Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Khảo sát bệnh tai mũi họng thường gặp của công nhân xí nghiệp hầm lò mỏ than 35 – tổng công ty than đông bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 101 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành khai thác than ở Việt Nam có từ thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XX
đến nay. Nó là một ngành công nghiệp quan trọng vì than là nguyên liệu cung
cấp cho nhiều ngành nghề công nghiệp quan trọng khác như: điện, xi măng,
luyện kim … và xuất khẩu, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng
vạn lao động và dịch vụ.
Ngành khai thác mỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
ở Việt Nam, đóng góp 10-12% tổng sản phẩm quốc nội và tạo công ăn việc
làm cho hơn 400.000 người trong đó gần 140 nghìn lao động đang hoạt động
trong ngành khai thác than - khoáng sản, trong đó có tới gần 70% làm việc tại
các mỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh . Quảng Ninh là nơi có trữ lượng than
lớn, tập trung và có sản lượng than lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên khai thác mỏ là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy
hiểm chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, gò bó, tối tăm, thường
xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp và
bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than, đá, kim loại (cadimi, man
gan...), phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển và các loại hơi khí
độc CH4, CO, CO2, TNT….
Công nghệ khai thác than hầm lò của nước ta còn lạc hậu, bán cơ giới,
lao động chân tay là phổ biến chiếm tới 80% thiếu điều kiện để tiếp nhận và
đổi mới công nghệ, thiết bị cũ kĩ lạc hậu và không đồng bộ, việc khai thác
than ngày càng khó khăn do xuống sâu.
Kết quả nghiên cứu và kiểm tra môi trường của Viện y học lao động và
vệ sinh môi trường và Trung tâm y tế lao động tỉnh Quảng Ninh cho thấy môi
trường lao động trong các mỏ than đặc biệt là hầm lò bị ô nhiễm rõ, một số
chỉ số vượt tiêu chuẩn vệ sinh như: độ ẩm, tiếng ồn, tốc độ gió, bụi than .
Môi trường lao động độc hại kết hợp với những yếu tố hạn chế trong
quy trình lao động như: tư thế lao động gò bó, đường hầm ẩm ướt … làm ảnh




2

hưởng tới năng suất lao động và sức khỏe người lao động. Mặc dù các mỏ đã
có những biện pháp như áp dụng cải tiến công nghệ và trang bị bảo hộ lao
động nhưng tình hình nhiễm bệnh nói chung và bệnh tai mũi họng nói riêng
vẫn là vấn đề rất cần quan tâm. Tỷ lệ bệnh trong công nhân ngành than còn rất
cao: Bệnh bụi phổi 3 - 4%, viêm phế quản 7%, bệnh ngoài da 20%, đặc biệt là
bệnh tai mũi họng chiếm 60 - 70% .
Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đối với công nhân ngành than.
Tổng công ty than Đông Bắc cũng đã áp dụng nhiều biện pháp an toàn bảo hộ
lao động để hạn chế ảnh hưởng của MTLĐ độc hại tới người lao động và tích
cực chăm sóc sức khỏe cho công nhân, ưu tiên khám chữa bệnh cho công
nhân. Hàng năm công ty tổ chức khám sức khỏe định kì 02 lần trong một năm
nhằm phát hiện bệnh và quản lý sức khỏe công nhân tốt hơn. Một số bệnh xếp
trong danh mục bệnh nghề nghiệp như là bệnh bụi phổi được quan tâm phát
hiện và giải quyết chế độ cho người lao động. Tuy nhiên việc đánh giá điều
tra tình hình bệnh tai mũi họng cũng như đánh giá ảnh hưởng của MTLĐ độc
hại tới bệnh tai-mũi-họng nơi tiếp xúc đầu tiên với các yếu tố bên ngoài của
đường hô hấp và tiêu hóa chưa được cụ thể và đầy đủ.
Để thiết thực trong việc góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động,
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho công nhân ngành than việc đánh giá
MTLĐ và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe công nhân, bệnh nghề nghiệp và các
bệnh thường gặp là cần thiết. Từ nhận thức chung đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Khảo sát bệnh Tai Mũi Họng thường gặp của công
nhân xí nghiệp hầm lò mỏ than 35 – Tổng công ty than Đông Bắc", với hai
mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng thường gặp qua thăm khám
lâm sàng và nội soi của công nhân xí ngiệp than hầm lò 35 – Tổng

công ty than Đông Bắc năm 2014.
2. Đề xuất một số biện pháp phòng bệnh bệnh tai mũi họng qua đối
chiếu tỷ lệ mắc bệnh và yếu tố môi trường lao động.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TAI MŨI HỌNG VÀ YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG TRONG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC

1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ thời cổ xưa đã có các tài liệu viết về bệnh VMX với các triệu
chứng như: Chảy mũi, ngạt tắc mũi, kém ngửi ở những người thợ mỏ, lao động
trong môi trường có nồng độ bụi cao. Sau này do sự phát triển sớm của kinh tế
và sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nên môi trường lao động ảnh hưởng đến
sức khỏe của người lao động đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm tới thế
kỷ XVI qua các công trình nghiên cứu, nhiều tác giả trên thế giới như cũng đều
nhận thấy có mối liên quan rất mật thiết giữa các triệu chứng bệnh đường hô hấp
như chảy mũi, ngạt tắc mũi, kém ngửi, chảy mũi với môi trường lao động bị ô
nhiễm bụi và hơi khí độc, các tác giả đều có nhận định bụi và hơi khí độc là
nguyên nhân gây nên các triệu chứng này .
Năm 1928 Coilis và Gikchrist đã phân tích về cái chết của 426 người
lao động bốc rỡ than lên tàu thủy dọc các cảng Penarth, Cardiff ở miền
Nam xứ Wales thuộc vương quốc Anh nhận thấy sự tổn thương của đường
hô hấp khi tiếp xúc với bụi than .
Năm 1968, Wicken đã nhận định tình trạng bệnh viêm mũi xoang và
viêm phế quản ở Anh là do ô nhiễm không khí nặng có nguồn gốc từ các

khu công nghiệp và có liên quan đến sự tử vong của 58 nghìn nam giới và
18 nghìn nữ giới tử vong do bệnh này .
Năm 1993, Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ và Trung tâm nghiên
cứu phát triển quốc tế Canađa đã tiến hành nghiên cứu khu vực khai thác


