Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC “tán dục đơn” TRONG điều TRỊ SUY GIẢM TINH TRÙNG THỂ THẬN DƯƠNG hư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.43 KB, 63 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI

KHC TH SONG HNG

Đánh giá tác dụng của bài thuốc Tán dục đơn
trong điều trị SUY GIảM TINH TRùNG thể thận
dơng h
Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s

: NT.60 72 0201

CNG LUN VN TT NGHIP BC S NI TR

Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Trn Quang Minh
2. TS. Nguyn Vn Dng

H NI - 2014


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Y HỌC HIỆN ĐẠI...........................................................................................................................3
1.1.1.Quá trình tạo tinh trùng và các yếu tố ảnh hưởng..............................................................3
1.1.1.1. Quá trình biệt hóa hệ thống sinh sản nam..................................................................3
1.1.1.2.Cấu trúc và chức năng của tinh hoàn............................................................................4


1.1.1.3. Quá trình tạo tinh trùng...............................................................................................5
1.1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của tinh trùng...........8
1.1.1.5. Sinh lý thụ thai............................................................................................................14
1.1.2. Điều trị SGTT theo YHHĐ...................................................................................................15
1.1.2.1. Điều trị nội khoa.........................................................................................................15
1.1.2.2.Điều trị bằng phẫu thuật.............................................................................................17
1.1.2.3. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh nam do SGTT......................................17
1.2.Y HỌC CỔ TRUYỀN......................................................................................................................18
1.2.1. Quan niệm của YHCT về quá trình tạo tinh trùng, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
tạo tinh trùng..................................................................................................................18
1.2.1.1.Tinh tiên thiên và tinh hậu thiên.................................................................................18
1.2.1.2.Tạng thận và mệnh môn..............................................................................................18
1.2.1.3.Quan niệm về sinh dục của nam giới..........................................................................20
1.2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của tinh trùng theo lý
luận YHCT.................................................................................................................................21
1.2.2.Quan niệm của YHCT về thụ thai.......................................................................................23
1.2.3.Các thể lâm sàng và điều trị SGTT theo YHCT....................................................................24
1.2.4.Giới thiệu bài thuốc “Tán dục đơn” và các vị thuốc trong bài thuốc................................27

Chương 2........................................................................................................29
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........30
2.1.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................................................................30
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................................................30
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân..............................................................................................30


2.2.2.Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................................................31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................32
2.3.2. Liều lượng và cách dùng....................................................................................................32

2.3.3. Phương pháp thăm khám và theo dõi lâm sàng...............................................................32
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu tinh dịch đồ.............................................................................33
2.3.5. Phương pháp định lượng các hormon sinh dục...............................................................36
2.3.6. Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng............................................................................37
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................................................................37

Chương 3........................................................................................................38
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................38
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.........................................................................38
3.2. KẾT QUẢ TINH DỊCH ĐỒ Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................39
3.3.KẾT QUẢ CẢI THIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN..........................................42
3.4. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA BÀI THUỐC TÁN DỤC ĐƠN TRÊN LÂM SÀNG...........44
3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG..................................................................................................44

Chương 4........................................................................................................45
BÀN LUẬN....................................................................................................46
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................46
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại chẩn đoán tinh dịch đồ ở bệnh nhân nghiên cứu......36
Bảng 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu......................................38
Bảng 3.2.Tỷ lệ vô sinh I và vô sinh II...........................................................38
Bảng 3.3.Số năm vô sinh của các đối tượng nghiên cứu............................38
Bảng 3.4. Kết quả phân loại tinh trùng của bệnh nhân vô sinh trước điều
trị.....................................................................................................................39
Bảng 3.5. Thể tích và độ pH của tinh dịch ở các bệnh nhân trước và sau

điều trị............................................................................................................39
Bảng 3.6. Số lượng và chất lượng tinh trùng trước và sau điều trị..........39
Bảng 3.7.Tỷ lệ các mẫu tinh dịch đồ sau điều trị theo số lượng và chất
lượng tinh trùng, tỉ lệ có con của các bệnh nhân nghiên cứu....................40
Bảng 3.8. Biến đổi mật độ tinh trùng theo tuổi...........................................40
Bảng 3.9. Biến đổi tỷ lệ tinh trùng tiến tới nhanh theo tuổi......................41
Bảng 3.10.Biến đổi tỷ lệ tinh trùng sống theo tuổi......................................41
Bảng 3.11.Biến đổi tỷ lệ tinh trùng hình dạng bình thường theo tuổi......41
Bảng 3.12.Sự biến đổi sau điều trị so với trước điều trị của các triệu
chứng theo YHCT..........................................................................................42
Bảng 3.13. Dấu hiệu lâm sàng không mong muốn.....................................44
Bảng 3.14. Kết quả xét nghiệm chức năng gan thận trước và sau 2 tháng
điều trị............................................................................................................44
Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệm hormon sinh dục trước và sau 2 tháng
điều trị............................................................................................................44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc duy trì nòi giống là nhu cầu chính đáng và tất yếu của loài người.
Tuy nhiên ngày nay có nhiều cặp vợ chồng không đạt được nhu cầu cầu đó.
Theo các nghiên cứu dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ các cặp vợ
chồng trong cộng đồng bị vô sinh chiếm 12 – 18% tùy từng nước, trung bình
là 15%, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng. Trong những đôi vợ chồng, vô
sinh nam giới xấp xỉ 50% .
Trong các nguyên nhân gây vô sinh nam, suy giảm tinh trùng (SGTT)
là nguyên nhân trực tiếp . Số lượng và chất lượng tinh trùng trên thế giới đang
có xu hướng ngày càng giảm. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, mật
độ tinh trùng đang giảm từ 40 triệu/ml (1980) xuống 20 triệu/ml (1999) và 15

triệu/ml (2010). Tỷ lệ tinh trùng tiến tới giảm từ 50% (1999) xuống 32%
(2010) , , .
Nhu cầu điều trị vô sinh ngày nay nhiều. Nhưng việc điều trị SGTT nói
riêng và vô sinh nói chung còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế bệnh sinh phức
tạp , . Y học hiện đại (YHHĐ) đã có nhiều thành tựu trong điều trị vô sinh do
SGTT nhưng kết quả chưa ổn định và đa số thuốc sử dụng đều có tác dụng
không mong muốn vì SGTT thường phải điều trị kéo dài , .
Từ lâu, Y học cổ truyền (YHCT) đã quan tâm đến vấn đề này. Vô sinh
nam trong YHCT được gọi là nam tử bất dục , , . Nhiều món ăn, gia vị và bài
thuốc lưu truyền trong dân gian có tác dụng tăng khả năng sinh sản , . Tuy
nhiên, việc tổng kết đánh giá hiệu quả điều trị chứng suy giảm tinh trùng bằng
YHCT chưa nhiều.
Xu hướng hiện nay là kết hợp điều trị YHHĐ và YHCT. Đây cũng là
chủ trương của Đảng và Nhà nước, được khởi xướng bởi Cố chủ tịch Hồ Chí
Minh và duy trì đến hiện nay. Do vậy áp dụng nghiên cứu khoa học để làm rõ


2

tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của những phương pháp
YHCT là cần thiết.
Theo YHCT, tạng thận chủ về sinh dục, đa số các nguyên nhân gây tinh
trùng ít là do thận dương hư . Bài thuốc “Tán dục đơn” được ghi trong Cảnh
Nhạc toàn thư từ nửa đầu thế kỷ XVII có tác dụng ôn thận làm tinh đầy đủ,
dùng để chữa thận dương bất túc , .
Bài thuốc này có tác dụng điều trị SGTT như thế nào và có những tác dụng
không mong muốn không? Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về bài
thuốc này. Vì vậy em tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu:
1.


Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Tán dục đơn” trong điều trị SGTT

2.

thể thận dương hư.
Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của bài thuốc với đối
tượng nghiên cứu


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1.Quá trình tạo tinh trùng và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.1.1. Quá trình biệt hóa hệ thống sinh sản nam
Biệt hóa giới tính nam ở thời kỳ phôi thai là tiền đề tiên quyết cho chức
năng sinh sản của nam giới. Quá trình hình thành giới tính nam được quyết
định và diễn ra ngay từ khi tinh trùng mang nhiễm sắc thể (NST) Y gặp tế bào
noãn mang NST X .
Ở phôi có giới tính nam, cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XY. Trên
NST Y có yếu tố TDF (Testis Determining factor – yếu tố quyết định sự phát
triển của tinh hoàn). Ngày nay người ta phân lập và định khu được hai gen
của TDF là ZFY (Zinc Finger Code Y – gen mã hóa protein chứa đốt kẽm của
NST Y) và SRY (Sex Determining Region of the Y Chromosome – yếu tố
quyết định sự phát triển giới tính nằm trên NST Y) .
Ở phôi người vào ngày thứ 21, xuất hiện các tế bào sinh dục nguyên
thủy. Nhờ có gen ZFY, những tế bào này di cư tới trung bì trung gian để tạo ra
mầm tuyến sinh dục (mào sinh dục). Bắt đầu từ tuần thứ bảy, mào sinh dục
bắt đầu biệt hóa thành tinh hoàn. Những dây sinh dục tủy phát triển thành

những ống sinh tinh. Trong ống sinh tinh, một số tế bào sinh dục nguyên thủy
thoái hóa rồi biến mất, số còn lại gián phân và biệt hóa sẽ tạo ra những tinh
nguyên bào , .
Những tế bào biểu mô nằm trong các dây sinh dục tủy, do mang gen SRY sẽ
biệt hóa thành tế bào Sertoli. Khi bắt đầu biệt hóa thành tế bào Sertoli, tế bào
tiền Sertoli bài tiết ra hormon kháng ống cận trung thận AMH (Antimullerian


4

hormone) chất này tác động lên những tế bào trung mô nằm trong mào sinh
dục để biệt hóa thành tế bào kẽ tinh hoàn Leydig. Tế bào Leydig tiết ra
testosteron. Lúc đầu chế tiết một cách chủ động sau đó là do tác dụng của
hormon nhau thai hướng sinh dục hCG (Human Chorionic Gonadotropin) và
hormon LH (Luteinizing hormon) của tuyến yên thai nhi. Testosteron ngay
lập tức làm nhiệm vụ kích thích sự biệt hóa các ống Wolf thành mào tinh, ống
dẫn tinh, túi tinh và ống phóng tinh. Đến tuần thứ 8, dưới tác dụng của
dihydrotestosteron (DHT – một chất chuyển hóa của testosteron), cơ quan
sinh dục ngoài của nam được biệt hóa (dương vật, bìu chẻ đôi...) , . Cơ quan
sinh sản nam hoàn thiện đầy đủ gồm: hai tinh hoàn, các ống dẫn tinh, các
tuyến phụ và dương vật .
1.1.1.2.Cấu trúc và chức năng của tinh hoàn
Ở nam giới trưởng thành, thể tích của tinh hoàn trung bình là 18,6 ± 4,8
cm3. Nhu mô tinh hoàn được chia làm khoảng 100 – 250 thùy bởi các vách
xơ. Mỗi thùy có 1 đến 3 ống sinh tinh – là nơi sản sinh tinh trùng , , .
Cắt ngang ống sinh tinh sẽ thấy thành ống được tạo nên bởi màng đáy
bao bọc lấy một khung bởi những tế bào Sertoli đang che chở cho các tế bào
dòng tinh ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong lòng ống là tinh trùng.
Các tế bào Sertoli nối với nhau nhờ các thể liên kết, tạo thành hàng rào máu –
tinh hoàn, tránh cho tinh trùng tiếp xúc với các tế bào có chức năng miễn dịch

trong cơ thể, để chúng không bị hoạt hóa sinh ra tự kháng thể chống lại tinh
trùng của chính cơ thể mình , .
Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là mô kẽ bao gồm mạch máu, thần kinh
và những tế bào Leydig .
Tiếp nối ống sinh tinh là ống mào tinh, ống dẫn tinh, và kết thúc bởi
ống phóng tinh sát tiền liệt tuyến , .


5

Tinh hoàn có hai chức năng: chức năng ngoại tiết là sản sinh tinh trùng
từ các ống sinh tinh; chức năng nội tiết là bài tiết hormon sinh dục nam, chủ
yếu là testosteron do tế bào Leydig đảm nhiệm .
1.1.1.3. Quá trình tạo tinh trùng
Quá trình tạo tinh trùng gồm quá trình sản sinh tinh trùng từ các tế bào
mầm ở ống sinh tinh và quá trình trưởng thành của tinh trùng khi di trú qua
ống mào tinh dưới sự điều khiển của các hormon sinh dục .
* Quá trình sản sinh tinh trùng
Quá trình sản sinh tinh trùng xảy ra ở tất cả các ống sinh tinh của nam
giới, bắt đầu từ tuổi dậy thì (khoảng 15 tuổi) và được duy trì suốt cuộc đời , .
Thành ống sinh tinh chứa một lượng tế bào biểu mô mầm được gọi là
tinh nguyên bào. Các biểu mô mầm ban đầu dưới ảnh hưởng của testosteron
sẽ mất khoảng 64 ngày với rất nhiều giai đoạn biệt hóa để thành tinh trùng.
Quá trình này chia thành các giai đoạn: tinh nguyên bào, tinh bào I, tinh bào
II, tinh tử, tinh trùng .
-Tinh nguyên bào:
Nằm ngay trên lớp màng đáy của ống sinh tinh, có bộ NST lưỡng bội 2n (46,
XY). Vào tuổi dậy thì, tế bào này trải qua một loạt quá trình phân bào để tạo
ra hai loại tinh nguyên bào: tinh nguyên bào A và tinh nguyên bào B. Ở
người, tinh nguyên bào A biệt hóa thành tinh nguyên bào B. Các tinh nguyên

bào B sau khi chui qua hàng rào tế bào Sertoli thì dần dần thay đổi và lớn lên
tạo ra những tế bào lớn, sau đó tiếp tục phát triển thành tinh bào I .
-Tinh bào I:
Là những tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n (46, XY), nằm cách màng đáy một
hàng tinh nguyên bào. Nhân hình cầu, hạt nhiễm sắc hợp thành đám. Giai
đoạn tinh bào I kéo dài 22 – 24 ngày. Cuối thời kì này các tinh bào I phân chia
giảm nhiễm I thành tinh bào II .
-Tinh bào II:


