Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

MÔ tả đề án GIẢM THIỂU mất cân BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH tại TỈNH NINH BÌNH GIAI đoạn 2011 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.55 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CỘNG

NGÔ NGỌC QUANG

MÔ TẢ ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH
KHI SINH TẠI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2018

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp I YTCC
Hình thức: Chuyên đề phân tích giải quyết một vấn đề y tế công cộng

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CỘNG

NGÔ NGỌC QUANG

MÔ TẢ ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH
KHI SINH TẠI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2018

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp I YTCC

Hình thức: Chuyên đề phân tích giải quyết một vấn đề y tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Ths Đoàn Thị Thùy Dương

Hà Nội, 2019


i


LỜI CẢM ƠN
Báo cáo Chuyên đề này là kết quả của quá trình học tập của học viên trong
thời gian tham gia đào tạo chương trình chuyên khoa cấp I chuyên ngành y tế công
cộng - Trường Đại học Y tế Công cộng.
Học viên xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau
Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành chương trình học tập.
Với tình cảm chân thành, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Giáo viên hướng dẫn: Ths Đoàn Thị Thùy Dương đã dành thời gian quý báu, tận
tình chỉ bảo học viên trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Y tế Ninh Bình nơi tôi đang công tác,
cảm ơn Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Ninh Bình và các bạn đồng
nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
Chuyên đề này.
Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 2019
Học viên

Ngô Ngọc Quang


ii
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................……… 1
1. Giới thiệu về đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình…...............................1
2. Tầm quan trọng của vấn đề và lý do chọn vấn đề...............................................2
II. MÔ TẢ ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU MCBGTKS 2011-2015 VÀ KẾ HOẠCH KIỂM
SOÁT MCBGTKS 2016-2020 TẠI TỈNH NINH BÌNH.........................................4
1. Đề án và Kế hoạch...........................................................................................4
1.1 Giai đoạn 2011-2015: thực hiện Đề án giảm thiểu MCBGTKS giai đoạn 20112015.....................................................................................................................4
1.2 Giai đoạn 2016-2018 : thực hiện Kế hoạch kiểm soát MCBGTKS giai đoạn

2016-2020....…………………………………………………….……………..7
2. Kết quả các hoạt động thực hiện đề án giảm thiểu và mất cân bằng giới tính khi
sinh giai 2011-2018.............................................................................................9
2.1

Giai đoạn 2011-2015...................................................................................9

2.2 Giai đoạn 2016-2018...................................................................................16
3. Ảnh hưởng của việc triển khai, thực hiện Đề án, Kế hoạch..............................24
4. Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai, thực hiện Đề án, Kế hoạch...............25
III. VAI TRÒ CỦA HỌC VIÊN TRONG TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN, KẾ
HOẠCH............................................................................................................28
1.

Những đóng góp của bản thân vào thực hiện Đề án, Kế hoạch:..................28

2.

Những thuận lợi, khó khăn của bản thân trong việc triển khai thực hiện Đề án,

Kế hoạch. ………………..………………………………………………..…..29
3. Những giải pháp đã được khắc phục những hạn chế........................................29
4. Bài học kinh nghiệm......................................................................................30
VI. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................31
1. Giải pháp.......................................................................................................31
2.

Khuyến nghị............................................................................................32



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
DS - KHHGĐ
KHHGĐ
MCBGTKS
UNFPA
THCS
CBCĐ
UBND
SKSS
GTKS
SKTD
BCH
MTTQ
HĐND

Nguyên nghĩa
Dân số kế - Kế hoạch hóa gia đình
Kế hoạc hóa gia đình
Mất cân bằng giới tính khi sinh
Quỹ dân số Liên hiệp quốc
Trung học cơ sở
Cán bộ công đoàn
Ủy ban nhân dân
Sức khỏe sinh sản
Giới tính khi sinh
Sức khỏe tình dục
Ban chấp hành

Mặt trận tổ quốc
Hội đồng nhân dân

TÓM TẮT BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra trên
100 trẻ em gái. Tỷ số này ở giới hạn bình thường là 103 - 107 bé trai/100 bé gái


iv
sinh ra sống (viết tắt 103 - 107). Duy trì chỉ số này trong giới hạn trên sẽ đảm bảo
sự cân bằng trong phát triển tự nhiên và xã hội của một quốc gia, địa phương. Tỉnh
Ninh Bình trong những năm gần đây tỷ số GTKS tăng cao diễn ra ở hầu hết các
huyện, thành phố trong tỉnh. Báo cáo chuyên đề "Mô tả Đề án giảm thiểu mất cân
bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2018" được thực hiện để:
1. Mô tả các hoạt động nhằm giảm thiểu, kiểm soát mất cân bằng giới tính
khi sinh tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2018.
2. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động nhằm giảm thiểu,
kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2018.
Báo cáo chuyên đề gồm 4 mục lớn: Mục lớn thứ nhất (I) giới thiệu về đặc
điểm kinh tế xã hội và lý do chọn vấn đề. Mục lớn thứ hai (II) mô tả đề án, kế hoạch
và quá trình triển khai thực hiện, kết quả thực hiện, những thuận lợi, khó khăn trong
triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu MCBGTKS giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch
kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016-2020 tại tỉnh Ninh Bình. Mục lớn thứ ba (III)
là đánh giá những đóng góp, những thuận lợi, khó khăn của học viên trong việc
triển khai thực hiện Đề án, Kế hoạch. Mục lớn thứ tư (IV) là giải pháp và khuyến
nghị học viên đưa ra trên cơ sở báo cáo đánh giá ở trên. Báo cáo dài 34 trang, trong
đó có 2 bảng thống kê kết quả các nội dung công việc đã triển khai ở 2 giai đoạn
2011-2105, 2016-2018 và 1 bảng tỷ số giới tính khi sinh theo từng huyện, thành phố
các năm 2011-2018. Tài liệu được sử dụng là Đề án, Kế hoạch và các báo cáo kết