4

than ở tây Bengal Ấn Độ theo thực tế nhận thấy các triệu chứng đường hô
hấp mạn tính ở những người làm việc dưới hầm lò là 31,3% cao hơn hẳn
những người làm việc trên bề mặt ở mỏ than (17,0%) .
Năm 1998, theo WHO ước tính số mới mắc các bệnh nghề nghiệp do
phơi nhiễm với những yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc hàng năm khoảng
160 triệu trường hợp, trong đó 30 - 40% dẫn đến bệnh mạn tính và khoảng
10% sẽ dẫn đến tàn tật. Bên cạnh đó còn có khoảng 270 triệu trường hợp
tai nạn lao động mà phần lớn là ngành liên quan đến hóa chất độc hại .
1.1.2. Trong nước
Trong môi trường lao động của công nhân than hầm lò là rất nặng nhọc,
độc hại và nguy hiểm. Các yếu tố vi khí hậu, bụi và khí độc trong lò phối hợp
tác động gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh lý của công nhân. Đến nay vẫn
chưa có con số đánh giá toàn diện về tình trạng mắc bệnh tai mũi họng của
công nhân ngành than.
Trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về các bệnh lý
đường hô hấp và ảnh hưởng của môi trường lao động độc hại. Trong các
trường hợp đó đều thấy tỷ lệ bệnh mũi xoang chiếm tỷ lệ cao nhất trong
các nhóm bệnh.
Năm 1998, Nguyễn Ngọc Anh đã tiến hành điều tra đặc điểm bệnh
bụi phổi -silic trong công nhân khai thác than ở Thái Nguyên cho thấy môi
trường ô nhiễm bụi nghiêm trọng, nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp đều
vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần .

Năm 1998, Nguyễn Khắc Hải và cộng sự đã điều tra khảo sát tình
hình ô nhiễm môi trường lao động ở một số xí nghiệp quốc phòng điển
hình có công nghệ mới, biện pháp khắc phục . Trong đó đã nghiên cứu các
xí nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, xí nghiệp dệt may, cho thấy tỷ lệ
bệnh tai mũi họng rất cao có nơi lên đến 65,6%.


5

Vũ Trường Phong (1999) nghiên cứu bệnh tai mũi họng ở 215 công
nhân nhà máy đóng tàu Sông Cấm và vận tải thủy 3 cho thấy bệnh TMH
68.48%, viêm họng 44.28%, viêm mũi xoang 15.4%, viêm amydan 6.5% .
Nguyễn Quốc Tiến, Trần Văn Tập (2000) nghiên cứu môi trường lao
động và sức khỏe công nhân công ty sứ Thái Bình của 228 công nhân thấy
rằng: Môi trường nhiệt độ 37 ± 7°C, độ ẩm 72%, tốc độ gió 0.35m/s và bụi
11.2mg/m3 tỷ lệ bệnh tai mũi họng là 49.12% .
Năm 2001, Phạm Văn Tổ đã tiến hành nghiên cứu môi trường lao
động và tình trạng bệnh lý phổi phế quản của công nhân khai thác than
Quảng Ninh. Cho thấy TCVSCP của môi trường lao động không đảm bảo
dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp .
Năm 2001, Trần Ngọc Lan trong báo cáo hội nghị Y học lao động và
Vệ sinh môi trường toàn quốc về công nhân có thâm niên tiếp xúc với bụi
amiăng cho thấy tỷ lệ công nhân viêm mũi họng chiếm 55,48% .
Vũ Thành Khoa (2001) qua nghiên cứu 1148 công nhân mỏ than
Thống Nhất – Quảng Ninh cho thấy nhiệt độ không cao hơn bên ngoài, độ
ẩm cao rõ rệt 96%, tốc độ gió dưới 1m/s, bụi 1757 ± 379 hạt/cm 3 tỷ lệ mắc
bệnh TMH là 68.7% .
Năm 2004, Trần Văn Tuấn và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm bệnh
tật của công nhân công ty than Đông Bắc, trong đó cơ cấu bệnh tật cho thấy
bệnh mũi xoang chiếm tỷ lệ cao nhất 45,59% .

Năm 2009, Lê Thanh Hải thực hiện nghiên cứu bệnh viêm mũi xoang
mạn tính ở công nhân luyện thép Thái Nguyên và đánh giá biện pháp can
thiệp, đã nói lên đặc điểm môi trường lao động ngành thép ảnh hưởng đến
mũi xoang và công dụng của dàn rửa mũi .


6

1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ QUI TRÌNH SẢN
XUẤT TRONG MỎ THAN HẦM LÒ

1.2.1. Ảnh hưởng của môi trường khai thác than tới bệnh TMH
Chất ô nhiễm trong khai thác than rất đa dạng và phát sinh từ nhiều
nguồn vật chất nên nó có nhiều tính chất khác nhau. Các dạng vật chất có thể
là rắn (than đá, cát, khoáng...) là hơi khí độc (CO, CO 2, NO...) những dạng
chất ô nhiễm này trong thực tế thường kết hợp với nhau, hình thành dạng khí
rung hoặc mây bụi trong môi trường không khí nơi sản xuất .
1.2.2. Tác hại của bụi than
Bụi than là một loại nguyên liệu hóa thạch, thành phần chính của bụi
than là các bon có tính chất rắn, trơ và sắc, có kích thước khác nhau. Các hạt
bụi gây tác hại ở đường hô hấp trên ảnh hưởng trực tiếp đến mũi xoang, các
hạt bụi này nằm trong dải kích thước 2 µ m < D ≤ 30 µ m. Những hạt bụi lớn
10 - 30 µ m bị giữ ở khoang mũi họng, 90% các hạt bụi trên 30µm không
vượt qua được mũi nhờ lông mũi, chất tiết. Nếu thở bằng mũi, chỉ dưới 50%
các hạt bụi < 5 µ m vào đường hô hấp và các phế quản rồi kết dính vào nhau
ở đó, chỉ có 1 - 2% vào tới phế nang. Khi cơ thể phải thở hít không khí có
nồng độ bụi cao, bụi sẽ ngưng đọng lại trong niêm mạc mũi xoang làm khô
lớp nhày của niêm mạc, làm cho các tế bào nhày ở đây phải tăng tiết dịch,
ngoài ra các hạt bụi sắc nhọn và trong lượng cao có thể phá hủy lớp màng
nhày của hệ thống lông nhày hốc mũi, xâm nhập xuống lớp dưới có thể gây

