Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu pháp luật về quyền được cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.8 MB, 174 trang )

mm ■

V sm----m

- ềmmmm -m í

í

•■.'■•.

N G H IÊ N

'í/ l-Ị" ;ĩ Vs - "V tr : t'V 4 y

? IS \>i; ĩ ty%

€ •1 ■V f ĩ p f i

=í' f:.ẵ:

V À B 4



^ , í
T A I^

■:

I
.-. ; .■


1

^

■I■

ỈT
>

II
1-1

ế '1 ĩ%'T#^ ■/"'* X ?'%
> ”f Tir^"ẩ^VikT,ế'"M ?TTiir$LT-

I.;i í

; v f
:■


J i. A,F í í ỉ O m í í r o

il:

1

I Ị í< V j

T JN

"
I
. ,•
11
ỉ " ù I T%! -V y ^ / ẩ s.' ^ í' ^ ' *» A

.; Y ; í ■ ị ^ ;■ ù l i
ì.
UA !MU rU lII 11 li-' 1 U I j.NÌr 11 V 1H ì M A ;\ì

IVíẬ S ỗ é

■G

ì ẩ ^S3 ấì 1^ỊJ lI-*

ỉ Bì
f ĩ Ả %hÌ'M ,. -*Hịí %

• lĩ m

n iỊ ẹ j

.

I


-■




m

■■

TRƯỜNG ĐẠI
• HỌC
• LUẶT
• HÀ NỘI


9|c9|cd}c3|ca(c9|c9|c9tc9ỉc9|c»ỉc9fc9ỉc9|e9(c9fc9fe3|c9(ca|c

ĐÈ TÀI NGHIÊN

cứu KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐẺ TÀI
NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VÊ QUYỀN
ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ BẢO
VỆ THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở VIÊT NAM


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI í
PHÒNG ĐỌC _


Mã số: LH -2012-331/Đ H L - HN
CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI: TS. NG UYỄN TH Ị VÂN ANH
THƯ KÝ ĐÈ TÀI

: Ths. N guyễn Ngọc Quyên
CN. Phạm Phương Thảo

HÀ NỘI - 2013
ìf i

[ffi


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THựC HIỆN ĐÈ TÀI
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Trường Đại học Luật Hà Nội
Các tác giả chuyên đề khoa học:

1.

TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề 1
(Trường Đại học Luật Hà Nội)

2.

TS. Nguyễn Văn Cương
Chuyên đề 2
(Viện Khoa học pháp lý)


3.

ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương
(Viện Nhà nước và Pháp luật)

4.

Chuyên đề 3

ThS. Nguyễn Ngọc Quyên & CN. Phạm Phương Thảo
Chuyên đề 4
(Trường Đại học Luật Hà Nội)

5.

ThS. Nguyễn Văn Thành
Chuyên đề 5
(Cục Quản lý Cạnh tranh)

6.

ThS. Hoàng Minh Chiến & ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
Chuyên đề 6
(Trường Đại học Luật Hà Nội)

7.

TS. Nguyễn Văn Cương
Chuyên đề 7
(Viện Khoa học pháp lý)


8.

TS. Nguyễn Văn Cương
Chuyên đề 8
(Viện Khoa học pháp lý)

9.

TS. Nguyễn Thị Vân Anh & CN. Phạm Phương Thảo
Chuyên đề 9
(Trường Đại học Luật Hà N ộ i)

10. ThS. Phạm Quế Anh
Chuyên đề 10
(Văn phòng CƯTS Hà Nội)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
VINASTAS

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng
Việt Nam

NTD

Người tiêu dùng

Hội


Hội bảo vệ người tiêu dùng

Thương nhân

Tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

LHQ

Liên hiệp quốc

DN

Doanh nghiệp

VSTP

Vệ sinh thực phẩm

ƯB KHCNMT

ủ y ban khoa học công nghệ môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

ủ y ban nhân dân


Cục QLCT

Cục Quản lý Cạnh tranh


MỤC LỤC

PHÀN I: TỎNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÈ TÀI “NGHIÊN
CỨU PHÁP LUẬT VÈ QUYÈN ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ BẢO
VỆ THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM” ............................ 1
PHẦN II: CÁC CHUYÊN ĐẺ NGHIÊN

cứ u ........................................................44

Chuyên đề 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁC QUYỀN CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG......................................................................................................44
Chuyên đề 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN Đ ư ợ c CUNG CẤP
THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DỪNG................................................................... 51
Chuyên đề 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG......................................................................................................62
Chuyên đề 4: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN Đ ư ợ c CUNG
CÁP THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG..........................................................72
Chuyên đề 5: TH ựC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN Đ ư ợ c
CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU D Ù N G ........................................... 83
Chuyên đề 6: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG......................................................................................................94
Chuyên đề 7: THIẾT CHẾ x ử LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG............ 110
Chuyên đề 8: THIẾT CHẾ x ử LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ
THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG................................................................. 121

Chuyên đề 9: TH ựC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ
QUYỀN ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ THÔNG TIN .............129
Chuyên đề 10: QUYỀN Đ ư ợ c CƯNG CẤP THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ THÔNG
TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG -KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ G IỚ I............................................................................................. 137
PHỤ LỤC 1 :.................................................................................................................. 153
PHỤ LỤC 2 : ..................................................................................................................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 167


PHẦN I
TỎNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÈ TÀI
“NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VÈ QUYÈN ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN
VÀ BẢO VỆ THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở VIỆT NAM”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ giữa người tiêu dùng (NTD) và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ (thương nhân) là một loại quan hệ dân sự phổ biến trong xã hội. Chúng
được thiết lập, thực hiện và bảo vệ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
là nguyên tắc tự do thỏa thuận và nguyên tắc bình đẳng. Tuy nhiên, trong mối quan
hệ giữa NTD và thương nhân, NTD thường ở vị trí yếu thế, bởi sự hạn chế về thông
tin, về kiến thức chuyên môn đặc biệt là các thông tin và kiến thức liên quan đến
đặc tính kĩ thuật, tính năng sử dụng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng như sự
hạn chế về khả năng đàm phán hợp đồng và khả năng chịu rủi ro khi mua sản phẩm.
Do đó, để tạo lập và đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ giữa NTD và thương nhân
cần thiết phải có sự can thiệp mạnh mẽ của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của NTD. Việc ban hành pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
NTD là để bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa giữa NTD với thương nhân, thông tin là một

yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi thực chất tương tác cung cầu trong nền kinh tế thị
trường chính là chuỗi các quyết định của nhà sản xuất, nhà phân phối và của NTD
trên thị trường. Các quyết định này đều liên quan tới thông tin và đều dựa trên nền
tảng thông tin mà các chủ thể tham gia tương tác (thương nhân, NTD v.v.) có được.
Đó là những thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân cung cấp cho NTD để
NTD có cơ sở lựa chọn hàng hóa khi mua hàng. Đó là những thông tin cá nhân của
NTD mà thương nhân cũng rất cần biết để sản xuất hàng hóa phù họp với thị hiếu
của NTD cũng như tiếp tục giữ mối quan hệ với khách hàng.
Bởi vậy, quyền được cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ là một trong 8
quyền cơ bản của NTD được ghi nhận trong bản hướng dẫn bảo vệ NTD của Liên
hiệp quốc năm 1985. Quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân hay còn gọi là quyền bảo vệ bí


mật đời tư cũng được ghi nhận trong tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền năm 1948
và trong Công ước Quổc tể về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Quyền bảo
vệ thông tin của NTD là một khía cạnh của quyền bảo vệ bí mật đời tư. NTD cần
được pháp luật bảo vệ không để các thông tin cá nhân của mình bị khai thác vì mục
đích thương mại trái ý muốn của họ.
Ở Việt Nam, Luật bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội thông qua ngày
17/11/2010 và có hiệu lực từ 1/7/2011 đã ghi nhận quyền được cung cấp thông tin
của NTD (Khoản 2 Điều 8) và vấn đề bảo vệ thông tin của NTD (Điều 6). Ngoài ra,
quyền được cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin của NTD (gọi tắt là quyền liên
quan đến thông tin của NTD) còn được quy định trong các luật khác. Hệ thống pháp
luật Việt Nam hiện hành về quyền liên quan đến thông tin của NTD còn tồn tại một
số hạn chế, Luật bảo vệ quyền lợi NTD mới có hiệu lực hơn một năm nên chưa phát
huy được nhiều tác dụng. Trên thực tế, quyền liên quan đến thông tin của NTD
chưa được bảo đảm. Nhiều thương nhân đã đưa thông tin gian dối, sai lệch về chất
lượng, công dụng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ mình cung cấp. Hiện
tượng, thông tin cá nhân của NTD được khai thác, sử dụng, mua bán vì mục đích
thương mại trái với ý muốn của họ diễn ra khá phổ biến.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu pháp luật về quyền được cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin của
NTD ở Việt Nam” là rất cần thiết để lý giải cơ sở lý luận và thực tế của các quyền
.r

liên quan đến thông tin của NTD, nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về các
quyền này, từ đó đưa ra một số giải pháp đảm bảo thực thi quyền được cung cấp
thông tin và bảo vệ thông tin của NTD Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
Mặt khác, những nghiên cứu của đề tài này cũng rất thiết thực cho việc giảng
dạy các vấn đề quyền của NTD và trách nhiệm của thương nhân đối với NTD, một
trong những nội dung quan trọng của môn học Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi
NTD tại trường Đại học .Luật Hà Nội.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sau một thời gian tương đối dài tìm hiểu tình hình nghiên cứu các vấn đề về
quyền liên quan đến thông tin của NTD, chúng tôi nhận thấy trong các công trình
khoa học đã được công bố hầu như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề này.
2


Bảo vệ NTD, pháp luật bảo vệ NTD và đặc biệt là pháp luật về quyền liên
quan đến thông tin của NTD là những nội dung nghiên cứu tương đối mới ở nước
ta. Có thể thấy, gần đây để phục vụ cho việc xây dựng dự thảo Luật bảo vệ quyền
lợi NTD và đánh giá một năm thực thi Luật này thì các vấn đề này mới được xã hội
và các nhà khoa học quan tâm.
Trong quá trình xây dựng dự án Luật bảo vệ quyền lợi NTD, Viện Khoa học
pháp lý - Bộ Tư Pháp đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý
nhằm đảm bảo quyền lợi của NTD trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” do tiến sĩ
Nguyễn Mai Phương làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2008. Đề tài nghiên
cứu nhiều nội dung, trong đó có đề cập đến cơ chế bảo đảm các quyền nói chung

của NTD. Bởi vậy, những nội dung pháp lý liên quan đến quyền được cung cấp
thông tin và bảo vệ thông tin của NTD hầu như chưa được nghiên cứu. Năm 2011,
Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã nghiệm thu đề tài: “ Nghiên cứu vai trò của
Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD tại Việt Nam” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân
Anh làm chủ nhiệm. Đề tài này tập trung nghiên cứu vai trò của Hội bảo vệ NTD
trong công tác bảo vệ NTD nói chung và trong việc đảm bảo các quyền của NTD
nói riêng. Do đó đề tài cũng chưa nghiên cứu sâu pháp luật về quyền liên quan đến
thông tin của NTD.
Sau khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD thực thi được 1 năm, Bộ Công Thương,
Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam, Viện Khoa học xã hội đã tổ chức một số
hội thảo, tọa đàm nhàm đánh giá một năm triển khai thực thi Luật này. Đó là: Hội
thảo: “Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Luật bảo vệ quyền lợi NTD” do Phòng
thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Bộ Công thương tổ chức tại Hà Nội
ngày 18/7/2012; Hội thảo: “Nhìn lại một năm thực hiện Luật bảo vệ quyền lợi
NTD” do VINASTAS tổ chức tại Hà Nội ngày 27/7/2012; Tọa đàm “Trách nhiệm
của doanh nghiệp và quyền của NTD” do Viện khoa học xã hội tổ chức tại Hà Nội
ngày 11/10/2012. Nội dung của các hội thảo và tọa đàm này không bàn đến quyền
được cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin của NTD.
Trên các tờ báo viết (Báo thương mại, Thời báo kinh tế, Báo An ninh Thủ
đô...)



báo

điện tử trên

các website

(vietnamnet.com; tuoi


tre.com;

vietnamexpress.com; thanh nien.com...” đã đăng rất nhiều bài báo viết về việc mua
bán trái phép thông tin của NTD trên mạng, về tình trạng thông tin khách hàng chưa
3


