Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Vấn đề phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.21 MB, 252 trang )


TRƯỜNG ĐẠI
• HỌC
• LUẬT
• HÀ NỘI

------- CS*K>-------

ĐÈ TÀI NGHIÊN c ú t ) KHOA HỌC
9

CẤP TRƯỜNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯVIỆ
T
R
Ư

N
GO

IH

CL
U

TH
AN
C
'
PH
Ò


N
GD
Ũ
C_ i / ị ớ Ị l

VÁN ĐÈ PHÂN ĐỊNH BIỂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ
VÀ THỤC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIẺN GIỮA VIỆT NAM
VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU vự c

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Toàn Thắng
Thư ký đề tài: GV. Nguyễn Thị Hồng Yến

Hà N ộ i - 2 0 1 2
.........................

...............


DA líH SẮCitCẢC TẮC GIẢ T H A M GIA TH Ự C H IỆN ĐẼ T Ả I
f
ST
T

1

n

3

4


5

6

7

ỉ HỌ TÊN

!

TÊN CHUYÈN ĐỀ

J

Chuyên đê 1: Khái quát vê hoạch
định các vùng biển và phân định
TS.* Nguyễn 'loàn biển
Chuvên đề 3: Giải quyết vấn đề
Tháng
phân định biển tại các cơ quan tài
phán quốc tế
Chuyên đê 2: Các quy định vê
phân định biển trong Công ước
ThS. Hoàng Ly i^ịnh
À
Luât biển năm 1982
ịệ
Ị\
Chuyên đề 4: Thực tiễn phân định

ThS. Lê Đức Hạnh
biển giữa các quốc gia
' "ií?
M
ThS.
Hùng

Chu

Mạnh Chuyên đề 5\ Vai trò cùa đường
cơ sở trong phân định biển

ThS. Lê.Thị Anh Đào
f
ThS. Nguyễn
K.im Ngân

Chuyên đê 6: Các yêu tô, hoàn
cành ảnh hường đến quá trình phân
định biển

Thị Chuyên đề 7: Vai trò cùa đảo và
quần đảo trong phân định biển

Chuyên đê 8: Vân đê khai thác
chung trong thực tiền quan hệ quốc
tế
ThS. Mạc t i ị Hoài Chuyên đê 9: Giải quyêt vân đê
Thương
w )

phân định biển Việt Nam GV. N ầ ịễ ĩ\J Thị Campuchia
Hồng Yến ;
ThS. .Phạm
Hạnh

Hồng

NƠI CỎNG
TÁC


CÁCH

Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luật HN

Chủ nhiệm
đề tài

Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luât HN
Vụ pháp luật
quốc tế - Bộ
ngoại giao
Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luât HN
Khoa Pháp luật

quốc tế
ĐHLuậtHàN
Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luât HN
Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luât HN

Cộng tác
viên
Cộng tác
viên
Cộng tác
viên
Cộng tác
viên
Cộng tác
viên
Cộng tác
viên

Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luật HN

Cộng tác
viên

GV. Nguyễn Thị Chuyên đề 10: Giải quyết vấn đề

phân định biển Việt Nam - Trung
Hồng Yên* .'
s v . Nguyễn Phương Quốc
Dung
Chuyên để 11: Giải quyết vấn đề
GV. Hà Thanh Hòa
phân định biển Việt Nam - Thái
Lan

Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luật HN

*Thư ký
đề tài

Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luât HN

Cộng tác
viên

li

ThS. ri'an Thị Thanh Chuyên đề 12: Giải quyết vấn đề
phân định biển Việt Nam-Malaysia
Huyr * *

Khoa Pháp luật

ĐH Công Đoàn

Cộng tác
viên

i::

Chuvên đê 13: Giải quyêt vân đê
ThS. Mac Thị Hoài
phân định biển Việt Nam T hưong^
Indonesia
ThS. LêXỊiị Anh Đào

Khoa Pháp luật
quốc tế
ĐH Luật HN

Cộng tác
viên

8

9

10


MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH........................................................................................ 4


A. GIỚI THIỆU CHUNG v ì ĐỀ TÀI NGHIÊN c ứ u ...........................................................................4
I. Sự cần th iế t n ghiên cứu đề t à i ..................................................................................................................... 4
II. T ìn h h ìn li nghiên c ử u .................................................................................................................................... 5
III. Phương pháp nghiên c ứ u ........................................................................................................................... 6
IV . M ụ c đích nghiên cứu cùa đề t à i ...............................................................................................................6
V . Phạm vĩ nghiên cứu của đề t à i ...................................................................................................................7

B. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN c ứ u ............................................................................. 7

I. Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về phân định biển.............................................................7
1.1.

Khái quát sự phát triển của luật quốc tế về phân định biển............................................. 7

1.2.

K h á i niệm phân đ ịn h b iể n ..................................................................................................................10

1.3.

P hân địn h lãrih h ả i ........................................................................................................................................ 12

1.4.

Phân định vừng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa........................................................ 17

II. Phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực.......................................... 23
2.1.


Tổng quan lình hình tranh chấp trên biển cùa Việt N am .............................................. 23

2.2. Phân định lãnh hải giữa Việt Nam với các nước trong khu vực..................................... 24
2.3. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Namvới các nước..........30
2.4. Thỏa thuận khai thác chung giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.......................40
PHẦN THỨ II: CÁC CHUYÊN1Đầ NGHIÊN

cứu ................................................................................43

CHUYÊN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT v ầ HOẠCH ĐỊNH CÁC VÙNG BIỂN VÀ PHÂN ĐỊNH BIỂN.............. 43

I. Khái niệm và quá trình phát triển cùa luật quốc tế về phân định biển..................................43
II. Pliân định biến và các đường ranh giới trên biển................................................................. 48
CHUYỀN ĐỀ 2. CÁC QUY ĐỊNH v ì PHÂN ĐỊNH BIỂN TRONG CÔNG ƯỚC LUẬT BIÊN 1982 .. 54
I. K h á i quát pháp luật q uốc tế về phân đ ịn h b iể n .................................................................................. 55

II. Các quy địr h về phân định các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia..................................58
III. Các quy đinh về phân định các vùng biển thuộc quyền chù quyền quốc gia..................... 64
CHUYÊN ĐỀ 3: GIẢI QUYẾT VẤN Đ Ì PHÂN ĐỊNH BIỂN TẠI cơ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TÊ... 81

I. Danh nghTs pháp lý và xu hướng áp dụng tại cơ quan tài phán quốc tế ................................ 81
II. Phân đ ịn h b iể n nhàm đ ạ t đ uợ c két quả cô n g b ằ n g ........................................................................... 86
III. Phương oháp phân đ ịn h b iể n ................................................................................................................. 90

CHUYÊN Đ Ĩ 4: THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA CÁC QUỐC G IA .......................................... 93

I. Khái quát về phân định biển giữa các quốc gia..................................................................... 93
II. M ụ c đích của hiệp đ ịn h phân đ ịn h b iể n ............................................................................................... 95



III. Các phương pháp phân định................................................................................................. 103
IV. Yếu tố ánh hường đến phân định..........................................................................................I 13
CHUYÊN Đ Ì 5: VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG c ơ SỞTRONG PHÂN ĐỊNH BlỂN.................................. 120

I. Cách xác định đường cơ sở theo quy định Công ước Luật biển I 982................................... 120
II. Vai trò cùa đirờng cơ sở trong phân định biển...................................................................... 124
CHUYÊN ĐỀ 6: CÁC YÊU Tố, HOÀN CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN ĐỊNH BIÊN.................... 128

I. Nhận diện các yếu tố, hoàn cảnh ảnh hưởng đến phân định biển......................................... 128
II. Một số yếu tố, hoàn cảnh ảnh hưởng đến phân định biển....................................................130
CHUYÊN Đ Ì 7: VAI TRÒ CỦA ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO TRONG PHÂN ĐỊNH BIÊN..........................140

