Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khảo sát một số vấn đề liên quan đến sử dụng insulin trên bệnh nhân điều trị Nội trú tại Khoa nội tiết đái tháo đường Bệnh viện Hữu Nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 98 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ TRANG

KHẢO SÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG INSULIN
TRÊN BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
KHOA NỘI TIẾT – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ TRANG
Mã sinh viên: 1401619

KHẢO SÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG INSULIN
TRÊN BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
KHOA NỘI TIẾT – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Thủy


2. ThS. Nguyễn Thị Thảo
Nơi thực hiện:
1. Bệnh viện Hữu Nghị
2. Bộ môn Dược lâm sàng

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô, anh chị tại Khoa
Nội tiết – Đái tháo đường, Bộ môn Dược lâm sàng cùng gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Nguyễn Thị
Thảo – Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội, người
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đóng góp những ý kiến quý báu và giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Thủy –
Trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Hữu Nghị, người trực tiếp chỉ
dạy, hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu và hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới CNĐD. Đào Khắc Dương – Điều dưỡng
trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Hữu Nghị, cùng tất cả anh chị
đang làm việc tại khoa đã giúp đỡ, chỉ dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Thị Thúy Vân – Phó
trưởng Bộ môn Dược lâm sàng, Trưởng đơn vị Dược lâm sàng, Bệnh viện Hữu
Nghị, người đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt các thầy cô và anh chị
tại Bộ môn Dược lâm sàng đã dạy dỗ truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời

gian hoàn thành khóa luận.
Toàn thể các bạn làm nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Dược lâm sàng, đặc biệt
là chị Bùi Lê Quyên, em Nguyễn Thị Ngọc Anh và em Trần Thị Trang đã giúp
đỡ, hỗ trợ và động viên em rất nhiều để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè đã
luôn ủng hộ, động viên em trong suốt quãng thời gian làm khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh Viên
Hoàng Thị Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan về insulin .............................................................................................3
1.1.1. Cấu trúc ...........................................................................................................3
1.1.2. Phân loại .........................................................................................................4
1.1.3. Chỉ định của insulin ........................................................................................5
1.1.4. Thời điểm tiêm insulin ....................................................................................6
1.1.5. Bảo quản insulin .............................................................................................6
1.1.6. Tác dụng không mong muốn của insulin ........................................................7
1.2. Thực hành sử dụng insulin ....................................................................................9
1.2.1. Lựa chọn thiết bị tiêm insulin và kỹ thuật sử dụng .......................................9
1.2.2. Lựa chọn kim tiêm ........................................................................................13

1.2.3. Lựa chọn vị trí tiêm ......................................................................................14
1.2.4. Véo da và góc đâm kim ................................................................................15
1.2.5. Vệ sinh vùng tiêm .........................................................................................16
1.3. Các vấn đề thường gặp khi sử dụng insulin ........................................................16
1.3.1. Không đồng nhất insulin dạng hỗn dịch trước khi tiêm ...............................17
1.3.2. Không kiểm tra dòng chảy insulin trước khi tiêm đối với bút tiêm .............17
1.3.3. Chọn sai liều tiêm .........................................................................................17
1.3.4. Bảo quản insulin không đúng cách ...............................................................18


1.3.5. Không/thiếu xoay vòng vị trí tiêm ................................................................18
1.3.6. Tái sử dụng kim tiêm ....................................................................................18
1.3.7. Tiêm qua quần áo..........................................................................................18
1.3.8. Rò rỉ insulin ..................................................................................................18
1.4. Vai trò của cán bộ y tế.........................................................................................19
1.5. Vài nét về Bệnh viện Hữu Nghị và Khoa Nội tiết - Đái tháo đường ..................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................21
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu .......................................................21
2.3. Quy trình lấy mẫu................................................................................................21
2.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................21
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................21
2.4.2. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................21
2.4.3. Các tiêu chuẩn và quy ước sử dụng trong nghiên cứu..................................23
2.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................25
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................29
3.1. Đặc điểm liên quan đến kiểm soát đường huyết của bệnh nhân sử dụng insulin
ngoại trú đang điều trị nội trú trong mẫu nghiên cứu ................................................29
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ....................................................................29

