Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC “THANH hầu lợi CÁCH THANG” TRONG điều TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM mũi HỌNG cấp THÔNG THƯỜNG DO VIRUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.52 KB, 72 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH YN

đánh giá tác dụng của bài thuốc
thanh hầu lợi cách thang trong điều trị
bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thờng do
virus

CNG LUN VN THC S Y HC

H NI - 2014


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH YN

đánh giá tác dụng của bài thuốc
thanh hầu lợi cách thang trong điều trị
bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thờng do
virus
Chuyờn ngnh : Y hc c truyn


Mó s : 60720201

CNG LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Phm Th Bớch o
2. TS. T Vn Bỡnh


HÀ NỘI - 2014


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BC

: Bạch cầu

BN

: Bệnh nhân

CLS

: Cận lâm sàng

CVPS

: Chống viêm phi steroid


D0

: Ngày điều trị thứ 1

D3

: Ngày thứ 3

D7

: Ngày thứ 7

ĐC

: Đối chứng

ĐM

: Động mạch

HC

: Hồng cầu

HGB

: Hemoglobin

LS


: Lâm sàng

NC

: Nghiên cứu

TB

: Tế bào

TC

: Tiểu cầu

TM

: Tĩnh mạch

YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. VIÊM MŨI HỌNG CẤP THÔNG THƯỜNG DO VIRUS THEO YHHĐ.3
1.1.1. Giải phẫu mũi họng..............................................................................3
1.1.2. Sinh lý mũi họng..................................................................................6
1.1.3. Bệnh học viêm mũi họng cấp thông thường do virus........................11
1.2. VIÊM MŨI HỌNG CẤP THÔNG THƯỜNG DO VIRUS THEO

YHCT.............................................................................................................13
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh chứng “hầu tý” theo YHCT...................................14
1.2.2. Các thể lâm sàng của chứng “hầu tý”................................................14
1.2.3. Điều trị chứng “hầu tý”......................................................................15
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ CHỨNG HẦU TÝ BẰNG
YHCT TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI..........................................16
1.4. VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU..........................................................17
1.4.1. Tên bài thuốc: “Thanh hầu lợi cách thang”.....................................17
1.4.2. Xuất xứ bài thuốc:...........................................................................17
1.4.3. Thành phần bài thuốc nghiên cứu:..................................................18
1.4.4. Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày 01 thang, chia 2 lần..18
1.4.5. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu tiêu thũng........................18
1.4.6. Phân tích bài thuốc..........................................................................18
1.4.7. Tổng quan về các vị thuốc trong bài thuốc......................................18
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................31
2.1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU............................31
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu..........................................................................31


2.1.2. Phương tiện nghiên cứu.....................................................................32
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................33
2.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán.........................................................................33
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân..........................................................34
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................35
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................36
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................36
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu..........................................................36
2.3.3. Phân loại bệnh nhân...........................................................................36
2.3.4. Phương pháp điều trị..........................................................................36

2.3.5. Quy trình tiến hành nghiên cứu.........................................................37
2.3.6. Phương pháp theo dõi, đánh giá kết quả điều trị................................38
2.3.7. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................39
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU......................................................40
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU....................................................................40
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................42
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................42
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới..................................................42
3.1.2. Các triệu chứng chính của viêm mũi họng cấp thông thường do virus.......42
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG.....................................43
3.2.1. Kết quả điều trị các triệu chứng sau 7 ngày.......................................43
3.2.2. Kết quả điều trị cụ thể từng triệu chứng.............................................43
3.2.3. Kết quả điều trị chung........................................................................48
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN............................47
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.......................................47
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng.................................47
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................48


4.1. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.................48
4.2. Bàn luận về kết quả điều trị (so sánh giữa hai nhóm)........................48
4.2.1. Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng (sau 3ngày và 7 ngày điều trị).. 48
4.2.2. Kết quả điều trị chung (sau 3 ngày & 7 ngày điều trị).......................48
4.2.3. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi..........................................................48
4.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của bài thuốc nghiên cứu. 48
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................49
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................52



