Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Nghiên cứu nâng cao ý thức tự học của sinh viên trường đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.04 MB, 210 trang )


ềt,
TRU ÕNG ĐẠI HỌC LUẶT HA NỘI








8

ĐÈ TÀI NGHIÊN

cứu KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Mã số: LH - 2014 - 48/ĐHL - HN

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO Ý THỨC T ư HOC CỦA




SINH VIÊN TRƯỜNG ĐAI HOC LUẢT HÀ NÔI









CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

: TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ

THƯ KÝ ĐỀ TÀI

: Ths. NGUYỄN VĂN HỢI

TRUNG TÂM THỐNG TIN THƯ VIẸN
TRƯỜNG ĐẠM
OẠi HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG Đ Ọ C .

3 Ĩ Í - ____

HÀ NỘI - 2015
9^SZ5E5Z5HSH5ra5HSHSaSHJSrEL5^SaScL5rHSHSlỉSfelỂ


NHỮNG NGƯỜI THỤC HIỆN ĐÈ TÀI

STT

HỌ VÀ TÊN

cơ QUAN CÔNG TÁC

GHI CHỦ


1

Lê Đình Nghị

Trường ĐH Luật Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài,
viết chuyên đề 3, 10

2

Nguyễn Văn Hợi

Trường ĐH Luật Hà Nội

Thư ký đề tài,
viết chuyên đề 9

3

Dương Thị Loan

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 1

4

Vũ Thị Hồng Yến


Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 2, 4

5

Đỗ Thị Thơ

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 5

6

Nguyễn Hoài Phương

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 6

7

Hoàng Ngọc Hưng

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 7

8


Lê Thị Giang

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuycn đề 8

9

Nguyễn Tiến Dũng

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 10


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

2

Tình hình nghiên cứu đề tài


2

3

Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4

4

Phương pháp nghiên cứu đề tài

4

5

Nội dung nghiên cứu của đề tài

4

6

Các chuyên đề nghiên cứu

5

PHẦN TỎNG THUẬT
VỀ VẤN ĐÈ NGHIÊN

1


6

cứu

A

TỔNG QUAN CHUNG VỀ Ý THỨC VÀ Ý THỨC T ự
HỌC CỦA SINH VIÊN

7

B

THỰC TRẠNG Ý THỨC T ự HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

25

c

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý
THỨC T ự HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LUẬT HÀ NỘI

37

PHẦN CÁC CHUYÊN ĐÈ

52


Chiuyìn đề 1 Ý thức và vai trò của ý thức đối với việc tự học của sinh
viên

53

Chuiyỉn đề 2 Ảnh hưởng của chương trình đào tạo đối với ý thức tự
học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

66

Chmyìn đề 3 Tác động của phương pháp giảng dạy đối với ý thức tự
học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

80

Chiuyỉn đề 4 Ảnh hưởng của đội ngũ giảng viên đối với ý thức tự học
của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

95

Chiuyìn đề 5 Vai trò của học liệu và các điều kiện cơ sở vật chất khác

109


đến ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà
Nội
Chiuyên đề 6


Ảnh hưởng của công tác quản lý đối với ý thức tự học
của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

119

Chmyên đề 7

Nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội qua giờ học lý thuyết

131

Chiuyên đề 8

Nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội qua giờ thảo luận

144

Chiuyên đề 9

Nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội qua giờ làm việc nhóm

169

Chiuyên đề 10 Nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội qua công tác kiểm tra,
đánh giá.


184

DAVNH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

203

t


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sau gần chục năm chuyển sang phương thức dạy và học theo học chế
tín chỉ, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định về
giáo dục đào tạo như: kết quả học tập của sinh viên tăng đáng kể so với các
khoá sinh viên học theo niên chế, sinh viên chủ động hơn trong các giờ học lý
thuyết cũng như các buổi thảo luận và làm việc nhóm,... Những kết quả này
có được không chỉ do một phía người dạy hay người học mà nó là kết quả của
sự cố gắng của cả thầy và trò Trường Đại học Luật Hà Nội. Đó là sự nỗ lực cố
gắng và sự thích ứng một cách nhanh chóng với phương pháp đào tạo hoàn
toàn mới - phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm.
Đi liền với những thành tựu đạt được là những hạn chế cần phải được
khắc phục ngay. Những hạn chế này có thể kể đến như: mặc dù kết quả học
tập của sinh viên cao hơn (điểm tổng kết các môn cũng như toàn khoá học),
nhưng nó không thể hiện được năng lực thực sự của mỗi sinh viên; mặc dù
kết quả học tập cao nhưng mặt bằng nhận thức của sinh viên hiện nay theo
đánh giá của nhiều giảng viên đã giảng dạy nhiều năm là rất thấp; số lượng
sinh viên nghỉ học giờ lý thuyết tăng cao; sinh viên đi học giờ seminar hầu hết
không chuẩn bị bài trước ở nhà và chỉ đến với mục đích điểm danh cho đủ
điều kiện dự thi; hầu như sinh viên không sử dụng thời gian tự học ở nhà
trước khi đến lớp; bài tập nhóm thường chỉ do một hoặc một vài sinh viên

đảm nhiệm;...
Những hạn chế trên xuất phát bởi rất nhiều nguyên nhân như: do phía
người dạy chưa áp dụng triệt để phương pháp giảng dạy mới; do hệ thống cơ
sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học. Ngoài ra,
một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng đào tạo
ở Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay đó là ý thức tự học của sinh viên.
Đây là yếu tố có vai trò quyết định rất lớn tới kết quả đào tạo hiện nay. Khi

1


định hướng giáo dục đã chuyến sang phương thức lấy người học làm trung
tâm thì ý thức tự học của người học càng trở nên quan trọng, tác động lớn tới
chất lượng đào tạo của trường.

