Tải bản đầy đủ (.pdf) (480 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo đảm thi hành quy định của hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự, chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.84 MB, 480 trang )

V-

:V ộ :;-

’>•* 2 • ''

I

L i

\

ĩ ì f
" í: >

.: í

'

.





1 tp

a

rụ i H~V



:

Ị".

1>ộ

2’

»

'Y

L ' ' \ -■



"

( <'! y . \ .

(

. .- ỉ

Ị»..."

. <í l i

' ị ú


,




> 1 ỉ "■



r

ị-ỉ1
t

*

íè íỆ -N

>íỊ

,

k!



liu*

1•


V‘: V

v' i

Ỉ--

-'>í

ị.'.s. :ỉ h

.

\

■ i :*J 6

.

:

i.í-t *



ỉ: h ú p
i .

■■ rỉ
.i


'OI

ĨV ịjilử?y


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








BAO CAO KẼT QUA
ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu KHOA HỌC CẤP B ộ
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ T H ự C TIỄN XÂY D ựN G , HOÀN THIỆN






'



NĂM 2013 VÈ CÁC QUYỀN DÂN s ự , CHÍNH TRỊ


Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

GS-TS THÁI VĨNH THẮNG

r s V i Thị

THUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC L U Ậ IH À NỘI
PHÒNG ĐỌC
3 3 3 __ _

Hà Nội 2017

Anh


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA T H ự C H IỆN ĐÈ TÀI
Chủ nhiệm đề tài:
T hư ký đề tài:

GS-TS Thái Vĩnh Thắng
T h .s M ai Thị Mai
T h .s Thái Thị Thu T rang

Những người tham gia thực hiện đề tài:

STT

Người tham gia

Nội dung công việc

1

GS-TS Thái Vĩnh Thắng

Chuyên đề 1,2

2

PGS-TS Nguyễn Văn Động

Chuyên đề 3

3

PGS-TS Tô Văn Hòa

Chuyên đề 4

4

PGS-TS Vũ Công Giao,
Th.s Nguyễn Minh Tâm

Chuyên đề 5


5

PGS-TS Nguyễn Thị Hồi

Chuyên đề 6

6

TS Nguyễn Minh Tuấn

Chuyên đề 7

7

Th.S- NCS Thái Thị Thu Trang

Chuyên đề 8

8

Th.s- NCS Mai Thị Mai

Chuyên đề 9

9

GS-TS Nguyễn Đăng Dung

Chuyên đề 10


10

PGS-TS Đặng Minh Tuấn

Chuyên đề 11

11

TS Hoàng Minh Hiếu

Chuyên đề 12

12

PGS-TS Hà Mai Hiên

Chuyên đề 13

13

PGS-TS Đỗ Thị Phượng

Chuyên đề 14

14

PGS-TS Bùi Thị Đào

Chuyền đề 15



M ỤC L Ụ C

STT

TÊN CHƯƠNG, MỤC

Sô trang

PHAN I: BAO CAO TO N G QUAN
A: PHẦN M Ở ĐẦU

1

1

Tính câp thiêt của đê tài nghiên cứu

1

2

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2

3

Phương pháp nghiên cứu


3

4

Câu trúc và nội dung cơ bảm của đê tài

4

5

Những đóng góp mới của đê tài

5

B: NÔI DUNG

6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌN H HÌNH NGHIÊN

6



CỨU ĐÈ TÀI
1.1

Tình hình nghiên cứu trong nước


6

1.2

Tình hình nghiên cứu ở nưãc ngoài

25

1.3

Đánh giá tình hình nghiên cứu đê tài

30

CHƯƠNG II: NHỮNG YẤN ĐÊ LÝ LUẬN c ơ BẢN

32

VÈ CÁC QUYỀN DÂN s ự , CH ÍN H TRỊ
2.1

Khái niệm, đặc điêm, phân loại các quyên dân sự và

32

chính trị
2.2

Nội dung các quyên dân sự, chính trị, theo công ước quôc


43

tế về các quyền dân sự và diính trị năm 1966
2.3

Nội dung các quyên dân sự chính trị theo các Hiên pháp

61

Việt Nam năm 1946, 1959,1980, 1992, 2013
2.4
2.5

Kinh nghiệm một sô nước trên thê giới trong việc thực thi
các quyền dân sự, chính tiị của con người và công dân
Kinh nghiệm một sô nước ASEAN trong việc thực thi các

67
74

quyền dân sự, chính trị của con người và công dân
CHƯƠNG III: T H ự C TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT

79

NAM HIỆN NAY TRONG V IỆC ĐẢM BẢO T H ự C
HIỆN CÁC QUYÈN DẪN s ự , CHÍNH TRỊ THEO
HIẾN PHÁP NĂM 2013
3.1


Thực trạng thực hiện các quyên dân sự và chính trị của
con người và công dân theo Hiến pháp năm 2013
iii

79


3.2

Xác lập các nguyên tăc và tiêu chí đảm bảo thực hiện các

82

quyền hiến định về dân sự và chính trị của con người và
công dân
3.3

Các điêu kiện, cơ chê thực hiện pháp luật đảm bảo thực

88

hiện các quyền hiến định về dân sự và chính trị
3.4

Nhu câu xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo thực

95

hiện các quyền dân sự và chính trị
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ G IẢ I PHÁP


103

XÂY D ựN G VÀ HOÀN TH IỆN PHÁP LUẬT ĐẢM
BẢO T H ự C HIỆN CÁC QUYỀN DÂN s ự VÀ
CHÍNH TRI THEO HIÉN PHÁP NẢM 2013


4.1

Cơ sở lý luận ,thực tiên của việc xây dựng và hoàn thiện

103

pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện các quyền dân sự,
chính trị trong Hiến pháp năm 2013
4.2

Những định hướng cơ bản trong việc xây dựng và hoàn

106

thiện pháp luật đảm bảo thực hiện các quyền dân sự,
chính trị theo Hiến pháp năm 2013
4.3

Những giải pháp cơ bản trong việc xây dựng và hoàn

109


thiện pháp luật đảm bảo các quyền dân sự, chính trị theo
Hiến pháp năm 2013
4.3.1 Hoàn thiện pháp luật dân sự và tô tụng dân sự đảm bảo

109

thực hiện các quyền dân sự của con người và công dân.
4.3.2 Hoàn thiện pháp luật hình sự và tô tụng hình sự đảm bảo

116

thực hiện các quyền dân sự và chính trị của con người và
công dân.
4.3.3 Hoàn thiện pháp luật hành chính và tô tụng hành chính

122

đảm bảo thực hiện các quyền dân sự và chính trị của con
người và công dân.
4.3.4 Hoàn thiện thiêt chê bảo vệ quyên con người

