Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC SINH hóa THANG TRONG điều TRỊ các CHỨNG hậu ở THAI PHỤ SAU nạo PHÁ THAI từ 8 12 TUẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.65 KB, 76 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một trong năm nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.
20% người nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên. Tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên cao nhất Đông Nam Á. Trung bình mỗi năm có khoảng 300000 ca
nạo hút thai ở độ tuổi từ 15 - 19. Nhiều em đã nạo hút thai nhiều lần [1].
Sau nạo phá thai có các hiện tượng lâm sàng xuất hiện như: nhiễm
khuẩn, sót rau, đau bụng, ra huyết kéo dài…Thời kỳ này đóng vai trò rất quan
trọng, nếu không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận có thể dẫn đến những
hậu quả đáng tiếc. Hậu quả sớm là chảy máu, nhiễm khuẩn…Hậu quả muộn
là nhiễm khuẩn mạn tính dẫn đến vô sinh [2], [3], [4]. Những hậu quả này sẽ
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như việc sinh đẻ của thai
phụ sau này. Để tránh những biến chứng này, YHHĐ thường dùng thuốc
kháng sinh và thuốc chống phù nề sau nạo phá thai.
Bên cạnh YHHĐ, YHCT cũng có những bài thuốc góp phần tích cực,
giúp cho các thai phụ sau nạo phá thai tránh được những biến chứng. Một
trong những bài thuốc được sử dụng nhiều là bài “Sinh hóa thang”. Đây là bài
thuốc cổ phương, với thành phần gồm các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết,
giảm đau, sinh tân. Bài thuốc đã mang lại những hiệu quả nhất định cho sản
phụ sau sinh và sau nạo phá thai [5], [6], [7].
Ở Trung Quốc, Đỗ Ninh Điền (2008) đã nghiên cứu tác dụng của bài
thuốc Sinh hóa thang gia vị đối với thai phụ sau nạo hút thai cho kết quả tốt
đạt 83,5% [8].


2

Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thuận (2011) nghiên cứu cho thấy bài thuốc
Sinh hóa thang có tác dụng làm giảm đau, giảm sản dịch nhanh trên sản phụ


sau đẻ với kết quả tốt là 73,4% [9].
Với mong muốn mở rộng ứng dụng của bài thuốc Sinh hóa thang đối
với thai phụ sau nạo phá thai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với
hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc Sinh hóa thang trong điều trị các
chứng hậu ở thai phụ sau nạo phá thai từ 8 – 12 tuần.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nạo phá thai ở Việt Nam và trên Thế giới.

 Thế giới.
Theo thống kê của WHO mỗi năm trên thế giới có khoảng 80 triệu phụ
nữ có thai ngoài ý muốn trong tổng số 210 triệu phụ nữ mang thai. Trong số
này có khoảng 46 triệu phụ nữ phải nạo phá thai, chỉ có 27 triệu ca nạo phá
thai hợp pháp và số còn lại là 19 triệu ca bất hợp pháp [10]. Tính trung bình
tần suất diễn ra phá thai tại các nước phát triển (nơi phá thai thường bị hạn
chế) và tại các nước đang phát triển (nơi phá thai ít bị hạn chế hơn) tương
đương nhau [11].
Mức độ các vụ phá thai có chủ đích khác nhau tùy từng vùng. Một số
quốc gia như Bỉ (11,2 ca trong 100 ca phá thai được biết) và Hà Lan (10,6 ca
trên 100 ca) có tỷ lệ phá thai có chủ đích khá thấp. Những nước khác như Nga
(64 ca trên 100 ca), Rumani (63 ca trên 100 ca) và Việt Nam (43,7 ca trên 100
ca) lại có tỷ lệ cao. Tỷ lệ ước tính của thế giới là 20%. Tỷ suất thế giới là
35/1000 phụ nữ [11].

Hiện nay trên thế giới, phá thai ở phụ nữ vị thành niên rất khác nhau.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: quy định của pháp luật, tôn giáo, phong tục
tập quán của từng nước. Tỷ suất phá thai (Số lượng các vụ phá thai trên 1000
phụ nữ) ở nữ vị thành niên rất cao như ở Cu Ba (91%), Mỹ (30% - 44%), rất
thấp như ở Đức và Hà Lan (< 10%). Có một thống kê cho rằng: trong số 500


4

triệu thanh thiếu niên tuổi từ 15 - 19 trên thế giới có quan hệ tình dục thì có
khoảng 1,1 triệu người có thai ngoài ý muốn, hậu quả có 38% nạo phá thai,
13% sảy [12].