tổn thương niêm mạc tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào
gây nên các đợt VMX cấp bùng phát .
1.2.3. Tác hại của hơi khí độc
Đối với các chất khí như SO 2, CO, CO2,… khi vào đường hô hấp gặp
nước trong dịch nhày ở niêm mạc MX nó sẽ chuyển thành các dạng axit


7

kích thích gây tổn thương niêm mạc . Các triệu chứng xuất hiện sớm khi
tiếp xúc với SO 2 là: viêm màng kết hợp, viêm mũi, viêm họng, thanh quản,
co thắt phế quản. Tiếp xúc với nồng độ SO 2 cao gây tổn thương sâu ở niêm
mạc, gây co thắt phế quản không hồi phục. Nhiễm độc SO 2 mạn tính
thường bị rối loạn chức năng hô hấp.
1.2.4. Tác hại của vi khí hậu vị trí làm việc khắc nghiệt
Điều kiện làm việc trong môi trường bao gồm các yếu tố: nhiệt độ,
không khí, độ ẩm không khí, tốc độ chuyển động không khí và cường độ bức
xạ nhiệt. Khi các yếu tố này vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ tác động đến
chức năng sinh lý của vùng tai mũi họng, dẫn đến sự quá tải chức năng của
niêm mạc vùng tai mũi họng nhất là niêm mạc mũi xoang
1.2.5. Các vi sinh vật gây bệnh
Không khí trong môi trường hầm lò có các vi khuẩn, virus, ký sinh
trùng và nấm. Trong hầm lò ẩm ướt, thông khí kém, công tác vệ sinh không
tốt đó là môi trường thuận lọi cho các loại vi sinh vật phát triển nhất là các
vi khuẩn Gr(-) vầ nấm mốc . Những tác động của yếu tố môi trường đến
niêm mạc đường hô hấp kết hợp với nhiễm khuẩn làm cho tỷ lệ mắc bệnh
tăng cao.
1.2.6. Tác hại tổng hợp
Tiếp xúc với các yếu tố như bụi, hơi khí độc, nhiệt độ cao hay độ ẩm
thấp trong môi trường khai thác than lâu ngày gây nên quá tải chức năng của

NM mũi xoang là một trong các nguyên nhân gây đặc lại của chất nhầy làm
tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách và làm nặng thêm tình trạng viêm xoang tạo
thành vòng xoắn bệnh lý.
Giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở phức hợp lỗ ngách là cơ sở lý luận
của điều trị VMXMT và cũng là căn cứ để xây dựng các biện pháp phòng
ngừa, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh .


8

1.2.7. Quy trình sản xuất mỏ than
Qui trình khai thác của hầm lò gồm có nhiều khâu: Đào lò chuẩn bị,
đào lò khai thác, bắn mìn phá hỏa, vận chuyển than bằng băng chuyển, tời
trục và bằng tàu điện. Bên cạnh đó còn có các đơn vị phụ trợ như: Cơ điện, cơ
khí, thông gió.
Dây chuyền sản xuất có thể xếp thành nhóm .
Khoan nổ mìn
Chống lò

Thu gom vận

Phân loại chế

Đào lò

chuyển than

biến than

Sản xuất được chia làm ba ca, mỗi ca làm 08 giờ có nghỉ giữa trưa ½

giờ, một tuần đổi ca một lần.
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ TMH VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM PHÁT HIỆN BỆNH TMH
1.3.1. Một số điểm về giải phẫu và sinh lý Tai Mũi Họng
TMH là những hốc nằm sâu trong vùng đầu cổ. Các hốc này được bao
bọc ngoài bởi xương như các xoang mặt, mũi, tai và xương chủm, bởi sụn
như Thanh quản, bởi cơ màng như Họng. Các hốc này được bao bọc ngoài
bởi xương như các xoang mặt, mũi, tai và xương chũm, bởi sụn như Thanh
quản, bởi cơ màng như Họng. Bên trong được lót một lớp niêm mạc, phần lớn
là niêm mạc trụ có lông chuyển (niêm mạc đường hô hấp) như mũi xoang, tai
và các tế bào xương chũm, trừ họng và phần tiền đình thanh quản là lát tầng.
Lớp niêm mạc này được chi phối bởi hệ thống mạch máu và thần kinh rất
phong phú. Do đặc điểm như vậy nên bệnh lý TMH chủ yếu là bệnh lý của
niêm mạc, bệnh lý niêm mạc là dễ bị tái phát nhất là ở cơ địa dị ứng, trẻ em...
Những đặc điểm giải phẫu ứng dụng, sinh - bệnh lý hệ thống lông
chuyển - niêm dịch hòm nhĩ – vòi và nhất là sự giống nhau về nguyên lý điều


9

trị giữa VTGƯD và VX đưa ta đến nhận xét là hòm nhĩ hai bên cũng giống
như hệ thống xoang phụ của mũi: hệ thống xoang cạnh vòm. Hai hệ thống
xoang này có cùng một nơi đổ là vòm mũi họng (VMH) vì vậy có thể coi vòm
họng là vùng đại phức hợp lỗ ngách và nguyên nhân, sinh bệnh học của hai hệ
thống xoang này giống như nhau, sự khác biệt chỉ ở mức độ, số lượng xoang
bị bệnh và triệu chứng biếu hiện ở mỗi hệ thống xoang riêng biệt .

