Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ của điện CHÂM kết hợp với XÔNG THUỐC y học cổ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
========

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

§¸nh gi¸ t¸c dông ®iÒu trÞ cña ®iÖn ch©m
kÕt hîp víi x«ng thuèc Y häc cæ truyÒn
trªn bÖnh nh©n ®au th¾t lng cÊp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ

HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

§¸nh gi¸ t¸c dông ®iÒu trÞ cña ®iÖn ch©m
kÕt hîp víi x«ng thuèc Y häc cæ truyÒn
trªn bÖnh nh©n ®au th¾t lng cÊp
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 62.72.60.01



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HA

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào
tạo, Phòng công tác sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong
Khoa Y học cổ truyền đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa
Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Phó trưởng khoa khoa YHCT Trường
Đại học Y Hà Nội, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và
tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận này. Sự nhiệt tình và
kiến thức của cô là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Với tất cả lòng kính trọng em xin gửi lời cám ơn tới các Phó Giáo sư,
Tiến sỹ trong hội đồng khoa học thông qua đề cương và bảo vệ luận văn đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu và hoàn
chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những tình cảm chân thành, sự giúp đỡ nhiệt
tình, tạo điều kiện tốt nhất của những người thân trong gia đình và bạn bè–
những người đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015.

Học viên

Nguyễn Thị Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Nguyễn Thị Hải Yến, Bác sỹ Nội trú khóa 37 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Học viên

Nguyễn Thị Hải Yến


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AST

: Aspartate aminotransferase
(Enzym vận chuyển nhóm amin của Aspartat)

ALT


: Alanine aminotransferase
(Enzym vận chuyển nhóm amin của Alanin)

BN

: Bệnh nhân

CSTL

: Cột sống thắt lưng

ĐT

: Điều trị

HC

: Hội chứng

K

: Không

NC

: Nghiên cứu

C


: Nhóm chứng



: Lao động

NSAIDs

: Thuốc chống viêm không Steroid

RMDQ

: Roland- Morris disability questionare
(Bộ câu hỏi đánh giá khuyết tật của Roland – Morris)

T0

: Thời gian trước điều trị

T5

: Thời gian điều trị ngày thứ 5

TB

: Trung bình

T

: Trước điều trị


TVĐ

: Tầm vận động

VAS

: Visual analogue scale (Thước đo mô tả trực quan)

S

: Sau điều trị

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Quan niệm về đau thắt lưng theo Y học hiện đại
3
1.2. Quan niệm về đau thắt lưng theo Y học cổ truyền
8

1.3. Giới thiệu về phương pháp xông hơi trị liệu 11
1.4. Phương pháp châm cứu và cơ chế tác dụng
13
1.5. Một số nghiên cứu về điều trị đau thắt lưng cấp bằng xông hơi và
nhiệt trị liệu 16
1.6. Tổng quan về thuốc xông hơi Y học cổ truyền 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu
21
2.2. Đối tượng nghiên cứu
23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 30
2.5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 30
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
32
3.2. Kết quả điều trị
36
3.3. Tác dụng không mong muốn
43
3.4. Các yếu tố liên quan tới kết quả điều trị 45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
47
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
47
4.2. Kết quả điều trị
49

4.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết hợp xông
thuốc YHCT 57
4.4. Đánh giá các yếu tố liên quan đến quá trình điều trị 58
KẾT LUẬN
60
KIẾN NGHỊ62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học và đau vùng thắt
lưng triệu chứng của một bệnh khác

4

Bảng 1.2. Các thể đau lưng cấp theo YHCT 10
Bảng 2.1. Triệu chứng của đau thắt lưng cấp thể huyết ứ 23
Bảng 2.2. Bảng đánh giá tầm vận động CSTL

29

Bảng 2.3. Bảng kết quả điều trị chung 30
Bảng 3.1. Độ giãn CSTL trước điều trị

35

Bảng 3.2. Tầm vận động CSTL trước điều trị

36


Bảng 3.3. Sự cải thiện về mức độ đau sau điều trị theo thang điểm VAS
37
Bảng 3.4. Sự cải thiện độ giãn CSTL sau điều trị