DANH MỤC BẢNG

BẢNG 3.1. TUỔI VÀ GIỚI BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU......................42
BẢNG 3.2. CÁC TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA VIÊM MŨI HỌNG CẤP
THÔNG THƯỜNG DO VIRUS TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ.......................42
BẢNG 3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 7 NGÀY.......................................43
BẢNG 3.4. TRIỆU CHỨNG SỐT SAU 3 NGÀY ĐIỀU TRỊ....................43
BẢNG 3.5. TRIỆU CHỨNG SỐT SAU 7 NGÀY ĐIỀU TRỊ....................44
BẢNG 3.6. TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU SAU 3 NGÀY ĐIỀU TRỊ..........44
BẢNG 3.7. TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU SAU 7 NGÀY ĐIỀU TRỊ..........44
BẢNG 3.8. TRIỆU CHỨNG ĐAU MỎI MÌNH MẨY SAU 3 NGÀY
ĐIỀU TRỊ.......................................................................................................44
BẢNG 3.9. TRIỆU CHỨNG ĐAU MỎI MÌNH MẨY SAU 7 NGÀY
ĐIỀU TRỊ.......................................................................................................45
BẢNG 3.10. TRIỆU CHỨNG KHÔ HỌNG SAU 3 NGÀY ĐIỀU TRỊ...45
BẢNG 3.11. TRIỆU CHỨNG KHÔ HỌNG SAU 7 NGÀY ĐIỀU TRỊ.. .45
BẢNG 3.12. TRIỆU CHỨNG ĐAU RÁT HỌNG SAU 3 NGÀY ĐIỀU
TRỊ..................................................................................................................45
BẢNG 3.13. TRIỆU CHỨNG ĐAU RÁT HỌNG SAU 7 NGÀY ĐIỀU
TRỊ..................................................................................................................46
BẢNG 3.14. TRIỆU CHỨNG NGẠT MŨI SAU 3NGÀY ĐIỀU TRỊ......46
BẢNG 3.15. TRIỆU CHỨNG NGẠT MŨI SAU 7 NGÀY ĐIỀU TRỊ.....46
BẢNG 3.16. TRIỆU CHỨNG CHẢY NƯỚC MŨI SAU 3 NGÀY ĐIỀU
TRỊ..................................................................................................................46
BẢNG 3.17. TRIỆU CHỨNG CHẢY NƯỚC MŨI SAU 7 NGÀY ĐIỀU
TRỊ..................................................................................................................47
BẢNG 3.18. TRIỆU CHỨNG HO SAU 3 NGÀY ĐIỀU TRỊ....................47


BẢNG 3.19. TRIỆU CHỨNG HO SAU 7 NGÀY ĐIỀU TRỊ....................47

BẢNG 3.20. TRIỆU CHỨNG NIÊM MẠC MŨI HỌNG SAU 3 NGÀY
ĐIỀU TRỊ.......................................................................................................47
BẢNG 3.21. TRIỆU CHỨNG NIÊM MẠC MŨI HỌNG SAU 7 NGÀY
ĐIỀU TRỊ.......................................................................................................48
BẢNG 3.22. KẾT QUẢ CHUNG VỀ LÂM SÀNG SAU 3 NGÀY ĐIỀU
TRỊ..................................................................................................................48
BẢNG 3.23. KẾT QUẢ CHUNG VỀ LÂM SÀNG SAU 7 NGÀY ĐIỀU
TRỊ..................................................................................................................48
Bảng 3.24. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng sau điều trị...............47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi họng cấp thông thường do virus là tình trạng viêm cấp tính
của niêm mạc mũi họng, lớp dưới niêm mạc và tổ chức lympho bào do virus
gây ra. Đây là một bệnh thường gặp chiếm khoảng 60% – 80% các trường
hợp viêm mũi họng cấp nói chung . Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới,
dễ lây thành dịch nhất là về mùa lạnh. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh và giảm hiệu quả làm việc. Hơn nữa nếu không
điều trị đúng và kịp thời, viêm mũi họng cấp do virus có thể bị bội nhiễm
hoặc gây biến chứng như viêm tai giữa cấp tính, viêm thanh khí phế quản cấp,
viêm phổi ,,.
Về phương diện YHHĐ, điều trị viêm mũi họng cấp thông thường do
virus, người ta chỉ dùng các thuốc điều trị triệu chứng: Hạ sốt, giảm đau, giảm
ho, chống xung huyết mũi, nâng cao thể trạng [1],[2],[3],. Tuy nhiên có rất
nhiều tác dụng phụ như: Cảm giác mệt mỏi khi uống thuốc, ảnh hưởng tới
chức năng gan đặc biệt là những người đã có tiền sử bệnh lý về gan, ảnh
hưởng tới dạ dày, tình trạng dị ứng thuốc. Vì vậy, mức độ hài lòng của người
bệnh còn thấp, nhất là về tính an toàn khi dùng thuốc.