I. Đảo và quần đào trong luật biển quốc tế.................................................................................140
II. Mức độ ảnh hưởng cùa đảo và quần đảo trong phân định biển........................................... 148
CHUYÊN ĐỀ 8: VẤN ĐỀ KHAI THÁC CHUNG TRONG THỰC TIỄN QUAN HỆ QUỐC T Ế ......... 154

I. Khái niệm khai thác chung...................................................................................................... 154
II. Thực tiễn hoạt động khai thác chung tại một số khu vực trên thế giới................................159
III. Khai thác chung trên biển Đông - Hiện trạng và triển vọng...............................................163
CHUYÊN ĐỀ 9: GIẢI QUYẾT VẤN Đầ PHÂN ĐỊNH VÙNG NƯỚC LỊCH sử VIỆT NAM CAMPUCHIA...........................................................................................................................................171

I. Lịch sử tranh chấp giữa hai quốc gia...................................................................................... 171
II. Quan điểm, lập trường của các bên tranh chấp..................................................................... 175
III. Khai thác chung - giải pháp tạm thời và nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp............ 178
CHUYÊN Đ Ì 10: GIẢI QUYẾT VẤN Đ Ì PHÂN ĐỊNH BIỂN VIỆT NAM - TRUNG Q UỐ C.............182

I. Vịnh Bắc Bộ và nhu cầu phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc.....................................182
II. Quá trình đàm phán và kết quà phân định Vịnh Bắc B ộ ......................................................184
III. Phân định khu vực cửa sông Bắc Luân và vùng chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.........197
IV. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và vấn đề phân định biển.............................203

CHUYÊN Đ Ì 11: GIẢI QUYẾT VẤN Đầ PHÂN ĐỊNH BIỂN VIỆT NAM - THÁI L A N .....................209

I. Khái quát chung về tình hình phân định biển trong Vịnh Thái Lan..................................... 209
II. Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam - Thái Lan...... 213
III. Tình hình thực hiện Hiệp định phân định biển Việt Nam - Thái L an.............................219
CHUYÊN ĐỀ 12: GIẢI QUYẾT VẤN ĐE PHÂN ĐỊNH BlỂN VIỆT NAM - MALAYSIA................. 223

I. Lịch sử và hiện trạng tranh chấp trên biển Việt Nam - Malaysia...................................... 223
II. Triển vọng phân định.............................................................................................................229
CHUYÊN ĐỀ 13: GIẢI QUYẾT VẤN Đầ PHÂN ĐỊNH BlỂN VIỆT NAM - INDONESIA................. 235

I. Vị trí địa lý và nhu cầu phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia................................... 235
II. Phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia..................................................................... 237
III. Phân định vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam - Indonesia.................................................242


PHẦN TH Ứ NHẤT: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
A. GIỚI THIỆU CHUNG VÈ ĐÈ TÀI NGHIÊN cứ u
I. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Biển luôn đóng vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị....
Ngày nay, khi đất liền trở nên chật hẹp không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng dân số,
năng lượng khan hiếm, các hệ sinh thái bị suy thoái, môi trường trở nên quá tải, biển
và đại dương trở thành miền đất hứa cho tất cả các quốc gia. Trong bối cảnh đó, các
nước ven biển, nhất là các cường quốc đều có xu hướng “tiến ra biển”, xây dựng chiến
lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và sừ dụng biển.
Là quốc gia nằm ven bờ biển Đông và với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, Việt
Nam được đánh giá là quốc gia ven biển có các vùng biển giàu có về tài nguyên thiên
nhiên, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản, đồng thời chiếm vị trí
chiến lược quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn liền với quá trình xây dựng và

phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Xu hướng "tiến ra biển" của các quốc gia đã dẫn đến nhiều tranh chấp về thực
hiện chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển. Theo quy định của Công ước cùa Liên
hợp quốc về Luật biển năm 1982, mỗi quốc gia ven biển đều có quyền xác định: (i) nội
thủy; (ii) lãnh hải (rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở); (iii) vùng tiếp giáp
lãnh hải (rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở); (iv) vùng đặc quyền kinh tế
(rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở) và (vi) thềm lục địa. Như vậy, các
vùng biển của quốc gia ven biển được mở rộng đáng kể, và điều đó làm xuất hiện các
vùng biển chồng lấn giữa những nước đối diện hoặc tiếp liền. Cho đến nay, còn
khoảng 400 đường ranh giới trên biển cần được phân định. Những tranh chấp này vốn
đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn khi các quốc gia đẩy mạnh việc khai thác tài
nguyên trên các vùng biển. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp, hoạch định rõ ràng các
vùng biển đã, đang và sẽ tiếp tục chiếm giữ vị trí quan trọng trong quan hệ chính trị,
pháp lý quốc tế hiện đại.
Trong khu vực biển Đông, Việt Nam đang phải đối diện với nhiều tranh chấp
liên quan đến các quốc gia khác nhau như Trung quốc, Philippines, Malaysia, Brunei,
Indonesia, Thái Lan và Campuchia. Đe giải quyết những tranh chấp này, yêu cầu


khách quan đòi hỏi các quốc gia sử dụng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng
quyền và lợi ích của nhau và phù hợp với các quy định của luật quốc tế. Vì vậy, việc
nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống những quy định này là điều cần thiết và có
ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn sâu sắc.

II. Tình hình nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề phân định biển
chưa thực sự phong phú về số lượng. Ngoài một vài bài báo có liên quan, vấn đề này
hầu như chỉ được đề cập một cách khái quát trong các sách chuyên khảo về luật biến.
Có thể nêu ra một số sách và các bài báo liên quan đến phân định biển:
Bộ Ngoại giao, Giới thiệu một số vấn đề cơ bàn cùa luật biển Việt Nam,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;
-

Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Chính sách, pháp luật biến của Việt Nam và
chiến lược phát triển bền vũng, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006;

- Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Họp tác khai thácchung trong

luật biến quốc

tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2009;
- Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết và luật biển, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 1997;
-

Nguyễn Hồng Thao, “Trung Quốc và tình hình trên khu vực biển Đông”,
Tập san Biên giới lãnh thổ, 14/2004;

-

Bạch Quốc An, “Vai trò của Asean trong việc giải quyết các tranh chấp về
biên giới, lãnh thổ”, Tạp chí Luật học, số 9, 2007;

- Nguyễn Bá Diến, “Vấn đề phân định biển trong Luật biển quốc tế hiện đại”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,

Kinh tế - Luật, T. XXIII, số 1, 2007;

- Nguyễn Bá Diến, “Các vùng khai thác chung trong Luật quốc tế hiện đại”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,


Kinh tế - Luật, T. XXIV, số 2, 2008;

- Nguyễn Bá Diến, “Khai thác chung dầu khí châu Phi - một số bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam’', Tạp chí Nghiên cửu lập pháp, T. 12, số 21,
2008;
- Huỳnh Minh Chính, “Pháp luật quốc tế và việc vạch biên giới biển giữa Việt
nam với các quốc gia láng giềng”, Tập san Biên giới lãnh thô, 14/2003
-

Nguyễn Minh Đức, “Các yêu sách biển của Trung Quốc”, Tập san Biên giới
lãnh thổ, 4/1997;


-

Nguyễn Toàn Thắng, “Asean và tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường
Sa”, Tạp chí Luật học, số 9, 2007;

-

Nguyễn Toàn Thắng, “Thực tiễn áp dụng quy chế pháp lý quốc tế về đảo và
các công trình nhân tạo trên biển của Việt Nam và một số nước trên thê
giới”, chuyên đề thuộc đề tài cấp nhà nước “Cơ sở pháp lý về chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Trường sa - Hoàng sa” (Bộ Ngoại giao) do
Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế chủ trì, 2009;

Do đó, với mục đích tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về pháp lý
và thực tiễn liên quan đến phân định biển, nhóm tác giả đề xuất nghiên cứu đề tài “ vấn
đê phản định biên trong luật quôc tê và thực tiên phân định biên giữa Việt Nam với

các nước trong khu vực".

III. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà
nước về chiến lược biển Việt Nam nhằm xây dựng đất nước trở thành quốc gia mạnh
về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chù quyền của quốc
gia trên biển. Đề tài vận dụng các nguyên tắc, phương pháp duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, của Lý luận nhà nước và pháp luật trong điều kiện cụ thể của
Việt Nam. Trong đó, đề tài đặc biệt chú ý vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp hệ thống và phân tích tổng hợp;
phương pháp quy nạp; phương pháp suy luận logic...

IV. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài “ vấn đề phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn
phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực” nhằm một số mục tiêu cơ
bản sau:
Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực tiễn quốc tế trong giải quyết tranh chấp về
phân định biển, đặc biệt là thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia
trong khu vực.
Thứ hai, cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản về phân định biến, phục vụ
cho việc nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên và sinh viên trong trường, các cơ sở
đào tạo luật và quan hệ quốc tế.


V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, nhóm tác giả không
có tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc tất cả những vấn đề pháp lý và
thực tiễn liên quan đến nội dung của đề tài. Vì vậy, đề tài tập trung chủ yếu vào việc
nghiên cứu các quy định của luật quốc tế về phân định biển, thực tiễn phân định biển
tại các cơ quan tài phán quốc tế, thực tiễn phân định biển của Việt Nam với các nước

trong khu vực và thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới.

B. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu
I. Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về phân định biển
1.1.

Khái quát sự phát triển của luật quốc tế về phân định biển
Quá trình phát triển của luật quốc tế về phân đinh biển có thể được chia thành

ba giai đoạn: (i) giai đoạn trước năm 1958; (ii) giai đoạn 1958 - 1982 và (iii) giai đoạn
từ 1982 đến nay.
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1958
Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại các quy phạm tập quán điều chỉnh
quá trình phân định biển.
Trong thời kỳ khoa học còn chưa phát triển, biển vẫn được coi là nguồn tài
nguyên vô tận, tự do khai thác cho tất cả các quốc gia. Tình hình này kéo dài cho tới
thế kỷ XV, khi biển cả trở thành đối tượng chinh phục của các nước muốn mở rộng
quyền lực của mình ra biển. Ngày 4/5/1493, Giáo hoàng Alexandre VI đã ban hành
Sắc chỉ "Inter coetera” vạch một đường cách phía phái Tây đảo Cap Vert (nằm ở Đại
Tây Dương, cách bờ biển của Senegal và Mauritani khoảng 500km) 100 liên (1 liên
tương đương khoảng 182 mét), phân chia đại dương thành hai khu vực truyền đạo
Thiên chúa cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sau này, hai nước phát triển thành hai
khu vực ảnh hưởng của họ.
Những năm tiếp theo, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thương
mại hàng hải, các yêu sách nói trên gặp phải sự phản đối của nhiều quốc gia. Chính
trong hoàn cảnh đó đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai nguyên tắc lớn: tự do biển cả và
thiết lập chủ quyền quốc gia trên biển. Nhìn chung, các quốc gia theo xu hướng tự do
biển cả, nhưng có quan điểm tương đối trung lập về quyền của quốc gia trên biển.
Nhiều quốc gia, một m ặt khẳng định nguyên tắc tự do biển cả, mặt khác xác định chủ



quyền trên vùng biển bao quanh với lý do là sự mở rộng chù quyền trên lãnh thổ đất
liền ra phía biển nhằm bảo vệ mình trước sự tấn công của các quốc gia khác.
Trước đòi hỏi thực tiễn về việc xác định cụ thể những vùng biển thuộc chủ
quyền quốc gia, Hội nghị pháp điển hoá luật quốc tế được tổ chức tại La Haye (Hà
Lan) vào năm 1930. Hội nghị đã đạt được những kết quả nhất định trong việc công
nhận quốc gia ven biển có một vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
Tuy nhiên, các quốc gia vẫn không thống nhất được về chiều rộng lãnh hải.
Nhìn chung, nhiều quốc gia áp dụng lý thuyết “tầm bắn đại bác”, xác định chiều rộng
lãnh hải là 3 hải lý1. Do đó, trong giai đoạn trước năm 1958, vấn đề phân định biển chủ
yếu đặt ra đối với lãnh hải.
1.1.2. Giai đoạn 1958 - 1982
Trong giai đoạn này, bên cạnh sự tồn tại của các quy phạm tập quán, pháp luật
quốc tế về phân định biển chịu ảnh hưởng tích cực của Hội nghị lần thứ nhất của Liên
hợp quốc về Luật biển tổ chức tại Giơ-ne-vơ (Thụy sỹ) năm 1958.
Hội nghị đã thông qua được bốn Công ước quan trọng: (i) Công ước về lãnh hải
và vùng tiếp giáp lãnh hải; (ii) Công ước về biển cả; (iii) Công ước về đánh cá và bảo
tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả và (iv) Công ước về thềm lục địa. Sự ra đời của
những điều ước quốc tế nói trên đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình
pháp điển hóa luật biển quốc tế nói chung, pháp luật về phân định biển nói riêng. Điều
này được thế hiện ở một số khía cạnh sau:
+ Bên cạnh lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển được ghi
nhận thêm vùng thềm lục địa, bao gồm phần đáy biển và lòng đất dưới đáy “nằm bên
ngoài lãnh hải đến độ sâu 200 mét hoặc sâu hơn nữa tới mức độ cho phép khai thác các
tài nguyên thiên nhiên ở đó”.
+ Vấn đề phân định được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật cụ thể, tạo
cơ sở pháp lý rõ ràng để các quốc gia tiến hành phân định trên thực tế2.
Những thành công về phương diện lập pháp của Hội nghị lần thứ nhất của Liên
họp quốc về Luật biển là tiền đề để các quốc gia tiếp tục con đường phát triển pháp
luật quốc tế về phân định biển.

1 Khoảng cách này được nêu ra lần đầu tiên một cách cụ thề trong cuốn "De dom inỉo m aris" năm 1702 cùa tác
gia người Hà Lan, Bynkershoek, khẳng định quyền cua quốc gia ven biên thực hiện chủ quyền trên các vùng
biển bao quanh, tới một giới hạn tương ứng với tầm bắn đại bác của thời kỳ đó. Quan diêm trên được các quôc
gia phát triền về hàng hài (như Anh, Hà Lan) hoan nghênh vì nó duy trì được ờ mức tối đa quyền tự do trên biên.
2 Điều 12 Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958, điều 6 Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục
địa năm 1958.


Ị. 1.3. Giai đoạn từ năm 1982 đến nay
Sau 5 năm trù bị (1967 - 1972) và 9 năm thương lượng (1973 - 1982), Hội nghị
lần thứ ba về Luật biển đã thông qua được Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
(Công ước Luật biển năm 1982) tại Montegobay (Giamaica) ngày 10/12/1982. Công
ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.
Công ước Luật biển năm 1982 là một văn kiện tổng họp, toàn diện, đề cập tất cả
các vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế, khoa học kỳ thuật... Công ước phản ánh sự
nhất trí của các quốc gia đối với những vấn đề liên quan đến biển và nhằm xác lập trật
tự pháp lý điều chỉnh các hoạt động khai thác và sử dụng biển. Công ước giải quyết
được nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn mà các Hội nghị Luật biển trước đó
chưa thể giải quyết. Đặc biệt, Công ước xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc thiết lập
các vùng biển và phân định biển.
Theo quy định của Công ước, không ảnh hưởng đến vùng biển được sừ dụng
chung cho tất cả các quốc gia, mỗi quốc gia ven biển có quyền tuyên bố và xác định
các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, bao gồm
vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải và giáp với bờ biển3.
+ Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộng
không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở4.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh hải, có
chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh

hải5.
+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền
lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính tò đường cơ sở dùng để tình
chiều rộng lãnh hải6.
+ Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh
thố đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ

3 Điều 8 khoán 1 Công ước Luật biến năm 1982.
4 Điều 2, 3 C ông ước Luật biển năm 1982. So với C ông ước G iơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958,
Công ước Luật biển nãm 1982 đã hoàn thiện và giải quyết được vấn đề chiều rộng lãnh hải.
5 Điệu 33 Công ước Luật biền năm 1982.
6 Điều 55, 57 Công ước Luật biển nãm 1982.


sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia
đó ở khoảng cách gần hơn7.
Trong trường họp bờ ngoài của thềm lục địa mở rộng ra quá 200 hải lý tính từ
đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể sử dụng các phương pháp phù hợp để xác định
ranh giới phía ngoài của thềm lục địa, với điều kiện đường ranh giới đó không được
mở rộng quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500 mét, là
đường nối các điểm ở đáy biển có độ sâu 2500 mét, một khoảng cách không quá 100
hải lý8.
Như vậy, Công ước đã mở rộng một cách đáng kể thấm quyền của quốc gia ven
biển. Không chỉ có chủ quyền đối với lãnh hải, quốc gia ven biển còn thực hiện quyền
chủ quyền và quyền tài phán đối với những vùng biển rộng lớn như vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng thời làm xuất hiện thêm các
vùng biển chồng lấn giữa các nước có bờ biển nằm đối diện hoặc tiếp liền. Vì vậy, các
quốc gia hữu quan có nghĩa vụ tiến hành các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh
chấp phát sinh. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, tranh chấp thường giải

quyết thông qua vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế.

