Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội ở việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.37 MB, 172 trang )


B ộ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ






ChưoTìg trình KH& CN trọng điểm cấp Nhà nước KX.02/11-15
; Tên chương trình: "Nghiên cứu khoa học phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hôi ở Viêt Nam đến năm 2020"




BÁO CÁO TỎNG HỢP
ĐÈ TÀI: NGHIÊN c ứ u HỆ TH Ố NG KIỂM SO ÁT XÃ H Ộ I ĐÓI VỚI
TỘI PHẠM X Ã HỘI Ở V IỆT NAM TRO NG Đ IỀU KIỆN










KINH TẾ THỊ TRƯ Ờ NG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TÉ

M Ã SÓ: K X.02.03/11-15



Chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Quang Vinh
Cơ quan chủ trì: Trường Đại Học Luật Hà Nội
ị trung tâm thông tim thư v iện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG 0 0 0 ..... A 3 Ậ - — ■

HÀ NỘI. 2015


MỤC LỤC
PHẦN MỎ Đ Ầ U ....................................................................................................................1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tà i......................1

a. Tinh hình nghiên cứu ở nước ngoài....................................................... 1
b. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................7
2. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài... 8

a. Sự cần thiết của việc nghiên cứu để tà i.................................................8
b. Tính câp bách của việc nghiên cứu đề tà i...........................................10
c. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 11
3. M ục tiều của đề tà i.............................................................................................. 12
4. Nội dung nghiên cứu của đề t à i ...................................................................... 13
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:................ 20

a.
b.
c.
d.


Cách tiếp cận đề tà i............................................................................. 20
Phương pháp nghiên cứu.....................................................................20
Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài:................. 21
Phương án phoi hợp với các tổ chứcnghiên cứu trong nước:....... 21

6. Sản phẩm của đề t à i.......................................................................................... 23

a. Dạng ỉ: Báo cáo khoa học.................................................................. 23
b. Dạng II: Bài báo; Sách chuyên khảo và các sản phâm khác.......... 24
7. L ọi ích của đề tài và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu 24

a. Lợi ích của để tài:................................................................................. 24
b. Phương thức chuyến giao kết quả nghiên cứu:................................. 25
8. Cấu trúc của Báo cáo tổng thuật:.............................................................25
Chương 1: LÝ L U Ậ N CH UNG VỀ HẸ THỐNG KIẺM SOÁT XÃ HỘI
ĐỐI V Ớ I TỘ I PH Ạ M XÃ H Ộ I ...............................................................................26
1.1. Khái quát về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội...................... 26

1.1.1. Lý luận về kiếm soát xã hội đối với tội ph ạ m ........................... 26
1.1.2. Đổi tượng của kiếm soát xã hội - tội phạm xã hội....................37
1.1.3. Hệ thong kiêm soát xã hội đổi với tội phạm xã h ộ i..................40
1.2. Cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã h ộ i................... ............. ............... ......................................... ...................... 44

1.2.1. Các chủ thể tham gia hệ thống kiếm soát xã hội đổi với tội
phạm xã hội.....................................................................................44
1.2.2. Cơ chế phổi hợp giữa các chủ thế trong hệ thống kiếm soát xã
hội đổi với tội phạm xã hội........................................................... 49
1.2.3. Phương thức kiếm soát xã hội đổi với tội phạm xã hội..............54
1.2.4. Nội dung kiếm soát xã hội đối với tội phạm xã h ộ i.................... 55

1.3. Hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội (Tiêu chí đánh
giá hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã h ội).................... 56

1.3.1. Tiêu chí thứ nhất - tác động của kiếm soát xã hội đôi với tình
hình tội phạm .................................................................................. 56
1.3.2. Tiêu chí thứ hai - mức độ kiếm soát đạt được trên đôi tượng
kiếm soát..........................................................................................59


1.3.3. Tiêu chí thứ ba - chi phí kiêm soát tội phạm............................. 62
1.3.4. Tiêu chí thứ tư - mức độ thu hút các lực lượng xã hội tham gia
kiềm soát tội phạm và tính nhịp nhàng, hợp lý trong cơ chế phổi
hợp hoạt động giữa các lực lượng này......................................64
1.3.5. Tiêu chí thứ năm - khả năng cải tạo người phạm tội.................. 66
1.3.6. Tiêu chí thứ sáu - sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.............67
Chương 2: Đ ÁN H G IÁ T H ự C TRẠNG CƯA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
XÃ H Ộ I ĐÓI V Ớ I TỘ I PH Ạ M XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN N A Y ............69
2.1. Tổng quan về tình hình tội phạm xã hội và thực trạng kiểm soát xã
hội đối vói tội phạm xã hội ở Việt Nam trong những năm gần đây
............................................!................................. .7............: ......... : .........69

2.1.1. Tông quan về tình hình tội phạm xã hội ở Việt Nam................69
2.1.2. Tong quan về thực trạng kiếm soát xã hội đổi với tội phạm xã
hội ở Việt N am .............................................................................79
2.2. Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế đến kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội

...... ........................................................... ................. ..................... ..82
2.2.1. Nen kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế cố tác
động tích cực đến quá trình kiếm soát xã hội đổi với tội phạm

xã hội,....... ............................................................... ......;..............83
2.2.2. Nen kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tể có tác
động tiêu cực đến quả trình kiếm soát xã hội đổi với tội phạm
xã hội............................................................................................. 84
2.3. Kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động của
các cơ quan Nhà nước................................................................................ 90