127

4.3.5 Mở rộng các hình thức tuyên truyên, giáo dục pháp luật vê

132

quyền con người, quyền công dân cho nhân dân.
IV



PHAN II: CAC BAO CAO CHUYEN ĐE
1

Khái niệm, đặc điêm, phân loại các quyên dán sự và chính

132
132

trị
GS-TS Thái Vĩnh Thắng
2

Nội dung các quyên dân sự, chính trị, theo Công ước quôc

150

tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
GS-TS Thái Vĩnh Thảng
3

Nội dung các quyên dân sự chính trị theo các Hiên pháp

176

Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
PGS-TSNguyễn Văn Động
4

Kỉnh nghiệm một sô nước trên thê giới trong việc thực thi


193

các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân
PGS-TSTÔ Văn Hòa
5

Kinh nghiệm một sô nước ASEAN trong việc thực thi các

205

quyển dân sự, chính trị của con người và công dân.
PGS-TS Vũ Công Giao, Th.s. Nguyễn Minh Tâm
6

Thực trạng thực hiện các quyên dân sự và chính trị của

233

con người và công dân theo Hiến pháp năm 2013
PGS-TS Nguyễn Thị Hồi
7

Xác lập các nguyên tăc và tiêu chí đảm bảo thực hiện các

259

qưyền hiến định về dãn sự và chỉnh trị của con người và
công dân.
8


TS Nguyễn Minh Tuấn

Các qưyên dân sự ( các quyên tự do dân chủ và tự do cá

273

nhân) và các điều kiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp
luật đảm bảo thực hiện - Th.s Thái Thị Thu Trang
9

Các quyên chính trị và các điêu kiện pháp luật đảmbảo

298

thực hiện ở Việt Nam hiện nay- Th.s Mai thị Mai
10

Nhu câu xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo thực

323

hiện các quyền dân sự và chính trị.
GS-TS Nguyễn Đăng Dung
11

Cơ sở lý luận ,thực tiên của việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện các qưyền dân sự,
chính trị trong Hiến pháp năm 2013
PGS-TS Đặng Minh Tuấn


336


12

Những định hướng và những nguyên tãc cơ bản trong

355

việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo thực hiện
các quyền dân sự, chính trị theo Hiến pháp năm 2013
TS Hoàng Minh Hiếu
13

Hoàn thiện pháp luật dân sự và tô tụng dân sự đảm bảo

378

thực hiện các quyền dân sự và chính trị của con người và
công dân 14

PGS-TS Hà Mai Hiên

Hoàn thiện pháp luật hình sự và tô tụng hình sự đảm bảo

395

thực hiện các quyền dân sự và chính trị của con người và
công dân 15


PGS-TS Đ ỗ Thị Phượng

Hoàn thiện pháp luật hành chính và tô tụng hành chính

413

đảm bảo thực hiện các quyền dân sự, chính trị của con
người và công dân - PGS-TS Bùi Thị Đào
PHAN III: CAC CONG TRINH ĐA CONG BO, TAI

436

1.

LIÊU
• THAM KHẢO VÀ PHU LUC
Các công trình của nhóm thực hiện đềtài đã công bố

436

2

Tài liệu tham khảo, phụ lục

437







PHẦN M Ở ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT, Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ T H ự C TIỄN CỦA

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hiến pháp, luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất là kết
tinh tinh thần pháp luật của Quốc gia, kết tinh các giá trị nhân văn, tiến bộ và
văn minh của xã hội, kết tinh ý chí , nguyện vọng cao cả của nhân dân. Hiến
pháp Việt Nam năm 2013 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong tư duy
lập hiến Việt Nam. Nếu Hiến pháp năm 1992 đã đồng nhất quyền con người
và quyền công dân thì Hiến pháp năm 2013 đã phân biệt hai khái niệm này và
tên gọi của chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được chuyển
thành “ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Từ vị trí
là chương nãm trong Hiến pháp, chế định này được chuyển về vị trí chương
hai. Việc quy định quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân ở
một trong những chương có vị trí hàng đầu thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm
chính trị của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền con người và công dân.
Theo Hiển pháp năm 2013 các quyền về dân sự, chính trị được ghi nhận bao
gồm: Quyền sống của con người ( Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra
tấn, bạo lực,, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm
phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ( Điều 20); quyền bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, quyền
bảo vệ danh dự, uy tín của mình, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và
các hình thủc trao đổi thông tin khác ( Điều 21); quyền có nơi ở của công dân
và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mỗi người ( Điều 22); quyền tự do

đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về
nước theo quy định của pháp luật ( Điều 23); quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo bình đẳng trước
pháp luật ( Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
lập hội, biểu tình ( Điều 25); quyền bình đẳng nam, nữ; quyền bình đẳng giới (
Điều 26); quyền bầu cử, ứng cử của công dân ( Điều 27); quyền của công dân
tham gia quản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ
quan nhà nuớc về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước ( Điều 28),
1


qụyền biểu quyết của công dân khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân ( Điều
29); quyền khiếu n ạ i , tố cáo của mọi người với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (
Điều 30); quyền suy đoán vô tội và được xét xử công bằng; quyền được bồi
thường thiệt hại về vật chất,tinh thần và phục hồi danh dự ( Điều 31). Đặc biệt
vói Hiến pháp năm 2013, một số quyền của con người và công dân , trong đó
có các quyền dân sự và chính trị lần đầu tiên được ghi nhận trong luật cơ bản
của nhà nước: mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật
bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật ( Điều 19); Công dân
có quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); Mọi người có quyền được
hường thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử
dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); Công dân có quyền xác định dân tộc của
mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp ( Điều 42); Mọi
người có quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi
trường ( Điều 43); Quyền được hiến mô, các bộ phận cơ thể người, hiến xác (
Khoản 3 Điều 20).
Với các quy định trên đây, Hiến pháp năm 2013 chứa đựng nhiều tư
tưởng tiến bộ về quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Trong đó các
quy định về các quyền dân sự, chính trị có nhiều sự đổi mới, phát triển hết sức

quan trọng, từ nội dung quy định đến kỹ thuật thể hiện và cách thức thi hành.
Yêu cầu tất yếu hiện nay là làm sao thể chế hóa một cách đầy đủ, toàn diện
các quyền đó vào các đạo luật tương ứng. Đây là công việc cấp bách và có
liên quan tới phạm vi rộng các văn bản luật trong hệ thống pháp luật của Việt
Nam. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài có tính cấp thiết cao, đáp ứng nhu cầu
về lý luận và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, góp phần thực hiện công việc
quan trọng và ý nghĩa trên đây một cách hệ thống, toàn diện và khoa học, làm
cho việc đảm bảo các quyền dân sự và chính trị hiến định của con người và
công dân được thực hiện một cách căn cơ, có hệ thống, đầy đủ, toàn diện và
bền vững.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM v ụ CỦA ĐỀ TÀI






