Tải bản đầy đủ (.pdf) (375 trang)

Nghiên cứu so sánh các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật anh, đức và nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 375 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
TRONG PHÁP LUẬT ANH, ĐỨC VÀ NGA

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Đặng Thị Hồng Tuyến
Trường Đại học Luật Hà Nội

MÃ SỐ: LH – 2015 - 397/ĐHL-HN

Hà Nội, 2016


Scanned by CamScanner


Scanned by CamScanner


Scanned by CamScanner


Scanned by CamScanner


BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU


I- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chế định bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là chế định được
áp dụng phổ biến và lâu đời trong lịch sử pháp luật thế giới. Từ xa xưa, trong
quan hệ hàng ngày của con người, việc một chủ thể gây ra thiệt hại cho chủ thể
khác không thông qua hợp đồng đã diễn ra một cách thường xuyên. Vì vậy, các
quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng từ rất sớm đã được các quốc gia
xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể bị xâm hại, đồng thời nhằm răn đe
chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm và phòng ngừa hành vi xâm phạm xảy ra.
Cũng vì lẽ đó, chế định BTTH ngoài hợp đồng được coi là một trong những chế
định cơ bản trong pháp luật dân sự nhiều quốc gia.
Cùng với đó, hoạt động nghiên cứu so sánh quy định về BTTH ngoài
hợp đồng trong pháp luật một số nước có tầm quan trọng nhất định. Trong bối
cảnh giao lưu quốc tế hiện nay khi mà mối quan hệ giữa các chủ thể đến từ
nhiều quốc gia khác nhau xuất hiện hàng ngày, quan hệ BTTH ngoài hợp đồng
phát sinh từ những quan hệ đó rất dễ xảy ra. Vì vậy, việc nghiên cứu so sánh
pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của các nước là yêu cầu đặt ra đối với không
chỉ các luật sư quốc tế mà đối với tất cả những chủ thể tham gia vào quan hệ
giao lưu quốc tế, đặc biệt là so sánh các quy định trong hệ thống pháp luật Anh,
Đức và Nga – đại điện cho các dòng họ pháp luật lớn trên thế giới (dòng họ
Common Law, dòng họ Civil Law và dòng họ pháp luật XHCN).
Nhận thức được điều đó, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu so sánh
các quy định về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và Nga” với
mong muốn cung cấp một tài liệu tham khảo bổ ích cho người đọc, trong hoàn
cảnh hạn chế các tài liệu so sánh pháp luật nước ngoài nói chung và luật BTTH

1


ngoài hợp đồng của nước ngoài nói riêng ở Việt Nam. Có thể thấy, việc thực
hiện đề tài nghiên cứu này là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

II- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Ngoài nước
Nghiên cứu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của các nước, cho tới
nay, đã được rất nhiều học giả thực hiện. Tuy nhiên, trong các công trình này,
các tác giả chỉ nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của một
quốc gia nào đó (Anh, Đức, Nga) mà không đi so sánh với pháp luật của quốc
gia khác. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu về BTTH ngoài hợp đồng
trong pháp luật của Anh, Đức, Nga như:
- Taylor & Francis, “Tort Law”, 2009, Routledge & Cavendish.
- Catherine Elliott, Frances Quinn, “Tort Law”, 2013, Pearson.
- Basil S Markesinis & Hannes Unberath, “The German Law of Torts: A
Comparative Treatise”, 2006, Bloomsbury Publishing.
- Gerald Spindler & Oliver Rieckers, “Tort Law in Germany”, 2011,
Kluwer Law International.
- William Bradford Simons, “Private and Civil Law in the Russian
Federation: Essays in Honor of F.J.M. Feldbrugge”, 2009, Martinus Nijhoff
Publishers.
Bên cạnh đó, vấn đề so sánh pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng cũng đã
được một số tác giả trên thế giới tiến hành và được trình bày trong một số cuốn
sách về Luật So sánh, như:
- Konrad Zweigert & Hein Kotz, trong cuốn “Introduction to
Comparative Law”, 1998, Clarendon Press Oxford, đã dành mục E phần II để
so sánh quy định về BTTH ngoài hợp đồng của một số quốc gia đại diện cho hai
truyền thống Civil Law và Common Law.
- Piter De Cruz, trong cuốn “Comparative Law in a Changing World”,
1999, Cavendish Publishing Company, đã trình bày một số so sánh về BTTH

