Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc khoan nhồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

ĐỀ CƯƠNG
THÍ NGHIỆM THỬ ĐỘNG PDA KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỌC
VÀ THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU ĐỒNG NAI MỚI VÀ TUYẾN HAI ĐẦU
CẦU TỪ NGÃ BA TÂN VẠN ĐẾN ĐIỂM CUỐI TUYẾN TRÁNH TP.BIÊN
HÒA THEO HÌNH THỨC BOT
HẠNG MỤC: TUYẾN NỐI QL1, QL51 VỚI QL1K VÀ CẦU AN HẢO
GÓI THẦU: XÂY DỰNG CẦU AN HẢO VÀ ĐƯỜNG ĐẦU CẦU

Thực hiện:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG
NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP.
268 LÝ THƯỜNG KIỆT – Quận 10
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Năm 2016


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

RECTIE

ĐỀ CƯƠNG
KIỂM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ


CHẤT LƯỢNG CỌC
Công trình:

CẦU AN HẢO
Địa chỉ:

TP. BIÊN HÒA – TỈNH ĐỒNG NAI

CHỦ ĐẦU TƯ

TƯ VẤN THIẾT KẾ

NHÀ THẦU THI CÔNG

ĐƠN VỊ THÍ NGHIỆM
RECTIE

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

2


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

RECTIE

A. THÍ NGHIỆM THỬ ĐỘNG PDA
I. CĂN CỨ:

- TCVN 9395-2012 cọc khoan nhồi-chất lượng thi công và nghiệm thu.
- Tiêu chuẩn thử cọc động biến dạng lớn ASTM – D4945 ( USA ).
II. MỤC ĐÍCH:
Mục đích của thí nghiệm nhằm nhằm kiểm tra tải trọng thiết kế của cọc so khả năng
chịu tải của cọc theo đất nền ứng với chiều sâu thiết kế đã dự kiến.
III. THỬ ĐỘNG KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỌC
1. NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘNG
Thí nghiệm biến dạng lớn được thực hiện theo tiêu chuẩn ASTM D 4945 - 00:
‘Standard Test Method for High-Strain Dynamic Testing of Piles’.
Phương pháp biến dạng lớn dựa trên lý thuyết truyền sóng ứng suất một chiều trong
thanh đàn hồi gây ra bởi tác động của lực xung va chạm để gây biến dạng đủ lớn nhằm
phát huy sức kháng lớn nhất của hệ cọc đất.
Khi tác dụng lực tại đỉnh cọc, sóng ứng suất sẽ truyền xuống theo thân cọc với vận tốc
sóng(C) không đổi, đó là một hàm của modul đàn hồi coc(E) và tỷ trọng(), C2= E/.
Thời gian cần thiết cho sóng ứng suất truyền tới mũi cọc và phản hồi trở lại đỉnh cọc tỉ lệ
với khoảng cách tới nguồn gây sóng phản hồi t = 2L/C (Hình 1).
Khi sóng ứng suất (Wi) gặp sự thay đổi kháng trở cơ học từ Z1 = 1.A1.C tới Z2 =
2.A2.C, thì một phần sóng phản hồi đi lên (Wu) và phần còn lại truyền xuống dưới (Wd)
để cả hai điều kiện tương thích và cân bằng sau được thoả mãn:
Wd = Wi( 2 Z2 / (Z2 + Z1))
Wu = Wi(( Z2 - Z1) / (Z2 + Z1))
Tại đầu mũi tự do (Z2 = 0), sóng nén được phản hồi toàn bộ nhưng ngược dấu, còn đối
với cọc đồng đều (Z1 = Z2) thì sóng nén lan truyền với biên độ không đổi.
Bằng cách bố trí các thiết bị đo xác định các giá trị vận tốc và lực ở đầu cọc tại các
thời điểm khác nhau (bao gồm các đầu đo gia tốc và đầu đo biến dạng) có thể cho phán
đoán được tình trạng khuyết tật và sự phân bố sức kháng của đất dọc theo thân cọc (sức
chịu tải của cọc).

