Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc tế sinh thận khí trên bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) là u tuyến lành tính
thường gặp nhất ở nam giới cao tuổi. Bệnh sớm gây ra rối loạn cơ năng và
thực thể cổ bàng quang để đưa đến rối loạn tiểu tiện và có thể gây ra nhiều
biến chứng nặng nề do tắc đường tiết niệu làm ảnh hưởng đến đời sống của
người bệnh [1], [2]. Bệnh có xu hướng tăng lên cùng với tuổi [1], [3], [4], [5].
Tại Mỹ, có khoảng 50% nam giới mắc TSLTTTL ở độ tuổi 50, tỷ lệ này tăng
lên 75% ở độ tuổi 80 (theo McVary năm 2003) [6]. Một nghiên cứu khác ở
Scotland – vương quốc Anh báo cáo rằng 14% nam giới tuổi từ 40 – 50 có
TSLTTTL và tỉ lệ này tăng đến 43% ở tuổi hơn 60 (theo Kirby năm 2000)[7]. Ở
Việt Nam, theo Trần Đức Thọ và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2008) tỷ lệ mắc TSLTTTL
ở lứa tuổi 45 – 59 là 47,9%; lứa tuổi 60 – 74 là 59,5% và ở lứa tuổi 75 trở lên là
72,8% [8].
Để điều trị TSLTTTL, Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp
khác nhau. Phương pháp điều trị ngoại khoa khá hoàn chỉnh chỉ định trong
những trường hợp có biến chứng nặng. Tuy nhiên, các bác sĩ trong lĩnh vực
nội khoa cũng như phần lớn bệnh nhân đều muốn tìm những phương pháp
điều trị nội khoa để tránh không phải làm phẫu thuật cho một bệnh lành tính ở
tuổi mà sức khỏe giảm sút và có nhiều bệnh khác kèm theo. Điều trị nội khoa
bằng các thuốc kháng alpha 1 adrenergic, các thuốc kháng androgen, các
hormon... đang được ứng dụng rộng rãi nhưng cũng có những tác dụng không
mong muốn trên lâm sàng [1], [3], [4], [5], [9], [10].
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến các loại thuốc có
nguồn gốc thảo dược có tác dụng làm giảm triệu chứng của TSLTTTL và ít
tác dụng phụ.


2


Y học cổ truyền (YHCT) đã mô tả TSLTTTL thuộc phạm vi chứng
“Long bế”, “Lâm chứng”, “Di niệu”, từ lâu đời đã có nhiều bài thuốc YHCT
điều trị chứng này nhằm bổ thận, lợi niệu, thông lâm, tán kết [11], [12], [13].
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều bài thuốc YHCT điều trị TSLTTTL như
bài thuốc “Tỳ giải phân thanh gia giảm” của Trần Lập Công (2000), viên nang
“Trinh nữ hoàng cung” của Lê Anh Thư, cốm tan “Tiền liệt thanh giải” (từ bài
Tứ diệu hoàn gia vị) của Nguyễn Thị Tân, trà tan “Thủy long” của Trần Lập
Công (2011) bước đầu đã có kết quả khá tốt [14], [15], [16], [17]. Bài thuốc
“Tế sinh thận khí hoàn” (trong Tế sinh phương) đã được ứng dụng trên lâm
sàng tại bệnh viện YHCT Trung ương từ lâu, nhận xét bước đầu bài thuốc có
tác dụng điều trị TSLTTTL thể thận dương hư theo YHCT có hiệu quả và ít
tác dụng phụ trên lâm sàng. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có nghiên cứu nào
nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và khoa học để khẳng định hiệu quả
của bài thuốc này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả điều trị của bài thuốc Tế sinh thận khí trên bệnh nhân tăng sinh
lành tính tuyến tiền liệt” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc Tế sinh thận khí trên
bệnh nhân TSLTTTL (thể thận dương hư theo YHCT).
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc Tế sinh thận
khí trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

1.1. Đại cương về tuyến tiền liệt
1.1.1. Sự hình thành và phát triển tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt (TTL) phát triển từ những chồi biểu mô nhỏ sau xoang
niệu dục trong tháng thứ 3 của bào thai (nhờ có Testosteron chuyển thành
Dihydrotestosteron dưới tác dụng của men 5α – reductaza) và được biệt hóa
đầy đủ vào tháng thứ 4 của thời kỳ bào thai [3], [16]. Sự phát triển của TTL
người được phân chia thành 4 giai đoạn:
Sau khi sinh: TTL có trọng lượng vài gam và phát triển chậm cho tới
tuổi dậy thì, trung bình tăng 0,14g một năm.
Giai đoạn phát triển nhanh: Từ 10 đến 30 tuổi, TTL tăng khoảng 0,84g
một năm, đến tuổi dậy thì đạt khoảng 20g. TTL hoạt động và phát triển như
một tuyến sinh dục phụ.
Giai đoạn phát triển chậm thứ hai: Từ 30 đến 50 tuổi, TTL tăng khoảng
0,21g một năm.
Giai đoạn phát triển nhanh: từ 50 đến 90 tuổi, TTL tăng nhanh từ 0,5
đến 1,2g một năm dẫn đến TSLTTTL [18].
1.1.2. Giải phẫu tuyến tiền liệt
TTL là một cơ quan cố định nằm sâu trong khung chậu, trong một khoang
gọi là khoang TTL. Tuyến giống như một hạt dẻ lớn, đáy ở trên, đỉnh ở dưới.
Tuyến nằm sau khớp mu, tựa trực tiếp lên hoành niệu dục, phía trước trực tràng
và ngay dưới nền bàng quang. Ở người trưởng thành bình thường, TTL có kích
thước 4 x 3 x 2,5cm, nặng khoảng 15 đến 20 gam. TTL được chia làm 3 thùy:
Thùy phải và trái ngăn cách nhau bởi một rãnh ở mặt sau, thùy giữa nằm giữa
niệu đạo và ống phóng tinh (còn gọi là eo tuyến tiền liệt) [15], [19].


4

Bàng quang

Ụ núi


Túi tinh

Lỗ của ống
phóng tinh

Tuyến
tiền liệt

Niệu đạo

Trực tràng
Tuyến hành niệu đạo
Hình 1.1. Tuyến tiền liệt qua mặt cắt dọc [20]

Hiện nay, vẫn tồn tại 2 quan điểm chủ yếu về cấu tạo của TTL, đó là
quan điểm của Gil Vernet và của Mc Neal.
- Theo quan điểm của Gil Vernet (1953): Tuyến được chia làm 3 phần
Phần đầu: Phần này có nhiều tổ chức đệm nằm ở phía trên ống phóng
tinh có các ống tuyến đổ vào niệu đạo ở nửa trên ụ núi, là nơi phát sinh
TSLTTTL.
Phần đuôi: Phần này chủ yếu có các tế bào biểu mô và rất ít tổ chức
đệm, gồm các túi - ống bài xuất đổ vào niệu đạo ở phần nửa dưới ụ núi. Nơi
đây là chỗ phát sinh chủ yếu của ung thư TTL.
Phần trung gian (hay phần chuyển tiếp): Nằm ở giữa phần đầu và đuôi
của TTL, phần này phát triển thất thường.
- Theo quan điểm của Mc Neal (1981): Chia TTL ra làm 5 vùng
Vùng trung tâm: Được bọc toàn bộ ống phóng tinh và nửa sau của niệu
đạo trước TTL, chiếm khoảng 20% khối lượng tuyến. Cấu trúc là các nhu mô
tuyến, các ống bài xuất của tuyến đổ vào niệu đạo phía trên ụ núi.



