Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

MÔ HÌNH BỆNH tật và PHƯƠNG PHÁP điều TRỊ của BỆNH NHI điều TRỊ nội TRÚ tại KHOA nội – NHI BỆNH VIỆN y học cổ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG từ năm 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.76 KB, 72 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của trẻ em là tấm gương phản ánh
khách quan điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa chính trị của mỗi quốc gia nói
chung và Việt Nam nói riêng . Đối với ngành y tế, để có được thông tin cần
thiết đánh giá được tình trạng sức khỏe, sự thay đổi bệnh tật qua từng thời kỳ,
đồng thời đánh giá được các biện pháp đã can thiệp, việc nghiên cứu mô hình
bệnh tật là rất quan trọng đặc biệt là mô hình bệnh tật ở trẻ em. Xác định được
thay đổi mô hình bệnh tật trẻ em qua các thời kì đã tạo cơ sở đánh giá hiệu
quả cho các phương pháp điều trị từ đó đề ra chiến lược chăm sóc sức khỏe
ban đầu, chiến lược y tế phù hợp, hỗ trợ cho công tác quản lý, tổ chức của Bộ
Y tế nói chung và trong từng bệnh viện nói riêng. Mô hình bệnh tật trẻ em có
sự thay đổi và phân hóa rõ rệt ở các nước phát triển và đang phát triển . Nhìn
chung, ở nước ta trong những năm trở lại đây theo GS Nguyễn Thu Nhạn, mô
hình bệnh tật ở trẻ em có sự thay đổi, biến chuyển rõ rệt. Các bệnh nhiễm
khuẩn, tiêu chảy cấp, suy dinh dưỡng có xu hướng giảm dần, trong khi đó các
bệnh không lây như béo phì, tim mạch, dị tật bẩm sinh, bệnh thần kinh tâm
thần như tự kỷ bắt đầu xuất hiện ngày càng có xu hướng gia tăng . Đối với
YHCT, mô hình bệnh tật cũng có nét đặc trưng riêng, tuy nhiên song song với
YHHĐ thì các bệnh tâm thần, thần kinh như bại não, tự kỷ, di chứng viêm
não… cũng dần xuất hiện ngày một nhiều và có xu hướng tăng nhanh trong
những năm gần đây.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo thống kê về mô hình bệnh
Nhi tại các bệnh viện Đa khoa như khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai [2], Bệnh
viện Thanh Nhàn [3]... Nhưng công trình nghiên cứu, báo cáo hệ thống về mô
hình bệnh nhi trong các bệnh viện YHCT còn rất ít. Do đó, việc nghiên cứu


2


mô hình bệnh nhi tại các bệnh viện YHCT sẽ giúp cho việc định hướng chăm
sóc sức khỏe cho bệnh nhi theo các phương pháp điều trị bằng YHCT, đồng
thời giúp cho việc xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đáp ứng với nhu
cầu điều trị. Mặt khác, nó góp phần quan trọng hoàn thiện bức tranh toàn cảnh
về mô hình bệnh nhi và phương pháp điều trị đối với bệnh nhi trong cả nước
nói chung.
Bệnh viện YHCT Trung ương đã thành lập được 58 năm nay, đã phát triển
mạnh cả về chất lượng điều trị, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật
và quy mô, chiếm được lòng tin tưởng và yêu mến của nhân dân cả nước.
Cùng với đà phát triển của nền YHCT, số lượng bệnh nhi đến điều trị nội trú
ngày càng tăng lên. Trong đó mô hình bệnh tật của Khoa Nội Nhi trong những
năm gần đây có nhiều biến đổi, nhưng còn thiếu nghiên cứu định hướng theo
định hướng này. Vì vậy, để góp phần tạo tiền đề hoạch định và lập kế hoạch
hoạt động của Khoa trong những năm tiếp theo, nghiên cứu này được thực
hiện nhằm 2 mục tiêu:
1. Khảo sát mô hình bệnh tật các bệnh nhi điều trị nội trú tại khoa
Nội – Nhi bệnh viện YHCT TƯ từ năm 2010 – 2014
2. Nhận xét phương pháp và kết quả điều trị tại Khoa Nội – Nhi bệnh
viện YHCT TƯ từ năm 2010 – 2014.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật của trẻ em
1.1.1. Trên thế giới
Những nghiên cứu của thế giới trong nhiều năm qua cho thấy sức khỏe
và mô hình bệnh tật trẻ em đều phản ánh chân thực về điều kiện sống, kinh tế,
văn hóa, xã hội và môi trường tại nơi trẻ sinh ra và lớn lên.

Năm 2002, ở Brunei nước có bình quân đầu người cao thứ 10 thế giới,
đạt 48,333USD/năm, đầu tư rất nhiều cho phát triển y tế, thì trong 10 bệnh
hàng đầu hay gặp chỉ có 1 bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, còn lại chủ yếu
là các bệnh tim mạch tiểu đường, hen, … (các bệnh không lây). Ngược lại
ở Campuchia một nước nghèo, thu nhập bình quân 1000 USD/năm các
bệnh thường gặp lại là sốt rét, lao, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm
khuẩn hô hấp cấp… là các bệnh truyền nhiễm còn phổ biến ở các nước
đang phát triển [4].
Cũng là các vùng lãnh thổ của Trung Quốc nhưng mô hình bệnh tật ở
Hồng Công và Ma Cao có sự khác biệt rõ rệt. Hồng Kông trước năm 1997 là
thuộc địa của Anh có mức sống cao, nên mô hình bệnh tật gần giống của các
nước phát triển. Ở Hồng Kông, trong 5 bệnh hàng đầu chỉ có 2 bệnh là bệnh
nhiễm trùng là viêm đường hô hấp cấp và bệnh da. Ngược lại ở Ma Cao, cả 5
bệnh hàng đầu đều là bệnh lây: lao, viêm gan B, C, nhiễm HIV…[4]
Từ năm 1974, văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới ở Tây Thái Bình
Dương đưa ra thống kê định kỳ về mô hình bệnh tật và tử vong nói chung của
trẻ em nói riêng, cùng với tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu
người, ngân sách đầu tư cho y tế, chiến lược phát triển y tế… của 35 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Điều này giúp cho việc nghiên cứu mô hình bệnh tật có hệ