2



ngoài hợp đồng của một số nước trong mục 10 cùng với phần so sánh về luật
hợp đồng.
- Mathias Reimann, Reihard Zimmermann, trong cuốn “The Oxford
Handbook of Comparative Law”, 2006, Oxford University Press, cũng đã so
sánh pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của một số nước tại mục 30.
Tuy nhiên phần nghiên cứu so sánh được trình bày trong những tác phẩm
trên đều chỉ quan tâm đến một khía cạnh nhỏ nào đó mà chưa khái quát được tất
cả những khía cạnh khác nhau của pháp luật BTTH ngoài hợp đồng, đặc biệt
chưa đi sâu vào so sánh các quy định cụ thể về BTTH ngoài hợp đồng trong
pháp luật Anh, Đức và hầu như không nghiên cứu về BTTH ngoài hợp đồng
trong pháp luật Nga. Hơn nữa, những công trình trên đã được thực hiện cách
đây hơn một thập kỷ, vì vậy, một số kết quả nghiên cứu so sánh trong đó không
còn mang tính thời sự (với hai cuốn đầu tiên).
Ngoài các công trình trên, gần đây có một vài tác phẩm của các tác giả
khác nghiên cứu so sánh pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của một số nước.
Nhưng hầu hết các công trình này cũng chủ yếu khai thác một trường hợp cụ
thể của BTTH ngoài hợp đồng. Ví dụ như: Paula Giliker, “Vicarious Liability in
Tort: A Comparative Perspective”, Cambridge University Press, 2010.
2. Trong nước
Ở trong nước, pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng cũng đã được khá
nhiều học giả tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về
BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật nước ngoài của các học giả trong nước
mới chỉ ở con số rất hạn chế. Có thể kể ra một số công trình như:
- Nguyễn Minh Tuấn, “Pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật của một
số quốc gia trên thế giới qui định về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại
gây ra”, bài viết trong đề tài NCKH “Trách nhiệm dân sự cho tài sản gây hại –
Vấn đề lý luận và thực tiễn” do TS. Nguyễn Thị Huệ chủ nhiệm đề tài, 2009.

3



- Trần Ngọc Dương, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong pháp luật dân sự của cộng hoà Pháp, Tạp chí Luật học. Trường Đại học
Luật Hà Nội, Số 1/2009, tr. 63 – 72.
- Nguyễn Thị Thuỷ, Một số vấn đề cơ bản về Luật Bồi thường thiệt hại
của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tạp chí Kiểm sát, số 05/2003, tr.
53,54.
- ThS. Bùi Thị Thanh Hằng & ThS. Đỗ Giang Nam, Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do tác động của tài sản gây ra dưới góc nhìn so sánh, Tạp chí
Luật học, Số 3/2013, tr.61-72
Trong các công trình kể trên, không có công trình nào nghiên cứu sâu về
pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga. Đặc biệt, có thể thấy,
cho đến nay, ở Việt Nam, dường như chưa có công trình nghiên cứu so sánh các
quy định về BTTH ngoài hợp đồng giữa pháp luật Anh, Đức và Nga.
III- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Làm rõ các quy định về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh,
Đức và Nga.
- Làm rõ được sự tương đồng và khác biệt trong pháp luật về BTTH
ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga.
Với những kết quả hướng tới như trên, mục tiêu cuối cùng của đề tài
nhằm tạo ra nguồn tư liệu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức,
Nga và những tương đồng, khác biệt trong pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng
của các nước này.

IV- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được triển khai theo hai nội dung lớn sau đây:
1. Phần nghiên cứu so sánh những quy định chung về BTTH ngoài
hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và Nga
- Khái quát về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và Nga.


4


- Nghiên cứu so sánh các quy định về cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng
- Nghiên cứu so sánh các quy định về nguyên tắc và thời hiệu khởi kiện
BTTH ngoài hợp đồng
- Nghiên cứu so sánh các quy định về phương thức BTTH ngoài hợp
đồng
- Nghiên cứu so sánh các quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng
- Nghiên cứu so sánh các quy định về trách nhiệm liên đới BTTH ngoài
hợp đồng;
2. Phần nghiên cứu so sánh quy định về BTTH ngoài hợp đồng trong
một số trường hợp đặc biệt trong pháp luật Anh, Đức và Nga
Trong phần này, công trình nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu những
quy định cụ thể về BTTH ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt theo
pháp luật của Anh, Đức và Nga. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét so sánh
những quy định tương ứng trong pháp luật của ba nước. Bao gồm:
- Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH trong quan hệ lao động
- Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH do tai nạn giao thông
- Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH trong trường hợp liên quan
đến trách nhiệm sản phẩm
- Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH do làm ô nhiễm môi trường
- Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH do tài sản gây ra
V- PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu so sánh pháp luật về
BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga.
- Đề tài không bao quát nghiên cứu toàn bộ quy định chi tiết và tất cả các
trường hợp cụ thể về BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga, mà chỉ

nghiên cứu so sánh một số quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng và một số

5


trường hợp BTTH ngoài hợp đồng đặc biệt, xảy ra phổ biến được quy định
trong pháp luật các nước nói trên.
- Đề tài nghiên cứu này không hướng tới việc sử dụng kết quả nghiên
cứu để hoàn thiện mảng pháp luật có liên quan trong nước mà chỉ nhằm tìm
hiểu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức, Nga và xây dựng tài
liệu tham khảo về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng.
VI- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng
để nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt
trong pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn dự kiến sử dụng những phương pháp
nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp quy nạp, diễn giải… nhằm làm rõ các quy định về BTTH ngoài hợp đồng
trong pháp luật của Anh, Đức và Nga.