3.1.2. Đặc điểm về bệnh của bệnh nhân .................................................................30
3.1.3. Đặc điểm thuốc sử dụng trên bệnh nhân ......................................................31
3.1.4 Đặc điểm về thiết bị tiêm insulin được sử dụng ............................................33
3.1.5. Đặc điểm liên quan đến kiểm soát đường huyết...........................................34
3.2. Khảo sát các vấn đề liên quan đến sử dụng insulin của bệnh nhân ....................35
3.2.1. Bảo quản insulin ...........................................................................................35


3.2.2. Lựa chọn và thay đổi vị trí tiêm....................................................................36
3.2.3. Thời điểm tiêm insulin ..................................................................................37
3.2.4. Tái sử dụng kim tiêm ....................................................................................38
3.2.5. Rò rỉ insulin ..................................................................................................39
3.2.6. Đặc điểm về ADR tại vị trí tiêm ...................................................................39
3.2.7. Đặc điểm ADR hạ đường huyết ...................................................................40
3.2.8. Đặc điểm về tư vấn sử dụng insulin bệnh nhân đã được nhận .....................41
3.3. Đánh giá kỹ thuật tiêm sử dụng bút tiêm/xylanh tiêm insulin của bệnh nhân ....42
3.3.1. Đánh giá kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin của bệnh nhân ..........................42
3.3.2. Đánh giá kỹ thuật sử dụng xylanh tiêm insulin của bệnh nhân ....................44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................47
4.1. Đặc điểm liên quan đến kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu ..............................................................................................................................47
4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ....................................................................47
4.1.2. Đặc điểm về bệnh của bệnh nhân .................................................................47
4.1.3. Đặc điểm thuốc sử dụng trên bệnh nhân ......................................................48
4.1.4. Đặc điểm về thiết bị tiêm insulin được sử dụng ...........................................50
4.1.5. Đặc điểm kiểm soát đường huyết .................................................................51
4.2. Khảo sát các vấn đề liên quan đến sử dụng insulin của bệnh nhân ....................51
4.2.1. Bảo quản insulin ...........................................................................................51
4.2.2. Lựa chọn và thay đổi vị trí tiêm....................................................................52
4.2.3. Thời điểm tiêm insulin ..................................................................................53

4.2.4. Tái sử dụng kim tiêm ....................................................................................54
4.2.5. Rò rỉ insulin ..................................................................................................55
4.2.6. Đặc điểm về ADR tại vị trí tiêm ...................................................................55
4.2.7. Đặc điểm về ADR hạ đường huyết ...............................................................56


4.2.8. Đặc điểm về tư vấn sử dụng insulin bệnh nhân được nhận ..........................56
4.3. Đánh giá kỹ thuật sử dụng bút tiêm/xylanh tiêm insulin của bệnh nhân ............57
4.3.1. Đánh giá kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin của bệnh nhân ..........................57
4.3.2. Đánh giá kỹ thuật sử dụng xylanh tiêm insulin của bệnh nhân ....................58
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Ký hiệu
ĐTĐ

:

Đái tháo đường

DPP-4

:


Enzym DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4)

FITTER

Hội thảo về Liệu pháp và Kỹ thuật tiêm: Các khuyến cáo từ
chuyên gia (the Forum for Injection Technique and Therapy:
Expert Recommendations)

AADE

:

Hiệp hội về giáo dục đái tháo đường của Mỹ (American
Association of Diabetes Educators)

IDF

:

Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (International Diabetes
Federation)

EADSG

:

Nhóm nghiên cứu đái tháo đường Đông Phi (the East Africa
Diabetes Study Group)

SGLT2


:

Kênh đồng vận chuyển Natri-glucose (Sodium Glucose
Transporter 2)

IQR

:

Khoảng tứ phân vị (Interquatile range)

ADR

:

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reactions)

HbA1c

:

Phức hợp glucose và hemoglobin (glycated hemoglobin/
Hemoglobin A1c)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm các loại insulin ................................................................................5
Bảng 2.1. Phân loại thể trạng của bệnh nhân ................................................................23
Bảng 2.2. Phân nhóm HbA1c và glucose huyết đói ......................................................24