2.1 Muc tiêu của đề tài
Phân tích làm sáng tỏ nhu cầu, chỉ ra được định hướng và giải pháp xây
đựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo việc thi hành các quvền dân sự và
chính trị trong Hiến pháp năm 2013.
2


2.2

Nhiêm vu của đề tài





1. Làm rõ được nội hàm các quyền dân sự, chính trị quy định trong Hiến
pháp năm 2013;
2. Phân tích làm rõ những thành tựu đã đạt được và những hạn chế và bất
cập còn tồn tại của hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện
các quyền hiến định về dân sự và chính trị của con người và công dân ở Việt
Nam hiện nay;
3. Chỉ ra được các đạo luật cụ thể cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới để thực hiện các quyền dân sự, chính trị được quy định bởi Hiến pháp
năm 2013;
4. Đe xuất được định hướng, các nguyên tắc và cơ cấu các chế định của
các đạo luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Đe tài được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt
Nam về quyền con người, quyền công dân, pháp luật quốc tế về nhân quyền.
Đề tài được tiếp cận theo phương pháp hệ thống liên ngành khoa học xã hội và
nhân văn,liên ngành, đa ngành luật học. Các phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể được áp dụng bao gồm:
- Phương pháp mô tả và phân tích được áp dụng để tìm hiểu các quy
định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người, quyền
công dân;
- Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh pháp luật quốc gia với
pháp luật quốc tế, so sánh các quy định của các bản Hiến pháp nước ta về
quyền con người, quyền công dân, so sánh pháp luật các nước trong khu vực
và trên thế giới;
- Phương pháp phân tích, tổng họp, so sánh và trừu tượng hóa được áp
dụng để xây dựng các khái niệm về quyền dân sự, chính trị và từng khái niệm
các quyền cụ thể trong lĩnh vực các quyền dân sự, chính trị;

- Phương pháp lịch sử được áp dụng để nghiên cứu lịch sử hình thành và
phát triển của các quyền dân sự, chính trị;
- Phương pháp điều tra xã hội học được áp dụng để nghiên cứu các ý kiến
khác nhau trong xã hội về các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền
công dân;
3


- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được áp dụng để trao đổi, tọa đàm
với các chuyên gia pháp luật về các vấn đề có ý kiến khác nhau trong lĩnh vực
các quyền dân sự, chính trị;
- Phương pháp khảo cứu tài liệu thứ cấp được áp dụng trong việc phân tích
và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân.

4.CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN c ứ u
Cấu trúc của đề tài gồm phần mở đầu và nội dung. Nội dung đề tài được
cấu trúc thành 4 chương:
- Chương 1: Tồng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Chương này phân
tích các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài
nghiên cứu, đánh giá những kết quả nghiên cứu đạt được, chỉ ra những kết quả
nghiên cứu có thể kế thừa và phát triển, đồng thời chỉ ra những điểm mới của
đề tài nghiên cứu.
- Chương 2: Những vẩn đề lý luận cơ bản về các quyền dân sự, chỉnh
trị. Nội dung của chương 2 là phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về các
quyền dân sự , chính trị của con người và công dân như khái niệm các quyền
dân sự, chính trị, đặc điểm của các quyền dân sự, chính trị, phân biệt các
quyền chính trị với các quyền dân sự, phân loại các quyền dân sự , chính trị,
phân tích giá trị xã hội của các quyền dân sự, chính tri, nói riêng và các quyền
con người nói chung. Chương này cũng phân tích nội dung cơ bản của các
quyền dân sự, chính trị theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị

năm 1966, phân tích nội dung cơ bản của các quyền dân sự chính trị được quy
định trong các Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là Hiến pháp hiện hành năm
2013.Chương này cũng nghiên cứu một số kinh nghiệm của các nước trên thế
giới và trong khu vực về thực thi các quy định của hiến pháp về các quyền dân
sự và chính trị mà Việt Nam có thể nghiên cứu, áp dụng.
- Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay trong việc đảm
bảo thực hiện các quyền dân sự và chính trị theo Hiến pháp 2013. Chương
này phân tích những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong những năm gần
đây ừong việc triển khai thực hiện các quyền dân sự , chính trị của con người
và công dân theo Hiến pháp năm 2013, đồng thời cũng chỉ ra những khiếm
khuyết,hạn chế trong các quy định của pháp luật và thực thi pháp luật, trong
sự so sánh đối chiếu với các quy định và thực tiễn thi hành của luật nhân
quyền quốc tế.
4


- Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật đảm
bảo thực hiện các quyền dân sự, chính trị theo Hiến pháp năm 3013. Nội
dung chương 4 là những đề xuất về phương hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, dân sự và tố tụng dân sự, hành chính và
tố tụng hành chính nhằm đảm bảo thi hành các quy định của Hiến pháp năm
2013 về các quyền dân sự, chính trị. Trong phần này nhóm tác giả đề tài cũng
kiến nghị thành lập các thiết chế cần thiết để thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm các
quyền con người và công dân như thành lập ủ y ban nhân quyền quốc gia, xây
dựng cơ chế bảo hiến có hiệu quả.
5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP M Ớ I CỦA ĐÈ TÀI NGHIÊN CƯU

- Dựa trên nội dung của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

và các công trình nghiên cứu về quyền dân sự chính trị, đề tài đã xây dựng
được các khái niệm quyền dân sự, quyền chính trị một cách chính xác và phù
hợp với Luật nhân quyền quốc tế;
- Lần đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam, nhóm đề tài đã phát
hiện và chứng minh rằng, khác với đa số các nước khác, ở Việt Nam, một số
quyền chính trị không xuất hiện muộn hơn các quyền dân sự mà xuất hiện
trước hoặc xuất hiện đồng thời là cơ sở để hình thành các quyền dân sự.
- Đe tài đã đánh giá được những điểm tiến bộ vượt bậc của Hiến pháp
năm 2013 trong các quy định về quyền con người, quyền công dân nói chung ,
quyền dân sự và chính trị nói riêng;
- Đề tài đã chỉ ra được những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam
hiện nay ( Luật hình sự và tố tụng hình sự, Luật dân sự và tố tụng dân sự, Luật
hành chính và tố tụng hành chính và các luật chuyên ngành khác) trong việc
đảm bảo thực hiện các quyền dân sự và chính trị theo Hiến pháp năm 2013;
- Đề tài đã đề xuất được một số phương hướng và giải pháp nhằm xây
dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện các
quyền dân sự và chính trị của con người và công dân phù hợp với Hiến pháp
Việt Nam và Luật nhân quyền quốc tế.
- Qua hoạt động điều tra xã hội học, nhóm tác giả nhận thấy ràng ý thức
pháp luật về các quyền dân sự và chính trị của nhiều công dân còn thấp vì vậy
cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền , giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao hơn nữa ý thức pháp luât về quyền con người, đặc biệt là ý
thức pháp luật về các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân.
5