Đe giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế trên, đã có
nhiều công trình khoa học được triển khai ở các cấp với những nội dung khác
nhau. Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất
lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, hoặc là đưa ra các phương pháp giảng
dạy phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Trong giai đoạn đầu của
việc đào tạo theo học chế tín chỉ, khi người học được coi là trung tâm của
hoạt động giáo dục đào tạo thì việc nghiên cứu để nâng cao ý thức tự học của
sinh viên là rất quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nâng
cao ỷ thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà N ộ r rất cần thiết,
•7

m

o


m









7

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tàỉ
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ý
thức tự học của sinh viên với các hương tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến các
công trình như:
- Trường Đại học Luật Hà Nội, “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường, Hà Nội, 2008;
- Trường Đại học Luật Hà Nội, “Sự thích ứng với hoạt động học tập
theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội”,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội, 2010;
- TS. Bùi Kim Chi, “Kỹ năng học tập của sinh viên Luật trong đào tạo
theo học chế tín chỉ”, Tạp chí Luật học, số 7/2010, tr.55-59;
- TS. Nguyễn Quang Tuyến, “Kinh nghiệm xây dựng và phương thức
giao các loại bài tập theo học chế tín chỉ”, Tạp chí Luật học, số 3/2010, tr.71-

2



- Nguyễn Thị Ngọc Liên, “Sự thích ứng của giảng viên với hoạt động
đào tạo theo tín chỉ ở Trường Đại học sư phạm Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học,
Viện Tâm lý học, số 10/2011, tr.35-48;
- Đinh Thị Phương Lan, “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18/2010, tr.41-45;
- Trương Hồng Quang, “Sinh viên luật với cuộc thi sinh viên nghiên
cứu khoa học - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Luật học, số 7/2010, tr.66-

- Lê Khánh Bằng, “Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đai
học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội - 1998;
- Nguyễn Mai Hương, “Hoạt động tự học của sinh viên trong phương
thức đào tạo theo tín chỉ”, Tạp chí giáo dục, số 219/2009;
- Nguyễn Cảnh Toàn, “Quá trình dạy tự học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998;
- Lê Thị Hồng Lam, “Hoạt động tự học tiếng anh của sinh viên trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Tạp chí
Khoa học và phát triển, số 4/2013;
- TS. Lê Thị Minh Loan và PGS.TS. Lê Khanh, “Thực trạng và giải
pháp nâng cao khả năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội
và nhân văn”, đề tài khoa học cấp Bộ. Mã số: QG.05.39;
- Trần Khải Định, “Sinh viên phải làm gì để tự học”, website:
. vn/cdthhn/vn/home/InfoDetail.jsp?ID=287,

cập

nhật

21/8.2013
- Trương Công Vĩnh Khanh, “Phát huy khả năng tự học của sinh viên

trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học hiện nay”, website:
. vn/cdthhn/vn/home/InfoDetail.jsp?ID=33 7,

cập

nhật

30/92013.
Ngoài những công trình kể trên còn rất nhiều công trình khác được
đăng trên các báo, các tạp chí nghiên cứu về những yếu tố khác nhau về vấn

3


đê nâng cao ý thức và năng lực tự học của sinh viên. Tuy nhiên, tính đến thời
điểm hiện nay, vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào được thực
hiện để nghiên cứu một cách toàn diện nhất về tăng cường ý thức và năng lực
tự học của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác Lê nin, quan điếm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật. Để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài,
trong quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp

nghiên cứu khoa học như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra thực trạng về ý thức tự học của sinh

viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Đồng thời chỉ ra những phương pháp nâng
cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Phạm vỉ nghiên cứu đề tài:
Đe tài tập trung vào nghiên cứu và phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng tới ý thức tự học của sinh viên. Đồng thời đánh giá thực trạng và đưa
ra những phương hướng nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội.
5. Những nội dung nghiên cứu trong đề tài
Đe thực hiện được mục đích của nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài tập
trung vào các nội dung sau:
- Thực trạng ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Các yếu tố ảnh hưởng tới ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội;

4


- Nguyên nhân dẫn đến ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật
Hà Nội chưa cao;
- Định hướng một số giải pháp nâng cao ý thức tự học của sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Các chuyên đề nghiên cứu:
1. Ý thức và vai trò của ý thức đối với việc tự học của sinh viên.
2. Ảnh hưởng của chương trình đào tạo đối với ý thức tự học của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Tác động của phương pháp giảng dạy đối với ý thức tự học của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
4. Ảnh hưởng của đội ngũ giảng viên đối với ý thức tự học của sinh viên

Trường Đại học Luật Hà Nội.