Hình 1.1. Vòm mũi họng
1.3.2. Giải phẫu và sinh lý Tai
1.3.2.1. Giải phẫu Tai

Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
+ Tai ngoài:
Vành tai: có khung sụn, trừ phần dưới chỉ có lớp mỡ và da gọi là dái tai.
Khung sụn có các nếp lồi lõm tạo thành các gờ, hõm.
Ống tai ngoài: đi từ cửa ống tai ngoài đến hòm nhĩ, phía vành tai ngoài
là ống sụn, trong là ống xương. Đoạn sụn và xương tạo thành khuỷu hướng ra
trước và xuống dưới. Lớp da có nhiều tuyến tiết nhầy.
+ Tai giữa:


10

Hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xoang chũm.
Hòm nhĩ: giống như một hình trống dẹt. Bộ phận chủ yếu trong hòm nhĩ
là tiểu cốt. Hòm nhĩ được chia thành hai tầng. Tầng trên gọi là tầng thượng
nhĩ chứa tiểu cốt, tầng dưới gọi là trung nhĩ là một hốc rỗng chứa không khí,
thông trực tiếp với vòi nhĩ. Hòm nhĩ có sáu thành:
Thành ngoài: phía trên là tầng thượng nhĩ, phần dưới là màng nhĩ hình
bầu dục.
Thành trong: có đoạn nằm ngang của ống Fallope, phần trên là thành
trong của thượng nhĩ có gờ ống bán khuyên ngoài, nằm ngay trên ống
Fallope. Ở mặt này có hai cửa sổ: cửa sổ bầu dục ở phía sau và trên, cửa sổ
tròn ở phía sau và dưới.
Thành sau: phần trên của thành sau là ống thông hang, nối liền hang
chũm với hòm nhĩ, phần dưới thành sau là tường dây VII ngăn cách hòm nhĩ
với xương chũm.
Thành trước: thông với lỗ vòi nhĩ (Eustachi), ở trẻ em lỗ vòi luôn mở
thông với vòm mũi họng.
Thành trên: hay là trần nhĩ ngăn cách hòm nhĩ với hố não giữa. Ở trẻ em
đường khớp trai đá bị hở nên viêm tai giữa dễ bị viêm màng não.

Thành dưới: vịnh tĩnh mạch cảnh.
Vòi nhĩ (Eustachi): là một ống nhỏ nối liền hòm nhĩ với thành bên vòm
mũi họng, được lát bằng lớp niêm mạc, phía trên liên tiếp với niêm mạc hòm
nhĩ, phía dưới với niêm mạc vòm mũi họng. Lỗ vòi phía dưới luôn đóng kín,
chỉ mở do cơ bao hàm hầu co lại (khi nuốt), quanh lỗ vòi có tổ chức lympho
gọi là amiđan vòi (A. Gerlach).
Xương chũm: là một xương nhỏ ở phía dưới bên của hệ xương thái
dương, phía sau ống tai ngoài.
+ Tai trong:


11

Nằm trong xương đá, đi từ hòm nhĩ tới lỗ ống tai trong.
Gồm 2 phần là mê nhĩ xương bao bọc bên ngoài và mê nhĩ màng ở trong.
Mê nhĩ xương: gồm tiền đình và ốc tai.
Tiền đình thông với tai giữa bởi cửa sổ bầu dục ở phía trước, có ống bán
khuyên nằm theo ba bình diện không gian.
Ốc tai giống như hình con ốc có hai vòng xoắn rưỡi, được chia thành hai
vịn: là vịn tiền đình thông với tiền đình và vịn nhĩ thông với hòm nhĩ bởi cửa
sổ tròn, nó đựơc bịt kín bởi màng nhĩ phụ.
Mê nhĩ màng: ốc tai màng và hai túi cầu nang, soan nang, ống nội dịch
và 3 ống bán khuyên màng.
1.3.2.2. Sinh lý tai
* Tai có hai chức năng nghe và thăng bằng.
+ Chức năng nghe
- Sinh lý truyền âm
Tai ngoài: vành tai thu và định hướng sóng âm, ống tai truyền sóng âm
tới màng nhĩ.
Tai giữa: dẫn truyền và khuyếch đại cường độ âm thanh (vòi nhĩ, màng

nhĩ, chuỗi xương con).
- Sinh lý tiếp âm
Điện thế liên tục: do có sự khác biệt về thành phần của Na+ và K+ trong
nội và ngoại dịch.
Điện thế hoạt động: do sự di chuyển của nội dịch, sự rung động của các
tế bào lông.
Luồng thần kinh: luồng thần kinh tập hợp các điện thế chuyển theo dây
VIII lên vỏ não.
+ Chức năng thăng bằng


12

- Thăng bằng vận động
Do các ống bán khuyên, khi thay đổi tư thế đầu làm nội dịch nằm trong
ống bán khuyên di chuyển gây kích thích tế bào thần kinh ở mào bán khuyên
tạo nên luồng thần kinh.
- Thăng bằng tĩnh tại
Tuỳ theo tư thế bất động (khi nằm hoặc ngồi...), các hạt thạch nhĩ đè lên
tế bào thần kinh ở bãi thạch nhĩ tạo lên luồng thần kinh. Các luồng thần kinh
được thần kinh tiền đình đưa đến các trung tâm ở não tạo nên các phản xạ
điều chỉnh thăng bằng của cơ thể.

Hình 1.2. Hình ảnh tai giữa

1.3.3. Giải phẫu và sinh lý Mũi Xoang
1.3.3.1. Hốc mũi
Hốc mũi nằm trên ổ miệng, dưới nền sọ, trong ổ mũi và trước miệng. Hố
mũi thông ra ngoài qua lỗ mũi trước và mở ra sau vào họng mũi qua lỗ mũi sau.
Vách ngăn mũi chia hố mũi thành 2 phần hố mũi phải và hố mũi trái .

* Mỗi hố mũi có 4 thành.