2.3.1. Kiếm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của cơ quan lập p h á p ................................................................. 90
2.3.2. Kiểm soát xã hội đoi với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của các cơ quan bảo vệ pháp luật............................................. 94
2.3.3. Sự phoi hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động kiếm
soát tội phạm xã hội.................................................................. 106
2.4. Kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động của
các thiết chế xã hội khác (thiết chế ngoài nhà nư ớc).....................112

2.4.1. Các tổ chức tôn giáo................................................................. 112
2.4.2. Kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt N am ........................................ 118
2.4.3. Kiểm soát xã hội đoi với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí M inh........................ 120
2.4.4. Kiểm soát xã hội đổi với tội phạm thông qua hoạt động của gia
đình và nhà trường................................................................... 124
2.5. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các thiết chế xã
hội trong kiểm soát xã hội đối với tội p h ạm .....................................127

2.5.1. Những ưu điểm của cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà nước
với các thiết chế xã hội trong hệ thong kiếm soát tội phạm... 127



2.5.2. Nhũng hạn chế của cơ chế phổi hợp hoạt động giữa Nhà nước
với các thiết chế xã hội trong hệ thong kiếm soát tội phạm... 135
C hương 3: Q UAN Đ IÉM , ĐỊNH HƯỚNGj GIẢI PHÁP ĐẺ XAY D ựN G
VÀ HOÀN TH IỆN M Ô H ÌN H KIỂM SOÁT XÃ HỘI ĐÓI VỚI T ộ i
PHẠM XÃ H Ộ I Ở V IỆ T NAM HIỆN N A Y .............. ............................. ..........139
3.1. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện mô hình kiểm soát xã hội đối
với tội phạm xã hội ở Việt N am ..............................................................139
3.2. Định hướng xây dựng và hoàn thiện mô hình kiểm soát xã hội đối
với tội phạm xã hội ở Việt N am ..............................................................145
3.3. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô hình kiểm soát xã hội đối
vói tội phạm xã hội ở Việt N am ........................ ........................ ..........146

3.3. ỉ. Hoàn thiện hơn nữa hệ thong các chủ thể tiến hành kiểm soát
xã hội đổi với tội phạm xã hội....................................................146
3.3.2. Một sổ giải pháp cụ thế nhằm tăng cường hiệu quả của hệ
thong kiếm soát xã hội đổi với tội phạm xã hội........................ 148
PHẦN KẾT L U Ậ N ............................. ....................!....... .............. ..............................155
1. Các kết quả nghiên cứu chính..................................................................... 157
2. M ột số khuyến n gh ị.........................................................................................158
DANH MỤC CÁC T À I L IỆ U THAM KH ẢO C H ÍN H ................................... 160


PHẦN M Ở ĐẦU
ỉ . Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

a. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Kiểm soát xã hội là một khái niệm đã xuất hiện từ hơn 100 năm, có nguồn
gốc từ trường phái xã hội học Bắc Mỹ. Kiểm soát xã hội giúp đảm bảo tính ổn
định của các thiết chế trong xã hội, đảm bảo một trật tự xã hội bền vững, nhằm
đảm bảo tốt nhất những quyền và lợi ích cơ bản của cá nhân, tổ chức trong xã

hội. Kiểm soát xã hội chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp, biện pháp khác nhau, với sự tham gia của mọi cá nhân, tổ chức
trong xã hội nhằm làm cho các thiết chế xã hội và các đối tượng của quản lí xã
hội tuân thủ những hệ thống chuẩn mực và giá trị trong xã hội. Kiểm soát xã hội
là sự định hướng các hành vi của các cá nhân, hoạt động của các tổ chức theo
các “khuôn mẫu“ đã được quy định hoặc thừa nhận. Kiểm soát xã hội có nhiệm
vụ định hướng cũng như làm thay đổi các hành vi lệch lạc đi vào quỹ đạo chung
của một trật tự xã hội.
Kiểm soát xã hội được thực hiện bởi một hệ thống kiểm soát trong đó các
thiết chế xã hội như gia đình, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giáo dục... phối hợp với
nhau và thông qua chức năng kiểm soát của chúng hướng các cá nhân, tổ chức
theo những chuẩn mực, những giá trị xã hội. Chức năng của kiểm soát xã hội là
tạo ra những điều kiện cho sự bền vững, cũng như duy trì sự ổn định của trật tự
xã hội, đồng thời tạo ra những thay đổi họp lý và tích cực trong xã hội mà những
thay đổi này nằm trong khuôn khổ cho phép và không ảnh hưởng đến độ bền
vững, tính ổn định của hệ thống xã hội.
Các cá nhân tiếp nhận cơ chế kiểm soát xã hội thông qua quá trình xã hội
hóa, thông qua việc tiếp thu những giá trị và chuẩn mực xã hội. Trong các quá
trình này, các cá nhân được định hướng cho hành động, cách suy nghĩ của mình
cho đúng và phù hợp với các giá trị, chuẩn mực chung đó. Với hệ thống giá trị