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc


3


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

RECTIE

t1

t1+2x/c

t1+2L/c

Điểm va
chạm
Chiều
dài cọc

Rd
x
Ru

Rx

Hình 1: Biểu đồ phân bố song ứng suất tại độ sâu x

Thiết bị thử tải
 Thiết bị đo thử tải: Thiết bị thử tải (PAK) do hãng PDI của Mỹ sản xuất gồm có:

- Thiết bị đo gia tốc: Gồm 02 đầu đo có khả năng đo gia tốc với tần số cộng hưởng
khoảng 7500 Hz tại các vị trí đặc trưng đọc theo trục cọc.
-

Thiết bị đo biến dạng: Gồm 02 đầu đo có khả năng đo dược toàn bộ phạm vi có ứng
suất trong cọc.

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

4


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

- Bộ phận thu nhận dữ liệu và xử lý số liệu.

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

5


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh


- Thiết bị tạo lực xung kích:

-

Thiết bị tạo lực xung kích là quả búa rơi tự do.

-

Thanh dẫn hướng và đệm đầu cọc được gắn liền với nhau và có thể lắp ráp vào chụp
đầu cọc nhằm đảm bảo quá trình va chạm của quả búa là đúng tâm.

-

Thiết bị nâng quả búa: sử dụng cần cẩu tại công trường

-

Thiết bị quan trắc: Máy thủy bình hoặc máy tòan đạc

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

6


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh


 Công tác chuẩn bị:
 Công tác chuẩn bị cọc:
- Các đầu cọc được đổ bê tông đến cao độ trên mực nước cao nhất hoặc trên mặt đất
nhất ít nhất 2 lần đường kính cọc để có thể thao tác lắp đặt đầu đo.
++

-

Đầu cọc phải đảm bảo cường độ và mặt phẳng đỉnh cọc đảm bảo thật bằng phẳng nằm
ngang. Đoạn trên đầu cọc có thể được gia cố bằng Sika (xem hình vẽ).

-

Thước đo độ chối khi thử tải được dán vào vị trí trên cọc đảm bảo thuận tiện và an
toàn cho việc đặt máy thủy chuẩn.

 Công tác gắn thiết bị đo lên cọc:
- Từng cặp đầu đo gia tốc (hoặc ứng suất) được gắn đối xứng qua tim cọc và nằm dưới
đầu cọc ít nhất 1.5 D( với D là đường kính cọc).

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

7


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE


-

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

Phương pháp gắn đầu đo: Khoan các lỗ 16mm trên các mặt đối diện của cọc bê tông
tại vị trí dự định gắn đầu đo. Liên kết đầu đo vào cọc bằng các bu lông chuyên dụng
thông qua các lỗ khoan (xem hình vẽ)

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

8


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

RECTIE

 Công tác lắp máy đo:
- Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, máy đo được bố trí cách vị trí đóng cọc ít
nhất là 7 ÷ 10m.
-

Các đầu đo được được nối từ máy tính đến thiết bị đo gắn trên đầu cọc bằng hệ thống
dây cáp truyền dữ liệu.

2. SỐ LƯỢNG CỌC THỬ, CHIỀU CAO RƠI BÚA:
Số lượng, vị trí cọc thử PDA được cung cấp bởi đơn vị TVTK và được thống kê trong
bảng sau:

Chiều dài
cọc
(m)

Tải trọng
thiết kế
(T)

Tải trọng
thử
(T)

Trọng
lượng búa
(T)

STT

Vị trí cọc

Đường
kính
(mm)

1

Cọc ….. Mố M0

D1200


20.2

515

775

8

2

Cọc ….. Trụ T5

D1500

19

779.6

1170

12

3

Cọc …..Mố
M10

D1200

24.6


476

715

8

Tuy nhiên đây là các cọc chỉ yêu cầu thử để kiểm tra tải trọng thiết kế và giữ lại sử
dụng sau khi thử tải nên năng lượng va đập được xác định trong quá trình thử nhằm đảm
bảo không đạt đến trạng thái phá hoại của cọc và ứng suất kéo nén trong bê tông thân cọc
không vượt quá trị số cho phép. Thực hiện điều này, chiều cao rơi búa được tăng dần theo
từng mức như sau: 0.5m để hiệu chuẩn búa, sau đó tăng dần chiều cao rơi búa bắt đầu từ
1.0m với bước tăng là 1.0m/1 lần thả cho đến khi số liệu sơ bộ thu được đạt yêu cầu về tải
trọng thử. Quá trình thử cũng sẻ dừng lại nếu như đầu cọc b`ị phá hủy.
3. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THỬ TẢI:
-

Dùng cần cẩu có sức nâng nâng phù hợp với tải trọng của quả búa.