được bảo vệ thỏa đáng. Những bài báo này chỉ mang tính chất đưa thông tin đến
người đọc mà không mang tính chất nghiên cứu sâu.
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và
toàn diện các vấn đề lý luận cũng như thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền được
cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin của NTD thực sự cần thiết cả về lý luận lẫn
thực tiễn.
1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra mục đích nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng pháp
luật Việt Nam về quyền được cung cấp thông tin và bảo vệ quyền lợi của NTD.
Trên cơ sở đó đưa ra một sổ kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật liên quan đến thông tin của NTD, giúp NTD bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh mục đích nghiên cứu đã nêu trên việc nghiên cứu đề tài này còn
nhằm mục đích: Cung cấp tài liệu cho sinh viên, học viên nghiên cứu vấn đề quyền
của NTD và trách nhiệm của thương nhân đối với NTD một nội dung quan trọng
của môn học Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Trường Đại học Luật Hà Nội
và một số cơ sở đào tạo khác.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở xác định quyền được cung
cấp thông tin và bảo vệ thông tin của NTD
- Nghiên cứu nội dung pháp luật về các quyền liên quan đến thông tin của

NTD ở Việt Nam
- Nghiên cửu thực tiễn thực thi pháp luật về quyền được cung cấp thông tin và
bảo vệ thông tin của NTD ở Việt Nam
- Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong việc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện quyền liên quan đến thông tin của NTD để Việt Nam tham khảo
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu, trong khi
thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu
khoa học sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
4


- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
1.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, đề tài này không
có tham vọng nghiên cứu tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế ảnh hưởng đến
quyền được cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin của NTD mà tập trung nghiên
cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền liên quan đến thông tin của NTD. Mặt
khác nghiên cứu pháp luật một số nước về quyền được cung cấp thông tin và bảo vệ thông
tin từ đó làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1.6. Lực lượng tham gia nghiên cứu đề tài
Các cộng tác viên tham gia nghiên cứu đề tài là những giảng viên Trường Đại
học Luật Hà Nội, các nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu như: Viện Khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp, Viện Nhà nước và Pháp luật. Ngoài ra còn có chuyên
viên của Cục Quản lý cạnh tranh và chuyên gia của Văn phòng CUTS Hà Nội. Đó
là những người có nhiều năm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động thực

tiễn trong lĩnh vực bảo vệ NTD ở Việt Nam (có danh sách kèm theo).
1.7. Quá trình nghiên cứu
Sau khi ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Luật Hà Nội,
Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên đã thống nhất cách thức thực hiện đề tài và
phân công nghiên cứu các chuyên đề cụ thể. Đề tài được đánh giá là khó, hầu
như không có tài liệu tham khảo nên các cộng tác viên cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong quá trình triển khai nghiên cứu. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài,
Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên thường xuyên trao đổi với nhau để cùng
làm rõ những vấn đề còn khúc mẳc.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu
và thực hiện nhiều cuộc khảo sát. Thứ nhất, khảo sát bằng việc phát 650 phiếu trưng
cầu ý kiến của nhiều đối tượng như, học viên tại chức học tại một số tỉnh thành của
3 miền đất nước (miền Bắc, miền Trung, miền Nam), cán bộ, giảng viên công tác tại
Trường Đại học Luật Hà N ội... Thứ hai, phỏng vấn thăm dò ý kiến của một số cán
bộ Ban bảo vệ NTD của Cục quản lí cạnh tranh, một số chuyên gia pháp luật của Bộ
5


Tư pháp, Viện Nhà nước và pháp luật và một số hội viên của Hội Tiêu chuẩn và bảo
vệ NTD Việt Nam. Trên cơ sở tài liệu thu thập và kết quả khảo sát, các cộng tác
viên tiến hành viết chuyên đề của đề tài.
2. PHÀN NỘI DUNG
Sau thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã hoàn thành công việc và kết quả
nghiên cứu được thể hiện ở những nội dung cơ bản được trình bày dưới đây:
2.1. Cơ sở lý luận về quyền được cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin của
người tiêu dùng

2.1.1. Khái niệm về người tiêu dùng và các quyền của người tiêu dùng
Dưới giác độ kinh tế, NTD (consumer) là một khái niệm chỉ những chủ thể
tiêu thụ của cải được tạo ra bởi nền kinh tế. NTD là người mua nhưng khác với

việc mua nguyên liệu hoặc mua hàng để bán lại, họ là những người sử dụng hàng
hỏa, dịch vụ cuối cùng và làm chúng tiêu hao hoặc biến mất qua việc sử dụng đó.
Dưới giác độ này, khái niệm NTD khác xa so với khái niệm người mua hàng
(customer). Khái niệm người mua hàng rộng hơn so với khái niệm NTD, người mua
hàng là bất cứ ai mua hàng hóa, dịch vụ nhằm bất cứ mục đích gì. Dưới giác độ
kinh tế, NTD là mọi chủ thể (cá nhân, tổ chức) tiêu thụ hàng hóa cho mục đích tiêu
dùng không phải cho mục đích kinh doanh kiếm lời.
Dưới giác độ pháp lý, việc xác định chủ thể nào là NTD rất quan trọng vì đó là
đối tượng được bảo vệ theo pháp luật bảo vệ NTD. Khái niệm NTD chỉ xuất hiện
với tu cách là chủ thể pháp luật từ khi lĩnh vực pháp luật về bảo vệ NTD ra đ ờ i'.
Theo pháp luật bảo vệ NTD, NTD được hưởng sự ưu tiên hơn so với chủ thể
luật dân sự khác trong các giao dịch với thương nhân bán hàng hóa, dịch vụ. Sở dĩ,
NTD được ưu tiên so với thương nhân trong quan hệ tiêu dùng bởi họ có nhiều yếu
thế hơn như thiếu thông tin về hàng hóa, dịch vụ, yểu về khả năng đàm phán khi
giao kết hợp đồng, yếu về khả năng chịu rủi ro phát sinh trong quá trình tiêu dủng.
Bởi vậy, dưới giác độ pháp lý việc xác định chủ thể nào là NTD và là đối tượng
được bảo vệ của pháp luật bảo vệ NTD có vai trò vô cùng quan trọng.
Luật pháp của đa số các nước trên thế giới quy định, NTD chỉ là các cá nhân
và không coi tổ chức là NTD. Các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức

1 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi NTD , Nxb Công an nhân dân, 2012, tr 8