38

Bảng 3.5. Phân bố theo tầm vận động CSTL sau điều trị 40
Bảng 3.6. Sự thay đổi sinh hoạt hàng ngày sau điều trị

41

Bảng 3.7. Số ngày điều trị trung bình của 2 nhóm 42
Bảng 3.8. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

43

Bảng 3.9. Sự thay đổi về cận lâm sàng sau điều trị 44
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa mức độ đau và kết quả điều trị

45

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ đau và nghề nghiệp

45

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa mức độ đau và thời gian điều trị

46


Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thời gian điều trị và nghề nghiệp 46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố bệnh nhân theo tuổi.........................................32
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố theo giới...........................................................33
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân bố theo nghề nghiệp.............................................33
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân bố theo vị trí đau thắt lưng...................................34
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ mức độ đau trước điều trị..............................................35
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ phân bố thời gian điều trị..............................................36
Biểu đồ 3.7. Kết quả chung sau điều trị..........................................................43


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu vùng thắt lưng 3
Hình 2.2. Máy xông hơi XYYL 22


1

ĐẶT VẤN ĐÊ

Đau vùng thắt lưng (Low back pain – Lombalgie), là thuật ngữ để chi
các triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn
liên mông, một hoặc hai bên [1], [2], [3].
Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng: Nguyên nhân cơ học,
các bệnh do thấp, nhiễm khuẩn, u lành và ác tính, nội tiết, nguyên nhân nội
tạng, nhiều nguyên nhân khác… Trong đó, đau vùng thắt lưng do nguyên
nhân cơ học chiếm 90 - 95% các trường hợp đau vùng thắt lưng [1], [4], [5].
Đau vùng thắt lưng rất thường gặp, tỷ lệ thay đổi tùy theo từng nước,

song nói chung có tới 70 - 85% dân số bị ít nhất một lần đau vùng thắt lưng
trong đời. Theo Andresson (1997), tỷ lệ đau vùng thắt lưng hàng năm trung
bình là 30% (do lao động khoảng 15 - 45%). Tại Mỹ đây là nguyên nhân hàng
đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là lý do thứ 2 khiến bệnh
nhân đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện đứng thứ 5 và đau vùng thắt
lưng đứng thứ 3 trong số các bệnh phải phẫu thuật [1].
Điều trị đau vùng thắt lưng cơ học có rất nhiều phương pháp. Điều trị
nội khoa: Thuốc giảm đau, giãn cơ. Vật lý trị liệu: Nhiệt trị liệu, thủy trị liệu,
ánh sáng trị liệu, điện trị liệu, kéo nắn trị liệu, xoa bóp trị liệu, vận động trị
liệu [1], [4], [5], [6].
Theo Y học cổ truyền, đau vùng thắt lưng được miêu tả trong phạm vi
“chứng Tý” với bệnh danh “Yêu thống” do nhiều nguyên nhân gây ra: Phong
hàn thấp, khí trệ huyết ứ, thấp nhiệt, tâm căn suy nhược, thận hư. Tùy theo
từng nguyên nhân mà “Yêu thống” được điều trị bằng nhiều phương pháp cổ
điển khác nhau: Dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, giác hơi, tác động cột
sống… hoặc kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại như: Điện châm, thủy
châm, cấy chi…[7], [8].


2

Y học cổ truyền đã có nhiều nghiên cứu điều trị đau vùng thắt lưng
bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh
giá tác dụng phối hợp của châm cứu và xông hơi vùng lưng trên bệnh nhân
đau vùng thắt lưng cấp. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng
điều trị của châm cứu kết hợp với xông thuốc Y học cổ truyền trên bệnh
nhân đau thắt lưng cấp” nhằm hai mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tác dụng giảm đau và chức năng vận động cột sống của điện

châm kết hợp với xông thuốc Y học cổ truyền trên bệnh nhân đau thắt
lưng cấp thể huyết ứ.