1


và chuân mực tiêp thu được, các cá nhân có thế thực hiện việc tự kiếm soát, tức
[à tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các giá trị, chuẩn mực đó. Nhờ
đó, các cá nhân có thể thực hiện tốt các vai trò của mình trong xã hội theo yêu
cầu của một trật tự xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, kiểm soát xã hội đã
phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới và được đông đảo các nhà khoa học
tên tuổi trên thế giới quan tâm nghiên cứu mà điển hình là các công trình nghiên

cứu như:
1. Kiểm soát tội phạm ở Mỹ: Phải làm những gì? (Crime Control in
America: What Works?), của tác giả John Worrall, Giáo sư của trường khoa học
kinh tế, chính trị London. Nxb Allyn & Bacon 2008.
Cuốn sách giới thiệu các phương pháp kiểm soát tội phạm của hệ thống các
cơ quan cảnh sát, công tố, tòa án cũng như các cơ quan lập pháp ở Mỹ và hiệu
quả của các phương pháp này đối với cá nhân, gia đình, trường học cũng như
cộng đồng. Đặc biệt cuốn sách cũng đề cập đến việc kiểm soát đối với tội phạm
vị thành niên, một vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
2. Luật và trật tự xã hội: Một sự chỉ dẫn cho công dân lương thiện về tội
ohạm và kiểm soát. (Law and Order: An Honest Citizen's Guide to Crime and
Control) của tác giả Robert Reiner, Nxb Polity, năm 2007.
Luật và trật tự xã hội luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Nhà nước và
công dân. Trên cơ sở các số liệu thực tế, tác giả đã lập luận về xu hướng của tội
phạm và chỉ ra những mối lo ngại của người dân về tình trạng tội phạm. Với
việc phân tích, đánh giá thực trạng tác động của các chính sách hình sự, chính
sách trừng trị tội phạm, tác giả phân tích vai trò của những chính sách này trong
việc kiểm soát tội phạm và chỉ ra những vấn đề cần thiết phải thực hiện để nâng
cao hiệu quả kiểm soát tội phạm.
3. Chính sách công về kiểm soát tội phạm, (Public Policies for Crime
Control), của tác giả James Q. Wilson, Nxb ICS Press 2002.

2


Cuốn sich đã đưa ra một triết lí về kiểm soát tội phạm là mọi người đều
phải nỗ lực rong việc tìm hiểu, nghiên cứu về tội phạm, từ các nhà hoạch định
chính sách cến người dân. Chỉ trên cơ sở sự nỗ lực từ việc lập chính sách, việc
kiểm soát trong gia đình và xã hội, kiểm soát súng, kiểm soát tội phạm vị thành
niên đến việc thực hiện tốt các chương trình điều trị phục hồi, các chính sách

truy cứu T>HS, khắc phục những khiếm khuyết của cộng đồng, mối quan hệ gia
đình và tội phạm... đảm bảo sự kiểm soát tội phạm trong xã hội.
4. Lầm lỗi, tội phạm và kiểm soát: Vượt ra ngoài khuôn khổ trật tự xã hội,
(Deviance, Crime, and Control: Beyond the Straight and Narrow), của tác giả
Lorne Tepptrman, Nxb Oxíòrd University, năm 2005.
Cuốn ;ách đề cập đến tầm quan trọng của một trật tự xã hội và phương
pháp phát Hện những lầm lỗi, những lệch lạc trong xã hội. Cuốn sách nhấn
mạnh tầm qian trọng của sự gắn kết, sự khoan dung cũng như sự kiểm soát cá
nhân trong nệc giữ gìn một trật tự xã hội. Với triết lí, không thể tồn tại một sự
bền vững bấ biến của xã hội. Xã hội luôn vận động và phát triển vì vậy chúng ta
chỉ có thể hiớng đến kiểm soát xã hội nhằm định hướng sự vận động theo một
trật tự nhất lịnh, cuốn sách đã đưa ra được những biện pháp tập trung vào việc
kiểm soát xí hội đối với tội phạm.
5. Kiểu soát toàn cầu: Tội phạm hóa và kiểm soát tội phạm trong các mối
quan hệ qiốc tế (Policing the Globe: Criminalization and Crime Control in
Internationa Relations in International Relations) của hai tác giả Peter Andreas
và Ethan Nidelmann. Nxb Oxíòrd University Press, năm 2006. Hai tác giả đã
luận giải qiá trình tội phạm hóa trong xu thế toàn cầu hóa, đưa ra những phân
tích, nhận dnh, những dự báo về biến động của tình tình hội phạm quốc tế, đặc
biệt là tội p ạm xuyên quốc gia, từ đó chỉ ra các phương thức đối phó với tình
,

,

,

,

,


hình tội phạn nhăm thực hiện tôt việc kiêm soát tội phạm quôc tê .
6. Băn? đảng tội phạm đường phố ở Hoa kì: Bản chất, trào lưu và kiểm
soát chúng (một nghiên cứu về tội phạm và chính sách công) (The American
3