 Việt Nam.
Từ năm 1989 luật pháp cho phép phụ nữ được nạo hút thai theo yêu cầu
mà không phải qua các thủ tục phiền hà. Trung bình hàng năm có khoảng 1,2
triệu ca nạo phá thai vào những năm của thập kỷ 90.
Theo hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam (2011), tỷ lệ nạo phá thai ở
Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên Thế giới. Trong 9 tháng
đầu năm 2010, toàn quốc có 300251 trường hợp nạo phá thai trong tổng số
1.027.907 trường hợp trẻ đẻ sống. Tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên trên
tổng số phá thai toàn quốc là 2,2% [13]. Trung bình mỗi năm có khoảng
300000 ca nạo hút thai ở độ tuổi từ 15 - 19, trong đó 60% - 70% là học
sinh, sinh viên. Riêng tại Hà Nội tỷ lệ thanh thiếu niên chiếm khoảng 30%
dân số trong đó tỷ lệ nạo phá thai chiếm trên 22%. Nhiều em đã nạo hút
thai nhiều lần [1], [14].
Tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, hàng năm có trên 5000 ca nạo phá
thai, trong đó có 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội
con số này thấp hơn (chiếm khoảng 18%), tuổi đời của thai phụ trung bình
khoảng 20 tuổi [15].

1.2. Quan niệm của Y học hiện đại.
1.2.1. Những thay đổi sinh lý của phụ nữ sau khi có thai.
1.2.1.1. Trọng lượng tử cung
Khi chưa có thai, tử cung nặng khoảng 50 - 60g. Sau khi có thai và rau
sổ ra ngoài, tử cung nặng trung bình (800 - 1000g).


5

1.2.1.2. Vị trí tử cung
Khi chưa có thai, tử cung nằm ở đáy chậu trong tiểu khung. Khi có thai tử
cung lớn lên và tiếp xúc với thành bụng trước, đẩy ruột sang bên và lên trên.
Khi có thai tháng đầu, tử cung còn dưới khớp vệ. Từ tháng thứ 2 trở đi,
trung bình mỗi tháng tử cung phát triển cao lên phía trên khớp vệ 4cm. Nhờ
tính chất này người ta có thể tính được tuổi thai theo công thức:
Tuổi thai = Chiều cao tử cung/4 + 1
1.2.1.3. Khả năng co bóp và co rút của tử cung
Trong khi có thai, khả năng co bóp và co rút của tử cung tăng lên rất
lớn. Thể tích của tử cung có thể co lại còn 2/3, đang từ mềm toàn bộ có thể co
chắc lại. Tăng khả năng co bóp và co rút do 2 yếu tố: Các sợi cơ tử cung đã
tăng tình trạng dễ kích thích nên dễ bị co bóp hơn và các sợi cơ thường xuyên
ở trong tình trạng giãn nên dễ dàng và sẵn sàng co rút lại.
Trong 3 tháng đầu của thai nghén, tử cung có thể có những cơn co
không đều, thường không đau.
1.2.1.4. Thay đổi về nhịp tim
Khi có thai nhịp tim tăng 10 - 15 lần.
1.2.1.5. Thay đổi về thân nhiệt
Trong 3 tháng đầu của thai nghén, thân nhiệt cao trên 37 độ do tác dụng
của hoàng thể thai nghén. Từ tháng thứ 4 thân nhiệt trở lại bình thường [16].
1.2.2. Nạo phá thai và các phương pháp nạo phá thai.

Định nghĩa: Nạo phá thai là việc sử dụng một biện pháp (có thể là
thuốc hay một thủ thuật) nhằm kết thúc sớm thai kỳ, trước thời điểm mà thai
nhi ra đời có thể sống sót được [17].


6

Các phương pháp phá thai được áp dụng tại Việt Nam cho thai đến hết
12 tuần bao gồm:
- Phá thai bằng bơm hút chân không (Hút điều hòa kinh nguyệt): là
phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để
hút thai dưới 6 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
- Phá thai bằng thuốc: là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử
dụng thuốc Mifepristone và Misoprostol gây sảy thai đối với thai đến hết 7
tuần (49 ngày) kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
Phương pháp này không được áp dụng cho những thai phụ có :
 Bệnh lý tuyến thượng thận.
 Rối loạn đông máu.
 Đang điều trị bằng corticoid hoặc thuốc chống rối loạn đông máu.
 Có tiền sử dị ứng với Mifepristone và Misoprostol.
 Đang cho con bú [14].
- Nạo phá thai: là phương pháp đình chỉ thai nghén chủ động qua đường
âm đạo, thủ thuật được tiến hành bằng cách nong cổ tử cung để gắp rau và
thai, sau đó nạo sạch buồng tử cung.
Phương pháp này được áp dụng cho những thai phụ có thai từ 6 đến 12
tuần tính theo ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối [14].
1.2.3. Diễn biến sau nạo phá thai.
Sau nạo phá thai là thời kỳ các cơ quan sinh dục hồi phục trở lại bình
thường về mặt giải phẫu và sinh lý.
1.2.3.1. Những hiện tượng lâm sàng