Theo YHCT viêm mũi họng cấp thông thường do virus được xếp vào
các chứng “hầu tý”, “hầu phong” và cũng được điều trị bằng một số bài thuốc
cổ phương .
“Thanh hầu lợi cách thang” là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ “Hầu
chứng toàn khoa tử trân tập”, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi hầu tiêu
thũng. Bài thuốc đã được ứng dụng nhiều trên lâm sàng để điều trị bệnh viêm
mũi họng cấp thông thường rất hiệu quả, song chưa được đánh giá một cách
khoa học và khách quan. Với phương châm kế thừa và phát huy vốn quý của
YHCT một cách chọn lọc sáng tạo, hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn
cho người bệnh đặc biệt là tính an toàn của thuốc, đồng thời góp phần làm


2

phong phú thêm các phương pháp điều trị viêm mũi họng cấp thông thường
do virus nên nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác
dụng điều trị hỗ trợ của bài thuốc cổ phương “Thanh hầu lợi cách thang”
trên bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường do virus” với 2 mục
tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Thanh hầu lợi cách

2.

thang” trên bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường do virus.
Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Thanh hầu lợi
cách thang” trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VIÊM MŨI HỌNG CẤP THÔNG THƯỜNG DO VIRUS THEO YHHĐ
1.1.1. Giải phẫu mũi họng

Hình 1.1. Thành ngoài của mũi
1.1.1.1. Giải phẫu mũi
Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp mà không khí phải đi qua để vào
phổi và là nơi bắt đầu của quá trình làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí.
* Hốc mũi
Là hai ống dẹt nằm song song với nhau, hướng từ trước ra sau, được
ngăn cách bởi vách ngăn. Hốc mũi gồm bốn thành: thành trong, thành ngoài,
thành trên, và thành dưới. Cụ thể:
- Thành trên: Chia 4 phần nhỏ gồm phần mũi, phần trán, phần sàng và
phần bướm.Gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phía
ngoài, tạo thành trần các xoang sàng.
- Thành dưới: Là sàn mũi, có hình máng chạy từ trước ra sau, dài 5cm.


4

- Thành trong: Là vách ngăn mũi, đó là vách xương sụn ngăn cách hai bên
hốc mũi, được phủ niêm mạc với các tuyến tiết nhầy và mạch máu phong phú.
- Thành ngoài: Là vách mũi xoang. Thành này gồ ghề do sự hiện diện
của các cuốn mũi và ngách mũi. Thông thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lên
trên gồm: cuốn dưới, cuốn giữa, cuốn trên. Cấu tạo của cuốn gồm có xương ở
giữa và bên ngoài được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp.
Các ngách mũi: Ngách mũi là phần thành bên nằm dưới cuốn mũi. Như

vậy ở thành bên luôn có ba ngách mũi: ngách mũi dưới, giữa và trên.
+ Ngách mũi dưới: là ngách lớn nhất, chạy dọc theo chiều dài thành
ngoài hốc mũi. Lỗ thông của ống lệ mũi mở ra ở phần trước trên của ngách
mũi dưới.
+ Ngách mũi giữa: giới hạn bởi cuốn giữa ở trong và khối bên xương
sàng ở ngoài. Ngách giữa có các phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là gờ lệ,
đê mũi, mỏm móc và bóng sàng và giữa chúng có khe bán nguyệt, phễu sàng,
để lỗ thông xoang hàm, xoang trán và các tế bào xoang sàng trước thông vào
đây. Các cấu trúc này tạo nên phức hợp lỗ thông – ngách (còn gọi là phức hợp
lỗ ngách).
+ Ngách mũi trên: là khe hẹp giữa xoang sàng sau và cuốn trên. Các lỗ
thông của xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào khe trên. Ở tận cùng phía
sau của ngách mũi trên có lỗ bướm khẩu cái để cho động mạch-thần kinh
bướm khẩu cái vào mũi.
* Mạch máu và thần kinh của mũi
- Động mạch: Mũi được cung cấp máu bởi các nhánh của cả hệ cảnh
trong (ĐM mắt cho nhánh ĐM sàng trước và ĐM sàng sau) và hệ cảnh ngoài
(ĐM hàm trong).
- Tĩnh mạch: Đổ vào TM hàm trong, TM mắt và TM mặt.


5

- Thần kinh: Thần kinh giác quan là dây khứu giác. Thần kinh cảm giác
là các nhánh của dây mắt và bướm khẩu cái (V2).
* Các xoang cạnh mũi
Các xoang cạnh mũi là các hốc ở trong các xương xung quanh hốc mũi.
Gồm 4 đôi xoang thông với hốc mũi qua các lỗ thông xoang và liên quan với
nhau. Do niêm mạc mũi liên tục với niêm mạc xoang nên nhiễm trùng của
mũi nếu không được điều trị thì sau 7 – 10 ngày có thể lan vào xoang gây

viêm xoang.
1.1.1.2. Giải phẫu họng
Họng là ngã tư của đường hô hấp và tiêu hóa, cấu tạo như ống cơ –
màng trải dọc từ nền sọ xuống ngang mức đốt sống cổ VI, dài chừng 12 – 14
cm. Dựa vào liên quan ở phía trước của họng với mũi, miệng và thanh quản
mà người ta chia họng làm 3 phần có giải phẫu và chức năng sinh lý khác
nhau: họng mũi, họng miệng và họng thanh quản.
* Họng mũi
Là phần họng cao nhất gồm 6 thành
Thành trước: thông với lỗ mũi sau
Thành trên còn gọi là trần vòm, có tổ chức V.A
Hai thành bên: có loa vòi Eustachie là ống nối thông từ họng lên tai
giữa, giúp sự cân bằng áp lực hòm tai, nó cũng là con đường lan truyền bệnh
từ mũi họng lên tai giữa.
* Họng miệng
Có giới hạn trên khi màn hầu nằm ngang và giới hạn dưới bởi bờ trên
sụn nắp thanh quản. Phía trước là eo họng. Phía sau tương ứng về các đốt
sống cổ 3, 4.
Thành bên họng miệng có Amiđan khẩu cái là tổ chức lympho lớn nhất
trong vòng Waldayer.