quả thực hiện Đề án, Kế hoạch qua các năm của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ, các
văn bản về MCBGTKS, bình đẳng giới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của
Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ, của UBND tỉnh Ninh Bình, của Sở Y tế Ninh Bình,
của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố, một
số trang báo điện tử.


1

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2Giới thiệu về đặc điểm Kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng có địa hình
gồm 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng vẹn biển, là nơi giao thoa
cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, và Tây
Bắc, phía bắc giáp Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp Nam Định, phía tây giáp
Thanh Hóa, phía nam giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 1377km2, mật độ dân số
709 người/ km2, cao gấp hơn 2 lần so với mật độ dân số cả nước. Tỉnh Ninh Bình có
8 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố và 6 huyện, có 2 dân tộc chính là Kinh và
Mường, dân tộc Mường có trên 1,5 vạn người sống ở 1 số xã của huyện Nho Quan
và thành phố Tam Điệp. Tỉnh Ninh Bình có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công
giáo; đạo Công giáo chiếm 16,17% dân số toàn tỉnh, nằm rải rác ở tất cả các huyện
trong tỉnh, trong đó huyện Kim Sơn đồng bào theo đạo Công giáo chiếm 45,4% dân
số. Dân số trung bình năm 2018 là 976827 người, phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi là
239130 người chiếm 24,4% dân số, trong đó phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 160772
người chiếm 16,4% dân số (nguồn từ báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình năm
2018).
Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi cho Ninh Bình về giao thông liên

tỉnh, liên huyện, xã và phát triển giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng. Trong
những năm qua nền kinh tế của tỉnh liên tục phát triển, đạt mức khá so với mức bình
quân chung của cả nước và các tỉnh xung quanh, cả về quy mô và tốc độ tăng
trưởng, kinh tế công nghiệp, du lịch và dịch vụ là mũi nhọn.
Hệ thống Y tế - Dân số được quản lý theo ngành dọc, từ tỉnh đến xã, phường
thị trấn (bao gồm cả nhân viên Y tế thôn, bản, phố), Sở Y tế đến các đơn vị trực
thuộc Sở Y tế. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế gồm có: 2 chi cục (Chi cục An toàn
thực phẩm, Chi cục Dân số - KHHGĐ), 7 Bệnh viện tuyến tỉnh (1 Bệnh viện Đa
khoa tỉnh, 6 Bệnh viện chuyên khoa), 9 Trung tâm Y tế tuyến tỉnh, 2 Bệnh viện Đa


2

khoa huyện, 6 Trung tâm Y tế huyện 2 chức năng, 2 Trung tâm Y tế 1 chức năng,
145 trạm y tế xã, phường, thị trấn (Trạm Y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện) 1980
nhân viên Y tế thôn, phố (nhân viên Y tế thôn, phố hưởng phụ cấp không hưởng
lương); 8 Trung tâm DS - KHHGĐ huyện, thành phố (trung tâm DS-KHHGĐ
huyện, thành phố trực thuộc Chi Cục DS-KHHGĐ) 145 chuyên trách dân số xã
(chuyên trách dân số xã thuộc UBND xã quản lý và chi trả lương), 1980 công tác
viên dân số thôn, phố.
CHƯƠNG 3Tầm quan trọng của vấn đề và lý do chọn vấn đề
Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học phản ánh cơ cấu giới tính của
một quần thể dân số, trong đó tỷ số GTKS thường được các nhà nhân khẩu học
quan tâm nhất. Tỷ số GTKS được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra sống
trên 100 trẻ em gái. Tỷ số này ở giới hạn bình thường là 103 - 107 bé trai/100 bé gái
sinh ra sống (viết tắt 103 - 107). Năm 2000, tỷ số GTKS của Việt Nam vẫn ở mức
bình thường nhưng từ năm 2006 đã có biểu hiện tăng nhanh và năm 2009 đã đạt
mức 110,6. MCBGTKS hiện nay đang là tình trạng phổ biến ở các địa phương trong
cả nước (nguồn từ Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh
Ninh Bình). Kinh nghiệm từ các quốc gia MCBGTKS cho thấy MCBGTKS gây

nhiều hệ lụy, nhiều mặt đối với đời sống kinh tế- xã hội. Những hệ lụy của
MCBGTKS đó là thay đổi cơ cấu dân số trong tương lai, thiếu phụ nữ ở độ tuổi lập
gia đình. Cấu trúc gia đình thay đổi đáng kể, sự thiếu hụt này dẫn đến tình trạng một
số lượng nam giới sẽ phải trì hoãn cưới xin và sẽ tác động đến các thế hệ nam giới
trẻ hơn. Một số nam giới có thể phải lựa chọn hoặc rơi vào tình trạng sống độc thân
và sẽ không có thế hệ con cái theo truyền thống. Những nam giới nghèo, có vị thế
xã hội thấp sẽ phải trì hoãn lâu dài việc xây dựng gia đình, nhiều người trì hoãn hôn
nhân có thể vì nhiều lý do trong đó có nguyên nhân thiếu phụ nữ. Gia tăng tội phạm
liên quan đến lạm dụng tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm, buôn bán phụ nữ và các
tệ nạn xã hội khác, tình trạng thiếu hụt phụ nữ cũng sẽ cản trở việc nâng cao địa vị