VII- CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU
1. Nhóm chuyên đề thứ nhất: Nghiên cứu so sánh những quy định
chung về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và Nga
Chuyên đề 1: Khái quát về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh,
Đức và Nga.
Chuyên đề 2: Cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Chuyên đề 3: Nguyên tắc và thời hạn BTTH ngoài hợp đồng
Chuyên đề 4: Phương thức BTTH ngoài hợp đồng
Chuyên đề 5: Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Chuyên đề 6: Trách nhiệm liên đới BTTH ngoài hợp đồng

2. Nhóm chuyên đề thứ hai: Nghiên cứu so sánh quy định về BTTH
ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt trong pháp luật Anh, Đức
và Nga
Chuyên đề 7: BTTH trong quan hệ lao động

6


Chuyên đề 8: BTTH do tai nạn giao thông
Chuyên đề 9: BTTH trong trường hợp liên quan đến trách nhiệm sản
phẩm
Chuyên đề 10: BTTH do làm ô nhiễm môi trường
Chuyên đề 11: BTTH do tài sản gây ra

VIII- KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO PHÚC TRÌNH VỀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Bản báo cáo phúc trình về kết quả nghiên cứu đề tài bao gồm 4 phần:
Phần mở đầu
Phần I: Khái quát các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng
của Anh, Đức và Nga
Phần II: Sự tương đồng và khác biệt trong các quy định pháp luật về
BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga
Kết luận

7


PHẦN I
KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA ANH, ĐỨC VÀ NGA

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH, ĐỨC VÀ NGA
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Anh
Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (the law of tort) bao gồm một
loạt các tình huống đa dạng như yêu cầu được bồi thường của một hành khách
bị thương trong một tai nạn giao thông, của một bệnh nhân bị thương do một
bác sĩ cẩu thả, của một ngôi sao nhạc pop bị vu khống bởi một tờ báo, của một
công dân oan bị bắt bởi cảnh sát, hay của một người chủ đất có đất đã bị lấn.
Kết quả là, nó rất khó để đưa ra một định nghĩa về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng; nhưng, theo nghĩa rộng, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
xảy ra khi có sự vi phạm của một nghĩa vụ chung được ghi nhận bởi pháp luật
dân sự1 .
Thuật ngữ “Tort” phái sinh từ “tortus” của Tiếng Latin với nghĩa “làm
cong” và không lâu sau đó, từ này đã được chuyển dịch sang Tiếng Anh với
nghĩa tương đương “làm sai” (wrong). Về sau, từ “wrong” không còn xuất hiện
phổ biến nhưng ý nghĩa của nó vẫn được quy định trong pháp luật Anh mà
người ta gọi đó là Luật BTTH ngoài hợp đồng (Tort Law). Theo những quy
định chung này, “một hành vi sai trái của cá nhân là hành vi vi phạm dân sự mà
không phải xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng; theo đó, người gây thiệt hại
phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn chưa
thực sự sát nghĩa với bản chất của “Tort”, thậm chí định nghĩa này sẽ không
đúng vào một số trường hợp như tự phòng vệ hay trường hợp cứu giúp người
gặp nạn. Ví dụ: A bị bọn côn đồ đánh, A phòng vệ nhưng chẳng may làm một
trong số đó bị thương và vào viện. Trường hợp này, có thiệt hại xảy ra và có thể
1

Catherine Elliott and Frances Quinn, Tort Law, Pearson Longman, seventh edition published 2009 p.2.

8



phải bồi thường nhưng nó không xuất phát từ hành vi sai trái của A. Vì thế, nếu
căn cứ vào định nghĩa trên, thì đây không phải là trường hợp BTTH ngoài hợp
đồng.
Thực tế ở Anh, chưa có một định nghĩa chính thức nào về trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, có một số định nghĩa của các luật gia ở Anh
mà chúng ta có thể tham khảo
-

Định nghĩa của Winfield: “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát

sinh trên cơ sở vi phạm nghĩa vụ được quy định trong luật: Nghĩa vụ này
thường hướng về những đối tượng xâm phạm một yếu tố được pháp luật bảo vệ
nhưng người bị thiệt hại chưa nhận được tiền bồi thường” (Giáo trình về Luật
BTTH ngoài hợp đồng, quy định tại chương Bằng chứng về BTTH ngoài hợp
đồng, năm 1931, tr.5).
- Định nghĩa của Salmond: “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được
dựa trên cơ sở bồi thường thiệt hại mà không dựa trên sự vi phạm từ hợp đồng
hoặc sự thỏa thuận mang tính nghĩa vụ giữa các bên” (sách bình luận về Luật
BTTH ngoài hợp đồng, tr.15).
- “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được định nghĩa là một chế định
gồm các quyền, nghĩa vụ và các biện pháp được áp dụng bởi các tòa án trong tố
tụng dân sự để cung cấp sự đền bù thiệt hại cho các cá nhân hoặc nạn nhân,
người đã bị tổn hại từ những hành vi sai trái của những người khác” 2.
1.2. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Đức
Ở Đức, khái niệm BTTH ngoài hợp đồng được thể hiện thông qua quy
định tại Điều 823 về Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Quy định này đã chỉ ra
nghĩa vụ đền bù của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại nếu họ vi
phạm quy định này; đồng thời, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của người bị thiệt hại. Theo đó, yếu tố trái luật mà chúng ta thấy trong
nội dung của Khoản 1 Điều 823 Bộ luật Dân sự Đức được định nghĩa bằng việc
tham chiếu đến sự vi phạm những quyền lợi được liệt kê một cách cụ thể, và
được gọi là những quyền lợi hợp pháp (“schutzgesetz”), được xây dựng dựa
2

The Law of Tort, nguồn: />
9


trên quan điểm của các khách thể được pháp luật bảo vệ bị xâm phạm (Luật về
Bảo vệ - “Schutzgesetz”). Thuật ngữ Pháp luật – “Gesetz” được quy định ở đây
để chỉ các đạo luật (của luật tư và luật công), nghị định của Chính phủ, văn bản
luật do cấp địa phương ban hành hoặc các thông tư (Quy chế “Verordnungen”), các quy định về thực phẩm và dược phẩm, và các lệnh của
cảnh sát.
Như vậy, thông qua quy định tại Điều 823 BLDS Đức, có thể hiểu, trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi cố ý hoặc vô
ý xâm hại đến các quyền được bảo vệ của người khác, nhằm đền bù những thiệt
hại gây ra cho họ. Và quy định của Điều luật này cũng cho thấy trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được cấu thành bởi ba yếu tố: hành vi xâm phạm đến quyền
được bảo vệ của chủ thể khác, có lỗi của người gây thiệt hại, có thiệt hại phát
sinh3.
1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Nga
Khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Dân sự Liên bang Nga năm 1994 đã được
sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật sửa đổi ngày 02/7/2013 và gần đây nhất là năm
2015 tại mục 142 phần 3 quy định về trách nhiệm BTTH như sau: “Người có
quyền và lợi ích hợp pháp bị người khác gây tổn hại thì có quyền yêu cầu người
vi phạm bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra, trừ trường hợp thiệt hại đó nhỏ
hơn quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận”.
Như vậy có thể thấy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được

xây dựng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi người. Khi quyền và lợi ích
hợp pháp của một chủ thể bị gây tổn hại bởi hành vi của một chủ thể khác
không dựa trên một thoả thuận hợp đồng trước đó, vấn đề bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được đặt ra.

3

Ulrich Magnus and Klaus Bitterich, Tort and Regulatory Law in Germany, nguồn:
/>
10


2. Lịch sử phát triển chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
BTTH ngoài hợp đồng là một trong những chế định dân sự có lịch sử ra
đời sớm nhất của pháp luật Dân sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao
nhận thức và ý thức tôn trọng pháp luật của cộng đồng dân cư. Theo đó, tương
ứng với điều kiện lịch sử, quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa,
phong tục tập quán, thói quen hằng ngày, quan điểm lập pháp… mỗi quốc gia
trên thế giới có quy định khác nhau về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trên thế giới, trước những năm 449 TCN, con người chỉ biết dùng hình
phạt để trừng trị người có hành vi gây thiệt hại theo nguyên tắc “nợ gì, trả nấy”.
Sau đó, Luật 12 Bảng ra đời đã ghi nhận nguyên tắc này tại Bảng VIII: “Nếu là
bị thường và cũng không dàn hòa với người bị tổn hại thì kẻ gây ra cũng phải
chịu như vậy” và từ đây trách nhiệm BTTH đã được đặt ra trong các quy định
pháp luật.
Có thể khẳng định ở bất kỳ chế độ xã hội nào, khi một người gây thiệt
hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra cho
người bị thiệt hại. Theo đó, người bị thiệt hại có quyền được yêu cầu bên gây
ra thiệt hại thực hiện nghĩa vụ bồi thường, còn bên gây thiệt hại có trách nhiệm
phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Các quốc gia trên thế giới, tương ứng

với mỗi thời kỳ lịch sử với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau
có những quy định khác nhau về BTTH ngoài hợp đồng, nhưng có một nguyên
tắc nhất quán không thay đổi, đó là người gây thiệt hại có lỗi phải bồi thường
cho người bị thiệt hại. Thiệt hại có thể do lực lượng tự nhiên gây ra, có thể là do
hành vi trái pháp luật của con người và cũng có thể do tài sản gây ra.
Như vậy, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn được gọi là trách
nhiệm dân sự do gây ra thiệt hại. Việc áp dụng trách nhiệm này trong từng thời
kỳ lịch sử của loài người nói chung và pháp luật, Luật tục La Mã – Giéc manh
nói riêng theo hướng: Từ sự trả thù cá nhân nhằm vào nhân thân của người gây
thiệt hại do người thiệt hại và những người thân của họ áp dụng. Phương thức
này được chuyển dần sang hình thức nộp phạt cho người bị thiệt hại, do người
bị thiệt hại quy định (cưỡng chế cá nhân) đến phạt bồi thường thiệt hại do các