Street Gang: Its Nature, Prevalence, and Control (Studies in Crime and Public
Policy,) của tác giả Malcolm w . Klein, Nxb Oxford ưniversity Press, năm 1997.
Tác giả với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về các băng đảng tội
phạm đường phố đã mô tả một cách trung thực con đường hình thành cũng như
tổ chức hoạt động và tác động của các băng đảng tội phạm đường phố và sự cần
thiết phải kiểm soát chúng nhằm ngăn ngừa những mối họa cho mọi người, giữ
gìn trật tự, an ninh và an toàn xã hội.
7. Tội phạm doanh nghiệp, luật và kiểm soát xã hội (Nghiên cứu của đại
học Cambridge về tội phạm học (Corporate Crime, Law, and Social Control
(Cambridge Studies in Criminology) của tác giả Sally s. Simpson, Nxb
Cambridge University 2002.
Tác giả đã lí giải tại sao các công ty lại thực hiện các hành vi vi phạm đặc
biệt là các tội phạm. Phương pháp thích hợp nào có thể được áp dụng để giải
quyết tình trạng đó. Cuốn sách đã phân tích các biện pháp tác động bằng pháp
luật hình sự đặc biệt là hình phạt và sự cảnh cáo công khai sẽ dẫn đến những
thành công nhất định trong chiến lược kiểm soát tội phạm. Đồng thời tác giả
cũng đánh giá về hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành dựa trên nền tảng
luật hình sự, luật dân sự cũng như các văn bản luật khác trong việc ngăn chặn
hiện tượng công ty phạm tội và đưa ra kết luận nếu chỉ dựa trên hình phạt thì
không thể đạt được hiệu quả cao trong kiểm soát tội phạm mà cần phải có cơ
chế phối hợp đồng bộ.
8. Kiểm soát tội phạm và công bằng xã hội: Sự cân bằng tinh tế (Crime
Control and Social Justice: The Delicate Balance) của các tác giả: Damell F.
Hawkins, Samuel Myers, Randolph N. Stone, Nxb. Praeger, 2003.

Công trình nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhiệm vụ
rất quan trọng của chính phủ Hoa kì là đảm bảo các quyền cơ bản của công dân,
đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, tự do với những nỗ lực không mệt mỏi để
kiềm chế, kiểm soát tội phạm, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất số lượng tội
4


phạm xảy ra trong xã hội. Công trình là nguồn tài liệu tham khảo quý giá không
chỉ cho các Giáo sư, các nhà nghiên cứu và sinh viên luật mà còn vô cùng hữu
ích cho các nhà nghiên cứu và sinh viên trong những lĩnh vực khác như kinh tế,
xã hội học, khoa học chính trị...
9.

Lầm lỗi và kiểm soát xã hội (Deviance and Social Control) của tác giả

Ronald Weitzer, Nxb McGraw-Hill Humanities/Social Sciences/Languages,
2001.

Công trình nghiên cứu đã phân tích nguyên nhân làm cho cá nhân đi vào
con đường lầm lỗi, sự thay đổi trong những bản tính của họ khi họ ngày càng đi
sâu vào con đường lầm lỗi. Công trình cũng lí giải về sự lầm lỗi hoặc xác định
những thói quen của những người này có thể dẫn đến sự lầm lỗi cũng như vai trò
to lớn của truyền thông tác động đến sự lầm lỗi hay ngăn ngừa sự lầm lỗi của cá
nhân. Tác giả cũng phân tích tác động của môi trường như sự xung đột về xã hội
và chính trị, vai trò của các chế tài pháp lí, tác động của gia đình, bạn bè, cảnh
sát, các bác sỹ tâm thần thậm chí của người lạ ... như là những nguyên nhân dẫn
đến con đường lầm lỗi của cá nhân. Các dạng lầm lỗi của cá nhân được tác giả
đi sâu phân tích bao gồm sử dụng, kinh doanh ma túy, tội phạm doanh nghiệp,
hành vi khiêu dâm, hiếp dâm, hành vi chống lại nữ giới, đồng tính, AIDS, gian
lận trong sinh viên, thậm chí cả những sai lầm của chính phủ.

10.

Tội phạm, rủi ro và công lí: Chính sách về kiểm soát tội phạm trong

nền dân chủ tự do (Crime, Risk and Justice: The Politics of Crime Control in
Liberal Democracies), của tác giả Kevin Stenson, Nxb Willan Publishing, năm
2000. Công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sự phát triển của xã
hội, các quan điểm của các nhà tội phạm học hàng đầu của Anh, Mỹ, Australia
về mối liên hệ giữa tội phạm và rủi ro, từ đó đánh giá vai trò của các yếu tố
trong hệ thống đảm bảo công bằng, từ việc xây dựng chính sách đến hoạt động
của hệ thống tư pháp hình sự.

5


11.

Tộii phạm và kiếm soát xã hội ở một Trung quôc đang thay đôi (Crime

and Social Control in a Changing China) của tác giả Jianhong Liu, Lening
Zhang, Steven F. Messner, Nxb Greenwood Press, 2001.
Các tá'C giả Trung quốc và Hoa kì đã hợp tác làm rõ về tội phạm và kiểm
soát xã hội ở một xã hội Trung quốc đang có nhiều thay đổi. Trong điều kiện
một nền kinh tế - xã hội ở Trung quốc đang trải qua những biến đổi chưa từng
thấy đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến quan điểm về tội phạm và kiểm
soát xã hội ở Trung quốc. Những chính sách mới cũng như những đổi mới mạnh
mẽ trong cảc cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan tư pháp nói riêng đã có
những tác động rất lớn đến tội phạm và kiểm soát xã hội.
Khái quát chung: Như vậy, có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên thế
giới đã nghiên cứu tiếp cận các phương pháp kiểm soát xã hội về tội phạm dưới