3

của họ trong xã hội từ nhiều lý do, tăng áp lực cưới xin dẫn đến xây dựng gia đình
sớm, áp lực của tệ buôn bán phụ nữ dưới hình thức hôn nhân.
Hậu quả của tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam đã được tổ chức UNFPA
cảnh báo. Nếu xu hướng này lặp lại ở Việt Nam và lan rộng với tốc độ nhanh sẽ trở
thành vấn đề nghiêm trọng trong tương lai, ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu giới tính,
nhân khẩu học và nhiều vấn đề xã hội khác. Nếu không có can thiệp hiệu quả để
giảm tình trạng MCBGTKS thì đến năm 2050 Việt Nam sẽ phải đối mặt với một
viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.
(nguồn được trích dẫn từ bài phát biểu của Ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện
UNFPA tại Việt Nam tại họp báo khởi động Chiến dịch Quốc gia "Chung tay giải
quyết mất cân bằng giới tính khi sinh", trang website )
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó, tỷ số
giới tính tăng cao diễn ra ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh. Với xu hướng
này nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời thì trong tương lai gần MCBGTKS
của Ninh Bình sẽ ngày càng tăng, làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã
hội. Tỷ số GTKS qua các năm 2006 là 103 bé trai/100 bé gái, 2008 là 111 bé

trai/100, năm 2010 là 111 bé trai/100 bé gái, năm 2017 là 113,9 bé trai/100 bé gái,
năm 2018 là 114,2 bé trai/100 bé gái (bé sinh ra sống). Tỷ số này vượt xa quy luật
tự nhiên là từ 103-107 bé trai/100 bé gái (nguồn được trích dẫn từ nguồn báo cáo
của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Ninh Bình qua các năm 2011 đến 2018). Để có các
thông tin thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện Đề án, Kế hoạch
giảm thiểu, kiểm soát MCBGTKS tại tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến năm 2018,
qua đó gợi mở kế hoạch cho những năm tiếp theo để công tác này hoạt động hiệu
quả hơn, tôi thực hiện Báo cáo chuyên đề "Mô tả Đề án giảm thiểu mất cân bằng
giới tính khi sinh tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2018". Mục tiêu của Báo cáo
chuyên đề này là:
1.

Mô tả các hoạt động nhằm giảm thiểu, kiểm soát MCBGTKS tại tỉnh Ninh

Bình giai đoạn 2011-2018.


4

2.

Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động nhằm giảm thiểu, kiểm

soát MCBGTKS tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2018.
CHƯƠNG 4

MÔ TẢ ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU MCBGTKS 2011-2018 TẠI

TỈNH NINH BÌNH
Giai đoạn 2011-2015: Thực hiện theo Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày

15/6/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình, về việc phê duyệt Đề án giảm thiểu mất cân
bằng giới tính khi sinh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2015.
Giai đoạn 2016-2018: Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23 tháng
3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Kiểm soát MCBGTKS
sinh giai đoạn 2016-2025. UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch số 107/QĐUBND ngày 20/12/2016, "Thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2016-2020".
CHƯƠNG 5Đề án và Kế hoạch
I.

Giai đoạn 2011-2015: Thực hiện Đề án giảm thiểu MCBGTKS tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2011-2015

5.I.1 Mục tiêu của Đề án
Mục tiêu chung: Từng bước khống chế tốc độ gia tăng MCBGTKS, tiến tới
ổn định, cân bằng GTKS.
Mục tiêu cụ thể:
1. 70% người dân thuộc địa bàn Đề án có hiểu biết cơ bản về hậu quả của
tình trạng MCBGTKS; lựa chọn GTKS là bất hợp pháp.
2. 75-80% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hiểu biết về hậu quả
MCBGTKS đối với việc kết hôn trong tương lai của con cái họ.
3. 80-90% cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội các
cấp và những người có uy tín thuộc địa bàn Đề án có hiểu biết đúng hậu quả của
MCBGTKS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.


5

4. 80% cán bộ cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, xét nghiệm (máu, gen,
nước ối, tế bào) có hiểu biết đúng các quy định nghiêm cấm về lựa chọn giới tính
thai nhi khi tham gia cung cấp dịch vụ này.