2.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết
hợp với xông thuốc Y học cổ truyền.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Quan niệm về đau thắt lưng theo Y học hiện đại
1.1.1. Giải phẫu vùng thắt lưng
Vùng thắt lưng có cấu tạo tương tự như đoạn cột sống khác. Đây là
đoạn chịu lực 80% trọng lượng cơ thể và có tầm hoạt động mọi hướng [1].

Hình 1.1. Giải phẫu vùng thắt lưng
Vùng thắt lưng bao gồm:
• Tủy sống.
• Cột sống thắt lưng: 5 đốt sống, 4 đĩa đệm, khớp liên cuống, lỗ liên đốt.
• Mạch máu – thần kinh cột sống.
• Cơ - dây chằng cạnh sống [9], [10], [11].
1.1.2. Phân loại đau thắt lưng
1.1.2.1. Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học
Đau thắt lưng cơ học (đau kiểu thắt lưng thông thường): Bao gồm các
nguyên nhân tương ứng với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh hưởng tới cơ, đĩa



4

đệm, các khớp liên mấu. Thường lành tính, diễn biến mạn tính, đau kiểu cơ
học, có hoặc không kèm đau thần kinh tọa [1], [2], [3].
- Đau vùng thắt lưng cấp (lumbago): Đau kịch phát ở vùng cột sống
thắt lưng, khởi phát đột ngột kèm theo triệu chứng cứng cột sống. Thời gian
diễn biến trong vòng 1 tuần [1].
- Đau cột sống thắt lưng mạn tính (lombalgie): Đau hàng ngày, không
thuyên giảm, thời gian > 3 tháng [1].
1.1.2.2. Đau vùng thắt lưng triệu chứng
Đau cột sống thắt lưng do một bệnh lý nào khác, hoặc của cột sống thắt
lưng hoặc của cơ quan lân cận. Gợi ý một bệnh trầm trọng hơn như các bệnh
lý về xương, bệnh thấp khớp, chấn thương, nhiễm khuẩn, ung thư. Nhóm này
cần được khám chuyên khoa, phải xử trí kịp thời, đòi hỏi một trị liệu đặc biệt
[1], [2].
Bảng 1.1. Phân biệt đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học và đau vùng thắt
lưng triệu chứng của một bệnh khác
Các đặc điểm
Tính chất đau
Vị trí
Gầy sút
Đáp ứng với thuốc giảm đau
thông thường
Các triệu chứng ngoài CSTL
Các thay đổi toàn trạng
Hội chứng viêm sinh học
X - quang quy ước

Đau lưng cơ học
Kiểu cơ học

Thấp
Không

Đau lưng triệu chứng
Kiểu viêm
Cao




Không

Không

Không

Không

Bình thường hoặc có thể Có hình ảnh bất thường
hình ảnh thoái hóa.

Không có hủy xương
1.1.3 Nguyên nhân đau thắt lưng
* Các nguyên nhân cơ học:
- Thoát vị, lồi đĩa đệm.


5

- Thoái hóa khớp liên mấu sau.

- Trượt đốt sống.
- Hẹp ống sống.
- Các chứng gù vẹo cột sống.
* Các nguyên nhân đau thắt lưng triệu chứng:
• Các bệnh do thấp: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng - các
bệnh khác trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, xơ xương lan tỏa
tự phát.
• Nhiễm khuẩn: Viêm đĩa đệm đốt sống do lao; Viêm đĩa đệm đốt sống
do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng; Áp xe cạnh cột sống; Áp xe ngoài màng
cứng; Viêm khớp cùng chậu do vi khuẩn.
• U lành và ác tính: Bệnh đa u tủy xương, ung thư nguyên phát, di căn
ung thư vào cột sống thắt lưng, u mạch, u dạng xương, u ngoài màng cứng, u
màng não, u nguyên sống, u thần kinh nội tủy.
• Nội tiết: Loãng xương, nhuyễn xương, cường cận giáp trạng.
• Nguyên nhân nội tạng: Tiết niệu: Sỏi thận, viêm quanh thận, ứ nước, ứ
mủ thận; Sinh dục: Viêm phần phụ, nội mạc tử cung lạc chỗ, viêm, u tiền liệt
tuyến; Tiêu hóa: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy cấp, mạn, ung thư ruột,
phình động mạch chủ, phình tách động mạch chủ.
• Nguyên nhân khác: Xơ tủy xương, tâm thần [1], [2], [12], [13].
1.1.4. Chẩn đoán đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Hoàn cảnh xuất hiện đau: Đau xuất hiện đột ngột sau bê vác nặng hoặc
sau hoạt động sai tư thế… Không có tiền sử chấn thương.
• Đặc điểm đau: Đau kiểu cơ học, thường tăng khi vận động, giảm
khi nghi ngơi.


