Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi tốt nghiệp luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.31 KB, 6 trang )

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP SỐ 1: MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1. (1,5 điểm). So sánh tội giết người và tội bức tử.
Câu 2. (1,5 điểm). Hãy giải thích tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (điểm đ, khoản
2, Điều 136 BLHS 1999) và cho ví dụ minh hoạ
Câu 3. (3 điểm). Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
a. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm quy định tại khoản 3
Điều 84 BLHS là 10 năm.
b. Chỉ coi là cướp tài sản (Điều 133) khi vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản phải
hướng vào chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
c. Tài sản không có người trông coi, bảo vệ không phải là đối tượng tác động của
tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS).
d. Người bệnh tâm thần tuy còn khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội
trong hành vi của mình nhưng mất khả năng điều khiển hành vi đó thì bị coi là
không có năng lực TNHS.
e. Người mua bán trái phép chất ma tuý qua biên giới thì bị truy cứu TNHS về tội
buôn lậu (Điều 153 BLHS).
f. A (19 tuổi) giao cấu với B (15 tuổi) do thuận tình là phạm tội quy định tại Điều
115 BLHS
Câu 4. (4 điểm). Vũ K (37 tuổi) và Trần Kim H (41 tuổi) đã bàn bạc trước về việc
chiếm đoạt tài sản của gia đình ông N (ông N là giám đốc một doanh nghiệp).
Chiều 07/02/2010, lợi dụng gia đình ông N đi sắm tết, hai tên mang theo một túi
quà đến gõ cửa nhà ông N và nói với người giúp việc gia đình ông N là đến để chúc
tết gia đình. Không nghi ngờ gì, bà L (57 tuổi - người giúp việc) đã mở cửa cho K
và H vào nhà. Sau khi vào nhà, nhân lúc bà L không để ý, hai tên K và H xông đến
trói tay chân và nhét giẻ vào miệng bà L. Khống chế được người giúp việc, họ phá
két sắt của gia đình, lấy đi 70 triệu đồng, 47 chỉ vàng cùng một số ngoại tệ. Tổng
thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Có 3 ý kiến khác nhau về tội danh của K và H:
(i) K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì chúng đã có hành vi gian dối
đánh lừa người giúp việc.
(ii) K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi dụng lúc gia đình ông


N đi vắng để lấy tài sản. Tuy bà L ở nhà nhưng bà chỉ là người giúp việc, không
phải là chủ sở hữu của những tài sản đó, và giả sử bà L lợi dụng hoàn cảnh đó để
lấy tài sản của chủ thì bà L cũng sẽ bi coi là phạm tội trộm cắp tài sản.
(iii) K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì chúng công khai lấy tài sản
trước mắt người giúp việc. Hỏi:
a. Ý kiến của anh (chị) như thế nào về tội danh của K và H?
b. TNHS của K và H có thay đổi không nếu chúng chỉ chiếm đoạt được 1 triệu
đồng trong túi bà L.
Ghi chú: Được sử dụng BLHS
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP SỐ 2: MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1. (1,5 điểm). So sánh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội tham ô tài sản.
Câu 2. (1,5 điểm). Hãy giải thích tình tiết “có tính chất loạn luân” (điểm e, khoản 2,
Điều 111 BLHS 1999) và cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3. (3 điểm). Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
a. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm quy định tại khoản 2
Điều 80 BLHS là 15 năm.
b. Không coi là trộm cắp tài sản nếu người phạm tội không che dấu được hành vi
chiếm đoạt của mình.
c. Lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người trong tội cướp giật tài sản
quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 136 BLHS chỉ là lỗi vô ý vì cẩu thả.
d. Hành động phạm tội luôn nguy hiểm hơn so với không hành động phạm tội.
e. Giết người chỉ để che giấu một hành vi vi phạm thì không coi là phạm tội giết
người với tình tiết quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 93 BLHS.
f. Một trong những điểm giống nhau giữa tội cướp giật tài sản và tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản là ở tính chất công khai của hành vi chiếm đoạt.
Câu 4. (4 điểm). M bám theo chị B đi chợ về. Đến chỗ vắng, M vượt lên trước và
bất ngờ quay ngoắt lại đẩy chị B ngã vào bụi cây ven đường với ý định giao cấu với
chị. Chị B chống cự quyết liệt. Thấy không thể thực hiện được ý định của mình, M
phải buông chị B ra nhưng tay phải của M đã kịp đưa vào túi áo chị B và lấy được

toàn bộ số tiền của chị là 3.500.000đ. Chị B đã thoát được và vùng chạy vượt lên
trước nhưng M không đuổi theo. Thấy lạ, chị B kiểm tra lại túi mình thì thấy toàn
bộ số tiền mình bán hàng đã mất. Anh/Chị hãy:
1. Định tội danh đối với M.
2. Giả sử khi không thực hiện được hành vi giao cấu với B, M không móc túi lấy
tài sản của chị, mà dùng dao đâm chị B chết thì TNHS của M có thay đổi không?
Tại sao?