5. 80-90% các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, xét nghiệm (máu, gen, nước
ối, tế bào); nạo phá thai thuộc địa bàn đề án cam kết không vi phạm quy định của
pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.
6. 80-90% các hành vi vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi thuộc địa bàn
Đề án bị phát hiện được xử lý kịp thời đúng quy định.
7. 90-100% phụ nữ sinh trong độ tuổi sinh đẻ sinh con một bề gái không sinh
con thứ 3 được hỗ trợ phát triển kinh tế.
8. 70-75% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thuộc địa bàn Đề án chỉ có 02 con (là
gái) được khám, tư vấn và theo dõi về sức khoẻ sinh sản.
9. 100% các em gái của những gia đình nghèo chỉ sinh 2 con gái đạt thành
tích học tập loại giỏi được hỗ trợ điều kiện học tập.
5.I.2 Địa bàn, thời gian, kinh phí thực hiện Đề án
Đề án được triển khai thực hiện tại 145 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện
thị, thành phố trong tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2011-2015. Tổng kinh phí
thực hiện Đề án là 5682 triệu đồng (Ngân sách Trung ương 4882 trệu đồng
chiếm 84%, Ngân sách địa phương 800 triệu đồng chiếm 16%).
5.I.3 Các hoạt động thực hiện mục tiêu
Hoạt động truyền thông trực tiếp: Mở các lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền
và quản lý đề án, cung cấp thông tin, truyền thông về giới và MCBGTKS cho cho
lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp và những người có uy
tín trong cộng đồng, tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp về giới và GTKS tại
cộng đồng cho nam/nữ chuẩn bị kết hôn, phụ nữ không sinh con thứ 3, ưu tiên các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã có 1 hoặc 2 con một bề là gái, lồng ghép với
các hội nghị, hội thảo đề chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình của phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ con 1 bề là gái không sinh con thứ 3, chia sẻ kinh nghiệm


6

học tập, rèn luyện của các cháu gái có thành tích học tập giỏi cuối năm học phổ

thông trung học giữa các trường trong tỉnh, lồng ghép đưa nội dung về MCBGTKS,
các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về MCBGTKS vào các hoạt
động của các trường phổ thông trung học. Tổ chức cung cấp thông tin cho nam, nữ
thanh niên đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký kết hôn. Hoạt động đào tạo đội ngũ cán
bộ y tế, dân số, cán bộ tư pháp xã và cộng tác viên dân số, cán bộ cơ sở siêu âm ,
giáo dục viên, tuyên truyền viên tuyến huyện, tuyến xã có đủ kiến thức, kỹ năng
tuyên truyền tư vấn về MCBGTKS tại cộng đồng và tại các hội nghị.
Hoạt động tuyên truyền trực quan: Xây dựng pano, khẩu hiệu tuyên truyền
về GTKS tại những nơi tập trung đông dân và nhiều người qua lại.
Hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát
thanh – Tuyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Đài phát thanh các huyện, thành phố, Đài
phát thanh xã, phường, thị trấn. Hoạt động biên soạn, nhân bản và cung cấp các sản
phẩm truyền thông.
Hoạt động rà soát các quy định, chính sách của địa phương liên quan đến
giới và giới tính khi sinh: Sửa đổi, ban hành các văn bản quy định của địa phương
liên quan đến GTKS. Hệ thống hóa, in ấn và phát hành tài liệu quy định của pháp
luật về giới và GTKS. Phổ biến các văn bản quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính
thai nhi.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở y tế có
dịch vụ siêu âm, có dịch vụ nạo phá thai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại
sách báo, văn hoá phẩm việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm
lựa chọn giới tính thai nhi.
Hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái, gia đình sinh con một bề
là gái: Tổ chức khám sức khoẻ, tư vấn và theo dõi về sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ
từ 15-49 tuổi chỉ có 02 con gái, Khuyến khích trẻ em gái trong học tập. Xây dựng
và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau phát
triển kinh tế. Lồng ghép các nội dung về giới và GTKS trong các hoạt động sinh
hoạt câu lạc bộ.



7

II.

Giai đoạn 2016-2018 : Thực hiện Kế hoạch kiểm soát MCBGTKS tại tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2016-2020
Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Thủ

tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 20162025. UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch số 107/QĐ-UBND ngày
20/12/2016 "Thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2016-2020".
5.II.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số GTKS, tiến
tới đưa tỷ số GTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu cụ thể:
1. Giảm tốc độ tăng tỷ số GTKS xuống dưới mức 0,4 điểm phần trăm/năm,
để tỷ số này dưới mức 115 vào năm 2020.
2. Giảm tốc độ gia tăng tỷ số GTKS, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỉ số này đạt
khoảng 107 sau năm 2025, đưa tỉ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên.
5.II.2 Phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện, kinh phí
Địa bàn triển khai: 145 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố trên địa
bàn tỉnh.
Thời gian: Từ năm 2016 - 2020.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016 -2020
được đảm bảo từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn huy động hợp pháp khác
theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
5.II.3 Các hoạt động thưc hiện mục tiêu
Hoạt động tuyên truyền qua bản tin: Qua Bản tin nội bộ của Ban tuyên giáo
Tỉnh ủy cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về tình trạng MCBGTKS,

nguyên nhân và hệ lụy, giải pháp của tình trạng này đến các Chi bộ trong tỉnh.


