Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Khảo sát thực trạng cung ứng thuốc y học cổ truyền tại một số cơ sở khám chữa bệnh ở hà nội 6 tháng đầu năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589 KB, 73 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học cổ truyền (YHCT) đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức
khỏe (CSSK) của người dân. Và tại đại hội toàn thế giới về YHCT lần đầu
tiên do tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức tại Bắc Kinh (11/2008) đã đưa ra
“tuyên bố Bắc Kinh” kêu gọi các quốc gia thành viên của WHO và các bên
liên quan khác thực hiện các bước để đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia,
thúc đẩy việc sử dụng YHCT an toàn và hiệu quả [1]. Tuyên bố mang tính
bước ngoặt, là sự công nhận YHCT trong lĩnh vực Y tế trên toàn cầu. Thực tế
cũng cho thấy không chỉ ở phương Đông mà ngay cả các nước phương Tây
như Mỹ, Anh, Đức YHCT cũng rất phát triển. Hiện nay, 80% bác sĩ Đức kê
đơn thuốc có nguồn gốc từ thực vật [2], hơn 158 triệu người trưởng thành ở
Mỹ đã sử dụng các thuốc YHCT [3],...
Việt Nam là một trong những nước có truyền thống sử dụng thuốc
YHCT lâu đời. Sau giải phóng Đảng và Chính Phủ rất quan tâm tới sự phát
triển kết hợp của hai nền y học. Chỉ thị 03/BYT ngày 1/3/1996 nêu: “Phát
triển sử dụng thuốc YHCT và các phương pháp không dùng thuốc của YHCT
tại y tế cơ sở và cộng đồng vẫn là mục tiêu chiến lược của ngành trong những
thập kỷ tới để bảo vệ sức khoẻ nhân dân”. Trong quyết định 2166/QĐ-TTg
ngày 30/11/2010 cũng đề ra mục tiêu phát triển Y, dược cổ truyền Việt Nam
đến năm 2020: “ …hiện đại hóa và phát triển mạnh y, dược cổ truyền trong
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân…” [4].
Thuốc YHCT đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động YHCT. Theo
Vụ Y Dược cổ truyền (2009), trung bình cả nước sử dụng 60000 tấn dược
liệu/năm. Trong đó: 12000 tấn (20%) khai thác tự nhiên, 16000 tấn (26,5%) từ
trồng trọt, 32000 tấn (53,5%) nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch [5], [6].


2

Tuy nhiên, hiện nay nguồn dược liệu phần lớn là nhập khẩu (hơn 80%),
nhiều loại dược liệu nhập không rõ nguồn gốc, không rõ tính chất. Việc sản


xuất dược liệu trong nước diễn ra tự phát, không có quy hoạch, nhiều cơ sở
trồng còn sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trái quy định làm ảnh
hưởng tới chất lượng dược liệu... Tình trạng dùng lưu huỳnh để bảo quản
dược liệu quá mức ở các cơ sở kinh doanh. Trên thị trường còn trôi nổi các
loại thuốc Đông dược giả, thuốc Đông dược có lẫn thuốc Tân dược… đã và
đang đe dọa sức khoẻ của người dân [7], [8]. Trước tình hình đó ngày 24
tháng 02 năm 2012 Bộ Y tế đã ra chỉ thị 03/CT – BYT về tăng cường quản lý
cung ứng, sử dụng dược liệu, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu trong các cơ
sở khám chữa bệnh bằng YHCT [9].
Hà Nội là thành phố đông dân thứ 2 của cả nước, là nơi tập trung nhiều
Bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực YHCT, nhu cầu và tình hình sử dụng
YHCT rất lớn, đặc biệt là thuốc YHCT. Trong bối cảnh hiện tại còn nhiều bất
cập và thiếu thông tin về thuốc cổ truyền (TCT), việc tiến hành đánh giá về
nhu cầu sử dụng và nguồn cung ứng TCT tại các cơ sở khám chữa bệnh của
thành phố nhằm góp phần nâng cao kiến thức trong việc xác định nguồn gốc,
chế biến và bảo quản dược liệu, tăng cường hiệu quả phòng và điều trị bằng
YHCT là rất cần thiết. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với
các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng cung ứng thuốc Y học cổ truyền tại một số
cơ sở khám chữa bệnh ở Hà Nội 6 tháng đầu năm 2013.
2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại các cơ sở
trên trong 6 tháng đầu năm 2013.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thuốc cổ truyền trên thế giới
Thuốc cổ truyền là những vị thuốc, chế phẩm thuốc có nguồn gốc thực