6

• Vị trí đau: Vùng thắt lưng thấp, đau không lan hoặc lan xuống một

hoặc hai chân.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đau: Đau tăng khi gắng sức, đứng
lâu, khi ho, hắt hơi. Đau giảm khi nghi ở tư thế hợp lý, khi dùng các thuốc giảm
đau thông thường. Đau ít liên quan đến nhịp ngày đêm, thay đổi thời tiết.
• Không có triệu chứng toàn thân: Không gầy sút, không sốt …
• Khám:
+ Hội chứng thắt lưng hông:
o Tư thế chống đau: Cột sống mất đường cong sinh lý.
o Co cứng cơ cạnh sống.
o Điểm đau cạnh sống.
o Nghiệm pháp tay – đất: Dương tính khi khoảng cách tay đất > 10cm.
o Nghiệm pháp Schober: Đo độ giãn cột sống thắt lưng: dương tính
khi độ giãn CSTL < 4cm.
+ Triệu chứng thần kinh: Có hoặc không.
o Hội chứng rễ thần kinh: Nghiệm pháp Lasègue, Bonnet; Dấu hiệu
Valleix, “bấm chuông”.
o Rối loạn vận động, cảm giác, phản xạ, thần kinh tự chủ.
+ Triệu chứng loại trừ: không có tổn thương khớp háng, khớp cùng chậu,
không “đau phòng chiếu” (đau thắt lưng kèm đau nội tạng) [1], [13], [14].
1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
• Bilan viêm âm tính.
• Xquang CSTL:
+ Bình thường.
+ Hình ảnh thoái hóa khớp: Hẹp khe khớp đĩa đệm, đặc xương dưới sụn,
xẹp các diện dưới sụn, gai xương.
+ Hình ảnh loãng xương: Hình ảnh đốt sống tăng thấu quang “viền tang”.


7


+ Khe đĩa đệm không hẹp, không nham nhở, các mâm đốt sống rõ nét.
• Chụp MRI CSTL: Chẩn đoán phân biệt thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống,
áp xe … [1], [12], [13].
1.1.4.3. Chẩn đoán xác định đau CSTL do nguyên nhân cơ học
• Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức: Đột ngột sau hoạt động
sai tư thế, mang vác nặng hoặc sau nhiễm lạnh.
• Có hội chứng thắt lưng hông.
• Có hoặc không biểu hiện đau thần kinh tọa.
• Bilan viêm âm tính.
• X - quang: Bình thường hoặc hình ảnh loãng xương [1], [12], [13].
1.1.4.4. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học với đau thắt
lưng triệu chứng.
• Bong gân thắt lưng cùng.
• Viêm khớp thoái hóa.
• Gẫy xương.
• Ung thư di căn.
• U xương nguyên phát.
• Viêm đĩa đệm (diskitis).
• Áp xe màng ngoài cứng.
• Viêm cột sống dính khớp.
• Bệnh Paget.
• Hội chứng buộc tủy sống (Tethered spinal cord).
• Trượt đốt sống.
• Bệnh tâm thần liên quan đến thần kinh (Conversion reaction) [1], [12].
1.1.4.5. Điều trị đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học