Bảng 2.3. Đánh giá bảo quản insulin .............................................................................25
Bảng 2.4. Đánh giá thời điểm tiêm thuốc ......................................................................25
Bảng 3.1. Thông tin chung của bệnh nhân ....................................................................30
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh của bệnh nhân..................................................................31
Bảng 3.3. Đặc điểm thuốc sử dụng trên bệnh nhân .......................................................32
Bảng 3.4. Đặc điểm loại insulin sử dụng trên bệnh nhân ..............................................33
Bảng 3.5. Đặc điểm thiết bị tiêm insulin được bệnh nhân sử dụng ..............................34
Bảng 3.6. Đặc điểm liên quan đến kiểm soát đường huyết của bệnh nhân ...................35
Bảng 3.7. Đặc điểm bảo quản insulin của bệnh nhân....................................................36
Bảng 3.8. Thực hành lựa chọn và thay đổi vị trí tiêm của bệnh nhân ...........................37
Bảng 3.9. Thời điểm tiêm insulin của các loại chế phẩm insulin ..................................38
Bảng 3.10. Tần suất tái sử dụng kim tiêm của bệnh nhân .............................................38
Bảng 3.11. Đặc điểm rò rỉ insulin ghi nhận trên bệnh nhân ..........................................39
Bảng 3.12. Đặc điểm về ADR tại vị trí tiêm được ghi nhận trên bệnh nhân ................40
Bảng 3.13. Đặc điểm ADR hạ đường huyết của bệnh nhân..........................................41
Bảng 3.14. Đặc điểm về tư vấn sử dụng insulin bệnh nhân được nhận ........................42


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc phân tử insulin ..................................................................................3
Hình 1.2. Cấu tạo bút tiêm insulin .................................................................................10
Hình 1.3. Cấu tạo bộ dụng cụ lọ thuốc tiêm và xylanh tiêm insulin .............................12
Hình 1.4. Các vị trí tiêm insulin được sử dụng .............................................................15
Hình 1.5. Cách xoay vòng vị trí tiêm ............................................................................15
Hình 2.1. Vùng da bình thường (bên trái), vùng có phì đại mô mỡ (bên phải) ............26
Hình 3.1. Lựa chọn mẫu nghiên cứu .............................................................................29
Hình 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo số bước thực hiện đúng trong bảng kiểm kỹ thuật sử
dụng bút tiêm insulin .....................................................................................................43
Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện đúng theo từng bước trong bảng kiểm kỹ thuật sử
dụng bút tiêm .................................................................................................................44

Hình 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân theo số bước thực hiện đúng trong bảng kiểm kỹ thuật sử
dụng xylanh tiêm insulin ...............................................................................................45
Hình 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện đúng theo từng bước trong bảng kiểm sử dụng
xylanh tiêm insulin ........................................................................................................46
Hình 4.1. Hộp nhựa bảo quản insulin (theo EADSG) ...................................................52


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, sự già hóa của xã hội và sự thay đổi
lối sống, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
Theo thống kê mới nhất (2017) của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (International
Diabetes Federation - IDF) ở Việt Nam, số người mắc ĐTĐ hiện nay vào khoảng trên
3,5 triệu người (chiếm 5,5% tổng số dân trong độ tuổi 20 - 79), trong đó gần 1,9 triệu
người mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán, chi phí chăm sóc liên quan đến ĐTĐ là khoảng
217 USD/ người/năm [63].
Trong điều trị bệnh ĐTĐ, insulin đóng một vai trò quan trọng, là liệu pháp
chính đối với tất cả bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và được chỉ định lâu dài cho bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 khi không đạt mục tiêu điều trị hoặc chống chỉ định với các thuốc đường
uống [89]. Trên thị trường có nhiều loại insulin khác nhau phù hợp với từng chỉ định,
nhu cầu và điều kiện tài chính của từng bệnh nhân. Trong đó, bút tiêm insulin và
xylanh tiêm dùng cho lọ insulin (gọi tắt là xylanh tiêm insulin) là 2 thiết bị tiêm được
sử dụng phổ biến nhất [51]. Mặc dù insulin đã được dùng từ gần 100 năm trước, tuy
nhiên việc sử dụng insulin vẫn có rất nhiều vấn đề cần quan tâm [102]. Sử dụng
insulin không đúng kỹ thuật là một trong nhiều rào cản để bệnh nhân có thể kiểm soát
tốt đường huyết, bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến bảo quản insulin, thời điểm
tiêm insulin, lựa chọn vị trí tiêm và phản ứng có hại của thuốc (ADR) [57], [81]. Vì
vậy để sử dụng insulin hiệu quả và an toàn hơn, bệnh nhân cần được hướng dẫn kĩ
càng về các vấn đề liên quan đến sử dụng insulin cũng như kỹ thuật tiêm insulin.
Bệnh viện Hữu Nghị là bệnh viện với đối tượng khám chữa bệnh chủ yếu là
bệnh nhân cao tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nói chung cũng như bệnh