vật, động vật, khoáng vật, có tác dụng điều trị hay có lợi cho sức khoẻ của
con người đã được sử dụng từ lâu đời ở nước ta hay trên thế giới [10].
Quỹ thiên nhiên thế giới ước tính trên thế giới có khoảng 250000 270000 loài thực vật bậc cao có mạch trong đó có 35000 - 70000 loài cây
được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Các nước có kinh nghiệm sử dụng YHCT lâu đời luôn coi trọng và
khuyến khích phát triển, sử dụng YHCT trong công tác CSSKBĐ cho nhân
dân. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, tính đến năm 1995 trong tổng số
50% số người trên thế giới được CSSK thì có tới 80% được chăm sóc bằng
YHCT. Còn theo báo cáo mới hơn năm 2008 của WHO: tại Châu Á và Châu
Phi có đến 80% dân số phụ thuộc vào YHCT để chăm sóc sức khỏe ban
đầu[11]. Điều này đã nói lên sự tin cậy của người dân đối với YHCT [12].
Ở khu vực Đông Nam Á các nước như: Indonesia, Malaysia, đặc biệt là
Thái Lan là những nước có truyền thống sử dụng YHCT. Năm 1980 sau khi
nhận ra những sai lầm do coi trọng phát triển YHHĐ quá mức chính phủ và
ngành y tế Thái Lan đã có những chính sách hữu hiệu nhằm khôi phục lại
nền YHCT. Thiết lập các chính sách phát triển thuốc thảo mộc trên phạm vi
toàn quốc. Để hỗ trợ cho việc phát triển thuốc thảo mộc, Thái Lan đã tiến
hành các cuộc điều tra về cây thuốc, các nghiên cứu về dược học, y xã hội học
đồng thời triển khai thành lập các trung tâm YHCT tại các tỉnh. Từng bước


4

đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân
[13].
Ở Trung Quốc, từ thời Tây Chu (năm 1066 - 771 trước công nguyên)
đã có những thầy thuốc chuyên nghiệp. Ngày nay, thuốc cổ truyền đóng vai
trò quan trọng trong nền y học Trung Quốc. Việc sử dụng y dược cổ truyền
được thể chế bằng văn bản pháp luật nhà nước. Trong đó coi trọng việc sử
dụng y dược cổ truyền cho vấn đề CSSK ở cộng đồng. Tại Trung Quốc có tới

11146 loài trong tổng số 25000 loài được dùng làm thuốc trên thế giới. Bên
cạnh nguồn thuốc cổ truyền Trung Quốc còn có nguồn thuốc của các dân tộc
bản địa. Hai nguồn dược liệu này được sử dụng trong CSSK, làm mỹ phẩm,
và thực phẩm chức năng. Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn sang các nước
thuộc Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và Châu Úc. Các chất
taxon, gingko hay các dịch chiết từ Nhân sâm, Tam thất cũng là những mặt
hàng xuất khẩu mạnh của Trung Quốc [14].
Ở Ấn Độ, ngay từ năm 1940 đã có chính sách quốc gia về Y học cổ
truyền. Luật và điều lệ cũng được ban hành từ những năm đó và được cập
nhật dần trong những năm 1964, 1970, 1982. YHCT Ấn Độ được xem như là
một di sản văn hoá. Hiện nay, người ta chia YHCT Ấn Độ ra nhiều trường
phái trên cơ sở các khác biệt về quan niệm, lý luận và thực hành: Ayurveda,
Yoga, Unani, Siddha. Nhà nước rất quan tâm tới bảo tồn và phát triển nguồn
dược liệu. Tính đến năm 2008 ở Ấn Độ có khoảng 8000 loài được dùng làm
thuốc, nhiều cây thuốc quý được phát hiện và ghi vào sách đỏ. Có 30 vùng
trồng và bảo tồn nguồn gen cây thuốc. Năm 1993, nhà nước có các dự án lớn
như: Khoanh vùng dược liệu, có vùng trồng lưu trữ nguồn dược liệu, tuyên
truyền giáo dục về YHCT tớí thôn bản và hướng hoạt động tới cộng đồng
[15].


5

Nhật Bản cũng là nước có nền YHCT lâu đời và đã được sử dụng rộng
rãi từ trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Được xem là nước dùng thuốc cổ
truyền cao nhất thế giới hiện nay. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật về
thuốc cổ truyền từ năm 1950. Ước tính trên 95% Kampo (Thuốc dân gian
Nhật Bản kết hợp thuốc cổ truyền Trung Quốc) là những dạng bào chế tiện lợi
và được xem như thuốc phải kê đơn. Hiện nay có 147 thuốc Kampo đã được
đưa vào danh mục thuốc kê đơn của nước này [16], [17].

Thuốc YHCT không chỉ có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển mà
ngay cả các nước công nghiệp phát triển YHCT đang từng bước khẳng định vị
thế của mình trong vai trò chăm sóc sức khoẻ của người dân. Ở Châu Âu,
Bắc Mỹ và các nước công nghiệp khác, trên 50% dân số đã sử dụng YHCT ít
nhất một lần. Ở Mỹ ước tính 158 triệu người thường xuyên sử dụng thuốc cổ
truyền. Ở Đức có tới 80% dân số sử dụng thuốc thảo dược. Theo báo cáo của
WHO tổng số tiền chi phí cho YHCT hằng năm trên thế giới đạt trên 6 tỷ đôla
và con số này ngày càng gia tăng [18], [19].
Trong chiến lược phát triển YHCT năm 2002 - 2005 tổ chức Y tế thế
giới khẳng định vai trò, giá trị của YHCT và chủ trương đa dạng hoá các hình
thức cung cấp dịch vụ YHCT.
Trên thế giới hiện nay, đại dịch HIV/AIDS đang diễn biến một cách
phức tạp, số bệnh nhân mắc bệnh ngày một nhiều. Trong khi đó các loại thuốc
có khả năng ngăn chặn bệnh lại có giá thành rất cao. Do vậy, YHCT là sự lựa
chọn hàng đầu bởi tính an toàn, rẻ tiền và tiện lợi. Người ta ước tính ở
Sanfrancisco, London, Nam Phi…có tới 75% người mắc HIV/AIDS dùng
YHCT như một phương thức tăng cường năng lượng, kích thích tiêu hoá [19].


