Tải bản đầy đủ (.pptx) (194 trang)

đánh giá trong giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 194 trang )

Company

LOGO

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC


Mục tiêu
 Sau khi học xong nội dung này, người học có khả năng:
 Phân tích được các khái niệm về đánh giá, đo lường,chẩn đoán,
chuẩn, tiêu chí, chỉ báo
 Xây dựng được các chuẩn, tiêu chí, chỉ báo trong câu hỏi kiểm
tra, đánh giá
 Xác định được MT môn học, bài học trong chuyên ngành của
mình
 So sánh được các phương pháp kiểm tra, đánh giá
 Xây dựng được các câu hỏi đánh giá kết quả học tập của sinh
viên
 Xây dựng được các bài kiểm tra tự luận, trắc nghiệm khách
quan đa phương án.
 Xác định được qui trình kiểm tra, đánh giá


PHẦN 1: LÍ THUYẾT VỀ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
 1.1. Các khái niệm cơ bản
• Kiểm tra
• Đánh giá
• Đo lường
 1.2. Mối quan hệ giữa kiểm tra- đánh giá và đo lường
 1.3. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục


• Kiểm tra đánh giá là một phận không thể tách
rời quá trình dạy học
• Kiểm tra đánh giá là công cụ hành nghề quan
trọng của người dạy
• Kiểm tra đánh giá là một bộ phận quan trọng
của quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy
và học


 Khái niệm đo lường (measurement): Là quá trình
thu thập thông tin nhằm... lượng hoá sự vật, hiện
tượng, phục vụ cho các mục tiêu đánh giá (chẳng
hạn, đo lường sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng...,
cấu trúc, thuộc tính hay phẩm chất)
 Theo Nitko & Brookhart (2007): đo lường trong giáo
dục là một thủ pháp/thủ thuật gán điểm số (cho
điểm) cho một thuộc tính/đặc tính, đặc điểm cụ thể
nào đó, theo một cách thức mà điểm số mô tả/biểu
hiện được mức độ một cá nhân sở hữu đặc tính
hoặc đặc điểm đó.


1.2. Mối quan hệ giữa kiểm tra- đánh giá
và đo lường


1.3. Vai trò của kiểm tra đánh giá
trong giáo dục



1.4. Mục đích, mục tiêu của kiểm tra
đánh giá trong giáo dục
 1.4.1. Mục đích chung của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
 Chẩn đoán các vấn đề của người học
• Phát hiện những sai sót, khiếm khuyết trong việc học của
người học để kịp thời giúp đỡ
 Xác nhận kết quả học tập của người học
• Xác định được mức độ đạt hoặc chưa đạt của các mục tiêu
DH đã đề ra
• Biết được năng lực, trình độ thực sự của người học
• đối chiếu với yêu cầu của chương trình, phát hiện những
nguyên nhân sai sót, giúp NH điều chỉnh hoạt động học.
 Hỗ trợ hoạt động học tập cho người học
Kết quả ĐG là thông tin phản hồi tốt giúp người học
biết được những gì mình đã đạt được và chưa đạt được
đối chiếu với các mục tiêu HT đã đề ra
có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng HT


1.4. Mục đích, mục tiêu của kiểm tra
đánh giá trong giáo dục

1.4.1. Mục đích chung của kiểm tra,
đánh giá trong giáo dục
 Điều chỉnh hoạt động giảng dạy của người
dạy
• nhận ra những điểm yếu trong công tác DH của
mình
• tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy

• phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và
hiệu quả DH


 1.4.2. Mục tiêu giáo dục
 Khái niệm:
 MTGD là những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể đối với
từng khâu, từng nhiệm vụ, từng nội dung của quá trình giáo dục
phải đạt được sau một hoạt động GD


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Khái niệm:
 MT HT miêu tả sự thay đổi được xác định
trước ở người học, MT không chỉ đơn
giản là kết quả đã dự kiến trước mà nó
còn chứa đựng sự thống nhất của ND và
NH trong việc đạt tới mục đích chung
 MT HT là tuyên bố về những gì NH phải
hiểu rõ, phải làm được, phải thể hiện
được sau BH