ĐTĐ nói riêng khá cao. Trong đó, các bệnh nhân ĐTĐ phải nhập viện điều trị tại khoa
Nội tiết – Đái tháo đường phần lớn đang sử dụng insulin ngoại trú và không kiểm soát
được đường huyết nên phải nhập viện. Trên nhóm bệnh nhân này, với mong muốn
nhìn nhận được các vấn đề liên quan đến sử dụng insulin ngoại trú để từ đó có những
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng insulin, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát
một số vấn đề liên quan đến sử dụng insulin trên bệnh nhân điều trị nội trú tại
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Hữu Nghị” với 3 mục tiêu sau:

1


1. Khảo sát đặc điểm liên quan đến kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đang sử
dụng insulin ngoại trú có chỉ định nhập viện điều trị tại Khoa Nội tiết – Đái tháo
đường, Bệnh viện Hữu Nghị.
2. Khảo sát một số vấn đề liên quan đến sử dụng insulin: bảo quản, lựa chọn và thay
đổi vị trí tiêm, thời điểm tiêm, tần suất tái sử dụng kim tiêm và các phản ứng có hại
(ADR) của insulin trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
3. Đánh giá kỹ thuật sử dụng bút tiêm/xylanh tiêm insulin của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về insulin
Sự ra đời của insulin vào năm 1921 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong
lịch sử điều trị ĐTĐ [107]. Trải qua gần trăm năm sử dụng và không ngừng cải tiến,
hoàn thiện thiết bị cũng như kỹ thuật, song song với sự ra đời những nhóm thuốc hạ
đường huyết mới, insulin vẫn là liệu pháp điều trị quan trọng đối với những bệnh nhân
ĐTĐ trong tương lai gần [77].

1.1.1. Cấu trúc
Insulin là một hormon polypetid được tổng hợp và tiết ra từ các tế bào beta của
đảo tụy Langerhans. Insulin là hormon duy nhất có tác dụng làm hạ đường huyết,
trong khi ngược lại có nhiều hormon trong cơ thể làm tăng đường huyết, như
glucagon, adrenalin, glucocorticoids. Insulin là hormon protein có bản chất acid, trọng
lượng phân tử 5600 dalton, được cấu tạo từ 51 acid amin gồm 2 chuỗi: chuỗi A (21
acid amin) và chuỗi B (30 acid amin). Hai chuỗi được nối với nhau bằng 2 cầu disulfid
và có cầu disulfid thứ 3 nằm trong chuỗi A. Phần đặc hiệu của loài chỉ tập trung vào
một số acid amin (8,9,10,11,12,14 của chỗi A và đặc biệt acid amin 30 của chuỗi B).
Khi cầu disulfid bị phá vỡ thì tác dụng của insulin sẽ mất [4]. Sơ đồ cấu trúc phân tử
insulin được biểu diễn trong hình 1.1
Chuỗi A

Chuỗi B
Chuỗi A

Chuỗi B

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử insulin

3


1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
- Insulin động vật: insulin lợn, insulin bò. Insulin lợn khác với insulin người một acid
amin trong khi insulin bò khác ba acid amin. Tuy nhiên, insulin lợn và bò hiện nay ít
được sử dụng.
- Insulin người: insulin regular, NPH (Neutral Protamine Hagedorn hay isophane).
Insulin người hiện nay được tổng hợp bằng phương pháp tái tổ hợp DNA từ vi khuẩn