6

Thành sau họng có tổ chức hạch Gillet dễ bị nhiễm trùng và áp xe gây
ra bệnh cảnh áp xe thành sau họng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
* Họng thanh quản
Đoạn này phía sau tương ứng các đốt sống cổ 5, 6, phía trước tương
ứng với các cấu trúc của thanh quản. Hai bên là xoang lê: Giữa họng và cột
sống cổ có một khoang tổ chức liên kết nhão có nhiều mạch máu và mạch

bạch huyết sau họng thông với khoang tạng ở trung thất.
* Mạch máu và thần kinh của họng
- Động mạch: Họng được cấp máu bởi các nhánh của động mạch cảnh
ngoài, động mạch mặt và động mạch hàm trên.
- Tĩnh mạch: TM đổ về tĩnh mạch mặt và đám rối hầu rồi đổ về tĩnh
mạch cảnh trong.
- Thần kinh chi phối là các nhánh của dây thần kinh IX và X cảm giác
cho hầu; các cơ họng do nhánh của thần kinh X vận động.
- Đám rối họng.
Vì thế viêm nhiễm vùng mũi họng có thể gây đau lan lên tai hoặc gây
biến chứng toàn thân , , ,,.
1.1.2. Sinh lý mũi họng
1.1.2.1. Cấu tạo niêm mạc mũi họng
Hốc mũi và các xoang cạnh mũi được phủ bởi niêm mạc đường hô hấp
là biểu mô trụ có lông chuyển, tuy nhiên niêm mạc vòm họng bao gồm cả
biểu mô đường tiêu hóa là biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa hay một số
vùng có cả biểu mô chuyển tiếp.
* Niêm mạc mũi: Gồm 3 lớp
- Lớp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển:
Gồm có 4 loại tế bào:
+ Tế bào trụ có lông chuyển: Chiếm khoảng 80% số lượng TB của
biểu mô đường hô hấp trên. Đó là các TB hình trụ, bề mặt có khoảng 50 –


7

200 lông chuyển, mỗi lông chuyển dài 5 – 7 μm, rộng 0,2-0,3 μm. Các lông
chuyển hoạt động trong môi trường dịch tạo nên sóng vận động lông
chuyển với tần số 10 – 12 lần/ giây ở nhiệt độ 37°C có tác dụng vận chuyển
chất nhầy .

+ Tế bào trụ không có lông chuyển: Bề mặt được bao phủ bởi 300 - 400
nhung mao kích thước 2 x 0,1 μm, làm tăng diện tích bề mặt của biểu mô,
giúp cân bằng dịch quanh các lông chuyển để đảm bảo độ ẩm trong hốc mũi,
cung cấp năng lượng và vitamin cho TB lông chuyển.
+ Tế bào Goblet (TB tuyến): có chức năng chính là tiết dịch giàu carbon
hydrate, là thành phần chủ yếu tạo nên lớp màng nhầy ở trên lông chuyển.
+ Tế bào đáy: khi các tế bào trên lớp biểu mô bị bong ra, các TB này đi
lên bề mặt niêm mạc, biệt hóa để chuyển thành TB trụ có lông chuyển hoặc
TB khác để thay thế .
- Tổ chức liên kết dưới biểu mô:
+ Lớp lympho bào: có nhiều TB lympho, tương bào và đại thực bào giữ
vai trò miễn dịch.
+ Tuyến tiết: có 3 loại tuyến tiết dịch, tiết nhầy và hỗn hợp. Các tuyến
tiết hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh phó giao cảm.
- Lớp dịch nhầy:
Niêm mạc mũi được bao phủ bởi lớp chất nhầy mỏng độ 10μm, do các
tế bào chế tiết và tuyến dưới niêm mạc tiết ra, thành phần gồm 95% nước, 3%
chất hữu cơ và 2% muối khoáng ,. Lớp chất nhầy này có vai trò quan trọng,
làm trung gian giữa niêm mạc và không khí được hít vào, và là nơi diễn ra
các hoạt động trao đổi chất và loại bỏ ngoại vật.
Tính chất đặc biệt nhất của dịch nhầy mũi là khả năng thay đổi độ pH
rất nhanh, từ dung dịch acid pH=3 hoặc pH=4, nó có thể trở về pH=7 chỉ
trong vài phút, bình thường chất nhầy là dung dịch kiềm nhẹ, sự thay đổi pH


8

có thể kéo theo sự chuyển dạng tức thì của chất nhầy từ gel sang sol và ngược
lại. Các nghiên cứu cho thấy rằng, chất nhầy có độ nhớt thấp và độ đàn hồi
cao sẽ được niêm mạc mũi vận chuyển nhanh hơn.