11


pháp quan thay mặt nhà nước quy định được áp dụng theo trình tự tố tụng. Mức
độ và cách thức bồi thường cũng được quy định rất khác nhau từ phương thức
“máu trả máu, mắt trả mắt” đến hình thức phạt tiền theo một tiêu chí chung do
pháp luật quy định4. Trong đó, Đức là một trong những hệ thống pháp luật tiêu
biểu thuộc Dòng họ Civil Law, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các quy định pháp
luật nói chung và các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng nói riêng từ
Luật La Mã.
Còn ở Anh, vào những giai đoạn sơ khai của pháp luật nước Anh, trong
các quy định của pháp luật nước này chưa đặt ra sự phân biệt rõ ràng nào về
hành vi vi phạm pháp luật dân sự gây thiệt hại cho người khác mà không phải vi
phạm hợp đồng và về hành vi phạm tội (“Crime”). Do đó, những quy định về
vấn đề BTTH ngoài hợp đồng (“tort”) chưa xuất hiện. Cho đến khi có một
người gây thiệt hại cho một người khác, kết quả là sự xung đột cá nhân và hận
thù với quan niệm “nợ máu phải trả bằng máu” dẫn đến thiệt hại cho người

khác vì những hành vi này gây ra thì chế định BTTH ngoài hợp đồng đã xuất
hiện.
Về thẩm quyền xét xử trong lĩnh vực này, trước đây Tòa Anglo-Saxon là
tòa án của địa phương và áp dụng luật địa phương. Sau khi có cuộc chinh phục
nước Anh của người Nóoc- măng vào năm 1066 (Norman Conquest), tòa án
hoàng gia đã được thành lập và dần có được quyền lực pháp lý nhất định trên
danh mục định rõ về “những hành vi vi phạm” (“wrongs”) mà chủ yếu là quy
định về “trọng tội” (“felonies”). Theo pháp luật Anh quy định, trọng tội được
hiểu là những hành vi vi phạm đến nguyên tắc “Sự bình yên của hoàng gia”
(“King’s peace”) và tranh chấp về đất đai. Đây là nguyên tắc chỉ việc bảo vệ
đặc biệt cho vương quốc Anh trong thời đại Anglo-saxon và thời trung cổ Anh
như: bảo vệ các thành viên trong gia đình hoàng gia, những nơi vua đến như
đường cao tốc của nhà vua và trong những ngày đặc biệt như ngày đăng quang.
4

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội

2015, tr.253-254;

12


Ai có hành vi vi phạm trong những trường hợp như vậy đều bị coi là có trọng
tội.
Các hành vi vi phạm trên mà gây ra thiệt hại thì các cá nhân đều bị Tòa
án hoàng gia truy tố. Trong hành vi trọng tội, nguyên đơn sẽ kiện bị đơn tại tòa
án công khai và yêu cầu một hình thức xét xử phù hợp nhưng thậm chí, khi
nguyên đơn thắng kiện, họ cũng không nhận được bất cứ tiền bồi thường nào từ
phía bị đơn.
Dần dần, mệnh lệnh của hoàng gia trở thành cơ sở cho tòa án hoàng gia

để giải quyết các vụ án. Một chế định pháp luật chính thức được đặt tên, được
giải thích cụ thể và việc xin cấp trát (“writ”) từ quan chưởng ấn của nhà vua là
điều rất cần thiết để các nguyên đơn bắt đầu quá trình khởi kiện của mình. Do
đó, các loại trát đã được sắp xếp theo một nội dung và hình thức nhất định; nếu
nguyên đơn nhận thấy rằng các loại trát không thể giải quyết được vụ việc của
mình, họ có thể không khởi kiện ra tòa hoàng gia.
Tuy nhiên, đến thế kỷ XV, thay vì việc áp dụng các loại trát của hoàng
gia, các vụ án thường được giải quyết bằng cách khiếu nại. Mặc dù vậy, lời giải
trình khiếu nại của nguyên đơn vẫn phải dựa trên nguyên nhân của việc khởi
kiện theo hình thức nhất định và tuân thủ các lệnh có thể được chọn.
Nước Anh có 3 hình thức của các lệnh, đó là lệnh về sự vi phạm do hành
hung người khác và bỏ tù sai; lệnh về sự xâm phạm đến tài sản của người khác;
lệnh về sự xâm phạm đến đất đai của người khác. Cuối cùng, các lệnh này được
phân loại như là tuyển tập về án lệ. Không giống như các lệnh có hình thức đa
dạng, án lệ (“case law” hoặc “judge-made law”) đặt ra các tình tiết của vụ án cụ
thể của nguyên đơn. Đến thế kỷ thứ XVI, án lệ đã trở thành một nguồn luật
riêng biệt. Các vụ án được tách ra và có những tên riêng với quy tắc và nguyên
tắc riêng. Cho đến nay, các vụ án liên quan đến sự vi phạm dân sự hầu hết là
liên quan đến Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và điều quan trọng nhất
gây ra các thiệt hại này là do lỗi cẩu thả, sơ suất (“Negligence”) của người gây
thiệt hại.