5

Vùng ngoại vi (Ứng với phần đuôi theo Gil Vernet): Được cấu tạo từ
toàn bộ nhu mô tuyến, các ống bài xuất đổ vào niệu đạo ở phía dưới ụ núi,
chiếm khoảng 70 – 76% khối lượng tuyến. Vùng này chứa nhiều tổ chức biểu
mô và ít tổ chức đệm là nơi phát sinh ra ung thư TTL.
Các tuyến quanh niệu đạo: Ôm sát niệu đạo và bọc 2/3 chu vi phía sau
của niệu đạo, chiếm 1% khối lượng tuyến.
Vùng chuyển tiếp (Ứng với phần đầu theo Gil Vernet): Được cấu tạo
gồm một phần nhỏ nhu mô tuyến, các ống bài xuất đổ vào niệu đạo ở phía sau
ụ núi, chiếm khoảng 5 – 10% khối lượng tuyến. Vùng này chứa nhiều tổ chức
đệm là nơi phát sinh TSLTTTL như quan điểm của Gil Vernet.
Vùng xơ – cơ phía trước niệu đạo: Không có nhu mô tuyến, tổ chức
đệm vùng này liên tiếp với phía bên trên là những sợi cơ Detrusor, ở phía
dưới liên tiếp với cơ thắt vân niệu đạo [21], [22].
1.1.3. Chức năng sinh lý của tuyến tiền liệt
Chức năng chính của TTL là sản xuất ra phần lớn chất lỏng trong tinh
dịch. TTL cùng với mào tinh hoàn, bóng tinh và túi tinh tiết ra huyết tương tinh
dịch gồm: các chất kẽm, acid xitric, fructose, photphorylcolin, specmin, acid
amin tự do, prostaglandin, các men phosphotase acid và lacticodehydrogenase để
nuôi dưỡng và kích thích sự di động của tinh trùng [3], [21].
1.2. Quan niệm về tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo YHHĐ
1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
* Yếu tố nội tiết:
Vai trò của tinh hoàn, testosteron, dihydrotestosteron (DHT):
Testosteron có vai trò quyết định vì nếu cắt tinh hoàn lúc còn trẻ thì không
thấy xuất hiện TSLTTTL. Testosteron trong tinh hoàn chiếm 95% toàn bộ
testosteron trong cơ thể người. Nhưng testosteron chỉ là một tiền hormon,
testosteron tự do không gây TSLTTTL, nó phải được chuyển thành DHT nhờ



6

men 5α – reductase mới có hoạt tính thực sự. DHT kết hợp với các thụ thể
androgen trong nhân tế bào và thông qua các gen chuyển mệnh lệnh tăng
trưởng và biệt hóa tế bào, làm TSLTTTL [3], [5], [21], [23], [24].
Vai trò của Estrogen: Ở nam giới bình thường, estrogen tồn tại trong
máu nhờ chuyển hóa ngoại vi hormon 40 – androstenedion của tuyến thượng
thận và testosteron của tinh hoàn. Trong thời kỳ bào thai, từ tuần thứ 20,
estrogen của mẹ và nhau thai đã thúc đẩy quá trình biệt hóa TTL của thai nhi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở tuổi già, testosteron trong máu giảm, trong khi
estrogen tăng. Chính estrogen làm tăng tỉ lệ các thụ thể đối với androgen
trong TTL. Estrogen còn tác động lên SHBG (sex hormon binding globulin)
làm tăng nồng độ nội tế bào của DHT, tác động đến prolactin và làm tăng tiềm
lực của androgen [3], [5].
Vai trò của Androgen thượng thận và Prolactin: Vai trò hiệp đồng của
prolactin và androgen thượng thận có tác động lên sự phát triển của TTL.
Prolactin còn làm thay đổi quá trình gắn và chuyển hóa của androgen và kiểm
tra tỷ lệ acid citric, fructose trong tổ chức TTL.
Vai trò của Progesteron: Tỷ lệ Progesteron ở đàn ông rất thấp
(30ng/100ml) nhưng vai trò lại đáng chú ý, do đó có ái tính với 5α khử hơn
testosteron (Wright và cộng sự 1983).
Vai trò của GnRH và LH, FSH: GnRH (Gonadotropin Realeasing
Hormon) được bài tiết ở vùng dưới đồi dưới sự điều hòa và kiểm tra của vỏ
não, chất này kích thích tế bào thùy trước tuyến yên sản xuất LH và FSH,
chính tỷ lệ LH lưu hành đã giám sát số lượng testosteron do các tế bào Leydig
của tinh hoàn sản xuất ra, ngược lại nồng độ testosteron lưu hành có tác dụng
điều hòa ngược âm tính với trục hạ não – tuyến yên.
* Yếu tố tăng trưởng: Các yếu tố tăng trưởng có tính kích thích gồm:

yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi bFGF (basis Fibroblast Growth Factor) là
yếu tố tăng trưởng chính trong tăng trưởng TTL ở người, nó gây phân bào
nguyên bào sợi và ức chế phân bào tế bào biểu mô, gây hình thành các nhân


7

xơ, làm tăng sản tổ chức tuyến cạnh nó và là các tổn thương gây TSLTTTL.
Ngoài ra còn có yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) và yếu tố tăng trưởng giống
insulin (IGF). Ngược lại, yếu tố tăng trưởng chuyển đổi bêta TGFb
(Transforming Growth Factor b) có tác dụng kìm hãm sự tăng sản của TTL
[5], [21], [25]. Theo R. Larwson, ở bệnh nhân bị TSLTTTL có tỷ lệ yếu tố
tăng trưởng cao hơn những người bình thường và tập trung nhiều nhất ở vùng
quanh niệu đạo phần trên ụ núi [15].
* Sự cân bằng giữa sự tăng sinh và tiêu hủy tế bào: Các yếu tố tăng
trưởng đã làm mất sự hằng định (homeostasis) của mô tuyến, làm cho các “tế
bào gốc” phát triển nhanh trong khi quá trình “chết theo chương trình”
(apoptosis) của các tế bào biệt hóa bị chậm lại [5].
Như vậy, đã có nhiều giả thiết về quá trình hình thành TSLTTTL
nhưng cho tới nay chưa có thuyết nào hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các nhà niệu
học đều thống nhất các điều kiện hình thành bệnh là: Tinh hoàn phải còn
chức năng, tuổi cao thường từ 45 tuổi trở lên, xuất hiện các yếu tố tăng
trưởng [15].
1.2.2. Giải phẫu bệnh của TSLTTTL
Về đại thể, TSLTTTL là một khối hình tròn hay bầu dục gồm 2 hay 3
thùy áp sát vào nhau ở phía trước và dính chặt về phía sau. Khối lượng từ 3040 gam, có khi lớn hơn 100 gam. U ngày càng phát triển lấn vào ngoại vi,
hướng vào lòng bàng quang hay về phía trực tràng, có thể đội cả vùng tam
giác bàng quang lên. Mô lành TTL bị đẩy ra ngoại vi tạo thành một vỏ bao
quanh u. Vì vậy, khối u có thể bóc tách dễ dàng ra khỏi bao xơ.
Về vi thể, quá trình tăng sản của mô tuyến và mô đệm tạo thành những

nhân ngày càng phát triển về số lượng và kích thước. Các nhân gồm các thành
phần tuyến, chất keo và sợi cơ trơn với tỷ lệ khác nhau. Thành phần tuyến
gồm các chùm nang có chứa các nhú bên trong. Khác với mô TTL bình
thường, có thể tìm thấy ở đây các điểm nhồi máu, giãn các chùm nang, dị sản


