới tuần hoàn não [10],với mã
bệnh tật Quốc tế là I95 [9].
1.1.2. Phân loại huyết áp thấp
-Huyết áp thấp được chia làm hai loại: huyết áp thấp nguyên phát và
huyết áp thấp thứ phát.

- Huyết áp thấp nguyên phát (còn gọi là huyết áp thấp tự phát hoặc
huyết áp thấp do thể tạng)
Có những người thường xuyên có huyết áp thấp với chỉ số huyết áp tâm
thu vào 85 đến 90 mmHg nhưng sức khỏe bình thường, chỉ khi đo huyết áp
mới biết bị huyết áp thấp. Đây là những người có thể tạng đặc biệt, từ nhỏ tới
lớn huyết áp vẫn như thế nhưng không hề có biểu hiện ở một bộ phận nào
trong cơ thể. Những người này vẫn sinh hoạt bình thường tuy nhiên khi họ
gắng sức thì vẫn thấy chóng mệt. Loại huyết áp này có những ảnh hưởng từ
từ, lâu dài tới khả năng làm việc và sức khỏe của người bệnh. Đây là bệnh cần
được điều trị kịp thời tránh gây ra sự mệt mỏi và khó chịu cho bệnh nhân đồng


4

thời có thể phòng được các biến chứng nguy hiểm xảy ra cho người bệnh [6],
[10], [12].
-Huyết áp thấp thứ phát (còn gọi là huyết áp thấp hậu phát)
Đây là những người trong tiền sử huyết áp vẫn bình thường nhưng do
nguyên nhân nào đó huyết áp bị tụt dần sau vài ba tháng. Loại huyết áp thứ
phát này thường gặp ở những người suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu
năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, người ốm lâu,
thiếu máu kéo dài, người già có rối loạn hệ thần kinh tự điều chỉnh, bị một số
nội tiết (suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính…) hoặc dùng các
thuốc hạ áp liều cao kéo dài.
1.1.3. Huyết áp thấp nguyên phát
1.1.3.1 Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của huyết áp thấp rất phong phú, đa dạng, phức
tạp, thay đổi theo tư thế.Thường thấy trên lâm sàng là các triệu chứng như:
- Mệt mỏi, buồn ngủ.
- Chóng mặt, hoa mắt, hoặc xỉu.

- Đau đầu.
- Rối loạn giấc ngủ: Rất hay gặp,có thể mất ngủ hoàn toàn hoặc rối loạn
giấc ngủ.
- Rối loạn chú ý: Cũng thường gặp, giảm khả năng làm việc.
- Rối loạn về trí nhớ: Là biểu hiện phổ biến, giảm trí nhớ, giảm sút khả
năng tư duy vàtrí tuệ.
- Choáng váng khi đứng dậy.
Đây là những biểu hiện chính của sự giảm tưới máu não, tim, cơ vân và
các tạng khác [10], [22],[30].Các triệu chứng này là cơ sở hàng đầu căn cứ để
chẩn đoán HAT.


5

- Các triệu chứng thực thể khi thăm khám thường thấy Tim loạn nhịp
nhanh, và có thể có tiếng thổi cơ năng, nhịp ngoại tâm thu.
1.1.3.2. Chẩn đoán
- Chẩn đoán HAT cần có sự phối hợp với các phương pháp cận lâm sàng,
để đánh giá đúng, khách quan và chẩn đoán chính xác vì chẩn đoán mang tính
quyết định, chẩn đoán đúng mới có hướng điều trị đúng, cho kết quả điều trị
cao.Trong chẩn đoán HAT các triệu chứng lâm sàng rất quan trọng định
hướng cho ta cần sử dụng phương pháp cận lâm sàng nào để xác định chẩn
đoán [10], [22], [45].
- Chẩn đoán huyết áp thấp dựa vào đo huyết áp nhiều lần (tốt nhất là
dùng máy đo liên tục 24h) ở nhiều tư thế khác nhau. Nếu thấy huyết áp tâm
thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, thì đó là biểu hiện
tình trạng huyết áp thấp [10], [22],[30].
- Chẩn đoán phân biệt huyết áp thấp nguyên phát với huyết áp thấp thứ phát
Các phương pháp khám lâm sàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ
quan của người bệnh, có khi cả của thầy thuốc. Do đó các phương pháp cận

lâm sàng rất quan trọng trong chẩn đoán xác định HAT
* Các phương pháp cận lâm sàng:
- Điện tim: Nhằm phát hiện các rối loạn nhịp tim, các bất thường của
sóng điện tim, có thể là biến chứng của huyết áp thấp.
- Siêu âm tim: Đánh giá được cấu trúc chức năng tim.
-Các phương pháp đánh giá tình trạng động mạch.
+Chụp động mạch.
+ Xét nghiệm sinh hóa máu.
+ Xét nghiệm huyết học
- Các phương pháp đánh giá dòng máu chảy đến não .
+Siêu âm doppler.