-

Nâng quả búa lên đến các độ cao tăng dần và cắt côn cho quả búa rơi tự do xuống đầu
cọc, đồng thời tiến hành thu nhận các tín hiệu về máy tính bằng phần mềm Pile
Driving Analyser.

-

Khi sức kháng sơ bộ đạt được giá trị yêu cầu cho dừng quá trình thử.

-


Kiểm tra các dữ liệu đã thu thập.

-

Toàn bộ các thông số trên của tất cả mọi nhát búa trong quá trình đóng cọc sẽ được
lưu trữ trong ổ đĩa của thiết bị đo.

-

Việc kiểm tra độ chối được thực hiện bằng máy thủy chuẩn thông qua mia bằng giấy.

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

9


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

-

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

Các số liệu thu thập được từ phần mềm Pile Driving Analyser được chuyển sang phần
mềm CAPWAP để phân tích.

4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ TẢI.
Sau khi phân tích bằng CAPWAP, kết quả thử tải được báo cáo với các nội dung sau:

 Kết quả sức chịu tải cọc huy động được tương ứng với năng lượng tác động lên đầu
cọc tại thời điểm thử, gồm:
- Sức chịu tải tổng cộng.
-

Sức chịu tải do ma sát thành bên.

-

Sức chịu tải do sức chống mũi cọc.

 Độ chối của cọc tương ứng với sức chịu tải R.
 Lực lớn nhất tác dụng lên cọc.
 Ứng suất kéo, ứng suất nén lớn nhất xuất hiện tức thời trong bê tông thân cọc..
 Đường cong lực và vận tốc đo được.
 Đường cong lực thích hợp.
 Đường cong tải trọng – độ dịch chuyển.
 Sự phân bổ trở kháng của cọc.
 Bảng kết quả cuối cùng theo CAPWAP.
B. SIÊU ÂM ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG CỌC
I. CĂN CỨ:
-

TCVN 9395-2012 cọc khoan nhồi - chất lượng thi công và nghiệm thu.

-

TCVN 9396-2012: Cọc khoan nhồi - Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng
nhất của bê tông.


II. MỤC ĐÍCH:
Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định độ đồng nhất của bê tông cọc khoan nhồi và
phát hiện các khuyết tật của bê tông thân cọc nếu có.
III. SIÊU ÂM KIỂM TRA ĐỘ ĐỒNG NHẤT.
1. NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM:
Thiết bị thí nghiệm siêu âm gồm hai đầu dò, một phát sóng siêu âm và một đầu thu
sóng siêu âm. Các đầu dò được thả song song và có cùng cao độ suốt chiều dài cọc theo
các ống đặt sẵn dọc theo thân cọc. Trong quá trình thả đầu dò dọc theo thân cọc thì sóng
siêu âm được phát và thu về máy, đồng thời khoảng thời gian từ khi phát tín hiệu sóng
Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

10


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

siêu âm đến khi thu nhận sóng siêu âm được máy ghi nhận. Tốc độ truyền sóng âm tại một
vị trí nào đó được xác định bằng tỷ số giữa khoảng cách truyền ầm (khoảng cách giữa 2
ống đo) và thời gian truyền âm. Dựa vào trị số tốc độ truyền sóng siêu âm có thể đánh giá
tính liên tục của bê tông cọc.
Trong vật liệu bê tông tốt và đồng nhất, tốc độ truyền sóng siêu âm ổn định. Khi gặp
bê tông không tốt thì vận tốc lan truyền sẽ suy giảm.
2. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Sử dụng thiết bị thí nghiệm siêu âm loại CHA của hãng PDI (Mỹ) sản xuất.




Đầu đo

-

Đầu phát có khả năng biến đổi những dao động điện thành các dao động cơ học với
tần số cao.