5. Vai trò của học liệu và các điều kiện cơ sở vật chất khác đến ý thức tự
học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Ảnh hưởng của công tác quản lý đối với ý thức tự học của sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội.
7. Nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
qua giờ học lý thuyết.
8. Nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
qua giờ thảo luận.
9. Nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
qua giờ làm việc nhóm.
10. Nâng cao ý thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
qua công tác kiểm tra, đánh giá.

5


PHẦN THỨ NHẤT

TỔNG THUẬT
VÈ VẤN ĐÈ NGHIÊN

cứu


A. TỎNG QUAN CHUNG VỀ Ý THỨC VÀ Ý THỨC TỤ HỌC CỦA
SINH VIÊN
I. Khái quát chung về ý thức
1. Bản chất của ý thức
Ý thức là thuộc tính phân biệt người với động vật, và con người phải sử
dụng nó trong hầu hết mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh hoạt động của mình để cải

tạo thế giới. Tính chất ý thức trong các hiện tượng tâm lý của con người là
biểu hiện chất lượng mới, đặc thù của tâm lý con người.
Ý thức là một chất lượng mới của toàn bộ tâm lý người có vai trò rất
lớn đối với hoạt động phản ánh, hoạt động định hướng và hoạt động thực tiễn
của con người.
Theo nhà tâm lý học người Nga

E.v. Sôrôkhôva, “Ý thức được đặc

trưng bởi thái độ tích cực của con người đối với thực tại, với bản thân, với cử
chỉ và hành vi, hoạt động của mình —hướng vào đạt mục đích đặt ra. Ý thức
là năng lực hiểu thế giới xung quanh, các quá trình diễn ra trong đó, các tư
tưởng, hành động và thái độ của mình đối với thế giới cũng như với chính bản
thân mình”.
K.K.Platônốp cho rằng, ý thức là sự thống nhất của mọi hình thức nhận
thức, trải nghiệm của con người và thái độ của họ phản ánh - là sự thống nhất
của tất cả các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý của con người như là một
nhân cách.
X.L.Rubinstêin coi ý thức không chỉ là phản ánh mà còn là thái độ của
con người đối với xung quanh. Ý thức là sự thống nhất giữa tri thức và trải
nghiệm.
Theo nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc, thì ý thức là năng lực hiểu được
các tri thức về thực tại khách quan mà con người tiếp thu được và năng lực
hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân mình, nhờ đó con người có
thể cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân.

7


Các đặc trưng tâm lý thê hiện câu trúc và chức năng của ý thức được

V.A.Pêtrôpxki đưa ra như sau:
- Ý thức của con người bao gồm tập hợp các tri thức về thế giới xung
quanh chúng ta, thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế
giới - năng lực nhận thức cái bản chất, khái quát; sự chiếm lĩnh tri thức có
tính tích cực, có tính chủ định ở mỗi cá nhân. Ý thức và tư duy có quan hệ
mật thiết với nhau. Muốn ý thức đầy đủ, sâu sắc cần phải có tư duy khái quát,
phải nắm được bản chất về thế giới và ngược lại, ý thức càng cao càng làm
cho tư duy có chiều sâu, rộng.
- Ý thức thể hiện ở xác định thái độ đối với hiện thực khách quan, ở
đây, có sự tham gia của xúc cảm - phản ánh các quan hệ khách quan phức
tạp, mà trước hết là quan hệ xã hội. Như c . Mác và F. Ănghen đã viết: “Ý
thức tồn tại đối với tôi là tồn tại ở một thái độ nào đó đối với sự vật này hay
sự vật khác”.
- Ý thức đảm bảo hoạt động có mục đích, thể hiện ở năng lực điều
khiển, điều chỉnh hành vi của con người nhằm đạt mục đích đề ra, nghĩa là ý
thức có khả năng sáng tạo, thể hiện tính ý chí của con người. Con người luôn
luôn cải tạo hoàn cảnh một cách có ý thức. Ý chí là mặt năng động của ý thức,
mặt thể hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, được biểu hiện qua các phẩm
chất: tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng cảm
và tính tự chủ.
- Ý thức thể hiện ở sự tách bạch rõ ràng và củng cố về cái chủ thể và
khách thể - cái thuộc về “cái tôi ” với cái “không thuộc về cái tôi” - khả

năng nhận thức về mình, xác định thái độ đối với bản thân mình - tự ý thức mức độ ý thức cao hơn. Khác biệt cơ bản của con người với động vật là khả
năng tự nhận thức về mình, xác định thái độ đối với bản thân, khả năng tự
điều chỉnh và tự hoàn thiện.
Tóm lại, có thể hiểu ý thức là:

8



+ Là năng lực hiêu được các tri thức về thê giới khách quan và năng
lực hiểu được thể giới chủ quan trong chính bản thân mình.
+ Là sự thống nhất của tất cả các quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm
lý của con người với tư cách là một nhân cách.
+ Là sự thống nhất của tất cả các hình thức nhận thức và trải nghiệm
của con người cùng thái độ của người đó đối với cái được phản ánh.
+ Là sự tích lũy và sử dụng thông tin về xung quanh và về chính bản
thân mình để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
2.