6


tham gia mặc dù đối tượng của giao dịch là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng sẽ được bảo
vệ theo pháp luật hợp đồng chứ không được bảo vệ theo pháp luật bảo vệ NTD2.
Ở Việt Nam, khái niệm NTD được thừa nhận trong Pháp lệnh bảo vệ quyền
lợi NTD năm 1999 và tiếp tục ghi nhận trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm
2010. Hai văn bản pháp luật này đều quy định: “NTD là người mua, sử dụng hàng

hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Như vậy có thể thấy, so với pháp luật của nhiều nước trên thế giới thì đối
tượng được bảo vệ theo pháp luật bảo vệ NTD của Việt Nam có sự mở rộng hon.
Ngoài đối tượng là các cá nhân được pháp luật bảo vệ như thông lệ quốc tế, pháp
luật Việt Nam còn coi các tổ chức cũng là NTD khi tổ chức đó mua, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.
Hiện nay, việc xác định tổ chức nói chung và thương nhân nói riêng có được
coi là NTD hay không là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng
khi tổ chức (trong đó có thương nhân) mua hàng hóa không nhằm mục đích bán lại
được coi là NTD. Có ý kiến phản đối cho rằng trong mọi trường hợp thương nhân
mua hàng hóa, dịch vụ đều là những hành vi thương mại phụ thuộc, phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của thương nhân nên đều phải được điều chỉnh theo pháp luật
hợp đồng thương mại chứ không được bảo vệ theo pháp luật bảo vệ NTD3. Nhóm
tác giả nghiên cứu đề tài này đồng tình với ý kiến thứ 2, do đó theo chúng tôi NTD
chỉ là cá nhân và tổ chức không có chức năng kinh doanh. Đặc biệt, đề tài tập trung
nghiên cứu về các quyền liên quan đến thông tin trong công tác bảo vệ NTD nên
NTD mà đề tài tập trung nghiên cứu là các cá nhân.
Trên thế giới, vấn đề bảo vệ NTD bắt đầu được quan tâm sau chiến tranh thế
giới thứ hai khi đó đã xuất hiện ý tưởng cần thiết phải bảo vệ NTD chống lại các
hành vi lừa dối, gây nhầm lẫn, lạm dụng NTD đảm bảo sự an toàn cho người NTD
khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ4. Điều này được chứng minh bằng sự ra đời và phát
triển của Quốc tế NTD (CI). Năm 1960, tiền thân cửa CI là Liên hiệp các tổ chức
quốc tế NTD (IOCU - International Union o f Consumers Association) được thành
lập với 5 thành viên ban đầu của 5 nước (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Mỹ). Đến nay, CI
2 Đại học Luật Hà N ội, Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi NTD, Nxb Công an nhân dân, 2012, tr 11
3 Trường Đại học Luật Hà N ội, Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi NTD, trl4
4 Nguyễn Thị Vân Anh, đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp trường 2010: “Nghiên cứu vai trò của Hội
bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam hiện nay”, tr 42

7



có 267 thành viên ở 123 nước và vùng lãnh thổ. Ngay từ những ngày đầu thành lập
CI đã đưa vào trong hoạt động tuyên truyền, vận động chính sách của mình về việc
đấu tranh bảo vệ các quyền của NTD.
Sau đó, với sự nỗ lực của CI, năm 1985, Liên Hiệp quốc ban hành “Bản
hướng dẫn về bảo vệ N TD ” kèm theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp
quốc số A/RES/39/248 ngày 16/4/1985 trong đó đã ghi nhận 8 quyền của NTD.
Đó là các quyền:
- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
- Quyền được an toàn
- Quyền được thông tin
- Quyền được lựa chọn
- Quyền được lắng nghe
- Quyền được khiếu nại và bồi thường
- Quyền được giáo dục và đào tạo về tiêu dùng
- Quyền được có môi trường sống lành mạnh, bền vững
Ở Việt Nam, ngay khi ban hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 đã
ghi nhận những quyền cơ bản của NTD thể hiện trong bản Hướng dẫn bảo vệ NTD
của LHỌ năm 1985. Tuy nhiên, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 mới chỉ
nêu tên các quyền của NTD mà chưa quy định rõ ràng cụ thể biểu hiện của các
quyền cơ bản này nên gây hạn chế trong việc đưa ra các quy định để thực hiện các
quyền này trên thực tế.
Sau Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999, Luật chất lượng hàng hóa
năm 2006 cũng đề cập tới 3 quyền của NTD trong lĩnh vực chất lượng hàng hóa. Đó
là quyền được cung cấp thông tin, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền được đại
diện thông qua tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD.
Để khắc phục những hạn chế về quyền của NTD trong Pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi NTD và trong các luật chuyên ngành trước đó, Điều 8 của Luật bảo vệ
quyền lợi NTD năm 2010 đã quy định tương đối rõ ràng các quyền cơ bản của NTD

căn cứ vào hướng dẫn của LHQ theo đó, NTD có các quyền sau:
- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
8


- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng
hóa: được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin
cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà NTD đã mua, sử dụng.
- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia
giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất
lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung
khác liên quan đến giao dịch giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ.
- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội
dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết,
quảng cáo hoặc cam kết.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ
quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy có thể thấy, Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 của Việt Nam đã
ghi nhận gần đủ và tương đối rõ ràng về các quyền của NTD theo bản hướng dẫn

bảo vệ NTD của LHQ.
Mặc dầu các quy định về quyền của NTD là những quy định khi đọc thấy rất
chung chung mang tính nguyên tắc nhưng các quy định đó là tiền đề, là vấn đề quan
trọng nhất của pháp luật bảo vệ NTD vì việc xác định các quyền của NTD là cơ sở
pháp lý cốt lõi để định hướng cho quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, các đạo
luật chuyên ngành, các chính sách liên quan đến NTD nhằm bảo đảm cho các
quyền của NTD được thực hiện trên thực tế . Đồng thời việc xác định các quyền
của NTD có ảnh hưởng trực tiếp đến các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh đổi với NTD cũng như trách nhiệm của các thiết chế bảo vệ
9


NTD. Mặt khác, các quy định về quyền của NTD cũng là tiền đề để thương nhân
cụ thể hóa trách nhiệm của mình trong các quy tắc hoạt động cũng như các cam
kết của mình đối với NTD.
Trong sổ 8 quyền của NTD, quyền được tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp
thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà họ cung ứng có vai trò rất quan trọng đối với
NTD cũng như đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
Ngoài quyền được cung cấp thông tin khi NTD tham gia giao dịch với thương
nhân thì những thông tin cá nhân của NTD đã cung cấp cho thương nhân cũng cần
phải được bảo vệ tránh bị thương nhân hoặc bên thứ ba sử dụng vào mục đích
không chính đáng ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD.