6

Nhìn chung, rất nhiều nước trên thế giới quan tâm tới sự phát triển và
sử dụng YHCT trong việc CSSK người dân, đồng thời coi đó là một trong
những yếu tố then chốt trong CSSKBĐ ở nước mình.

1.2. Tình hình cung ứng và sử dụng thuốc cổ
truyền ở Việt Nam
1.2.1 Vài nét về lịch sử thuốc YHCT ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên được biết đến là một trong
những quốc gia có độ đa dạng sinh học cao, có nguồn tài nguyên cây thuốc

phong phú và có truyền thống sử dụng YHCT lâu đời.
Lịch sử phát triển YHCT Việt Nam kéo dài hàng ngàn năm gắn liền với
quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ thời Vua Hùng, nhân dân
Việt nam đã biết dùng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, thực vật, động vật,
khoáng vật để phòng và chữa bệnh. Qua nhiều thế hệ đúc rút kinh nghiệm kết
hợp với sự giao lưu văn hoá Trung Quốc, hệ thống lý luận Y học cổ truyền ở
nước ta ngày một hoàn thiện [20].
Vào thời nhà Trần (1225 - 1399) xuất hiện lương y nổi tiếng là Tuệ
Tĩnh. Ông được nhân dân ta suy tôn là một vị “Thánh thuốc Nam”, và là
người đặt nền móng cho ngành thuốc Nam về cả hai phương diện thực tiễn và
lý thuyết [21], [22].
Dưới thời nhà Lê, có Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1724 1791), là đại danh y nước ta thế kỷ XVIII. Ông luôn thận trọng, chu đáo, tận
tình cứu chữa người bệnh. Hải Thượng Lãn Ông đã tổng hợp những thành tựu
của nền y học phương Đông đến thế kỷ XVIII, áp dụng sáng tạo vào điều kiện
thiên nhiên và bệnh tật ở nước ta. Tổng kết hoàn chỉnh lý luận và các phương
pháp chữa bệnh thành bộ sách “Hải thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập 66


7

quyển. Bộ sách này được coi là Bách khoa toàn thư của y học cổ truyền Việt
Nam [10].
Từ khi cách mạng tháng Tám thành công, dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới YHCT, tạo điều kiện cho
YHCT phát triển.
Ngày 27/2/1955 tại hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ gửi thư cho ngành y
tế. Trong thư bác viết: “..Y học phải dựa trên nguyên tắc: dân tộc, khoa hoc,
đại chúng. Ông cha ta ngày trước đã có nhiều kinh nghiệm quý báu chữa bệnh
bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng
nên chú trọng phối hợp nghiên cứu thuốc đông và thuốc tây”.

Năm 1957 hội đông y được thành lập với mục đích đoàn kết giới lương
y và những người hành nghề y dược cổ truyền, phát hiện các cơ sở YHCT, tạo
điều kiện kết hợp YHCT với YHHĐ.
Năm 2005, danh mục thuốc chủ yếu YHCT được ban hành với 94 chế
phẩm thuốc YHCT, 30 cây thuốc được trồng ở vườn thuốc mẫu. Danh mục 96
cây thuốc Nam phân theo nhóm bệnh và 215 vị thuốc. Cũng trong năm này
chúng ta đã điều tra khảo sát có 3948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loài
khoáng vật, 52 loài tảo có ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc [23].
Tháng 2/2008, Bộ y tế ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh với 98 loại chế phẩm và 237 vị thuốc [24].
Chính sách quốc gia về thuốc và chiến lược phát triển ngành Dược giai
đoạn đến năm 2010 đã đặt vấn đề phát triển dược liệu, trong đó xác định kế
hoạch nhiệm vụ phát triển nguồn dược liệu, xác định vùng nuôi trồng cây con
làm thuốc. Kết hợp trồng rừng với trồng cây con làm thuốc. Xây dựng vườn
quốc gia về thuốc. Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về dược liệu [25] .


8

Mục tiêu, nhiệm vụ công tác YDHCT của Việt Nam trong khoảng 1999
– 2020 là: “Nâng cao và phát triển kỹ năng, kỹ thuật của YHCT trên cơ sở giữ
vững và phát huy bản sắc dân tộc của YHCT, kết hợp tinh hoa của YDHCT
Việt Nam với YDHHĐ để hội nhập với sự phát triển YDHCT của các nước
trên thế giới” [26], [27].

1.2.2. Tình hình cung ứng và sử dụng thuốc cổ truyền ở Việt Nam
Hiện nay, thuốc YHCT sử dụng tại Việt Nam theo Luật Dược số
34/2005/QH11 ban hành tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI ngày 14 tháng 6
năm 2005 và thông tư số 49/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30 tháng 12 năm
2011 được hiểu là [28], [29]:

- Thuốc đông y : là thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý luận và
phương pháp của y học cổ truyền của các nước phương Đông.
- Các vị thuốc y học cổ truyền: là dược liệu được sơ chế, phức chế theo
lý luận và phương pháp y học cổ truyền. Và chế biến là quá trình làm thay đổi
về chất và lượng của dược liệu thô thành vị thuốc đã được chế biến theo
nguyên lý của y học cổ truyền, bao gồm 2 giai đoạn chính: sơ chế và phức
chế.
Theo đó có thể hiểu các hình thức TCT dù đã được chế biến nhưng
chưa sử dụng được luôn để kê đơn được xếp vào nhóm dược liệu. Các dược
liệu này có thể còn ở dạng nguyên thủy ban đầu sau khi khai thác, thu hoạch
hoặc cũng có thể đã được sơ chế qua, thái phiến phơi khô… để tiện bảo quản
vận chuyển. Khi đến các CSKCB YHCT, các dược liệu muốn thành thuốc có
thể sử dụng kê đơn cần quá trình chế biến theo nguyên tắc. Các thuốc này
được gọi là vị thuốc. Tóm lại, dược liệu là các TCT chưa sử dụng được luôn,
còn vị thuốc là các TCT có thể sử dụng luôn để kê đơn điều trị.