Cấu trúc của ý thức

Vấn đề cấu trúc của ý thức có một lịch sử khá phong phú, được các nhà tâm

lý học trên thế giới viết nghiên cứu nhiều. Ý thức được cấu tạo nên từ các
thành phần có thứ bậc và có cấu trúc nhiều lớp, các thành tố của nó thể hiện
các mức độ phát triển khác nhau. Có rất nhiều quan điểm về cấu trúc của ý
thức, nhưng quan điểm phổ biến nhất là quan điểm coi cấu trúc của ý thức bao
gồm ba mặt:
- Mặt nhận thức của ý thức: Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại
những tài liệu dầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp nhất của ý thức. Quá trình
nhận thức lý tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đem lại cho
con người những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Đây là
nội dung rất cơ bản của ý thức, là hạt nhân ý thức, giúp con người hình dung
ra trước kết quả của hoạt động và hoạch định kế hoạch cho hành vi hoạt động
của con người trong cuộc sống.
- Mặt thái độ của ý thức: Trên cơ sở nhận thức về thế giới khách quan
con người tỏ thái độ đối với đối tượng nhận thức. Mặt này nói lên thái độ lựa
chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới.

- Mặt hành động của ý thức: Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động
của con người, làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá trình
con người vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm, tỏ thái độ của mình đối với

9


thê giói khách quan và tác động trở lại thê giới khách quan nhằm thích nghi,
cải tạo thê giới và hoàn thiện bản thân.
3. Vai trò của ý thức đối vói việc tự học của sinh viên
Các nhà tâm lý học hoạt động khi bàn về tính tự học (A.N.Lêônchep;
B.F.Lômốp...) đều thống nhất cho rằng, khi mà tri thức được lĩnh hội (tiếp
thu) không chỉ dừng lại ở mức độ hiểu (mô tả giải thích, cắt nghĩa...) những
điều đã học, mà ở mức độ cao hơn những tri thức đó đã trở thành cái quyết
định bên trong nhân cách; điều khiển; điều chỉnh hành động của người đó,
khiến họ chỉ có thể hành động thế này mà không thể hành động khác được.
Lúc đó, người biết hành động theo mệnh lệnh của chính mình, biểu hiện ở chỗ
từ đề ra mục đích học tập, lựa chọn công cụ phương tiện cần thiết để đạt mục
đích đó, tự xây dựng kể hoạch thực hiện hành động phù hợp với những điều
kiện có và hoàn cảnh cụ thể của mình; tự điều khiển mình thực hiện kế hoạch
đã đề ra nhằm đạt tới mục đích; đồng thời tự kiểm tra đánh giá quá trình và
kết quả hành động, làm cho học tập của mình ngày càng đem lại hiệu quả cao
hơn. Theo cách hiểu này A.N.Lêônchep khẳng định; “ý thức tự học là cái mà
trong nhân cách con người, nó đặc trưng cho cả tri thức, tư duy, các tình cảm,
lẫn khát vọng của con người, là cái mà trong thực tế chúng trở thành cái gì đó
đối với con người, và chúng hướng cuộc sống của con người tới đâu”. Tóm
lại, tính tự học biểu hiện ở chỗ tri thức mà sinh viên lĩnh hội trở thành cái gì
đó đối với họ, nó có vị trí như thế nào trong cuộc sống của họ.
Trong hoạt động tự học của sinh viên, ý thức (đặc trưng cho tính tự
giác học tập ) được quy định bởi động cơ học tập của người học. Cho nên

muốn giáo dục ý thức tự học cho sinh viên, phải tác động đến động cơ học tập
trong mối liên hệ với sự phát triển cuộc sống của họ. Trong quá trình này,
việc làm cho sinh viên lĩnh hội được “Nghĩa ” ( tri thức ) là chưa đủ; còn cần
làm sao cho họ có thải độ thích hợp với nội dung được nghiên cứu, vì thái độ
đối với tri thức mới là bản chất của tính tự giác học tập. Chỉ trong điều kiện
đó, từ những tri thức mà họ tiếp thu mới xuất hiện một ý nào đó đối với họ,

10


trơ thành cái quyết định bên trong nhân cách họ; điều khiến, điều chỉnh hành
vi của họ phù hợp với cái quyết định bên trong này. Khi đó, tri thức do họ tiếp
thu được mới trở nên sổng động đối với chính họ, quy định thái độ của họ đối
vói thế giới xung quanh và đối với chính mình.
II. Khái quát chung về vấn đề tự học của sinh viên
1. Khái niêm tư hoc






Rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm hiểu và đưa ra
khái niệm về phương pháp tự học như theo nhà tâm lý học N.Arubakin: “Tự
tìm lẩy kiến thức - cỏ nghĩa là tự học

Hay theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và

Phó giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận dạy học đại học ” thì “Tự học là
một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức nhận

thức của cả nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính
người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo
chương trình và sách giảo khoa đã được qui định

Còn theo Tác giả Nguyễn

Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự học:
“Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kỉnh nghiệm
bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình
huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề,
thử r.ghiệm các giải pháp...Tự học thuộc quả trình cả nhân hóa việc học”.
Với mỗi nhà nghiên cứu khác nhau thì họ lại xây dựng những khái
niệm khác nhau về phương pháp tự học. Nhưng tựu chung lại, những định
nghĩa trên đều phản ánh bản chất của việc tự học là việc tự tìm tòi, tự suy nghĩ
để đúc rút ra những tri thức cho chính bản thân mình, người học vừa là người
tiếp thu, vừa là người chủ động khám phá, suy nghĩ... trong việc thu nạp kiến

thức, tri thức.
Qua việc nghiên cứu những định nghĩa trên, chúng tôi kết luận: “7V
học ũ sự chủ động, tích cực trong quá trình học tập của mỗi cá nhân, theo đó
ngưòi học tự suy nghĩ, tự sáng tạo, độc lập tự chiếm lĩnh các tri thức khác
nhau theo mục đích và nhu cầu của họ