-

Đầu thu có chức năng biến đổi những dao động cơ học do đầu phát phát ra thành
những tín hiệu điện

-

Cả đầu phát và đầu thu thường có yêu cầu như nhau về kích thước (đường kính của
đầu đo từ 25 mm đến 30 mm), về khả năng chống thấm và tần số dao động. Thông
thường tần số xung của đầu đo nằm trong phạm vi từ 20 kHz đến 100 kHz.



Thiết bị đo chiều dài

-

Bánh xe đo tốc độ kéo có chức năng đo chiều dài của mỗi mặt cắt thí nghiệm theo
nguyên lý cảm ứng từ hoặc hiệu ứng quang điện. Khi thí nghiệm tốc độ kéo của đầu
đo được quy định phù hợp theo khả năng của mỗi loại máy khác nhau

-


Hai cuộn dây cáp tín hiệu nối với đầu phát và đầu thu để truyền tín hiệu từ đầu đo lên
khối máy chính trên suốt chiều dài mặt cắt thí nghiệm. Các cuộn dây cáp điện và cáp
tín hiệu còn lại nối bộ phận đo tốc độ kéo với khối máy chính



Máy chủ

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

11


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

RECTIE

-

Khối máy chính là một máy tính gồm có: màn hình hiển thị số liệu, các đĩa cứng chứa
chương trình điều khiển và lưu trữ số liệu thí nghiệm, các nút điều khiển và bàn phím
thao tác.

-

Yêu cầu về dung lượng và bộ nhớ của máy phải đủ lớn, số liệu thí nghiệm phải được
tự động cập nhật và truyền tải qua máy tính để xử lý và lưu trữ lâu dài. Các thông tin

thu được ngay trong quá trình thí nghiệm phải được hiển thị dưới dạng biểu bảng hoặc
đồ thị

3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỌC
-

Tính đồng nhất của bê tông cọc được hiểu là sự đồng đều về chất lượng bê tông theo
chiều dài thân cọc và mặt cắt tiết diện cọc. Trong phương pháp xung siêu âm vùng bê
tông có tính đồng nhất thể hiện ở sự ổn định và đồng đều của vận tốc truyền xung. Khi
biểu đồ vận tốc truyền xung siêu âm có sự thay đổi theo chiều giảm lớn hơn 20 % thì
xuất hiện khuyết tật. Vùng bê tông không có khuyết tật xung có biên độ biến đổi bình
thường, vùng xuất hiện khuyết tật biên độ xung suy giảm rõ rệt.

Biểu đồ xung siêu âm truyền qua vùng bê tông không có khuyết tật

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

12


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

Biểu đồ xung siêu âm đi qua vùng bê tông có khuyết tật, biên độ giảm thời gian
truyền xung tăng mạnh.

1

2

Vùng bê tông thân cọc có khuyết tật
Vùng bê tông thân cọc đồng nhất, vận tốc truyền xung ổn định đồng đều

Sự suy giảm của vận tốc truyền xung siêu âm trong vùng bê tông có khuyết tật
-

Khi mức độ suy giảm vận tốc truyền xung lớn hơn 20%, cần xem thêm các nguyên
nhân khác như khả năng và điều kiện chịu lực của cọc, phạm vi vùng nghi có khuyết
tật của cọc cả theo chiều đứng cũng như trên toàn bộ tiết diện ngang của cọc, vai trò
của cọc có khuyết tật và của cả móng cọc đó, khả năng sửa chữa ...Để kiến nghị cần
hay không cần xử lý và phương pháp xử lý hoặc xét sự giảm yếu của cọc trong tính
toán

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

13


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

-

Trong quá trình xử lý kết quả thí nghiệm cần phân biệt để xử lý hoặc loại bỏ các xung
bị ảnh hưởng do nhiễu


-

Kết hợp giữa năng lượng và vận tốc truyền xung sẽ cho phép người thí nghiệm đánh
giá một cách có hiệu quả về khả năng xuất hiện khuyết tật trên thân cọc khoan

-

Năng lượng truyền xung siêu âm là một giá trị đo sự vận động của môi trường mà
xung truyền qua. Năng lượng truyền xung được tính bằng tích phân các số liệu thu
được trong một khoảng sử dụng mà nó được chỉ ra trong bộ đếm dữ liệu. Năng lượng
được đo bằng Volt - giây, nhưng trong thực tế giá trị thực bị bỏ qua. Năng lượng thực
tế được truyền và nhận bơi phần cứng của thiết bị rất khó để đánh giá một cách định
lượng, vì vậy nó chỉ được đánh giá một cách định tính hoặc tương đối. Thông thường
giá trị năng lượng được biểu thị theo biểu đồ logarit.