Escherichia coli hoặc nấm men Saccharomyces cerevisiae.
- Chất tương tự insulin (insulin analog): được tổng hợp bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA,
nhưng có thay đổi cấu trúc bằng cách thay thế một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi
polypeptide để thay đổi tính chất dược động học của insulin, chủ yếu ảnh hưởng đến
sự hấp thu thuốc từ mô dưới da. Các insulin trong nhóm gồm: insulin lispro, aspart,
glulisine, glargine, detemir, degludec… [39].
1.1.2.2. Phân loại theo đặc tính dược lý
Theo đặc tính dược lý, insulin có thể được chia thành 4 nhóm:
- Insulin tác dụng nhanh (rapid-acting insulin): insulin lispro, aspart, glulisine.
- Insulin tác dụng ngắn (short-acting insulin): insulin regular.
- Insulin tác dụng trung bình/bán chậm (intermediate-acting insulin): insulin NPH.
- Insulin tác dụng kéo dài (long-acting insulin): insulin glargine, detemir, degludec.
Ngoài ra, để thuận tiện cho sử dụng, insulin tác dụng nhanh/ngắn được phối trộn với
một insulin tác dụng trung bình/kéo dài được gọi là insulin trộn (premixed hay
biphasic) [39].
Đặc điểm thời gian khởi phát tác dụng, thời gian đạt đỉnh và thời gian duy trì tác dụng
của các loại insulin được trình bày trong bảng 1.1.
1.1.2.3. Phân loại theo đường dùng
Theo đường dùng, insulin có thể chia thành 2 nhóm:
- Insulin đường tiêm, gồm:
+ Insulin tiêm dưới da là đường dùng phổ biến nhất của insulin, sử dụng xylanh tiêm
đi cùng lọ thuốc tiêm hoặc bút tiêm; ngoài ra insulin người có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh
mạch.
+ Insulin truyền liên tục dưới da (CSII - Continuous Subcutaneous Insulin Infusion)
thông qua dụng cụ là bơm tiêm insulin (insulin pump).
4


- Insulin không phải đường tiêm:
+ Insulin dạng khí dung (inhaled insulin).

+ Insulin đường uống (oral insulin).
+ Insulin đường trong khoang miệng (buccal insulin).
Tuy nhiên, insulin truyền liên tục dưới da, dạng khí dung, đường uống và đường trong
khoang miệng chưa được sử dụng phổ biến [39].
Bảng 1.1: Đặc điểm các loại insulin [39]
Loại insulin

Thời gian khởi

Thời gian đạt

Thời gian duy trì

phát tác dụng

đỉnh

tác dụng

Insulin tác dụng nhanh
Insulin aspart, lispro

5 – 15 phút

0,5 – 1,5 giờ

3 – 5 giờ

30 – 60 phút


2 - 4 giờ

6 – 8 giờ

4 – 8 giờ

14 – 16 giờ

glulisine
Insulin tác dụng ngắn
Insulin regular

Insulin tác dụng trung bình
2 – 4 giờ

Insulin NPH

Insulin tác dụng kéo dài
Insulin detemir

0 - 2 giờ

Không có đỉnh

< 24 giờ

Insulin glargine

0 - 2 giờ


Không có đỉnh

~ 24 giờ

Insulin degludec

30 – 60 phút

Không có đỉnh

~ 42 giờ

nhanh 10 – 20 phút

1 – 4 giờ

Thay đổi

ngắn 30 – 60 phút

2 – 4 giờ

11 – 20 giờ

Insulin trộn, hỗn hợp
Insulin

trộn

lispro/NPL*,

aspart/NPA**
Insulin

trộn

regular/NPH
*NPL: neutral protamine lispro; **NPA: neutral protamine aspart

1.1.3. Chỉ định của insulin
Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam năm 2015, insulin được chỉ định cho các
đối tượng bệnh nhân sau:
+ Tất cả bệnh nhân ĐTĐ typ 1, nhiễm toan ceton do ĐTĐ, tình trạng tăng glucose
huyết tăng áp lực thẩm thấu.
5