* Sự co hồi tử cung


7

- Sau nạo phá thai, tử cung không co hồi nhanh như sau đẻ vì trước đó tử
cung cũng chưa vượt cao trên khớp vệ nhiều. Vì vậy, đối với những trường
hợp nạo phá thai thường kết hợp siêu âm để theo dõi kích thước và sự co hồi
của tử cung.
- Trên lâm sàng nếu thấy tử cung co hồi chậm, tử cung còn to và đau, bệnh
nhân sốt, huyết dịch hôi cần phải nghĩ đến nhiễm khuẩn sau nạo phá thai.
* Huyết dịch
Là dịch từ buồng tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những
ngày đầu của thời kỳ sau nạo hút.
Thành phần: huyết dịch được tạo nên từ máu cục và máu loãng chảy từ
niêm mạc tử cung, nhất là vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản
bào, các tế bào biểu mô ở cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa bong ra.
Tính chất: trong 3 ngày đầu, huyết dịch toàn máu loãng và máu cục nhỏ
nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, huyết dịch loãng hơn, chỉ
còn là một chất nhầy lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày thứ 9 trở
đi, huyết dịch chỉ còn là một dịch trong. Bình thường trong huyết dịch không
bao giờ có máu mủ, nhưng khi đi qua âm đạo, âm hộ, huyết dịch mất tính chất
vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh [18].
Mùi: Huyết dịch có mùi tanh nồng, PH kiềm, nếu bị nhiễm khuẩn sẽ
có mùi hôi.
 Ở người con so, huyết dịch hết nhanh hơn do tử cung co hồi nhanh hơn.
 Ở người nạo phá thai, huyết dịch thường ít hơn so với người đẻ
thường, thường thì 7 ngày là hết hẳn.
Những trường hợp sau nạo phá thai thì sau 6 tuần, sản phụ có thể có
kinh lại lần đầu tiên. [18].

Đối với tuổi thai còn nhỏ lượng huyết dịch ra vừa phải, sau đó sự thu
hồi tử cung nhanh [14].


8

Đối với thai lớn hơn 3 tháng lượng huyết dịch ra nhiều hơn, có hiện
tượng lên sữa, kinh nguyệt trở lại sau 3 - 4 tuần [15].
1.2.4. Hậu quả xấu sau nạo phá thai [2], [3], [4]
1.2.4.1. Hậu quả sớm
- Chảy máu.
- Sót rau.
- Sót thai.
- Nhiễm khuẩn.
1.2.4.2. Hậu quả muộn
- Nhiễm khuẩn mạn tính dẫn đến viêm phần phụ, dính buồng tử cung, tắc
vòi trứng và vô sinh, nguyên nhân do nạo không sạch.
- Sẩy thai tự nhiên do cổ tử cung bị thương tổn.
- Chửa ngoài tử cung.
1.2.5. Nguyên tắc chăm sóc và diều trị
1.2.5.1. Theo dõi thai phụ [18]
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp trong 6 giờ đầu, về sau theo dõi
hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
- Theo dõi sự co hồi tử cung: Sờ nắn tử cung và siêu âm để đánh giá:
 Sự co hồi tử cung tốt hay xấu.
 Mật độ tử cung chắc hay mềm.
 Di động tử cung hoặc sờ nắn tử cung có bị đau không.
 Nếu tử cung co hồi chậm và ấn đau, sờ mềm thì cẩn thận có thể là
bị nhiễm khuẩn sau nạo phá thai, cần lưu ý điều trị sớm.



9

- Theo dõi huyết dịch: Xem băng vệ sinh hàng ngày của thai phụ để
đánh giá:
 Số lượng huyết dịch.
 Có bị bế huyết dịch không?
 Màu sắc của huyết dịch.
 Mùi huyết dịch có hôi không? Nếu có hôi là có nhiễm khuẩn.
- Theo dõi các dấu hiệu khác như bí đại tiểu tiện….
1.2.5.2. Chăm sóc thai phụ sau nạo phá thai
- Theo USAID (2003) việc chăm sóc thai phụ sau nạo phá thai bao
gồm [19].
 Điều trị khẩn cấp các biến chứng đe dọa đến tính mạng của người phụ
nữ sau nạo phá thai: Theo dõi tiền sử một cách tỉ mỉ, khám thực thể,
khám khung chậu, quản lý các biến chứng (gồm điều trị băng huyết,
nhiễm trùng và các biến chứng khác, giảm đau và tiêm phòng uốn ván).
 Cung cấp dịch vụ tư vấn và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Điều
này giúp phụ nữ tránh được có thai ngoài ý muốn trong tương lai và các
nguy cơ liên quan đến việc phá thai không an toàn hoặc chảy máu.
 Nâng cao nhận thức của cộng đồng và sự hỗ trợ từ các nguồn khác để
giúp phụ nữ nhận được những điều trị khẩn cấp và dự phòng thai nghén
ngoài ý muốn.
- Theo PAC việc chăm sóc sau nạo phá thai gồm 5 yếu tố chính [20].
 Sự cộng tác của cộng đồng, nhà cung cấp dịch vụ để phòng tránh thai
nghén ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn. Huy động các