8

tế bào biểu mô. Tỷ lệ giữa mô tuyến và mô đệm là 22 - 40% và 60 - 80%
(Bostwick) [3], [5].
1.2.3. Sinh lý bệnh của TSLTTTL
TSLTTTL là nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng đường niệu
dưới, ảnh hưởng lên hệ tiết niệu gồm:
* Ảnh hưởng đến niệu đạo:
TTL bao quanh niệu đạo sát bàng quang nên khi tổ chức tuyến phì đại
thì niệu đạo sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Niệu đạo TTL bị kéo dài và bị chèn ép
bởi hai thuỳ bên.
* Ảnh hưởng đến cổ bàng quang:
Khi TTL phì đại thì cổ bàng quang sẽ bị đẩy lên cao vào trong lòng
bàng quang. Tùy theo sự phì đại của các thùy mà kéo theo sự biến dạng của
cổ bàng quang. Ngoài sự chèn ép, cổ bàng quang phần lớn còn bị xơ cứng,
mép sau bị đẩy lên cao làm thành bè chắn, cản trở sự tiểu tiện.
* Ảnh hưởng đến bàng quang:
TSLTTTL gây chèn ép, bít tắc ở cổ bàng quang, trong giai đoạn còn bù
thành bàng quang có tình trạng tăng trương lực, tăng co bóp để đẩy nước tiểu
ra. Thành bàng quang có hình bè, hình cột, hình hang và có thể có túi thừa.
Sang giai đoạn mất bù, sự phì đại của thành bàng quang chấm dứt, các
thớ cơ biến thành các sợi tạo keo, các tận cùng thần kinh phó giao cảm thưa
dần trong khi các tận cùng thần kinh giải phóng adrenalin tăng lên. Bàng
quang càng giãn mỏng càng giảm khả năng co bóp gây ứ đọng nước tiểu

trong bàng quang, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trong bàng quang. Có thể
gây bí đái hoàn toàn hay không hoàn toàn.
* Ảnh hưởng đến niệu quản, thận


9

Bàng quang co bóp kém gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, làm
mở lỗ niệu quản tạo điều kiện cho sự trào ngược nước tiểu lên niệu quản và
thận gây giãn niệu quản, ứ nước thận, suy giảm chức năng thận [26].
1.2.4. Các giai đoạn của bệnh TSLTTTL
Gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Là giai đoạn cơ năng, chưa có tổn thương thực thể.
Bệnh nhân đi tiểu khó với các biểu hiện như nước tiểu ra chậm, dòng nước
tiểu nhỏ và yếu, ngắt quãng, đi tiểu xong còn nhỏ giọt, thời gian đi tiểu kéo
dài. Đồng thời, do sự kích thích của cơ bàng quang phì đại, bệnh nhân có
chứng đi tiểu vội, buồn đi tiểu là phải đi ngay, đi nhiều lần trong ngày và
đêm, đặc biệt về gần sáng.
Giai đoạn 2: Là giai đoạn đã có tổn thương thực thể, bàng quang giãn
và có tồn đọng nước tiểu trên 100ml. Bệnh nhân đi tiểu khó, nhiều lần với
mức độ tăng lên, đi tiểu xong vẫn còn cảm giác đái không hết và một lúc
sau lại phải đi tiểu, có thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn như tiểu buốt, tiểu rắt,
nước tiểu đục.
Giai đoạn 3: Là giai đoạn có tổn thương thực thể nặng, ảnh hưởng tới
chức năng thận và sự kích ứng của cơ thể đã giảm sút, là giai đoạn không bù
trừ, cơ thành bàng quang mỏng, mất trương lực, ứ đọng nước tiểu tăng, kèm
theo nhiễm khuẩn. Các triệu chứng tiểu khó tăng đến mức bệnh nhân phải đi
tiểu nhiều lần, có khi đái rỉ liên tục do nước tiểu tràn đầy, bàng quang giãn
căng, có thể biểu hiện của suy thận như: Thiếu máu, buồn nôn, ăn kém, buồn
ngủ, mệt mỏi, phù, tăng huyết áp [3].



10

1.2.5. Chẩn đoán TSLTTTL
a. Lâm sàng: Biểu hiện hội chứng kích thích và hội chứng chèn ép.
Hội chứng kích thích:
Do sự đáp ứng của bàng quang với chướng ngại vật ở cổ bàng quang
nên nó dễ bị kích thích hơn bình thường vì luôn phải tăng cường co bóp để
chống lại sức cản do TSLTTTL. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:
- Tiểu nhiều lần, lúc đầu tiểu nhiều về đêm, có thể gây mất ngủ và sau
là tiểu nhiều lần cả về ban ngày, cứ 2 giờ phải đi tiểu một lần làm cản trở sinh
hoạt. Triệu chứng này có tính chất quan trọng để theo dõi tiến triển của bệnh.
- Đi tiểu vội (tiểu gấp): Bệnh nhân buồn đi tiểu nhưng không nhịn được
quá vài phút, có khi tiểu són. Đây là yếu tố chứng tỏ bàng quang ức chế kém,
là hậu quả của tăng trương lực hệ cơ thắt bàng quang và co cơ bàng quang
không ức chế. Triệu chứng này tăng lên khi TTL càng to.
Hội chứng do chèn ép:
- Tiểu khó: Bệnh nhân phải rặn nhiều mới đi tiểu được, khó khăn khi
bắt đầu đi tiểu, chậm xuất hiện dòng nước tiểu, thời gian tiểu tiện kéo dài,
phải đi tiểu làm nhiều giai đoạn.
- Khi đi tiểu có tia nước tiểu yếu và nhỏ, có khi ra hai tia.
- Tiểu rớt nước tiểu về sau cùng.
- Đi tiểu xong vẫn còn cảm giác tiểu không hết [1], [3], [5].
Cuối cùng chung cho cả hội chứng kích thích và tắc nghẽn là bí đái
hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Đánh giá triệu chứng rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS và thang
điểm chất lượng cuộc sống:
Thang điểm IPSS (International Prostatic Symptome Score): Thang
điểm gồm 7 câu hỏi về các rối loạn tiểu tiện, số điểm từ 0 – 35, các rối loạn

tiểu tiện càng nặng khi số điểm càng cao: Nhẹ: 0 – 7 điểm; Trung bình: 8 – 19
điểm; Nặng: 20 – 35 điểm [5], [27].