1.2.

Khái niệm phân định biển

ĩ. 2.1. Định nghĩa
Trong Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958, thuật ngữ
“phân định” (tiếng anh là delimitation) được đề cập tại điều 12, theo đó “(•••) đường
phân định lãnh hải giữa hai quốc gia nằm đối diện hoặc tiếp liền được thế hiện trên
các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhậrí'. Trong trường
hợp này, vấn đề phân định lãnh hải được đặt ra khi: (i) các quốc gia có bờ biển nằm
đối diện hoặc tiếp liền và (ii) tồn tại vùng chồng lấn buộc hai nước phải cùng nhau xác
định đường ranh giới chung.
Thuật ngữ “phân định’' theo nghĩa nêu trên được nhắc lại tại điều 15 (phân định
lãnh hải), điều 74 (phân định vùng đặc quyền kinh tế) và điều 83 (phân định thềm lục
địa) của Công ước Luật biển năm 1982. Điều 83 của Công ước quy định: “việc phân
định thềm lục địa giữa các quốc gia có hờ biến nằm đối diện hoặc tiếp liền được thực

7 Điều 76 khoản 1 Công ước Luật biển năm 1982.
8 Điều 76 khoán 2,5 Công ước Luật biến năm 1982.


hiện bằng con đường thoa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở điểu
38 của Quy chế Tòa công lý quốc tế, đế đi đến một giải pháp công bằng'' .
Tuy nhiên, trong Công ước Luật biển năm 1982, thuật ngừ phân định còn được
đề cập tại một số điều khoản khác. Điều 50 của Công ước quy định: “phía bên trong
vùng nước quần đao, quốc gia quần đao có thể vạch nhũng đường khép kín để phân
định nội thủy theo đúng các điều 9, 10 và /7 ”. Trong trường họp này, thuật ngữ phân
định được hiểu là quá trình xác định đường ranh giới phân chia các vùng biển của một

quốc gia. Nói cách khác, quốc gia đơn phương tự xác định các vùng biển phù hợp với
quy định của luật quốc tế. Như vậy, thuật ngữ “phân định’' được sử dụng với hai nghĩa
khác nhau: hoặc để xác định ranh giới của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền
chủ quyền của một quốc gia; hoặc để xác định đường ranh giới chung trong trường
hợp tồn tại vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia nằm đối diện hoặc tiếp liền.
Không được định nghĩa trong các điều ước quốc tế, các cơ quan tài phán quốc
tế có quan điểm về phân định biển như thế nào? Trong phán quyết ngày 19/12/1978 về
phân định thềm lục địa tại biển Aegean, Tòa công lý quốc tế nêu rõ “phân định là hoạt
động nhằm vạch một đường hoặc nhiều đưòng chính xác nơi gặp nhau của các vừng
không gian mà tại đó thực hiện quyền lực và quyền chủ quyền” của hai quốc gia10.
Như vậy, theo quan điểm của Tòa, phân định đặt ra trong trường hợp tồn tại vùng biển
chồng lẩn cần xác định đường ranh giới chung giữa các quốc gia nằm đối diện hoặc
tiếp liền.
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi sử dụng thuật ngữ phân định biển theo nghĩa
hẹp. Hiểu một cách khái quát, phân định là hoạt động do hai hay nhiều quốc gia thực
hiện, trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba, phù hợp với các quy
định cùa luật quốc tế, nhằm xác định các danh nghĩa pháp lý tương úng của mỗi quốc
gia trên các vùng biển chồng lấn.
1.2.2. Đặc điểm
Định nghĩa nêu trên bao quát tương đối đầy đủ các đặc điểm của phân định biển:
(i) là hành vi mang tính quốc tế; (ii) tồn tại sự chồng lấn của các vùng biển mà các
quốc gia tranh chấp đều có cùng danh nghĩa pháp lý.
+ Phân định biển là hành vi pháp lý quốc tế. Điều này có nghĩa là, phàn định
biển phái được thực hiện dựa trên các quy định của luật quốc tế và do các quốc gia hữu
} Điều 74 về phân định vùng đặc quyền kinh tế có nội dung giống với quy định tại điều 83.
10 A egean Sea Continental Shelf, Judgment, Ị.C.J. Reporís 1978, § 85, p. 35.


quan, hay nói cách khác, bởi các quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện có các vùng
biển chồng lấn về danh nghĩa.

Do đó, phân định biển là một hành vi pháp lí quốc tế song phương hoặc đa
phương chứ không phải là hành vi pháp lý đơn phương. Khi quy định về phân định
biển đối với lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế tại các Điều 15, 74 hoặc 83,
Công ước Luật biển năm 1982 chỉ ra rằng, các quốc gia phải thực hiện phân định trên
cơ sở thỏa thuận. Trong trường hợp phân định lãnh hải, khi chưa có thỏa thuận, các bên
không được đơn phương mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến hoặc cách đều của
hai quốc gia. Đối với trường họp phân định vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục đia,
Công ước còn đưa ra cơ chế giải quyết bằng con đường tài phán nếu các bên không đạt
được thỏa thuận trong một thời hạn “họp lý”. Như vậy, trong các trường hợp nêu trên,
phân định các vùng biển luôn là hành vi pháp lý quốc tế song phương hoặc đa phương.
+ Vấn đề phân định chỉ đặt ra khi có sự chồng lấn các vùng biển mà cụ thể là
chồng lấn danh nghĩa. Các bên tham gia quá trình phân định phải chứng minh danh
nghĩa pháp lý để xác định quyền được phân định giữa các bên hữu quan theo pháp luật
quốc tế. Điều này có nghĩa, các quốc gia phải chứng minh quyền được tham gia vào
các quan hệ về phân định biển dựa trên căn cứ pháp lý và thực tiễn. Ví dụ, trong
trường hợp đưa ra yêu sách về phân định thềm lục địa, các quốc gia có nghĩa vụ chứng
minh thềm lục địa chồng lấn nằm trên “phần kéo dài tự nhiên của đất liền ra biển”
hoặc tới 200 hải lý, khi thềm lục địa ở khoảng cách gần hom11.

1.3.

Phân định lãnh hải

1.3.1. Đưàng cơ sở và vai trò của đường cơ sở trong phân định
Các phương pháp xác định đường cơ sở
Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, việc xác định đường cơ sở là
hành vi pháp lý đon phương của quốc gia ven biển. Hành vi này có tác động như thế
nào đến quá trình phân định giữa các nước có bờ biển nằm đối diện hoặc liền kề? Việc
kẻ đường cơ sở ở khoảng cách xa bờ sẽ khiến đường biên giới trên biển và ranh giới
ngoài của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia được đẩy lùi tương ứng ra

phía biển. Điều này sẽ tạo nên sự bất bình đẳng đối với quốc gia láng giềng lựa chọn
ngân thủy triều chạy dọc bờ biển để xác định đường cơ sở.

11 Điều 76 Công ước Luật biên năm 1982.