10


nguồn lực và đảm bảo rằng các dịch vụ y tế phản ánh, đáp ứng sự trông
mong của nhu cầu cộng đồng.
 Tư vấn toàn diện để xác định và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
thể chất, tâm thần và cảm xúc cùng với những mối quan tâm khác của
phụ nữ sau nạo phá thai.
 Điều trị cho những bệnh nhân phải nạo phá thai không hoàn toàn hoặc
nạo phá thai không an toàn và những biến chứng đe dọa đến tính mạng
của người phụ nữ.
 Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai
để giúp người phụ nữ phòng tránh thai nghén ngoài ý muốn hoặc duy
trì khoảng cách sinh.
 Cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản và các dịch vụ y tế khác tập
trung tại chỗ cho các nơi thuận tiện, dễ dàng.
1.2.5.3. Chế độ dùng thuốc
Kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Amoxicillin 0,5g x 4 viên một ngày, chia
2 lần (sáng - chiều) trong 5 ngày.
Chống phù nề: Alphachymotrypsin 4 viên một ngày, chia 2 lần (sáng chiều) trong 5 ngày.
1.3. Quan niệm của Y học cổ truyền
1.3.1. Quan niệm của Y học cổ truyền về thai nghén.
Cơ thể của người nam cũng như người nữ sinh lý bình thường giống
nhau nhưng có điều khác nhau hơn là phụ nữ có tử cung, buồng trứng, kinh
nguyệt, mang thai, sinh đẻ và cho con bú [21].
Trai gái đến tuổi dậy thì mà hai bên giao hợp có thể có thai. Thiên
quyết khí sách Linh khu có ghi: “Hai thần cấu kết với nhau, hợp lại mà thành
hình, trước khi chưa kết hợp lại thành hình thì gọi là “tinh”.


11

Tinh cha huyết mẹ nhân cảm hứng mà giao hội với nhau, tinh nhờ

dương tiết ra, huyết thu liễm tinh, tinh thành xương, đó là muôn vật nhờ càn
nguyên làm gốc. Huyết thì hộ vệ bên ngoài thành bào thai, tinh thì dày đặc ở
bên trong để hóa sinh nuôi dưỡng, đó là muôn vật sinh trưởng nhờ khôn
nguyên. Âm dương giao cấu, ngưng kết thành thai, chỗ thai ở gọi là tử cung.
Tinh thắng huyết thì dương là chủ, thụ khí ở ngã bên tả (bên trái) tử cung mà
thành hình con trai. Tinh không thắng huyết, thì âm là chủ, thụ khí ở ngã ba
bên hữu (bên phải) tử cung mà thành hình con gái [22].
Sào Nguyên Phương viết:
Có thai 1 tháng kết thành một hạt giống như hạt sương, do thái cực động
mà sinh dương gọi là “phôi thai”. Phôi: là thiên nhất sinh thủy, mạch kinh Túc
quyết âm nuôi dưỡng, kinh nguyệt bế lại, ăn uống hơi khác trước [22].
Hai tháng gọi là “thủy cao” (nước cao) biến thành sắc đỏ như cánh hoa
đào, do thái cực tĩnh mạch sinh âm thai: là địa nhị sinh hỏa, mạch kinh Túc
dương minh vị nuôi dưỡng, nôn mửa, lợm, tức, hoặc ham ăn một thứ, thế là
thấy một tạng đã hư hao.
Ba tháng gọi là “Thủy thai” mạch Thủ quyết âm nuôi dưỡng, hình
tượng bắt đầu hóa để chia trai gái.
Bốn tháng mới chịu tinh hoa của thủy làm thành huyết mạch, hình
tượng đủ, sáu phủ thành, mạch Thủ thiếu dương nuôi dưỡng.
Năm tháng mới chịu tinh hoa của hỏa, làm thành khí âm dương; gân
xương đã thành, lông tóc mới mọc.
Sáu tháng mới chịu tinh hoa của kim để làm thành gân, miệng mắt đều
thành, mạch Túc dương minh nuôi dưỡng.
Bảy tháng mới chịu tinh hoa của mộc để làm thành xương thai nảy ra
hồn, mạch Thủ thái âm nuôi dưỡng.


12

Tám tháng mới chịu tinh hoa của thổ làm thành da dẻ, hình hài dần lớn,

chín khiếu đều thành, mạch Thủ dương minh nuôi dưỡng.
Chín tháng chịu tinh hoa của thạch làm thành da lông, khớp xương đầy
đủ, mạch Túc thiếu âm nuôi dưỡng.
Mười tháng thì mạch Thái dương nuôi dưỡng, tinh thần đầy đủ, chịu
khí mà sinh ra [22].
Phụ nữ sau khi thụ thai, về sinh lý có một số thay đổi đặc biệt. Nói về
dấu hiệu của cơ thể thì trước hết là không hành kinh nữa, âm đạo tiết dịch ra
thêm nhiều, vùng ngoài âm đạo da sẫm lại, tổ chức chỗ đó mềm ra, bầu vú to
dần ra, đầu vú và quầng vú cũng thâm lại và có một số điểm tròn nổi lên. Phía
trước trán và chính giữa đường bụng có màu sẫm mà hiện ra sắc nâu [7].
Sau khi có thai, do thai nhi lớn dần, nên tử cung cũng lớn dần lên. Sau
ba tháng, vùng bụng dưới phình to ra, vách bụng giãn ra, hiện ra sắc phấn
hồng hoặc những đường vằn trắng. Sau bốn tháng, người có thai có thể thấy
thai tự cử động. Thời kỳ đầu của thai nghén thường biểu hiện ăn uống khác
thường như thích ăn của chua, có thể nôn mửa nhẹ [23].
1.3.2. Quan niệm của Y học cổ truyền về thời kỳ hậu nạo phá thai
Theo Y học cổ truyền thì hậu nạo phá thai là giai đoạn kết thúc thời kỳ
thai nghén. Giai đoạn này khí huyết bị hao tổn nhiều, do đó cần chú ý bồi bổ,
nếu không sẽ gây ra các bệnh sản hậu [24].
Sau một quá trình mang thai, khí huyết hư suy, vệ khí bất cố, dương dễ
phù động gây ra sợ gió, sợ lạnh, sốt nhẹ, tự hãn. Sau nạo phá thai tử cung
trong giai đoạn co hồi nên có triệu chứng đau bụng dưới, ra máu gọi là ác lộ.
Màu sắc của máu từ đỏ tươi đến đỏ sậm, đến vàng nhạt, lượng ít dần và bình
thường không có mùi hôi [22].