4

thống, dễ dàng so sánh giữa các quốc gia có thu nhập đầu tư cho y tế khác
nhau [4].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở các nước phát triển, bệnh nhiễm khuẩn và
suy dinh dưỡng còn phổ biến, tuy nhiên các bệnh này có xu hướng ngày càng
giảm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các nước châu Á giảm từ 51% trước năm 1980
xuống dưới 20% những năm cuối thập niên 90. Các bệnh không lây như tim
mạch, ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hóa, béo phì … có xu hướng

gia tăng. Cùng với sự phát triển hiện đại của xã hội, các tai nạn, ngộ độc, chấn
thương cũng tăng nhanh rõ rệt.
Các nghiên cứu phản ánh tác động của can thiệp y tế đến mô hình bệnh
tật. Từ khi có chương trình tiêm chủng mở rộng phòng chống một số bệnh
nhiễm khuẩn, tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh này giảm rõ rệt. Một nghiên
cứu tại Queensland – Australia cho thấy năm 1972 tỷ lệ mắc lao của trẻ em là
5%, nhưng đến năm 1998 chỉ còn 0,5%.
1.1.2. Tại Việt Nam
Ngành Nhi nước ta cũng có nhiều nghiên cứu về mô hình bệnh tật trẻ em
nói chung cũng như mô hình bệnh tật của một số loại bệnh phổ biến như bệnh
máu, bệnh lý chu sinh, sơ sinh… Đặc biệt những năm gần đây nhiều đề tài
nghiên cứu mô hình bệnh tật đã được triển khai từ Trung Ương tới một số tỉnh
trong cả nước.
GS Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự nghiên cứu về thực trạng sức khỏe và
mô hình bệnh tật trẻ em Việt Nam (2001) thấy trong 10 bệnh hay gặp nhất có
tới 6 bệnh nhiễm trùng. Trong đó 5 bệnh đứng đầu là viêm phổi, viêm họng
và amiđan, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản, ỉa chảy và viêm dạ dày, ruột
có nguồn gốc nhiễm khuẩn, cúm. [1]
Nghiên cứu mô hình bệnh tật của Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi
Trung Ương cho thấy: những bệnh gặp nhiều nhất là viêm màng não virus,


5

viêm màng não nhiễm khuẩn, cúm, sốt xuất huyết Dengue, viêm phế quản
phổi, nhiễm trùng huyết, sởi [5].
Cũng tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng ở Khoa Cấp cứu các mặt
bệnh thường gặp lại khác nhiều do đặc thù của khoa. Nghiên cứu của
Trương Thị Mai Hồng về mô hình bệnh tật của Khoa cấp cứu năm 2007 –
2011 cho thấy: những mặt bệnh nổi bật là hô hấp chiếm 19 – 24%, ngoại

chiếm 18 – 19%, tiêu hóa, sơ sinh tùy theo từng năm, sau đó đến các bệnh
nhiễm trùng [6].
Nghiên cứu mô hình bệnh tật trẻ em điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa
khoa Uông Bí và Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn của Đinh Công Minh
(2002) cho kết quả: ở bệnh viện đa khoa Uông Bí, các bệnh hô hấp chiếm
tỷ lệ hàng đầu 36,4%, các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật đứng thứ 2
chiếm 14,3%, bệnh tiêu hóa chiếm 8,3%, bệnh chu sinh 8,1%, bệnh chấn
thương, ngộ độc chiếm 4,9%. Với Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, mô hình
bệnh tật cũng tương đương Bệnh viện đa khoa Uông Bí, bệnh hô hấp chiếm
41,4%, bệnh nhiễm khuẩn chiếm 18,9%, chấn thương ngộ độc chiếm 8,8%,
bệnh tiêu hóa chiếm 5,3%. [7]
Nghiên cứu của Võ Phương Khanh về mô hình bệnh nhi đến khám tại
viện Nhi Đồng 2 cho thấy: năm 1995 bệnh đường hô hấp chiếm 38,9%, bệnh
nhiễm khuẩn chiếm 37,1%, bệnh tiêu hóa chiếm 6,8%, bệnh tiết niệu – sinh
dục chiếm 2,8%. Tới năm 2007 bệnh hô hấp chiếm 39,9%, bệnh nhiễm khuẩn
chiếm 28,2%, bệnh tiêu hóa chiếm 8,9%, bệnh bẩm sinh chiếm 4,3% [8]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiên về mô hình bệnh tật tại khoa Nhi
Bệnh viện Châm cứu trung ương (2012) cho thấy: những mặt bệnh nổi bật là bại
não 79,6%, di chứng viêm não 7,4%, liệt VII ngoại biên 2,9%, còn lại là các mặt
bệnh khác [9].


6

1.2. Tổng quan về ICD 10
1.2.1. Cấu trúc của ICD-10
ICD – 10 được chia thành 21 chương [10] [11]
• Chương I

: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.