13

- Thành trên là vòm mũi: Là một rãnh hẹp cong xuống dưới đi từ trước
ra sau có ba đoạn.
+ Đoạn trán mũi: Được cấu tạo bằng xương mũi và gai mũi của xương trán.
+ Đoạn sàng: ở ngay dưới mảnh sàng, là phần hẹp nhất của vòm mũi,
rộng khoảng 2mm.
+ Đoạn bướm, có lỗ thông xoang bướm đổ vào hố mũi. Đoạn này là
phần rộng nhất của vòm mũi, rộng khoảng 6-7mm.
- Thành dưới là nền mũi: Dài khoảng 5cm, làm vòm ổ miệng. Được tạo
nên 2/3 trước là mảnh khẩu cái của xương hàm trên và 1/3 sau bởi mảnh
ngành xương khẩu cái .
- Thành ngoài là vách mũi xoang: Được tạo nên bởi khối bên xương
sàng, xương hàm trên, xương lệ, xương khẩu và chân bướm (cánh trong). Là
thành quan trọng và có cấu trúc phức tạp nhất. Thành ngoài hốc mũi có ba
cuốn mũi trên, giữa và dưới kích thước không đều nhau.
+ Xương cuốn mũi trên: là một sản phẩm của xương sàng.
+ Xương cuốn mũi giữa: Phía trước cuốn giữa gắn với mái trán sàng ở
cao qua rễ đứng, ngay giữa chỗ tiếp nối giữa mảnh sàng và phần ngang xương
trán. Phía sau tiếp liền với khối mê đạo sàng và hố bướm - khẩu cái. Mảnh
nền của cuốn giữa bám vào khối bên xương sàng là vách phân cách hai hệ
thống xoang sàng trước và sau .
+ Xương cuốn mũi dưới một xương độc lập, dài khoảng 4cm, nằm dọc
theo chiều trước - sau.
Mỗi cuốn mũi có phàn thành bên nằm dưới gọi là ngách mũi hay khe
mũi. Như vậy ở thành bên luôn có ba ngách mũi:
+ Ngách mũi trên: là khe hẹp giữa xoang sàng sau và cuốn trên. Các lỗ

của sàng sau và xoang bướm đổ vào khe trên.


14

+ Ngách mũi giữa: Giới hạn bởi cuốn giữa ở trong và khối bên xương
sàng ở ngoài. Ngách mũi giữa có ba phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là đê
mũi, mỏm móc và bóng sàng. Xoang hàm, xoang trán và các tế bào xoang
sàng trước thông vào đây, các cấu trúc này tạo nên đơn vị lỗ thông ngách
"phức hợp lỗ thông mũi xoang". Là nơi rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh
viêm xoang cũng như trong phẫu thuật nội soi mũi xoang.
+ Ngách mũi dưới: Được tạo nên thành trong xoang hàm trên và cuốn
dưới. Lỗ thông của ống lê tỵ mở ra ngách mũi dưới.
- Thành trong là vách ngăn mũi: Vách ngăn mũi là thành trong của hai
hố mũi. Cấu tạo gồm phần trước là sụn vách mũi. Phần sau gồm xương lá mía
ở dưới và mảnh thẳng đứng xương sàng ở trên. vách ngăn có thể lệch, vẹo
hoặc có mào, có gai cản trở hô hấp và sự dẫn lưu mũi xoang.

Hình 1.3. Sơ đồ giải phẫu – chức năng hố mũi – niêm mạc mũi
1.3.3.2. Các xoang cạnh mũi
Các xoang cạnh mũi là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ
mặt bao quanh hố mũi. Thông ra ngách mũi giữa và ngách mũi trên bởi các
lỗ hẹp gọi là lỗ thông xoang. Thành xoang được lót bởi NM hô hấp và liên
tục với NM hô hấp của mũi cùng cấu trúc chung, gọi chung là NM mũi
xoang .


15

* Xoang hàm: Xoang hàm là xoang lớn nhất trong số các xoang cạnh

mũi và nằm trong thân xương hàm trên. có hình tháp đồng dạng với xương
hàm trên gồm đáy, đỉnh và ba mặt. Đáy xoang hàm giáp ranh với hố mũi, tạo
nên thành bên hố mũi. Đỉnh xoang hàm ở về phía xương gò má. Mặt trước là
mặt má, có lỗ dưới ổ mắt và hố nanh. Mặt trên là mặt ổ mắt, cấu tạo sàn ổ
mắt. Mặt sau liên quan đến hố chân bướm hàm .

Hình 1.4. Xoang hàm và các cấu trúc liên quan
* Xoang trán: Là hốc rỗng nằm trong xương trán ngay trên hố mũi có
vách xương ngăn đôi thành hai xoang trán. Kích thước không đều nhau. các
kích thước trung bình của chúng là: cao 3,2cm; rộng 2,6cm; sâu 1,8cm. Mỗi
xoang mở rộng lên trên, phần trong của lông mày và ra sau vào phần trong
của trần ổ mắt .
Lỗ của mỗi xoang trán tường mở vào phần trước của ngách mũi giữa
tương ứng tại phếu sàng bởi ống mũi trán. Nó có thể mở vào ở trong khe
bán nguyệt .


16

* Xoang sàng: Gồm nhiều xoang nhỏ gọi là các tế bào sàng, trung bình
từ 8-10 tế bào mỗi bên. Số lượng tế bào sàng có thể thay đổi theo từng người
và ngay trên một người số lượng hai bên có khi cũng khác nhau. Các tế bào
sàng nằm trong khối bên xương sàng nhưng đôi khi nằm cả các xương lân cận
như tế bào trán, sàng hàm và sàng bướm. Xoang sàng cũng có theernawmf vào
xương cuốn mũi giữa ở 4 - 12% số người tạo nên bóng khí cuốn mũi giữa .
Mảnh nền cuốn giữa chia các tế bào sàng thành hai nhóm.
- Nhóm sàng trước: Còn gọi là các xoang của ngách mũi giữa số lượng
từ 4 - 18 tế bào và đều đổ thông vào các ngách mũi giữa. Nhóm ở trước nhất
là tế bào đê mũi và là thành phần nằm gần ống lệ và túi lệ. Các tế bào trước
cũng có thể phát triển ở dưới của ổ mắt và được gọi là các tế bào sàng ổ mũi