11


2. Đặc điểm của quá trình tự học
Thứ nhắt, tự học là phương pháp học tập đòi hỏi sự chủ động cao nhất của
người học. Bởi ngay thuật ngữ “tự học ” đã phản ánh việc người học tự mình tìm
hiểu, tự mình suy nghĩ...để đúc rút ra những tri thức cho bản thân. Việc tự học

hoàn toàn xuất phát từ sự tích cực, chủ động tuyệt đối của người học.
Thứ hai, phương pháp tự học thích nghi cao hay dễ dàng ứng dụng
trong mọi hoàn cảnh. Đây là một ưu điểm rất lớn của phương pháp tự học so
với những phương pháp học tập khác.
Thứ ba, đối với phương pháp tự học thì vai trò của người học được đề
cao nhất. Với phương pháp tự học thì vai trò của người học được đặt vào
đúng vị trí. Người học chính là người có vai trò quan trọng nhất đối với quá
trình học tập của mình.
Thứ tư, phương pháp tự học được áp dụng dung hòa với mọi lĩnh vực
học tập khác nhau. Điều này được hiểu là với mỗi một ngành học hay lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau thì đều có thể sử dụng phương pháp tự học một cách

hiệu quả.
3. Vai trò của việc tự học tới quá trình học tập của sinh viên
- Tự học giúp cho sinh viên nâng cao được trách nhiệm vói quá trình học
tập của mình và rèn luyện được thói quen tự giải quyết vấn đề của sinh viên.
- Tự học giúp cho sinh viên chủ động trong việc lựa chọn thời gian, địa
điểm và kiến thức muốn học. Ở điểm này sinh viên cũng cần ỉưu ý khi tự học
thì sinh viên phải xác định được đâu là nội dung trọng tâm cần nghiên cứu để
tránh việc những kiến thức cần chú trọng thì sinh viên xem lướt qua và dành
quá nhiều thời gian vào những nội dung không trọng tâm.
- Khi tiến hành việc tự học sinh viên thường nên kế hoạch học tập cho
mình trong từng khoảng thời gian nhất định. Những kiến thức phải học của
từng môn được phân ra học trong những giới hạn thời gian nhất định. Chính
điều này đã tạo cho sinh viên một thói quen tốt, giúp ích rất nhiều cho sinh


viên trong quá trình học tập cũng như cho việc săp xêp công việc một cách
khoa học trong cuộc sống.
- Việc tự học của sinh viên sẽ thúc đây và rèn luyện cho sinh viên hình

thành nhiều thói quen và kĩ năng quan trọng như: rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu

tài liệu, chọn lọc vấn đề nghiên cứu, hệ thống kiến thức, tổ chức các ý chính
rồi ghi nhớ, luyện viết...tạo thành một chu trình khép kín từ các bước tư duy
cho đến hành động.
- Tự học giúp sinh viên tự khám phá ra điểm mạnh và sở thích của bản
thân, chính việc được học những gì mình hứng thú khiến việc tự học trở nên
thoải mái, đầy hứng thú.
- Tự học sẽ khiến cho sinh viên được học với tốc độ phù hợp với chính
khả năng của mình. Các bạn sinh viên khi tự học sẽ không bị rơi vào tình
trạng thầy cô giảng nhanh quá không kịp nắm kiến thức, hiểu vấn đề hay các
thầy cô giảng chậm để phù hợp với việc nắm bắt kiến thức của các bạn sinh
viên trong lớp nhưng lại không tương thích với tốc độ của mình.
- Các bạn sinh viên có thể tự học một mình, tự học thông qua việc học
nhóm với bất kì ai mà bạn mong muốn. Việc kết họp học tập với người mà
bạn cảm thấy “hợp gu ” sẽ tạo ra hứng thú rất cao trong việc tự học cho chính
bản thân mình.
4.Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên
4.1. Những ảnh hưởng của chương trình đào tạo đối với ỷ thức tự
học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
4.1.1. Những ảnh hưởng tích cực
Chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng
thành chương trình khung (tức khối kiến thức giáo dục đại cương): gồm 26 tín
chỉ trcng đó có 22 tín chỉ là bắt buộc chung và 4 tín chỉ là tự chọn, chương
trình chuyên ngành để tạo nên sự định hướng ngay từ đầu cho sinh viên trong
việc xìy dựng kế hoạch học tập và cũng tạo nên sự linh hoạt trong việc lựa
chọn nôn học để đáp ứng mục tiêu học tập được thiết kế gồm 90 tín chỉ trong