• Chương II : Bướu tân sinh.
• Chương III : Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên
quan đến cơ chế miễn dịch.
• Chương IV : Bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa
• Chương V : Rối loạn tâm thần và hành vi.
• Chương VI : Bệnh hệ thần kinh.
• Chương VII : Bệnh mắt và phần phụ.
• Chương VIII : Bệnh tai và xương chũm.
• Chương IX : Bệnh tuần hoàn.
• Chương X : Bệnh hô hấp.
• Chương XI : Bệnh tiêu hóa.
• Chương XII : Bệnh da và mô dưới da.
• Chương XIII : Bệnh của hệ cơ xương khớp và mô liên kết.
• Chương XIV : Bệnh của hệ sinh dục – Tiết niệu.
• Chương XV : Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản.
• Chương XVI : Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh.
• Chương XVII : Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể.
• Chương XVII : Các nguyên nhân ngoại sinh của bệnh và tử vong.
• Chương XXI : Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và
tiếp xúc dịch vụ y tế.


7

1.2.2. Cấu trúc một chương
Mỗi chương chia thành nhiều nhóm:
Ví dụ: Chương I chia thành 21 nhóm:
- Nhóm 1: Nhiễm khuẩn đường ruột.
- Nhóm 2: Lao

- ……
- Nhóm 21: Bệnh nhiễm khuẩn khác
1.2.3. Cấu trúc một nhóm trong mỗi chương
Trong mỗi nhóm bao gồm các bệnh:
Ví dụ: Thiếu máu dinh dưỡng:
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Thiếu máu do thiếu Vitamin B12.
- Thiếu máu do thiếu acid Folic.
- Thiếu máu do dinh dưỡng khác.
1.2.4. Cấu trúc một bệnh trong mỗi nhóm
Mỗi bệnh phân loại chi tiết theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc
trưng của bệnh đó.
Ví dụ: Lỵ trực khuẩn (A03) được phân thành:
- Lỵ trực khuẩn do Shigella dysenteria (A03.0).
- Lỵ trực khuẩn do Shigella flexneri (A03.10).
-…
- Nhiễm Shigella, không xác định và lỵ trực khuẩn KXĐK (A03.9).
1.2.5. Bộ mã ký tự
Gồm 25 chữ cái từ A đến Z, trừ chữ U không sử dụng


8

- Ký tự thứ nhất (chữ cái) mã hóa chương bệnh.
- Ký tự thứ 2 (số thứ nhất) mã hóa nhóm bệnh.
- Ký tự thứ 3 (số thứ hai) mã hóa tên bệnh.
- Ký tự thứ 4 (số thứ ba) mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay
tính chất đặc thù của bệnh.
Giữa ký tự thứ 3 và 4 có 1 dấu thập phân (.).
Ví dụ: Di chứng viêm não do virus viêm não Nhật Bản B: A83.0

1.3. Tổng quan các phương pháp điều trị bệnh nhi theo YHCT
1.3.1. Nguyên tắc điều trị điều trị bệnh
Điều trị bệnh nhi đã được Tuệ Tĩnh đề cập đến trong các tác phẩm của
mình ở thế kỷ XVI. Tập hợp những thành tựu của các y gia trước, chủ yếu
dựa trên cơ sở “Y phương ca quát” của Trần Ngô Thiêm (1747), Viện Thái y,
triều Hậu Lê (1428-1788) đã biên soạn “Y học nhập môn ca” dùng cổ
phương điều trị các bệnh nội, ngoại, sản, nhi, thương khoa... Đại danh y Hải
Thượng Lãn Ông viết bộ sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh’’, gồm 22 tập, 66
quyển hướng dẫn tương đối toàn diện. Ngoài ra, Hải Thượng còn có quyển “Ấu
ấu tu tri” nói về cách chữa bệnh và nuôi dưỡng trẻ em. Điều trị bệnh trẻ em vừa
dễ lại vừa khó. Nói khó vì khó biện chứng, nói dễ là dễ điều trị. Nếu biện chứng
không rõ, sẽ thành khó điểu trị. Ngược lại, nếu đã biện chứng được thì điều trị ở
trẻ lại có đáp ứng rất nhanh nhạy cho kết quả tốt [12]. Khi điều trị cho bệnh nhi
cần chú ý các nguyên tắc sau [12]:
- Nắm vững nguyên nhân gây bệnh: chính là nguyên tắc “trị bệnh tất cầu kỳ
bản”, mới chọn đúng được phép chữa, dùng thuốc đúng và đạt hiệu quả tốt.
- Phải thông thạo cấp cứu và chữa triệu chứng: tức là “cấp trị tiêu, hoãn
trị bản” cơ thể trẻ em còn non yếu bệnh biến chuyển nhanh, dễ dẫn tới nguy
kịch. Phải thông thạo cấp cứu chữa triệu chứng bằng YHHĐ cũng như YHCT


9

kịp thời giữ được tính mạng trẻ khi bệnh nguy kịch. Hoặc vừa chữa triệu
chứng, vừa chữa nguyên nhân đó là “tiêu bản kiêm trị”.
- Chữa bệnh đồng thời nâng cao sức chống đỡ của cơ thể “phù chính khu
tà”. Theo YHCT, khi mắc bệnh là do bệnh tà xâm nhập, nhân khi chính khí cơ
thể suy yếu hoặc sơ hở. Nên khi điều trị, ngoài dùng thuốc đuổi bệnh tà, còn
cần dùng thuốc nâng cao sức khỏe toàn diện.
- Kết hợp YHCT và YHHĐ trong điều trị bệnh. YHHĐ điều trị cấp cứu