-

Đề tài kiến nghị cơ quan lập pháp Việt Nam khẩn trương ban hành


Luật về Hội, Luật biểu tình và Luật bảo vệ bí mật đời tư. Đối với Luật về Hội
cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hội có tư cách pháp nhân cũng như hội
không có tư cách pháp nhân cùng hoạt động để phát huy sức mạnh cộng đồng
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng xã hội dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiều hội ở Việt Nam đóng góp vai trò
rất lớn cho sự phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, môi
trường. Nhiều hội tham gia vào các hoạt động quốc tế như Hội luật gia Việt
Nam tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền công dân,
đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới, có mối
liên hệ mật thiết với Hội luật gia dân chủ thế giới và được Hội luật gia dân chủ
thế giới giúp đở về kinh phí để tổ chức một số hội thảo khoa học quốc tế.
Luật về hội cần tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để cho các hoạt động
như vậy được tiếp tục phát triển. Quyền lập hội là quyền con người nên Luật
về hội cũng phải khẳng định quyền này là quyền của mọi người để pháp luật
Việt Nam không trái với pháp luật quốc tế. Đối với Luật biểu tình, nhóm đề tài
kiến nghị Quốc hội phải khẩn trương ban hành luật này vì sau vụ Công ty
Formosa đổ chất thải độc ra biển làm cá bốn tỉnh miền Trung bị chết và môi
trường biển bị ô nhiểm nặng thì hiện tượng biểu tình ở Hà Tỉnh và một số địa
phương khác đã liên tiếp nổ ra. Đây là quyền hiến định của công dân nên cần
có luật để đảm bảo thực hiện quyền này của công dân đồng thời có các quy
định cụ thể để các cơ quan bảo vệ trật tự xã hội, trật tự pháp luật, thuận lợi
trong việc duy trì trật tự xã hội, trật tự pháp luật.

6


CHƯƠNG I
TỎNG QUAN VÈ TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhiều chủ đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài Cơ sở lý luận

và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật đảm bảo thỉ hành quy định của
Hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự, chính trị đã được một số tác giả đề
cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình:
- PGS-TS Tường Duy Kiên (Chủ nhiệm đề tài), Bảo đảm quyền dân sự,
chính trị trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, Đe tài nghiên cứu cấp cơ sở,
bảo vệ năm 2010, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong công trình
nghiên cứu này nhóm tác giả đã chỉ ra những thành tựu đã đạt được của Việt
Nam trong việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị của con người và công
dân và chỉ ra những hạn chế, bất cập trong pháp luật và thực tiễn về việc bảo
vệ các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân, đối chiếu với Công
ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966 và các công ước khác
của Luật nhân quyền quốc tế.
- Trung tám nghiên cứu quyền con người& quyền công dân - Giới thiệu
công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR,1966) do nhóm tác
giả Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên biên soạn, Nxb. Hồng
Đức, 2012. Đây là công trình nghiên cứu kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập
ICCPR, giới thiệu khá đầy đủ nội dung các quy định của ICCPR, kèm theo
các bình luận chung của HRC1 và các phán quyết của HRC liên quan đến các
vụ kiện cụ thể về việc vi phạm nhân quyền mà nạn nhân là các công dân của
các quốc gia đã tham gia ICCPR và tham gia Nghị định thư bổ sung thứ nhất
(OP1- 1966).
- PGS-TS Vũ Công Giao —Chế định quyền con người, quyền công dân
trong Hiển pháp năm 2013 ( trong cuốn Bình luận khoa học Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam năm 2013 của Viện chính sách công và pháp luật, do GSTS Đào Trí ú c và PGS-TS Vũ Công Giao đồng chủ biên, Nxb. Lao động Xã
hội, 2014. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích những
điểm mới của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân trong Hiến pháp năm 2013. Đặc biệt tác giả lưu ý đến Hiến pháp năm
1 H u m a n R e s o u rc e s C lu b

'7



2013 đã không đồng nhất quyền con người và quyền công dân như ở Điiều 50
Hiến pháp 1992 mà đã thay thể nhiều quy định của Hiến pháp trước đâiy chỉ
quy đinh cho công dân thì nay chủ thể hưởng quyền là “ tất cả mọi ng ười” ,
trước đây, theo Hiến pháp năm 1992, chỉ đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng ỎYĐiều
50 thì nay, theo Hiến pháp năm 2013, ba nghĩa vụ mà nhà nước xác địmh cho
mình là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người và công dân. Tác
giả đã phân tích những triển vọng, thách thức và giải pháp thực thi chể định
quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013;
-

PGS-TS Phạm Hữu Nghị - về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ

bản của công dân (trong cuốn Hiến pháp năm 2013 —Những điểm mới mang
tính đột phá do PGS-TS Hoàng Thế Liên chủ biên, Nxb. Tư pháp, năm 2015).
Trong công trình nghiên cứu của mình PGS-TS Phạm Hữu nghị đã lưu ý đến
sự đánh giá vai trò giá trị của quyền con người, quyền công dân trong tư duy
chính trị của nhân loại của cố giáo sư Hoàng Văn Hảo: “ Như vậy, chính vai
trò giá trị của quyền con người, quyền công dân mà trong tư duy chính trị của
nhản loại, vấn đề quyền con người, quyền công dân trở thành một nội dung
chính của lịch sử lập hiến. Luật về các quyền của Anh sau cách mạng năm
1689, Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và
công dân quyền của Pháp, Hiến pháp của tất cả các nước dù ở chế độ xã hội
nào ( tư bản, xã hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển) đều có chế định
quyền con người, quyền công dân. Đó là nội dung cơ bản nhất của mỗi Hiển
pháp, nội dung quan trọng đến mức nếu không có chế định quyền con người,
quyền công dân thì cũng không thể có bản Hiến pháp, nội dung đó chi phổi kết
cấu của bản Hiến pháp, chế định quyền con người, quyền công dãn thường
được đặt lên hàng đầu trong Hiến pháp của nhiều nước ” . Nhận định điểm

mới của cơ cấu Hiến pháp năm 2013 PGS-TS Phạm Hữu Nghị đã viết: “
Chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương
thứ hai trong Hiến pháp sau chương I: Chế độ chính trị. Điều này thể hiện
quan điểm, nhận thức và quyết tâm của xã hội Việt Nam, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam thực hiện cam kết tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền
con người. Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra các điều ghi nhận về các
quyền về dân sự, chính trị bao gồm: Quyền sống của con người (Điều 19);

2 Hoàng Văn Hảo: Hiến pháp Việt nam và vẩn đề quyền con người, quyền công dân. Trong cuốn Hiến pháp
và ph áp luật về quyển con người: Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Hà N ội, 5/200 l.tr. 148.