8

Hoạt động truyền thông trực tiếp: Tổ chức các buổi để cung cấp các văn bản
chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về kiểm soát MCBGTKS
và trực tiếp cung cấp các thông tin, kiến thức về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy,
giải pháp của tình trạng MCBGTKS cho các nhóm đối tượng lãnh đạo chính quyền,
các ngành cấp xã, phường, thị trấn, cán bộ thôn, xóm, những người có uy tín trong
dòng họ, gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các thôn xóm, công
nhân làm việc trong các doanh nghiệp, xí nghiệp, khu công nghiệp. Lồng ghép nội
dung tuyên truyền về kiểm soát MCBGTKS vào hoạt động của các ban, ngành,
đoàn thể các cấp (UBMTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông
dân, Liên Đoàn lao động...) để tuyên truyền đến các hội viên và nhân dân trong tỉnh.
Trực tiếp đến hộ gia đình để tuyên truyền, tư vấn, vận động, thuyết phục nhân dân
không thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
Phối hợp với các trường đào tạo: Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh để cung
cấp các văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, các thông tin, kiến thức về giảm thiểu, kiểm soát MCBGTKS cho học viên là
cán bộ từ tỉnh đến cơ sở tham dự các lớp đào tạo của trường. Đưa nội dung
MCBGTKS vào các trường chuyên nghiệp, trường nghề và các trường phổ thông
trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép, tích hợp chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về MCBGTKS, nội dung về giới, bình đẳng giới, thực trạng, nguyên
nhân, hệ lụy, giải pháp của tình trạng MCBGTKS vào bài giảng để phổ biến đến
sinh viên, học sinh. Tổ chức các lớp học ngoại khóa để cung cấp các thông tin, kiến
thức về giới, bình đẳng giới, vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội
hiện đại và thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy, giải pháp cho học sinh là vị thành niên,
thanh niên.
Tuyên truyền về MCBGTKS trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài

phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Tạp chí và trang thông tin điện tử
ngành Y tế, Đài truyền thanh huyện, thành phố, Đài truyền thanh xã, phường, thị
trấn.


9

Xây dựng pano, áp phích và kẻ vẽ khẩu hiệu tuyên truyền tại các trung tâm
đông dân cư, nhiều người qua lại và tại các cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan đến
lựa cọn giới tính thai nhi.
Nhân bản các tài liệu tuyên truyền theo hướng dẫn của Bộ Y tế để cấp đến
tận tay người dân.
Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của
phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực thi những quy định của pháp luật về
các hình thức phổ biến, lựa chọn giới tính thai nhi và kiểm soát MCBGTKS.
CHƯƠNG 6Kết quả các hoạt động thực hiện Đề án giảm thiểu và MCBGTKS
tỉnh Ninh Bình giai 2011-2018
2.1 Giai đoạn 2011-2015
6.I.1 Công tác chỉ đạo điều hành
Năm 2011 xây dựng, phê duyệt Đề án can thiệp giảm thiểu MCBGTK giai đoạn
2011 – 2015 của tỉnh Ninh Bình, được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
427/QĐ-UBND ngày 15/6/2012. Sở Y tế ban hành Quyết định số 1338/QĐ-SYT
ngày 12/9/2012 về việc thành lập Ban quản lý đề án.
6.I.2 Địa bàn thực hiện
Năm 2011 triển khai tại 73/145 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thị, thành
phố đạt 50,34% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh; năm 2012 triển khai tại 99 xã,
phường, thị trấn, của 8 huyện, thị, thành phố đạt 68,27% số xã, phường, thị trấn
trong tỉnh; năm 2013, 2014, 2015 triển khai thực hiện tại 114 xã, phường, thị trấn
của 8 huyện, thành phố đạt 78,62% số xã phường, thị trấn trong tỉnh (Đề án phê

duyệt là 100% các xã, phường thị trấn trong tỉnh).
6.I.3 Kết quả các hoạt động thực hiện Đề án
Hoạt động truyền thông trực tiếp và đào tạo:


10

Tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng tuyên truyền và quản lý đề án, cung cấp
thông tin, truyền thông về giới và MCBGTKS cho cho lãnh đạo Đảng, chính quyền,
đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp và những người có uy tín trong cộng đồng, thực
hiện được 32 lớp với 2.325 người tham gia.
Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, dân số, cán bộ tư pháp xã và cộng tác viên dân
số, cán bộ cơ sở siêu âm, giáo dục viên, tuyên truyền viên tuyến huyện, tuyến xã có
đủ kiến thức, kỹ năng tuyên truyền tư vấn về MCBGTKS tại cộng đồng và tại các
hội nghị, thực hiện được 21 lớp với 991 người tham gia.
Tổ chức lớp tuyên truyền về giới và GTKS tại cộng đồng cho nam/nữ chuẩn
bị kết hôn, phụ nữ không sinh con thứ 3, ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ đã có 1 hoặc 2 con một bề là gái, thực hiện được 557 cuộc với 36339 người tham
gia.
Tuyên truyền tại cộng đồng với hình thức nói chuyện chuyên đề về giới tính
khi, thực hiện được 557 buổi với 27323 người tham gia. Phổ biến các văn bản quy
định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, thực hiện được 352 cuộc với 16533 người
tham gia.
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình của phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ con 1 bề gái không sinh con thứ 3. Lồng ghép với các chi hội phụ
nữ, mở được 514 cuộc với 30144 người tham gia. Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học
tập, rèn luyện của các cháu gái có thành tích học tập giỏi cuối năm học phổ thông
trung học giữa các trường trong tỉnh. Lồng ghép với các hoạt động khác trong nhà
trường mở được 47 cuộc với 28789 học sinh tham gia. Có 514 đôi đến đăng ký kết
hôn được cung cấp thông tin về MCBGTKS tại nơi đăng ký kết hôn.