rất hiệu quả trong lâm sàng phải tận dụng ưu thế này.
- Điều trị cần kịp thời, dùng thuốc phải thận trọng.
1.3.2. Điều trị không dùng thuốc
 Phương pháp Châm cứu:
Là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo của nền YHCT
phương Đông, là tên gọi chung của 2 phương pháp châm và cứu được nhiều
nước trên thế giới áp dụng điều trị điển hình là Trung Quốc. Riêng tại Việt
Nam Châm cứu được coi là phương pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả được
áp dụng từ thời xưa, được nhắc nhiều đến trong các tác phẩm “Y tông tâm
lĩnh”, “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông. Châm cứu
truyền thống có thể châm, hào châm, trên cơ sở thừa kế phương pháp châm
cứu hiện đại, quá trình chữa bệnh, các nhà thực hành đã sáng tạo ra nhiều
phương pháp mới như: đầu châm, diện châm, nhĩ châm, tỵ châm, thủ châm,
túc châm [13]. Một số kỹ thuật châm mới:
 Điện châm:
Là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm cứu (YHCT) với
phương pháp chữa bệnh của dòng điện (YHHĐ) qua máy điện châm (là loại
máy phát ra dòng điện 1 chiều hoặc dòng điện xung, có nhiều đầu kích thích,
tính năng ổn định an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng, tác dụng làm dịu đau,


10

ức chế cơn đau điển hình, kích thích hoạt động các cơ, tăng cường dinh
dưỡng, giảm xung huyết phù nề tại chỗ.


11

 Thủy châm :

Là phương pháp phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm cứu (YHCT)
với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm (YHHĐ). Các loại thuốc được dùng
thủy châm: các thuốc tăng cường dinh dưỡng thần kinh (vitamin B, Becozym,
Ginko biloba...), các thuốc có tác dụng giảm đau giảm tiết (Nonsteroid...)
 Cấy chỉ:
Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng độc đáo, là thành quả
của sự kết hợp hai nền y học, có xuất xứ từ Trung Quốc và đã được nghiên
cứu, ứng dụng tại Việt Nam từ những năm của thập kỷ 60 thế kỷ trước. Cấy
chỉ còn được gọi là cấy chỉ Cagut, chôn chỉ, vùi chỉ,… đây chỉ là một phương
pháp châm cứu đặc biệt dùng chỉ tự tiêu trong y khoa (Cagut) lưu vào huyệt
để duy trì kích thích lâu dài mà tạo ra tác dụng trị liệu như châm cứu. Catgut
là một loại chỉ dùng trong phẫu thuật, có khả năng tự tiêu sau một thời gian
nhất định. Chính vì vậy, sự tồn lưu của catgut tại huyệt đạo trong một thời
gian nhất định đã phát huy vai trò kích thích huyệt đạo nhằm tạo được sự cân
bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất
trệ, chỉ thống (giảm đau)… [14]. Theo y học hiện đại, cũng như châm cứu,
cấy chỉ cũng có tác dụng kích thích theo cơ chế thần kinh thể dịch. Một số
nghiên cứu cho thấy rằng cấy chỉ có tác dụng giảm đau, an thần, điều hòa thể
dịch, giãn nở mạch máu, kích thích tái tạo thần kinh, điều hòa trương lực cơ
… [15]
Năm 1975, GS Nguyễn Tài Thu đã có công rất lớn trong nghiên cứu và
áp dụng điều trị có kết quả một số bệnh đặc biệt là hen phế quản bằng cấy
dụng chỉ.
Ngoài ra mai hoa châm, laser châm, từ châm, châm tê cũng là những
phương pháp điều trị được áp dụng.


12

 Phương pháp xoa bóp YHCT:

Là phương pháp người làm xoa bóp dùng đôi tay của mình để thực hiện
một số động tác xoa bóp nhằm làm dịu cơn đau, mỏi mệt… cho người bệnh.
Xoa bóp ở nước ta được áp dụng từ lâu đời, từ thời Hồng Bàng dựng nước
đến thời Tuệ Tĩnh trong cuốn Hồng nghĩa giác tư y thư hay trong Vệ sinh yếu
quyết của Hải Thượng Lãn Ông, đến năm 1962 do Bác sĩ Hoàng Bảo Châu
phụ trách chuyên điều trị các bệnh như: đau thần kinh tọa, viêm quanh khớp
vai, di chứng bại liệt, viêm gân, suy nhược thần kinh. Hiện nay, xoa bóp gồm
3 loại hình: xoa bóp điều trị 1 số chứng bệnh (cấp và mạn tính), xoa bóp thẩm
mĩ (làm đẹp da, giảm béo…), xoa bóp để phòng một số bệnh và nâng cao sức
khỏe. Với các thủ thuật: xoa, xát, day, ấn, miết, phân, hợp, véo, bấm, điểm,
bóp, đấm, chặt, lăn, phát, rung, vê, vờn, vận động.
1.3.3. Điều trị dùng thuốc
Trong quá trình hình thành và phát triển YHCT Việt Nam việc dùng
thuốc là phương pháp chữa bệnh quan trọng, ngay từ thời kỳ phong kiến kinh
nghiệm chữa bệnh được tổng kết lại, dần xây dựng mối quan hệ điều trị với lý
luận và kinh nghiệm sử dụng thuốc. Ở nước ta, nổi bật lên là Danh y Tuệ Tĩnh
cuối đời Trần được suy tôn là “Vị thánh thuốc nam” với “Hồng nghĩa giác tư
y thư” và “Nam dược thần hiệu”, kế thừa Tuệ Tĩnh là Danh y Lê Hữu Trác với
bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”. Ngày nay, những bài thuốc được nghiên cứu
và ứng dụng mạnh mẽ trên lâm sàng tạo ra nhiều chế phẩm, các dạng thuốc
khác nhau như: thuốc sắc, thuốc tán, thuốc hoàn, cao thuốc, rượu thuốc, thuốc
đan, chè thuốc, cốm thuốc, siro thuốc, thuốc viên, thuốc mỡ, cao dán… có
thể được dùng bằng cách uống hay dùng ngoài.
Đối với trẻ em thể chất còn non yếu, “trĩ âm, trĩ dương”, tạng phủ chưa
vững chắc, dùng thuốc phải đúng quy định, liều lượng phải thận trọng. Những
vị thuốc quá hàn, quá nhiệt, quá cay, có độc, công phạt mạnh, lúc sử dụng
càng phải thận trọng. Cổ nhân nói “thuốc đắng lạnh thường làm tổn thương
sinh khí, thuốc cay nóng làm hao tổn chân âm. Thuốc công phạt quá mạnh
làm hại tỳ vị, hao kiệt chân nguyên”. Với trẻ em, dạng thuốc sử dụng nên tinh