nhiều góc độ khác nhau. Có thể khái quát ba góc độ tiếp cận của các học giả:
- Hướng tiếp cận cụ thể: Dưới góc độ này, các học giả đi sâu nghiên cứu
các biện pháp kiểm soát các nhóm tội phạm cụ thể nào đó, ví dụ công trình
nghiên cứu của học giả Malcolm w . Klein chỉ tập trung vào các băng đảng tội
phạm đường phố ở Hoa kì. Ông đã nghiên cứu về cách thức tổ chức hoạt động
cũng như tác động của các băng đảng tội phạm đường phố và sự cần thiết phải
kiểm soát chúng nhằm ngăn ngừa những mối họa cho mọi người, giữ gìn trật tự,
an ninh và an toàn xã hội. Học giả Sally s. Simpson lại tập trung nghiên cứu về
tội phạm doanh nghiệp, trên cơ sở luận giải tại sao các công ty lại thực hiện các
hành vi vi phạm, đặc biệt là các tội phạm và đưa ra phương pháp thích hợp có
thể được áp dụng để giải quyết tình trạng đó.
- Hướng tiếp cận quốc gia: Theo xu hướng này, các học giả tiếp cận nghiên
cứu kiểm soát xã hội đối với tội phạm trên bình diện quốc gia, trong đó, có tác
giả chỉ đánh giả chỉ đi sâu nghiên cứu một số yếu tố trong hệ thống kiểm soát xã
hội đối ■với tội phạm như học giả Robert Reiner nghiên cứu vai trò của pháp luật
trong kiiểm soát xã hội đối với tội phạm ở Hoa kì; Học giả James Q. Wilson
6


nghiên cứu chính sách công về kiểm soát tội phạm ở Hoa kì; Các học giả
Jianhong Liu, Lening Zhang, Steven F. Messner đã nghiên cứu về tội phạm và
kiểm soát xã hội ở một xã hội Trung quốc đang có nhiều thay đổi. Trong bối
cảnh đó, kiêm soát tội phạm cũng phải thay đổi phù hợp với một nền kinh tế
năng động và đang trở thành một nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hướng tiếp cận toàn cầu: Theo khuynh hướng này, các học giả nghiên
cứu kiểm soát xã hội đối với tội phạm xuyên quốc gia. Ví dụ của hai tác giả
Peter Andreas và Ethan Nadelmann đã nghiên cứu, luận giải quá trình tội phạm
hóa trong xu thế toàn cầu hóa, đưa ra những phân tích, nhận định, những dự báo
về biến động của tình tình hội phạm quốc tế, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc
gia, từ đó chỉ ra các phương thức đối phó với tình hình tội phạm nhằm thực hiện

tốt việc kiểm soát tội phạm quốc tế.
b. Tinh hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu về hệ thống
kiểm soát xã hội đối với tội phạm, các nhà nghiên cứu nước ta chỉ mới nghiên
cứu một vài khía cạnh có liên quan đến kiểm soát xã hội đối với tội phạm.
Những nghiên cứu của các tác giả trong nước có thể chia thành hai khuynh
hướng chính:
- Khuynh hướng thứ nhất: Các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt
động đấu tranh chống và phòng ngừa một số nhóm tội phạm trong phạm vi một
địa bàn cụ thể nào đó. Đây là các công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm
học. Trong các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này, các tác giả tập trung vào
việc làm rõ thực trạng tình hình tội phạm, cơ cấu, tính chất của tình hình tội
phạm; nguyên nhân làm phát sinh tội phạm; dự báo tội phạm. Trên cơ sở đó, các
tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm đấu tranh chống và phòng ngừa có hiệu quả
các loại tội phạm này trong xã hội.

7


-

Khuynh hướng thứ hai: Một số tác giả đã đi theo khuynh hướng thứ hai là

nghiên cứu đánh giả vai trò của các yếu tố trong hệ thống kiểm soát xã hội như
công trình nghiên cứu của GS.TSKH Đào Trí ú c và nhóm tác giả nghiên cứu về
hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay; tác giả Trương Thị
Hiền nghiên cứu về vai trò của truyền thông đại chúng đối với việc hình thành
và thể hiện dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay;
công trình nghiên cứu của tác giả Võ Thanh Tòng nghiên cứu về hoạt động
thanh tra với công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí...

Mặc dù đã có những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau, nhưng nhìn
chung các công trình này mới chỉ mang tính chất riêng lẻ, đề cập đơn thuần đến
một yếu tố trong hệ thống kiểm soát xã hội hội đối với tội phạm xã hội hay một
nhóm tội phạm nào đó với tư cách là đối tượng của kiểm soát xã hội đối với tội
phạm mà chưa đưa ra được cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống
kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội có đủ khả năng huy động sức mạnh
tổng họp của mọi cá nhân, tổ chức vào hoạt động kiểm soát tội phạm xã hội phù
hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
2. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