Công ước Luật biển năm 1982 ghi nhâp hai phương pháp xác định đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở tháng.
Đường cơ sở thông thường là ngấn nước thủy triều thấp nhất chạy dọc theo bờ
biển, được thể hiện trên các hải đồ tỉ lệ lớn đã được quốc gia ven biến chính thức công
nhận (điều 5 Công ước Luật biển năm 1982). Việc xác định ngấn nước thủy triều thấp
nhất không phải là một quy trình phức tạp. Đó là ngấn giao nhau giữa bờ biển với mức
thấp nhất của mặt nước biển. Phương pháp này liên quan trực tiếp đến sự thay đổi mực
nước biển, tới mực 0 trên các hải đồ. Mực 0 rất khác nhau giữa các nước, thậm chí
giữa các vùng ven biển của một quốc gia. Phương pháp đường cơ sở thông thường có
ưu điểm là phàn ánh tương đối chính xác đường bờ biển thực tế của quốc gia ven biển,
nhưng có hạn chế là khó áp dụng đối với các vùng có bờ biển lồi lõm, khúc khuỷu
hoặc có nhiều đảo ven bờ.
Trong trường hợp đường cơ sở thông thường, được xác định là ngấn nước thủy
triều thấp nhất, không còn phù hợp với địa hình thực tế của bờ biển, quốc gia ven biển
được phép áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng là đường gãy khúc nối liền các
điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo ven bờ.
Công ước đồng thời quy định các điều kiện để áp dụng đường cơ sở thẳng: (i) Ở
những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm hoặc (ii) Ở những nơi có chuỗi
đảo chạy dọc bờ biển và nằm ngay sát ven bờ hoặc (iii) Ở những nơi có các điều kiện
thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự hiện diện của các
châu thổ. Ngoài ra, trong quá trình xác định đường cơ sở thẳng, quốc gia ven biển phải
đảm bảo đường cơ sở đó không đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng
biển nằm bên trong đường cơ sở phải có liên quan đến phần đất liền để có thể đặt dưới
chế độ nội thuỷ.

Tuy nhiên, Công ước Luật biển năm 1982 không chỉ rõ thế nào là bờ biển khúc
khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm, thế nào là chuỗi đảo và thế nào là xu huớng chung của
bờ biển. Vì vậy, những điều kiện này cần được giải thích một cách họp lý, tránh tình
trạng lạm dụng với mục đích đẩy đường cơ sở lùi xa ra phía biển. Chẳng hạn, phương
pháp đường cơ sở thẳng không được áp dụng khi bờ biển chỉ có một chỗ bị khoét sâu
hay không được bằng phẳng. Việc giải thích và áp dụng từng điều kiện cụ thể phải
được đặt trong địa hình tổng thể của bờ biển. Ý tưởng của các nhà soạn thảo Công ước
Luật biển năm 1982 dường như tương đối rõ ràng: vấn đề không phải ở chỗ làm lại tự


nhiên bàng cách thay đối toàn bộ địa hình bờ biển trong mọi hoàn cảnh, mọi tình
huống. Ớ những nơi bờ biển quá lồi lõm, khúc khuỷu, nhiệm vụ đặt ra là thay đổi cho
đơn giản mà vẫn phù hợp với địa thế chung của bờ biển. Đơn giản hoá nhưng không
lạm dụng, làm biến đổi sai lệch: đó chính là ý nghĩa của phương pháp đường cơ sở
thắng mà Công ước Luật biển năm 1982 muốn hướng tới.
Vai trò của đường cơ sở trong phân định biên
Việc xác định đường cơ sở là hành vi pháp lý đơn phương và thuộc thầm quyền
cùa quốc gia ven biển. Vì vậy, nó không nhất định có hiệu lực ràng buộc đối với các
quốc gia khác, đặc biệt trong trường hợp có các quốc gia nằm đối diện hoặc tiếp liền.
Như đã đề cập, phân định biển là hành vi pháp lý quốc tế, đòi hỏi sự thỏa thuận của
các bên hữu quan, bởi vì điều đó ảnh hưởng đến lợi ích của hai hay nhiều quốc gia đối
với ranh giới không gian quy định phạm vi hiệu lực của chủ quyền và quvền chủ
quyền cùa những quốc gia này. Thực tiễn chỉ ra rằng hành vi pháp lý đon phương của
một nước bản thân chúng không thể có cơ sở buộc tất cả các quốc gia hữu quan chấp
thuận để vạch dường ranh giới chung, trừ khi được những quốc gia này thỏa thuận như
vậy.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận và tranh chấp được giải quyết tại
cơ quan tài phán quốc tế, đường cơ sở do các bên đơn phương xác lập không nhất thiết
được sử dụng làm căn cứ để xác định đường phân định. Theo quan điểm của Tòa công
lý quốc tế trong vụ tranh chấp về đánh cá giữa Anh và Nauy (18/12/1951), “v/ệc phân

định các vừng biển luôn luôn có khỉa cạnh quốc tế; nó không thể phụ thuộc vào V chí
duy nhất của quốc gia ven biển như được thể hiện trong pháp luật quốc gia. Nếu tuyên
bố hoạch định là hành vi pháp lý đơn phương vì chỉ quốc gia ven biển mới có tư cách
để tiến hành thì ngược lại giá trị của hành vi đó đổi với các quốc gia khác sẽ do luật
quốc tế điều chinh”[1. Mỗi quốc gia có quyền đơn phương xác định đường cơ sở và
ranh giới của các vùng biển nhưng phân định biển phải luôn được nhìn nhận dưới góc
độ pháp lý quốc tế.
Quan điểm nêu trên được ghi nhận trong nhiều phán quyết của các cơ quan tài
phán quốc tế. Trong vụ Thềm lục địa Tunisia/Libya, Tòa công lý quốc tế chỉ rõ rằng
việc xac định các điểm và đoạn cơ sở để kẻ đường phân định và hệ thống đường cơ sở
của quốc gia ven biển là hai vấn đề độc lập và riêng biệt. Vì vậy, để kẻ đường phân


định nhằm đạt kết quả phân định công bằng, Tòa phải tính toán hiệu lực của các đảo
Djerba và Kerkennah, không phải với tính chất những hòn đao này được xác định
trong hệ thống đường cơ sở của Tunisia mà trên cơ sở vị trí, vai trò cũng như ảnh
hưởng của chúng đến đường phân định. Vì vậy, Tòa đã bô qua đảo Djerba nhưng lại
trao cho đảo Kerkennah một nửa hiệu lực khi kẻ đường phân định. Đặc biệt, đường
phân định có những đoạn chạy theo hướng chung của bờ biển Tunisia nhưng không
dựa trên hệ thống đường cơ sở thẳng do Tunisia xác định. Tòa đồng thời khẳng định
“không đánh giả về giá trị của hệ thống đưòrig cơ sở này cũng như hiệu lực của chúng
đối với Libya” 13.
Trong vụ Thềm lục địa Libya/Malta, Tòa công lý quốc tế sử dụng bờ biển của
các quốc gia hữu quan để kẻ đường trung tuyến. Theo quan điểm của Malta, việc kẻ
đường phân định phải xuất phát từ hệ thống đường cơ sở do các quốc gia hữu quan xác
lập, cụ thể là đường cơ sở của Malta bao gồm đoạn nối đảo Malta và đảo nhỏ Filfla.
Tòa đưa ra kết luận rằng: (i) Tòa không xem xét tính họp pháp của việc Malta sử dụng
đảo nhỏ Filfla để xác định đường cơ sở; (ii) trong mọi trường hợp, đường cơ sở do các
quốc gia thiết lập không nhất thiết được sử dụng để xác định ranh giới chung của thềm
lục địa. Đường cách đều được xác định dựa trên những điểm phù hợp của bờ biển và

các đảo ven bờ, và để đạt được kết quả công bằng, một số đảo nhỏ cũng như một số
điểm nhô ra nhất của bờ biển có thể bị bỏ qua. Do đó, mặc dù đảo nhỏ Filfla được
Malta sử dụng để xác định đường cơ sở, Tòa đã bỏ qua hòn đảo này khi xem xét kẻ
đường cách đều.
Như vậy, đường cơ sở chỉ đóng một vai trò hạn chế trong phân định biển. Neu
đường cơ sở được các quốc gia thỏa thuận sử dụng trong một số điều ước về phân định
biển, ngược lại hầu như không được các cơ quan tài phán xem xét khi giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực này.
1.3.2. Nguyên tấc và phương pháp phân định lãnh hải
Theo quy định tại điều 2 Công ước Luật biển năm 1982, "Chủ quyền của quốc
gia ven biến được mở rộng ra ngoài lãnh thổ (...) đến một vùng biến tiếp liền, gọi là
lãnh hái