13

tế, dạng bào chế dễ uống, dùng với lượng ít nhưng hiệu quả. Cho trẻ uống
thuốc tương đối khó khăn khi điều trị nên tìm những bài thuốc liều lượng ít,
công hiệu cao. Cổ nhân ngoài dạng thuốc thang, còn dùng các thuốc hoàn,
cốm... dễ cho trẻ sử dụng, thích hợp với đặc điểm bệnh trẻ em dễ phát đột
ngột, diễn biến nhanh chóng.
1.4. Vài nét về bệnh viện YHCT Trung ương
Bệnh viện YHCT Trung ương nguyên là Viện nghiên cứu Đông Y được
thành lập ngày 7 tháng 6 năm 1957. Là bệnh viện đầu ngành của cả nước
về y học cổ truyền, đồng thời là trung tâm hợp tác về YHCT của Tổ chức Y
tế thế giới tại Việt Nam.
1.4.1. Về chức năng, nhiệm vụ
Song song cùng với công tác khám, chữa bệnh bằng YHCT kết hợp YHHĐ,
bệnh viện đào tạo cán bộ tuyến dưới trên phạm vi cả nước, nghiên cứu khoa học,
sản xuất thuốc YHCT sử dụng trong bệnh viện cũng như trên thị trường.
Hàng năm bệnh viện xuất bản tạp chí Y dược học cổ truyền, tập san ra
định kỳ 2 tháng một lần. Tập san xuất bản các bài, tin, các công trình nghiên
cứu về ứng dụng các bài thuốc, vị thuốc YHCT, đánh giá tác dụng các phương
pháp điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc của YHCT trong điều trị và dự
phòng bệnh.
Từ năm 1988, bệnh viện được công nhận là trung tâm hợp tác của WHO
khu vực Tây Thái Bình Dương. Bệnh viện thường xuyên tham gia các cuộc họp
của WHO tổ chức hàng năm ở các quốc gia, tham gia đóng góp các báo cáo, làm
chủ tọa các hội nghị, hội thảo quốc tế về YHCT do WHO tổ chức. Với vai trò này,
bệnh viện đã hợp tác với hơn 30 nước trên thế giới như Pháp, Thụy Sỹ, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Trung Quốc. Bệnh viện còn tiếp nhận các chuyên gia và sinh viên đến từ
các quốc gia khác nhau đến tìm hiểu, trao đổi và học hỏi về lĩnh vực YHCT.
1.4.2. Về sơ đồ tổ chức

Bệnh viện có 28 khoa phòng, 5 trung tâm được chia thành ba khối: lâm sàng, cận
lâm sàng và các khối phòng ban chức năng. Sơ đồ tổ chức của bệnh viện như sau:


14
BAN GIÁM ĐỐC
Giám đốc

Phó GĐ

Khối phòng chức năng

Phó GĐ

Khối lâm sàng

Phòng Điều dưỡng

Khoa Nội

Phòng Vật tư – kỹ thuật

Khoa Lão

Phòng Tổ chức cán bộ

Khoa Phụ

Phòng Tài chính – kế toán


Khoa Ngoại

Phòng Kế hoạch tổng hợp

Khoa Da liễu

Phó GĐ

Khối cận lâm sàng
Khoa Dược
Quầy thuốc
Khoa Xét nghiệm
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Thăm dò chức năng

Phòng Hành chính quản trị

Khoa Nội - Nhi
Khoa Khám bệnh

Trung tâm Hợp tác quốc tế
Phòng Công nghệ thông tin
Trung tâm Đào tạo & Chỉ
đạo tuyến

Khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn
Phòng Đông y Thực
nghiệm


Khoa Thận nhân tạo
Khoa Dinh dưỡng
Trung tâm kỹ thuật cao
Khoa Đa khoa ngũ quan
Khoa Hồi sức cấp cứu
Khoa Châm cứu dưỡng
sinh
Trung tâm nghiên cứu và
điều trị bệnh lý cột sống
Khoa Khám chữa bệnh tự
nguyện chất lượng cao
Khoa Kiểm soát & Điều
trị ung bướu

Trung tâm sản xuất
thuốc YHCT


15

1.4.3. Vài nét về khoa Nội - Nhi
Khoa Nội – Nhi là một trong 15 khoa và trung tâm, trực thuộc khối lâm sàng.
Khoa được thành lập năm 1967 và kế thừa nhiều kinh nghiệm chữa bệnh nhi
khoa và áp dụng điều trị có hiệu quả. Những ngày đầu thành lập, Khoa đã tham
gia nghiên cứu và điều trị chủ yếu cho trẻ em viêm não. Sau đó thừa kế kinh
nghiệm chữa suy dinh dưỡng của lương y Nguyễn Trọng Cầu, chữa tiêu chảy
kéo dài của lương y Nguyễn Đình Tích… nên mặt bệnh cũng mở rộng và dần
thay đổi theo. Các đối tượng khám và điều trị tại Khoa đã chuyển dần sang suy
dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm khớp
mạn tính thiếu niên …