Dịch nhầy mũi chứa mucin, có vai trò chính là giữ và loại bỏ các dị vật
nhỏ không qua hoạt động thanh thải lông-nhầy hoặc bằng các cơ chế bảo vệ
khác như xì mũi, hắt hơi…Mucin còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc trong
trường hợp nhiệt độ, độ ẩm thấp hoặc hít phải khí lạ, thêm nữa nó có thể làm
vô hiệu hóa virus bằng cách giữ chúng lại ,.
* Niêm mạc họng
Thuộc loại tế bào gai với biểu bì nhiều tầng trong lớp đệm có nhiều
tuyến nhầy và nang lympho.
1.1.2.2. Các hoạt động chức năng của niêm mạc mũi họng
* Hoạt động thanh thải lông – nhầy
- Vận động của lông chuyển: Lông chuyển trên bề mặt niêm mạc mũi
vận động không ngừng trong lớp thảm nhầy. Đó là chuyển động tròn của các
lông chuyển theo chiều kim đồng hồ, mỗi lông sẽ tạo nên một sóng kích thích
đối với các lông bên cạnh làm cho nó chuyển động theo, sau đó các lông căng
ra và quét theo cùng một hướng tạo nên một làn sóng liên tục vận chuyển chất
nhầy. Độ đàn hồi và độ nhớt của lớp chất nhầy là hai yếu tố cơ bản quyết định
hoạt động của lông chuyển.
- Hoạt động thanh thải: Là một quá trình sinh lý cơ bản của niêm mạc
mũi, nó chỉ hoạt động có hiệu quả khi có hoạt động của lông chuyển và một
thảm chất nhầy tương ứng. Có 3 yếu tố chính quyết định sự di chuyển bình
thường của chất nhầy đó là: số lượng, chất lượng dịch nhầy và vận động lông
chuyển ,. Về lý thuyết, lớp sol quá mỏng hoặc ngược lại quá dầy đến mức các
đầu mút của lông chuyển không tới được lớp gel, đều ảnh hưởng đến hoạt


9

động thanh thải. Ngoài ra, cấu trúc lông chuyển và chất lượng của lớp niêm
dịch quanh lông cũng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của dịch nhầy.
1.1.2.3. Chức năng sinh lý mũi họng

* Chức năng của mũi ,,,,,.
- Chức năng hô hấp
Là chức năng cơ bản của mũi họng. Không khí khi qua mũi sẽ được
làm sạch, làm ấm và bão hòa hơi nước trước khi tới phổi.
+ Thông khí: Không khí hít vào và thở ra đập vào đầu và đuôi cuốn mũi
tạo các luồng khí đi qua các ngách mũi hình thành dòng xoáy không khí ở các
ngách mũi tạo nên lực ly tâm đẩy những hạt bụi dính vào màng nhầy của
niêm mạc và nhờ hoạt động của màng nhầy bụi bị đẩy ra sau và xuống họng.
+ Làm sạch:
Không khí thở vào có các hạt hữu hình hữu cơ và vô cơ; các hạt khí và
lỏng, các vi sinh vật có độ pH kiềm hoặc acid. Mũi có chức năng lọc để làm
sạch tối đa không khí bảo vệ đường hô hấp dưới của cơ thể.
Vô hiệu hóa virus – vi khuẩn: Nhờ các thành phần protein

như

Albumin, glucoprotein, các Ig ở lớp dịch nhầy treey và quanh lông chuyển
đặc biệt là IgA1 và IgA2 có vai trò quan trọng trong chống virus, vi khuẩn.
Các IgE và tế bào limpho T trong vai trò dị ứng.
+ Làm ấm không khí:
Niêm mạc mũi có hệ thống mạch phong phú và nhạy cảm do thần kinh
giao cảm chi phối. Các mao mạch giãn, nở để đảm bảo sưởi ấm không khí vào
phổi ở nhiệt độ tương đối ổn định.
+ Làm ẩm không khí:
Không khí hít vào theo nhiều luồng nhỏ được tiếp xúc với dịch mũi
xoang qua hệ thống niêm mạc mũi xoang làm ẩm không khí thở vào đến mức
gần như bão hòa (độ ẩm 95 – 100%)
- Dẫn lưu