13



đó có 66 tín chỉ bắt buộc và phần tự chọn gồm 24 tín chỉ. số lượng các môn
học và kết cấu thời lượng của các môn học trong toàn bộ thời lượng chung
của chương trình được chỉnh sửa, bổ sung để tạo hứng thú và lộ trình chinh
phục kiến thức pháp lý cho người học ở mức độ tối ưu nhất.
Chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội đã được xây
dựng công phu, nghiêm túc và thích ứng với thực tiễn hiện nay. Chương trình
đã được điều chỉnh, bổ sung cả về mục tiêu, nội dung đào tạo, các khối kiến
thức, các học phần cụ thể cho phù họp với đòi hỏi của thực tiễn ngành đặt ra,
và cũng qua đó nâng cao ý thức tự học cho sinh viên.
Hình thức tổ chức dạy học trong phương thức tín chỉ qui định hoạt
động tự học của sinh viên như là một thành phần bắt buộc trong thời khóa
biểu và là một nội dung quan trọng của đánh giá kết quả học tập. Hoạt động
dạy - học theo tín chỉ được tố chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành và tự
học. Trong ba hình thức tổ chức dạy học này, hai hình thức đầu được tổ chức
có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên (giảng viên giảng bài,
hướng dẫn; sinh viên nghe giảng, thực hành, thực tập dưới sự hướng dẫn của
giảng viên,...), hình thức thứ ba có thể không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
giảng viên và sinh viên (giảng viên giao nội dung để sinh viên tự học, tự
nghiên cứu, tự thực hành và sẵn sàng tư vấn khi được yêu cầu). Ba hình thức
tổ chức dạy học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lóp, giờ tín
chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Bên cạnh ưu điểm đó chúng ta còn thấy
việc học theo chương trình đào tạo tín chỉ người học sẽ có khả năng tự học
một lúc nhiều chuyên ngành. Ngoài ra, ở mỗi ngành học vào giai đoạn cuối,
sinh viên có thể tự do lựa chọn các môn học. Thời lượng lên lớp giảm mạnh,
giúp cho sinh viên còn nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu. Hầu hết các môn
học đều giảm khoảng trên dưới 50%, thậm chí có môn giảm trên 70% thời
lượng. Như vậy, sẽ có một phần lớn kiến thức sinh viên phải tự nghiên cứu để
nắm vững mà không cần phải lên lớp. Điều này có tính họp lý, vì thật ra
không nhất thiết hễ cái gì viết trong giáo trình thì thầy giáo phải giảng sinh


14


viên mới hiêu được. Có nhiêu vân đê không cân giảng mà sinh viên có thê tự
mình đọc hiểu được. Tự học sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian để sinh viên có
thể học được nhiều kiến thức hơn. Đây là điều cần thiết nhằm phát huy tính
chủ động sáng tạo của người học, mặc dù trong thực tế chỉ mới có một số ít
sinh viên được hưởng lợi thế này. Việc giảm thời lượng lên lớp còn giúp khắc
phục một phần tình trạng giảng viên phải làm việc quá tải không cần thiết, về
khía cạnh thụ đắc kiến thức, hệ thống đào tạo mới này dựa trên quan điểm của
lý thuyết kiến tạo xã hội (socio-constructivisme). Theo đó, thái độ tiếp thu

kiến thức một cách thụ động trong nền giáo dục truyền thống sẽ được thay thế
bằng quan niệm học tập chủ đạo trong việc tìm kiếm các kênh thông tin tri
thức đa chiều. Vì thế, nó đòi hỏi người học phải thay đổi thái độ học tập, phải
xây dựng nền tảng kiến thức độc lập cho mình qua quá trình tự nghiên cứu.
4.2.2. Những điểm hạn chế
Chương trình đào tạo hiện nay của Trường Đại học Luật Hà Nội còn
nhiều bất cập liên quan đến ý thức tự học của sinh viên như sau:
Sự thiếu kinh nghiệm do chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo
theo tín chỉ, diều này cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ một thói quen trong công
tác tổ chức, công tác giảng dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên.
Nội dung các môn học tuy hình thức theo tín chỉ nhưng cách triển khai
mục tiêu nhận thức còn theo niên chế, mang nặng tính lý thuyết mà chưa gắn
với kỹ năng vận dụng pháp luật trên thực tế. Hoặc trong chương trình đào tạo
còn thiếu những môn học gắn với thực tế như việc thực tập tại các cơ quan
thực thi pháp luật và báo cáo kết quả. Chính bởi vậy, sinh viên thiếu ý thức
cập nhật kiến thức pháp luật từ mọi lúc, mọi nơi. Qua quá trình khảo sát thực
tiễn, đa số sinh viên đều hiểu được vai trò quan trọng của tự học. Tuy nhiên,

sức ì và tính thụ động của sinh viên còn rất lớn. Hoạt động tự học vẫn còn
mang tính hình thức, đối phó với các bài kiểm tra.

15


Công tác quản lý đào tạo cũng có nhiêu phức tạp do mỗi một sinh viên
có ké hoạch học tập riêng. Việc đăng ký các môn học tín chỉ đôi khi không
thực hiện được do sự quá tải yêu cầu học một môn giống nhau tại một thời
điểm. Điều này có thể cản trở đến tiến trình tự học mà sinh viên đã lên lịch
trước và tạo nên tâm lý chán nản trong học tập.
4.2. Những ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đổi với ỷ thức tự
học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
%

o









Phương pháp giảng dạy chủ động xem việc rèn luyện phương pháp học
tập cho sinh viên không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà
còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - vói
sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão - thì bản