11

Thang điểm chất lượng cuộc sống (Quality of Life – QoL): Gồm các câu
hỏi đánh giá liên quan đến tình trạng tiểu tiện với 7 mức độ cảm nhận khác nhau
của bệnh nhân từ hoan nghênh đến không chịu được, cho điểm từ 0 - 6, chia làm
3 mức độ: Nhẹ: 0 – 2 điểm; Trung bình: 3 – 4 điểm; Nặng: 5 – 6 điểm [5].
Thăm trực tràng: Dùng ngón trỏ lướt nhẹ theo chiều ngang và trước
sau để ước tính kích thước khoảng bao nhiêu cm³. Trong bệnh TSLTTTL
thường TTL to đều, có hình hơi tròn, nhẵn, đàn hồi, đồng nhất, không đau,
còn rãnh giữa hay không sờ thấy, mật độ đồng đều, ranh giới rõ rệt. Đặc
biệt không có nhân rắn ở các thùy, nếu thùy giữa to sẽ không phát hiện
được qua thăm trực tràng. Thăm trực tràng còn góp phần chẩn đoán phân
biệt với ung thư tiền liệt tuyến [5].
b. Cận lâm sàng:
- Siêu âm: Phương pháp siêu âm trên xương mu (siêu âm qua thành
bụng) cho phép đo kích thước, khối lượng, xác định hình dáng và mật độ
TTL. Trong TSLTTTL có các nhân u to, nhỏ khác nhau dưới dạng tăng hoặc
giảm âm làm tuyến biến dạng dần, có xu hướng biến thành hình cầu. Siêu âm
còn kiểm tra được vùng bàng quang, túi thừa, u bàng quang, lượng nước tiểu
tồn dư trong bàng quang Siêu âm giúp kiểm tra thận, niệu quản.
Siêu âm có đầu dò trong trực tràng cho phép đo chính xác khối lượng
u, phát hiện các điểm giảm âm của ung thư TTL. [3], [5], [28].
- Xét nghiệm định lượng PSA (Prostate specific antigen): PSA là kháng
nguyên đặc hiệu với tế bào TTL. PSA trong huyết thanh người bình thường
nhỏ hơn 4 ng/ml. Có khoảng 20 – 25% bệnh nhân TSLTTTL có tỷ lệ PSA cao
hơn giá trị bình thường. Trung bình cứ 1 gam mô TSLTTTL tiết 0,3ng/ml

PSA. Khi PSA trên 4 ng/ml thì nghi ngờ ung thư TTL [3], [5], [28].
- Đo lưu lượng nước tiểu (Niệu dòng đồ): Lưu lượng bình thường từ
15 – 20 ml. Khi có giảm lưu lượng nước tiểu chứng tỏ có tắc nghẽn dòng
niệu hoặc chức năng co bóp bàng quang yếu.
1.2.6. Biến chứng của TSLTTTL


12

- Bí đái hoàn toàn hoặc bí đái không hoàn toàn do còn nước tiểu tồn
đọng trong bàng quang.
- Tiểu đục và tiểu buốt khi có nhiễm khuẩn.
- Tiểu ra máu, do sỏi bàng quang hay viêm nhiễm nặng ở bàng quang.
- Túi thừa bàng quang.
- Suy thận do viêm thận bể thận.
1.2.7. Điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
* Phương pháp thay đổi lối sống: Phương pháp này giúp kiểm soát
triệu chứng TSLTTTL, ngăn ngừa và phát hiện các giai đoạn tiến triển của
bệnh: Cần ăn uống điều độ, tránh thuốc lá, uống rượu và các nước uống có
cồn. Có chế độ sinh hoạt, lao động, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh ngồi,
nằm lâu một chỗ gây cương tụ máu ở vùng khung chậu. Luyện tập thói quen
đi tiểu đúng giờ. Tránh viêm nhiễm và ứ đọng nước tiểu lâu vì viêm nhiễm
làm tăng nguy cơ tắc đường tiểu tiện gây bí tiểu [1], [5].
* Phương pháp điều trị nội khoa: Caine (1975) và Lepor (1984) nhận
thấy có hai yếu tố gây rối loạn tiểu tiện trong TSLTTTL: Do bản thân sự phì
đại của TTL và do trương lực các cơ trơn ở cổ bàng quang. Các cơ trơn chịu
ảnh hưởng của thần kinh giao cảm thông qua các thụ thể α 1adrenergic. Do đó
các thuốc tác động lên 2 yếu tố này sẽ cải thiện được triệu chứng đi tiểu cho
bệnh nhân. Người ta dùng các biện pháp sau:
- Dùng thuốc kháng alpha 1 adrenergic:

Sự co giãn của cơ trơn trong TTL hoạt động nhờ các thụ thể α – adrenergic
ở cổ bàng quang và TTL. Các thuốc ức chế α – adrenergic có tác dụng làm giãn cơ
trơn cổ bàng quang và giải phóng dòng nước tiểu. Thường dùng các chất chẹn α
tác dụng chọn lọc lên các thụ thể α 1 nằm sau synap gồm có:
+ Alfuzosin (Xatral) 5mg, 2 lần / ngày
+ Prazosin 2mg, 2 lần / ngày
+ Terazosin 5 – 10mg, mỗi ngày
+ Doxazosin 4 – 8mg, mỗi ngày


13

+ Tamsulosin 0,4 – 0,8mg, mỗi ngày.
Các thuốc này có thể làm hạ huyết áp và gây một số tác dụng phụ như
chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi [4], [5], [10], [29], [30].
- Điều trị bằng các hormon:
+ Thuốc ức chế 5α – reductase: Đại diện là Dutasteride 0,5mg x 1
viên / ngày, Finasterid 5mg x 1 viên / ngày. Thuốc ngăn cản testosteron
chuyển thành dihydrotestosteron, làm giảm kích thước TTL và cải thiện lưu
lượng nước tiểu. Tác dụng phụ có thể làm giảm hưng phấn tình dục, bất lực.
Đặc biệt thuốc làm giảm nồng độ PSA trong máu xuống 50% nhưng phải
dùng thời gian dài [5], [31].
+ Các thuốc kháng androgen: Các chất tương tự progesteron: Acetat
cyproterone 50mg x 4 – 6 viên / ngày, dùng liên tục. Tác dụng tương tự như
Progesteron chống sản xuất Androgen, làm tăng lưu lượng nước tiểu;
Flutamide 250mg x 3 viên / ngày: Kháng androgen đơn thuần không thuộc
nhóm steroid, làm giảm kích thước của TTL, kiểm soát khối u và kéo dài thời
gian không biểu hiện bệnh, giảm đi tiểu đêm; Zanoterone: các triệu chứng có
đỡ nhưng có tác dụng phụ là sưng đau vú và bất lực [16].
+ Các chất tương tự LHRH (Luteinizing Hormone - Releasing

Hormone): Làm giảm testosteron huyết thanh và kích thước TTL giảm, lưu
lượng nước tiểu tăng lên.
+ Thuốc kháng estrogen: Tamoximen là một chất kháng estrogen, cũng
có tác dụng tranh chấp với các thụ thể androgen ở tế bào đích.
- Các thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Các thuốc thảo mộc hiện nay
được dùng rộng rãi trên thế giới vì thuốc có hiệu quả khá tốt mà hầu như
không có tác dụng không mong muốn. Các loại thuốc thường dùng là:
+ Tadenan: Được chiết xuất từ vỏ cây Pygeum Africanum (một loại
mận châu Phi). Nguyễn Thị Tuyết (1997) đã dùng Tadenan điều trị trên 55
bệnh nhân. Kết quả tốt sau 6 tuần điều trị chiếm 95,83%, thể tích TTL giảm từ
40,67 xuống 32,70cm³. Tác dụng phụ là một số ít bị rối loạn tiêu hóa [32].