Haller .
- Nhóm sàng sau: Các tế bào sàng sau có từ 1 - 7 tế bào, nằm ở phần
sau của khối bên xương sàng có thể xâm lấn vào xoang bướm. Tế bào sàng
sau Oondi đôi khi lấn sâu vào lòng xoang bướm. Các tế bào sàng sau có lỗ
thông đổ vào ngách mũi trên hoặc ngách trên cùng .
* Xoang bướm: Là hốc xương nằm trong xương bướm và có một
vách xương ngăn mỏng chia thành hai xoang bướm không đều nhau. Kích
thước trung bình của các xoang là: Cao 2 cm; rộng ngang 1,8 cm; chiều
trước cao 2,1 cm. Lỗ của mỗi xoang bướm nằm ở phần cao của thành trước
của xoang và mở vào ngách bướm sàng tương ứng. ở lúc sinh, các xoang
chỉ là những khoang nhỏ, và sự phát triển của chúng chỉ hoàn chỉnh sau
tuổi dậy thì .
1.3.3.3. Niêm mạc mũi xoang
Lớp biểu mô phủ toàn bộ mũi xoang là biểu mô đường hô hấp, biểu mô
trụ giá tầng có lông chuyền. Do vậy bệnh lý từ phần mũi có thể lan sang phần
xoang và ngược lại. Qua kính hiển vi điện tử có thể thấy cấu trúc niêm mạc


17

mũi xoang bao gồm: Phủ lên lớp biểu mô là lớp màng nhầy rồi đến lớp biểu
mô bao gồm tế bào trụ. Dưới lớp niêm mạc là mô liên kết có các tế bào tuyến.
Shunt mao mạch và các tế bào thần kinh tiết dịch. Trên màng đáy có nhiều tế
bào hình tam giác, mảnh nhỏ li ty, chúng có khả năng phát triển để thay thế
các tế bào bị tróc do sinh lý và bệnh lý .
1.3.3.4. Sinh lý chức năng mũi xoang
Mũi xoang là cửa ngõ đầu tiên của đường thở, có tác dụng gia tăng khả
năng bảo vệ đường hô hấp dưới. Điều hòa kích thước đường thở, lọc bụi, làm
ẩm, làm ẩm không khí và khiếu giác .
* Chức năng hô hấp

Là chức năng cơ bản của mũi xoang. ở thì hít vào, không khí tập trung
ở đầu cuốn dưới và giữa, tạo thành luồng khí đi dọc hành lang của các ngách
cuốn, một phần nhỏ không khí lướt qua khe khứu. ở thì thở ra, dưới cuốn
cũng tạo ra các luồng khí khi chúng đi qua ngách cuốn mũi .
* Chức năng bảo vệ
- Chức năng làm sạch: Không khí thở hít vào có các bụi, vật lạ hữu cơ và
vô cơ, các hơi, khí hóa chất, có độ pH toan hoặc kiềm cao, các vi sinh vật như
virus, vi khuẩn, nấm . Mũi có chức năng lọc khí để làm sạch khí thở hít vào với
mức tối đa bảo vệ cho cơ thể, cho đường hô hấp dưới .
- Bắt giữ: Một phần bùi bị lông mũi bắt giữ ngay tại cửa mũi và đẩy ra
cửa mũi trước. Các bụi có kích thước trên 5 um theo luồng khí đập vào vách
ngăn, cuốn mũi, khe mũi. Cấu trúc các cuốn mũi tạo thành các chuyển động
xoáy có vai trò bắt giữ các hạt bụi ngay tại mũi. Các hạt có kích thước nhỏ
hơn 5 um khi luồng khí chạm vào các cuốn mũi thì đổi hướng và chuyển động
rối, tiếp xúc với lông nhày phủ trên niêm mạc mũi, 95% các hạt này bị giữ lại
trong lớp nhày này .


18

- Trung hòa các hóa chất: Trong không khí có thể có các hóa chất như
H2S04, HN03, N02, S02, C0,… bị chất nhày keo (gel) chứa rất nhiều mucin có
phân tử lượng lớn bắt giữ. Dưới lớp nhày keo là lớp dung dịch keo (sol), nhờ
có sự luân chuyển giữa hai lớp này nên các hóa chất sẽ được trung hòa trong
lớp dịch để trở nên vô hại.
- Điều hòa pH: Không khí hít vào có nồng độ kiềm hoặc toan sẽ tạo phản
ứng nhạy cảm của lớp dịch nhày. Làm chuyển dạng nhày sang dịch hay ngược
lại nên làm thay đổi nhanh chóng độ pH để trở về pH-7.
- Vô hiệu hóa virus, vi khuẩn: Nhờ lớp dịch nhày chứa nhiều globutin
miễn dịch nên nó có khả năng vô hiệu hóa các virus hay vi khuẩn bị bắt giữ

lại và trung hòa các độc tố .
- Chức năng làm ẩm: Trong điều kiện bình thường, đặc biệt là lúc nghỉ, ở
người khỏe mạnh thì đường thở sinh lý duy nhất là qua mũi . Trong mũi có
các cuốn mũi, ngách mũi làm cho diện tích tiếp xúc của niêm mạc mũi với
không khí tăng lên nhiều lần, nhờ hệ thống mao mạch phong phú nên không
khí đến mũi được sưởi ấm trước khi vào phổi .
Chức năng làm ấm: Khi không khí được hít vào sẽ tạo thành nhiều
luồng nhỏ đi luồn lách và xoáy trong hốc mũi xoang, giữa các cuốn mũi và
ngách mũi, gọi là chuyển động xoáy Proetz . Trong chuyển động này, không
khí được tiếp xúc với dịch mũi xoang chứa đến 95% nước. Tất cả những dịch
này thông qua hệ thống niêm mạc mũi xoang làm ấm không khí thở vào đến
mức gần như bão hòa (độ ẩm từ 95 - 100%). Sự làm ấm không khí vào phổi
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của bộ máy
hô hấp, đặc biệt là đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lông nhầy đường hô
hấp dưới .
* Chức năng dẫn lưu