10

Niêm mạc mũi có khả năng tống các chất tiết và vật hữu hình ra ngoài
gọi là sự dẫn lưu.
Dẫn lưu phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Yếu tố vật lý: Nó tuân theo quy luật trọng lượng.
+ Yếu tố sinh học: vai trò của hệ thống lông nhầy là phương thức dẫn
lưu thường xuyên, chủ yếu của mũi.
- Các chức năng khác
+ Chức năng ngửi: Vùng khứu giác gồm các thụ cảm thần kinh nằm ở
trên cao hốc mũi. Không khí thở vào một phần nhỏ sẽ lên vùng khứu giác.
+ Chức năng miễn dịch: Qua miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
+ Chức năng phát âm: Tác dụng cộng hưởng âm.
* Chức năng của họng
Họng có tầm quan trọng khác nhau trong vấn đề nuốt, thở, phát âm và
nghe. Các chất lạ ở mũi xuống họng sẽ được đưa xuống dạ dày hoặc được ho,
khạc nhổ ra ngoài qua miệng.
Vai trò của vòng Waldayer:
Họng có rất nhiều tổ chức lympho, những tổ chức này ở rải rác khắp
niêm mạc họng nhưng đặc biệt ở chung quanh cửa mũi sau và eo họng thì tổ
chức này tập trung thành khối gọi là Amiđan.
Amiđan là nơi sản xuất ra bạch cầu đơn nhân, các bạch cầu này chui
qua lớp biểu bì vào các khe kẽ của Amiđan cùng với bạch cầu đa nhân thoát
ra từ mạch máu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng nguyên do niêm mạc
mũi họng chặn lại. Đồng thời Amiđan còn là nơi tạo ra các loại kháng thể dịch
thể đó là các Ig.


11


1.1.3. Bệnh học viêm mũi họng cấp thông thường do virus
1.1.3.1. Dịch tễ học
- Viêm mũi họng cấp thông thường do virus là một bệnh rất hay gặp,
chiếm từ 60 – 80% các trường hợp viêm mũi họng cấp. Bệnh thường gặp về
mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết và rất dễ gây thành dịch [1].
- Các virus gây bệnh thường gặp là: virus cúm, Rhinovirus,
Coronavirus, Myxovirus, RSV (Respiratory syncytial virus), Adenovirus .
1.1.3.2. Triệu chứng
- Triệu chứng toàn thân
Triệu chứng đột ngột: Sốt cao 39 – 40 hay trên 40 độ C, thường có rét
run, nhức đầu và đau mỏi mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn ,,,.
- Triệu chứng cơ năng
Đau rát mũi họng, cảm giác khô mũi họng, đau có thể lan lên tai, đau
tăng khi ăn, nuốt, ngay cả khi nuốt nước bọt nên thường ứ đọng nước bọt, hơi
thở hôi.
Ở trẻ em thường hay gặp sưng đau hạch cổ.
Có thể ho từng cơn hoặc ho khan hoặc có ít đờm nhầy.
Giọng nói đục do niêm mạc họng nề và tăng tiết.
Ngạt mũi hai bên, chảy nước mũi trong, sau vài ba ngày chuyển thành
vàng xanh (có bội nhiễm) ,,,.
- Triệu chứng thực thể
Khám họng: Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, phù nề, tăng xuất tiết, tổ chức
bạch huyết sau họng đỏ mọng có những mao mạch nổi rõ. Hai amiđan khẩu
cái cũng sưng to đỏ có khi có lớp nhầy trắng như nước cháo phủ trên mặt
amiđan. Trụ trước và trụ sau cũng đỏ, có hạch góc hàm sưng nhẹ hơi đau.
Khám mũi: niêm mạc mũi xung huyết, cuốn dưới quá phát, sàn mũi có
dịch nhầy trong ,,,.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính
không tăng.



12

1.1.3.3. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.
- Triệu chứng toàn thân: Sốt cao 39 – 40 hay trên 40 độ C, thường có
rét run, nhức đầu và đau mỏi mình mẩy.
- Triệu chứng cơ năng: Đau rát mũi họng, ngạt mũi, chảy nước mũi
trong, ho khan hoặc đờm.
- Triệu chứng thực thể: Nội soi thấy niêm mạc mũi họng đỏ, phù nề,
tăng tiết dịch ,,,.
1.1.3.4. Tiến triển và biến chứng
Nói chung bệnh diễn nhanh và lành tính, thông thường bệnh kéo dài từ
7– 10 ngày thì khỏi, các triệu chứng giảm dần. Nhưng ngược lại nếu bị bội
nhiễm bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng như viêm tai giữa cấp tính,
viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi và đặc biệt nếu bội nhiễm liên cầu
khuẩn tan máu có thể gây ra viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc (viêm
màng tim) hoặc cá biệt có thể nhiễm khuẩn huyết [3],[4].
1.1.3.5. Điều trị
Chủ yếu giữ vệ sinh mũi, họng, nghỉ ngơi, giữ ấm, nâng cao sức đề kháng.
Điều trị triệu chứng là chính [1],[2],[3],[4].
* Toàn thân:
- Hạ sốt, giảm đau:
+ Giảm đau thông thường: Paracetamol.
+ Giảm đau chống viêm non-steroid: Aspirin, Ibuprofen…
- Chống viêm: alpha chymotripsin.
- Nâng cao thể trạng: Rutin C.
* Tại chỗ:
- Mũi: + Chống xung huyết mũi: otrivin.
+ Kháng sinh: Polydexa.