6

Là những tế bào đơn bội nhưng chưa 23 NST kép, rất nhỏ và chỉ tồn tại ngắn.
Sau 2 – 3 ngày, mỗi tinh bào II tiếp tục phân chia giảm nhiễm II để cho 2 tế
bào tinh tử .
-Tinh tử (tiền tinh trùng)
Có hình hơi dài, nhân sáng, có một hạt nhân lớn, tế bào nhân chứa những
bào quan giống như tinh bào I. Bộ NST của tinh tử là n (23,X; 23,Y) .
Quá trình sinh sản từ tinh bào I thành tinh tử kéo dài 24 ngày. Tinh tử
không có khả năng sinh sản mà biệt hóa thành tinh trùng. Trong quá trình này
nhân tinh tử cô đặc lại, tế bào chất co lại, hình thành thể cực đầu và phát triển
đuôi .
-Tinh trùng:
Quá trình biệt hóa từ tiền tinh trùng thành tinh trùng chia làm 4 pha :
*Pha Golgi: các hạt xuất hiện trong phần túi của bộ máy Golgi, những túi
này hợp lại với nhau thành một túi duy nhất gọi là không bào cực đầu .
*Pha mũ: tạo ra phần đầu tinh trùng với sự có mặt của một số enzym thủy
phân như hyaluronidase, neuraminidase, acid phosphate và protease có hoạt tính
giống trypsin. Những enzym này có tác dụng phân hủy protein trong thành phần
cấu trúc xung quanh trứng, giúp tinh trùng xâm nhập vào trứng .

*Pha thể cực đầu: nhân tế bào bắt đầu dài ra và nhiều chất nhiễm sắc tụ
đặc lại. Các ty thể tập trung xung quanh sợi trục, tạo thành một vùng rất dày
gọi là đoạn giữa. Sự sắp đặt này của các ty thể và việc tập trung các phần nội
bào ở quanh sợi trục có liên quan đến hoạt động tiêu thụ năng lượng cao khi
tinh trùng di động. Sự di chuyển sợi trục của tinh trùng là nhờ tác động tương
hỗ của các vi ống, ATP (adenosine triphosphat) và ATPase được gọi là dyein.
Khi bị các dược chất tác động vào pha này sẽ làm giảm khả năng di động của
tinh trùng , .
*Pha trưởng thành: các chất cặn bã trong bào tương bị loại bỏ và bị các
tế bào Sertoli thực bào, tinh trùng được giải phóng vào lòng ống sinh tinh .


7

Tinh trùng chỉ có 23 NST (23,X hoặc 23,Y). Giới tính của thế hệ con
được xác định bởi loại tinh trùng nào thụ tinh với noãn .
*Quá trình trưởng thành của tinh trùng
Tinh trùng được sinh ra và giải phóng vào lòng ống sinh tinh, lúc này
chỉ là một tế bào đang “ngủ”. Nó được cơ trơn quanh ống sinh tinh đẩy trôi
sang ống mào tinh và bắt đầu được mào tinh “đánh thức”. Tinh trùng được
hoàn toàn tỉnh giấc sau 10 – 12 ngày sau khi lưu trú đến hết đuôi mào tinh.
Chỉ đến lúc đó, quá trình tạo tinh trùng mới thực sự hoàn thiện: tinh trùng có
khả năng chuyển động xâm nhập vào trứng và sẵn sàng cho sự thụ tinh .
Khi tinh trùng ở tiểu quản tinh, đầu, giữa và đuôi mào tinh, khả năng di động
của chúng theo thứ tự tương ứng với các vùng là 0; 3%; 12%; 30%; 60% .
Quá trình trưởng thành của tinh trùng chịu ảnh hưởng của dịch và chất chế tiết
từ ống mào tinh. Thành phần hóa sinh trong dịch ống mào tinh không chỉ
khác huyết tương mà còn thay đổi trong những vùng khác nhau của mào tinh.
Thành phần đặc biệt của dịch ống mào tinh gồm glycerylphosphoryl choline,
carnitine và acid sialic. Ngoài ra trong dịch còn có protein, các protein này tác

động đến sinh lý tinh trùng, ví dụ EP 2 - EP3 làm giảm khả năng tinh trùng gắn
vào vùng pellucida của trứng , .
- Đặc điểm của tinh trùng trưởng thành :
Mỗi tinh trùng gồm 3 phần :
– Đầu: hình bầu dục, phần trước có nguyên sinh chất, phần sau là một
nhân to có nhiễm sắc thể.
– Thân: ở giữa có dây trục, nằm ở giữa các dây xoắn ốc, gần phía đầu
có trung thể.
– Đuôi: là phần dài nhất, ở giữa có dây trục.
– Số lượng từ 60 – 120 triệu/ ml tinh dịch.
– Tỷ lệ hoạt động (lúc mới phóng tinh) trên 80%
– Tốc độ di chuyển là 1,5 – 2,5 mm/1 phút


8

– Thời gian sống trong đường sinh dục nữ phụ thuộc vào độ pH của
môi trường
+ Ở âm đạo pH toan tinh trùng sống được < 2giờ.
+ Ở ống cổ tử cung: pH > 7,5 tinh trùng sống được 2 – 3 ngày.
+ Trong vòi trứng: tinh trùng sống được 2 – 3 ngày.
Tóm lại trung bình tinh trùng có thể sống trong bộ phận sinh dục nữ từ
2 – 3 ngày .
1.1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của
tinh trùng
*Vai trò của các nội tiết tố sinh sản
Quá trình tạo tinh trùng ở các ống sinh tinh được kích thích bởi
testosteron do tế bào Leydid sản xuất, dưới sự điều khiển bởi hormon GnRH
(Gonadotropin Releasing Hormone) của vùng dưới đồi và FSH (Follicle
Stimulating Hormone), LH (Luteinizing Hormone) của tuyến yên .