Đây là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộng

không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở14. Như vậy, ranh giới phía trong của lãnh

13 Continental S h elf (Tunisia'Libyan A rab Jamahiriya), Judgment. I.C.J. Reports ỉ 982, § 79, p. 63; § 104, p. 76;
§ 1 2 0 , p. 85.
14 Điều 3 C ông ước Luật biên năm 1982.


hải là đường cơ sở và ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi điểm trên đường đó ở
cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bàng chiều rộng của lãnh hải và
không vượt quá 12 hải lý. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới
quốc gia trên biển.
Trong trường hợp lãnh hải của hai quốc gia nằm đối diện hoặc tiếp liền tạo
thành vùng chồng lấn, các quốc gia cần thỏa thuận để tiến hành phân định lãnh hải, nói
cách khác xác định đường biên giới chung trên biển. Công thức phân định lãnh hải
giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau được ghi nhận tại Điều 15

Công ước Luật biển năm 1982, cụ thể như sau: “Khi hai quốc gia có bờ biển liền kề
hoặc đoi diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đưòng
trung tuyến mà mọi điếm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất cùa các đường cơ
sở dùng đế tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược
lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do cỏ nhũng danh nghĩa
lịch sử hoặc có các hoàn cành đặc biệt khác cần hoạch định ranh giới lãnh hài của
hai quốc gia khác với quy định đã n ê ừ \ Phân tích quy định của Điều 15 Công ước
Luật biển năm 1982 có thể rút ra một số nhận xét.
Thứ nhất, Điều 15 của Công ước 1982 đã ghi nhận lại gần như hoàn toàn nội
dung của khoản 1, Điều 12, Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm
1958.
Thứ hai, công thức chung để phân định lãnh hải giữa hai quốc gia có bờ biển
liền kề hoặc đối diện nhau là: (i) phân định lãnh hải phải được tiến hành trên cơ sở thỏa
thuận, các bên có thể thỏa thuận để lựa chọn các phương pháp phân định phù họp; (ii)
trong trường hợp không có thỏa thuận, các quốc gia hữu quan sử dụng phương pháp
đường trung tuyến/cách đều; (iii) hiệu lực của đường trung tuyến/cách đều sẽ bị thay
đổi trong trường hợp tồn tại các hoàn cảnh đặc biệt.
Thứ ba, với quy định trên, Công ước Luật biển năm 1982 đã khẳng định lại một
lần nữa, thỏa thuận là nguyên tắc cao nhất để các bên hữu quan giải quyết vấn đề phân
định. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với bản chất của luật quốc tế là được xây
dựng trên cơ sở thỏa thuận và tự nguyện.
Thứ tư, Công ước khẳng định việc tiếp tục áp dụng nhưng có sự hạn chế của
phương pháp trung tuyến/cách đều trong phân định lãnh hải giữa các quốc gia có bờ
biển đối diện hoặc tiếp liền. Sự hạn chế này được quyết định bởi sự hiện diện của các


hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, Công ước không đưa ra định nghĩa chính xác về các
hoàn cảnh đặc biệt. Theo ủ y ban luật quốc tế, các hoàn cảnh đó có thể là: hình dạng
bất thường của bờ biển; sự hiện diện của các đảo; luồng hàng hải. Trong trường hợp
này, phân định lãnh hải có thể tóm gọn lại theo công thức: đường trung tuyến/cách đều

- Hoàn cảnh đăc biêt.


TRUNG TẦMTHÕNGTIN THƯVIẸ^
1.4. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẠT HA NỊ
1.4.1. Nguyên tắc thỏa thuận
Phân định biển là hành vi mang tính quốc tế nên cần thực hiện trên cơ sở thỏa

thuận của các quốc gia hữu quan. Quy định tại điều 12 Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh
hải và vùng tiếp giáp (1958), điều 6 Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa (1958) và
các điều 15, 74, 83 của Công ước Luật biển năm 1982, nguyên tắc thỏa thuận đã trở
thành nguyên tắc mang tính tập quán, được các quốc gia tôn trọng thực hiện và các cơ
quan tài phán quốc tế viện dẫn áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp về phân
định biển.
Trong vụ Thềm lục địa biển Bắc, Tòa công lý quốc tế khẳng định rằng “v/ệc
phán định phải là đoi tượng thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan". “Các bên phải
tiến hành đàm phản nhằm đi đến một thỏa thuận chứ không p hải đom thuần tiến hành
một cuộc đàm phán hình thức (...); các bên có nghĩa vụ xử sự sao cho đàm phán có ý
nghĩa, đó không p hải là trường hợp khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường
riêng của mình mà không trù liệu bất kỳ sự điều chỉnh «ào” 15. Như vậy, nghĩa vụ phân
định trên cơ sở thỏa thuận yêu cầu các bên tranh chấp tiến hành đàm phán một cách tự
nguyện, có thiện chí và với những đề nghị thực sự xây dựng nhằm đi đến thỏa thuận
mà các bên có thể chấp nhận. Nguyên tắc này không cho phép các quốc gia hữu quan
chỉ tham gia đàm phán một cách hình thức, chiếu lệ, nhằm đưa ra những vấn đề không
trực tiếp liên quan, không thể nhân nhượng được, không phù hợp với quan hệ hữu nghị,
hợp tác giữa các nước láng giềng.
Trong vụ Vịnh Maine, Tòa công lý quốc tế ghi nhận nguyên tắc thỏa thuận như
sau '"phân định thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp liền
không thê được thực hiện bằng hành vi pháp lý đom phương của một quốc gia. Sự

phân định này phài được mưu cầu và thực hiện qua một thỏa thuận tiếp theo một cuộc


đàm phán thiện chỉ với ý định thực tế đạt tới kết qua tích cụr ”16. Trong trường hợp tồn
tại vùng biển chồng lấn, việc hoạch định đơn phương của một trong các bên tranh chấp
sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với những nước liên quan. Điều này hoàn toàn phù
hợp với thực tế bởi vấn đề phân định liên quan đến một vùng biển mà ớ đó nhiều quốc
gia cùng có danh nghĩa pháp lý như nhau. Vì vậy, việc phân định đòi hỏi phải có sự
thể hiện và thỏa thuận về ý chí của các nước hữu quan thông qua quá trình đàm phán.
Nguyên tắc thỏa thuận dành cho các nước hữu quan quyền ấn định đường ranh
giới chung phù hợp nhất đối với họ, với điều kiện là sự thỏa thuận đó phải được thực
hiện trên cơ sở tôn trọng các quy định của luật quốc tế và không ảnh hường đến quyền
và lợi ích của các quốc gia khác. Thỏa thuận sẽ giúp các quốc gia đảm bảo tính chính
xác của đường phân định, đạt mục đích công bằng, đồng thời tránh được những xung
đột có thể phát sinh. Để thực hiện được điều đó, các yếu tố, hoàn cảnh ảnh hưởng đến
kết quả phân định cần được đưa ra xem xét, cân nhắc ngay trong quá trình đàm phán
để đi đến thỏa thuận.
Có thể thấy rằng, nguyên tắc thỏa thuận có cơ sở pháp lý vững chắc và là
nguyên tắc có giá trị ràng buộc các quốc gia trong giải quyết tranh chấp về phân định
biển. Nguyên tắc này được áp dụng đối với phân định biển nói chung, bao gồm phân
định các vùng biển thuộc chủ quyền cũng như quyền chủ quyền quốc gia.
1.4.2. Vẩn đề công bằng và nguyên tắc công bằng trong phân định biển
Công bằng là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình xác định đường
ranh giới chung giữa các quốc gia nằm đối diện hoặc liền kề. Trong mọi trường hợp
phân định, việc áp dụng nguyên tắc và phương pháp này hay nguyên tắc và phương
pháp khác cuối cùng đều hướng tới một mục đích “công bằng”. Kết quả phân định
công bằng là cơ sở để giải quyết triệt để tranh chấp, phòng tránh những xung đột phát
sinh, đồng thời góp phần củng cố và duy trì quan hệ láng giềng thân thiện giữa các
quốc gia hữu quan.
Ghi nhận trong các Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958 và Công ước Luật biển năm