13


Vào những giai đoạn cuối cùng của lịch sử hình thành và phát triển chế
định BTTH ngoài hợp đồng ở Anh, người ta đưa ra học thuyết về trách nhiệm
pháp lý và đưa ra ba điểm phân biệt giữa sự vi phạm ngoài hợp đồng chắc chắn
phải bồi thường và có thể phải bồi thường.
- Đối với vi phạm chắc chắn phải bồi thường, thiệt hại thực tế phải xảy ra

một cách trực tiếp và ngay lập tức; còn đối với vi phạm ngoài hợp đồng, thiệt
hại xảy ra do nguyên nhân kết quả hoặc gián tiếp. Ví dụ: Anh D quăng một
khúc gỗ vào đường cao tốc và khúc gỗ rơi đúng vào người anh P1. Anh D phải
bồi thường cho anh P1. Còn nếu anh P2 cũng bị thương nhưng bị trượt chân do
khúc gỗ đó ở trên đường thì anh D chưa chắc đã phải bồi thường cho anh P2.
- Đối với vi phạm có thể phải bồi thường thì cần chứng minh thiệt hại
thực tế xảy ra, còn đối với vi phạm đương nhiên phải bồi thường thì không cần
chứng minh.
- Với những vi phạm có thể phải bồi thường thì việc chứng minh lỗi của
bị đơn là cần thiết, còn những vi phạm chắc chắn phải bồi thường thì không
cần.
Còn ở Nga, thời kỳ Nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Nga Kiev, đã
chấp nhận Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã năm 988, khởi đầu sự tổng hòa
các nền văn hoá Đông La Mã và Slav lập ra văn hoá Nga trong một nghìn năm
tiếp theo. Do đó, pháp luật của Nga nói chung và các quy định pháp luật về
BTTH ngoài hợp đồng ở Nga nói riêng thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ
các quy định của Luật La Mã. Sau đó, các quy định pháp luật về BTTH ngoài
hợp đồng ở Nga dần dần được kế thừa, bổ sung qua các thời kỳ Đại Công quốc
Moskva, Đế quốc Nga rộng lớn (thế kỷ XVIII). Tiếp theo, các cuộc cải cách
Stolypin, Hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng
kể cho nền kinh tế, chính trị Nga và theo đó, các quy định pháp luật về BTTH
ngoài hợp đồng ở Nga cũng ngày càng được phát triển hơn. Từ năm 1922 tới
năm 1991, các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng chủ yếu được quy
định trong các văn bản pháp luật Dân sự của nhà nước Liên bang Xô viết, một
nhà nước hoàn toàn dựa trên ý thức hệ gồm các quốc gia láng giềng của Đế

14


quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi

sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo
cộng sản đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết
năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước
thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế. Kể từ đó cho đến nay,
các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng ở Nga được quy định trong Bộ
luật Dân sự Liên bang Nga năm 1994 không ngừng được sửa đổi, bổ sung qua
các thời kỳ.
3. Nguồn luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Qua các phân tích trên, có thể thấy chế định BTTH ngoài hợp đồng có vị
trí vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật các nước Anh, Đức và Nga. Tuy
nhiên, ở mỗi quốc gia, chế định này được quy định trong các nguồn luật khác
nhau. Ví dụ như: trong hệ thống pháp luật của Đức và Nga, chế định BTTH
ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn
thi hành của hai quốc gia này. Còn trong hệ thống pháp luật Anh, chế định
BTTH ngoài hợp đồng lại được quy định rải rác trong cả pháp luật thành văn và
án lệ.
3.1. Nguồn luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Anh
* Án lệ
Có thể nói, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Anh được
tạo ra bởi án lệ. Những quy định đầu tiên và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở Anh
là được rút ra từ án lệ5. Có thể kể đến một số án lệ nổi tiếng về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng ở Anh như:

5

Raymond Youngs, English, French & German Comparative Law, Routledge Cavendish, 2nd edition,
p.337