Ghi chú: Được sử dụng BLHS
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP SỐ 3: MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1. (1,5 điểm). So sánh tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản.
Câu 2. (1,5 điểm). Hãy giải thích tình tiết “bằng cách lợi dụng nghề nghiệp” (điểm
k, khoản 1, Điều 93 BLHS 1999) và cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3. (3 điểm). Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
a. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với bất cứ ai chưa thành niên phạm tội là 18
năm tù.
b. Anh trai giết em ruột của mình nhằm hưởng trọn di sản thừa kế sau này là phạm
tội giết người (Điều 93 BLHS) và cướp tài sản (Điều 133 BLHS).
c. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng thì có thể bị coi là phạm
tội này.
d. Quan hệ giữa tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội là mối
quan hệ giữa nội dung và hình thức.
e. “Nhanh chóng tẩu thoát” là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội cướp giật tài sản
f. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có
hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.
Câu 4. (4 điểm). Như thường lệ, vào lúc 5h30’ sáng Nguyễn Q (SN 1992) chạy bộ
từ nhà đến cầu SN để tập thể dục. Đến 7h30 cùng ngày không thấy Q. về, ông L
(bố Q), bà V (mẹ Q) và một số người thân đã đi tìm nhưng không thấy. Đến 10h00
gia đình ông L nhận được điện thoại yêu cầu nộp 500 triệu đồng, nếu không sẽ thủ

tiêu Q. Gia đình ông L đã báo công an và vụ việc được phanh phui. Sự thật là:
Q đòi cha mẹ cho mình được mở cửa hàng Internet để kinh doanh, nhưng ông L, bà
V không đồng ý. Vì Q không thay đổi ý định nên đã bàn với Phan T và Bùi A là
những người bạn thân dựng lên màn kịch bị bắt cóc để lấy tiền chuộc của cha, mẹ
mình. T đưa điện thoại của mình cho A để A gọi cho bố mẹ Q đòi tiền chuộc. Thực
chất Q chỉ lẩn tránh để che mắt cha mẹ. Theo Anh/Chị:
a. T, A phạm tội gì? Tại sao?
b. Q có phạm tội không? Hãy giải thích.
Ghi chú: Được sử dụng BLHS
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP SỐ 1: LUẬT HÌNH SỰ
Câu 1. (1,5 điểm). So sánh tội giết người và tội bức tử.
+ Giống nhau: 0.5 điểm
- Đều xâm hại đến quyền sống của người khác
- Có mối QHNQ giữa hành vi và hậu quả
- Chủ thể thường
+ Khác nhau: 1 điểm
Tội giết người Tội bức tử
- Hành vi tước đoạt sinh mạng người
khác
- Hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên
ức hiếp, ngược đãi, làm nhục người lệ
thuộc mình
- Hậu quả chết người Hậu quả là nạn nhân tự sát
- Lỗi cố ý Lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin
- Tuổi chịu TNHS là 14 Tuổi chịu TNHS là 16 (CTTP cơ bản)
- Hình phạt cao nhất có thể áp dụng là tử
hình
- Hình phạt cao nhất có thể áp dụng là
12 năm tù