9

Về tiêu chuẩn chất lượng của thuốc thuốc YHCT, đã được quy định rõ
trong dược điển Việt Nam IV (2010) về số lượng các vị thuốc được phép dùng
cũng như chất lượng của từng vị thuốc. Quyết định số 3759/QĐ - BYT ngày
8 tháng 10 năm 2010 của Bộ Y tế quy định về việc: “Ban hành phương pháp
chế biến bảo quản chất lượng đối với 85 vị thuốc đông y”. Chỉ thị 03/CT BYT ngày 24 tháng 2 năm 2012 về: “Tăng cường quản lý cung ứng, sử dụng
dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh
bằng công lập”. Chúng được xem là cơ sở pháp lý cho các cơ quan y tế đánh
giá và kiểm tra [9], [30], [31].
Phần lớn các CSKCB đều tự chế biến đươc các vị thuốc theo phương
pháp YHCT. Trong các đơn vị thì Viện Y dược học dân tộc Thành Phố Hồ Chí
Minh thực hiện chế biến được 250/250 vị thuốc chiếm tỷ lệ 100% trong tổng

số vị thuốc hiện đang sử dụng tại Viện, tiếp đến là bệnh viện YHCT Thành
Phố Hồ Chí Minh 214/267 vị chiếm 80%...Tuy nhiên có một số bệnh viện còn
chưa thực hiện chế biến các vị thuốc tại bệnh viên như Quảng Nam, Phú Thọ,
Đồng Nai, Quảng Bình, Hà Giang và bệnh viện mới thành lập Bình Phước.
Một số vị thuốc chế biến phức tạp, số lượng sử dụng không nhiều các bệnh
viện hầu như không chế biến như Phụ tử… [7].
Đối với chế phẩm thuốc: Các Bệnh viện YHCT đều sản xuất được một
số chế phẩm tuy không nhiều nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng
thuốc trong bệnh viện, những chế phẩm do bệnh viện sản xuất đều có xuất xứ
từ các bài thuốc cổ phương, hoặc là các bài thuốc nghiệm phương đã được sử
dụng có hiệu quả cao trên lâm sàng trong nhiều năm và một số thuốc là sản
phẩm của đề tài nghiên cứu. Số lượng chế phẩm YHCT sản xuất tại bệnh viện
phụ thuộc quy mô khoa dược của bệnh viện. Viện Y dược học dân tộc Thành
Phố Hồ Chí Minh sản xuất được 52 chế phẩm, Bệnh viện YHCT Trung ương
37 chế phẩm, số lượng chế phẩm sản xuất tại bệnh viện cũng thay đổi tùy


10

theo nhu cầu sử dụng của bệnh viện, một số bệnh viện không sản xuất chế
phẩm như Bệnh viện YHCT tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện YHCT tỉnh Lạng
Sơn, Bệnh viện YHCT tỉnh Đồng Nai,… Các dạng chế phẩm là: Thuốc
hoàn, cồn xoa bóp, chè thuốc, bột thuốc, cốm thuốc, viên nang, viên nén,
thuốc nước, cao dán…[7].
Về trang thiết bị phục vụ chế biến thuốc: Đa số các cơ sở đều có các
trang thiết bị sản xuất thuốc ở dạng truyền thống như: dao cầu, máy thái dược
liệu, bộ làm thuốc tễ lăn bằng tay,… Hoặc các trang thiết bị sản xuất các dạng
chế phẩm YHCT theo hướng hiện đại hóa như hệ thống máy sắc thuốc, máy
đóng gói chè tan, chè túi lọc, máy đóng nang, máy dập viên, máy ép vỉ…
Ngoài ra một số bệnh viện, viện còn có các trang thiết bị, máy móc phục vụ

cho kiểm nghiệm về hóa lý và vi sinh cho các chế phẩm YHCT như Bệnh
viện Phạm Ngọc Thạch, Viện Y dược học dân tộc Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trong khi đó còn nhiều Bệnh viện YHCT nhất là các bệnh viện mới thành lập,
các trang thiết bị sản xuất còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất
thuốc sử dụng trong bệnh viện [7].
Hiện nay, chế biến thuốc cổ truyền trong các CSKCB còn gặp nhiều
khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng để sản xuất thuốc theo quy tắc một
chiều, các trang thiết bị hiện có chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chế biến
dược liệu, nên việc chế biến thuốc phiến chủ yếu theo phương pháp thủ công;
nhân lực cán bộ dược YHCT còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng chưa
đáp ứng được nhu cầu chế biến và sản xuất thuốc trong bệnh viện. Bên cạnh
đó, còn một số khó khăn khác như kinh phí dành cho ngành y tế thấp, đặc biệt
là YHCT; việc thanh toán bảo hiểm y tế trong Bệnh viện YHCT còn gặp
nhiều khó khăn do một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc chữa bệnh
chủ yếu khi bệnh viện sử dụng cho người bệnh thì không được thanh toán, số
thuốc bệnh viện sản xuất không được tính đủ chi phí làm thành chế phẩm [7].