14

+ Permison: Được chiết xuất từ quả chín của cây cọ lùn ở Nam Mỹ
(Serenoa repens). Có tác dụng ức chế men 5α – reductase. Theo Pytel YA,
Vinarov A (2002), Permixon có tác dụng cải thiện thang điểm triệu chứng và
lưu lượng nước tiểu, kích thước TTL giảm [33], [34].
+ Bromocriptin: Là chất bán tổng hợp của alcaloid cây cựa gà, có tác
dụng ức chế bài tiết prolactin, như một chất đối kháng đặc hiệu của các thụ
thể dopanergic. Nghiên cứu của Trần Đức Thọ (1991) nhận thấy Bromociptin
cải thiện áp lực niệu trung bình và tối đa, tiểu đêm giảm nhiều, nhưng thuốc
không làm TTL nhỏ lại [35].
+ Crila: Chiết xuất từ lá cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum
latifolium L). Nhiều thử nghiệm cho thấy thuốc có khả năng làm giảm từ
33 – 93% các rối loạn tiểu tiện và 90% giảm thể tích khối u TSLTTTL sau
2 tháng điều trị [28].
* Phương pháp điều trị ngoại khoa:
- Phẫu thuật mở: Được thực hiện qua thành bàng quang trên xương mu

(Hryntschak) hoặc qua bao TTL sau xương mu (Millin). Các phương pháp
này thích hợp cho những trường hợp u TTL trên 50 gam và không đòi hỏi
nhiều trang bị kỹ thuật. Thời gian hậu phẫu trung bình từ 10 – 12 ngày.
- Phẫu thuật cắt nội soi qua đường niệu đạo: Cho tới nay, đây vẫn là
phương pháp được coi là phương pháp điều trị vàng. Với phương pháp này,
ngày nằm viện ngắn hơn (3 đến 4 ngày), nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật thành
thạo và trang bị kỹ thuật đặc biệt. Một biến chứng có thể gặp là hội chứng cắt
nội soi do dịch rửa thẩm thấu vào hệ tuần hoàn gây tăng thể tích tuần hoàn và
hạ natri máu [5].
Những cải tiến trong mổ nội soi TSLTTTL như: Làm bốc hơi u bằng
điện, liệu pháp Laser: Gồm đốt mô TTL và gây hoại tử bằng laser, làm bốc
hơi bằng laser qua niệu đạo, cắt u bằng Holmium laser qua đường niệu đạo.
Các biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật ngoại khoa gồm: chảy máu,
nhiễm khuẩn, vô niệu, xuất tinh ngược dòng dễ xảy ra.


15

1.3. Quan niệm về tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo YHCT
1.3.1. Khái niệm chung
Y học cổ truyền không có tên bệnh danh của TSLTTTL, nhưng các
chứng trạng về tiểu tiện được các y văn xưa và nay quy nạp vào các chứng
“Long bế”, “Lâm chứng”, “Di niệu” của YHCT [10], [12], [13], [16].
Long bế (lung bế): Là chỉ về thứ bệnh mà tiểu tiện lượng ít, nhỏ ra từng
giọt, thậm chí tiểu tiện bế tắc không thông hoặc bí đái. Trong đó tiểu không thông
nhỏ ra từng giọt ngắn ít, thể bệnh không gấp vội thì gọi là “lung”. Còn buồn đi
tiểu mà không đi được, nhỏ giọt, thể bệnh cấp gọi là “bế”. Mặc dù có mức độ khác
nhau song tiểu khó ra đều gọi là “long bế”. Bệnh này là bệnh ở bàng quang, do khí
hóa của bàng quang và tam tiêu không thông lợi mà sinh ra. Trong YHHĐ, chứng
này thường do các bệnh gây tích nước tiểu hoặc vô niệu gây nên.

Lâm chứng: Là tiểu tiện đi luôn, nhiều lần, tiểu ngắn, nhỏ, tiểu rắt, từng
giọt đau buốt, tiểu không hết, bụng dưới đau, đau lan tới rốn, nặng thì đái
không được, nói vắn tắt là tiểu không thông mà niệu quản đau nhói. Thường
chia làm 6 chứng là: khí lâm, huyết lâm, nhiệt lâm, cao lâm, thạch lâm và lao
lâm. Lâm chứng tương ứng với nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, đái
dưỡng chấp của YHHĐ.
Di niệu: Là chỉ về chứng trạng nước tiểu tự bài tiết ra không chịu sự
khống chế của ý thức con người, thường biểu hiện tự són ra trong lúc ngủ (đái
dầm) hay thấy ở trẻ con hoặc tiểu nhiều lần không cầm được phần nhiều thấy
ở người già. Nguyên nhân bệnh do thận khí hư hoặc bàng quang không chế
ước được [12], [13].
Như vậy, bệnh TSLTTTL thuộc phạm vi chứng long bế, lâm chứng, di
niệu của YHCT mà long bế vẫn là chứng hay gặp nhất.
1.3.2. Biện chứng luận trị theo YHCT
Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu và quản lý việc bài xuất nước
tiểu. Bàng quang muốn bài xuất được nước tiểu phải nhờ vào sự khí hóa của


16

tam tiêu, khí hóa của tam tiêu lại nhờ vào ba tạng phế, tỳ, thận mà duy trì,
trong đó thận là tạng chủ về khí hóa.
Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo, nhờ công năng túc giáng của
phế khí làm cho thủy dịch ở thượng tiêu thường xuyên chảy xuống bàng
quang, từ đó mà giữ được sự thông lợi tiểu tiện, phế khí mà không túc giáng
được thủy dịch xuống bàng quang thì sinh long bế.
Tỳ chủ việc vận hóa, đồng thời với việc vận hóa tinh vi của đồ ăn uống
tỳ còn đem thứ thủy dịch cần thiết cho thận để vận chuyển đến khắp mọi nơi
trong toàn thân, nếu tỳ không chuyển hóa được, không thăng thanh giáng trọc
được, cũng có thể sinh chứng bí đái.

Thận chủ về thủy dịch, chủ nhị tiện, có tương quan biểu lý với bàng
quang. Sự phân bố và bài tiết thủy dịch trong cơ thể chủ yếu nhờ vào tác dụng
khí hóa của thận. Phần thanh của tân dịch được đưa lên phế đi nuôi dưỡng cơ
thể, phần trọc của tân dịch được chuyển thành nước tiểu đưa xuống bàng
quang để bài tiết ra ngoài, từ đó mà duy trì sự vận hóa thủy dịch trong cơ thể.
Nếu công năng khí hóa của thận bị thất thường, sự đóng mở tiền âm, hậu âm
không thuận lợi gây bí tiểu [13].
TSLTTTL thường gặp ở người tuổi cao, chính khí suy giảm, công năng
tạng phủ thất điều, khí huyết âm dương hư tổn ảnh hưởng tới công năng khí
hóa của tam tiêu và bàng quang mà sinh bệnh. Ngoài ra còn phải kể đến
nguyên nhân nhiễm lạnh, lao động mệt nhọc, ăn uống không điều độ mà dẫn
đến phát bệnh cấp tính.
1.3.3. Các thể bệnh theo YHCT
1.3.3.1. Thể bàng quang thấp nhiệt
* Triệu chứng: Tiểu tiện nhỏ từng giọt không thông hoặc lượng ít mà
đỏ, ngắn, nóng, mỗi lần đi có cảm giác đau rát, bụng dưới chướng đầy, miệng
đắng dính, khát mà không muốn uống nước, đại tiện không lợi, rêu lưỡi vàng
nhờn, chất lưỡi đỏ, mạch sác.