2.1.2. Vai trò của thông tin trong quan hệ tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường
Theo lý luận về kinh tế thị trường của kinh tế học hiện đại NTD là một chủ thể
quan trọng trên thị trường và cũng là một chủ thể quan trọng của nền kinh tế thị
trường (bên cạnh các chủ thể khác đó là các thương nhân, các cơ quan quản lý nhà
nước v.v). Họ chính là đối tượng phục vụ cuối cùng và cao nhất của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế. NTD thực hiện việc bỏ phiếu bằng tiền để chọn lựa và
quyết định việc cho phép doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại trên thị trường, nên được

cổ vũ để phát triển và doanh nghiệp nào nên bị loại khỏi thị trường5. Khi ấy, các nhà
kinh tế thường coi NTD đang ở vị thế có chủ quyền đổi với thị trường hay còn gọi
là «chủ quyền của NTD» (consumer sovereignty). NTD là chủ thể quan trọng mà
các doanh nghiệp hướng tới trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Doanh
nghiệp thắng được trong cạnh tranh là doanh nghiệp lôi kéo được nhiều NTD về
phía mình.
Mức độ cạnh tranh thường bị ảnh hưởng bởi phạm vi NTD có thể chủ động
tham gia vào thị trường. NTD chỉ có thể chủ động tham gia vào thị trường nếu: (i)
Họ được trang bị đầy đủ thông tin về các hàng hóa, dịch vụ, nhà cung cấp, và công
nghệ đang sẵn có trên thị trường; (ii) Họ có thể so sánh giữa các dịch vụ, hàng hóa
đó về giá cả và chất lượng; (iii) Họ có thể dễ dàng tìm kiếm những hàng hóa, dịch
vụ và công nghệ mới; (iv) Họ có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng hàng hóa, dịch
vụ của nhà cung cấp mà họ thấy hài lòng hơn.

5 Paul A. Samuelson & NVilliam D. Nordhaus, Kinh tế học, bản dịch (Hà Nội: NXB Thống Kê,
2002) tr. 95.

10


NTD chỉ có thể chủ động thực hiện các hoạt động nói trên nếu họ nắm được
các thông tin về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Có thể thấy, trong quan hệ mua
bán hàng hóa giữa NTD với thương nhân, thông tin là một yếu tổ vô cùng quan
trọng. Bởi thực chất tương tác cung cầu trong nền kinh tế thị trường chính là chuỗi
các quyết định của nhà sản xuất, nhà phân phối và của NTD trên thị trường. Các
quyết định này đều liên quan tới thông tin và đều dựa trên nền tảng thông tin mà các
chủ thể tham gia tương tác (doanh nghiệp, NTD v.v.) có được. Mặt khác, bản thân
các tương tác này đều là các quá trình trao đổi thông tin. Thiếu quá trình trao đổi
thông tin, «cung» (bên bán) và «cầu» (bên mua) không thể biết tới nhau và không
thể gặp nhau6.

Trong quan hệ mua bán giữa NTD và thương nhân bên mua (NTD) cần bên
bán (thương nhân) cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa, dịch vụ
mà mình có nhu cầu mua. Khi cân nhắc quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ,
NTD thường cân nhắc các chi phí/lợi ích của việc mua sắm này. Đó là các loại chi
phí/lợi ích như sau:7 Lợi ích về sản phẩm; Lợi ích về hình ảnh, thẩm mỹ của sản
phẩm; Lợi ích về dịch vụ đi kèm; Lợi ích về con người (sản phẩm có tôn đẳng cấp
của NTD lên hay không V.V.); Chi phỉ tiền bạc; Chi p h í thời gian; Chi p h í năng
lượng; Chi p h í về tâm lý (sự thuận tiện, thoải mải khỉ sử dụng, tiêu dùng sàn
phẩm/dịch vụ).
Có thể nói, những yếu tố kể trên sẽ ưở nên không còn nhiều ý nghĩa khi NTD
thiếu các thông tin cần thiết về những yếu tố đó. Thông tin chính là yếu tố thiết yếu
giúp NTD trở thành NTD thông thái và sự thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch
cũng khiến cho quyền lợi của NTD bị xâm hại. Thông tin là một yếu tổ đầu vào của
quá trình ra qicyết định của NTD. Mất cân bằng đáng kể về thông tin trong giao
dịch với thương nhân sẽ ngăn cản NTD tự tin khi tham gia vào thị trường và làm
biến dạng kết quả thị trường.
Thông tin không đầy đủ, không phù hợp, và đôi khi gây nhầm lẫn ở các phân
đoạn khác nhau trong quan hệ giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và NTD là một

6 Thực chất, để tham gia thị trường, không chì NTD cần thông tin từ doanh nghiệp mà bản thân các
doanh nghiệp cũng cần thông tin về NTD để có thể thiết kế sản phẩm và các chương trình tiếp thị
(marketing) phù hợp.
7 Philip Kotler and Kevin Lane Keller, Marketing Management, 14th ed. (Boston: Pearson, 2012) at
147.

11


nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều vụ khiếu nại của NTD ở bất cứ một thị
trường nào. Thiếu thông tin cũng ngăn NTD chuyển đổi giữa các nhà cung cấp hàng

hóa, dịch vụ, và là một trong những nguyên nhân làm chất lượng phục vụ khách
hàng kém trong nhiều lĩnh vực. v ấn đề này càng trầm trọng trong bối cảnh các hàng
hóa, dịch vụ được cung cấp trên thị trường đang ngày càng đa dạng và phức tạp,
trong khi những NTD thông thái nhất cũng chỉ có hiểu biết chuyên sâu, hay nắm giữ
thông tin đáng kể trong một hoặc vài ngành.
Trong quá trình bán hàng cho NTD trong nền kinh tế thị trường, để giành
được lợi thế, các nhà cung cấp phải phục vụ tốt nhất cho các khách hàng của mình.
Khi đó, NTD luôn được khuyến khích phải cung cấp càng nhiều thông tin về mình
hơn càng thuận lợi hơn cho việc tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với họ. Sự
đa dạng trong nhu cầu của con người cũng như trong sự phát triển của các loại hình
hàng hóa, dịch vụ cũng như sự phát triển của các phương tiện giao dịch điện tử càng
làm cho việc khai thác thông tin khách hàng trở nên cần thiết nhưng cũng phức tạp,
đa dạng hơn. Tập hợp tất cả các dữ liệu về NTD do nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ
thu thập và quản lý trong quá trình thực hiện giao dịch với khách hàng hoặc qua
khảo sát được gọi là thông tin cá nhân của NTD hay thông tin về NTD. Các thông
tin của NTD được thu thập và lun trữ bởi các doanh nghiệp trong quá trình xác lập
giao dịch với NTD hoặc qua các khảo sát thị trường của họ, có thể bao gồm những
thông tin cá nhân như sổ điện thoại, địa chỉ nhà riêng, số bảo hiểm xã hội, số chứng
minh nhân dân, thói quen mua sắm hay các thông tin tài chính cá nhân như thông
tin tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng hoặc các thông số khác như: thời gian xem
hàng hóa dịch vụ Online, các trang web ưa thích.
Những thông tin khách hàng đã thu thập được lưu trữ, quản lý có thể cho phép
doanh nghiệp một mặt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong một giao dịch
trước mắt nhưng mặt khác nó cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể dễ dàng
tiếp cận với khách hàng cũ của mình thông qua việc khai thác cơ sở dữ liệu khách
hàng sẵn có. Lưu trữ thông tin khách hàng chính là một phương thức để duy trì mối
quan hệ bạn hàng ổn định cho nhà cung cấp đối với khách hàng truyền thống, bảo
đảm giữ vững thị phần của họ một cách tiết kiệm. Thay vì phải mở rộng quảng bá
thương hiệu, tiếp thị sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cần dò tìm trong cơ sở dữ liệu sẵn
có và liên lạc với khách hàng cũ. Đồng thời, để mở rộng thị phần, doanh nghiệp