SO SÁNH 2 CÁCH VIẾT MỤC TIÊU VÀ RÚT RA KẾT
LUẬN VỀ YÊU CẦU KHI VIẾT MỤC TIÊU
 Cách 1
 Về kiến thức: giúp HS nắm vững được các kỹ năng
dạy học
 Về kỹ năng: biết cách áp dụng kiến thức đã học
vào trong hoạt động dạy học

 Về thái độ: có thái độ nghiêm túc trong HT
 Cách 2
 Về kiến thức: HS trình bày được các KN dạy học
 Về kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức đã
học vào trong hoạt động dạy học
 Về thái độ: Tích cực, chủ động và nghiêm túc
trong giờ học. Đánh giá đúng vai trò của các KN
dạy học trên cơ sở đó có ý thức rèn luyện các
KNDH


 Yêu cầu đối với xác định mục tiêu học tập
 MT học tập nên viết cụ thể ở mức độ vừa phải sao cho có
đủ lượng thông tin của DH và ĐG, những MT này nên tập
trung vào những vấn đề cơ bản mà SV phải nắm được
trong các đơn vị kiến thức
 MT cần phải mô tả được những gì mà SV sẽ phải biết và
làm được, những MT này là những bằng chứng để chứng
tỏ cho KQHT của SV.
 MT cần đảm bảo đủ về số lượng và toàn diện về ND
 MT cần hướng vào kết quả cao nhất đồng thời có tính khả
thi, đòi hỏi SV có thể đạt được với sự nỗ lực cao nhất
 MT cần phù hợp với các xu hướng về DH, hướng vào phát
huy tính tích cực nhận thức của SV, tăng cường tự học tự
nghiên cứu của họ trong quá trình DH.


Viết MT như thế nào cho đúng?
 MT phải viết dưới góc độ người học (viết cho người học) để nhấn mạnh kết
quả cuối cùng của BH là ở phía NH chứ không phải ở phía GV.

 Bắt đầu với mỗi mục tiêu học tập bằng một động từ hành động, tiếp theo là đối
tượng của động từ theo sau bởi một cụm từ mang bối cảnh.
 Với mỗi mục tiêu học tập chỉ dùng một động từ
 Tránh sử dụng các từ mơ hồ như biết, hiểu, tìm hiểu, làm quen với, được tiếp
xúc với, được làm quen với, và nhận thức được.
 Tránh câu phức tạp. Nếu cần thiết chỉ sử dụng nhiều hơn một câu để đảm bảo
sự rõ ràng.
 Đảm bảo rằng các mục tiêu học tập của các học phần có liên quan đến mục
tiêu chung của chương trình.
 Mục tiêu học tập phải có thể quan sát và đo lường được.
 Đảm bảo rằng các mục tiêu học tập có thể đánh giá được.
 Khi viết mục tiêu học tập phải ghi nhớ khoảng thời gian cần có để đạt được
kết quả đó.
 Đảm bảo phải có đủ 3 thành phần kiến thức, kỹ năng, thái độ mà NH cần có
sau BH.
 MT phải phân định rõ mức độ nắm vững KT và KN


Sai lầm của GV khi viết mục tiêu học tập?
 Sai lầm thường mắc phải khi viết MT HT là
không thể đánh giá được NH khi kết thúc bài
dạy có đạt được MT đã đề ra hay không – tức
là không viết mục tiêu dưới góc độ người học
Đương nhiên cũng không thể đánh giá được
GV có hoàn thành tốt bài dạy của mình hay
không.


Viết MT thực hiện cho bài dạy thực
hành


 “Mục tiêu thực hiện là một lời phát biểu mô tả kết quả
thực hiện đã dự định của người học vào cuối buổi dạy”.
(Robert F. Mager, 1994).
 Như vậy MT thực hiện mô tả sự thực hiện của người
học, chứ không phải sự thực hiện của GV hay qui trình
giảng dạy.
 Mục tiêu thực hiện là một tuyên bố rõ ràng
 MT thực hiện bài dạy bao giờ cũng bắt đầu bằng một
động từ hành động.
 Ví dụ việc chọn động từ nào trong hai động từ “xác định” và
“sửa chữa” khi viết mục tiêu bài dạy.
• Để “xác định” một điều gì đôi khi chỉ cần người học nhớ
được một định nghĩa.
• Để “sữa chữa” thì cần HS phải thành thạo một qui trình.