13

Đặc điểm của thời kỳ hậu nạo phá: Do mất huyết và mất tân dịch, đa
hư, đa ứ, khí hư huyết thiếu mạch lạc hư rỗng, chi khớp trùng mỏi, lỏng lẻo,

lười vận động, tấu lý sơ hở, dinh vệ bất cố làm cho huyết đạo dễ tắc [25].
Hải Thượng Lãn Ông có viết: “Một lần sảy bằng ba lần đẻ”. Bởi vì quả
chín tự rụng là thuận theo tự nhiên, quả xanh bị gãy cuống gốc tất phải rách
nát. Vì do yếu mà sảy thai, nên máu hôi ra rất ít, nếu có cục mà đau cũng
thuộc về huyết hư khí nghịch, nếu chỉ chuyên tiêu ứ phá trệ thì khí nghịch
càng công lại càng nghịch lên, chỉ nên ôn bổ cho mạnh thì huyết mới sinh ra
mà huyết ứ tiêu hết [22].
1.4. Tổng quan về bài thuốc Sinh hóa thang
1.4.1. Nguồn gốc xuất xứ
Đây là bài thuốc cổ phương lấy từ sách “Cảnh nhạc toàn thư” do
Trương Cảnh Nhạc lập nên, được ứng dụng khá lâu đời trong Y học cổ truyền.
Y gia Phó Sơn, tự là Chủ Thanh sống cuối đời Minh đầu đời Thanh (Trung
Quốc) là thầy thuốc phụ khoa đã ứng dụng bài thuốc này nhiều nhất. [26].
1.4.2. Thành phần bài thuốc
Đương quy

32g

Xuyên khung

16g

Đào nhân

04g

Cam thảo

04g


Bào khương

04g

1.4.3. Cách dùng
Sắc uống ngày 1 thang, uống trong 5 ngày, uống ấm. Sau khi sinh có
thể dùng ngay từ ngày thứ nhất.
1.4.4. Tác dụng
Hoạt huyết hóa ứ, ôn kinh chỉ thống


14

Dùng để chữa các chứng huyết hư, ứ trệ sau nạo phá thai và sau đẻ,
bụng dưới đau do hàn.
1.4.5. Ứng dụng lâm sàng
Bài thuốc này có tính ôn dùng thích hợp với chứng hư hàn, thích hợp
cho thai phụ sau nạo phá thai và sản phụ sau sinh [26].
Bài thuốc có tác dụng làm giảm đau bụng do co bóp tử cung, đồng thời
có tác dụng kích thích tăng sữa cho người mẹ [27], [28].
Ngày nay ở Trung Quốc dùng bài này nhiều trong trường hợp sau nạo
phá thai, sảy thai, thai lưu hay sau sinh ra máu âm đạo nhiều ngày, tử cung co
hồi kém, cảm mạo phong hàn cho tác dụng tốt [29], [30], [31], [32].
1.4.6. Phân tích bài thuốc.
Đương quy liều cao có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, hóa ứ, sinh tân là
chủ dược.
Xuyên khung, Đào nhân có tác dụng hoạt huyết hóa ứ hỗ trợ cho
Đương quy là thần.
Bào khương có tác dụng ôn kinh, tán hàn, chỉ thống là tá.
Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc là sứ.

Công dụng của bài thuốc là trong hành huyết có bổ huyết, trong tán
huyết ứ có sinh huyết mới là thánh dược chữa các chứng sau đẻ, vì nó có
công năng thay cũ đổi mới nên mới mang tên là sinh hóa thang. Bài này từ
Phật thủ tán (gồm Đương quy, Xuyên khung) mà cải biến ra [33], [34], [35].
Sau đẻ đáng lý phải bổ ngay nhưng do máu hôi chưa hết nên bổ sẽ
thành trệ. Do đó phải làm cho máu hôi xấu tan đi thì huyết mới tự sinh ra và
không tổn thương tới phần khí. Trong phương thuốc vừa có bổ huyết vừa có
hành huyết mới vẹn toàn. Thói thường dùng bài Tứ vật làm chủ dược chữa bệnh
sau đẻ là sai lầm, vì Thục địa trệ huyết, Bạch thược chữa lạnh không thể bổ, cho
nên lập Sinh hóa thang là có đủ công năng chữa tất cả các chứng sau đẻ [22].