+ ĐTĐ typ 2 khi giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn, và/hoặc uống thuốc chống ĐTĐ
không duy trì được nồng độ glucose thỏa đáng trong máu lúc đói cũng như lúc no.
+ ĐTĐ typ 2 ổn định nhưng phải đại phẫu, sốt, chấn thương nặng, nhiễm khuẩn, loạn
chức năng thận hoặc gan, cường giáp, hoặc các rối loạn nội tiết khác, hoại thư, bệnh
Raynaud và mang thai.
+ Phụ nữ ĐTĐ mang thai hoặc phụ nữ mang thai mới phát hiện ĐTĐ.
+ ĐTĐ ở lần đầu tiên khởi đầu nếu mức HbA1c > 9,0% và glucose huyết lúc đói >
15,0 mmol/L [7].
1.1.4. Thời điểm tiêm insulin
Khoảng cách giữa thời điểm tiêm insulin và bữa ăn có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả của insulin [58], [76] . Lý tưởng nhất, insulin tác dụng ngắn (regular) nên dùng 30
phút trước bữa ăn do thời gian khởi phát chậm. Insulin tác dụng nhanh (lispro, aspart
và glulisine) có thể được tiêm ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn. Insulin tác dụng trung
bình và dài (detemir và glargine) nên được tiêm cùng một thời điểm mỗi ngày và

không cần liên quan đến bữa ăn. Insulin tác dụng siêu dài có thể được tiêm bất cứ lúc
nào, bất kể thời gian của bữa ăn hoặc thời điểm tiêm ngày hôm trước [103]. Đối với
insulin trộn, lý tưởng nhất, insulin trộn ngắn (regular/NPH) nên được tiêm 30 phút
trước bữa ăn và insulin trộn nhanh (aspart/NPA, lispro/NPL) có thể tiêm ngay trước
hoặc sau ăn [53].
1.1.5. Bảo quản insulin
Việc bảo quản insulin cần tuân theo những khuyến nghị của nhà sản xuất. Bút
tiêm và lọ thuốc tiêm chưa sử dụng nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt
độ 2 – 80C, nhưng không đông lạnh. Nếu đông lạnh, insulin nên được loại bỏ. Bút tiêm
và lọ thuốc tiêm insulin nên được đưa ra và giữ ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 30 phút
trước khi sử dụng. Insulin đang sử dụng nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng (< 300C)
nơi mát mẻ và tránh ánh sáng. Thời gian sử dụng insulin sau khi mở nắp tối đa là 4
tuần hay 6 tuần tùy theo khuyến nghị của nhà sản xuất [25].
Ở khu vực nông thôn hoặc ở những nơi không có tủ lạnh, nên đặt bút tiêm/lọ
thuốc tiêm vào túi nhựa, buộc bằng một dải cao su và giữ nó trong một cái chai miệng
rộng chứa đầy nước hoặc trong một bình đất [103].
Khi du lịch đường bộ, insulin nên được giữ trong bình đựng đá, hoặc trong một
túi xách hoặc trong một thùng chứa thích hợp nếu nhiệt độ bên ngoài > 300C. Khi du
6


lịch bằng đường hàng không, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước nếu đi du lịch
đến một nơi có chênh lệch từ 2 múi giờ trở lên vì có thể cần thay đổi lịch tiêm insulin.
Insulin không nên được đặt trong hành lý ký gửi do nguy cơ tiếp xúc với nhiệt độ khắc
nghiệt. Nên dự trữ thêm bút hoặc lọ thuốc tiêm để liệu pháp insulin không bị gián đoạn
trong trường hợp thiết bị hỏng/trục trặc. Thời hạn sử dụng của insulin nên đủ cho thời
gian của chuyến đi [103].
1.1.6. Tác dụng không mong muốn của insulin
1.1.6.1 Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi tiêm