Hiện nay cùng với đà phát triển của Bệnh viện YHCT Trung ương, Khoa
nhận khám và điều trị nhiều bệnh cấp và mạn tính ở trẻ em như: di chứng
viêm não (B94), bại não (G80), liệt VII ngoại biên (G51), tự kỷ (F84.0), đái
dầm (F98.0), bệnh hệ tiêu hóa: tiêu chảy (A09), suy dinh dưỡng (E44.0), …
bệnh hệ hô hấp: viêm phế quản cấp (J20), viêm phổi (J15.9), viêm amiđan
(B00.2), viêm mũi họng cấp (J00),…
Các chứng bệnh thường gặp ở khoa Nội – Nhi theo YHCT
 Bệnh tạng phế: gồm các chứng khái thấu, đàm ẩm, háo suyễn. Chủ
chứng gồm ho, khạc đờm, nặng kèm theo khó thở. Khác với người lớn, chứng
khái thấu do các nguyên nhân ngoại cảm và nội thương phạm phế, chứng khái
thấu ở trẻ em chủ yếu do ngoại cảm gây ra. Do công năng bảo vệ bên ngoài
suy giảm hoặc mất điều hòa, cảm phải tà khí lục dâm trái thường, công năng
chủ khí của phế bị rối loạn, khí không túc giáng được, nghịch lên sinh ho, khó
thở. Phế và tỳ có quan hệ tương sinh. Bệnh phế cũng ảnh hưởng đến tỳ, công
năng tỳ rối loạn sinh ra thấp đàm. Phong là thứ khí đứng đầu lục dâm, các tà
khí khác đều thường theo phong xâm nhập vào cơ thể. Bệnh ho ngoại cảm


16

thường lấy phong làm tiền đạo và kiêm các tà khí khác (phong hàn, phong
nhiệt,…), phần nhiều phong hay kết hợp với hàn. YHCT cho là các nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính thể vừa và nặng thuộc hệ thống các bệnh ôn nhiệt.
Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, nên thuộc phạm vi phong ôn. Bệnh tà
dừng lại ở phần vệ khí gây ra các nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thể vừa. Nếu
vào sâu hơn đến phần dinh huyết gây ra các nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng.
Nhiệt tà bế phế gây sốt cao, khó thở, co rút lồng ngực. Nhiệt nhập tâm bào
sinh hôn mê, co giật. Qua khỏi giai đoạn này, nhiệt hại âm tân, chủ yếu là phế
âm, âm hao khí thiếu, ho kéo dài, người gầy, mệt mỏi [12].
 Bệnh tạng tỳ: gồm các chứng cam, tiết tả, trường vị táo kết. Trẻ em

thể chất còn non yếu, tỳ vốn bất túc. Ăn uống thất thường, ốm đau nhiều lần,
dùng thuốc tả hạ không đúng hoặc mẹ thiếu kinh nghiệm nuôi dưỡng làm
chính khí trẻ càng giảm sút, tỳ vị bị tổn thương. Công năng tỳ vị bị rối loạn,
thức ăn không tiêu, tích trệ lại thành chứng cam. Chủ chứng của chứng cam:
trẻ gầy róc, bụng chướng to, ăn uống kém (tương đương bệnh SDD của
YHHĐ). Tiết là số lần đại tiện nhiều, phân loãng, nặng thì như nước , tả là
phân lỏng loãng, ỉa gấp như nước dốc xuống. Bệnh chủ yếu ở tỳ vị và đại
trường. Nguyên nhân là do ngoại cảm (hàn thấp, thấp nhiệt,…) hoặc do ăn
nhiều thức ăn sống lạnh, ngọt béo khó tiêu hoặc tỳ vị tổn thương, cũng có thể
thận dương hư hay mệnh môn hỏa suy làm công năng vận hóa thủy cốc của tỳ
vị bị trở ngại, sự thăng thanh giáng trọc mất bình thường mà gây bệnh [12].
 Kinh giản: kinh là kinh phong, giản là điên giản. Hai chứng này có
phân biệt nhưng đều có chứng hậu giống nhau như thần trí không tỉnh táo, vật
vã co giật, đờm ủng khí nghịch… Chu Đan Khê cho rằng: Điên giản là do vật
bên ngoài kích thích tới đến nỗi thần bị kinh hãi, khí kết ở tâm mà sinh ra
đờm. Đờm ủng thời khí nghịch kết thành co giật. Mắt miệng méo xệch, miệng


17

sùi bọt dãi. Một lúc lại tỉnh bình thường như chưa có gì xảy ra. Hoặc ngày
phát một lần, hoặc ngày phát vài lần. Hoặc 3 – 5 ngày phát một lần. Hoặc mỗi
tháng phát một lần. Hoặc nửa năm phát một lần. Nếu không chữa ngay sẽ biến
thành bệnh giản. Phép chữa nên trước phải lợi đờm thuận khí, sau đó mới
thanh tâm an thần. Còn như kinh phong, hoặc do ngoại cảm phong hàn, hoặc
do nội thương ăn uống, đến nỗi nhiệt từ trong sinh ra, do nhiệt mà sinh đờm,
do đờm mà sinh co giật, chứng trạng là miệng mắt méo lệch, chân tay run, khí
suyễn, chảy rãi miệng sùi bọt, lúc đầu thời tỉnh, nóng cơn không lui, chốc lại
tái phát . Phép chữa nên hạ hỏa khai đờm, tiếp theo là thanh nhiệt an thần.
Kinh phong tương đương với sốt cao gây co giật, điên giản tương đương với