19

Đây là chức năng sinh lý quan trọng nhất của niêm mạc mũi xoang, sự
dẫn lưu này rất phức tạp dựa trên cấu trúc giải phẫu và cấu trúc mô học của
niêm mạc mũi xoang, nó chịu tác động từ tác nhân dẫn đến thay đổi quá trình
dẫn lưu .
Sinh lý dẫn lưu bình thường của mũi xoang nhờ sự phối hợp của 2 chức
năng tiết dịch và vận chuyển của tế bào lông. Điều này lại phụ thuộc vào số
lượng và tính chất của dịch tiết, phụ thuộc vào hoạt động của lông chuyền,
tình trạng của lỗ thông mũi xoang và vùng phễu sàng .
Luồng khí thở qua mũi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc vận
chuyển niêm dịch vì áp lực thở cũng tạo ra sức hút do sự hình thành áp lực ấm

vùng phức hợp lỗ ngách, mà áp lực này giúp cho sự vận chuyển niêm dịch dễ
dàng từ trong xoang ra ngoài hốc mũi.
* Dẫn lưu xoang hàm:
Sự vận chuyển của dịch tiết bắt đầu từ đáy xoang rồi lan ra xung quanh
lên các thành xoang theo kiểu hình thành xao, quá trình vận chuyển có lúc
nhanh lúc chậm gọi là sự vận chuyển niêm dịch tích cực .
* Dẫn lưu xoang trán:
Có đặc điểm vận chuyển niêm dịch riêng biệt, Niêm dịch bắt đầu vận
chuyển từ thành trong của xoang là vách ngăn xoang, đi lên phía trên rồi lại đi
dọc theo trán của xoang trên, ra phía sau và ra phía ngoài. Sau đó niêm dịch đi
dọc theo thành trước và thành sau của xoang trán để cùng hội tụ về lỗ thông
của xoang trán dọc theo thành bên của lỗ này.
Tuy nhiên không phải tất cả niêm dịch đều thoát ra khỏi xoang sau khi đi
một vòng quanh xoang trán, chỉ có một phần niêm dịch là thoát ra khỏi xoang.
Sau khi kết thúc một vòng vận chuyển quanh xoang trán, phần còn lại đi qua


20

lỗ thông của xoang trán đến thành trong của xoang để tiếp tục lặp lại chu trình
vận chuyển niêm dịch trong xoang .
* Dẫn lưu xoang sàng:
Phụ thuộc vào vị trí của lỗ thông xoang, nếu như tế bào sàng có lỗ
thông nằm ở đáy thì các niêm dịch sẽ vận chuyển theo đường thẳng xuống lỗ
thông xoang. Còn trường hợp xoang sàng có lỗ thông cao nằm trên thành của
xoang thì niêm dịch được vận chuyển đi xuống vùng đáy rồi đi lên để đỏ vào
lỗ thông của xoang. Các tế bào sàng trước sẽ đổ dịch tiết vào ngách mũi giữa,
các tế bào sàng sau thì đổ dịch tiết vào ngách mũi giữa, các tế bào sàng sau thì
đổ dịch tiết vào ngách mũi giữa, các tế bào sàng sau thì đổ dịch tietsv vào
ngách mũi trên .

* Dẫn lưu xoang bướm:
Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang bướm tùy thuộc vào lỗ thông
của xoang. Thông thường niêm dịch vận chuyển theo đường xoáy là lỗ
thông của xoang bướm, niêm dịch đi xuống phía dưới để đổ vào ngách
sàng - bướm .
* Dẫn lưu trên vách mũi xoang:
Niêm dịch được dẫn lưu từ hai nguồn chính đổ về cửa mũi sau:
- Dịch tiết từ nhóm xoang trước: xoang hàm, xoang trtán và các tế bào
sàng trước tập trung lại ở phễu sàng. Từ vùng này dịch tiết đi dọc theo mặt
trong cuốn dưới để đến vùng nẹp trước loa vòi.
- Dịch tiết từ nhóm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm đổ ra rồi
tụ lại owr ngách sàng – bướm . Từ đây dịch tiết được vận chuyển đến nẹp sau
loa vòi.
* Dẫn lưu trên vách ngăn:
Dịch tiết trên vách ngăn mũi được vận chuyển gần như theo chiều đứng
dọc từ trên xuống đến sàn mũi. Từ sàn mũi dịch tiết được vận chuyển ra phía


21

sau để hội tụ với con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang của
nhóm xoang trước để đổ xuống qua phần trước của loa vòi .
* Dẫn lưu niêm dịch trong hốc mũi:
Trong hốc mũi, niêm dịch được dẫn lưu trên vách mũi xoang và vách
ngăn mũi. Đích của quá trình dẫn lưu trong hốc mũi là cửa mũi sau

Hình 1.5. Sơ đồ vận chuyển niêm dịch của hệ thống xoang
1.3.4. Giải phẫu và sinh lý Họng
Họng là ngã tư đầu vào của đường ăn và đường thở: thức ăn từ miệng
qua họng - thực quản xuống dạ dày và khí thở từ mũi qua họng, thanh khí phế

quản đến nhu mô phổi. Họng là cơ quan hình ống, ống họng. Đó là ống xơ cơ và niêm mạc nằm trước cột sống cổ đi từ nền sọ đến ngang mức đốt sống
cổ (C6), tương đương với bờ dưới sụn nhẫn ở phía trước.
Họng được chia làm 3 tầng, nhưng chỉ là sự phân chia ảo, không có mô
hoặc màng ngăn cách thực sự. Từ trên xuống dưới 3 tầng của họng là:

1.3.4.1. Họng mũi
- Giải phẫu:
Là phần mũi của họng nằm sau hố mũi và trên màn hầu bao gồm:


22

Hình 1.6. Họng miệng
+ Vòm họng: tận trên cùng, kín, trông tựa như nóc nhà vòm nên được gọi
là vòm họng. Nằm ngay dưới thân xương bướm và dưới nền của xương chẩm.
+ Thành trước - lỗ mũi sau:
Thành trước của họng mũi là 2 lỗ mũi sau, qua đây họng thông qua
mũi.
+ Thành bên - lỗ hầu của vòi nhĩ (lỗ vòi).
Từ đuôi cuốn dưới đi ra phía bên sau khoảng 1 cm ngang mức khẩu cái
cứng là lỗ hầu của vòi nhĩ và gọi tắt là lỗ vòi. Lỗ vòi là chỗ để thông ra họng
của vòi nhĩ. Tận cùng thành bên có ngách hầu gọi là hố Rosenmuller.
+ Thành sau: là phần niêm mạc trải dọc từ nền xương chẩm xuống đến
cung trước đốt đôi.
Amiđan họng còn gọi là hạnh nhân hầu hoặc amiđan Luschka. Ở trẻ
nhỏ có mô Lympho khá lớn nằm ở vòm họng, phát triển dần về thành sau có
thể đến hố Rosenmuller và gọi là amiđan họng.
+ Thành dưới - Màn hầu mềm: Thành dưới không phải là một thành
ngăn cách thực sự, mà là một thành quy ước (ảo). Chỉ có phía trước mặt trên
màn hầu mềm tạo nên phần trước sàn họng mũi và chỉ ở đây có sự ngăn cách

thực sự họng mũi và họng miệng.


23

Niêm mạc họng mũi: là một phần của niêm mạc đường thở có biểu mô
lông chuyển trụ giả tầng. Biểu mô lót che phủ suốt bề mặt họng mũi cho đến
ngang mức bờ dưới màn hầu. Biểu mô hô hấp họng mũi chứa nhiều tế bào
Goblet tiết nhầy. Các tuyến tiết nằm sâu dưới niêm mạc có các ống tiết xuyên
qua biểu mô ra bề mặt và chế tiết chất nhầy, thanh dịch hoặc hỗn hợp cả hai.
- Sinh lý
+ Tham gia các chức năng nuốt, thở, nói và nghe với mức độ và vai trò
khác nhau.
+ Nghe: một điều kiện để tai giữa hoạt động tốt là hòm nhĩ thông
thoáng, không ứ dịch cân bằng áp lực không khí ở hai bên màng nhĩ.
1.3.4.2. Họng miệng
- Giải phẫu: là phần miệng của họng, nằm sau miệng, từ bờ dưới màn
hầu đến phần sau lưỡi ngang mức thung lũng thanh thiệt, bao gồm thành
trước, thành sau và 2 thành bên.
+ Thành trước: có màn hầu, eo họng và thung lũng thanh thiệt.
+ Thành sau: là lớp có niêm mạc tiếp nối với thành sau họng mũi ở phía
trên và nằm trước đốt sống cổ C2 – C4.
+ Hai thành bên:
Mỗi bên có 2 nếp niêm mạc đi từ màn hầu xuống thành bên gọi là trụ
trước và trụ sau amiđan. Hai trụ giới hạn một khoảng tam giác gọi là hố
amiđan chứa khối mô lympho amiđan khẩu cái .

1.3.4.3. Họng thanh quản
- Giải phẫu: là phần thanh quản của họng nằm sau thanh quản, Họng
thanh quản là phần thấp nhất của họng tiếp nối với thực quản nên gọi là hạ



24

họng, nằm trước đốt sống cổ C3-C6, đi từ xương móng đến sụn nhẫn. Họng
thanh quản bao gồm: thành trước, thành sau và 2 thành bên.

Hình 1.7. Họng thanh quản
+ Thành trước - Lối vào thanh quản
Thành trước họng thanh quản chính là mặt sau thanh quản và là nơi
họng mở thông vào thanh quản. Lối vào thanh quản nằm chếch có ranh
giới trước và trên là phần trên thanh thiệt, sau là sụn nhẫn và bên là nếp
phễu - thanh thiệt.
+ Thành sau: là lớp mang niêm mạc liên tục từ họng miệng xuống, nằm
trước đốt sống cổ C3-C4-C5-C6 cách biệt với cột sống cổ bởi lớp mô liên kết
lỏng lẻo gọi là khoảng sau họng.
+ Hai thành bên xoang lê:
Thành bên hạ họng cùng với thanh quản ở giữa tạo nên máng họng –
thanh quản được gọi là xoang lê. Cơ nhẫn họng bao quanh, tạo nên cơ thắt
trên thực quản (để đóng kín miệng thực quản).
3 phần này thông thương với nhau, niêm mạc đồng nhất có hệ thống
bạch huyết liên quan với nhau (vòng Waldeyer) tạo thành phức hợp lò viêm
cũng như sự lan tràn các yếu tố viêm nhiễm. Điều này giải thích các nhiễm
trùng hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi…) bắt đầu từ họng.


25

Niêm mạc họng miệng và họng thanh quản: thuộc niêm mạc đường ăn,
chịu sự đè ép, cọ sát của thức ăn đi qua, là biểu mô vẩy lát sừng không sừng

hóa. Một cấu trúc đặc biệt nằm dưới biểu mô là tấm mô liên kết chứa nhiều
sợi đàn hồi .
- Sinh lý
+ Nuốt
Chức năng chủ yếu của họng đưa thức ăn uống từ miệng xuống thực
quản - dạ dày để quá trình tiêu hóa tiếp tục bình thường.
+ Thở Họng tham gia thụ động, chỉ là ống dẫn đơn thuần cho khí thở vào, ra.
+ Phát âm
Gồm 2 phần: thanh quản tạo ra âm cơ bản, họng và miệng vừa là hộp
cộng hưởng vừa bộ phận cấu âm. Âm cơ bản do thanh quản tạo ra được các
bộ phận trong họng và miệng khuyếch đại, điều chỉnh và tạo thành các âm vị,
âm tiết, thành tiếng nói. Phát âm - nghe – ngôn ngữ là quá trình liên hệ hữu
cơ.


×