17

* Pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp, thông lợi bàng quang.
* Phương thuốc: Bài thuốc thường dùng là bài “Bát chính tán” gia giảm.
1.3.3.2. Phế nhiệt ủng thịnh
* Triệu chứng: Tiểu từng giọt không thông và khó chịu, miệng khô,
họng khát, muốn uống nước, thở suyễn, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch sác.
* Pháp điều trị: Thanh nhiệt tuyên phế, thông điều thủy đạo.
* Phương thuốc: Bài thuốc thường dùng là bài “Thanh phế ẩm” gia giảm.
1.3.3.3. Can khí uất trệ

* Triệu chứng: Tình chí uất ức hoặc nhiều phiền dễ giận, tiểu không
thông, sườn bụng chướng đầy, rêu lưỡi mỏng hoặc mỏng vàng, lưỡi đỏ,
mạch huyền.
* Pháp điều trị: Sơ điều khí cơ, thông lợi tiểu tiện.
* Phương thuốc: Bài thuốc hay dùng là “Trầm hương tán” gia giảm.
1.3.3.4. Thể khí trệ huyết ứ
* Triệu chứng: Tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu không thông, dòng tiểu
nhỏ, đứt quãng hoặc đi tiểu nhỏ giọt, chất lưỡi tím hoặc đỏ, rêu lưỡi trắng,
mạch huyền hoãn hoặc sáp hoãn.
* Pháp điều trị: Thanh lợi hạ tiêu, hoạt huyết hóa ứ.
* Phương thuốc: Bài thuốc thường dùng là “Tiểu kế ẩm tử” gia giảm.
1.3.3.5. Trung khí không đủ
* Triệu chứng: Bụng dưới chướng trệ, muốn tiểu tiện mà không đái
được hoặc lượng ít, đái không thông, tinh thần mệt rũ, ăn uống không ngon,
thở ngắn, nói nhỏ yếu, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch tế nhược.
* Pháp điều trị: Thăng thanh giáng trọc, hóa khí lợi thủy.
* Phương thuốc: “Bổ trung ích khí thang” phối hợp bài “Xuân trạch thang”.
1.3.3.6. Thể thận dương hư


18

* Triệu chứng: Tiểu tiện không thông hoặc nhỏ giọt, không có sức đẩy
nước tiểu ra, nước tiểu trong, sắc mặt trắng bệch, thần khí khiếp nhược, lưng
gối lạnh đau, váng đầu, hoa mắt, mỏi yếu sức, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm
tế mà bộ xích nhược.
* Pháp điều trị: Ôn dương, ích khí, bổ thận, thông lâm.
* Phương thuốc: Bài thuốc thường dùng là bài “Tế sinh thận khí
hoàn” [13], [36].
1.3.4. Tình hình nghiên cứu các bài thuốc YHCT điều trị TSLTTTL

Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
các thuốc, bài thuốc YHCT dùng để điều trị TSLTTTL đã cho kết quả tốt.
* Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Bài thuốc “Lão nhân long bế thang” (trong Thiên gia diệu phương):
Dùng để điều trị thể tỳ thận dương hư. Theo dõi trên 65 bệnh nhân được dùng
bài thuốc trên, chữa khỏi 40, chuyển biến tốt 11, không hiệu quả 6, chuyển
mổ 3, ghi chép không rõ 5 trường hợp [37].
Đơn thuốc kinh nghiệm chữa tiểu khó của lương y Lê Lam (1999):
Được dùng để điều trị 7 trường hợp tiểu khó do TSLTTTL cho kết quả tốt.
Đơn thuốc gồm 14 vị làm thang sắc uống, thường chỉ uống 3 thang là đi tiểu
bình thường [38].
Điều trị bằng Blastolysin - Hepaton – Promolan (blastolysin là bài
thuốc dân tộc của lương y Nguyễn Kim Thành): Dương Văn Kết và cộng sự
(1998) nghiên cứu trên 52 bệnh nhân. Sau 3 tháng điều trị, triệu chứng kích
thích và tắc nghẽn giảm ở hầu hết bệnh nhân. Thể tích TTL giảm từ 51,3 ±
14,6 cm³ xuống 35,95 ± 12,42 cm³. Loại rất tốt 19,1%, tốt 40,1%, khá 34%,
không kết quả 6,3% [39].
Bài thuốc “Tỳ giải phân thanh gia giảm”: Do Trần Lập Công
(2000) nghiên cứu trên 38 bệnh nhân. Sau 30 ngày, điểm IPSS trung bình
giảm từ 16,45 ± 0,84 xuống 9,92 ± 0,79. Kết quả tốt đạt 86,85%, khá đạt


19

7,89%, trung bình là 5,26%, thể tích TTL giảm từ 38,25 ± 1,94 cm³ xuống
còn 29,14 ± 2,18 cm³ [14].
Viên nang trinh nữ hoàng cung: Theo Lê Anh Thư (2004) nghiên cứu
52 bệnh nhân. Sau 2 tháng, kết quả khá tốt đạt 96,1%. Tổng điểm IPSS giảm
từ 21,32 xuống 3,48; thể tích nước tiểu tồn dư giảm từ 11,86 ml xuống 4,3 ml.
Tác dụng làm giảm thể tích TTL trên siêu âm còn chưa thật rõ nét [15].

Chế phẩm viên nén Tadimax: Trần Quang Minh (2006) nghiên cứu trên
36 bệnh nhân. Sau 60 ngày, kết quả tốt đạt 66,7%, khá đạt 25%; tổng điểm IPSS
giảm từ 22,5 ± 5,75 xuống 9,3 ± 5,78; thể tích TTL giảm từ 31,3 ± 8,13 cm³
xuống 25,5 ± 8,09 cm³ [28].
Thuốc “Cốm tan tiền liệt thanh giải” (từ bài “Tứ diệu hoàn” gia
vị): Nguyễn Thị Tân (2008) nghiên cứu trên 73 bệnh nhân. Sau 2 tháng
đạt kết quả tốt là 83,56%, khá là 13,7%; thể tích TTL giảm từ 43,5 ± 8,74
cm³ xuống 31,15 ± 6,59 cm³; tổng điểm IPSS giảm từ 24,32 ± 5,23 xuống
4,67 ± 2,28 [16].
Trà tan “Thủy long”: Trần Lập Công (2011) nghiên cứu trên 117 bệnh
nhân. Sau 6 tuần, kết quả tốt đạt 40,2%, khá là 47,5%; điểm IPSS giảm từ
22,63 ± 5,12 xuống 9,52 ± 3,58; thể tích TTL giảm từ 40,54 ± 7,01 cm³ xuống
28,02 ± 6,44 cm³ [17].
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Bài thuốc “Sơ tuyền thang”: Vương Hưng Trụ (2001) nghiên cứu trên
72 bệnh nhân. Sau 30 ngày, hiệu quả tốt đạt 65,3%, khá là 31,9%, kém là
2,8% [40].
Bài thuốc “Thần thông ẩm”: Vương Diệu Cường (2004) nghiên cứu
trên 500 bệnh nhân. Sau 30 ngày, kết quả tốt đạt 81%, khá là 9%, trung bình
là 9%, kém là 1% [41].
Thuốc “Hải để ngọc bình hoàn”: Triệu Học Cần (2007) nghiên cứu 53
bệnh nhân. Sau 30 ngày, có hiệu quả đạt 96% [42].
Bài thuốc “Bổ dương hoàn ngũ thang gia vị”: Hoàng Hữu Long
(2012) nghiên cứu trên 32 bệnh nhân. Sau 30 ngày, kết quả tốt đạt 25%, khá là
65,6%, trung bình là 9,3% [43].