1982, sự cần thiết phải tiến hành phân định trên cơ sở công bằng đã được thể hiện ở
nhiều mặt trong phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế. Trong vụ Thềm lục địa
biển Bắc, Tòa công lý quốc tế nêu rõ việc phân định phải được tiến hành theo những
nguyên tắc công bằng. Tuy nhiên, công bằng không nhất thiết có nghĩa là chia đồng


đều d iện tích, sửa đổi, chỉnh lý lại sự tạo b,óa của tự nhiên. Việc áp dụng nguyên tắc
công bằng trong quá trình phân định không phải là áp dụng tính công bằng một cách
giảr. đơn như là sự công bằng trừu tượng, mà là áp dụng một quy phạm pháp luật. Đây
là đ-.ềỉu kiện chủ yếu để lựa chọn các phương pháp phân định phù hợp17.
Quan điểm của Tòa công lý quốc tế được khẳng định lại trong phán quyết trọng
tài ngày 30/6/1977 về phân định thềm lục địa giữa Anh và Pháp. Qua so sánh điều 6
Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa năm 1958 và quy phạm tập quán quốc tế, Tòa
trọng tài cho rằng tất cả những quy phạm này đều có chung mục đích - hướng tới sự
phân định công bằng. Việc lựa chọn phương pháp theo Công ước Giơ-ne-vơ về thềm
lục địa hay tập quán quốc tế đều phải xét đến các hoàn cảnh và một tiêu chí quan trọng
là phù hợp với nguyên tắc công bằng18.
Trong vụ Thềm lục địa Tunisia/Libya, Tòa công lý quốc tế nêu rõ Tòa có nghĩa
vụ phải thông qua phán quyết trên cơ sở nguyên tắc công bằng. Sự phù hợp với
nguyên tắc này là điều quan trọng nhất của quá trình phân định. Đây là một khái niệm
pháp lý, trực tiếp thể hiện nội dung của khái niệm Công lý. Nhìn chung, khái niệm
công bằng không nằm ngoài phạm vi của luật quốc tế mà là điều kiện để luật quốc tế
được hình thành và áp dụng. Nói cách khác, công bằng được áp dụng với tính chất là
một quy phạm pháp luật19. Theo nghĩa này, cần phân biệt công bằng với thẳm quyền
của Tòa xét xử một cách ex aequo et bono. Khoản 2 điều 38 Quy chế Tòa công lý quốc
tế quy định rằng, nếu các bên đồng ý và nhằm đạt được một giải pháp thích hợp, Tòa
có thể không nhất thiết phải tuân thủ pháp luật một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, trong
vụ Thềm lục địa Tunisia/Libya, nhiệm vụ của Tòa không phải là xét xử một cách ex
aequo et bono, mà phải áp dụng nguyên tắc công bằng với tính chất là một bộ phận
của luật quốc tế.

Một điều đáng lưu ý là các phán quyết của Tòa án, Trọng tài quốc tế đều không
đưa ra định nghĩa cụ thể về công bằng. Trong vụ Vịnh Maine, Tòa đi đến kết luận rằng
để đạt được giải pháp công bằng, cần xem xét mỗi trường hợp phân định như một
unicum, có nghĩa là một trường hợp đặc thù, không giống các trường hợp khác và đòi
hỏi phải có một giải pháp đặc thù. Tòa đồng thời xác định một số tiêu chuẩn công bằng
như: đất thống trị biển; trong trường hợp không có các hoàn cảnh thích đáng, phân

17 North Sea Continental Shelf. Judgment, I.C.J. Reporis 1969, § 85, p. 47; § 101, p. 53.
18 Continental Shel/(U K /F rance), Judgment, Reporl o f International A rbitral A w ards, Vol. XVIII, § 195, p. 229.
19 Continental S h elf (Tunisia/Lìbyan Arab Jamahiriya), Judgment, I.C.J. Reports 1982, § 71, p. 60.


chia đồng dều các vùng chồng lấn một cách tương ứng với bờ biển của các quốc gia
hữu quan; cần thiết phải tránh hiệu lực cất cụt sự chiếu ra bờ biến hoặc một phần bờ
biển cúa một trong các quốc gia hữu quan20. Tương tự, trong vụ Thềm lục địa
Libya/Malta, Tòa đưa ra một số tiêu chuẩn sau: không làm lại toàn bộ địa lý cũng như
nắn lại các sự không bình đẳng cảu tự' nhiên; tôn trọng tất cả các hoàn cảnh liên quan;
công bằng không hàm ý nhất thiết phải ngang bằng cũng như không chia đều cái mà tự
nhiên đã làm cho không ngang bằng.
Có thể thấy, khái niệm công bằng được đề cập tương đối trừu tượng. Hiểu một
cách khái quát, công bằng trong phân định biển là xem xét và đặt lên bàn cân tất cả các
hoàn cảnh hữu quan để tìm ra một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận, các bên có
thể coi kết quả đó là công bằng, chứ không phải sự áp dụng máy móc một loạt các quy
tắc, nguyên tắc hình thức. Nói cách khác, việc xem xét, cân nhắc các hoàn cảnh hữu
quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng để đạt được kết quả phân định công bằng.
Không có một giới hạn pháp lý nào về việc định ra các hoàn cảnh hữu quan.
Cho đến nay, trong lý luận cũng như thực tiễn vẫn chưa có một danh mục đầy đủ các
hoàn cảnh đó và trên thực tế cũng khó có thể tổng hợp được hết chúng do đặc điểm rất
đa dạng, phong phú của các vùng biển. Tuy nhiên, ở một chùng mực nào đó vẫn có thể
nêu ra một vài phạm trù hoàn cảnh liên quan như: địa lý, hình thái đặc thù của đường

bờ biển, sự hiện diện của các đảo; địa chất, địa mạo; danh nghĩa lịch sử21.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp về phân định biển tại các cơ quan tài phán quốc
tế cho thấy các yếu tố, hoàn cảnh hữu quan luôn được đặc biệt chú ý để đạt được giải
pháp công bằng. Trong số những hoàn cảnh này, các đặc trưng địa lý có vai trò quan
trọng nhất và là trọng điểm của quá trình phân định, đặc biệt là sự hiện diện của các
đảo tại vùng tranh chấp.
1.4.3. Phương pháp phân định
-

Phương pháp đirờng cách đều

Trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, các quốc gia hữu
quan có quyền thỏa thuận lựa chọn phương pháp phù họp để tiến hành phân định các
vùng biển chồng lấn. Thực tiễn cho thấy, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là
phương pháp đường trung tuyến/cách đều. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc công

20 D elim itation o f the m aritim e boundary in the G u lf o f M ai ne area, Judgment, Ị.C.J. Reports 1984, § 157-158,
p. 312-313.
21 Xem Nguyễn Thị Kim Ngân, Vai trò cua đao và quằn đao trong phcm định biên, chuyên đề thuộc đề tài này.