8


• Nghi ngơi, nằm giường phẳng, giảm vận động.
• Giảm đau: Acetaminophen, NSAIDs, Opioids (< 2 tuần), steroids
(3 - 5 ngày).
• Giãn cơ.
• Điều trị nhiệt: Đèn hồng ngoại, đắp nóng cột sống thắt lưng.
• Phục hồi chức năng: Xoa bóp trị liệu, đeo đai lưng.
• Tránh đau tái phát: Đau lưng vừa đến nặng: Cân nặng mang vác tối đa
9 kg; Hạn chế vận động, làm việc trong vòng 3 tháng.
• Phẫu thuật: Đau lưng nguy hiểm (Hội chứng đuôi ngựa, đau thần kinh
tọa có liệt, đau thần kinh tọa thể tăng đau) [1], [12], [13].
1.2. Quan niệm về đau thắt lưng theo Y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Đau thắt lưng trong y văn cổ gọi là chứng “Yêu thống”.
Bệnh thuộc phạm vi chứng Tý của YHCT, tý có nghĩa là tắc, làm cho khí
huyết không lưu thông mà gây ra chứng đau [7], [8].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Ngoại nhân
Do tà khí bên ngoài cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào kinh mạch
gây nên bệnh.
Trong Nội kinh đã mô tả, nguyên nhân của chứng Tý chủ yếu do ảnh
hưởng của hàn tà, phong tà, thấp tà.
• Phong tà: Bệnh xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh, đau có tính chất di chuyển.
• Hàn tà: Đau có tính chất ngưng trệ, đau tại chỗ, co rút, đau buốt, chườm
nóng dễ chịu.
• Thấp tà: Cảm giác nặng nề, tê bì, đau mỏi, rêu lưỡi nhờn dính, chất lưỡi bệu…
Đau thắt lưng là đau phần dưới cơ thể, thường do hàn thấp gây ra.


9


* Nội nhân
Do chính khí của cơ thể suy yếu, rối loạn chức năng của các phủ tạng,
nhất là tạng can, thận.
Can tàng huyết, can chủ cân. Chức năng tạng can suy yếu dẫn đến
không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân, dẫn đến huyết kém, cân
yếu mỏi.
Thận chủ cốt tủy, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, lưng là phủ của thận.
Thận hư, cân cốt yếu, huyết thiếu, các yếu tố này đều có ảnh hưởng tới lưng,
sinh chứng “Yêu thống”.
Chức năng của hai tạng can và thận bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến khí
huyết. Bệnh lâu ngày làm chính khí suy yếu không đủ sức chống đỡ lại sự tấn
công của tà khí, kết quả là tà khí càng làm tổn thương chính khí, gây bệnh
“Yêu thống”.
* Bất nội ngoại nhân
Do bê vác vật nặng sai tư thế, do bị sang chấn (bị đánh, bị va đập, bị
ngã…) làm huyết ứ, khí trệ, dẫn đến bế tắc kinh mạch gây ra “Yêu thống”.
Do phòng dục quá độ, làm tổn thương tinh khí của thận, cơ thể mệt mỏi
gây ra đau lưng [7], [8].
1.2.3. Các thể lâm sàng
Y học cổ truyền chia ra 2 thể đau lưng chính là:
• Đau lưng cấp: Phong hàn thấp, huyết ứ, phong thấp nhiệt.
• Đau lưng mạn: Can thận hư.
Các thể của đau lưng cấp là: [15], [16], [17], [18].


10

Bảng 1.2. Các thể đau lưng cấp theo YHCT
Đặc điểm
Nguyên nhân


Phong hàn thấp
Ngoại tà: Hàn tà,

Huyết ứ
Phong thấp nhiệt
Bất nội ngoại nhân Ngoại tà: Nhiệt tà

thấp tà, phong tà

thấp tà, phong tà

Chứng trạng
- Hoàn cảnh

Đau sau lạnh, ẩm Sau hoạt động sai Tiến triển từ từ, sốt
thấp

- Tính chất

- Mạch chẩn
Pháp điều trị

Dùng thuốc

tư thế

Đau co rút, chườm Đau dữ dội, lưng
ấm dễ chịu


co cứng

Trầm huyền

Phù khẩn

Tán hàn, trừ thấp,

Nhu sác
Hoạt huyết hóa ứ, Thanh nhiệt, khu

khu phong, ôn

thư cân hoạt lạc

kinh hoạt lạc
“Can khương

thông kinh hoạt lạc
“Tứ vật đào hồng” “Gia vị nhị diệu

thương truật”

gia vị

thang
A thị huyệt, huyệt vùng lưng, Dương
Châm cứu

lăng tuyền 2 bên. Có thể kết hợp

phương pháp cứu.