20

1.4. Tổng quan về bài thuốc “Tế sinh thận khí”

1.4.1. Xuất xứ, thành phần và tác dụng bài thuốc
Bài thuốc “Tế sinh thận khí” xuất xứ từ bài thuốc cổ phương “Tế sinh
thận khí hoàn” trong sách Tế sinh phương.
Bài thuốc có tác dụng ôn bổ thận dương, lợi thủy [44].
Thành phần bài thuốc:
Thục địa

16g

Trạch tả

08g

Hoài sơn
12g
Hắc phụ tử
04g
Sơn thù
12g
Quế chi
06g
Bạch linh
08g
Ngưu tất
12g
Đan bì
08g
Xa tiền tử
12g
Bài thuốc gồm bài Thận khí hoàn gia Ngưu tất, Xa tiền tử. Trong bài

thuốc, Phụ tử, Quế chi có tác dụng ôn bổ thận dương làm chủ dược, cộng với
các vị thuốc Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Bạch linh, Đan bì, Trạch tả làm
thành bài thuốc Lục vị để bổ âm giúp cho Phụ tử, Quế chi tăng tác dụng bổ
dương. Các vị thuốc trên hợp thành bài thuốc Thận khí hoàn có tác dụng bổ
thận dương (bổ hoả), từ đó lấy hoả để sinh khí, lấy khí hành thuỷ, thận khí
mạnh lên nên tiểu tiện thông lợi. Thận khí hoàn gia Ngưu tất có tác dụng hoạt
huyết, lợi niệu thông lâm, Xa tiền tử có tác dụng lợi niệu thông lâm tạo thành
bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn được dùng trong những trường hợp thận
dương hư mà tiểu tiện không thông lợi. Cả bài thuốc thích hợp cho các bệnh
nhân TSLTTTL thể thận dương hư [44].
1.4.2. Tổng quan về các vị thuốc trong bài thuốc “Tế sinh thận khí”
* Thục địa (Radix Rhemanniae praeparatus): Là sản phẩm được chế biến từ
Sinh địa (Rhizoma Rhemanniae). Sinh địa là thân rễ phơi hay sấy khô của cây
địa hoàng (Rhemannia glutinosa Gaertn.), họ Hoa mõm sói
(Scrophulariaceae).
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ấm. Quy vào kinh tâm, can, thận.
Tác dụng: Bổ huyết, dưỡng âm.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa di tinh, ù tai, lưng gối mềm yếu, ngủ ít, đái
dầm, mồ hôi trộm. Dùng trong trường hợp thiếu máu, chóng mặt, đau đầu,


21

phụ nữ kinh nguyệt không đều. Chữa hen suyễn do thận hư không nạp phế
khí. Làm sáng mắt chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư. Sinh tân dịch,
chỉ khát chữa chứng môi khô do tổn thương tân dịch. Điều trị chứng tiêu khát
khi bị nội nhiệt do âm hư sinh ra.
Liều lượng: 8 – 16g/ngày. Có thể dùng tới 30g.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư, hay đi ỉa chảy.
Tác dụng dược lý: Nghiên cứu mới cho thấy Thục địa có tác dụng trợ tim,

lợi tiểu, dùng trong chứng huyết áp thấp và bệnh đái tháo đường [45], [46], [47].
* Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae): Là rễ cây Củ mài (Dioscorea persimilis
Prain et Burk.), họ Củ từ (Dioscoraceae).
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh tỳ, vị, phế, thận.
Tác dụng: Bổ tỳ vị, bổ phế âm, bổ thận, sáp tinh, giải độc.
Ứng dụng lâm sàng: Dùng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn uống
kém, ỉa chảy, trẻ em vàng da, bụng ỏng. Dùng khi phế hư hoặc kèm thận hư
ho suyễn, hơi thở ngắn, mệt mỏi . Chữa di tinh, tiểu tiện không cầm được, phụ
nữ bạch đới. Sinh tân chỉ khát do âm hư, trị đái tháo đường.
Liều lượng: 12 – 40g/ngày.
Kiêng kỵ: Người có thực tà thấp nhiệt [45], [46], [47].
* Sơn thù (Fructus Corni): Là thịt quả của cây táo Sơn thù (Cornus
officinalis Sieb.et Zucc.), họ Sơn thù (Cornaceae).
Tính vị, quy kinh: Vị chua chát, tính ấm. Quy vào kinh can, thận.
Tác dụng: Bổ can thận, cố tinh, sáp niệu.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa liệt dương, di tinh, ù tai, điếc tai, huyễn
vựng, tiểu nhiều, đau lưng gối, đạo hãn, tự hãn, cố tinh chỉ huyết dùng cho
phụ nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh nguyệt không nhiều.
Liều lượng: 6 – 12g/ngày.
Kiêng kỵ: Người thấp nhiệt, tiểu tiện không thông không nên dùng.
Tác dụng dược lý: Sơn thù có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, ức chế sự
phát triển của Bacillus dysenteriae và Staphylococcus aureus. Thử invitro cho
thấy Sơn thù có khả năng diệt tế bào ung thư cổ chướng của chuột nhắt. Nó
cũng có tác dụng kháng histamin [45], [46], [47].


22

* Bạch linh (Poria): Còn gọi là Bạch phục linh. Là loại nấm mọc ở đầu rễ
hay bên rễ cây Thông (Poria cocos Wolf.), họ Nấm lỗ (Polyporaceae).

Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh tâm, tỳ, phế, thận.
Tác dụng: Lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ, an thần.
Ứng dụng lâm sàng: Lợi niệu chữa nhiễm trùng ở thận, bàng quang,
tiểu tiện ra máu, đái rắt, đái đục, nước tiểu ít, nước tiểu đỏ. Chữa ỉa chảy do tỳ
vị hư nhược. Chữa đêm ngủ vật vã, mất ngủ, hay quên.
Liều lượng: 8 – 10g/ngày [45], [46], [47].
* Đan bì (Radix Paeoniae): Còn gọi là Mẫu đơn bì. Là rễ phơi khô của cây
Mẫu đơn (Paeonia suffruticosa Andr.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính lạnh. Quy vào kinh tâm, can, thận.
Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa nhức trong xương do âm hư sinh nội nhiệt.
Chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu, kinh nguyệt trước kỳ, kinh nhiều, sốt có co
giật. Chữa mụn nhọt, làm bớt mủ vết thương. Chữa xung huyết do sang chấn.
Liều lượng: 8 – 16g/ngày.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, phụ nữ có kinh nguyệt nhiều dài kỳ, phụ
nữ có thai, âm hư ra nhiều mồ hôi.
Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn
thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn biến hình, trực khuẩn mủ xanh, ho
gà, liên cầu khuẩn và một số nấm [45], [46], [47].
* Trạch tả (Rhizoma Alismatis): Là thân rễ của cây Trạch tả còn gọi là cây
Mã đề nước (Alisma platago aquatica L. Var. orientalis), họ Trạch tả
(Alismataceae).
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính lạnh. Quy kinh thận, bàng quang.
Tác dụng: Lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt tả hỏa.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa viêm bàng quang, viêm thận, sỏi đường tiết
niệu gây phù, đái rắt, đái buốt, đái ra máu chữa phù do thiếu B1, di tinh do âm
hư hỏa vượng hay gặp ở bệnh tâm căn suy nhược, chứng huyễn vựng mà
nguyên nhân từ thấp nhiệt ở can, ỉa chảy cấp hay mãn do tỳ hư, thấp nhiệt ở
đại trường, mỡ máu cao. Dùng trong bài Lục vị để chữa chứng thận âm hư,
sốt do âm hư, đạo hãn.