Hoạt động hỗ trợ, khuyến khích: Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái, gia
đình sinh con một bề là gái. Xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ phụ
nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau phát triển kinh tế, có 99 câu lạc bộ được xây
dựng và hoạt động với 476 buổi sinh hoạt.
Tuyên truyền qua pano, khẩu hiệu, áp phích: Xây dựng pano, khẩu hiệu
tuyên truyền về giới tính khi sinh tại những nơi tập trung đông dân và nhiều người


11

qua lại, thực hiện được 112 pano, 63 băng zôn, 765khẩu hiệu, 111.250 tờ rơi, 131 áp
phích tuyên truyền.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: trên Đài phát thanh
Truyền hình tỉnh thực hiện được 53 chương trình truyền hình, 173 chương trình
phát thanh, trên Đài phát thanh huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện
được 5.557 buổi phát thanh, 1.617 bản tin được phát. Trên báo Ninh Bình thực hiện
được 33 tin bài.
Biên soạn, nhân bản: Biên soạn, nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền
thông, thực hiện được 53 chương trình truyền hình, 173 chương trình phát thanh
trên Đài phát thanh Truyền hình tỉnh, 33 tin bài trên báo Ninh Bình.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát: Thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở có dịch
vụ siêu âm, nạo phá thai, cơ sở sản xuất kinh doanh sách, báo, văn hóa phẩm về
thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền phổ biến phương
pháp lựa chọn giới tính thai nhi, thực hiện được 4 đợt thanh tra với 33 đơn vị, 22
trường hợp phát hiện sai phạm, 108 sản phẩm đầu sách phải xử lý tiêu hủy; 11 cuộc
thanh tra các cơ sở siêu âm, nạo phá thai, với 20 cơ sở, đã phát hiện 3 cơ sở vi
phạm, đã xử lý 3 cơ sở.
Bảng 1: Thống kê kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án giảm thiểu
MCBGTKS giai đoạn 2011-2015
TT Hoạt động


2011

2012

2013

2014

2015

Tổ chức cung cấp thông tin cho lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban
1

ngành, đoàn thể của tỉnh huyện và xã
Số lớp

11

10

11

Số người tham gia
795
780
750
Tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và GTKS
2


cho cộng tác viên dân số; cán bộ dân số và cán bộ tư pháp xã.
Số lớp
06
03
04
08
Số người tham gia

306

150

135

400


12

Tuyên truyền về giới và giới tính khi sinh trên hệ thống truyền thanh xã,
3

phường, thị trấn
Số buổi
Số tin bài được phát

351

Tuyên truyền trên báo, đài tỉnh
02

Số chương trình truyền
bài,
hình
03 tin
4

Số chương trình phát thanh

04 tin,
bài
8 tin,

Số tin bài trên báo

5

bài và

1.707

2482

578

688

1368

12
chương


01

17

18

01

72

72

02

10

10

trình
22
chương
trình
03

tin

bài

ảnh

Tuyên truyền tại cộng đồng với hình thức nói chuyện chuyên đề về GTKS
133
Số buổi
125
129
114
56
cuộc
Số người
4769 4.247
4.773
8550
14.000
Số lượng sản phẩm truyền thông được in ấn và cung cấp
Sách mỏng

6

Tờ rơi

12.00
0

39.600

Áp phích tuyên truyền

34.200

14950


81

10500
50

Số cụm pano, khẩu hiệu băng zon tuyên truyền
7

Pano

30

26

26

30

Khẩu hiệu

487

98

90

90

13


20

30

114

114

114

Băng zôn
Tư vấn về giới và GTKS
8

cho nam/nữ thanh niên
đăng ký kết hôn tại UBND


73

99


13

Thanh tra, kiểm tra giám
sát các cơ sở có dịch vụ
siêu âm, nạo phá thai thực
hiện các quy định của pháp


2

4

2

2

1

luật nghiêm cấm lựa chọn
9

giới tính thai nhi
Số đợt
Thực hiện lồng ghép trong các đợt kiểm tra
Số đơn vị được kiểm tra
Số trường hợp phát hiện sai giám sát các cơ sở có dịch vụ siêu âm, nạo phá
thai. Số đơn vị được kiểm tra 20 đơn vị, phát
phạm
Số trường hợp xử lý hoặc hiện sai phạm 3, số trường hợp sử lý 3.
đề xuất xử lý
Thanh tra kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh sách, báo, văn
hóa phẩm về thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm tuyên
truyền phổ biến phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi
Số đợt
01
Số đơn vị được kiểm tra