-Thiểu năng nội tiết tố hướng sinh dục:
●Thiếu hụt hormon GnRH của vùng dưới đồi: những rối loạn chức
năng hoặc bất thường về hình thái của vùng dưới đồi dẫn đến suy giảm
GnRH, làm thay đổi quá trình sinh tổng hợp và chế tiết hormon hướng sinh
dục, giảm nồng độ LH, FSH trong máu . Hậu quả là quá trình sinh tinh bị
giảm một phần hoặc hoàn toàn. Một số hội chứng bẩm sinh gây ra tình trạng
này như:
+Hội chứng Prader Willi: do bất thường gen ở NST thường số 15. Bệnh
nhân béo phì, trương lực nhẽo, tinh thần chậm chạp, bàn tay bàn chân nhỏ,
thân hình thấp .
+Hội chứng Morsier – Kallman: bệnh mang tính di truyền gia đình, trên
thân thể không có đường giữa hoặc có thể mất khứu giác một phần hay hoàn
toàn .
●Thiếu hụt hormon LH đơn thuần: là bệnh hiếm gặp. Do nồng độ LH
trong máu thấp, giảm kích thích đối với các tế bào Leydig, dẫn đến androgen


9

trong máu thấp, làm cho các đặc tính sinh dục phụ nam giới phát triển không
bình thường . Những đàn ông này mang dáng dấp của “hoạn quan”, còn gọi là
hội chứng “hậu cắt bỏ hai tinh hoàn”. Thực tế kích thước tinh hoàn của họ
bình thường nhưng thể tích tinh dịch thấp, số lượng tinh trùng ít, khi sinh thiết
tinh hoàn vẫn thấy tế bào dòng tinh trưởng thành .
●Thiếu hụt FSH đơn thuần: những bệnh nhân này vẫn thể hiện nam
tính mạnh mẽ bởi chế tiết LH của tuyến yên vẫn đủ để kích thích tế bào
Leydig sản xuất testosteron bình thường nhưng do thiếu FSH nên tinh trùng
rất ít hoặc không có , .
-Tăng quá mức các hormon khác:
●Sản xuất quá nhiều androgen: do quá sản tuyến thượng thận hoặc

thiếu men 21 – hydroxylase bẩm sinh. Vì androgen không chỉ được tổng hợp
bởi tế bào Leydig mà còn được tổng hợp ở tuyến thượng thận. Sự thiếu hụt
men 21 – hydroxylase làm giảm tổng hợp corticoid, làm tuyến yên tăng tiết
ACTH để kích thích tuyến thượng thận, gây hậu quả tăng androgen .
Testosteron trong máu tăng cao gây ức chế sản xuất LH và FSH của tuyến
yên, dẫn tới kích thích không đầy đủ tế bào Leydig và Sertoli, tinh hoàn teo
bé và giảm sinh tinh trong khi dương vật có thể vẫn to , , .
●Nồng độ estradiol quá cao: do u vỏ tuyến thượng thận, u tế bào
Sertoli, u tế bào Leydig, suy gan. Nồng độ estradiol trong máu tăng quá mức sẽ
ức chế sản xuất các hormon hướng sinh dục dẫn đến suy tinh hoàn thứ phát .
●Prolactin bài tiết quá mức: do u tuyến yên, suy thận mạn, xơ gan, hoặc
stress, hạ đường huyết, các chất đối kháng dopaminergic. Tăng prolactin làm ức
chế FSH, LH, testosteron gây rối loạn cương dương và ức chế sinh tinh ,
●Cường năng các nội tiết khác:
-Bệnh cường giáp: những bệnh nhân này kèm theo dị tật tinh hoàn và
tuyến yên, nồng độ estradiol trong máu cao , .


10

-Hàm lượng glucocorticoid trong máu cao (hội chứng Cushing hoặc do
trị liệu): gây ức chế bài tiết LH, làm giảm nồng độ androgen trong máu gây
thiểu năng sinh tinh và tế bào dòng tinh ngừng trưởng thành, .
*Bất thường vật chất di truyền
-Hội chứng Klinefelter: là bệnh rối loạn số lượng NST (47, XXY). Tổn
thương tinh hoàn tiến triển từ từ. Các ống sinh tinh bị xơ hóa và biến thành
hyalin. Quá trình sinh tinh ngừng hoạt động nên mặc dầu có sự khác nhau
giữa bệnh nhân này với bệnh nhân khác nhưng đa số là không có tinh trùng
trong tinh dịch. Những bệnh nhân có khả năng sinh sản thuộc nhóm có khảm
(46,XY)/ (47,XXY) .

-Hội chứng đảo ngược giới tính: là nam nhưng NST giới tính là XX.
Mô tinh hoàn giống như hội chứng Klinefelter điển hình. Nồng độ LH, FSH
trong máu tăng cao nhưng testosteron lại thấp. Các bệnh nhân này có nhận
một NST X của cha nhưng đoạn xa của nhánh ngắn đã được chuyển vị và
thay thế bằng đoạn xa của nhánh ngắn NST Y, có chứa gen SRY và vùng
autosome giả của NST Y. Vì vậy biệt hóa tinh hoàn và giới tính nam vẫn xảy
ra mà không cần có mặt của NST Y , .
-Đột biến gen AZF: nằm ở đầu gần trên nhánh dài của NST Y có
những gen kiểm soát chiều cao của nam giới nhưng lại có khả năng điều
khiển sinh tinh. Nếu gen này bị đột biến sẽ gây nên tình trạng không có tinh
trùng .
-Hội chứng Noonan: bệnh nhân mang NST 46 XY nhưng có thể có biến
đổi của protein gắn ADN thuộc nhóm protein di động cao được SRY mã hóa.
Bệnh nhân thường có tật tinh hoàn ẩn, GnRH trong máu và nước tiểu cao, các
androgen vẫn đảm bảo cho bệnh nhân phát triển đầy đủ các đặc tính sinh dục


11

nam. Bệnh này cho đến nay chưa có phương pháp điều trị để sinh sản được
bởi các ống sinh tinh xơ hóa .
-Hội chứng Down: tế bào dòng tinh bất sản hoàn toàn hoặc không
trưởng thành. Nồng độ LH và FSH trong máu tăng cao .
*Một số nguyên nhân bẩm sinh khác:
-Không có tinh hoàn: những người này là nam giới, NST giới tính vẫn
là 46 XY, vẫn có các đặc tính sinh dục nam nhưng không sờ thấy tinh hoàn ,, .
-Hội chứng chỉ có tế bào Sertoli: nguyên nhân chưa được biết. Bệnh
nhân thường teo nhỏ hai tinh hoàn, mật độ mềm, không có tinh trùng . Các
đặc tính sinh dục nam bình thường. Các ống sinh tinh được nối với nhau bởi
các tế bào Sertoli, hoàn toàn không thấy tế bào dòng tinh nhưng mô kẽ bình