Liều lượng: 8 – 16g/ngày (dùng sống hay sao vàng, trích muối).


23

Kiêng kỵ: Không có chứng thấp nhiệt.
Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng rõ trên đường tiểu tiện, rõ hơn ở
bệnh nhân viêm thận. Tác dụng làm chậm xơ vữa động mạch, chống tạo mỡ
trong gan, giảm huyết áp, giảm lipid huyết, giảm đường huyết và kháng
khuẩn [45], [46], [47].
* Phụ tử chế (Radix Aconiti): Còn gọi là Hắc phụ tử. Là củ con của cây Ô
đầu (Aconitum fortunei Hemsl. Paxt.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae) đã
được chế biến thành Hắc phụ tử.
Tính vị, quy kinh: Vị cay, mặn, tính đại nhiệt, có độc. Quy vào kinh tâm.
Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch, chỉ thống do lạnh, ôn thận dương và
tỳ dương.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa chứng thận dương hư hay mệnh môn hoả
suy yếu gây đau lưng, lưng gối mềm yếu hay gặp ở người già, tâm căn suy
nhược thể hưng phấn giảm. Chữa ra mồ hôi nhiều, mất nước, mất máu gây
chứng thoát dương (choáng, trụy mạch). Chữa cơn đau do lạnh, đau dạ dày,
đau khớp và các dây thần kinh. Cầm ỉa chảy mạn tính do tỳ vị hư hàn. Chữa
chứng phù thũng do thận dương hư.
Liều lượng: 4 – 12g/ngày.
Kiêng kỵ: Người âm hư, dương thịnh, trẻ em, phụ nữ có thai.
Tác dụng dược lý: Nước sắc Phụ tử chế, liều 5mg/kg chuột, uống 5
ngày liền có tác dụng chống viêm. Dịch chiết của Phụ tử có tác dụng mạnh
lên tim ếch và thỏ cô lập. Nước sắc Phụ tử có tác dụng mạnh lên tụ cầu vàng,
trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn [45], [46], [47].
* Quế chi (Ramulus Cinamomi): Là cành nhỏ của nhiều loại Quế: Quế Trung
Quốc (Cinamomum cassia Blume), Quế Thanh Hóa (Cinamomum loureirii

Nees.) thuộc họ Long não (Lauraceae).
Tính vị, quy kinh: Vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh tâm, phế, bàng quang.
Tác dụng: Phát hãn, giải cơ, ôn kinh, thông dương.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa cảm mạo phong hàn có mồ hôi (biểu hư), có
tác dụng sơ phong giải cơ. Chữa các bệnh thống kinh, bế kinh do hàn thấp quá
mạnh gây ra. Chữa chứng bệnh đau bụng do lạnh (cơn đau dạ dày, cơn co thắt
đại tràng do lạnh). Chữa đau khớp, đau các dây thần kinh, co cứng cơ do lạnh.


24

Chữa ho, long đờm. Tác dụng thông dương khí, tăng cường khí hoá ở bàng
quang nên dùng chữa bí đái do bị ngoại cảm phong hàn.
Liều lượng: 4 – 12g/ngày.
Kiêng kỵ: Người có chứng thấp nhiệt, âm hư hỏa vượng (tâm căn suy
nhược thể ức chế giảm, huyết áp cao thể can dương thịnh, chảy máu do bệnh
ôn nhiệt gây tổn thương tân dịch. Phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra nhiều.
Tác dụng dược lý: Quế chi có tác dụng ức chế hoạt động của một số vi
khuẩn đường ruột như lỵ trực khuẩn, ức chế hoạt động của men và vi khuẩn
sinh hơi, ức chế virus cúm [45], [46], [47].
* Ngưu tất (Radix Archiranthis bidentae): Là rễ phơi khô của cây Ngưu tất
(Achyranthes bidentata Blum.), họ Dền (Amaranthaceae).
Tính vị, quy kinh: Vị đắng, chua, tính bình. Quy vào kinh can, thận.
Tác dụng: Hoạt huyết (dùng sống), bổ can thận, mạnh gân cốt (dùng
chín), lợi niệu thông lâm, chống viêm.
Ứng dụng lâm sàng: Điều kinh chữa bế kinh, thống kinh. Chữa đau
lưng gối, nhức xương khớp, đặc biệt đối với khớp chân.Chữa các trường hợp
họng sưng đau, loét miệng, răng lợi đau. Dùng trong các trường hợp tăng
huyết áp, tăng cholesterol máu, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện rát, buốt.
Liều lượng: 6 – 12g/ngày.

Kiêng kỵ: Người có khí hư, có thai không nên dùng.
Tác dụng dược lý: Ngưu tất có tác dụng chống viêm giảm đau, hạ huyết
áp, hạ đường huyết, giảm cholesterol, lợi mật, lợi niệu, kích thích tăng co bóp
tử cung của chó và thỏ [45], [46], [47].
* Xa tiền tử (Semen Plantaginis): Là hạt của cây Mã đề (Plantago major L.
Var. asiatica Decaisne.), họ Mã đề (Plantaginaceae).
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính lạnh. Quy kinh can, thận, tiểu trường.
Tác dụng: Lợi niệu thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa viêm bàng quang, đái buốt, đái rắt, phù do
viêm thận. Cầm ỉa chảy, đái đỏ, nước tiểu ít. Chữa viêm màng tiếp hợp, giảm
thị lực. Trị ho có đờm do phế nhiệt. Hoạt thai chữa phụ nữ khó đẻ. Dùng cho
người không sinh con được hoặc lâu ngày không đẻ lại được.
Liều lượng: 4 – 12g/ngày.


25

Tác dụng dược lý: Xa tiền có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu,
tăng bài tiết acid uric, NaCl. Tác dụng hạ huyết áp. Chất glycoside chiết từ hạt
có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, xúc tác đến sự phân tiết ở niêm mạc
đường hô hấp [45], [46], [47].

Chương 2

CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu nghiên cứu
2.1.1. Thuốc nghiên cứu: Bài thuốc “Tế sinh thận khí”
* Thành phần bài thuốc:
Thục địa


16g

Trạch tả (chế muối)

08g

Hoài sơn
12g
Hắc phụ tử
04g
Sơn thù
12g
Quế chi
06g
Bạch linh
08g
Ngưu tất
12g
Đan bì
08g
Xa tiền tử
12g
Dược liệu làm thuốc đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam 4.
* Dạng bào chế: Các vị thuốc được chế biến đạt tiêu chuẩn cơ sở tại
Khoa Dược – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương theo quy định của Bộ Y
tế. Thuốc được sắc và đóng gói sẵn tại Khoa Dược – Bệnh viện Y học cổ
truyền Trung ương theo quy trình bằng máy Handle KSNP – B1130 – 240L
của hãng Kyung Seo Machine (Hàn Quốc), 1 thang đóng 2 túi, mỗi túi 150ml.



×