15

Trong ứng dụng mới của bài Sinh hóa thang hiện nay ở Trung Quốc
dùng nhiều cho phụ nữ sau sinh có huyết ứ, tử cung co hồi kém, hay sau sảy
thai, sau nạo thai lưu cho kết quả tốt. Trong trường hợp sảy thai, phá thai bằng
thuốc và nạo thai lưu, người ta thường dùng bài này và gia thêm các vị hoạt
huyết hóa ứ [36], [37], [38].
Các vị thuốc trong bài Sinh hóa thang được phân tích cụ thể như sau:
1.4.6.1. Đương quy
- Tên khoa học: Angelica sinensis thuộc họ hoa tán apracea
- Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Đương quy.
- Tính vị quy kinh: vị ngọt, cay, tính ấm; quy vào kinh tâm, can, tỳ.
- Thành phần chủ yếu là tinh dầu.
- Chế biến: Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, loại bỏ tạp
chất, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến khô.


16


Hình 1.1: Đương quy
- Bào chế: Đương quy đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát
mỏng, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.


Tửu Đương quy: Lấy Đương quy đã thái thành lát, phun rượu cho đều,
ủ qua, cho vào chảo đun nhỏ lửa, sao nhẹ đến khô, lấy ra để nguội. Cứ
100 kg Đương quy dùng 10 kg rượu. Dược liệu này là phiến mỏng dạng
tròn hoặc không đều, mặt cắt có vân nâu nhạt, chất dai, màu vàng thẫm,
vị hơi đắng, mùi thơm nồng có mùi rượu [39].
- Tác dụng: Bổ huyết, hành huyết (Theo kinh nghiệm dùng thì phần

đầu (Quy đầu) có tác dụng chỉ huyết, phần giữa (Quy thân) có tác dụng bổ
huyết, phần đuôi (Quy vĩ) có tác dụng hoạt huyết [40].
- Tác dụng dược lý: Theo Chu Nhan của Trung Quốc (1954) thì Đương
quy gồm thành phần tan trong nước không bay hơi, có tinh thể, có tác dụng
hưng phấn cơ tử cung làm cho sự co bóp tăng mạnh [41].
- Ứng dụng lâm sàng:
 Bổ huyết, bổ ngũ tạng: dùng trong các trường hợp thiếu máu dẫn đến
da xanh, người gầy yếu [40].
 Hoạt huyết, giải uất điều kinh: chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều,
thống kinh, bế kinh, xung huyết, tụ huyết do sang chấn kết hợp Xuyên
khung, Đào nhân, Hồng hoa.
 Cắt cơn đau: dạ dày, dây thần kinh do lạnh [42], [43].
- Liều dùng từ 6 - 12g/ ngày.
- Kiêng kỵ: Tỳ vị có thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng.
1.4.6.2. Xuyên khung
- Tên khoa học: Ligusticum chuanxiong Hort., thuộc họ hoa tán Apiaceae.



17

- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung.

Hình 1.2: Xuyên khung
- Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính ấm; qui vào kinh can, đởm, tâm bào.
- Chế biến: Lấy thân rễ cắt bỏ gốc thân, rửa sạch, phơi hoặc sấy nhẹ
cho khô. Khi dùng thái phiến, vi sao (là phương pháp sao qua: lửa sao nhỏ,
đảo đều tay đến khi vị thuốc có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, khô giòn) [39].
- Thành phần hóa học: Chủ yếu là alcaloid dễ bay hơi [41].
- Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.
- Tác dụng dược lý: Qua các thí nghiệm của Kinh Lợi Bân và Thạch
Nguyên Cao trên tử cung cô lập của Thỏ có thai, hai tác giả đã nhận định rằng
người xưa dùng dùng Xuyên khung trị sản phụ bị băng huyết là do Xuyên
khung có khả năng làm co tử cung, làm cho mạch máu ở vách tử cung co lại
gây ra cầm máu [41].


18

- Ứng dụng lâm sàng:


Hoạt huyết điều kinh: Chữa rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh,
rau thai không xuống.



Chữa nhức đầu, đau mình, đau khớp do phong thấp.




Tác dụng giải uất: Chữa đau mạng sườn, tình chí uất kết.



Bổ huyết: Phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị trong trường hợp
huyết hư [43].
- Liều dùng: 6 - 12g/ngày.
- Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.

1.4.6.3. Đào nhân.
- Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch hoặc cây Sơn đào (Prunus
davidiana (Carr.) Franch.), họ hoa hồng (Rosaceae) [40].
- Bộ phận dùng: Hạt lấy ở quả đào chín phơi khô.
- Tính vị quy kinh: Vị đắng ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và can.
- Chế biến: Thu hoạch quả chín vào mùa hè hoặc mùa thu, loại bỏ phần
thịt, xay vỡ vỏ lấy hạt bên trong, phơi hoặc sấy khô.