12


cũng cân điêu tra, thu thập thông tin đê đánh giá được thị hiếu, khuynh hướng mua
sắm của khách hàng để từ đó có những điều chỉnh thích họp hoạt động kinh doanh
của mình hướng tới những khách hàng tiềm năng. Bởi vậy, trong con mắt của nhiều
nhà doanh nghiệp, thông tin về NTD chính là một thứ tài sản quan trọng phục vụ
cho các chiến lược marketing của họ. Chính vì thế, thông tin về NTD luôn là một
trong những nguồn tài nguyên mà không ít doanh nghiệp mong muốn có được để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.3. Sự cần thiết phải quy định quyền được cung cấp thông tin của người tiêu
dùng trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Như phần trên đã trình bày, việc thương nhân cung cấp thông tin về hàng hóa,
dịch vụ cho NTD là nhu cầu cần thiết đối với NTD nhưng mặt khác, việc cung cấp
thông tin cho NTD cũng là một nhu cầu mang tính chất tự thân của các thương nhân
khi tham gia thị trường. Chính vì vậy, pháp luật các nước thường quy định thông tin
cho NTD và quảng cáo sản phẩm hàng hóa/dịch vụ là quyền của các doanh nghiệp
khi tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường.8
Tuy nhiên, do quan hệ giữa thương nhân với NTD không luôn là quan hệ đồng
thuận về lợi ích. Do vậy, không phải lúc nào tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng
mong muốn cung cấp mọi thông tin cần thiết cho NTD. Chẳng hạn, các thông tin
mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thường chỉ là những thông tin “tốt” đối
với họ trong khi các thông tin “không tốt” (ví dụ: những thông tin về rủi ro tiềm ẩn
,r

khi sử dụng sản phẩm v.v.) thường không được cung cấp. Do vậy, từ góc độ của
NTD, khi tham gia thị trường, họ thường đối mặt với 2 thái cực: họ được cung cấp
quá nhiều thông tin tốt về sản phẩm hàng hóa/dịch vụ (hoặc về tổ chức, cá nhân
kinh doanh) trong khi họ lại không được cung cấp các thông tin về những mặt trái,

những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Nói cách khác, đó là thái cực
của tình trạng “thừa thông tin tốt” và tình trạng “thiểu thông tin cần thiết”.
Đây chính là cơ sở thực tế mà pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD thường can
thiệp để buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp đầy đủ những thông
tin cần thiết mà NTD quan tâm. Các biện pháp được pháp luật sử dụng để bảo vệ
NTD chính là: (i) Buộc các thương nhân kinh doanh phải ghi các thông tin cần thiết
8 Điều 103 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam. Xin xem thêm các quy định về quảng cáo
trong Luật Quảng cáo năm 2012; các quy định về nhãn hàng hóa trong Nghị định số 89/2006/NĐCP ngày 30/8/2006.

13


về hàng hóa trên nhãn sản phẩm của mình; (ii) Các nhà sản xuất, nhà phân phổi phải
cung cấp các bản hướng dẫn sử dụng sản phẩm, trong đó có những lời cảnh báo cần
thiết; (iii) Thương nhân phải niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ; (iv) cấm
việc cung cấp thông tin, quảng cáo sai lệch cho NTD của tổ chức, cá nhân kinh
doanh (nhà sản xuất, doanh nghiệp bán hàng

V.V.).

Ngoài ra, pháp luật còn quy định

việc chủ động giáo dục, thông tin cho NTD từ phía các cơ quan nhà nước9.
Việc quy định và bảo đảm thực hiện đủng và đầy đủ quyền được thông tin của
NTD (và cũng là nghĩa vụ cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân kinh doanh và
của các chủ thể có liên quan khác) sẽ góp phần giúp cho NTD có điều kiện thực tế
để trở thành NTD thông thái. Việc quy định và bảo đảm đúng và đầy đủ quyền được
thông tin của NTD cũng chính là một trong những cách thức bảo đảm cho nền kinh
tể thị trường vận hành lành mạnh và theo đúng quy luật vốn có của nó.


2.1.4. Sự cần thiết phải ghi nhận quyền bảo vệ thông tin cá nhân của người
tiêu dùng
Như phần trên đã trình bày, để thực hiện hoặc hướng tới thực hiện các hoạt
động bán hàng hóa, dịch vụ cho NTD, thương nhân cần thiết phải thu thập và quản
lý các thông tin cá nhân của NTD thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu cá nhân
khách hàng. Công việc này đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và nhìn chung
thì cơ sở dữ liệu khách hàng thường được các doanh nghiệp bảo mật một cách chặt
chẽ. Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm của tất cả các doanh nghiệp chính là lợi nhuận, do
,r

đó họ sẽ không thể chi tiêu một cách vô hạn định cho công tác bảo mật thông tin
khách hàng, ngoài ra, cạnh tranh không phải lúc nào cũng được duy trì một cách
tuyệt đối, các doanh nghiệp vẫn thường có xu hướng liên kết, hợp tác hoặc thỏa
hiệp, chia sẻ tài nguyên thông tin để cùng thu được lợi nhuận cao hom. Do đó, trong
quá trình kinh doanh, dữ liệu cá nhân của NTD có thể rò rỉ, bị thương nhân sử
dụng sai mục đích hoặc cung cấp cho bên thứ ba dẫn đến các hành vi quấy rối
NTD hoặc lừa đảo trong thương mại đặc biệt là thông qua hoạt động bán hàng
Online đem lại những bất lợi cho NTD trong cuộc sống của họ. Việc tiết lộ hay
chia sẻ thông tin này cũng có thể bị lợi dụng bởi những kẻ xấu nhằm bôi nhọ danh

9 lain Ramsay, Consumer Law and Policy: Text and Materials on Regulating Consumer Markets,
2nd ed. (Oxíòrd: Hart Publishing, 2007) page 119-124.