bệnh động kinh của YHHĐ [17]
 Ngũ trì: Theo Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông “Năm chứng chậm”
gồm chậm biết đứng, chậm biết đi, chậm mọc tóc, chậm mọc răng và chậm
biết nói. Đây phần nhiều là chứng thận khí hư nhược [17], [18]. Sách Y Tông
Tâm Giám, mục “Ấu khoa tâm pháp” viết chứng “Ngũ trì” ở trẻ em nguyên
nhân phần nhiều do khí huyết của cha mẹ hư yếu, tiên thiên sút kém, đến nỗi
sinh ra gân xương mềm yếu, đi lại khó khăn, răng mọc chậm, ngồi không
vững … chủ yếu do thận khí không đầy đủ . Thận là gốc của tiên thiên, là cội
nguồn sinh trưởng phát dục, thận khí hư yếu nguồn sinh hóa ra thận tinh bất
túc, dẫn đến cơ năng tạng phủ toàn thâm phát sinh bệnh biến. Thận tàng tinh
sinh tủy, tủy ở trong xương nuôi dưỡng các khớp, thận khí hư yếu không còn
nguồn sinh hóa cho cốt tủy, làm cho xương trẻ mềm yếu, lưng gối không
mạnh, chân mềm rũ không đi đứng được, thận hư não tủy bất túc, trí khôn
kém, tư duy đần độn…
 Ngũ nhuyễn: Hải Thượng Lãn Ông trong tác phẩm Y Tông Tâm Lĩnh
đã phân tích nguyên nhân và cơ chế bệnh như sau: Năm chứng nhuyễn (ngũ


18

nhuyễn) gồm: “đầu cổ mềm yếu nghẹo, không ngẩng lên được, miệng xệ,
nhai kém, tay chân mềm rũ không cầm nắm được, chân mềm yếu không đứng
được, người mềm, cơ nhục mềm nhẽo, gầy róc”. Theo ông, đầu cổ mềm là
đầu không đứng ngay được, cổ oặt nghiêng vì can chủ cân, thận chủ cốt tủy,
can thận hư mà sinh bệnh; tay chân mềm là tứ chi không có sức mà tay buông
xuôi, nhác cầm nắm đồ vật, chân mềm nhỏ xíu, bốn năm tuổi mà không đi
được, mình mềm là dương hư tủy kém, khí lục dâm dễ xâm nhập vào; miệng
mềm lưỡi thè ra khỏi miệng là vì lúc mang thai bỗng có kinh sợ xâm vào tâm
bào lạc làm cơ lưỡi không mạnh; da thịt mềm, da thịt không phát triển, ăn
uống không bồi bổ gì cho da thịt. Từ đó, Hải Thượng cho rằng để điều trị

chứng ngũ nhuyễn là phải bổ can, thận, tỳ [17].
 Di chứng ôn bệnh (di chứng viêm não): bệnh thường phát vào mùa
hè nên còn thuộc thử ôn. Đó là thứ nhiệt cực thịnh, gây sốt cao tổn thương tân
dịch mạnh. Bệnh diễn biến nhanh qua phần vệ khí, vào phần huyết làm can
huyết hư sinh phong gây co giật, gọi là thử phong hay thử kinh. Nhiệt nhập
tâm bào, bế tâm khiếu, sinh hôn mê. Nhiệt cực sinh hàn, chân tay giá lạnh, tuy
thân mình vẫn nóng gọi là thử quyết. Trường hợp nặng, ở giai đoạn huyết kéo
dài, thử làm tân dịch và khí bị hại nặng, cô thấp thành đàm, tắc trở kinh lạc và
đường thanh khí, nếu sống sót sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh tâm trí, giai
đoạn sau của ôn bệnh sử dụng châm cứu và xoa bóp là những phương pháp
được khẳng định có hiệu quả rõ rệt nhất là giai đoạn trẻ rối loạn ý thức, phải
phục hồi chức năng thụ động [12].
 Khẩu nhãn oa tà (liệt VII ngoại biên): Thuộc phạm vi chứng trúng
phong kinh lạc của YHCT. Bệnh do phong hàn, phong nhiệt, huyết ứ ở kinh
lạc đặc biệt là các kinh dương ở mặt làm cho kinh lạc bị bế tắc, khí huyết
không lưu thông khiến mặt lệch, miệng méo về bên lành, mắt bên liệt nhắm


19

không kín, khó thổi lửa, huýt sáo, thức ăn đọng lại má bên liệt, nhân trung
lệch về bên lành, rãnh mũi má bên liệt mờ hoặc mất…
 Di niệu: là tình trạng trẻ trên 3 tuổi đêm ngủ còn đái ra quần, lúc tỉnh
dậy mới biết. Do tiên thiên bất túc hoặc hậu thiên bất điều, đến nỗi thận
dương không đủ, hạ nguyên hư lạnh sinh ra đái dầm. Thận chủ bế tàng, khai
khiếu ở tiền âm, hậu âm, có chức năng điều khiển đại tiểu tiện. Bàng quang
chủ tàng chữ tân dịch, có công năng hóa khí lợi thủy, khiến cho tiểu tiện đúng
giờ. Nếu thận và bang quang đều hư, không chế ước được đường nước sẽ gây
đái dầm [12].
 Phong chẩn: tương ứng với bệnh sốt phát ban, đây là một bệnh

truyền nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ còn bú. Nguyên nhân là do tà khí phong nhiệt
bên ngoài xung đột với khí huyết bên trong, uất lại ở phần trong da ngoài thịt
mà phát ra. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt nhẹ, phát ban nhanh, 24 giờ đã
mọc hết, nốt ban nhỏ, thưa, hình tròn hoặc hình bầu dục, hơi nhô cao, màu
hồng nhạt, sau một vài ngày nốt ban dần tiêu mất, không bong vảy, không để
lại sẹo [19].