15



- Fletcher kiện Rylands (1866), án lệ đầu tiên ghi nhận về trách nhiệm
nghiêm ngặt trong bồi thường thiệt hại.
- Christie kiện Davey (1893), bị đơn phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do cố ý gây ồn cho hàng xóm.
- Bradford Corporation kiện Pickles (1895).
- Bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động, một số án lệ như:
Honeywill and Stein Ltd kiện Larkin Brothers Ltd., án lệ Morris v CW Martin
& Sons Ltd), án lệ Nahhas v Pier House Management, Bux v Slough Metals
(1973)…
- Án lệ về bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông: Wadsworth kiện
Gillespie (1978), Powell kiện Moody (1966), Barna kiện Hudes Merchandising
Corp. (1962), Holdack kiện Bullock Bros…
- Án lệ về trách nhiệm sản phẩm: Donoghue kiện Stevenson (1932) - án
lệ đầu tiên về bồi thường thiệt hại liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, Brown
và Cotterill (1934) khi một đứa trẻ bị bia đá rơi trúng hay như vụ Stennet và
Hancock (1939)…
- Án lệ về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: vụ Walter
vs Selfe (1851), the Attorney General vs The Borough of Birmingham (1858),
Imperial Gas Light & Coke vs Broadbent (1859), Read vs Lyons & Co.Ltd
(1947), Cambridge Water Company vs Eastern Counties Leather (1994)…
* Pháp luật thành văn
Nước Anh không có BLDS giống như Đức, Nga hay nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Tuy nhiên, liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại ngaoif hợp
đồng, Anh đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật thành văn để điều chỉnh.
Có thể kể đến các đạo luật như:

16



- Luật sửa đổi (Lỗi sơ suất) (Law Reform (Contributory Negligence)
Act) 1945.
- Luật trách nhiệm của người chiếm giữ (The Occupiers’ Liability Act)
năm 1957.
- Đạo luật về BTTH ngoài hợp đồng liên quan đến hàng hoá năm 1977 Torts (Interference with Goods) Act 1977.
- Luật Trách nhiệm dân sự (Civil liability Act) năm 1978.
- Luật bồi thường (Compensation Act) năm 2006.
- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm trong quan hệ lao động: Đạo
luật về trả lương công bằng 1970 (Equal Pay Act); Đạo luật về phân biệt đối xử
vì giới tính 197 (Sex Discrimination Act); Đạo luật về phân biệt đối xử vì
khuyết tật 1995, 2005 (Disability Discrimination Act ); Luật về Toà lao động
1996 (Employment Tribunals Act ); Luật về quyền con người 1998 (Human
Rights Act); Luật về quan hệ lao động 1999, 2004 (Employment Relations
Act),…
- Đạo luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn giao
thông: Luật Giao thông đường bộ (Road Traffic Act) năm 1988, Bộ quy tắc
đường cao tốc (Highway Code)
- Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 1987 (The Consumer Protection Act
1987)
- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường Luật Phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường năm 2009
(The Environmental Damage (Prevention and Remediation) Regulations 2009),
Luật Tài nguyên nước của Vương quốc Anh năm 1991, Luật bảo vệ môi trường
năm 1990…
- Đạo luật liên quan bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra: Luật động
vật năm 1971 (Animals Act 1971)
3.2. Nguồn luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Đức

17



Nguồn luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu nằm trong
BLDS năm 1896 của Đức. Trong BLDS Đức, các quy định về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng được ghi nhận tại Tiêu đề 27 phần 8 Quyển 2 (các điều từ
Điều 823 đến Điều 853)
Bên cạnh đó, Đức cũng ban hành ra rất nhiều các đạo luật chuyên ngành
có liên quan đến bồi thường thiệt hại trong những trường hợp đặc biệt, như:
- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm trong quan hệ lao động: Đạo
luật bảo vệ việc làm (Employment Protection Act) , Đạo luật cơ bản tại nơi làm
việc (Work Constitution Act) 6, Đạo luật chống lại việc chấm dứt HĐLĐ không
công bằng (Protection against Unjust Dismissal Act (KSchG)),...
- Luật Giao thông đường bộ 1952 (Road Traffic Act 1952).
- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm: Luật an toàn sản
phẩm (Product Safety Act), Luật thức ăn (Food Act), Luật Dược (Drug Act).
- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm môi trường: Luật Trách nhiệm
với môi trường năm 1990 (The Environmental Liability Act), Luật Quản lý
nước (Water Management Act) hay Luật Bảo vệ chống sự ô nhiễm liên bang
(Federal Pollution Protection Act), Luật bảo tồn thiên nhiên của liên bang
(Federal Nature Conservation Act)…
3.3. Nguồn luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Nga
Nga cũng giống với Đức, các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng chủ yếu được tìm thấy trong BLDS. Cụ thể các quy định về bồi thường
thiệt hại được quy định tại Chương 59 BLDS Liên bang Nga. Bên cạnh đó Nga
cũng có một số văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến vấn đề bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng như:
- Luật bảo vệ người tiêu dùng (The Russian Federation Consumer
Protection Act)