14


dự khách hàng hoặc đánh cắp tài sản của họ thông qua việc sử dụng các thông số
tài khoản hoặc thẻ tín dụng, thẻ mua hàng của họ.
Chúng ta đều biết, cơ sở dữ liệu cá nhân của NTD được hình thành chủ yếu từ
sự tin cậy của khách hàng trong quan hệ đối với thương nhân, bởi vậy, việc chia sẻ

thông tin khách hàng giữa các doanh nghiệp được xem là bội tín với khách hàng.
Tuy nhiên vấn đề cốt yếu của việc tiết lộ hoặc chia sẻ thông tin khách hàng, kể cả
thông tin tốt, mà không được sự đồng thuận của họ chính là vi phạm quyền riêng tư
của NTD.
Quyền riêng tư của NTD là một khía cạnh của quyền riêng tư (right to
privacy) của con người. Quyền này đến nay đã được thừa nhận rộng rãi là một
quyền con người, được pháp luật các quốc gia và quốc tế bảo vệ. Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền (UDHR) khẳng định: "không ai phải chịu sự can thiệp một cách tựỳ
tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm
danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyển được pháp luật bảo vệ chổng
lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy"10. Quyền riêng tư được tái khẳng định trong
Điều 17 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR 1966). Điều
luật này ngăn chặn những hành vi xâm phạm tùy tiện và bất hợp pháp vào đời tư,
gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín của mọi người mà có thể do các quan chức
nhà nước hay do những chủ thể khác gây ra (đoạn 1). Các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ thực thi việc ngăn chặn những hành động xâm phạm tùy tiện và bất hợp
pháp như vậy bởi các quan chức, cá nhân, tổ chức khác (đoạn 9).
Bảo vệ quyền riêng tư đối với thông tin cá nhân của con người thường được
các quốc gia quy định thành pháp luật bảo vệ dữ liệu cả nhân (personal data
protection) hay còn gọi là bảo vệ bỉ mật đời tư (personal confìdence).
v ề phạm vi, bảo vệ dữ liệu cá nhân hẹp hơn việc bảo vệ quyền riêng tư ở chỗ
dữ liệu cá nhân chỉ liên quan đến việc thu thập và sử dụng các thông tin cá nhân mà
không bao gồm các quyền về tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về nơi ở. Bảo
vệ dữ liệu cá nhân khởi đầu dùng để chỉ việc bảo vệ dữ liệu có liên quan đến cá
nhân trước sự lạm dụng. Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên nguyên tắc mỗi người đều
có quyền tự quyết định là ai, khi nào và dữ liệu cá nhân nào của mình được phép
cho người khác xem. Tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đã tăng liên
10 Điều 12, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người 1948

15



tục từ khi kỹ thuật số phát triển vì thu thập, lưu trữ, giao chuyển và phân tích dừ
liệu ngày càng đơn giản, dễ dàng. Công nghệ internet, thư điện tử, điện thoại di
động, giám sát bằng video và các phương pháp thanh toán điện tử tạo nên những
khả năng mới để thu thập dữ liệu.
Bảo vệ thông tin của NTD là một bộ phận của lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Tuy nhiên, phạm vi của bảo vệ dữ liệu cá nhân rộng hơn, nó không bị giới hạn bởi
các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng mà còn cả những lĩnh vực
không liên quan đến thương mại. Như vậy, có thể thấy quyền bảo vệ thông tin của
NTD, có cơ sở từ quyền riêng tư của con người từ quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Bảo vệ thông tin NTD là một phần của bảo vệ quyền riêng tư của con người
và là nhiệm vụ của nhiều lĩnh vực như đạo đức, pháp luật. Kinh nghiệm quốc tế cho
thấy bảo vệ thông tin của NTD chủ yếu được đặt trong nhóm quy định về bảo vệ dữ
liệu cá nhân mà chưa được đề cập trực tiếp trong Luật bảo vệ NTD. Nhóm tác giả
nghiên cứu đề tài thấy rằng, pháp luật của Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia,
Indonexia chủ yểu quy định việc bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua các quy định của
Hiến pháp, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự. Riêng Malayxia là quốc gia đầu tiên
trong khu việc Đông Nam Á đã thông qua và bắt đầu thực thi Luật bảo vệ dữ liệu cá
nhân năm 2010 (mục tiêu chính của Luật này là việc xử lý dữ liệu cá nhân, bảo đảm
bí mật thông tin cá nhân trong các giao dịch thương mại đảm bảo lợi ích chính
■5

đáng của các cá nhân đó bởi bên sử dụng dữ liệu cá nhân là các thương nhân). Tuy
nhiên, đặt trong bối cảnh của Việt Nam, chúng ta chưa cỏ đủ điều kiện để ban hành
riêng một đạo luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Vì vậy, việc bảo vệ thông tin cá nhân
của người tiêu dùng đã được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
là hểt sức cần thiết.
Từ những phân tích trên cho thấy, quyền được cung cấp thông tin và quyền
được bảo đảm thông tin của NTD là những quyền mang tính chất tự nhiên, thiết yếu

của con người trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, những quyền năng ấy không
tự nhiên được đảm bảo nếu chỉ dựa vào sự vận hành tự phát của nền kinh tế thị
trường. Những quyền năng này phải được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thông qua
các quy định ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan như các nhà sản
xuất, các nhà phân phối, các phương tiện truyền thông, các cơ quan quản lý và bản

16


thân NTD. Việc đảm bảo quyền được cung cấp thông tin và bảo vệ thông tin của
NTD đều nhằm đảm bảo lợi ích cho NTD đồng thời đem lại lợi ích cho tổ chức, cá
nhân kinh doanh và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền được cung cấp thông tin và bảo
vệ thông tin của người tiêu dùng