8


quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về súc khỏe, danh
dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ
hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm (Điều 20); Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân và bí mật gia đình, quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình, quyền bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác (Điều
21); quyền có nơi ở của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
mỗi người (Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước
ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật (Điều 23);
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các
tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền bình đẳng nam,
nữ. quyền bình đẳng giới (Điều 26); quyền bầu cử, ứng cử của công dân (Điều
27); quyền của công dân than gia quản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương
và cả nước (Điều 28), quyền biểu quyết của công dân khi nhà nước tổ chức

trưng cầu ý dân (Điều 29); quyền khiếu nại, tố cáo của mọi người với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan,
tổ chức, cá nhân (Điều 30); quyền suy đoán vô tội và được xét xử công bằng;
quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất,tinh thần và phục hồi danh dự
(Điều 31). Đặc biệt tác giả đã chỉ ra một số quyền mới của con người và công
dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013: mọi người có quyền sống. Tính
mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái
pháp luật (Điều 19); Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều
34); mọi người có quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham
gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); Công dân có
quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn
ngữ giao tiếp (Điều 42); Mọi người có quyền sống trong môi trường trong
lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); quyền được hiến mô, các bộ
phận cơ thể người, hiến xác (Khoản 3 Điều 20);
-

PGS-TS Đinh Ngọc Vượng - Hiến pháp với việc bảo vệ quyền con

người, quyền công dân, trong cuốn Hiến pháp và việc sủa đổi Hiến phápKinh nghiệm của Đức và Việt Nam, Nxb.Tư pháp, 2012. Điểm đặc biệt của
công trình nghiên cứu này là tác giả đã phân chia các quyền con người và
9


công dân thành 4 nhóm: các quyền chính trị, các quyền kinh tế, các quyền văn
hóa- xã hội, các quyền và tự do cả nhân. Cách phân chia này dựa trên kinh
nghiệm phân nhóm của các giáo sư Nga và các giáo sư các nước thuộc Liên
xô cũ. Theo cách phân chia này nhóm các quyền và tự do cá nhân tương ứng
với nhóm quyền dân sự (Civil rights) theo cách phân chia của các nước nói
tiếng Anh và các nước phân chia các quyền con người và công dân theo các
công ước quốc tế về quyền con người. Một điểm đặc biệt khác trong công

trình nghiên cứu của mình PGS-TS Đinh Ngọc Vượng đã nghiên cứu quá trình
nội luật hóa các công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các quyền
kinh tế, xã hội , văn hóa vào Hiến pháp và các luật Việt Nam. Qua công trình
nghiên cứu của PGS-TS Đinh Ngọc Vượng, người đọc có thể thấy rõ các quy
định trong hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các quyền
kinh tế, xã hội, vãn hóa đã thể hiện trong Hiến pháp, các Bộ luật hình sự, Bộ
luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật lao động
và các luật như Luật trợ giúp pháp lý, Luật cư trú, Luật xuất bản, Luật báo chí,
Luật bưu chính viễn thông, Luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật phổ cập
tiểu học, Luật dạy nghề, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật khám chữa
bệnh, Luật bảo hiểm y tế, Luật hoạt động chữ thập đỏ, Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo, Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn...
- PGS-TS Tô Văn Hòa - Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia
Asian, Nxb.Chính trị quốc gia, 2015. Trong công trình nghiên cứu này, khác
với PGS-TS Đinh Ngọc Vượng, tác giả đã phân chia các quyền cơ bản thành
7 nhóm: các quy định chung (các quy định mang tính nguyên tắc chung của
quyền cơ b ản ), các quyền tự do và bất khả xâm phạm, các quyền cơ bản trong
lĩnh vực chính trị, các quyền cơ bản trong lĩnh vực áp dụng pháp luật và thi
hành công lý (các quyền cơ bản trong lĩnh vực tư pháp hình sự), các quyềm cơ
bản trong lĩnh vực kinh tế- xã hội, các quyền cơ bản trong lĩnh vực văr. Ihóagiáo dục, khoa học, công nghệ, các quyền của cộng đồng dân cư . về các
quyền chính trị cơ bản ở các quốc gia Asian tác giả đã phân tích và phân chia
thành 5 quyền sau: 1) quyền bầu cử; 2) quyền khiếu nại tố cáo; 3) quyền được
thông tin; 4) quyền chủ động tham gia chính tri; 5) quyền bình đẳng trong việc
tham gia chính quyền.
- PGS-TS Trịnh Quốc Toản, PGS-TS Vũ Công Giao đồng chủ Hên Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013, Nxb. Hồng Đức,
10


năm 2015. Đây ìà một công trình nghiên cứu khá đồ sộ với 817 trang tập hợp
53 bài viết của các nhà khoa học :PGS-TS Vũ Hồng Anh, PGS-TS Chu Hồng

Thanh, PGS-TS Vũ Công Giao, GS-TSKH Đào Trí ỦC,PGS-TS Hoàng Văn
Nghĩa, TS Hoàng Hùng Hải, PGS-TS Đặng Minh Tuấn, PGS-TS Trịnh Quốc
Toản, PGS-TS Trương Hồ Hải, PGS-TS Nguyễn Ngọc Chí, TS trịnh Tiến Việt,

, Th.s Nguyễn Minh Tâm, TS Lã Khánh Tùng, Th.s Nguyễn Anh Đức, GS-TS
Phạm Hồng Thái, TS Nguyễn Thị Phương Hoa, Th.s Vũ Thị Thủy, GS-TS
Nguyễn Minh Thuyết, TS Pham Thị Duyên Thảo, TS Nguyễn Bích Thảo, PGSTS Doãn Hồng Nhung, TS Nguyễn Thị Lan Hương, TS Lương Minh Tuân, TS
Mai Hải Đăng, TS Mai Văn Thắng, Th.s Bùi Tiến Đạt,TS Phí Thị Thanh Tâm.
Các bài viết liên quan đến các quyền dân sự và chính trị đáng lưu ý trong công
trình này bao gồm:
-