thường. Nồng độ FSH không bao giờ tăng cao bởi vì không có tế bào mầm,
LH, testosteron bình thường hoặc tăng nhẹ, , ,.
-Thiếu thụ cảm thể androgen: Amann R. P. thấy rằng phần lớn các đàn
ông có phenotyp bình thường mà không có hoặc rất ít tinh trùng trong tinh
dịch thì thường thiếu thụ thể androgen. Các bệnh nhân này có nồng độ LH và
testosteron trong máu cao nhưng các dấu hiệu lâm sàng thể hiện hoạt tính của
testosteron lại không rõ ràng .
- Một số rối loạn cấu trúc tinh trùng do bẩm sinh , :
+ Bất thường về sợi trục: các sợi trục có thể không đầy đủ hay các thành
phần tạo sợi trục bị thiếu có thể làm giảm hoặc mất khả năng chuyển động của
tinh trùng. Người bị bệnh này thường phối hợp với hiện tượng không có lông
chuyển trong đường hô hấp, còn được gọi là hội chứng không lông chuyển.
+ Những thiếu hụt ở đầu tinh trùng như không có acrosom làm cho đầu
tinh trùng tròn trùng trục. Tinh trùng của các bệnh nhân này không xuyên qua
vùng trong suốt của trứng nên không có khả năng thụ thai.
+ Đôi khi bất thường ở cổ làm cho thân và đầu tinh trùng như tách rời
nhau, đây là bệnh bẩm sinh.
- Chế độ ăn uống


12

Chế độ ăn thiếu vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B gây tổn
thương hoặc thoái hóa tinh trùng. Một số acid béo, acid amin và kẽm có thể
ảnh hưởng trực tiếp lên tinh hoàn gây giảm sinh tinh. Gần đây nhiều quan
điểm cho rằng thức ăn ngày nay thường chứa nhiều các gốc hóa học có tính
estrogen yếu, nếu tích tụ lâu ngày, có thể ức chế sinh tinh .
- Nhiễm khuẩn
Viêm tinh hoàn, biến chứng của quai bị, viêm mào tinh hoàn, viêm
đường sinh dục do lao, giang mai... biểu mô tinh bị thương tổn hay hủy hoại

hoàn toàn do tác động trực tiếp của nhiễm khuẩn, phản ứng viêm, tăng nhiệt
độ, hay do phản ứng miễn dịch sau khi hàng rào máu – tinh hoàn bị phá
hủy , .
- Nhiệt độ
Ở người, nhiệt độ ở bìu thường thấp hơn thân nhiệt khoảng 2oC . Một
số bệnh như: tinh hoàn lạc chỗ, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch màng tinh
hoàn... làm tăng nhiệt độ vùng tinh hoàn và mào tinh hoàn ngang với nhiệt độ
cơ thể sẽ làm quá trình sinh tinh bị ngưng lại, cũng như ảnh hưởng đến quá
trình trưởng thành của tinh trùng khi đi qua mào tinh hoàn. Sốt, nghề lái xe,
thợ hồ, thợ luyện kim làm giảm chất lượng tinh trùng .
- Miễn dịch
Khi có sự xâm hại hàng rào máu – tinh hoàn sau khi chấn thương, viêm
tinh hoàn, hoặc tắc ống dẫn tinh, các hành vi giao hợp bất thường..., làm tinh
trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó xuất hiện trong máu sẽ phát động hệ
thống miễn dịch sinh kháng thể chống tinh trùng làm bất động tinh trùng hoặc
kết dính tinh trùng. Nếu người vợ có kháng thể kháng tinh trùng, tinh trùng sẽ
bị kết dính trong âm đạo mà không xuyên qua chất nhày cổ tử cung vào tiếp
cận với trứng để thụ thai .
- Môi trường sống và làm việc
Nghiện rượu, hút thuốc lá, nghiện cần sa nặng, nghiện heroin, cocain,
một số hóa chất: thuốc trừ sâu diệt cỏ (DBCP, chlordecone, ethylene


13

dibromide), dioxin, một số kim loại nặng như chì, thủy ngân làm giảm sinh
tinh và gây dị dạng tinh trùng. Tiếng ồn cường độ cao làm giảm chất lượng
tinh trùng , .
- Tia X, các tia phóng xạ và hóa chất
Đa số các tế bào dòng tinh bị các hóa chất chống ung thư ức chế ở pha

tổng hợp tế bào và phân bào. Tinh nguyên bào trong giai đoạn phân chia rất
nhạy cảm với phóng xạ, làm giảm sinh tinh. Phóng xạ có thể gây đột biến
NST và gây nên những bất thường cho thế hệ sau .
-Suy giảm tinh trùng do mắc bệnh toàn thân
Các bệnh lý toàn thân đều ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của tinh
hoàn, nhưng nhiều khi không được chú ý. Các tình trạng bệnh lý cấp tính
nặng như phỏng, nhồi máu cơ tim, chấn thương, phẫu thuật… đều ức chế
chức năng tinh hoàn .
Suy thận mạn tính dẫn đến rối loạn điều hòa trực hạ đồi tuyến yên và
gián tiếp ức chế chức năng tinh hoàn. Suy gan mạn tính gây rối loạn nội tiết,
dẫn đến giảm sinh tinh, teo tinh hoàn, nữ hóa, giảm chức năng sinh hoạt tình
dục. Các bệnh lý về đường tiêu hóa, huyết học, nội tiết đều được báo cáo có
tác dụng giảm quá trình sinh tinh sinh tinh .
Ở những bệnh nhân có bệnh lý ác tính, sinh tinh thường giảm mạnh
hoặc ngưng hoàn toàn, chủ yếu do tác động của các phương pháp điều trị ung
thư như xạ trị, hóa trị . Quá trình sinh tinh cũng giảm trong các bệnh lý nhiễm
trùng mạn tính, cấp tính
- Các thuốc gây suy giảm tinh trùng
Theo WHO (2000), một số thuốc được ghi nhận có thể ảnh hưởng đến
sinh tinh như: nội tiết tố, cimetidine, sulphasalazine, spironolactone,
nitrofurantoin, niridazone, colchichine .
Thuốc
Nội tiết
Cimetidine
Sulphasalazine

Tác động
Các thuốc corticoid hoặc androgens gây ức chế tuyến
yên, có thể ức chế sinh tinh và teo tinh hoàn
Ức chế cạnh tranh với androgen, ức chế sinh tinh

