Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ gốm sứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.82 KB, 2 trang )

ĐỀ THI HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GỐM SỨ
1. Em hãy nêu định nghĩa thế nào là nguyên liệu làm gốm?
- Đất sét được nung qua lửa ta gọi là gốm.
- Đất sét + nước + trí tuệ + nung qua lửa ta có được 1 sản phẩm gốm.
2. Em hãy nêu quy trình sản xuất gốm?
- Có 2 phương pháp sản xuất gốm
+ Sản xuất bằng phương pháp thủ công
+ Sản xuất bằng công nghiệp
* Sản xuất thủ công: Người thợ tạo hình trên bàn xoay, không cần đến nguyên liệu thạch cao, không qua
thiết bị động cơ điện nào
- Nhược điểm: Sản lượng không năng suất. Các sản phẩm không đều nhau
- Ưu điểm: Sản phẩm mềm mại, tạo được cái tinh thần của người thợ gốm.
* Sản xuất công nghiệp:
- Tác dụng của sản xuất đại trà: Các sản phẩm sản xuất hàng loạt có kích thước giống nhau. Năng suất tăng.
- Các công đoạn để sản xuất 1 sản phẩm gốm công nghiệp như sau:
+ Thiết kế sản phẩm
+ Chế tác sản phẩm gốm bằng thạch cao
+ Đổ khuôn của mẫu sản phẩm gốm
+ In hình sản phẩm trên khuôn thạch cao (hoặc sản phẩm ta phải đổ rót), ví dụ như lọ hoa hay ấm tách.
+ Tráng men
+ Đưa vào lò nung.
* Về nguyên liệu cũng được tuyển chọn kỹ. Đất được sàng lọc, ủ đất dài ngày, sau đưa vào máy nghiền và
hút chân không rồi mới đưa vào tạo hình sản phẩm.
3. Nêu quy trình trang trí trên sản phẩm gốm sứ?
- Có 4 phương pháp trang trí trên sản phẩm gốm sứ.
+ Trang trí trên men cho sản phẩm
+ Trang trí dưới men cho sản phẩm
+ Trang trí đắp nối trên sản phẩm
+ Trang trí khắc chìm trên sản phẩm
* Trang trí trên men là sản phẩm có men đã được nung ở nhiệt độ men đã bóng. Sau đó ta trang trí lên trên
men của sản phẩm đó rồi đem vào lò nung nhiệt độ, tùy thuộc vào nhiệt độ của mẫu trang trí.


* Trang trí dưới men: trang trí lên sản phẩm mộc. Sau đó ta tráng men, lớp men được phủ kín các hình vẽ.
Sau đó ta đem vào lò nung.
* Trang trí đắp nổi trên sản phẩm còn gọi là đắp phù điêu có khối lồi và khối lõm
* Trang trí khắc chìm: ta dùng que sắt khắc lên sản phẩm mộc đất còn mềm. Sau đó tráng men lên theo mẫu
thiết kế rồi đem nung lò → cho ta 1 sản phẩm khắc chìm.
4. Em nêu quá trình tuyển chọn nguyên liệu làm gốm.
- Có nhiều loại nguyên liệu làm gốm nhưng nguyên liệu làm gốm cơ bản chủ yếu là đất xét trắng.
- Đất xét được tuyển chọn sạch sẽ, sàng lọc kĩ và được ủ đất trong một thời gian có tác dụng phân hủy các
tạp chất trong đất xét. Sản phẩm gốm đẹp và bền là do chất liệu của đất pha chế với một vài nguyên liệu
khác như: đá vôi, đá thạch anh,…
5. Em hãy trình bày các mẫu thể loại lò nung gốm và cách xếp sản phẩm trong lò?
- Lò nung gốm có nhiều kiểu khác nhau:
+ Lò bầu là loại lò truyền thống cổ xưa được xây dựng bằng gạch chịu lửa, được đốt bằng củi.


+ Lò con thoi: đã được thay thế lò bầu đốt bằng khí ga hoặc bằng điện.
+ Lò tuy len cũng được đốt bằng khí ga hoặc bằng điện. Đặc điểm: đây là 1 kiểu lò hiện đại. Sản phẩm được
đưa vào lò đầu này thì đầu kia ra. Có tính chất đốt liên hoàn.
- Khi các sản phẩm gốm vào lò nung, các sản phẩm phải xếp trên một diện tích mặt phẳng, các sản phẩm
không được xếp chạm vào nhau → tác dụng làm cho sản phẩm khi nung tránh khuyết tật.
6. Em hãy nêu các tạo hình thủ công và các phương pháp tráng men?
- Tạo hình gốm thủ công: sản phẩm được chuốt trên bàn xoay, đặc biệt là đất phải vò kỹ có độ dẻo khi truốt.
Sản phẩm ít bị nứt.
- Có 2 phương thức tráng men: thủ công và bằng máy.
+ Tráng men thủ công: nếu sản phẩm nhỏ như ấm, tách ta có thể nhúng sản phẩm đó vào thùng đựng men.
Nếu sản phẩm to ta có thể giội men hoặc phun men. Khi sản phẩm được tráng men xong ta phải chú ý lau
khô sản phẩm, tránh khi nung sản phẩm sẽ dính vào tấm kê.
7. Em hãy trình bày khi trang trí 1 sản phẩm gốm ta phải chuẩn bị những thứ gì?
- Khi trang trí 1 sản phẩm gốm ta phải chuẩn bị như sau:
+ Bút vẽ

+ Màu vẽ
+ Bát đựng nước để rửa bút, nếu ta vẽ màu dầu ta phải chuẩn bị dầu rửa bút…
- Sản phẩm trước khi vẽ phải lau chùi sạch sẽ. Tất cả các màu hay bút vẽ ta phải để bên phải (thuận lợi cho
thao tác).
8. Em hãy cho biết những sản phẩm bị khuyết tật là do các khâu tạo hình nào? Nêu VD.
* Nếu 1 sản phẩm méo, có những nguyên nhân sau:
- Có thể là do thiết kế ban đầu.
- Khi tạo hình sản phẩm hoặc do khâu nung đốt
- Nếu 1 sản phẩm trang trí có dây màu, đầu tiên ta phải kiểm tra khâu vẽ, sau đó đến người tráng men.
- Trên sản phẩm có các vết nứt men ta phải kiểm tra khâu tráng men, có thể là người tráng men không vệ
sinh sản phẩm được tốt…
- Sản phẩm nứt có thể do khâu thao tác tạo hình hoặc nung đốt, cũng có thể khâu pha chế nguyên liệu không
phù hợp với tạo dáng của sản phẩm…
9. Em hãy nêu quy trình tạo sản phẩm mẫu bằng khuôn thạch cao và tác dụng của những dụng cụ đó?
- Trước khi tạo mẫu sản phẩm bằng khuôn thạch cao, ta phải chuẩn bị dụng cụ sau:
+ Các tấm vách ngăn, các mảnh khuôn
+ Dây chằng khuôn
+ Dầu bôi trơn chống dính
+ Xà phòng
+ Vải lau
+ Chổi lông quét dầu
+ Thùng xô để khuấy bột thạch cao
- Bước tiến hành đổ khuôn thạch cao: Ta chia các mảnh ghép trên sản phẩm thạch cao, sau đó tiến hành từng
bước ghép mảnh để đổ khuôn. Chằng chặt các mảnh ghép lại chặt chẽ rồi đổ thạch cao lần lượt cho đến khi
xong.
- Thạch cao được khuấy đều không vón cục
- Khi đổ phải đổ từ từ đảm bảo kỹ thuật chống khuyết tật cho sản phẩm khuôn




×