-

Từ biểu đồ biến thiên năng lượng truyền xung siêu âm tại các độ sâu thí nghiệm, sự
xuất hiện khuyết tật trong bê tông được đánh giá tương ứng với độ giảm 50 % năng
lượng.

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

14


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh


RECTIE

CHÚ DẪN:
1 Đường biểu diễn vận tốc
2 Đường biểu diễn năng lượng
3 Vùng bê tông thân cọc có khuyết tật

Biểu đồ vận tốc và năng lượng truyền xung siêu âm

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

15


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

4. CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM
 Công tác chuẩn bị thí nghiệm siêu âm:
- Cường độ bê tông không ảnh hưởng đến công tác siêu âm nhưng tốt nhất sau khi đổ bê
tông 7 ngày thì cho tiến hành công tác siêu âm.
-

Ống siêu âm được vệ sinh, đảm bảo thông suốt từ trên xuống và đổ đầy nước.

-


Đo khoảng cách giữa các ống, chiều dài của từng ống siêu âm.

-

Đo cao độ đầu cọc tại thời điểm siêu âm.

-

Chuẩn bị, kiểm tra máy siêu âm và các phụ kiện kèm theo nhằm đảo bảo máy hoạt
động tốt.

-

Lắp ráp thiết bị, kiểm tra lần cuối và sẵn sàng thí nghiệm.

 Công tác thí nghiệm:
- Nhập vào máy các số liệu về công trình, vị trí cọc, đường kính cọc, chiều dài cọc, số
ký hiệu mặt cắt siêu âm, khoảng cách giữa các ống siêu âm.
-

Hạ hai đầu dò từ trên xuống theo hai ống siêu âm với tốc độ đều sao cho hai đầu dò
luôn luôn ở cùng một cao độ. Theo dõi số liệu hiển thị trên màn hình, điều chỉnh các
thang thời gian, tần số để thu được hình ảnh rõ nhất. Khi đã điều chỉnh các thông số
hợp lý, tiếp tục hạ các đầu dò xuống đến đáy ống siêu âm (Xem hình vẽ minh hoạ).

-

Bật máy cho bộ vi xử lý làm việc, kéo hai đầu do lên sao cho chúng luôn luôn cùng
cao độ và ở tốc độ hợp lý (Khi đèn báo có màu xanh hoặc màu vàng).


-

Trường hợp còn nghi ngờ một vị trí nào đó trên mặt cắt đang đo, có thể khẳng định lại
bằng cách tiến hành siêu âm lại vị trí đó: hạ đầu dò tới độ sâu thấp hơn vị trí nghi ngờ
1.5 tới 2m, điều chỉnh máy để thu được hình ảnh phóng đại (tới hai lần thông thường),
kéo đầu dò lên, quan sát trên màn hình cho tới khi đầu dò đạt vị trí cao hơn độ sâu
nghi ngờ khuyết tật 1,5m  2m.

-

Quá trình được lặp lại cho các mặt cắt khác.

-

Phân tích, xử lý các dữ liệu thu được bằng phần mềm thích hợp chuyên dụng, lập hồ
sơ cho từng mặt cắt của từng cọc thí nghiệm.

5. KHỐI LƯỢNG THÍ NGHIỆM
-

Số lượng cọc thí nghiệm siêu âm: 114 cọc.