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả các bệnh án ra viện của bệnh nhi điều trị nội trú tại khoa Nội –
Nhi bệnh viện YHCT Trung ương có thời gian vào viện từ 1/1/2010 đến
31/12/2014
- Tuổi từ 0 đến 15 tuổi
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh án không đầy đủ thông tin nghiên cứu
- Bệnh nhi bỏ dở quy trình điều trị
- Bệnh nhi có quốc tịch nước ngoài
2.2. Thiết kế và quy trình nghiên cứu
- Là nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang
- Các bước được tiến hành theo sơ đồ sau:
Hồi cứu tất cả hồ sơ đủ
tiêu chuẩn (2010 – 2014)

Mô tả mô hình bệnh tật
Khảo sát tỷ lệ sử dụng các phương pháp điều

trị, tình hình sử dụng thuốc nói chung
Thông kê kết quả điều trị chung của khoa

Kết quả


21

2.3. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin:
- Nghiên cứu hồi cứu tất cả các bệnh án ra viện của các bệnh nhi điều trị
nội trú tại khoa Nội – Nhi BV YHCTTƯ có thời gian vào viện từ 1/1/2010
đến 31/12/2014.
- Số liệu thu thập tại phòng kế hoạch tổng hợp.
* Công cụ thu thập thông tin:
- Mẫu bệnh án nhi khoa YHCT do Bộ Y tế ban hành.
- Thông tin của mỗi bệnh nhi được thu thập theo phiếu nghiên cứu thiết
kế sẵn.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Nhập liệu bằng phần mềm ePIDATA 3.1
- Phân tích số liệu bằng phần mềm stata 12 và Excel
- Quản lý tài liệu tham khảo bằng phần mềm EndNote X7
- Số liệu sau khi phân tích được trình bày dưới dạng bảng, biểu, đồ thị
của Excel và Word
2.5. Chỉ số nghiên cứu
2.5.1. Các đặc điểm dịch tễ, hành chính
- Ghi nhận các đặc điểm về tuổi, giới, dân tộc, vùng miền
+ Tuổi: tính theo tuổi dương lịch dựa vào ngày tháng năm sinh ghi trong
giấy khai sinh đính kèm bệnh án
+ Giới: Nam/nữ

+ Dân tộc: Kinh/khác
- Ghi nhận thông tin về chế độ bảo hiểm:


22

+ Bảo hiểm tuyến 1
+ Bảo hiểm tuyến 2
+ Bảo hiểm vượt tuyến
+ Bệnh nhi tự túc
- Ghi nhận thông tin về tổng số ngày điều trị
- Số ngày điều trị nội trú trung bình một người = Tổng số ngày điều trị
nội trú thuộc 1 khu vực trong 1năm xác định/ tổng số lượt điều trị điều trị nội
trú của khu vực đó trong cùng năm.
- Ghi nhận thông tin về kết quả điều trị
+ Khỏi
+ Đỡ
+ Không thay đổi
+ Chuyển viện
+ Gia đình xin về
+ Tử vong
2.5.2. Chẩn đoán
- Bệnh chính theo YHHĐ
- Bệnh kèm theo theo YHHĐ
Các bệnh được thành 2 loại chẩn đoán chính và chẩn đoán kèm theo và
được thành các nhóm:
• DCVN
• Bại não
• Liệt VII ngoại biên
• Đái dầm

• Tự kỷ
• NKHH cấp tính
• SDD


23

• RLTH
• Sốt virus
• Sốt phát ban
• Các bệnh khác
- Chẩn đoán theo YHCT: gồm các chứng:
• DC ôn bệnh
• Ngũ trì, ngũ nhuyễn
• Khẩu nhãn oa tà
• Di niệu
• Á khẩu
• Khái thấu
• Phong chẩn
• Các chứng khác
2.5.3. Điều trị
- Thông tin về tỷ lệ sử dụng các phương pháp điều trị: YHCT kết hợp
YHHĐ, YHCT đơn thuần và YHHĐ đơn thuần.
- Thông tin sử dụng các biện pháp không dùng thuốc: điện châm, thủy
châm, XBBH, cứu, cấy chỉ, chiếu đèn hồng ngoại.
- Thông tin dùng các loại thuốc YHHĐ: phân theo các nhóm kháng sinh,
NSAID, vitamin, giãn cơ, bổ thần kinh, an thần kinh, chống động kinh, các
nhóm khác theo các đường: uống, tiêm, truyền, đặt hậu môn, khác
- Thông tin sử dụng các dạng thuốc YHCT: gồm các dạng: thuốc thang,
cao nước, hoàn, bột, chè, cốm, cao dán, dùng ngoài.

- Thông tin sử dụng thuốc thang: phương pháp kê đơn, các phương dược
hay dùng.
- Thông tin về một số chế phẩm YHCT hay dùng:


24

+ Hoàn: hoàn lục vị, hoàn quy tỳ, hoa đà tái tạo hoàn, hoàn bổ trung ích
khí, hoàn bổ huyết mạch
+ Cao nước: cao tiêu viêm, cao thông u, cao ma hạnh
+ Cốm: cốm bổ tỳ, cốm tiêu độc, diệp hạ châu, bình vị tan
+ Bột: lục nhất tán, ngân kiều tán, bột ngâm trĩ
+ Chè an thần
2.6. Sai số và cách khắc phục
- Sai số:
+ Sai số trong quá trình thu thập số liệu
+ Sai số trong quá trình nhập liệu
- Cách khắc phục:
+ Chọn bệnh án đầy đủ thông tin theo tiêu chuẩn
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu không tiến hành trực tiếp trên người bệnh mà thông qua
các bệnh án có sẵn tại Kho Lưu trữ bệnh án của BV YHCT TƯ
- Nghiên cứu được phép của BV YHCT TƯ
- Các thông tin thu thập chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu
- Các thông tin chi tiết như họ tên, địa chỉ chi tiết không được sử dụng
vào phân tích và các báo cáo
- Tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc bảo mật nội dung bệnh án.


25



×