11

Tất cả các nguyên nhân này phần nào ảnh hưởng đến tình hình sử dụng và chế
biến TCT tại các cơ sở dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy việc đánh giá
một cách đầy đủ thực trạng sử dụng và chế biến thuốc tại các CSKCB để tìm
biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng chữa bệnh cho người dân
bằng thuốc YHCT là cần thiết.
Việc áp dụng các thành tựu khoa học để cải thiện các dạng bào chế
cũng như hình thức sử dụng TCT cũng không ngừng được nâng cao. Bên
cạnh các hình thức sử dụng thuốc truyền thống như: thuốc sắc, rượu thuốc,…,
rất nhiều dạng bào chế hiện đại khác cũng được nghiên cứu và phát triển.
Nhiều bài thuốc, vị thuốc có giá trị được nghiên cứu theo hướng sản xuất

công nghiệp.
Tính đến năm 2011, cả nước mới có 12 cơ sở sản xuất thuốc từ dược
liệu đạt tiêu chuẩn GMP (chiếm hơn 11%). Nguồn dược liệu đầu vào cho các
đơn vị sản xuất thuốc từ dược liệu không ổn định. Công tác sơ chế và chế
biến dược liệu gặp nhiều bất cập do diện tích mặt bằng chật hẹp, quá trình chế
biến không đúng quy cách đã ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu và hiệu quả
điều trị của thuốc Đông dược [27].
Theo thống kê của ngành Dược (2011) nước ta có gần 3950 loài cây
thuốc, 52 loài tảo và 75 loài khoáng vật, 408 loài động vật có thể dùng làm
thuốc chữa bệnh. Không ít các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
công tác quản lý chất lượng dược liệu, thuốc từ dược liệu, song những hoạt
động trong lĩnh vực này còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế [27]. Công tác
quản lý nhà nước về dược liệu, thuốc YHCT còn chồng chéo, thiếu sự phối
hợp giữa các bộ, ngành, địa phương .


12

Theo báo cáo của đoàn thanh tra sở y tế Hà Nội (2007): Kết quả kiểm
tra hành nghề kinh doanh dược liệu, đông dược chỉ riêng tại Ninh Hiệp (Gia
Lâm - Hà Nội) thì chỉ có 19/200 hộ kinh doanh dược liệu có giấy phép [32].
Đến 31/12/2008 có 1870/8487 thuốc Đông dược được đăng ký nhưng
báo cáo về ảnh hưởng không có lợi tới sức khoẻ do việc sử dụng thuốc từ
dược liệu tăng lên, số mẫu đông dược không đạt chất lượng đăng ký cao gần
10%/năm/tổng số mẫu lấy kiểm tra. Một số dược liệu giả như: Hoàng kỳ lẫn
với vị thuốc Hồng kỳ, Hoài sơn lẫn với các vị khác thuộc họ Dioscoreae,
Bạch linh làm giả bằng các loại bột khác đóng thành bánh, thỏ ty tử bị làm giả
bằng các chất vô cơ…[7] .

1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ở Hà Nội

Hà Nội là thành phố lớn nhất cả nước với diện tích 3323,6 km2, gồm 29
quận, huyện, thị, dân số hơn 6,8 triệu người là thành phố đông dân thứ hai
của cả nước [33]. Do vậy, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân là rất
lớn. Hà Nội là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, là nơi tập
trung các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện cấp thành phố có trình độ
chuyên môn cao. Đặc biệt Hà Nội là nơi có nhiều bệnh viện đầu ngành về
YHCT như: bệnh viện YHCT Trung ương, bệnh viện YHCT Quân đội, bệnh
viện YHCT Bộ Công an, bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội… Ngoài ra phục
vụ công tác phòng và chữa bệnh bằng YHCT còn có các khoa YHCT của gần
41 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Đặc biệt còn có các bệnh viện tư
nhân chuyên khoa YHCT như: Bệnh viện Nam Á, bệnh viện Trường Giang.
Điều này nói lên nhu cầu về YHCT trong nhân dân thủ đô và các tỉnh lân cận
là rất lớn.
Hà Nội còn là trung tâm đào tạo các cán bộ ngành y dược học cổ truyền
hàng đầu của cả nước như Đại học Y Hà Nội, Học viện Y dược học cổ truyền