19

Hình 1.3: Đào nhân
- Bào chế:
 Đào nhân: Loại bỏ tạp chất, khi dùng giã nát.
 Đàn Đào nhân: Lấy Đào nhân sạch, loại bỏ tạp chất cho vào nước sôi,
đun đến khi vỏ lụa nhăn lại thì vớt ra ngâm vào nước ấm, chà xát cho
tách riêng vỏ ngoài, phơi khô, khi dùng giã nát.
 Đào nhân sao: Đào nhân rửa sạch, để ráo nước, cho vào chảo, đun

nhỏ lửa, đảo đều đến khi có màu vàng, khi dùng giã nát [39].
- Thành phần hóa học: Trong hạt đào có tới 50% là dầu [41].
- Tác dụng dược lý: Theo các nhà nghiên cứu Đài Loan, Đào nhân
dùng thay các chất ergotin làm co tử cung [41].
Do thành phần dầu lipid của Đào nhân chiếm đến 45% vì vậy có tác
dụng nhuận trường.
- Tác dụng: Phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường.
- Ứng dụng lâm sàng:


20

 Hoạt huyết khứ ứ: chữa các chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều
hoặc sau đẻ bị ứ huyết gây đau bụng, tụ máu do sang chấn.
 Chữa huyết táo không nhuận: trường hợp tân dịch khô táo dẫn đến đại
tiện bí kết [43].
- Liều dùng: 8 - 12g/ngày
- Kiêng kỵ: Người không có ứ trệ, tích huyết, ỉa lỏng không nên dùng.
1.4.6.4. Cam thảo

Hình 1.4: Cam thảo
- Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflate Bat.
Hoặc Glycyrrhiza glabra L., Thuộc họ đậu (Fabaceae).
- Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo.
- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình vào 12 đường kinh.
- Chế biến: Sau khi đào lấy rễ, xếp thành đống để cho hơi lên men làm
cho rễ có màu vàng sẫm hơn, phơi hoặc sấy khô.
- Bào chế:
 Lấy rễ Cam thảo, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.



21

 Chích Cam thảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (Cứ 1 kg Cam
thảo, dùng 200g mật, thêm 200g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm [39].
- Thành phần chủ yếu: Glyxyridin mà muối canxi và kali của axit
glyxyrizic [41].
- Tác dụng: Bổ trung khí, hòa hoãn cơn đau, giải độc.
- Ứng dụng lâm sàng:
 Điều hòa tính năng vị thuốc.
 Cắt cơn đau dạ dày, đại tràng, đau họng.
 Ho, ỉa chảy, mụn nhọt.
 Ngộ độc phụ tử.
- Liều dùng: 4- 10g/ngày
- Kiêng kỵ: Không dùng cho người phù nề, thận trọng với người huyết
áp cao [40 ].
1.4.6.5. Bào khương

Hình 1.5: Bào khương


22

- Tên khoa học: Zingiber oficinale Rose, họ gừng (Zingiberraceae) [40].
- Bộ phận dùng: Củ gừng phơi khô, rửa sạch, thái phiến đem sao khô.
- Tính vị quy kinh: Tính ấm, vị cay vào kinh tỳ, vị, tâm và phế [39].
- Tác dụng: Ôn trung tán hàn, ôn kinh chỉ thống [28].
- Ứng dụng lâm sàng:
 Cầm ỉa chảy do tỳ vị hư hàn: ỉa chảy, sôi bụng, thích xoa bóp chườm
nóng, người lạnh, mạch trầm, lưỡi nhạt.

 Chữa đau bụng do lạnh, chữa nôn mửa do lạnh. Chữa băng lậu, đau
bụng kinh, mất máu.
- Liều dùng: 4 - 8g/ngày [27], [28].
1.5. Tình hình nghiên cứu về bài thuốc “Sinh hóa thang”

 Trên thế giới.
Ở Trung Quốc, các thầy thuốc YHCT đã sử dụng bài “Sinh hóa thang”
cho các sản phụ sau đẻ bị ứ huyết hoặc sau nạo sảy thai lưu với mục đích: vừa
sinh huyết mới vừa hóa huyết ứ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện. Họ
nhận thấy rằng các thai phụ dùng bài thuốc này thì sản dịch ra nhanh hơn, hồi
phục sức khỏe tốt hơn.
Năm 2006, Phạm Lệ Lệ nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng bài
thuốc Sinh hóa thang gia giảm cho sản phụ sau mổ đẻ”. Nghiên cứu được tiến
hành từ tháng 6/2006 đến tháng 12/2008 trên 360 sản phụ sau mổ đẻ ở thành
phố Trịnh Châu. Đối tượng chia làm hai nhóm. Nhóm nghiên cứu có 180 sản
phụ sau mổ đẻ dùng oxytocin 10UI tiêm bắp 2 lần/ngày, kháng sinh penicillin
hoặc cephalecin tiêm tĩnh mạch 3-4 ngày, kèm theo dùng bài Sinh hóa thang
gia vị, uống ngày 1 thang trong 5 ngày sau khi sản phụ đã trung tiện. Nhóm
đối chứng dùng thuốc y học hiện đại như nhóm nghiên cứu. Kết quả cho
thấy ở nhóm nghiên cứu không có sản phụ nào có triệu chứng ra máu giai
đoạn muộn sau sinh, đau do tử cung co hồi, có 1% sản phụ bị sốt sau đẻ, có


23

2,7% sản phụ thiếu sữa, có 3,9% sản phụ có hiện tượng ra sản dịch không
ngớt. Trong khi đó ở nhóm đối chứng có 1,7% sản phụ bị ra máu giai đoạn
muộn sau sinh, 9,4% sản phụ đau do tử cung co hồi, có 5% sản phụ bị sốt sau
đẻ, có 11,2% sản phụ thiếu sữa có 20% sản phụ có hiện tượng sản dịch ra
không ngớt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tác giả kết luận