PGS-TS Chu Hồng Thanh - Hiến pháp năm 2013 với việc thực thỉ các

điều ước quốc tế về quyền con người của Việt Nam. Với công trình nghiên cứu
này tác giả đã đánh giá những tiến bộ vượt bậc của Hiến pháp năm 2013 trong
việc ghi nhận và thực thi các công ước quốc tế về quyền con người tại Việt
Nam. Đáng lưu ý là những nhận xét thật sâu sắc của nhà nghiên cứu về nhân
quyền Chu Hồng Thanh từ việc lần đầu tiên Hiến pháp đã đổi tên chương là
“Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong đó quyền
con người nằm ở mệnh đề đầu tiên, so với tên gọi cũ của chương này trong
Hiến pháp năm 1992 là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” chỉ bàn chủ
yếu đến quyền công dân, chưa bao quát hết nội dung cần có là quyền con
người. Việc thay đổi vị trí từ Chương V chuyển về vị trí Chương II cho thấy
các nhà lập hiến đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của chế định này ừong
Hiến pháp nên đã đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp. Hiến
pháp năm 2013 không còn đồng nhất quyền con người với quyền công dân,
thể hiện rõ nhận thức quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm
cùng loại, đồng dạng nhưng không đồng nhất. Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ
quy định chủ thể quyền là công dân thì trong Hiến pháp năm 2013 chủ thể

quyền không chỉ là công dân mà còn là con người, nhiều quy định trước đây
dành cho “mọi công dân” thì bây giờ dành cho “mọi người”. Những quy định
này phù hợp với các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết
và tham gia. Nếu Hiến pháp năm 1992 tại Điều 50 chỉ xác định nghĩa vụ của
nhà nước là tôn trọng nhân quyền thì Hiến pháp năm 2013 đã xác định cả ba
11


nghĩa vụ là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, tương ứng với
nghĩa vụ quốc gia trong luật nhân quyền quốc tế. Hiến pháp Việt Nam năm
2013 lần đầu tiên (Khoản 2 Điều 14) đề ra nguyên tắc giới hạn quyền con
người, quyền công dân theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe cộng đồng, phù hợp với nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế (thể hiện
trong Điều 29 UDHR3, Điều 4 ICESCR4 và một số điều trong ICCPR). Việc
hiến định nguyên tắc giới hạn quyền, tại khoản 2 Điều 14, theo PGS-TS Chu
Hồng Thanh có ý nghĩa quan trọng: (i) Làm sâu sắc hơn tinh thần của luật
nhân quyền quốc tế là các nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo các
quyền con người nhưng cũng được đặt ra và áp dụng những giới hạn cho một
số quyền, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước là quản lý xã hội, bảo vệ
các quyền , lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của
các cá nhân khác; (ii) Ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước để vi
phạm nhân quyền, thông qua việc ấn định những điều kiện chặt chẽ vói việc
giới hạn quyền; (iii) Phòng ngừa những suy nghĩ và hành động cực đoan trong
việc hưởng thụ các quyền. Hiến pháp năm 2013 không những khẳng định sự
tôn trọng và đảm bảo thực hiện quyền và tự do của mỗi người mà còn đòi hỏi
mỗi người thực hiện quyền trong mối quan hệ tôn trọng quyền và tự do của
người khác. Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Mọi người có nghĩa vụ tôn
trọng quyền của người khác và việc thực hiện quyền con người, quyền công
dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp

pháp của người khác (Khoản 2, khoản 4 Điều 15) . Hiến pháp năm 2013 đã
ghi nhận một số quyền mới trên cả hai lĩnh vực quyền dân sự, chính trị và
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa mà trước đó Hiến pháp năm 1992 chưa đề
cập đến: quyền sống (Điều 19), quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ
đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42), công dân Việt Nam không thể bị
trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (Khoản 2 Điều 17). Mọi nguời có
quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định cua pháp luật.
Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thư nghiệm
nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm

3 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
4 Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966

12


(khoản 3 Điêu 20). Mọi người có quyên bât khả xâm phạm vê đời sông riêng
tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự ,uy tín của
mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được
pháp luật bảo đảm an toàn (Khoản 1 Điều 21), quyền có nơi ở hợp pháp
(khoản 1 Điều 22), người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời trong
thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định
của luật thì việc tuyên án phải công khai (Khoản 2 Điều 3). Người bị bắt, tạm
giữ,tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật
sư hoặc người khác bào chữa (Khoản 4 Điều 3); quyền hưởng an sinh xã hội
(Điều 34); quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa,tham gia vào
đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền được sống
trong môi trường trong lành (Điều 43);quyền không bị cưỡng bức lao động
(Khoản 3 Điều 35). Trong công trình nghiên cứu của mình PGS-TS Chu Hồng
Thanh đã đề xuất nhiều phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt

Nam để thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con
người thể hiện trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và Các công ước
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia:
+ Việt Nam đã tham gia 7/9 Công ước quốc tế cốt lõi về nhân quyền và cần
tiếp tục tham gia hai Công ước quốc tế còn lại là Công ước về bảo vệ tất cả mọi
người khỏi sự bắt cóc đưa đi mất tích và Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của
tất cả những người lao động di trú và thành viên của gia đình họ. Đây là hai Công
ước được Liên họp quốc liên tục kêu gọi các quốc gia tham gia;
+ Giảm các tội danh có hình phạt tử hình, thống kê hình phạt tử hình
hàng năm, có quy định của pháp luật về quyền an tử, quy định cụ thể hơn và
chặt chẽ hơn về việc nạo phá thai;
+ Hoàn thiện pháp luật tố tụng phù hợp với luật nhân quyền quốc tế;
+ Cần có các biện pháp khắc phục tình trạng nhiều vụ án bị xét xử oan
sai như các vụ: Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức long...
+ Hoàn thiện cơ chế xử lý , đền bù oan sai trong các hoạt động tư pháp;
+ Hoàn thiện pháp luật và cơ chế áp dụng pháp luật bảo vệ đời tư;
+ Đảm bảo quyền của cha mẹ, người giám hộ trong việc giáo dục tôn
giáo, tín ngưỡng cho con cái;
+ Bảm bảo cơ chế thực hiện quyền tiếp cận thông tin cho con người và
công dân;
13


+ Ban hành luật về hội, tạo điều kiện cho các hội hoạt động thuận lợi;
+ Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia;
+ Thành lập cơ quan bảo hiến để khắc phục tình trạng có luật vi hiến;
-