thân người thầy cũng không thể thu thập được đầy đủ thông tin và không thể
nhồi nhét vào đầu óc sinh viên khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Vai trò
của người thầy không còn là “người truyền đạt thông tin” nữa. Trái lại, phải
quan tâm dạy cho sinh viên phương pháp tự học từ những môn học đầu tiên
của chương trình. Nói như vậy không có nghĩa vai trò của người Thầy không
còn quan trọng mà giờ đây người Thầy sẽ là người hướng dẫn cho người học
đi tìm tri thức. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học.
Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thổi quen, ỷ chí
tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con
người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
4.3. N hững ảnh hưởng của đội ngũ giảng viên đối với ỷ thức tự học
của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
Tự học là quá trình bản thân người học tích cực, độc lập, tự giác chiếm
lĩnh tr thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng động tìm tòi, phân tích sách vở, tài liệu
tham thảo bằng những phương pháp phù hợp trên cơ sở hướng dẫn của giảng
viên. Như vậy, vấn đề tự học cần có sự đổi mới về bản chất, không còn là một
hoạt đ)ng tự phát hay ép buộc mà phải là một hoạt động tự giác và chịu sự
điều kiiển của giảng viên trong nội dung học tập.

16


Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý giáo dục, biêu hiện của ý thức tự
học rất đa dạng: Một sinh viên có ý thức tự học tốt phải là người biết cách sắp
xếp thời gian học tập: Học tập trên lớp, nghiên cứu tài liệu mọi nơi mọi lúc
ngay cả trong vui chơi giải trí hoặc học qua mạng Internet. Trên lớp một
người có ý thức tự học tốt chính là người tập trung nghe giảng, hăng hái phát
biểu xây dựng bài, nêu câu hỏi đổi với giảng viên. Người có ý thức tự học tốt
còn là người luôn tìm thấy những điều đáng học hỏi trong cuộc sống xung
quanh, ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất, biến nó thành vốn sống, kỹ năng

sống cho bản thân.
Chúng ta đã biết rằng quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá
trình học. Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của
học sinh. Học là hoạt động do được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển nên nó là
hoạt động nhận thức đặc biệt. Trong quá trình dạy học thì sự tương tác giữa
giảng viên và sinh viên chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công đối với
chất lượng dạy và học.
Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, số giờ giảng dạy
trên lóp của giảng viên giảm khá nhiều do vậy số giờ yêu cầu sinh viên tự học
tăng lên gấp đôi. Nhưng thực tế cho thấy đa số sinh viên vẫn không biết cách
tự học, vẫn còn mang nặng cách học thụ động: sinh viên không hề đặt câu hỏi,
khi giảng viên đặt câu hỏi thì rất ít sinh viên giơ tay xin phát biểu. Giảng viên
nói gì viết gì trên bảng thì sinh viên cố gắng chép và chép bằng hết và cuốn
vở trở thành cẩm nang duy nhất cho việc thi cử và thậm chí cho cả việc hành
nghề sau này. Dường như đây là căn bệnh cố hữu có nguồn gốc từ nhà trường
phổ thông và chắc chắn rằng sản phẩm của cách học thụ động này là những
con người thụ động không có khả năng nghiên cứu sáng tạo.
Giảng viên cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ, nhiều giảng viên
thường truyền thụ kiến thức theo lối đọc chép, giảng dạy chay, thiếu kinh
nghiệm thực tế nên bài giảng thiếu sinh động. Với bối cảnh giữa giảng viên và
sinh viên như vậy thì việc tự học gần như bị vô hiệu hóa, chỉ một số ít sinh
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG OẠi HỌC UJẦJ HÀ NỘI

17

PHONG ĐỌC

.Ò.ẢỒ ....... ......



viên có khả năng điều chỉnh hành vi học tập đế có khả năng tự học thực sự.
Vậy là.m thê nào đê giúp mọi sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu Học theo tín chỉ như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Một số nhà giáo dục cho rằng: “sinh viên không biết cách học là do
thầy giáo không biết cách dạy, hay dạy không đúng cách”
4.4. Những ảnh hưởng của học liệu và các điều kiện cơ sở vật chất
khác đến ỷ thức tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.




0









*Thuân loi




- Có nhiều lựa chọn trong việc tiếp cận các nguồn tin
Chúng ta đang sống trong xã hội thông tin, do đó sinh viên có điều kiện
thuận lợi trong việc tiếp cần với rất nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong
phú , phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập theo mô hình đào tạo theo tín

chỉ.

về cơ bản, họ có hai kênh tiếp cận thông tin chính .
Kênh thông tin thứ nhất là các trung tâm thông tin - thư viện trong /

ngoài trường kho tư liệu của khoa, nơi họ theo học. Đối với hệ thống Trung
tâm thông tin thư viện ngoài trường, sinh viên có thể khai thác thông tin từ rất
nhiều loại hình thư viện như công cộng, trung tâm thông tin thư viện của các
viện nghiên cứu, các trường đại học, hoặc có thể là thư viện tư nhân. Nếu như
hệ thống các trung tâm thông tin - thư viện ngoài trường đòi hỏi sinh viên

phải chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác tài liệu để có được thông tin
thích hợp phục vụ cho việc học và nghiên cứu của mình thì thư viện của các
trường đại học lại là nơi cung cấp tài liệu có nội dung chủ yếu tập trung vào
các ngành học đang được đào tạo tại trường. Và các phòng tư liệu tại các khoa
đóng vai trò hạt nhân trong việc phục vụ tài liệu chuyên ngành cho sinh viên.
Với kênh thông tin này loại hình tài liệu chủ yếu mà sinh viên tìm đến là tài
liệu vật lí như sách, báo, và tạp chí.
Kênh thông tin thứ hai, là nguồn tài liệu trực tuyến được truy cập qua
mạng Internet. Đối với kênh thông tin này, sinh viên có điều kiện thuận lợi để
truy cập các nguồn tài nguyên số đa dạng và đặc biệt là tính cập nhật rất cao.