Sinh hóa thang gia các vị Ích mẫu thảo, Chỉ xác, Hoàng kỳ có tác dụng giảm
đau bụng dưới do tử cung co hồi, giảm sản dịch, chống viêm [27].
Năm 2008, Đỗ Ninh Điền tiến hành đề tài: “Quan sát hiệu quả điều trị
của thuốc Sinh hóa thang gia vị trên những phụ nữ sau thủ thuật bỏ thai”. Đề
tài tiến hành trên 200 bệnh nhân. Kết quả cho thấy nhóm nghiên cứu trong
200 ca có 167 ca hiệu quả tốt chiếm tỷ lệ 83,5%, có hiệu quả là 12,5%, không
có hiệu quả là 8 trường hợp chiếm 4%. Tác giả kết luận bài thuốc Sinh hóa
thang gia vị có hiệu quả đạt 96% và không có tác dụng phụ [8].

 Việt Nam
Các thầy thuốc YHCT chuyên về sản phụ khoa tại Bệnh viện đa khoa
YHCT Hà Nội đã sử dụng bài thuốc Sinh hóa thang cho phụ nữ sau đẻ rất
nhiều nhưng các công trình nghiên cứu còn quá ít.
Năm 2011 Nguyễn Thị Thuận nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của
bài thuốc Sinh hóa thang đối với sản phụ sau đẻ”. Nghiên cứu được tiến hành
trên 60 sản phụ sau đẻ thường tại khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa y học cổ
truyền Hà Nội. Sản phụ sau đẻ thường chia làm 2 nhóm. Trong đó 30 bệnh
nhân của nhóm chứng dùng kháng sinh loại Amoxicillin trong 5 ngày còn 30
bệnh nhân của nhóm nghiên cứu vừa dùng kháng sinh vừa dùng thêm bài
Sinh hóa thang, mỗi ngày 1 thang trong 5 ngày. Kết quả cho thấy có tới 73,3%
nhóm nghiên cứu đạt kết quả điều trị tốt, tác giả kết luận bài thuốc Sinh hóa
thang có tác dụng giảm đau, giảm thời gian tiết dịch và co hồi tử cung nhanh
hơn trên sản phụ sau sinh với p < 0,05 [9].


24

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu nghiên cứu

2.1.1. Thuốc YHCT (Thuốc nghiên cứu)
Bài thuốc cổ phương Sinh hóa thang gồm các vị thuốc:
Thành phần

Tên khoa học

Đương qui

Angelica sinensis

Xuyên khung

Ligusticum

Đào nhân
Cam thảo
Bào khương

Franch
Prunus persica stokes
Clycyrrhiza uralensis Fish
Zingiber oficinale Ross

wallichii

Liều

Tiêu chuẩn chất

lượng

32g

lượng
DĐVN IV

16g

DĐVN IV

04g
04g
04g

DĐVN IV
DĐVN IV
DĐVN IV

Các vị thuốc được dùng dưới dạng khô, đảm bảo tiêu chuẩn dược điển
Việt Nam IV [39].
Bài thuốc được sắc thành thang, sắc túi bằng máy theo công nghệ Hàn
Quốc. Nước sắc mỗi thang được đóng thành 2 túi, mỗi túi 100ml.
Thuốc được sản xuất tại khoa Dược Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
2.1.2. Thuốc YHHĐ
Amoxicillin viên 500mg hãng Domesco, Việt nam. Tác dụng dự phòng
nhiễm khuẩn trong sản khoa, phụ nữ sau nạo hút thai.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
60 thai phụ được đến nạo phá thai (điều trị ngoại trú) tại khoa Phụ sản
bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng



25

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dựa vào tiêu chuẩn của YHHĐ, mà
không theo thể hàn nhiệt của YHCT, bởi vì theo YHCT: “Thai tiền đa nhiệt”
nghĩa là thời kỳ đầu của thai nghén, thai phụ đều là thể nhiệt.
Thai phụ được chẩn đoán có thai trong buồng tử cung từ 8 đến 12 tuần
bằng siêu âm và tự nguyện nạo phá thai tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa
YHCT Hà Nội.
Tự nguyện tham gia vào nghiên cứu (phụ lục 2).
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Thai phụ có tuổi thai lớn hơn 12 tuần và nhỏ hơn 8 tuần.
Thai phụ bỏ nghiên cứu giữa chừng, không uống thuốc đúng quy trình
hoặc dùng thêm thuốc khác ngoài nghiên cứu.
Thai phụ không làm đủ các xét nghiệm mà nghiên cứu yêu cầu.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Phụ sản, Khoa Dược, Khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Y học
cổ truyền Hà Nội.
2.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013.
2.5. Phương pháp nghiên cứu.
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp can thiệp lâm sàng tiến cứu.
Các thai phụ sau nạo phá thai được phân thành 2 nhóm theo phương
pháp ghép cặp, đảm bảo yếu tố tương đồng giữa 2 nhóm (con so, con rạ, tuổi
mẹ, tuổi thai).
2.5.2. Cỡ mẫu



×