Xoa bóp

Sưng nóng đỏ đau

Xoa, xát, phân, hợp, bóp, day, lăn, chặt,
đấm, ấn, vận động cột sống.

phong trừ thấp,

thang”

A thị huyệt, huyệt
vùng lưng, Dương
lăng tuyền 2 bên.
Không xoa bóp


11

1.3. Giới thiệu về phương pháp xông hơi trị liệu
1.3.1. Khái quát về xông hơi trị liệu
Xông hơi trị liệu: Là phương pháp dùng hơi nước nóng đối với bề mặt cơ
thể làm giãn nở lỗ chân lông gây thoát mồ hôi.
Phương pháp xông hơi được áp dụng từ lâu đời, ở khắp các quốc gia trên
thế giới.
Có các phương pháp: Xông hơi toàn thân – tắm hơi (Sauna), bồn tắm hơi
(steam bath), xông hơi từng vùng cơ thể.
Có thể xông hơi kết hợp với các trị liệu khác như massage, tắm bùn,…

[19], [20].
1.3.2. Cơ chế tác dụng của xông hơi trị liệu
Gây phản ứng được gọi là "cơn sốt nhân tạo":
Sốt kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất bạch cầu, tăng sản
xuất interferon - một protein chống virus mà cũng có đặc tính chống ung thư
mạnh mẽ. Mayo Clinic, Wakim và đồng nghiệp (1959) đã trích dẫn những
phát hiện cho thấy rằng số lượng tế bào bạch cầu trong máu tăng trung bình
58% do cơn sốt giả tạo gây ra.
Sốt làm chậm sự phát triển của sinh vật xâm nhập bằng cách tạo ra một
môi trường khắc nghiệt. Ví dụ: 40°C tốc độ tăng trưởng của virus bại liệt giảm
250 lần; Ở 41°C, phế cầu - một loại vi khuẩn gây viêm phổi bị chết; Ở vùng bị
nhiễm sốt rét, tế bào ung thư di căn bị phá hủy ở nhiệt độ 41 - 43°C.
Làm tăng tốc các quá trình hóa học trong cơ thể, tăng lưu thông dòng
máu, tác dụng kích thích hệ thống tim mạch. Điều này làm tăng tuần hoàn
máu, nhưng không tăng huyết áp, vì nhiệt cũng gây giãn mạch máu nhỏ
trong da. Sự giãn nở của các mao mạch máu để thực hiện một lượng lớn
các chất dinh dưỡng cho da, tăng cường tình trạng dinh dưỡng của da.


12

Làm mở các lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi, bài tiết các độc tố ra
khỏi cơ thể. Mồ hôi có chứa hầu như các yếu tố tương tự như nước tiểu, và vì
lý do này, làn da đôi khi được gọi là thận thứ ba. Người ta ước tính rằng
khoảng 30% chất thải của cơ thể được loại bỏ bằng cách đổ mồ hôi [19], [20].
1.3.3. Tác dụng của xông hơi
- Tăng tuần hoàn máu.
- Giảm đau, nhanh hồi phục bong gân và giãn dây chằng.
- Tiêu hao 200 calo - 450 calo trong thời gian 20 phút xông hơi.
- Giúp kiểm soát mụn trứng cá và viêm khớp.

- Làm sạch da.
- Giải độc.
- Cải thiện sức khỏe.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Thư giãn [19], [20], [21], [22].
1.3.4. Tác dụng phụ của xông hơi
- Không khí phòng tắm hơi khô có thể gây kích ứng màng nhầy.
- Mệt mỏi, mất nước [19].
1.3.5. Thận trọng, chống chỉ định xông hơi
- Người bị bệnh tim hoặc các vấn đề tim mạch khác.
- Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hoặc người già.
- Khi sốt cao hoặc có vết thương hở [19].
1.3.6. Cách trị liệu xông hơi
- Hơi nước: được sử dụng trong điều trị hơi là ít hơn hơi nước nóng lên
đến một nhiệt độ nhất định, thường ít nhất là 38°C.
- Bệnh nhân được tiếp xúc với hơi nước trong không gian kín.
- Thời gian: 15 phút đến một giờ, tùy thuộc vào kết quả mong muốn.