GS-TSKH Đào Trí ú c , PGS-TS Vũ Công Giao - Quyền sống trong luật


quốc tế và việc bảo đảm quyền này theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và
pháp luật Việt Nam). Công trình nghiên cứu này đã lưu ý đến Bình luận chung
số 6 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 của ủ y ban nhân quvền về
ý nghĩa và nội dung cơ bản của quyền sống:
+ Quyền sống là supreme right (quyền tối cao) của con người mà ừong
tạm đình chỉ thực hiện;
+ Quyền sống không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là sự toàn vẹn về tính
mạng mà còn bao gồm việc đảm bảo sự tồn tại của con người. Vì thế quyền
này đòi hỏi các quốc gia phải thực thi những biện pháp, cả thụ động và chủ
động để đảm bảo cuộc sống của người dân, đặc biệt là của những nhóm yếu
thế, ví dụ như để làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ em, xóa bỏ tình trạng suv dinh
dưỡng và các dịch bệnh;
+ Một trong các nguy cơ đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội ác
nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì vậy, vièc bảo
đảm quyền sống đòi hỏi phải cấm các hoạt động tuyên truyền chiến trmh và
kích động hận thù,bạo lực;
+Phòng chống những hành động xâm phạm tính mạng con người là nghĩa
vụ của các quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về các quyền cân sự
chính trị;
+Các quốc gia thành viên ICCPR phải hướng tới xóa bỏ hình piạt tử
hình. Đối với các quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thi phải gioi hạn
hình phạt chỉ đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất.
-

PGS-TS Vũ Công Giao- Th.s Nguyễn Thùy Dương - vấn đề quyền

sống của thai nhi trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam . Troig bài
viết của mình hai nhà khoa học đã khẳng định mặc dù còn có những quan
điểm khác nhau nhưng pháp luật quốc tế hiện đại mới chỉ dừng ở mức cộ bảo
vệ mà chưa quy định quyền sống của thai nhi. Cũng như pháp luật qiốc tế

pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định nào về quyền sống của thũ nhi.
Pháp luật Việt Nam cho phép người mẹ được phá thai theo nguyện vọig, trừ
14


trường hợp phá thai vì lý do lựa chọn giới tính. Bài viết khuyến nghị pháp luật
Việt Nam nên có các quy định khác nhau căn cứ vào các giai đoạn phát triển
khác nhau của các bào thai. Giai đoạn đầu từ tuần 1 đến tuần 10. Đây là giai
đoạn bào thai mới chỉ tồn tại dưới dạng phôi, dạng “ sự sống tiềm năng”, giai
đoạn này nạo phá thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ nên có
thể cho phép nạo phá thai theo nguyện vọng của người mẹ. Giai đoạn 2 từ tuần
10 đến tuần 24 . Đây là giai đoạn phôi thai đã phát triển điành bào thai có đủ
các bộ phận cơ thể. Tuy nhiên trong giai đoạn này bào thai vẫn chưa tồn tại
độc lập được, có thể coi là ở giai đoạn “con người tiềm năng”. Trong giai
đoạn này việc nạo phá thai có mức độ nguy hiểm cao đổi với người mẹ vì vậy
việc nạo phá thai phải được sự đồng ý của người chồng và bác sĩ chuyên khoa.
Giai đoạn thứ ba từ tuần 24 trở đi. Giai đoạn này bào thai đã trở thành “con
người hoàn thiện” và việc nạo phá thai có mức độ nguy hiẩn cao đến sức khỏe
và tính mạng của người mẹ. Giai đoạn này cần cấm nạo phá thai, trừ trường
hợp thai nhi đã chết trong bụng mẹ hoặc có những dị tật nghiêm trọng.
-

PGS-TS Vũ Công Giao, Th.s. Nguyễn Anh Đức - Quyền được bảo vệ

đời tư theo Hiến pháp năm 2013. Công trình nghiên cửu này đã chỉ rõ đời tư là
một khái niệm pháp lý có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cá nhân mà nhờ đó
mỗi người được nhận biết riêng biệt với cộng đồng xung quanh. Khái niệm
đời tư được hiểu là tình trạng hay điều kiện của một người được tách biệt khỏi
sự chú ỷ của cộng đồng nhằm tránh sự xâm phạm hay ctm thiệp tùy tiện bởi
hành động hoặc quyết định của một chủ thể khác. Pháp luật về đời tư (Privacy

law) là những quy định của pháp luật bảo vệ quyền của cá nhân được tách biệt
một mình hoặc hạn chế công chúng xâm nhập những thông tin cá nhân như kê
khai thuế hoặc y bạ. Với quan niệm trên đây bài viết luu ý đời tư là những
khía cạnh trong đời sống cá nhân mà bất kỳ chủ thể nảo khác đều phải tôn
trọng bằng cách không nhằm vào đó sự chú ý, sự can thiệp tùy tiện hay cao
hơn là sự xâm phạm đến những khía cạnh đó.Từ cách hiểu như vậy bài viết
chỉ ra rằng khái niệm đời tư với mỗi người sẽ khác nhau. Chẳng hạn một
người hoàn toàn bình thường về giới tính sẽ không coi giới tính của người đó
là một yếu tố đời tư. Tuy nhiên, những người đồng tính nam, đồng tính nữ,
chuyển giới thì lại coi yếu tố giới tính của họ là một khíacạnh đời tư cần được
tôn trọng để tránh khỏi sự chú ý, sự can thiệp của bất cứ chủ thể nào khác, đặc
biệt là ở những cộng đồng còn nặng tư tưởng phân biệt, kỷ thị với họ. Bài viết
15


đã nhận xét về một góc độ khác, có thể đưa ra khái niệm đời tư là nhữnị giả
trị hữu hình hoặc vô hình thuộc vê một người mà dựa vào những giá trị cy có
thể xác định được tính khác biệt của người đó so với những chủ thể khác to n g
cộng đồng và luôn gắn với ỷ chí chủ quan của chính người đó trong việc quyết
định chia sẻ hay không chia sẻ những giả trị đó ra bên ngoài. Bài viết đã phân
biệt đời tư với khái niệm quyền được bảo vệ đời tư. Quyền được bảo vệ đòi tư
là khả năng của một người có thể tự mình hoặc được pháp luật hỗ trợ để chống
lại những xâm phạm, can thiệp tùy tiện vào các giá trị đời tư của người đó.
Quyền được bảo vệ đời tư đã được ghi nhận trong Điều 12 Tuyên ngôn thế
giói về nhân quyền, theo đó “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy
tiện vào cuộc sổng riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc
phạm danh dự hoặc uy tín cả nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật
bảo vệ chổng lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy

Quyền được bảo vệ đời


tư cũng được khẳng định trong Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị năm 1966. Trong Bình luận chung số 16 ủ y ban nhân quyền đã
lý giải mục đích quy định của quyền bảo vệ đời tư là nhằm bảo vệ chống lại
những xâm phạm tùy tiện hay bất hợp pháp từ các chủ thể khác gồm mọi thể
nhân, pháp nhân, hay từ phía cơ quan nhà nước. Phân tích sâu rộng hơn Điều
12 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền bài viết đã nhận định rằng nội hàm các
giá trị đời tư cần phải được bảo vệ không chỉ có cuộc sống riêng tư của mỗi cá
nhân mà còn bao gồm cả những khía cạnh đời sống có mối gắn kết mật thiết
với cá nhân như gia đình, nơi ở, thư tín, và cả những giá trị định tính nhu danh
dự, uy tín cá nhân. Bài viết cũng đã phân tích quyền được bảo vệ đời tư đã
được thể hiện trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 vả 2013 và
trong Bộ luật dân sự 2005, 2015. Theo Điều 21 Hiến pháp 2013, mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người
có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thôag tin
riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện
thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Điều 38 Bộ luật dân sự Việt nam năm 2015 cũng đã quy định: “ 1. ĐỜI sổng
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp
luật bảo vệ; 2. Việc thu thập, lun giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan
16


đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu
thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải
được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; 3.
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác của cá nhân phải được đảm bảo an toàn, bí mật. Việc

bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và
các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực
hiện trong những trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không
được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của
nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện họp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.” Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra một số văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành khác cũng đã có các quy định về bảo vệ
các giá trị đời tư của cá nhân như Khoản 4 Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ
phận cơ tìiể người và hiến, lấy xác năm 2006, Điều 8 Luật phòng, chổng
nhiểm vi rút gây ra hội chứng

suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

(H1V/AIDS) năm 2006, Khoản 2 Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm
2009. Hành vi tiết lộ thông tin về đời tư là hành vi bị cấm theo quy định của
nhiều luật như theo Khoản 4 Điều 10 Luật báo chí năm 1999, Điều 7 Luật bưu
chính năm 2010, Điều 12 Luật viễn thông năm 2009, Khoản 2 Điều 4 Luật
bưu chính năm 2010, Khoản 5 Điều 6 Luật giám định tư pháp năm 2012, Điều
10 Luật xuất bản năm 2012. Theo quy định tại các Điều 124, 125 Bộ luật hình
sự 1999 ( sửa đổi 2009) một số hành vi xâm phạm đời tư bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra bên cạnh luật nội dung còn có
các quy định bảo vệ đời tư của luật hình thức (luật tố tụng) như Khoản 3
Điều 13, Khoản 2 Điều 15, Khoản 3 Điều 66, Khoản 2, Khoản 3 Điều 97,
Khoản 2 Điều 227, Khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ( sửa
đổi, bổ sung năm 2011), Điều 8, Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,
Khoản 3 Điều 15, Điều 17, Điều 56, Khoản 2, Khoản 3 Điều 90, Khoản 2
Điều 153 Luật tố tụng hành chính năm 2010. Các điều khoản của những luật
này quy định theo yêu cầu chính đáng của các cá nhân về bảo vệ bí mật đời tư
việc xét xử kín có thể được tiến hành.
-


PGS-TS Vũ Hồng Anh - Quyền biểu tình của công dân và những vấn

đề dặt ra đổi với công tác xây dựng luật biểu tình. Trong bài viết của mình,
tác giả đã luận giải khái niệm biểu tình và quyền hỉẩn lình là một quyền được
T n i l í lf'

TÃ n

Ti l A í i n

Ti ni

TUI ' I I i r - n

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐA! HỌC 1UẬT HÀ NỘI

17

! PHÒNG ĐỌC _

M

_


tất cả các Hiến pháp Việt Nam 1946,1959, 1980,1992 và 2013 ghi nhận. Biểu
tình được hiểu là sự tự nguyện tập họp nhiều người, hành động mang tính phi
bạo lực, để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai một vấn đề nào đó

trước nhà nước và cộng đồng làm cho các chủ thể đó phải có những biện
pháp thích hợp để đáp ứng lợi ích của mình, của chủ thể khác hoặc của xã
hội5. Hoạt động biểu tình trên thực tế đã xẩy ra ở nhiều nước và ở Việt Nam
do đó cần có luật để cụ thể hỏa quy định của Hiến pháp để đảm bảo cho công
dân thực hiện quyền này, đồng thời có sơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm
quyền có hành vi ứng xử phù họp khi có biểu tình xẩy ra. Tác giả Vũ Hồng
Anh đã lưu ý đến sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
quy định về thể thức tổ chức các cuộc biểu tình, sắc lệnh quy định : “Xét vì tự
do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa,
nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc
biểu tình để tránh những sự bất trắc co thể ảnh hưởng đảng tiếc đến nội trị
hay ngoại giao; Điều th ứ nhất: Những cuộc biểu tình phải khai trình trước 24
giở với các ủy ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này; Điều th ứ hai: Ông Bộ
trưởng nội vụ và các ủ y ban nhân dân Bắc Trung Nam bộ chịu trách nhiệm
thi hành sắc lệnh này 6 Như vậy, cỏ thể thấy rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm đến các quyền dân s ự , chính trị của công dân vì sắc lệnh về thể
thức tổ chức các cuộc biểu tinh đã được ban hành chỉ sau lể Tuyên ngón độc
lập chỉ 11 ngày.
Theo tác giả Vũ Hồng Anh, việc ban hành Luật biểu tình hiện nay là rất
cần thiết kể cả về phương diện thực hiện quyền của công dân, kể cả về phương
diện quản lý và bảo vệ trật an toàn xã hội. Luật về biểu tình sẽ tạo cơ sc pháp
lý cho các cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hai của
mình theo luật định, quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn an ninh, trật tự, an toàn xã
hội. Luật biểu tình sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc giải tỏa những căng
thẳng, bức xúc trong xã hội, qua đó tạo ra sự đồng thuận xã hội, thúc đẩ/ kinh
tế- xã hội phát triển. Luật về biểu tình cũng là căn cứ pháp lý để chúng :a đấu
tranh chống lại những xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền ở nước ta của các thế
lực thù địch.
5 Phan Trung Lý (2013). Cơ sở lý luận và thục tiễn cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền t ự io ngôn
luận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội vả biểu tình cùa công dân, đề tài NCKH cấp bộ, Viện ngiiên cứu

lập pháp, Hà Nội, ư.41
6 Xem 18367

18


×