a. S ự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xã hội đương đại, bất kì quốc gia nào cũng luôn giành ưu tiên cho
hoạt động đảm bảo các quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Một
trong các quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức luôn được các quốc gia coi trọng là
quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm. Đe thực hiện tốt điều đó, các quốc gia
luôn nỗ lực thực hiện tốt việc kiểm soát xã hội về tội phạm, đảm bảo hạn chế
đến mức thấp nhất số lượng tội phạm xảy ra trong xã hội. Một hệ thống kiểm
soát xã hội về tội phạm chỉ hoạt động có hiệu quả khi phát huy được tốt nhất vai
trò của tất cả các yếu tố cấu thành mà trước hết là hiệu quả hoạt động của các cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như của các thiết chế xã hội khác. Chỉ
8


trên cơ sở một nền tảng chính sách, pháp luật đúng đắn và phù hợp, cùng với
một cơ chế phối hợp đồng bộ và hiệu quả của các cơ quan, tổ chức và mọi công
dân trong xã hội thì mới có thể kiểm soát có hiệu quả tội phạm trong xã hội.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống kiểm soát xã
hội đối với tội phạm xã hội ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế” là cần thiết vì những lí do sau đây:

về lí luận: Lí luận về phòng, chống tội phạm và kiểm soát xã hội đã được
các nước phát triển hoàn thiện ở mức độ rất cao và áp dụng vô cùng hiệu quả
trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội, trong khi ở nước ta, lí luận về
vấn đề này còn chưa phát triển thậm chí còn nhiều nội dung rất xa lạ với chúng
ta. Trong lĩnh vực này, về mặt lí luận chúng ta đang có khoảng cách khá xa so
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở Việt Nam, khái niệm “Kiểm soát
xã hội đối với tội phạm xã hội” là một khái niệm còn rất mới. Lí luận về kiểm
soát xã hội đối với tội phạm xã hội chưa được xây dựng vì vậy không có cơ sở lí
luận định hướng cho hoạt động của các thiết chế trong xã hội, nhất là hoạt động
của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như các thiết chế xã hội khác
phục vụ hoạt động kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội.
Hoàn thiện lí luận khoa học, đặc biệt là lí luận về kiểm soát xã hội đối với
tội phạm xã hội là vô cùng cần thiết làm nền tảng, cơ sở cho việc xây dựng và
hoàn thiện một hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội, đảm bảo kiểm
soát xã hội đối với tội phạm có hiệu quả, tạo niềm tin cho hợp tác phát triển kinh
tế.
Chính sách, pháp luật của nước ta chưa đồng bộ và chưa tạo hiệu quả cho
hoạt động kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội. Chưa có định hướng rõ
ràng, cụ thể cho hoạt động kiểm soát tội phạm xã hội của các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp cũng như các thiết chế xã hội khác. Trong xã hội, tồn tại phổ
biến quan niệm cho rằng, kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội là nhiệm vụ
riêng của các cơ quan tư pháp hình sự. Vì thế, chưa huy động được sức mạnh

9


tổng hợp của mọi thiết chế và nhân dân trong xã hội tham gia vào hoạt động
kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội.
về thực tiễn: Ở nước ta chưa hình thành một cơ chế kiểm soát xã hội đối
với tội phạm. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong kiểm soát xã hội đối với

tội phạm còn mang tính địa phương cục bộ, kém hiệu quả. Hoạt động của cơ
quan lập pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kiểm soát xã hội đối
với tội phạm xã hội. Cơ quan hành pháp cũng như các thiết chế xã hội còn ảnh
hưởng nặng nề bởi tư tưởng coi hoạt động kiểm soát xã hội đối với tội phạm là
hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự nên chưa thực sự tham gia tích cực
vào hoạt động này. Điều đó làm giảm đáng kể hiệu quả của hoạt động kiểm soát
xã hội đối với tội phạm. Việc tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ
quan, tổ chức trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm, tìm hiểu các ưu, nhược
điểm trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức để giúp họ khắc phục nhược
điểm, phát huy ưu điểm, tăng cường hiệu quả hoạt động trong kiểm soát xã hội
đối với tội phạm do vậy là việc làm vô cùng cần thiết.
b. Tỉnh cấp bách của việc nghiên cứu đề tài
Như trên đã phân tích, chúng ta chưa có một cơ chế phối hợp thực sự đồng
bộ và hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức trong kiểm soát xã hội đối với tội
phạm. Điều này đã tác động tiêu cực đến tình hình tội phạm nước ta và làm cho
tình hình tội phạm ở nước ta hiện đang rất khó kiểm soát và đang diễn biến rất
phức tạp. Chỉ tính từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đến nay, cả
nước đã phát hiện hơn 310.000 vụ phạm tội, trong đó số phạm tội về trật tự xã
hội chiếm khoảng 67%, phạm tội về kinh tế, chức vụ chiếm khoảng 19% và các
tội phạm về ma túy chiếm khoảng 14%. Trung bình

mỗinăm xảyra khoảng

60.000 vụ phạm tội. Tội phạm xảy ra chủ yếu ở địa bàn thành phố, đặc biệt là
các thành phố lớn. Chỉ tính riêng năm thành phố lớn trên cả nước đã có số lượng
vụ phạm tội bị phát hiện chiếm 25 đến 30% tổng số vụ phạm tội. Các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe danh dự của con người đang gây ra những tổn thất