13

Việt Nam, Đại học Dược... Tại đây có các trung tâm nghiên cứu, các labo
kiểm nghiệm về thuốc YHCT hiện đại. Hà Nội có các khu nuôi trồng dược
liệu có quy mô lớn như Thanh Trì, Sóc Sơn và là trung tâm buôn bán dược
liệu lớn như phố Lãn Ông, Ninh Hiệp (Gia Lâm).
Đồng thời được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân thành phố, Hà Nội
đã từng bước hiện đại hóa và phát triển mạnh Y dược cổ truyền trong công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Mục tiêu Hà Nội đến năm
2015, xây dựng và kiện toàn 100% Bệnh viện YHCT theo hướng Bệnh viện
đa khoa YHCT. Và đến năm 2020, 100% Bện viện Đa khoa, Chuyên khoa có
khoa YHCT, 100% phòng khám đa khoa, Trạm y tế xã có bộ phận Y dược cổ
truyền do thầy thuốc YHCT của trạm y tế phụ trách. Về khám, chữa bệnh

bằng YHCT, Hà Nội phấn đấu đến năm 2015 tuyến thành phố đạt 15%, tuyến
huyện đạt 20%, tuyến xã đạt 30% tỷ lệ người bệnh được khám chữa bệnh và
sử dụng thuốc YHCT trong điều trị các bệnh chung. Các bệnh viện sẽ từng
bước được hiện đại hóa YHCT và đẩy mạnh kết hợp YHCT với YHHĐ. Hà
Nội chú trọng, quan tâm nhiều về đội ngũ dược sĩ cổ truyền nhằm đáp ứng
nhu cầu về dược liệu, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu đảm bảo chất lượng
cho các cơ sở khám chữa bệnh bằng Y dược cổ truyền.
Để đạt được các mục tiêu trên, thành phố đã đề ra những giải pháp chủ
yếu như: Phát triển hệ thống khám chữa bệnh bằng Y dược cổ truyền; phát
triển nguồn nhân lực; về cơ chế chính sách; đảm bảo nâng cao chất lượng
dược liệu và thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu; tăng cường vai trò của Hội
Đông y các cấp; vai trò của Hội Châm cứu thành phố; Tăng cường công tác
quản lý hành nghề Y dược cổ truyền; nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh công
tác kế thừa; tăng cường công tác tuyên truyền cũng như đảm bảo về tài chính
cho các cơ sở Y dược cổ truyền có điều kiện phát triển [7], [34].


14

1.5. Một số công trình nghiên cứu về cung ứng
và sử dụng thuốc YHCT.
Trong những năm gần đây, với chính sách khuyến khích phát triển
YHCT của Đảng, Nhà nước, đã có những công trình nghiên cứu về thực trạng
YHCT hiện nay như:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Y tế của Nguyễn Viết Thân (2006) về:
“Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng dược liệu trên thị trường Việt
Nam hiện nay ’’ [20].
- Luận văn thạc sĩ y học của Nguyễn Vũ Úy (2008) nghiên cứu: “Thực
trạng cấp và sử dụng đông dược tại các cơ sở hành nghề y dược cổ truyền tư
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nôi”. Theo nghiên cứu này trên các cơ sở

hành nghề y dược cổ truyền tư nhân ở địa bàn Hà Nội tỷ lệ mua thuốc trôi nổi
tương đối cao: 18,7% đối với chế phẩm và 56,2% đối với dược liệu. Trong
việc sử dụng thuốc YHCT, nghiên cứu mới đề cập đến tỷ lệ sử dụng thuốc
thang và chế phẩm trong điều trị cũng như số lượng vị thuốc và chế phẩm
trong một đơn thuốc YHCT [35].
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Do Cam (2009) tại các cơ sở y tế công
lập ở Hà Nội bước đầu cho thấy số lượng các dược liệu, vị thuốc và chế phẩm
được sử dụng. Nghiên cứu cũng khảo sát 5 dược liệu dễ nhầm lẫn cho kết
quả : “Chỉ tiêu soi bột có 35,7% mẫu Hoài sơn đạt; chỉ tiêu mô tả có 100%
mẫu Hồng hoa, 0% mẫu Phòng kỷ, 0% mẫu Mộc thông đạt yêu cầu; Chỉ tiêu
tiêu bản có 37,55% mẫu Uy linh tiên đạt yêu cầu’’ [36].
- Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa của Đinh Quang Huy (2011) về “
Khảo sát thực trạng 8 vị thuốc bổ tại 3 Bệnh viện Y học cổ truyền ở Hà
Nội‘‘[5].


15

- Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa của Nguyễn Thị Hải Yến năm
2012 về “Khảo sát thực trạng chất lượng hai vị thuốc Thỏ ty tử và Ý dĩ taị
một số cơ sở y học cổ truyền Hà Nội‘’ cho kết quả : “ Vị Thỏ ty tử có 15/15
mẫu đều có hạt giả, chỉ có 4 mẫu đạt đủ 5 chỉ tiêu chất lượng. Đối với vị Ý dĩ
có 13/15 mẫu có hạt giả và không có mẫu nào đạt đủ 9 tiêu chuẩn chất
lượng’’[37].


16

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Các cơ sở khám chữa bệnh
Lựa chọn hầu hết các bệnh viện chuyên nghành YHCT trên địa bàn
thành phố Hà Nội, bao gồm viện công lập và tư nhân. Lựa các khoa YHCT
Bệnh viện đa khoa có từ 20 giường bệnh dùng thuốc YHCT trở lên thuộc
quản lý của Sở y tế Hà Nội hoặc các Bộ, Ngành chủ quản.
Gồm 18 bệnh viện:
Các Bệnh viện YHCT: Bệnh viện YHCT Trung ương, Bệnh viện YHCT
Hà Đông, Bệnh viện YHCT Bộ Công An, Bệnh viện YHCT Nam Á, Bệnh
viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
Các khoa YHCT Bệnh viện đa khoa: Bệnh viện Đa khoa Saint Paul,
Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh
viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Bệnh viện Đa khoa Ba
Vì, Bệnh viện Đa khoa Giao thông vận tải, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện
198, Bệnh viện E, Bệnh viện K, Bệnh viện Hữu Nghị.
Trong đó có 17 Bệnh viện công lập và 1 Bệnh viện tư nhân là Bệnh
viện Nam Á.