Mục tiêu của bài dạy “Đo huyết
áp”
 Người y tá tương lai có khả năng:

 Đo được huyết áp của bệnh nhân thường lệ,
trong thời gian 5 phút.
 Nhận dạng đúng bệnh nhân;
 kết quả đo huyết áp trong phạm vi sai số +/2mmHg so với kết quả đo của GV;
 Ghi rõ ràng trên phiếu bệnh nhân


Lưu ý khi xác định mục tiêu
Về kiến thức:

Xác định rõ, cụ thể những nội dung kiến thức cơ
bản bao gồm:
 Các qui luật, định luật, nguyên lý, khái niệm
KH…
 Các sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội, thực tiễn…
 Các tri thức hướng dẫn hành động
 Về con người, quan hệ XH, hệ thống các giá
trị, các chuẩn mực XH


Lưu ý khi xác định mục tiêu
Về KN:
 Xác định rõ, cụ thể hệ thống kỹ năng được hình thành
trong phạm vi bài giảng và mức độ đạt được, bao gồm:
+/ Các KN tư duy
+/ Các KN thực hành và tác nghiệp: Thiết kế, vận
hành, sửa chữa, thí nghiệm, GQVĐ…
+/ Các KN giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ, hướng dẫn,
trình bày, trình diễn…
+/ Các KN thông tin: Nhận dạng, thu thập, lựa chọn,
xử lý TT
+/ Các KN quản lý: Dự báo, lập kế hoạch, tổ chức chỉ
đạo, phối hợp, kiểm tra đánh giá…
 Sử dụng các động từ để mô tả mức KN cần đạt được


Lưu ý khi xác định mục tiêu
Về thái độ:
Làm rõ các yêu cầu, nội dung các chuẩn mực

giá trị, thái độ cần hình thành, củng cố và hoàn
thiện trong quá trình đào tạo nói chung và phạm
vi bài học nói riêng (rèn luyện tính kiến trì, cẩn
thận, ý thức trách nhiệm, tiết kiệm vật liệu…)


Thực hành
Chia nhóm thành các chuyên ngành
Nội dung:
 Lựa chọn một nội dung bài học/chương và
xác định mục tiêu cho bài học/chương đó

Thời gian: 20 phút
Các nhóm lên trình bày


MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

 Nhận thức
 Kĩ năng
Thái độ
 Năng lực


2.1. MỤC TIÊU NHẬN THỨC
Thang năng lực nhận thức của Bloom
Kĩ năng tư duy bậc cao hơn

Kĩ năng tư duy bậc cao hơn


Đánh giá

Sáng tạo

Tổng hợp

Đánh giá

Phân tích

Phân tích

Vận dụng

Vận dụng

Hiểu

Hiểu

Ghi nhớ

Ghi nhớ

Kĩ năng tư duy bậc thấp hơn

Bản gốc

Kĩ năng tư duy bậc thấp hơn


Bản sửa đổi



Thảo luận nhóm
Chia nhóm: ghép bàn
Nội dung:
 Phân tích 6 mức độ trong thang đánh giá của
Bloom. Cho ví dụ minh họa

Thời gian: 20 phút
 Trình bày: 2 phút


MỨC 1: NHỚ (BIẾT)

Biết là năng lực nhớ lại các sự kiện mà không nhất
thiết phải hiểu chúng
 Nhận dạng được kiến thức, ghi nhớ và nhắc lại
những gì đã ghi nhớ đưược: các định lí, công thức
toán, lí, hoá, các vật dụng v.v.
 Các động từ khởi đầu thường dùng:
 định nghĩa, mô tả, nhận biết, xác định, gọi tên,
phác thảo, trình bày, tường thuật, trích dẫn, nhắc
lại, tái tạo, kể lại,…


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×