10



nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe của người dân. Các loại tội phạm có tổ
chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng
ngày cảng gia tăng, phương thức và thủ đoạn thực hiện tội phạm ngày càng tinh
vi, xảo quyệt. Nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động với tính chất,
mức độ khá nguy hiểm, đặc biệt là được trang bị những vũ khí nguy hiểm như
súng đạn, sẵn sàng chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng khi bị phát hiện
và bị truy bắt. Tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng cũng có diễn biến
hết sức phức tạp theo chiều hướng gia tăng, trong đó có những vụ việc không
chỉ gây nguy hại rất lớn về tài sản cho xã hội, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng
tới uy tín của nhà nước, của cán bộ, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư nước
ngoài, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tội phạm gia tăng
về cả số lượng và tính chất, mức độ nguy hiểm đã và đang gây ra những thiệt hại
nặng nề về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức trong xã hội, gây mất trật tự, an toàn xã hội, gây tâm lí hoang
mang trong dân cư, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hội nhập quốc tể.
Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta phải cấp bách nghiên cứu lý luận cũng
như hoàn thiện hệ thống kiểm soát xã hội về tội phạm, đảm bảo kiểm soát xã hội
đối với tội phạm có hiệu quả, góp phần giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội,
bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như các quyền và lợi ích cơ
bản của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
c. Ỷ nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tri thức quan trọng bổ sung cho
kho tàng tri thức Việt Nam về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội - một
mảng lí luận cơ bản mà Việt Nam còn chưa nghiên cứu. Đây sẽ là những nền
tảng tri thức quan trọng định hướng cho việc nghiên cứu hoàn thiện lí luận về
hoạt động của các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp cũng như các thiết chế
xã hội khác, đảm bảo tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan này cũng

11



như sự phối kết hợp của các cơ quan đó trong hoạt động kiểm soát xã hội đối
với tội phạm xã hội.
Đề tài là báo cáo đánh giá thực trạng và hiệu quả của hệ thống kiểm soát xã
hội đối với các loại tội phạm xã hội của nước ta hiện nay, làm rõ các ưu, nhược
điểm để từ đó đề ra các biện pháp khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm,
tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát xã hội đối với tội phạm.
Đề tài dự báo tình hình tội phạm xã hội của nước ta trong 10 năm tới.
Đề tài kiến nghị lên Chính Phủ về xây dựng mô hình hệ thống kiểm soát và
phòng ngừa xã hội đối với các loại tội phạm bao gồm các quan điểm, chính
sách, các giải pháp về định chế pháp luật cũng như các thiết chế tổ chức và cơ
chế thực hiện đến 2020.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng trong đào tạo cán bộ chuyên
ngành liên quan đến hoạt động kiểm soát xã hội đối với tội phạm.
3. M ục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát: Xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội, đồng bộ, phối hợp
chặt chẽ, linh hoạt của các bộ phận, các khâu và đạt hiệu quả cao trong phòng
chống tội phạm xã hội, có đủ khả năng huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã
hội vào hoạt động kiểm soát tội phạm xã hội, nhằm phát hiện sớm, ngăn ngừa,
kiềm chế sự gia tăng và giảm bớt tội phạm xã hội.
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể
như sau:
-

Xây dựng hệ thống quan điểm, luận cứ khoa học về hệ thống kiểm soát và

phòng ngừa xã hội đối với các loại tội phạm trong điều kiện xây dựng Nhà nước

pháp quyền;

12


- Làm rõ cơ sở lý luận vê hệ thông kiêm soát và phòng ngừa xã hội đôi với
các loại tội phạm xã hội của quốc gia đang phát triển.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả hệ thống kiểm soát và phòng ngừa xã hội
đối với các loại tội phạm ở nước ta hiện nay; phân tích, đánh giá tồn tại và
nguyên nhân.
- Dự báo tình hình tội phạm xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế.
- Đề xuất mô hình hệ thống kiểm soát và phòng ngừa xã hội đối với các
loại tội phạm nhằm hạn chế sự gia tăng tội phạm, tiến tới kiềm chế và giảm bớt
các loại tội phạm trong giai đoạn đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Đe tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:
-

Xây dựng đề cương chi tiết;

- Tổng thuận tài liệu, dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài;
-

Các chuyên đề nghiên cứu, bao gồm:

Nhánh 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội (13 chuyên đề)
1. Khái quát về hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội.

2. Vai trò của chính sách và pháp luật trong kiểm soát xã hội đối với tội
phạm xã hội.
3. Vai trò của các loại quy phạm xã hội trong kiểm soát xã hội đối với tội
phạm xã hội.
4. Chủ thể, nội dung và phương thức kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội.
5. Tội phạm xã hội - Đối tượng của kiểm soát xã hội.

13


6. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống kiểm soát xã hội đối
với tội phạm xã hội.
7. Những đăc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
ở Việt Nam hiện nay ảnh hưởng đến kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội.
8. Kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế.
9. Cơ chế phối hợp hoạt động giữa các thiết chế Nhà nước trong hệ thống
kiểm soát tội phạm xã hội.
10. Cơ chế phối họp hoạt động giữa các thiết chế xã hội trong hệ thống
kiểm soát tội phạm xã hội.
11. Cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà nước với các thiết chế xã hội
trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội.
12. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong hệ thống kiểm soát xã hội đối
với tội phạm xã hội.
13. Hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội (Tiêu chí đánh giá
hiệu quả kiểm soát xã hội đổi với tội phạm xã hội)
Nhảnh 2: Kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của Quốc hội (7 chuyên đề)

1. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của Quốc hội.
2. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động hoạch định chính sách và hoạt động lập
pháp của Quốc hội.
3. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội trong hoạt động giám sát của Quốc hội.
4. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm
thông qua hoạt động của Quốc hội.