6


Pinsent Masons, Dismissal procedure in Germany, 09/2014,
/>
18


- Luật Bảo vệ môi trường 2002, Luật Giám định sinh thái 1995, Luật
Vệ sinh dịch tễ 2001, Luật Bảo vệ hồ Baikal 1998, Luật Bảo vệ không khí
1999, Luật Đất đai 2001, Luật Rừng 2006, Luật Nguồn nước 2006, Luật Động
vật hoang dã 1995, Luật sử dụng năng lượng hạt nhân 1995, Luật an toàn phóng
xạ 1995, Luật tiêu hủy vũ khí hóa học 1997, Luật về Quy chuẩn kỹ thuật 2002,
v.v...
Sở dĩ có sự khác biệt này là do hệ thống pháp luật của Nga trước đây
chịu ảnh hưởng của Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa, còn hệ thống pháp luật
của Đức là đại diện tiêu biểu cho Dòng họ Civil Law, cả hai Dòng họ pháp luật
này đều có trình độ pháp điển hoá cao, coi trọng pháp luật thành văn và các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thường có đặc điểm là được xây
dựng từ khái quát đến cụ thể; trong khi hệ thống pháp luật Anh lại là đại diện
tiêu biểu cho Dòng họ Common Law, có xu hướng coi trọng án lệ và các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thường có đặc điểm là được xây
dựng từ chi tiết, cụ thể đến khái quát. Vì vậy, các quy định pháp luật về BTTH
ngoài hợp đồng cũng không phải là một ngoại lệ trong trường hợp này.
II- CƠ SỞ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Hầu hết pháp luật các nước đều ghi nhận nguyên tắc nếu gây thiệt hại
cho người khác thì người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những
thiệt hại đó. Cùng với đó, để việc áp dụng nguyên tắc này một cách rõ ràng,
pháp luật các nước cũng đưa ra các quy định về căn cứ hay cơ sở để phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho một chủ thể. Cơ sở phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể bao gồm các yếu
tố: Có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại; Có thiệt hại xảy ra; Có mối quan

hệ nhân quả giữa hành vi gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra trên thực tế; Người
thực hiện hành vi gây thiệt hại có lỗi. Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện, hoàn
cảnh, truyền thống, quan điểm riêng của từng nước và đặc trưng của từng loại
hành vi gây thiệt hại mà hệ thống pháp luật các quốc gia về vấn đề này vẫn có
sự khác biệt nhau nhất định.

19


1. Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
theo pháp luật Anh
Xuất phát từ học thuyết “Doctrine of Privity” – Học thuyết “Hợp đồng là
việc riêng giữa các bên”, trong suốt khoảng thời gian lịch sử rất dài, giữa người
bị thiệt hại với người bị buộc phải bồi thường phải có mối liên hệ nhất định nào
đó, chẳng hạn như quan hệ hợp đồng. Các thẩm phán đã dựa vào học thuyết này
để chống lại bên nguyên đơn trong các vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt
hại. Cuối thế kỷ 20, học thuyết này bị chỉ trích rất gay gắt là một thiếu sót lỗi, bị
coi là một lỗ hổng của luật pháp Anh, sau đó chế định bồi thường thiệt hại đã
được ra đời ở Anh. Ngày nay, các luật gia Anh vẫn quan niệm rằng cơ sở phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ xuất phát bởi những hành vi sai trái
nhất định. Và tùy thuộc vào từng loại hành vi mà các yếu tố khác như: lỗi, thiệt
hại xảy ra trên thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với
thiệt hại sẽ là yếu tố bắt buộc hoặc không bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, có thể nói, hành vi vi phạm là cơ sở
khởi đầu và cũng là quan trọng nhất để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
* Hành vi vi phạm
Trong hệ thống pháp luật Anh, hành vi vi phạm là căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện bởi bốn nhóm hành vi
sau đây: hành vi đe dọa hoặc cản trở việc thực hiện quyền (trespass); hành vi

gây rối (nuissance); hành vi vi phạm đạo đức; hành vi bất cẩn (negligence).
+ Hành vi xâm phạm quyền hoặc cản trở việc thực hiện quyền (trespass)
Có 3 loại hành vi xâm phạm quyền là: xâm phạm người, xâm phạm tài
sản và xâm phạm đất đai. Đây là những hành vi bất hợp pháp được quy định từ
lâu đời trong lịch sử pháp luật Anh. Các hành vi này làm phát sinh nghĩa vụ bồi
thường dựa trên sự cản trở trực tiếp và có thể bị kiện mà không cần bằng chứng
về thiệt hại trên thực tế, người thực hiện hành vi phải bồi thường nếu không tự
bào chữa được cho mình.
+ Hành vi gây rối

20


×