10

10

Số trường hợp phát hiện sai

3

phạm

01
8

2
(H,

TP)
9
đầu
sách

Tiêu

11

15
10
Tiêu

Số trường hợp xử lý hoặc


hủy 47 Đề xuất hủy

đề xuất xử lý

ấn

Phổ biến văn bản nghiêm

phẩm
Lồng

cấm lựa chọn giới tính thai

ghép

nhi
Số lần

các
142

hoạt

Số người

6.775

động


xử lý 01

60 ấn
phẩm

Lồng
ghép
các hoạt
động

210
9.758

Đào tạo đội ngũ giáo dục viên
12

Số lớp

01

04

01

01

01

Số người


35

204

60

39

55


14

Cung cấp kiến thức cho CBCĐ cơ ở ngành y tế
13

Số lớp

06

01

01

Số người tham gia

520

100


128

0

0

0

Học tập mô hình
14

Số lượng

0
01

Số người tham dự
15
Xây dựng và duy trì sinh
hoạt hàng tháng các câu lạc
bộ phụ nữ không sinh con
15

thứ 3 giúp nhau phát triển

Lồng ghép với câu lạc bộ phụ nữ không sinh
con thứ 3 của hội phụ nữ

kinh tế gia đình
Số câu lạc bộ được xây


99
40
Lồng ghép
dựng và hoạt động
Tổng số buổi sinh hoạt
396
80
Hội thảo chia sẻ kinh Lồng ghép với các chi hội phụ nữ, năm 2011
nghiệm sản xuất, xây dựng mở được 73 cuộc, số người tham gia 3570
16

gia đình của phụ nữ trong người, năm 2012 mở được 99 cuộc, số người
độ tuổi sinh đẻ con 1 bề gái tham gia 5789 người; năm 2013, 2014, 2015
không sinh con thứ 3 cấp mỗi năm mở được 114 cuộc, số người tham
huyện

gia 20785 người
Lồng ghép với các hoạt động khác trong nhà

Hội thảo chia sẻ kinh trường; năm 2011 mở được 10 cuộc, số người
nghiệm học tập, rèn luyện tham gia 7480 người, năm 2012 mở được 13
17

của các cháu gái có thành cuộc, số người tham gia 9780 người; năm
tích học tập giỏi cuối năm 2013 mở được 10 cuộc, số người tham gia
học phổ thông trung học 9875 người; năm 2014 mở được 5 cuộc số
giữa các trường trong tỉnh

18

19

người tham gia 3489 người, 2015 mỗi năm mở

được 9 cuộc, số người tham gia 7945 người
02
lần
Hội thảo triển khai đề án
01
(cấp tỉnh)
Rà soát số trẻ em sinh ra trên đại bàn


15

Số xã được rà soát

8 xã

Tỷ số giới tính

110/100

15 xã
113/10
0

30 xã
115/100


Tổ chức sơ kết và tổng kết
20

kết quả thực hiện đề án

01 cuộc

1 uộc

trong năm va cả giai đoạn

6.I.4 Kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra trong Đề án
Mục tiêu chung: Từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới
ổn định, cân bằng GTKS chưa đạt được mục tiêu.
Mục tiêu cụ thể: Đã tăng cường cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về
giới và MCBGTKS cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có
uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ
theo quy luật tự nhiên đã thực hiện. Do không có kinh phí nên không triển khai
được hoạt động điều tra, thu thập số liệu để có thông tin về chỉ số đạt được sau khi
kết thúc Đề án, do đó không có số liệu về chỉ số đề so sánh giữa mục tiêu cụ thể
theo chỉ số và kết quả đạt được sau khi kết thúc Đề án.
II.

Giai đoạn 2016-2018

6.II.1 Công tác xây dựng văn bản và chỉ đạo điều hành
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 20/12/2016 của
UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2016-2020. Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ tỉnh ban hành công

văn số 2790/CV-BCĐ ngày 17/10/2017 về việc truyên truyền nhằm giảm thiểu
MCBGTKS trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gửi Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các
huyện, thành phố. Sở Y tế đã ban hành văn bản số 865/SYT - CCDS ngày
24/5/2016 gửi UBND các huyện, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt
động nhằm tăng cường kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số GTKS và tình


16

trạng MCBGTKS trên địa bàn tỉnh, ban hành văn bản số 867/SYT- CCDS ngày
25/5/2016 chỉ đạo các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thực hiện các
nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh. Hàng năm Sở Y tế chỉ
đạo Chi cục DS - KHHGĐ xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch kiểm soát
MCBGTKS trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, các Trung tâm DS - KHHGĐ huyện, thành
phố, trên cơ sở Kế hoạch của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh xây dựng kế hoạch của
huyện, thành phố, chuyên trách dân số xã, phương, thị trấn xây dựng kế hoạch triển
khai kế hoạch của trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố.
6.II.2 Địa bàn thực hiện
Năm 2016 tại 114/145 xã, phường, thị trấn; năm 2017, 2018 tại 145 xã
phường, thị trấn (100% xã phường trong tỉnh) của 08 huyện, thành phố.
6.II.3 Kết quả hoạt động thực hiện Kế hoạch
Truyền thông qua bản tin nội bộ: Thông qua Bản tin nội bộ của Ban tuyên
giáo Tỉnh ủy cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về tình trạng
MCBGTKS, nguyên nhân và hệ lụy, giải pháp của tình trạng này đến các Chi bộ
trong tỉnh, thực hiện được 6 bản tin, số Chi bộ được phát bản tin 805 Chi bộ, với
24.365 lần Đảng viên được phổ biến.
Truyền thông trực tiếp:
Lồng ghép nội dung tuyên truyền về kiểm soát MCBGTKS vào hoạt động
của các ban, ngành, đoàn thể các cấp (UBMTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp
phụ nữ, Hội Nông dân, Liên Đoàn lao động….) để tuyên truyền đến các hội viên và

nhân dân trong tỉnh, thực hiện được 80 buổi lồng ghép với 10.000 người tham gia.
Tổ chức các buổi tuyên truyền để cung cấp các văn bản chủ chương, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát MCBGTKS và trực tiếp cung cấp các
thông tin, kiến thức về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy, giải pháp của tình trạng
MCBGTKS cho các nhóm đối tượng là lãnh đạo chính quyền, các ngành cấp xã,
phường, thị trấn, thôn, xóm, những người có uy tín trong dòng họ, gia đình, các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các thôn, xóm, công nhân làm việc trong các