6

+ Chụp gamma mạch.
+ Đo lưu lượng máu ĐM bằng phóng xạ.
+Lưu huyết não (REG)
1.1.3.3.Biến chứng thường gặp
- Thiểu năng tuần hoàn não: Đào Phong Tần khi nghiên cứu về lưu
huyết não trên các bệnh nhân huyết áp thấp, thấy rằng độ đàn hồi thành mạch
não thường giảm dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não [34].
- Tụt huyết áp khi đứng: thường bao gồm các triệu chứng như hoa mắt,
chóng mặt, mờ mắt hoặc giảm thị lực, người mệt mỏi và ngất. Tụt huyết áp
khi đứng là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân có huyết áp thấp [30].
- Sa sút trí tuệ: Nghiên cứu của C. Qiu, B. Winblad, L. Fratiglioni(2003)
và Verghese. MD, R. B. Lipton. MD và cộng sự (2003) cho thấy rằng huyết
áp thấp gây ra chứng xơ não và đóng vai trò quan trọng trong bệnh sa sút trí
tuệ ở người già [4], [63],[64].
1.1.3.4. Điều trị

Việc điều trị huyết áp thấp bao gồm nhiều phương thức khác nhau, theo Bộ Y
Tế [10].
- Nếu hạ huyết áp không có triệu chứng lâm sàng không cần điều trị.
Chỉ điều trị khi có triệu chứng lâm sàng.
- Mục đích của điều trị là làm giảm các triệu chứng lâm sàng.
- Hiện nay trên thị trường thuốc điều trị HAT có nhiều loại khác nhau,
công dụng và kết quả điều trị cũng khác nhau. F grd c cr Trên lâm sàngáp
dụng tùy theo từng bệnh nhân và mức độ bệnh. Có thể chia thuốc này thành
4 nhóm:
1. Nhóm Tác dụng lên hệ adrenergic
+ Thuốc cường receptor α và β: Adrenalin, Noadrenalin, Dopamin.
+ Thuốc cường receptor α: Metaraminol (aramin), phenilephrin,
clotidin.


7

+ Thuốc cường receptor β: Isoproterenol (Isuprel), Dobutamin (Dobuprex),
+ Thuốc cường ưu tiên (chọn lọc) receptor β2: Terbutalin, Sanbutamol.
+ Thuốc cường giao cảm gián tiếp: Ephedrin, Aphetamin.
2. Nhóm tác dụng lên cơ tim.
Digitoxin, Uabain, các dẫn xuất của Biperidin, Spactein, Long não,
Amino-2metyl-heptaminol.
3. Nhóm Hormon có cấu trúc Steroid
+ Hormon vỏ thượng thận (Glucocorticoid)
+ Corticoid điều hòa chất vô cơ: Aldosteron, Desoxycorticosteron.
+ Hormon hướng vỏ thượng thận: ACTH (Acortan, duracton, sulacthyl)
4. Nhóm thuốc bổ
Vitalex, alvesil, moriamin, sắt folic …
*Các thuốc thường dùng trong điều trị huyết áp thấp[10], [22]:

- Trong điều trị HAT vấn đề cần chú ý là chống chỉ định tuyệt đối với
các loại thuốc giãn mạch.
- Thuốc tác dụngco mạch tăng huyết áp.
Ephedrin: Liều thường dùng: 10mg (viên) × 1 – 3 viên/ngày.
- Thuốc tác dụng trợ tim, kích thích hệ thần kinh.
Cafein: Liều thường dùng để tiêm dưới da: 0,25 – 1,5 g/ngày hoặc liều
để uống: 0,5 – 1,5 g/ngày.
- Thuốc chống suy tuần hoàn ngoại vi làm tăng huyết áp.
Dihydroergotamin: Liều thường dùng để uống: 1mg (viên) × 1 – 3
viên/ngày.
- Thuốc tác dụng trợ tim mạch, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tim.
Heptamyl:
+ Liều thường dùng để uống: 0,1878g (viên) × 1 – 3 viên/ngày
+ Liều dùng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm: 2ml (ống) × 1 – 2
ống/ngày.
- Thuốc tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tim mạch.
Pantocrin:
+ Là loại cồn nước chế từ nhung 3 loại hươu của Nga.
+ Liều thường dùng để tiêm dưới da hoặc tiêm bắp: 1ml (ống) × 1 – 2
ống/ngày.
- Thuốc chống suy nhược cơ thể, tăng trí lực, thể lực.
Bioton: Liều thường dùng để uống: 10ml (ống) × 2 ống/ngày [22].


8

- Hạn chế dùng các thuốc an thần và lợi niệu.
1.1.4. Dự phòng huyết áp thấp
Cần phải thường xuyên theo dõi kiểm tra huyết áp, Khi có biểu hiện
bệnh lý, phải đến khám và điều trịsớm ở các cơ sở chuyên khoa [Error:

Reference source not found].
1.2. Huyết áp thấp theo Y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Theo Y học cổ truyền huyết áp thấp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng
các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường được mô tả trong các chứng huyễn
vựng (chóng mặt),đầu thống (đau đầu), thất miên (mất ngủ)...trong các Y văn
cổ [4], [5], [6], [29], [40].
1.2.2. Nguyên nhân Cơ chế bệnhsinh
* Theo YHCT huyễn vựng donhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu
là hư chứng [3], [4], [5], [43].
+Do tiên thiên bất túc: Tâm dương bất túc tâm khí kém không thúc đẩy
được huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân và không đưa được khí
thanh dương lên não bộ. Tiên thiên bất túc bệnh lâu ngày làm “tâm dương khí
hư”. Dương khí bất túc thường xuyên gây suy trệ huyết mạch, thanh dương
bất thăng, não bộ thiếu nuôi dưỡng sinh huyễn vựng [4].
+ Nội thương hư tổn: Do chế độ ăn uống sinh hoạt làm cho tâm dương
hư, thận hư không cung cấp đủ tinh cho tủy đi nuôi dưỡng não bộ gây ra
chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ ít … [5].
+ Tỳ vị hư nhược: Tỳ hư không vận hóa được thức ăn để tạo thành khí
huyết tân dịch mà tạo thành đàm thấp, khiến cho thanh dương không thăng,
trọc âm không giáng… dẫn đến huyễn vựng, đầu thống [5].
+ Khí huyết lưỡng hư: Do bệnh lâu ngày khí huyết hao tổn, hoặc người
cao tuổi thận tinh không đầy đủ, không sinh đủ huyết, không thể xung nên não,
dẫn đến tinh thần mệt mỏi hay quên, chóng mặt, ở người cao tuổi chức năng của


9

các tạng phủ suy giảm, làm cho nguồn gốc tạo thành khí huyết kém do đó não
mất đi cơ sở nuôi dưỡng dẫn tới chứng đầu thống, huyễn vựng,thất miên…[5].

Các chứng “đầu thống”, “huyễn vựng”, “thất miên” có liênquan chặt chẽ đến
các tạng tâm, can, tỳ, thận. Rất nhiều nguyên nhân làm suy giảm công năng
hoạt động của các tạng này, hoặc do mắc bệnh lâu ngày làm khí huyết cơ thể
bị giảm sút, thận tinh hư tổn...[40]. Bệnh vị tại não nhưng có quan hệ mật
thiết với tâm, can, tỳ, thận [43].
*Y học cổ truyền cho rằng đầu là nơi dương khí hội tụ khí thanh dương của
lục phủ, tinh hoa của huyết ở ngũ tạngđều tụ hội ở đó, do vậy khi công
năng của tâm kém do tâm dương bất túc, chức năng của tạng phủ suy giảm,
chế độ ăn uống không hợp lý, lao động quá sức… làm cho khí huyết hư
không đưa được dương khí thăng thanh hội tụ ở não bộ mà sinh ra chứng
đầu thống huyễn vựng và thất miên [5].Theo lý luận YHCT thì não là bể
của tuỷ, Tinh tủy bất túc, không thể sung mãn lên não nên đầu huyễn mà
trống rỗng. Khí huyết của cơ thể bị thiếu hoặc bị hư tổn làm cho sự vận
hành huyết dịchtrở ngại, ngưng trệ.Mà thận tàng tinh sinh tủy sinh huyết, tỳ
chủ nguồn hóa sinh tinh hậu thiên bổ xung cho tinh tiên thiên, còn tâm chủ
về huyết mạch, nênthận, tỳ hư thì não tuỷ kém nuôi dưỡng, công năng của
tạng tâm bị giảm sútthì huyết mạch không lưu thông, sẽ xuất hiện các
chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp, buồn bực, hay quên, mộng
mị...[5], [20], [40].1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị.
Xuất phát từ biện chứng luận trị như trên, chứng huyễn vựng được chia
thành các thể sau:
* Tâm dương bất túc [5]
- Triệu chứng: Tinh thần mệt mỏi, hoa mắt, váng đầu buồn ngủ, hồi hộp
chân tay lạnh, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưới trắng nhuận, mạch trầm sáp hoặc tế
nhược.