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

16


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

RECTIE

5

6
1

4

2
3

7

1. Cọc khoan nhồi
2. Đầu phát tín hiệu siêu âm
3. Ống siêu âm
4. Đầu thu tín hiệu siêu âm
5. Đổ đầy nước vào ống
6. Đầu đo chiều sâu
7. Thiết bị siêu âm CHA

6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM:
Kết quả siêu âm cọc bao gồm biểu đồ vận tốc sóng âm, biểu đồ năng lượng, biểu đồ
waterfall kèm theo các ý kiến nhận xét đánh giá của riêng đơn vị thí nghiệm về độ đồng
nhất của bê tông cọc đạt hay không đạt yêu cầu để bổ sung thêm cơ sở cho Nhà thầu,
TVGS, TVTK và Chủ đầu tư xem xét đánh giá chất lượng thi công.
IV. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

-

Công tác an toàn phải được tuân thủ theo các quy định thực hiện của từng hạng mục
công trình, chú ý đến công tác như: tổ chức huấn luyện an toàn, phòng cháy chữa cháy
dựa vào đặc điểm tổ chức cho tất cả cán bộ công nhân trước khi thực hiện, chữa cháy
tại chỗ, thường xuyên liên hệ với cơ quan an toàn lao động và phòng chống cháy nổ
trong các khu vực địa phương để tổ chức chương trình đào tạo trong giai đoạn xây
dựng.
Công việc như sau:

-

Trước khi khởi công công trình và trước khi bổ sung nhân công, tổ thi công mới : Phổ
biến học tập tổng quát về ATLĐ, PCCC .

-

Trước khi thi công các hạng mục trọng yếu, phổ biến và kiểm tra cụ thể các quy định
và các nội dung cần thực hiện.

-

Kiểm tra và nhắc nhở định kỳ.

-

Các buổi học tập , kiểm tra đột xuất theo yêu cầu tính chất cụ thể của công trình, theo
lịch trình phối hợp với các đơn vị chức năng trong quá trình thi công.

-


Ngoài ra, kết hợp trong các buổi hợp sản xuất của tổ, đội tại công trình để nhắc nhở về
ATLĐ, PCCC.

-

Khi tháo gỡ dàn, thiết bị các hạng mục công trình phải có cán bộ giám sát chặt chẽ,
kiểm tra độ ổn định của hệ khi tháo rời, tháo gỡ theo trình tự quy định.

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

17


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
RECTIE

268 Lý Thường Kiệt – P.14 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh

-

Thường xuyên kiểm tra ổn định của các thiết bị cẩu, khi hoạt động cẩu kéo và kiểm tra
độ bền của các trục, cốt, dây cable, puli trước khi cẩu, kéo …

-

Thường xuyên kiểm tra về lớp cách điện của hệ thống dây dẫn, dây dẫn phải mắt trên
khô, không chạm nước, bố trí ở các nơi ít có va chạm, nhân công đi lại. Các thiết bị
điện phải có tiếp địa an toàn.


-

Trang bị đầy đủ các đồ dùng, phương tiện an toàn lao động, bảo hộ lao đông, PCCC
cho công trường cũng như cho từng công nhân. Bố trí thường trực hệ thống cứu hộ với
đầy đủ các thiết bị cứu hộ như dây, thang, đồ dùng sơ cấp cứu, dụng cụ cứu hỏa…

-

Tại các vị trí trọng yếu dễ gây cháy nổ, được bố trí đầy đủ các biển báo, trang thiết bị
chữa cháy.

-

Trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng khi làm việc ban đêm hoặc tại các nơi thiếu ánh
sáng trong ban ngày như nhà kho, nhà xưởng…

-

Bố trí một nhân viên chuyên phụ trách công tác an toàn lao động, PCCC, thường
xuyên kiểm tra, phải theo dõi trong quá trình thi công, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh
các hiện tượng mất an toàn.

-

Trong quá trình thử nghiệm, ngoài tuân theo quy định về an toàn tại nơi làm việc trong
ngành xây dựng, các quy tắc sau đây cần được quan sát:

-


Trong quá trình thí nghiệm, người không phận sự không được vào khu vực thí nghiệm.

-

Tất cả rác thải xây dựng, bùn, dầu ... trên khu vực thử nghiệm nên được làm sạch

-

Cần thiết để có phương pháp bảo vệ cho các thiết bị thí nghiệm trong trời mưa và nắng
nóng.
Nên có phương pháp an toàn cho việc lắp đặt các đối trọng. Người ở dưới cần cẩu và
trong khu vực hoạt động của cần cẩu.

Đề cương kiểm định đánh giá chất lượng cọc

18



×