2.1.2. Cán bộ quản lý công tác thuốc cổ truyền
Cán bộ công tác quản lý tại địa điểm nghiên cứu được phỏng vấn bao
gồm:


17

+ Trưởng khoa dược hoặc phó trưởng khoa dược: đối với CSKCB là
Bệnh viện YHCT.
+ Trưởng khoa YHCT và tổ trưởng tổ TCT: Đối với CSKCB là Khoa
YHCT thuộc Bệnh viện Đa khoa.
Các cán bộ này phải là người đó làm công tác quản lý từ 6 tháng trở

lên, nếu cấp trưởng làm việc dưới 6 tháng sẽ phỏng vấn cấp phó.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Hồi cứu sổ sách, thông tin về sử dụng thuốc trong 6 tháng đầu năm
2013.
Phỏng vấn cá nhân bằng phiếu phỏng vấn: phỏng vấn trưởng khoa
dược, phó trưởng khoa dược, trưởng (phó) khoa YHCT bên.
Phiếu thu thập thông tin kèm theo trong phần phụ lục.

2.2.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
Mục
tiêu
Cung
ứng
TCT

Chỉ sô, định

Phân

Đối

nghĩa
Hình thức quản lý

loại

Định

tượng
Cán bộ

thập
Bảng

Hình thức đấu

TCT
Phương pháp lựa

tính
Định

quản lý
Cán bộ

kiểm
Bảng

thầu

chọn cơ sở cung

tính

quản lý


kiểm

TT

Biến số

1

Mô hình quản lý

2

ứng TCT

PP thu


18

3

4

5
6

7

- Số lượng dược


Định

Cán bộ

Bảng

Đáp ứng của cơ

liệu, vị thuốc

tính

quản lý

kiểm và

sở cung ứng

- Chất lượng
thuốc mong muốn
- Sô lượng cơ sở
Định

Báo cáo Bảng

cung ứng

lượng

trúng


- Loại hình hoạt

Định

thầu

động cơ sở cung

tính

ứng
Tiền mua dược

Định

Báo cáo Sao chép

Kiểm tra chất

liệu, vị thuốc
Các hình thức

lượng
Định

dược
Cán bộ

lượng TCT

Số dược liệu, vị

kiểm tra đầu vào
Số loại dược liệu,

tính
Định

quản lý
Báo cáo Sao chép

tính

trúng

cung ứng
Theo danh mục

Định

thầu
Báo cáo Sao chép,

thuốc thiết yếu

tính

dược và đối chiếu

Nguồn cung ứng

TCT

Kinh phí

thuốc được cung vị thuốc được
ứng

Sử
dụng
TCT

8

9

10

11

phỏng vấn

Danh mục thuốc
sử dụng

của Bộ Y tế

danh

kiểm


thông tin
Phỏng vấn

thông tin

thông tin

mục

Nguồn gốc

Thuốc Nam và

Định

thuốc
Báo cáo Sao chép

thuốc

thuốc Bắc
Sử dụng dược

tính
Định

thầu
Cán bộ

Hình thức sử


liệu, vị thuốc cho

tính

quản lý, vấn, sao

dụng thuốc

kê đơn, sản xuất

báo cáo

Sử dụng chế

chế phẩm
- Số loại chế

Định

dược
thông tin
Báo cáo Sao chép

phẩm ở CSKCB

phẩm

lượng


dược,

- Dạng bào chế

Định

gói thầu

- Nguồn gốc

tính

chế
phẩm

thông tin
Phỏng
chép

thông tin


19

12

13

Lưu lượng sử
dụng


Phản ứng có hại

- Khối lượng sử

Định

Báo cáo Sao chép

dụng từng dược

lượng

dược

thông tin

liệu, vị thuốc
Ghi nhận của

Định

Cán bộ

Phiếu

nhân viên y tế về

tính


quản lý

phỏng vấn

các phản ứng có
hại liên quan đến
sử dụng TCT

2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại 18 bệnh viện khu vực Hà Nội như trong phần đối tượng nghiên cứu
đã nêu.

2.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013.

2.5. Phương pháp khống chế sai số
Kiểm tra thông tin qua các chứng từ gốc của cơ sở nghiên cứu.
Các cơ sở nghiên cứu được mã hoá đánh số từ 1 đến 18.

2.6. Xử lý số liệu
Số liệu thu được xử lý bằng chương trình thống kê y sinh học với phần
mềm SPSS 16.0. Theo các thuật toán thống kê y học.

2.7. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng khoa học, Phòng đào tạo
sau đại học Trường Đại Học Y Hà Nội.
Nghiên cứu được sự cho phép, giúp đỡ của Sở Y tế Hà Nội.


20


Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp các nhà quản lý có biện pháp
nâng cao chất lượng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh để chăm sóc sức
khoẻ người dân tốt hơn.
Đánh giá khách quan và xử lý số liệu trung thực.
Các cơ sở nghiên cứu được mã hoá, thông tin chỉ được sử dụng trong
nghiên cứu.