Tác dụng độc trực tiếp lên quá trình sinh tinh


14

Spironolactone
Ức chế tác động của androgens
Nitrofurantoin
Tác dụng độc trực tiếp lên quá trình sinh tinh
Niridazone
Ức chế trực tiếp quá trình sinh tinh
Colchichine
Ức chế trực tiếp quá trình sinh tinh
Các thuốc điều trị ung thư đều ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh tinh
và gây tình trạng vô tinh tạm thời. Cơ chế ức chế tác động của các thuốc hóa
trị có thể bào gồm: gây tổn thương tế bào mầm sinh dục, rối loạn chức năng tế
bào Sertoli, rối loạn tổng hợp nội tiết tố. Đồng thời, tổn thương nhiễm sắc thể
ở tinh trùng sau điều trị hóa chất cũng được ghi nhận. Đây là những tổn
thương có thể có thể truyền cho con .
- Độ pH của tinh dịch
Tinh trùng thích hợp và hoạt động mạnh ở môi trường trung tính hoặc
hơi kiềm. Trong môi trường acid nhẹ, hoạt động của tinh trùng sẽ giảm. Trong
môi trường acid mạnh, tinh trùng sẽ bị tiêu diệt , .
- Stress
Căng thẳng tinh thần kéo dài làm giảm khả năng sinh sản tinh trùng,
khiếm khuyết về chức năng tinh trùng, ảnh hưởng đến sự toàn vẹn DNA trong
nhân tinh trùng .
1.1.1.5. Sinh lý thụ thai
Sự thụ thai là sự thụ tinh, sau đó là sự làm tổ của trứng. Sự thụ tinh là
quá trình kết hợp của hai giao tử đơn bội: giao tử đực (tinh trùng) và giao tử

cái (noãn) để tạo thành một tế bào mới là hợp tử. Sau khi làm tổ, trứng phát
triển thành thai và các phần phụ của thai (bánh rau, màng rau, dây rau và
nước ối) .
Sự thụ tinh thường xảy ra ở 1/3 ngoài của ống dẫn trứng. Có khoảng
200 triệu tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh vào âm đạo. Dịch ở âm đạo, cổ
tử cung dưới ảnh hưởng của estradiol sẽ trở nên loãng hơn vào giai đoạn
trước rụng trứng, cho phép những tinh trùng di động nhanh nhất và mạnh nhất
đi qua, số còn lại nằm lại vùng cổ tử cung và túi cùng âm đạo. Có khoảng vài
triệu tinh trùng đến được gần noãn. Tinh trùng có thể sống tới 1 tuần sau khi


15

phóng, noãn chỉ sống được 2 ngày sau khi rụng. Tinh trùng từ dịch phóng tinh
không thể thụ tinh ngay được. Quá trình thụ tinh trong cơ thể chỉ xảy ra được
nếu tinh trùng nằm trong môi trường của đường sinh sản nữ từ 4 đến 6 giờ,
chịu một sự biến đổi gọi là sự hoạt hóa .
Khi tinh trùng vượt qua màng trong suốt của noãn, một sự hòa hợp vỏ
bọc noãn và vỏ bọc thân tinh trùng xảy ra, nhân tinh trùng hoàn toàn được
đưa vào trong bào tương noãn, đuôi rời khỏi đầu bị giữ lại bên ngoài màng
trong suốt, một phản ứng vỏ noãn sẽ ngăn chặn không cho một tinh trùng nào
khác được lọt vào chất noãn. Xuất hiện trong noãn một tiền nhân đực và một
tiền nhân cái. Hai tiền nhân này tiếp tục phát triển riêng rẽ, sau đó xích lại gần
nhau và hòa lẫn thành một sau khi cởi bỏ hoàn toàn màng bọc nhân. Hợp tử
hình thành và bắt đầu phân chia .
Sau khi thụ tinh trứng tiếp tục di chuyển trong vòi tử cung để đi đến
làm tổ ở buồng tử cung. Trứng di chuyển trong phần còn lại của vòi tử cung
mất 3 – 4 ngày, sau đó sống tự do trong buồng tử cung thêm 2 – 3 ngày nữa
mới bắt đầu quá trình làm tổ .
1.1.2. Điều trị SGTT theo YHHĐ

1.1.2.1. Điều trị nội khoa
*Hormon điều trị suy giảm tinh trùng:
- FSH và LH: Iacono F. và cs đã sử dụng FSH liều cao (150UI) để điều
trị các bệnh nhân SGTT thấy kết quả số lượng tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng
khỏe tăng lên rõ rệt so với nhóm điều trị thấp (p < 0,001). Strehler E. và cs
cũng sử dụng FSH với liều 150 UI/ ngày trong 12 tuần để điều trị cho 46 bệnh
nhân vô sinh nam có tinh dịch đồ ít và yếu thấy tăng số lượng tinh trùng có
hình thái bình thường , .
- hMG (Human menopo gonadotropil) hay hCG (human chorionic
gonadotropin) . Demoulin A điều trị 87 trường hợp SGTT (11 – 20 x 10 6 /ml)
bằng hMG đơn thuần hoặc hCG thấy 44 trường hợp số lượng tinh trùng tăng
hơn 30 x 106 /ml và 17 trường hợp sinh con; còn trong 98 trường hợp SGTT


16

nặng (< 10x 106 /ml) có 30 người có số lượng tinh trùng tăng tới 20 – 30 x 10 6
/ml và 7 trường hợp sinh con. Schill W.B. dùng hMG và hCG điều trị 48 bệnh
nhân SGTT (< 20x106 /ml) tự phát trong 3 tháng thấy 10 bệnh nhân sinh con
trong vòng một năm, 16 bệnh nhân số lượng tinh trùng cao hơn 25 x 106 /ml .
- Các thuốc kháng estrogen tại receptor: Clomiphen citrate hoặc
Tamoxifen. Clomiphen tranh chấp với estrogen nội sinh tại các receptor ở
vùng dưới đồi và tuyến yên, Tamoxifen ngăn cản phức hợp estrogem –
receptor gắn vào vị trí tác dụng trên DNA của tế bào đích. Vì vậy chúng
kháng lại estrogen và gây kích thích hoạt động của tinh hoàn bằng cách gây
tăng tiết FSH và LH nội sinh. LH tăng kích thích tế bào Leydig làm tăng sản
xuất testosteron nên làm tăng sinh tinh trùng. Clominphen làm tăng nồng độ
kẽm và magie trong tinh dịch nên làm tăng di động tinh trùng [6].
- Các androgen: một số tác giả đã sử dụng testosteron với liều 100 –
200 mg/ tuần trong 3 – 4 tháng để làm giảm số lượng tinh trùng. Sau khi

ngừng thuốc một thời gian sẽ có hiệu ứng bật và làm tăng số lượng tinh trùng
[6] , [38].
Các dạng thuốc dùng hiện nay là Androil testocaps, Mesterolone,
testosterone undecanoate.
- Nhóm ức chế prolactin: trường hợp SGTT do prolactin huyết tương
cao, dùng bromocryptine 5 – 10mg/ ngày hoặc Indometacin để ức chế
prolactin. Barkey J. Thấy kết quả điều trị vô sinh nam bằng Indometacin với
liều 50mg và 75mg/ ngày trong 60 ngày chưa rõ ràng [6].
- Nhóm methylxanthin: Pentoxyfyllin (Torental). Theo Shen M.R. và cs.
sau 3 tháng điều trị bằng Pentoxyfyllin, tỷ lệ tinh trùng khỏe tăng lên nhưng mật
độ tinh trùng không tăng. Merino G. và cs dùng Pentoxyfyllin với liều
1200mg/ngày trong 6 tháng thấy nồng độ hormon hướng sinh dục, thể tích tinh
dịch, số lượng tinh trùng, khả năng sống và hình thái tinh trùng không thay đổi