18


Sinh viên có thể khai thác thông tin qua kênh này ở bất cứ nơi nào miễn là họ
kết nổi với Internet.
- Các trường đợi học tập trung phát triển học liệu phục vụ cho mô hình
đào tạo tín chỉ.
Trong tiến trình chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ,

song hành với sự thay đổi về nội dung và phương pháp dạy - học , các trường
đại học cũng tập trung phát triển các nguồn học liệu trong thư viện và các
phòng tư liệu. Dựa vào danh mục các tài liệu tham khảo của các môn học
thuộc các ngành học được đào tạo tại trường, trung tâm thông tin - thư viện
tại các trường đại học sẽ tiến hành bổ sung các tài liệu vật lí (sách, báo và tạp
chí) hoặc đăng kí mua quyền khai thác và sử dụng các cơ sở dữ liệu thích họp.
Phòng tư liệu các khoa trực thuộc tại trường là nơi bổ sung các tài liệu vật lí
cũng như nguồn tài nguyên số ở cấp độ chi tiết hom và sát hơn với nhu cầu
thông tin của sinh viên.
- Đe cương mỗi môn học liệt kê các tài liệu tham khảo và thông tin chỉ
dẫn cho việc khai thác các tài liệu này
Một trong những yêu cầu cơ bản đối với một đề cương môn học theo
khung chương trình đào tạo tín chỉ là liệt kê các tài liệu tham khảo và thông
tin thư mục chỉ dẫn giúp sinh viên có thể tìm kiếm và tiếp cận với tài liệu đó .

Danh sách tài liệu tham khảo còn chỉ rõ mỗi tài liệu nên tham khảo ở mức độ
và phạm vi như thế nào, ví dụ: đâu là tài liệu đọc bắt buộc, đâu là tài liệu
tham khảo, tham khảo từ trang bao nhiêu đến trang bao nhiêu, hoặc từ địa chỉ
trực tuyến nào. Hơn nữa ngoài việc cung cấp phạm vi nội dung của việc học
liệu tham khảo, danh sách này còn có khả năng định hướng cho người học
trong việc chủ động tìm hiểu sâu hơn và rộng hon nội dung họ cảm thấy hứng
thú được đề cập đến trong môn học.
* Khó khăn
- Khó lựa chọn được thông tin thích hợp

19


Sinh viên có thể bị choáng ngợp trước sự đa dạng về số lượng cũng như
chât lượng thông tin phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của

mình. “Bùng nổ thông tin” là hiện tượng được nhắc đến khá nhiều trong xã
hội thông tin và một trong những hệ quả tiêu cực mà nó mang lại, đó là quá
nhiều thông tin nhiễu đối với người dùng. Đặc biệt là khi sinh viên tham gia
vào môi trường Internet, tại đây họ có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin
khác nhau mà không phải thông tin nào cũng là cần thiết cho môn học của họ,
thậm chí có những thông tin lỗi thời không còn giá trị hoặc bị sai lệch.
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
còn hạn chế
Thực tế, các thư viện và các phòng tư liệu tại các trường đại học Việt
Nam chưa có nhiều các chương trình hoặc khoá đào tạo về kĩ năng khai thác
hiệu quả kho tài nguyên hiện có của thư viện, phòng tư liệu hoặc các cơ sở dữ
liệu đã kí mua quyền truy cập. Có thể thấy, đại đa số sinh viên đều chưa được
trang bị những kĩ năng bài bản trong việc tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc
học tập và nghiên cứu khoa học trong mô hình đào tạo tín chỉ. Rất nhiều sinh
viên không có đủ điều kiện để thực hành tìm kiếm thông tin do thiếu máy tính
và mạng Internet. Một số khác có kĩ năng tìm kiếm thông tin thì các kĩ năng
này đều do học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hoặc tự mầy mò tìm hiểu nên đôi khi
chưa khai thác thực sự hiệu quả kho tài nguyên rộng lớn trên mạng Internet.
Một số những nghiên cứu chỉ cho ràng sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc
truy cập và sử dụng các nguồn thông tin sẵn có trên Internet và thiếu các kĩ
năng cần thiết đối với việc đánh giá và xử lí thông tin trên Internet.
- Đối với nhiều chuyên ngành đang được đào tạo rất ít tài liệu tham
khảo được xuất bản tài liệu bằng tiếng Việt
Hiện nay, có nhiều ngành đang được đào tạo tại các trường đại học thiếu
tài liệu tham khảo được viết và xuất bản bằng tiếng Việt. Đây cũng là một thử
thách không nhỏ đối với sinh viên trong môi trường đào tạo tín chỉ vốn khuyến
khích và tạo điều kiện cho họ tìm hiểu và đọc nhiều tài liệu tham khảo khác

20



×