13

- Các chất phụ gia được thêm vào hơi nước để cải thiện hiệu quả.
Ví dụ: Kết hợp ozone giải độc và thanh lọc cơ thể. Liệu pháp bằng
hương thơm tinh dầu cũng có thể được thêm vào hơi nước khi hít vào sẽ nâng
cao hiệu quả thư giãn.
- Uống nhiều nước trà thảo dược trước và sau khi tắm để thay thế chất
dịch bị mất trong quá trình điều trị [19], [20], [21], [22], [23].
1.4. Phương pháp châm cứu và cơ chế tác dụng
1.4.1. Khái quát về châm cứu
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT.

Mục đích của châm cứu nhằm “điều khí”, tạo ra một kích thích vào huyệt để
tạo nên trạng thái sinh lý, để loại trừ bệnh tật, đưa cơ thể trở lại hoạt động của
chức năng bình thường [15], [16].
1.4.2. Phương pháp điện châm
Điện châm tức là dùng một máy điện tử tạo xung điện ở tần số thấp, kích
thích và điều khiển sự vận hành của khí huyết, sự hoạt động của các cơ, các
dây thần kinh, các tổ chức làm tăng cường dinh dưỡng của các tổ chức, đưa
trạng thái của cơ thể trở về thăng bằng ổn định qua các kim đã châm trên
huyệt [15], [17], [18].
1.4.3. Một số vấn đề của hoạt động thần kinh liên quan tới vấn đề giải
thích cơ chế tác dụng của châm cứu
* Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới:
Tại nơi châm có những biến đổi: Tổ chức tại nơi châm bị tổn thương sẽ
tiết ra histamin, acetylcholine, catecholamine, nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu
tập trung gây phù nề tại chỗ, các phản xạ đốt trục làm co giãn mạch máu. Tất
cả những kích thích tạo nên một đường dẫn truyền vào tủy lên não, từ não
xung động được đến các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới.


14

* Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski:
Châm cứu tạo ra một cung phản xạ mới, dập tắt cung phản xạ bệnh lý.
* Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với
các vùng của cơ thể do tiết đoạn chi phối:
Khi nội tạng có bệnh, sợi thần kinh giao cảm bị kích thích, dẫn truyền
vào tủy sống, làm thay đổi cảm giác ở vùng da tương ứng. Vậy nội tạng có
tổn thương dùng châm cứu hay các phương pháp vật lý trị liệu khác tác động
vào các vùng da trên cùng một tiết đoạn với nội tạng sẽ chữa được các bệnh ở
nội tạng.

* Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski:
Trong nguyên lý này, trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh một
kích thích nhẹ thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn nhẹ, kích thích mạnh
thường gây ra một phản ứng hưng phấn mạnh, nhưng nếu thần kinh ở trạng thái
bị hưng phấn do bệnh kích thích mạnh chẳng những không gây ra mạnh mà trái
lại nó làm cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau.
* Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (cửa kiểm soát - 1965):
Trong trạng thái bình thường các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau tủy
sống, ở các lớp thứ ba, thứ tư (gồm các tế bào của các chất keo và các tế bào
chuyển tiếp) làm cảm giác đau (hoặc không đau) được dẫn truyền. Tế bào
như cánh cửa kiểm soát, quyết định cho cảm giác nào đi qua. Ở trạng thái
bình thường luôn có những xung động, những xung động này phát huy ức
chế, qua tế bào chuyển tiếp và đi lên với kích thích vừa phải. Xung động
được tăng cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo làm khử cực dẫn
truyền và đi lên.
* Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh:
Từ năm 1973, nhiều thực nghiệm đã chứng minh được trong châm cứu
và đinh cao của nó là châm tê, ngoài vai trò của thần kinh ra còn có vai trò