10

- Điều trị

+ pháp điều trị: Ôn bổ tâm dương
+ Bài thuốc: Dùng bài chích cam thảo thang gia giảm.
+ Châm cứu: Châm bổ các huyệt tâm du, quan nguyên, khí hải, mệnh môn.
* Tỳ vị hư nhược [5](Trung khí bất túc)
- Triệu chứng: Mệt mỏi, hơi thở ngắn, váng đầu, hồi hộp, cơ nhục teo
nhẽo, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, bụng đầy, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng,
mạch trầm tế vô lực.
- Điều trị
+ Phép điều trị: Bổ tỳ kiện vị.
+ Bài thuốc: Hương sa lục quân gia giảm.
+ Châm cứu: Châm bổ các huyệt tỳ du, vị du, túc tam lý
* Khí huyết lưỡng hư [5], [6]
- Triệu chứng: Váng đầu hoặc có cảm giác đầu như trống rỗng chóng
mặt, hoa mắt, hồi hộp hay quên, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đầy
bụng, sắc mặt nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược.
- Điều trị
+ Phép điều trị: Bổ dưỡng khí huyết.
+ Bài thuốc: Qui tỳ thang.
+ Châm cứu: Nội quan, Phong trì, Thái xung, Túc tam lý, Tam âm giao,
Huyết hải, Cách du.
* Thận dương hư [3], [5], [6], [43]
- Triệu chứng: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ù tai hồi hộp đau lưng,
mỏi gối, ít ngủ, hay mơ, đêm đi tiểu nhiều lần, sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện
lỏng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
- Điều trị
+ Phép điều trị:Bổ thận trợ dương.


11


+ Bài thuốc: Hữu qui hoàn.
+ Châm cứu: Thận du, quan nguyên, khí hải, Mệnh môn.
1.3. Huyễn vựng thể Tâm dương bất túc [5]:
- Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh:
+ Do tiên thiên bất túc công năng của tạng tâm kém, sức lưu thông kém,
khí không đủ để vận chuyển huyết, huyết không đủ để chuyển tải khí, làm cho
tâm thần mất đi sự ổn định, công năng bảo vệ của tâm bị sút kém mà xuất
hiện các triệu chứng như yếu sức, đoản hơi, hồi hộp, tự hãn, mạch hư nhược.
Tạng tâm thuộc hỏa, là thái dương trong dương tâm khí càng kém thì dẫn đến
khí thanh dương không thăng nên nuôi não bộ được, tâm dương bất túc sẽ
xuât hiện hàn chứng người, chân tay lạnh do hàn làm ngưng trệ khí huyết.
không hóa khí thành thủy, dẫn đến chứng thủy ẩm đọng ở trong mà sinh ra
chứng đau đầu, chóng mặt.
+ Theo YHCT thì tâm chủ thần minh là nơi tàng thần, tâm dương bất túc
dẫn đến tâm dương hư tổn không tàng được thần làm cho bệnh nhân cảm thấy
tinh thần mệt mỏi, bất an, khó ngủ. Tâm chủ về huyết mạch, công năng của
tạng tâm bị giảm sútthì huyết mạch không lưu thông, sẽ xu ất hiện các
chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp, buồn bực, hay quên, mộng
mị...[5],[20], [40].
- Triệu chứng:
+ Tinh thần mệt mỏi.
+ Hoa mắt, váng đầu.
+ Buồn ngủ, hồi hộp chân tay lạnh.
+ chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưới trắng nhuận.
+ mạch trầm sáp hoặc tế nhược.
- pháp điều tri: Ôn bổ tâm dương
- Phương pháp điều trị
+ Bài thuốc: Dùng bài chích cam thảo thang gia giảm.