17

trước và sau điều trị. Nhưng tỷ lệ tinh trùng khỏe tăng lên một cách rõ rệt sau 3 –
6 tháng điều trị ( từ 25,5% tăng lên 35,5 – 42,0% với p<0,001).
- Các thuốc chống oxy hóa:
Trong cơ thể phản ứng oxy hóa tạo ra các gốc tự do, những gốc này gây
lão hóa tế bào và gây ra những tổn thương cho tế bào đặc biệt là phân tử
DNA. Người ta cũng cho rằng có sự liên quan giữa tổn thương do quá trình
oxy hóa DNA ở tinh trùng và hiện tượng vô sinh nam .
-Glutathion: Lenzi A. và cs đã dùng Glutathion 600mg/ ngày tiêm tĩnh
mạch 2 tháng để điều trị 11 bệnh nhân SGTT, thấy sau 30 – 60 ngày điều trị
số tinh trùng khỏe tăng lên rõ rệt.
-L – arginin: theo Scibona M. và cs L – arginin HCl có thể cải thiện khả
năng chuyển động của tinh trùng mà không hề có tác dụng phụ nào .
-Coenzym Q10: theo Lewin A. và nhiều tác giả khác cho rằng coenzym

Q10 cũng có tác dụng làm tăng khả năng di động của tinh trùng.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân SGTT do các nguyên nhân đặc hiệu thì cần có
các biện pháp chuyên biệt như sử dụng tinh chất tuyến giáp trong suy giáp, sử
dụng glucocorticoid trong trường hợp vô sinh do miễn dịch, dùng kháng sinh
nếu viêm nhiễm đường niệu – sinh dục .
1.1.2.2.Điều trị bằng phẫu thuật
Áp dụng cho những trường hợp: giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn
lạc chỗ, nước màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, vô tinh trùng do tắc nghẽn (phẫu
thuật nối ống dẫn tinh hoặc nối ống dẫn tinh – mào tinh) .
1.1.2.3. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh nam do SGTT
- IUI: đưa một thể tích nhỏ tinh trùng đã được chọn lọc bằng kĩ thuật
lọc rửa tinh trùng vào buồng tử cung gần thời điểm rụng trứng. Thường phối
hợp với kích thích buồng trứng và gây phóng noãn chủ động bằng hCG , ,.
- IVF và chuyển phôi vào buồng tử cung: chọc hút một hoặc nhiều trứng
đã trưởng thành từ buồng trứng, cho thụ tinh với những tinh trùng di động tốt sau
lọc rửa và để vào tủ cấy. Khoảng 1 – 2 ngày sau khi tinh trùng xâm nhập vào


18

trứng, chuyển phôi phát triển tốt vào buồng tử cung để phôi làm tổ và phát triển
thành thai nhi. Tỷ lệ có thai 25% cho một chu kỳ , .
-ICSI: các bước giống IVF, chọn từng tinh trùng có di động và hình
dạng bình thường ở độ phóng đại 2000 lần, tiêm thẳng vào trứng. Tỷ lệ thụ
tinh khoảng 70 – 80 %, tỷ lệ có thai 35 – 40% , .
*Các yếu tố từ vợ trong quá trình điều trị SGTT
Kết quả điều trị vô sinh phụ thuộc vào khả năng sinh sản của người vợ:
noãn tốt và có phóng noãn; tinh trùng và noãn phải gặp nhau và có kết hợp
tốt; trứng di chuyển về buồng tử cung, làm tổ và phát triển bình thường... Tỷ
lệ có thai giảm ở những người vợ lớn tuổi, trong khi kết quả IVF và ICSI

dường như ít bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của người chồng , .
*Hướng nghiên cứu mới điều trị chứng vô tinh trùng không tắc
Những năm gần đây người ta nghiên cứu quá trình sinh tinh từ tế bào
mầm. Cho đến nay, những nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cũng như trên
người vẫn chưa cung cấp được những bằng chứng rõ ràng rằng sự cấy ghép tinh
tử có thể hoàn lại sự sinh sản ở những người đàn ông được cấy ghép .
1.2.Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Quan niệm của YHCT về quá trình tạo tinh trùng, các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình tạo tinh trùng.
1.2.1.1.Tinh tiên thiên và tinh hậu thiên
Tinh là cơ sở vật chất của sự sống con người và các loại hoạt động cơ
năng của cơ thể. Có hai loại tinh đều tàng ở thận là tinh tiên thiên và tinh hậu
thiên. Trai gái đều có tinh
Tinh tiên thiên do bố mẹ đem lại. Tinh hậu thiên do chất dinh dưỡng của đồ
ăn tạo ra. Hai nguồn tinh tiên thiên và hậu thiên bổ sung cho nhau tham gia
vào sự việc sinh dục và phát dục của cơ thể .
1.2.1.2.Tạng thận và mệnh môn
Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể . YHCT cho
rằng tinh luôn luôn được lưu chuyển giữa ngũ tạng, lục phủ và thận là nơi


19

tàng tinh. Trong cuốn Y hải Cầu nguyên, Hải Thượng Lãn Ông viết “Thận là
nơi đô hội, chỗ chữa giữ tinh. Thận là cái bể của tinh, đó là khi 5 tạng đầy đủ
mới tiết ra mà đưa về thận, nghĩa là tạng thận hội họp tinh hoa của năm tạng
mà chữa giữ lấy”. Trong thiên Chân luận, sách Tố vấn nói: “thận chủ thủy,
nhận lấy tinh của ngũ tạng, lục phủ mà tàng chứa lại”. Có thể nói, thận tàng
tinh bao gồm hai phương diện, một là tàng chứa tinh của ngũ tạng lục phủ, hai
là tàng chứa tinh của bộ phận sinh dục.