Page I 20


bằng có nghĩa là không có một phương pháp duy nhất đưa đến giải pháp công bằng
trong mọi trường họp, bởi vì trong mỗi trường hợp phân định cụ thế vì luôn phải tính
đến ảnh hưởng cúa các yếu tố, hoàn cảnh hữu quan. Nói cách khác, không có phương
pháp nào được coi là bắt buộc cho mọi trường họp phân định. Chính từ góc độ này, vị
trí và vai trò của đường cách đều cần được xem xét một cách đúng đắn.
Cuộc tranh luận về ý nghĩa cùa đường cách đều đã diễn ra trong nhiều năm, bắt
đầu từ khi ủ y ban pháp luật quốc tế tiến hành công tác chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ

nhất của Liên hợp quốc về luật biển. Nhóm chuyên gia của ủ y ban khi đó đã đề nghị
đưa quy định về đường cách đều vào điều khoản liên quan đến phân định. Sau nhiều
vòng thảo luận, các nước tham giam Hội nghị luật biển lần thứ nhất chấp nhận đường
cách đều và đưa vào điều 12 Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp cũng
như điều 6 Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa.
Thực tiễn xét xừ của Tòa án và Trọng tài quốc tế cũng có những đánh giá khác
nhau về tính chất pháp lý của đường cách đều. Trong vụ phân định thềm lục địa biển
Bắc, Tòa công lý quốc tế bác bỏ lập luận của Đan Mạch và Hà Lan cho rằng điều 6
Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa là quy phạm tập quán quốc tế. Tòa lưu ý rằng
đường cách đều trong một số trường hợp có thể dẫn đến kết quả không công bằng,
nhất là khi hình thái khúc khuỷu của bờ biển tác động đến đường phân định làm cho
đường này đi chệch hướng, ảnh hưởng đến thềm lục địa của các bên liên quan. Theo
quan điểm của Tòa, luật quốc tế không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng một
phương pháp cụ thể, mà các bên có thể lựa chọn và áp dụng kết hợp nhiều phương
pháp phân định khác nhau.
Phán quyết trọng tài trong vụ phân định thềm lục địa giữa Anh và Pháp đã có
những đóng góp nhất định cho cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa “đường cách đều”
và “hoàn cảnh đặc biệt” . Tòa trọng tài chì ra rằng điều 6 Công ước Giơ-ne-vơ về thềm
lục địa năm 1958 đưa ra một công thức chung cho phân định là “đường cách đều/hoàn
cảnh đặc biệt”, chứ không phải hai vấn đề riêng biệt, độc lập là “đường cách đều” và
“hoàn cảnh đặc biệt”. Việc tính đến các hoàn cảnh đặc biệt là nhằm đảm bảo phân định
công bằng và phải được coi là bộ phận không thể tách rời của việc áp dụng phương
pháp đường cách đều. Giải thích trên của Tòa đồng thời bác bỏ lập luận cho rằng
đường cách đều là phương pháp đương nhiên được áp dụng trong phân định biển.


Trong vụ Thềm lục địa Tunisia/Libya, Tòa công lý quốc tế, một mặt khắng định
lại quan điếm từng đưa ra trong các phán quyết trước đây, mặt khác nhấn mạnh việc áp
dụng đường cách đều phải dựa trên quyết định xuất phát từ chỗ đánh giá, xem xét các
hoàn cảnh đặc biệt. Phương pháp này không phải là phương pháp pháp ]ý bắt buộc và,

về nguyên tắc, cũng không có giá trị ưu tiên hơn so với các phương pháp khác.
Như vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế,
đường cách đều không có giá trị pháp lý bắt buộc và không đương nhiên được áp dụng.
Xu hướng hiện nay là áp dụng phương pháp này với tính chất đường phân định tạm
thời, có những điều chỉnh cần thiết trên cơ sở các yếu tố, hoàn cảnh hữu quan để đi
đến kết quả phân định công bằng. Phương pháp đường cách đều không đi ngược lại
với công bằng. Đây là con đường họp lý để đáp ứng các đòi hỏi của danh nghĩa
khoáng cách. Trong vụ phân định biển Greenland/Jan Mayen, Tòa công lý quốc tế chỉ
rõ rằng “dường như, đối với thềm lục địa cũng nhu- đối với vùng đặc quyền kinh tế,
một cách thích đáng là tiến hành quá trình phân định bằng một đường cách đều được
vạch ra với danh nghĩa tạm thời”12.
Phương pháp đường cách đều được sừ dụng rộng rãi trong thực tiễn phân định
biển bời phương pháp này có m ột số ưu điểm sau:
+ Tính đơn giản: Nếu hai bên thỏa thuận được về nguyên tắc đường cách đều,
công việc tiếp theo chỉ là công việc kỹ thuật để kẻ đường đó theo hình dạng khách
quan của bờ biển. Trái lại, nếu không thống nhất được về phương pháp phân định, các
bên sẽ phải đàm phán từng đoạn của đường phân định.
+ Tính chắc chắn: Áp dụng phương pháp đường cách đều sẽ cho kết quả là một
đường duy nhất mà ngay cả trước khi đàm phán, một bên có thể đơn phương dùng làm
ranh giới tạm thời. Trong phán quyết vụ Thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, Tòa công
lý quốc tế nhận xét rằng “mọi nhà bản đồ học đều có thể kẻ một đường cách đều thực
tế trèn tấm bản đồ” và “đường mà các nhà bản đồ học hàng đầu vẽ theo cách đó trên
thực tế là trùng với nhau”.
+ Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lv giữa các quốc gia: Tòa công
lý quốc tế cho rằng “nguyên tắc này xuất phát từ tiêu chuẩn công bằng đã được xác

22 M aútim e delìm itation in the area betw een G reen la n d a n d ./an Mayen, Judgment, I.C.J. Reports /9 9 3 , § 56,
p. 62.



định, mà ít nhất là xét một cách sơ bộ, công bằng có nghĩa là chia vùng thềm lục địa
chồng lấn thành hai phần bằng nhau cho hai nước tranh chấp”23.
+ Cân bằng và trung lập: Khi cần phân chia toàn bộ các vùng biển chồng lấn
giữa hai nước, phương pháp này cân bằng các yếu tố có tác động khác nhau, đôi khi có
mâu thuẫn (ví dụ đường phân định phù họp với lợi ích hàng hải có thể không phù họp
với lợi ích về tài nguyên dưới đáy biển).
+ Phương pháp đường cách đều có thể là một phương pháp khởi điểm cho phép
nhanh chóng xác định liệu một đường thiết lập theo phương pháp này có tạo ra kết quả
thỏa mãn tiêu chuẩn công bằng hay không.
Các phương pháp khác
Trong khuôn khổ chuẩn bị Hội nghị Luật biển, năm 1956, ủ y ban luật quốc tế
đã liệt kê một số phương pháp phân định sau: (i) Đường kéo dài biên giới trên bộ; (ii)
Đường vuông góc với bờ biển tại điểm biên giới trên bộ giao cắt với bờ biển; (iii)
Đường địa tuyến (kinh tuyến hoặc vĩ tuyến) đi qua điếm biên giới trên bộ gặp biển;
(iv) Đường vuông góc với hướng chung của bờ biển.
Tóm lại, phân định biển là một vấn đề pháp lý có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Việc xây dựng một cơ chế pháp lý đầy đủ, công bằng, hợp lý về phân định biển sẽ là
tiền đề để các bên giải quyết tốt vấn đề phân định trên thực tế, từ đó góp phần hạn chế
các xung đột, tạo môi trường ổn định để các quốc gia sử dụng và khai thác biển, đồng
thời bảo tồn nguồn tài nguyên biển. Phân định biển có thể tiến hành qua biện pháp trực
tiếp như đàm phán, thương lượng hoặc gián tiếp qua bên thức ba, đặc biệt là hệ thống
các cơ quan tài phán quốc tế. Kết quả của phân định biển có thể là một kết quả phân
định rõ ràng hoặc một giải pháp tạm thời như khai thác chung cho tới khi có thỏa
thuận phân định cuối cùng.

II. Phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực
2.1.

Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển của Việt Nam
Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, mỗi quốc gia ven biển có


quyền tuyên bổ và xác định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia, bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa. Sự xuất hiện hai vùng biển rộng lớn là vùng đặc quyền

23 D elim iíation o f the m aritim e boundary in the G u ỉf o f Maine area, Judgment, Ị.C.J. Reports ỉ 984, §115,
p. 300-301.


×