17

doanh nghiệp, xí nghiệp, khu công nghiệp thực hiện được 210 cuộc với 13.724
người tham gia.
Tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức và hội viên của các đơn vị thực
hiện được 73 lớp với 596 người tham gia. Tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức về
DS-KHHGĐ cho BCH công đoàn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tổ chức
được 24 hội nghị với 1.195 người tham gia. Tổ chức 455 lớp để cung cấp kiến thức
về SKSS/KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số, bình đẳng giới, giảm thiểu
MCBGTKS cho 27.000 người tham dự là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ,
trong đó quan tâm tới xã, phường có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao và tỷ lệ MCBGTKS
cao, xã vùng sâu, vùng khó khăn, vùng công giáo, công nhân các khu công nghiệp.
Trực tiếp đến hộ gia đình để tuyên truyền, tư vấn, vận động, thuyết phục nhân
dân không thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, thực hiện được
870 lớp với 8700 người tham gia.
Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh để cung cấp các văn bản về chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thông tin, kiến thức về
giảm thiểu MCBGTKS cho học viên là cán bộ từ tỉnh đến cơ sở tham dự các lớp
đào tạo của trường, thực hiện được tại 7 lớp với 714 số học viên tham. Tổ chức lồng
ghép với buổi ngoại khoá của học sinh, nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về
giới, bình đẳng giới, vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội hiện đại và

thực trạng, nguyên nhân, hệ luỵ, giải pháp và giáo dục SKSS/SKTD cho lứa tuổi vị
thành niên và thanh niên, thực hiện được 38 buổi trên 4000 học sinh tham gia.
Tuyền truyền trực quan qua băng zôn, khẩu hiệu: Tuyên tuyền qua băng zôn,
khẩu hiệu thông điệp về Đề án kiểm soát MCBGTKS trên các trục đường chính, các
địa điểm đông người qua lại của huyện, thành phố những dịp kỷ niệm ngày dân số
thế giới 11/7, ngày dân số Việt Nam 26/12 và tháng hành động quốc gia về dân số,
với số băng zôn, khẩu hiệu được treo 1100 băng zôn, khẩu hiệu. Tổ chức hoạt động
mít tinh truyền thông về MCBGTKS nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11 tháng 10,
hoạt động lồng ghép nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng10 hàng năm thực hiện
tại 8 huyện, thành phố và tại 145 xã, phường, thị trấn.


18

Biên soạn, nhân bản sản phẩm truyền thông: Nhân bản 4.500 sản phẩm
truyền thông tuyên truyền về MCBGTKS và về bình đẳng giới.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanhTruyền hình tỉnh đã thực hiện 9 chuyên mục với 36 lần phát, Báo điện tử và Báo in
Ninh Bình thực hiện đăng 6 chuyên mục và 10 tin đăng, Tạp chí và trang thông tin
điện tử ngành Y tế đăng 9 chuyên đề và 14 chuyên mục, Đài truyền thanh huyện,
thành phố thực hiện 288 bài với 576 lần phát, Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn
thực hiện 1740 bài với 5220 lần phát.
Tuyên truyền trên các bảng điện tử và màn hình led tại Trung tâm Văn hóa
của thành phố Ninh Bình và Tam Điệp, thực hiện được 6 bài.
Hoạt động kiểm tra, thanh tra: Thực hiện được 4 cuộc kiểm tra với 135 đối
tượng được kiểm tra, phát hiện được 5 đối tượng vi phạm, phải xử lý 4 đối tượng.


19

Bảng 2: Thống kê kết quả hoạt động các hoạt động thực hiện kế hoạch

STT

1

2

3

4

5

6

Hoạt động

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh
Số chuyên mục


3

3

3

Số lần phát

12

12

12

Số chuyên mục đăng

2

1

3

Số tin bài

2

3

5


Báo in và Báo điện tử

Tuyên truyền trên hệ thống thông tin của ngành y tế
Chuyên đề

3

3

3

Chuyên mục

5

4

5

Số bài viết (8 huyện, thành phố)

96

96

96

Số làn phát


192

192

192

Số bài viết

580

580

580

Số lần phát

1740

1740

1740

Đài truyền thanh huyện

Đài truyền thanh xã

Phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ đưa nội dung tuyên truyền các văn
bản về chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về kiểm soát MCBGTKS vào bản tin nội bộ để cung cấp đến các chi
bộ, đảng bộ, đảng viên trong tỉnh

Số bản tin đăng

2

2

2

Số chi bộ được phát bản tin nội bộ

790

803

805


×