+ Săn khô niêm mạc mũi: Agyrol 3%.
- Họng: + Thay đổi pH niêm mạc họng: dung dịch có tính kiềm ấm.
+ Giảm đau tại chỗ: glycerolborat 5%.


13

1.1.3.6. Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị theo YHHĐ
Tác dụng không muốn của thuốc có thể gặp:
* Paracetamol:
- Đôi khi gặp các phản ứng dị ứng (như ban da, mày đay, sốt do thuốc),
buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu.
- Độc tính với gan và thận:
Khi dùng liều cao (>10g), sau thời gian tiềm tàng 24h, xuất hiện hoại tử
tế bào gan có thể tiến triển tới chết sau 5 – 6 ngày. Nguyên nhân là paracetamol
bị oxy hóa ở gan cho N-acetyl parabenzoquinon-imin. Bình thường, chất chuyển
hóa này bị khử độc ngay bằng liên hợp với glutathione của gan. Nhưng khi dùng
liều cao, N-acetyl parabenzoquinon-imin quá thừa sẽ gắn vào protein của tế bào
gan và gây ra hoại tử tế bào. Biểu hiện bằng đau hạ sườn phải, gan to, vàng da,
hôn mê gan (do tăng ammoniac), acid máu. Về sinh hóa, GOT, GPT, LDH đều
tăng. Bệnh nhân thường chết sau 6-7 ngày. Nếu điều trị sớm bằng N-acetylcystein (NAC-, Mucomyst, Mucosol), là chất tiền thân của glutathione, bệnh
nhân có thể qua khỏi. Sau 36 giờ, gan đã bị tổn thương, kết quả sẽ kém. Sau ngộ
độc dưới 10 giờ, dùng NAC có hiệu quả hơn ,.
* Otrivin:
Cảm giác nóng rát ở mũi và cổ họng, gây kích ứng tại chỗ, buồn nôn,
nhức đầu, khô niêm mạc mũi.
* Alpha chymotripsin:
Thường gặp nhất là tăng nhất thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng
bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây. Dùng trong nhãn khoa co thể gặp phù giác
mạc, viêm nhẹ màng bồ đào.

1.2. VIÊM MŨI HỌNG CẤP THÔNG THƯỜNG DO VIRUS THEO YHCT

Bệnh này thuộc về phạm trù của chứng “hầu tý”. Khái niệm “hầu tý”
lần đầu tiên được nhắc đến trong sách “ Tố Vấn” thiên “Âm dương biệt luận”.


14

Các tác giả đời sau dần dần phân loại bệnh này chi tiết hơn thành “phong
nhiệt hầu tý”, “phong thấp hầu tý”.
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh chứng “hầu tý” theo YHCT
Theo y học cổ truyền, bệnh này là do sinh hoạt không điều độ làm cho
vệ khí bất cố, phong nhiệt tà thừa hư xâm phạm, từ miệng, mũi đi xuống dần
hầu họng. Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không thoả đáng, hoặc bẩm
tố phế vị tích nhiệt, thì tà khí sẽ truyền vào lý gây thành chứng phế vị nhiệt
thịnh. Nếu là người có bẩm tố hư hàn, phong hàn sẽ thừa cơ xâm nhập vào bì
mao, rồi vào phế sau đó kết ở họng mà sinh thành chứng phong hàn hầu tý.
Bệnh này thuộc về thực chứng do ngoại tà gây nên. Giai đoạn đầu, lúc tà
khí còn ở phế vệ các triệu chứng chủ yếu thuộc biểu, bệnh tình tương đối nhẹ. Tuy
phân thành phong hàn và phong nhiệt, nhưng có đến 80% thuộc về nhiệt, phong
hàn chỉ chiếm khoảng 20%, hơn nữa giai đoạn này ngắn, rất nhanh hoá thành nhiệt
chứng. Bệnh diễn biến khoảng 2 đến 3 ngày, nếu tà khí không giải được, thường
theo kinh vào lý rồi biến thành chứng lý nhiệt, bệnh tình lúc này nặng hơn .
1.2.2. Các thể lâm sàng của chứng “hầu tý”
Trên lâm sàng có thể phân thành 3 loại : phong hàn hoặc phong nhiệt
xâm phạm vào phế và phế vị nhiệt thịnh .
1.2.2.1. Thể phong nhiệt
Họng hơi sưng đỏ, khô, nóng, hơi đau, ngứa cổ, nuốt khó, có thể kèm:
sốt, hơi sợ lạnh, đau đầu, ho và khạc ra đờm vàng, chất lưỡi bình thường hoặc
hơi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

1.2.2.2. Thể phong hàn
Họng hơi đau hoặc ngứa, niêm mạc hơi đỏ nhưng không sưng, nuốt có
cảm giác vướng, sốt nhẹ, sợ lạnh, không có mồ hôi, chảy nước mũi trong, ho có
đờm trong loãng, chất lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng, nhuận, mạch phù khẩn.