Tinh của bộ phận sinh dục tức là tinh của nam nữ giao hợp là chất cơ
bản nhất làm cho sự sinh dục của loài người được phồn thịnh. Thứ tinh này do
tinh khí tiên thiên kết hợp với tinh khí ngũ tạng của hậu thiên chuyển hóa mà
thành ra rồi chứa đựng và bài tiết ra.
Thận không chỉ tàng trữ tinh đơn thuần mà qua công năng của nó, tinh
có thể hóa khí, khí do thận tinh hóa ra gọi là thận khí. Tinh khí của thận mạnh
hay yếu sẽ quan hệ mật thiết đến khả năng sinh trưởng và phát dục của cơ
thể. Khi con người bắt đầu sinh ra, theo thời gian tinh khí của thận dần dần
mạnh lên. Khi đứa trẻ thay răng thì tốc độ phát triển được đẩy nhanh. Đến
tuổi dậy thì, tinh khí của thận đầy đủ, cơ thể phát dục, gọi là “thiên quý”.
Với nam là sản sinh tinh trùng, với nữ bắt đầu có kinh nguyệt, giới tính
hình thành rõ rệt .
Lý luận YHCT cho rằng Mệnh môn là một bộ phận rất quan trọng trong
cơ thể. Thuyết “Mệnh môn” được phát sinh từ đời Tần Việt Nhân. Điều 36,
sách Nạn kinh nói: “thận có hai quả, nhưng không phải là thận cả, bên tả gọi
là thận, bên hữu gọi là Mệnh môn, là nơi tàng nạp, duy hệ nguyên khí. Con
trai thì chứa đựng tinh khí, con gái thì ràng giữa bào cung”.
Theo Lý Thời Trân, “Mệnh môn là một vật chất chứa đựng tinh dịch,
giữa vững bào cung. Thể chất của nó không phải là mỡ, không phải là thịt, có
màng trắng bao bọc ở giáp đốt sống lưng thứ 7 kể từ dưới lên vào khoảng
giữa hai quả thận, trên thông với tâm phế, có đường thông lên não. Nó là gốc
sinh mệnh, là chủ tướng hỏa, là kho tinh khí. Loài người và vật đều có, nhân


20

vật hóa sinh đều ở đấy mà ra. Khi nam nữ giao cấu phải bẩm thụ thứ chân hỏa
mệnh môn ấy mới kết thành thai, cho nên người thọ yểu đều gốc ở đấy.
Theo Hải Thượng Lãn Ông thì “ở giữa 2 quả thận có một điểm chân
dương gọi là Mệnh môn, là nơi tàng nạp tướng hỏa. Người ta khi bẩm sinh ra

cơ quan cốt ở một điểm tướng hỏa Mệnh môn ấy. Khi trai gái giao cấu, trước
hết hỏa hôi, rồi sau tinh mới tụ... Người ta sinh ra trước hết có Mệnh môn hỏa,
nếu không có điểm hỏa khí tiên thiên ấy thì không thành hình thể gì cả.
Đường Tông Hải cho rằng: “vị trí thận giáp hai bên xương sống, nơi
cuống thận tức là Mệnh môn, nó là gốc của Tam tiêu. Từ cuống thận ra có ba
đường, một đường là khí quản trên thông với mũi để hấp khí trời, dưới thông
với đan điền tức là nguồn của sinh khí, một đường là niệu khiếu thông với
bàng quang, một đường thông xương sống trong có khiếu thông vào tích tủy,
hóa sinh tinh khí, đấy gọi là Mệnh môn, chủ về phần dương khí làm căn
nguyên cho sinh mạng con người...Mệnh môn thông xuống đan điền sinh bào
cung, tinh thất là nơi chứa đựng tinh khí”.
Như vậy, thận là tạng thuộc thủy, chủ việc tàng tinh, tinh là nguyên âm,
là chân thủy tiên thiên. Mệnh môn là chỗ liên quan tới nguyên khí nên gọi là
nguyên dương, là chân hỏa tiên thiên. Quan hệ giữa thận và Mệnh môn là
quan hệ “âm dương hỗ căn, thủy hóa tương tế”.
1.2.1.3.Quan niệm về sinh dục của nam giới.
YHCT đề cập tới “thiên quý” của người nam và nữ, tức là một chất
thúc đẩy và làm cơ thể sinh trưởng và phát dục, có nguồn gốc từ thận tinh,
được nuôi dưỡng bởi tinh hậu thiên, dần dần thành thục, sung thịnh, sau đó
dẫn suy giảm cho đến khi mất hẳn. Với nam là sản sinh tinh trùng, với nữ bắt
đầu có kinh nguyệt. Khi thiên quý đến là người có khả năng sinh đẻ. Nội kinh
viết: con trai 8 tuổi thận khí sung túc, lông tóc dài ra, răng thay; đến 16 tuổi,
thận khí thịnh vượng, thiên quý thành thục, tinh khí tràn đầy và có thể tiết ra
được, lúc này nếu giao hợp với nữ thì có thể sinh con; 24 tuổi thận khí đầy đủ,
gân xương rắn chắc, răng khôn mọc, sinh trưởng phát dục đến cực độ; 32 tuổi,


21

gân xương to lớn, da thịt béo tốt, cơ bắp càng đầy đặn và rất khỏe; đến 40 tuổi

thận khí bắt đầu suy còn một nửa, đến 48 tuổi dương khí ở phần trên suy kiệt,
sắc mặt khô ráo tiều tụy, tóc điểm bạc, đến 56 tuổi can khí suy kém, cân mạch
hoạt động kém, thiên quý khô kiệt, tinh khí suy thiếu, thân thể mệt mỏi; đến
64 tuổi răng rụng dần, tóc cũng rụng thưa , , .
1.2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của
tinh trùng theo lý luận YHCT
*Thận tinh suy tổn
Do tiên thiên bất túc hoặc buông thả tình dục làm cạn kiệt tinh khí.
Linh khu viết : “nhập phòng quá độ thì hại thận”. Hoặc tổn thương do thất
tình. Sợ hãi làm hại thận khiến tinh khí hao tổn , .
*Thận dương hư
Nguyên dương bất túc, thiên quý suy ở người già, ốm lâu ngày, và tất cả
các nguyên nhân gây thận tinh suy tổn làm thận dương hư. Thận dương mất chức
năng khí hóa, không có tác dụng sưởi ấm, làm tinh khí hư lạnh ,.
*Tỳ hư tinh tổn
Do suy nghĩ quá độ, lao động quá sức dẫn đến mệt mỏi làm tổn thương
tâm tỳ, ăn uống thiếu thốn, hoặc bệnh lâu cơ thể suy nhược mệt mỏi quá làm
tổn thương tỳ, hoặc do thận dương không đủ ôn ấm được tỳ dương làm không
vận hóa được thủy cốc, hậu thiên mất điều hóa, tinh chất thức ăn không thể
hóa sinh khí huyết làm thận tinh suy yếu .
Ăn uống không điều độ, no đói thất thường làm tổn hại khí của tỳ vị,
làm không sinh hóa được chất tinh vi, không sinh trưởng được khí huyết.
“Vị mạnh thì thần đầy đủ mà tinh khí vượng, vị bại thì tinh tổn thương mà
dương sự suy yếu”. Do tinh hậu thiên do tỳ khí sinh ra, có nhiệm vụ nuôi
dưỡng tinh tiên thiên và tinh của ngũ tạng. Tỳ khí hư làm tinh ngũ tạng hư
yếu không tàng nạp ở thận, thận tinh hư yếu nên gây ra số lượng tinh trùng
giảm, sức hoạt động tinh trùng kém .



×