12

- Điện châm:
Châm tả các huyệt: Phong trì, hợp cốc, thái dương, bách hội.
Châm bổ các huyệt: Tâm du, quan nguyên, khí hải, mệnh môn, nội quan,
thần môn, tam âm giao.
- Nhĩ châm:Điểm tâm, thần môn.
- Các phương pháp khác: Cứu, xoa bóp bấm huyệt, thuốc dùng ngoài....
- Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, vàkhông có nguyên nhân gây bệnh,
chứng huyễn vựng thể tâm dương bất túc của YHCT có thể tương ứng vớibệnh
huyết áp thấp nguyên phát trong y học hiện đại. Với mô tả về triệu chứng học
trên, thì huyết áp thấp nguyên phát nằm trong phạm trù huyễn vựng thể tâm
dương bất túc của YHCT.
1.4. Phương pháp ghi lưu huyết não
Lưu huyết não đồ là đường ghi sự biến thiên điện trở của não, khi có một
dòng điện xoay chiều, cường độ yếu, tần số cao (40-150kHz) chạy qua.
Lưu huyết não đồ cho phép đánh giá một cách khách quan tình trạng của
thành động mạch, trương lực mạch ở não, thể tích tưới máu và gián tiếp đánh
giá mức độ tổn thương vữa xơ động mạch não [7], [14], [27].
Phương pháp ghi lưu huyết não để nghiên cứu hệ thống mạch máu não
được K.Polzer và F.Schuhfried sử dụng đầu tiên vào năm 1950sau đó một số
nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn, chỉ ra khả năng to lớn của phương pháp
này trong chẩn đoán các bệnh mạch máu não.
Hiện nay phương pháp ghi LHN được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng, có
thểghitrong thời gian dài theo yêu cầu nghiên cứu, có thể ghi nhiều lần để
theo dõi sự tiến triển của bệnh, hoặc tác dụng điều trị [27].
*Cách ghi lưu huyết não:
- Đạo trình M-0 (chũm- chẩm) để đánh giá tuần hoàn não hệ động mạch
sống - nền.
- Đạo trình F-M (Trán-chũm) đánh giá tuần hoàn não ở hệ động mạch



13

cảnh trong.
- Thương số kháng trở (Ri): Biểu thị biên độ của sóng xung, để chẩn
đoán rối loạn chức năng tuần hoàn động mạch thương số trở kháng là rất quan
trọng, giảm trong đa số các trường hợp bệnh lý, trong trường hợp tắc cấp tính
thương số trở kháng là rất nhỏ (bình thường là > 0,7 p.m)
-Thời gian đỉnh (Tα) (thời gian nhánh lên alpha): Được tính từ chân sóng
đến đỉnh cực đại của sóng, tính bằng mili giây (ms). Bình thường ≤150ms.
Chỉ số này phản ánh trương lực, tốc độ dẫn truyền của mạch (làm đầy
máu tối đa - độ kéo dài của động mạch).
- Độ rộng đỉnh: Tăng lên trong trường hợp tắc đã được bù và hẹp (bình
thường 60-90ms )
- Chỉ số đàn hồi hay còn gọi là chỉ số mạch [Tỷ lệ α/T (%)]: Là tỷ lệ
phần trăm giữa thời gian nhánh lên so với toàn bộ thời gian một chu kỳ sóng
lưu huyết não đồ (T).
Chỉ số này phản ánh trương lực mạch máu não - độ đàn hồi của thành
mạch.
- Lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu: Thể tích máu qua bán cầu não trong
một phút (V ml máu/phút/bán cầu).
- Chỉ số lưu huyết A/C: Là tỷ số giữa độ cao biên độ cực đại của sóng
(A) và độ cao biên độ chuẩn (C).
*Tiêu chuẩn đánh giá về lưu huyết não ở người trưởng thành [27].
-Thương số trở kháng (Ri): bình thường là >0,7p.m
- Thời gian đỉnh: Bình thường ≤150ms.
- Độ rộng đỉnh: Bình thường 60-90ms
- Chỉ số lưu huyết (A/C, H/K) bình thường ở đạo trình F-M >1.5, ở đạo
trình M-O >1.3. ở người trẻ khỏe mạnh là 1,5 ở người đứng tuổi là 1,3 và của

trẻ em là 1,8.
- Lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não:


14

+ Dưới 30 tuổi: 325 ml / phút /bán cầu.
+ 30 - 44 tuổi: 250-260 ml /phút /bán cầu.
+ 60 -74 tuổi: 200-210 ml /phút /bán cầu.
- Biến đổi lưu huyết não trong bệnh huyết áp thấp.
+ Những công trình nghiên cứu tuần hoàn máu não của nhiều tác giả
cho thấy dòng máu não bị biến đổi ngay ở giai đoạn đầu của bệnh hạ huyết áp
+ Lưu huyết não đồ giúp đánh giá chính xác mức độ biến đổi huyết
động của não cả trong trường hợp đã có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt và trong
những trường hợp chưa có biểu hiện lâm sàng của huyết áp thấp.
+ Lưu huyết não phản ánh các biến đổi về sự cung cấp máu cho mô
não là chỉ tiêu quan trọng của trạng thái tuần hoàn máu. Huyết áp thấp lưu
lượng tuần hoàn qua bán cầu não giảm.
1.5. Phương pháp điện châm
1.5.1. Định nghĩa
Điện châm là kích thích các huyệt bằng dòng xung điện sau khi châm
kim trên huyệt vị thay bằng kích thích vê tay, với ưu điểm rung kim đều
đặnđiều khí nhanh và mạnh nâng cao khả năng điều khí hòa huyết,phục hồi
công năng của tạng phủ từ đó tiêu trừ được bệnh tật [37].
1.5.2. Cơ chế tác dụng của điện châm
1.5.2.1. Cơ chế tác dụng của điện châm theo YHHĐ
Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết Thần kinh – Nội tiết –
Thể dịch:Châm là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới. Tại nơi châm
có những biến đổi, tổ chức nơi châm bị tổn thương sẽ tiết ra Histamin,
Acetylcholin, Cathecholamin… nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu tập trung,

phù nề tại chỗ, các phản xạ do đột trục làm giãn mạch máu.v.v. Tất cả
những kích thích trên tạo thành một kích thích chung của châm. Các luồng
xung động của các kích thích trên tạo thành một kích thích được truyền vào


15

não. Từ não, xung động chuyển tới các cơ quan đáp ứng hình thành một
cung phản xạ[12].
+ Hiện tượng chiếm ưu thế Utomski: Theo nguyên lý của hiện tượng
chiếm ưu thế của Utomski thì trong cùng một thời gian, ở một nơi nào đó có
hệ thần kinh trung ương (Vỏ não), nếu có hai luồng xung động của hai kích
thích khác nhau đưa tới, kích thích nào có cường độ mạnh và liên tục hơn sẽ
có tác dụng kéo theo các xung động của kích thích kia tới nó và kìm hãm, tiến
tới dập tắt kích thích kia [12].
+ Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski: Theo
nguyên lý này, trong trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh, một kích thích
nhẹ thường gây ra phản ứng hưng phấn nhẹ, kích thích mạnh thường gây ra
phản ứng hưng phấn mạnh, nhưng nếu thần kinh ở trạng thái hưng phấn do
bệnh kích thích mạnh chẳng nhưng không gây ra mạnh mà còn trái lại, nó làm
cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau.
+ Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (Cửa kiểm soát – 1965)
Trong trạng thái bình thường các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau các tủy
sống.Ở trạng thái bình thường luôn có những xung động, những xung động này
phát huy ức chế, qua tế bào chuyển tiếp và đi lên với kích thích vừa phải. Xung
động được tăng cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo làm khử cực
dẫntruyền và đi lên [12].
+ Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh: Nhiều thực
nghiệm đã chứng minh được trong châm cứu và đỉnh cao của nó là châm tê,
ngoài vai trò thần kinh còn có vai trò thể dịch tham gia trong quá trình làm

giảm đau [12].
1.5.2.2. Cơ chế tác dụng của châm cứutheo YHCT
- Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ


×