14


5. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động của Quốc hội đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
6. Thực trạng và hiệu quả phối hợp hoạt động giữa Quốc hội với các cơ
quan Nhà nước trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội.
7. Mô hình kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
hoạch định chính sách, hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhảnh 3: Kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương và các cơ quan truyền thông đại
chúng (15 chuyên đề)
1. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của Chính phủ.
2. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của Chính phủ.
3. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã

hội thông qua hoạt động của Chính phủ.
4. Các giải pháp tăng cường hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội trong hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế.
5. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của các bộ.
6. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của các Bộ.
7. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội thông qua hoạt động của các bộ.

15


8. Các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các bộ nhằm đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
9. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của chính quyền địa phương.
10. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của chính quyền địa phương.
11. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động của chính quyền
địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
12. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của các cơ quan truyền thông đại chúng.
13. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của các cơ quan truyền thông đại chúng.
14. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm
thông qua hoạt động của các cơ quan truyền thông đại chúng.

15. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động của các cơ quan
truyền thông đại chúng nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
N hánh 4: Kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của các cơ quan bảo vệ pháp luật (22 chuyên đề)
1. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của cơ quan công an và các cơ quan điều tra.
2. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội của Cơ quan điều tra.
3. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội thông qua hoạt động của Cơ quan điều tra.
4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động của các Cơ quan
điều tra trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
16


5. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của Viện kiểm sát.
6. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội của Viện kiếm sát.
7. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội thông qua hoạt động của cơ quan công tố.
8.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động của Viên kiểmsát
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

9. Lý luận về kiểm soát xã hội đổi với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của Toà án.
10. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm

xã hội của Tòa án.
11. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội thông qua hoạt động của Tòa án.
12. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động của Tòa án trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
13. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của Cơ quan thi hành án.
14. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội của Cơ quan thi hành án hình sự.
15. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội thông qua hoạt động của Cơ quan thi hành án hình sự.
16. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động của Cơ quan thi
hành án trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
17. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của các Cơ quan bổ trợ tư pháp.
18. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội của các cơ quan bổ trợ tư pháp.
19. Kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã
hội thông qua hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp.


17


20. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động của Cơ quan bổ
trợ tư pháp trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
21. Thực trạng và hiệu quả phối hợp hoạt động giữa các cơ quan bảo vệ
pháp luật trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội.
22. Mô hình kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của các cơ quan bảo vệ pháp luật đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị

trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhánh 5: Kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của các thiết chế xã hội (11 chuyên đề)
1. Lý luận về kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt
động của các thiết chế xã hội.
2. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
3. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
4. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
5. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của các tổ chức khác trong hệ thống chính
trị và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đó đáp
18


ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
6. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đó đáp ứng yêu
cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
7. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua hoạt động của các tổ chức tôn giáo và các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đó đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
8. Thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
xã hội thông qua nhà trường, gia đình, cộng đồng dân cư và các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế đó đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
9. Thực trạng và hiệu quả phối hợp hoạt động của các thiết chế xã hội
trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội.
10. Thực trạng và hiệu quả phối hợp hoạt động của các thiết chế xã hội với
các thiết chế nhà nước trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội.
11. Mô hình kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua hoạt động
của các thiết chế xã hội đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề độc lập (8 chuyên đề)
1. Tinh hình tội phạm xã hội ở Việt Nam hiện nay và tác động của nó đối
vơi xã hội.
2. Nguyên nhân của tội phạm xã hội ở Việt Nam.

19


3. Dự báo tình hình tội phạm xã hội ở Việt Nam đến năm 2020 và các giải
pháp phòng ngừa tội phạm xã hội trong giai đoạn tới.

4. Thực trạng và hiệu quả hợp tác quốc tế trong kiếm soát xã hội đối với tội
phạm xã hội.
5. Đánh giá hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
6. Mô hình kiểm soát xã hội đối với tội phạm xã hội thông qua các quy
phạm xã hội.
7. Mô hình hoạt động của các thiết chế nhà nước trong hệ thống kiểm soát
xã hội đối với tội phạm xã hội đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
8. Mô hình hoạt động của các chủ thể trong hệ thống kiểm soát xã hội đối
với tội phạm xã hội đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

a. Cách tiếp cận đề tài
Đề tài được triển khai theo cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc và cách tiếp
cận liên ngành khoa học trên nền tảng của khoa học quản lí xã hội, quản lí nhà
nước, xã hội học và khoa học về tội phạm.
b. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến kiểm soát xã
hội đối với tội phạm xã hội. Đe tài cũng tiếp thu có chọn lọc các kết quá nghiên
cứu của các học giả trong và ngoài nước về kiểm soát xã hội đối với tội phạm.
20



×