21

CHUƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng cung ứng thuốc YHCT tại các cơ
sở nghiên cứu
3.1.1. Mô hình tổ chức bộ phận thuốc cổ truyền ở các cơ sở nghiên
cứu
Bảng 3.1: Mô hình tổ chức bộ phận TCT ở các cơ sở nghiên cứu
STT
Loại hình
1
Khoa dược thuộc BV YHCT
2
Bộ phận TCT thuộc khoa dược BVĐK
3
Bộ phận TCT thuộc khoa YHCT BVĐK
Tổng

Số cơ sở
5

5
8
18

Tỷ lệ %
27,8
27,8
44,4
100

Nhận xét:
- Tại bệnh viện YHCT bộ phận quản lý TCT là khoa dược bệnh viện
chiếm 27,8%.
- Tại bệnh viện đa khoa bộ phận TCT của khoa YHCT chiếm tỷ lệ lớn
nhất 44,4%. Sau đó là bộ phận TCT thuộc khoa dược bệnh viện chiếm 27,8%.


22

3.1.2. Hình thức đấu thầu dược liệu, vị thuốc YHCT
Bảng 3.2: Hình thức đấu thầu
Hình thức mua

Số lượng các CSKCB

Tỷ lệ (%)

Đấu thầu rộng rãi

18


100

Chào hàng cạnh tranh

0

0

Mua trực tiếp

2

11,1

Nhận xét:
- Tất cả các cơ sở nghiên cứu đều sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi
để chọn nhà cung ứng TCT. Có 2 CSKCB chiếm 11,1% sử dụng thêm hình
thức mua sắm trực tiếp để cung ứng thuốc cho đơn vị mình.

3.1.3. Nguồn cung ứng thuốc cổ truyền
Bảng 3.3: Đáp ứng của nguồn cung ứng với nhu cầu sử dụng dược liệu, vị
thuốc của CSKCB


23

Số lượng dược liệu, vị

Chất lượng dược liệu vị


thuốc

thuốc cổ truyền

Tình hình
cung ứng

Không đáp

Đáp ứng đủ

ứng đủ nhu

nhu cầu của

cầu của

CSKCB

Số lượng cơ
sở
Tỷ lệ (%)

Đáp ứng được
yêu cầu của
CSKCB

CSKCB


Không đáp
ứng được yêu
cầu của
CSKCB

18

0

13

5

100

0

72,2

27,8

Nhận xét:
- Về số lượng chủng loại dược liệu, vị thuốc các cơ sở cung ứng đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của CSKCB.
- Về chất lượng dược liệu, vị thuốc được cung ứng có 72,2% CSKCB
hài lòng. Còn 27,7% CSKCB nhận thấy cơ sở cung ứng chưa cung ứng được
chất lượng một số dược liệu, vị thuốc như mong muốn.
Bảng 3.4: Số lượng nguồn cung ứng dược liệu, vị thuốc tại các cơ sở
khám chữa bệnh
Nguồn cung ứng

CSKCB

CS 1

Công ty cổ

Công ty tư

Nguồn

phần nhà nước

nhân

khác

2

2

0

Tổng

4


24

CS 2


1

0

0

1

CS 3

1

1

0

2

CS 4

1

1

0

2

CS 5


0

3

0

3

CS 6

2

2

0

4

CS 7

3

0

0

3

CS 8


0

2

0

2

CS 9

0

1

0

1

CS 10

1

1

0

2

CS 11


1

0

0

1

CS 12

2

1

0

3

CS 13

1

0

0

1

CS 14


2

0

0

2

CS 15

1

0

0

1

CS 16

0

1

0

1

CS 17


0

2

0

2

CS 18

1

2

0

3

Trung bình

1,06 ± 0,87

1,06 ± 0,94

0

2,11 ± 1,02

Nhận xét:

- Trung bình có 2,11 ± 1,02 công ty cung ứng TCT cho các CSKCB.
- Tất cả các CSKCB chỉ mua của công ty cổ phần nhà nước và công ty
tư nhân và không mua của các nguồn không đủ tư cách pháp lý khác. Trong


25

đó: có 6 CSKCB chỉ mua dược liệu, vị thuốc của công ty cổ phần nhà nước, 5
cơ sở mua của công ty tư nhân, và 7 cơ sở mua của cả hai.

3.1.4. Kinh phí dành cho mua dược liệu, vị thuốc YHCT
Bảng 3.5: Kinh phí dành cho cung ứng dược liệu, vị thuốc
CSKC
B

Vị thuốc

Dược liệu
Kinh phí (VNĐ)

Tỷ lệ %

Kinh phí (VNĐ)

Tỷ lệ %

CS 1

630.200.000


32,9

1.286.125.000

67,1

CS 2

0

0

270.000.000

100

CS 3

1.294.090.000

100

0

0

CS 4

3.018.750.000


95,3

150.000.000

4,7

CS 5

20.800.000.000

95,2

1.058.000.000

4,8

CS 6

0

0

341.777.000

100

CS 7

0


0

459.147.000

100

CS 8

0

0

225.103.000

100

CS 9

0

0

617.216.000

100

CS 10

3.096.405.000


100

0

0

CS 11

0

0

1.562.145.000

100

CS 12

4.613.283.000

100

0

0

CS 13

0


0

2.037.532.000

100

CS 14

850.000.000

85,9

140.000.000

14,1

CS 15

0

0

820.150.000

100

CS 16

0


0

3.346.431.000

100

CS 17

0

0

263.215.000

100


×