Câu 2. (1,5 điểm). Hãy giải thích tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (điểm đ, khoản
2, Điều 136 BLHS 1999) và cho ví dụ minh hoạ. Giải thích được: 1 điểm; VD: 0,5
điểm
- Người phạm tội đã giật được tài sản hoặc chưa giật được tài sản
- Người phạm tội dùng vũ lực chống lại người truy bắt mình để thoát thân
- Ví dụ
Câu 3. (3 điểm). Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
Yêu cầu: khẳng định chính xác và giải thích được. Mỗi câu: (0,5 điểm)
a. Sai ; b. Sai; c. Sai; d. Đúng; e. Sai; f. Đúng
Câu 4. (4 điểm):
- Khẳng định: K và H phạm tội cướp tài sản (có đồng phạm) 0.5 điểm
- Nêu, phân tích và chứng minh được các dấu hiệu của tội cướp mà K và H đã thực
hiện (có đồng phạm), chỉ ra được khoản 3 Điều 133 phải áp dụng 2,5 điểm
- Giải thích được: Nếu chỉ chiếm đoạt được 1 triệu đồng thì tội danh không thay đổi
nhưng phải áp dụng khoản 1 Điều 133 1 điểm
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP SỐ 2: LUẬT HÌNH SỰ
Câu 1. (1,5 điểm). So sánh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội tham ô tài sản.
+ Giống nhau: 0,5 điểm
- Đều có hành vi chiếm đoạt tài sản
- Đều có lỗi cố ý trực tiếp
- Điều kiện truy cứu TNHS: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
+ Khác nhau: 1 điểm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội tham ô tài sản
- Thuộc nhóm các tội xâm phạm SH có
tính chất chiếm đoạt
- Thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng
- Xâm hại QHSH - Xâm hại sự hoạt động đúng đắn của cơ
quan, tổ chức trong QL tài sản, xâm hại
QHSH

- Đối tượng tác động: Tài sản của người
khác
- Đối tượng tác động: Tài sản của NN
được trao cho người phạm tội quản lý
- Hành vi gian dối - Hành vi lợi dụng CVQH (có thể gian
dối nhưng để chiếm đoạt tài sản mà
mình có trách nhiệm QL)
- Chủ thể thường - Chủ thể đặc biệt
- HP chính cao nhất: Tù chung thân - HP chính cao nhất: Tử hình
Câu 2. (1,5 điểm). Hãy giải thích tình tiết “có tính chất loạn luân” (điểm e, khoản 2,
Điều 111 BLHS 1999) và cho ví dụ minh hoạ.
+ Giải thích được: 1 điểm
- Có dấu hiệu quy định tại khoản 1, Điều 111 (phải nêu rõ)
- Quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân là quan hệ như trong quy định của Điều
150 BLHS (phải nêu rõ)
+ Ví dụ: 0,5 điểm
Câu 3. (3 điểm). Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
Yêu cầu: khẳng định chính xác và giải thích được. Mỗi câu: (0,5 điểm)
a. Sai; b. Sai; c. Sai; d. Sai; e. Đúng; f. Đúng.
Câu 4. (4 điểm):
- Khẳng định: M phạm tội hiếp dâm (chưa đạt) và tội trộm cắp tài sản 0.5 điểm
- Nêu, phân tích và chứng minh được các dấu hiệu của các tội đó mà M đã thực
hiện, chỉ ra được các khoản, Điều phải áp dụng 2,5 điểm
- Khẳng định M phạm thêm tội giết người ngoài tội hiếp dâm chưa đạt, giải thích
được 1 điểm
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP SỐ 3: LUẬT HÌNH SỰ
Câu 1. (1,5 điểm). So sánh tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản.
+ Giống nhau: 0,5 điểm
- Thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

- Hành vi chiếm đoạt có tính chất công khai
- Lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể thường
+ Khác nhau:
Tội cướp tài sản Tội cướp giật tài sản
- Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ và
xâm phạm sở hữu
- Chỉ xâm phạm quan hệ sở hữu
- Người phạm tội đương đầu với người
có tài sản (cụ thể?)
- Người phạm tội không đương đầu với
người có tài sản
- HP cao nhất: Tử hình - HP cao nhất: Chung thân
Câu 2. (1,5 điểm). Hãy giải thích tình tiết “bằng cách lợi dụng nghề nghiệp” (điểm
k, khoản 1, Điều 93 BLHS 1999) và cho ví dụ minh hoạ.
+ Giải thích được: 1 điểm
- Sử dụng nghề nghiệp của mình để tước đoạt sinh mạng người khác một cách trái
pháp luật
+ Ví dụ minh hoạ: 0,5 điểm
Câu 3. (3 điểm). Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
Yêu cầu: khẳng định chính xác và giải thích được. Mỗi câu: (0,5 điểm)
a. Sai; b. Sai; c. Đúng; d. Sai; e. Sai; f. Đúng
- Khẳng định: T và A phạm tội cưỡng đoạt tài sản (có đồng phạm) 0.5 điểm
- Nêu, phân tích và chứng minh được các dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản mà T
và A đã thực hiện, chỉ ra được khoản 4 Điều 135 phải áp dụng: 2,5 điểm
- Giải thích được: Q là đồng phạm với T và A 1 điểm

×