15

1.2.2.3. Thể phế vị nhiệt thịnh
Họng sưng đau nhiều, màn hầu sưng đỏ, nuốt khó, đau, đờm vàng,
nhiều, khó khạc, hạch góc hàm sưng to, ấn đau, sốt, miệng khô, đầu đau, đại
tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, mạch hồng sác.
1.2.3. Điều trị chứng “hầu tý”
Pháp điều trị bệnh này chú trọng khu tà. Giai đoạn đầu, tà khí còn ở phế
vệ, nên dùng pháp sơ giải, không nên lạm dụng các thuốc đắng lạnh. Khi tà
khí đã truyền vào lý, nên dùng phép thanh nhiệt. Khi uống thuốc nên ngậm
trong miệng và từ từ nuốt, ngoài ra nên kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn
thân để tăng cường hiệu quả điều trị.
1.2.3.1. Điều trị thể phong nhiệt
- Pháp điều trị: sơ phong thanh nhiệt, giải độc lợi họng.
- Bài thuốc: Sơ phong thanh nhiệt thang (nghiệm phương) gia giảm:
Kinh giới 10g, phòng phong 10g, ngưu bàng tử 12g, cam thảo 6g, kim ngân
hoa 12g, liên kiều 12g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, xích thược 12g, cát
cánh 10g, triết bối mẫu 10g, thiên hoa phấn 12g, huyền sâm 12g.
Đau đầu gia mạn kinh tử, cao bản; ho ngứa họng nhiều gia huyền sâm, thuyền
thoái, quất hồng bì; đau họng nhiều gia xạ can, sơn đậu căn .
Hoặc bài Thanh hầu lợi cách thang (Hầu chứng toàn khoa tử trân tập)
gia giảm: Kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, đại hoàng 6g, hoàng cầm 10g,
chi tử 10g, bạc hà 6g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 10g, phòng phong 10g,
cát cánh 6g, hoàng liên 4g, huyền sâm 6g, phác tiêu 2g, cam thảo 8g.

1.2.3.2. Điều trị thể phong hàn
- Pháp điều trị: tân ôn giải biểu, sơ phong tán hàn.
- Bài thuốc: Lục vị thang (Hầu khoa bí chỉ) gia giảm :


16

Kinh giới 10g, phòng phong 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, bạc hà 6g, cương
tàm 10g, tô diệp 10g, sinh khương 10g.
Mũi tắc chảy nước trong, gia thương nhĩ tử, tân di; ho nhiều gia tử uyển, cát
cánh; ngứa họng nhiều gia xác ve, quất hồng bì .
1.2.3.3. Điều trị thể phế vị nhiệt thịnh
- Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, lợi hầu tiêu thũng.
- Bài thuốc: Thanh hầu lợi cách thang (Hầu chứng toàn khoa tử trân
tập) gia giảm: Kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, đại hoàng 6g, hoàng cầm
10g, chi tử 10g, bạc hà 6g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 10g, phòng phong
10g, cát cánh 6g, hoàng liên 4g, huyền sâm 6g, phác tiêu 2g, cam thảo 8g.
Đại tiện bí, bội đại hoàng; khát nhiều gia thiên hoa phấn; đờm nhiều gia
qua lâu nhân, bối mẫu; sốt cao gia thạch cao, tri mẫu, họng sưng nhiều gia
đan bì, xích thược .
1.2.3.4. Điều trị tại chỗ
Dùng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ
thống như: kim ngân hoa, liên kiều, kinh giới, ngưu bàng tử, cam thảo để chế
thành dung dịch khí dung. Dùng máy khí dung để tiến hành điều trị tại chỗ.
1.2.3.5. Điều trị bằng châm cứu
Dùng kim tam lăng chích nặn máu huyệt thiếu thương, ngày 1 lần.
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ CHỨNG HẦU TÝ BẰNG YHCT
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Năm 2003, theo Trần Thúy điều trị viêm họng đỏ cấp tính thông thường

bằng kích thích điện các huyệt ngư tế, hợp cốc, phù đột trên kinh phế và kinh
đại trường có kết quả điều trị: tốt: 16,67%, khá: 70,0%, không kết quả 13,33%
và không có loại kém .


×