15

của thể dịch tham gia trong quá trình làm giảm đau (trong châm cứu chữa
bệnh) và nâng cao ngưỡng chịu đau (trong châm tê phẫu thuật).
Có nhiều thảo luận về các chất này. Có thể là: Acetylcholine,
Catecholamine, 5 - Hydroxyplamin, các chất peptit, các chất monoaxit,
morphine - like (quan trọng là Endorphine), chất gây đau P (Subtice P).
Người ta đã xác định được công thức hóa học của chất morphine - like là
những chất tiết của não chủ yếu do hậu yên tiết ra, ngoài ra còn thấy ở trên ruột
và nhiều cơ quan khác. Nó là một polypeptid gồm 91 axit amin từ số 61 đến số

91 có tác dụng giảm đau nhiều nhất, mạnh gấp 200 lần morphine [15], [16], [18].
1.4.4. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học cổ truyền
* Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế
tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương.
Bệnh tật phát sinh ra là do sự mất cân bằng của âm dương.
Nguyên tắc điều trị chung là điều hoà (lập lại) mối cân bằng của âm
dương. Cụ thể trong điều trị bằng châm cứu: Nhiệt thì châm, hàn thì cứu, hư
thì bổ, thực thì tả vv…
* Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc và
cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều chinh cơ năng hoạt động của hệ
kinh lạc.
Theo Y học cổ truyền, hệ kinh lạc bao gồm những đường kinh (thẳng) và
những đường lạc (đường ngang).
Trong kinh lạc có kinh khí, vận hành để điều hoà khí huyết làm cơ thể
luôn khoẻ mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi
biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận
các hình thức kích thích (dùng châm, cứu, xoa bóp, ấn huyệt, giác…) thông
qua các “huyệt” để chữa bệnh.


16

Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân – tà khí) hoặc
nguyên nhân bên trong (chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí
trong đường kinh.
Mỗi đường kinh mang tên một tạng hoặc một phủ nhất định. Khi tạng phủ có
bệnh thường có những biểu hiện thay đổi liên quan biểu lý với nó. Khi châm cứu,
người ta tác dụng vào các huyệt trên các kinh mạch đó để điều chinh các rối loạn
chức năng (bế tắc) của kinh mạch.
Dựa vào sự liên quan giữa tạng phủ và đường kinh, người ta phối hợp sử

dụng các huyệt tại chỗ với các huyệt ở xa (thường ở tay, chân)…[15], [16].
1.5. Một số nghiên cứu về điều trị đau thắt lưng cấp bằng xông hơi và
nhiệt trị liệu
Theo Pain (1992) qua nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiếp xúc với nhiệt
tắm hơi trên đau thần kinh và viêm khớp dạng thấp thấy tiếp xúc với nhiệt
tắm hơi trong phòng tắm hơi làm tăng nhiệt độ da gần ngưỡng nhận thức đau
nóng và tăng cường hoạt động giao cảm làm giảm đau [24].
Bác Bình (2001) nghiên cứu về khả năng điều tiết của giường xông
thuốc giữ nhiệt trong điều trị đau vai gáy và thắt lưng. Nghiên cứu 180 BN,
chia thành 2 nhóm theo tỷ lệ 2:1, nhóm NC gồm 120 BN được xông thuốc.
Nhóm chứng chi xông nước ấm. Kết quả sau điều trị: 95% có kết quả ở nhóm
NC, 75% ở nhóm chứng. Thuốc: Hải đồng bì, Quế chi, Hải phong đằng, Lộ lộ
thông, Lưỡng diện châm, Dư trường liễu, Xuyên khung [20].
Nadler và cộng sự (2003) nghiên cứu hiệu quả giảm đau sử dụng liệu
pháp nhiệt liên tục qua đêm ở bệnh nhân đau lưng cấp thấy rằng liệu pháp
nhiệt giảm đau hiệu quả suốt cả ngày hôm sau, làm giảm độ cứng cơ và
khuyết tật, cải thiện tính linh hoạt, tác động tích cực đã được duy trì hơn 48
giờ sau khi điều trị hoàn thành [23].


×