2.2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền được cung cấp thông tin của
người tiêu dùng
2.2.1.1. Khải quát quá trình phát triển quy định về quyền được cung cấp thông tin
của người tiêu dùng ở Việt Nam
Bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam nói chung và bảo vệ quyền được cung cấp
thông tin cho NTD nói riêng là vấn đề còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam và chỉ
thực sự được quan tâm khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD ra đời năm 1999.
* Trước năm 1999, nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên mua hàng đã
được đề cập trong Luật thương mại 1997 và Bộ luật dân sự 1995. Các quy định
này còn khá chung chung, mang tính nguyên tắc và không có biện pháp đảm
bảo thực hiện trên thực tế. Hai văn bản này đều không quy định rõ thương nhân
hay bên bán phải cung cấp những thông tin gì, bằng phương thức nào và vào
thời điểm nào cho người mua hàng.
* Từ năm 1999 đến năm 2010
Quyền được cung cấp thông tin của NTD lần đầu tiên được quy định cụ thể tại

một văn bản pháp luật, đó là Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999. Điều 11
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD quy định, NTD có quyền được cung cấp các thông
tin trung thực về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ trước
và trong khi giao dịch với thương nhân. Điều 15 của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
NTD quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp
thông tin cho NTD. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ phải thông tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hàng hoá, dịch vụ; niêm yết
giá hàng hoả, dịch vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng
dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình cho NTD.
Bên cạnh những quy định trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999,
quyền được cung cấp thông tin của NTD với tư cách là người mua hàng cũng được
trung tẩm thông tin thư viện í

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NÔ:'

17

PHÒNG ĐỌC.- Ẩ M




đề cập gián tiếp trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về Nghĩa vụ cung cấp
thông tin và hirớng dẫn cách sử dụng của bên bán (Điều 442).
* Từ năm 2010 đến nay
Ngày 17/11/2010 Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã được Quốc hội nước ta thông
qua và có hiệu lực từ 1/7/2011. Luật bảo vệ quyền lợi NTD và Nghị định
99/2011/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật này tiếp tục khẳng định NTD có quyền được cung cấp thông tin liên quan
đến hàng hóa, dịch vụ mà mình mua hoặc sử dụng đồng thời Luật cũng quy định

nhiều nội dung liên quan đến việc bảo đảm quyền được cung cấp thông tin của NTD
như: xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh; trách nhiệm của các
cơ quan truyền thông (của bên thứ ba); chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền được
cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của NTD.
Ngoài những quy định tại Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010, một số văn
bản pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng có một số quy định liên quan
đến quyền được cung cấp thông tin của NTD như: Luật cạnh tranh năm 2004; Luật
kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010); Luật quảng cáo năm 2012;
Luật bưu chính năm 2010; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, Luật giá
năm 2012...
2.2.1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền được cung
•s

cấp thông tin của người tiêu dùng
Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền được cung cấp thông tin của NTD tập
trung quy định các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, quy định một các khái quát về quyền được cung cấp thông tin
của NTD.
Điều 8 của Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 quy định về các quyền của NTD
trong đó quyền được cung cấp thông tin của NTD được quy định tại khoản 2 điều
này. Theo đó, NTD được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất
xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và
thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà NTD đã mua, sử dụng. Theo quy
định này, NTD được cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về 3 vấn đề cơ bản là:
(1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; (2) Đối tượng của giao dịch
18


hàng hóa, dịch vụ (trong đó có thông tin như nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, các

thông tin khác liên quan đến đối tượng giao dịch) và (3) Nội dung giao dịch hàng
hóa, dịch vụ (bao gồm các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của
NTD và của các bên có liên quan).
Thứ hai, quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc
cung cấp thông tin cho NTD
Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho NTD của thương nhân thể hiện
trong cả giai đoạn trước khi giao dịch và trong khi giao dịch với NTD.
Trước khi giao dịch với NTD, theo Điều 12 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010,
thương nhân có những nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho NTD như sau:
- Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Niêm yết công khai giá hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn
phòng dịch vụ.
- Cảnh báo khả năng hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính
mạng, tài sản của NTD và các biện pháp phòng ngừa.
- Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của
hàng hoá.
- Thông báo chính xác, đầy đủ cho NTD về hợp đồng theo mẫu, điều kiện
giao dịch chung trước khi giao dịch.
Trong khi giao dịch với NTD, thương nhân phải có trách nhiệm:

,r

- Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo
hành trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ có bảo hành.
- Cung cấp cho NTD hóa đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch
theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của NTD. Trường hợp giao dịch
bằng phương tiên điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có
trách nhiệm tạo điều kiện cho NTD truy cập, tải, lưu giữ và in chứng từ, tài liệu.
Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh trong việc cung cấp các thông tin
nói trên cho NTD được hướng dẫn khá chi tiết tại nhiều văn bản pháp luật khác

nhau. Cụ thể:
- Việc ghi nhãn hàng hóa được quy định chi tiết tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP
của Chính phủ về nhãn hàng hóa

19


- Việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể trong Luật giá
năm 2012.
- Việc cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục
bảo hành trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ có bảo hành và trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được
quy định cụ thể tại Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010.
- Để bổ sung cho nghĩa vụ phải thông báo chính xác, đầy đủ cho NTD về hợp
đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch, Điều 7 Nghị định
99/2011/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật bảo vệ quyền lợi NTD ngày 27/10/2011 đã đưa ra các yêu cầu về hình
thức, về ngôn ngữ mà hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung cần được
đáp ứng .
Thứ ba, quy định về trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin
về hàng hóa, dịch vụ cho NTD
Trong giao dịch với thương nhân, NTD tiếp cận với thông tin về hàng hóa,
dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau mà một kênh quan trọng là qua các hoạt động
quảng cáo, tuyên truyền được thực hiện bởi bên thứ ba là các cơ quan truyền thông.
Những thông tin do các chủ thể thứ ba (doanh nghiệp quảng cáo, đài truyền hình,
đài phát thanh, công ty truyền thông...) giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhà
cung cấp cho NTD có thể bị sai lệch, gây nhầm lẫn cho NTD. Nhằm bảo vệ tối đa
quyền được cung cấp thông tin của NTD, ngăn chặn khả năng bên thứ ba né tránh
trách nhiệm, Luật bảo vệ quyền lợi NTD và Luật quảng cáo đã quy định về “Trách
nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho NTD” .

Theo đó, bên thứ ba là bên cung cấp thông tin về hàng hóa dịch vụ của nhà cung
cấp cho NTD (có thể thương nhân kinh doanh, có thể chủ phương tiện truyền thông,
nhà cung cấp dịch vụ truyền thông) phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm: (i) Bảo
đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hoá, dịch vụ được cung cấp; (ii)
Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng
minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hoá, dịch vụ; (iii) Chịu trách
nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ
trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả biện pháp theo quy định của pháp luật để
kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ; (iv) Tuân thủ các
20


×