insulin. Hạ đường huyết có thể gặp trong các trường hợp: tiêm quá liều insulin, bỏ bữa
ăn hoặc ăn muộn sau khi tiêm, vận động nhiều…[5]
Chẩn đoán hạ đường huyết:
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Giai đoạn sớm, bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột, cảm giác đói cồn cào không giải
thích được, có thể có chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, hốt hoảng hoặc kích
động, loạn thần.
+ Giai đoạn muộn, bệnh nhân có các biểu hiện nhịp tim nhanh, thường nhanh xoang,
có thể gặp cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất, tăng huyết áp tâm thu, có thể có cơn đau
thắt ngực, hoặc cảm giác nặng ngực.
+ Giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể có hôn mê hạ đường huyết. Hôn mê thường xuất
hiện nối tiếp các triệu chứng hạ đường huyết nhưng không được điều trị kịp thời. Bệnh
nhân thường hôn mê nặng và sâu.
- Cận lâm sàng:
+ Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ glucose huyết giảm xuống dưới 3,9 mmol/L.
+ Khi nồng độ hạ đường huyết dưới 2,8 mmol/L, xuất hiện các triệu chứng nặng của
hạ đường huyết [1], [112].
1.1.6.2. Tác dụng không mong muốn tại vị trí tiêm
a, Loạn dưỡng mỡ
Loạn dưỡng mỡ là một rối loạn về mô mỡ tại vị trí tiêm insulin. Có 2 loại loạn
dưỡng mỡ chính là teo mô mỡ và phì đại mô mỡ. Teo mô mỡ là sự mất các tế bào mỡ,
được biểu hiện lâm sàng là vết thụt hay lõm trên da, trong khi đó phì đại mô mỡ là sự
tăng sinh các tế bào mỡ, biểu hiện lâm sàng là các cục sưng hay cứng mô mỡ [78].
7


Teo mô mỡ thường xảy ra sau 6 – 24 tháng điều trị với insulin thường xuyên,
thường phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi và những người có tiền sử dị ứng da trước
đó [94]. Cơ chế teo mô mỡ vẫn chưa được biết đến nhưng có thể liên quan đến quá
trình viêm thông qua trung gian miễn dịch với sự giải phóng các enzym lysosom làm

mất tế bào mỡ dưới da, liên quan đến sử dụng insulin động vật và insulin không tinh
khiết [46]. Tỷ lệ teo mô mỡ giảm xuống khi sử dụng insulin có độ tinh khiết cao và
hiếm khi xảy ra với insulin người tái tổ hợp [95]. Teo mô mỡ hiếm khi có thể tự phục
hồi [94].
Phì đại mô mỡ là một biến chứng về da phổ biến khi tiêm insulin. Khác với teo
mô mỡ, phì đại mô mỡ không thông qua miễn dịch và xảy ra với bất kể loại insulin
nào cũng như cách dùng nào. Thiếu luân chuyển vị trí tiêm, tần suất tái sử dụng kim
nhiều lần đã được chứng minh là có liên quan đến sự xuất hiện phì đại mô mỡ [34].
Bệnh nhân thường tiêm lặp lại vào vùng có phì đại mô mỡ do cảm thấy ít đau hơn.
Tuy nhiên, các vùng này có ít mạch máu hơn nên khả năng hấp thu insulin bị thay đổi
trở nên khó dự đoán và thường giảm [67], [111]. Một khi có phì đại mô mỡ, bệnh nhân
không nên tiếp tục tiêm vào vùng đó cho đến khi vùng này trở lại bình thường. Nếu
trước đó bệnh nhân tiêm vào vùng da có phì đại mô mỡ, khi chuyển sang tiêm ở vùng
da bình thường, bệnh nhân nên được cân nhắc giảm liều [50].
b, Bầm tím và chảy máu
Bầm tím và chảy máu tại vị trí tiêm xảy ra khi kim tiêm đâm vào mạch máu
[68], tuy nhiên thường không đáng kể. Tần suất chảy máu hay bầm tím không liên
quan đến chiều dài kim tiêm, tuy nhiên, kim có đường kính nhỏ làm giảm lượng máu
bị mất. Bầm tím và chảy máu không ảnh hưởng đến sự hấp thu insulin cũng như kết
quả điều trị bệnh nói chung. Tuy nhiên nếu bầm tím và chảy máu xảy ra thường xuyên,
bệnh nhân nên được đánh giá lại kỹ thuật tiêm insulin, chức năng đông máu và sự hiện
diện của thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu [29], [49].
c, Đau
Đau là một trong những ADR thường gặp khi sử dụng insulin. Yếu tố chính ảnh
hưởng tới cảm nhận đau khi tiêm insulin là chiều dài kim và độ mảnh của kim. Những
kim ngắn hơn và mảnh hơn thường ít gây đau đớn hơn cho bệnh nhân so với các kim
dài [64], [80]. Tái sử dụng kim tiêm cũng là một trong những yếu tố dẫn đến đau khi
tiêm. Khi tái sử dụng kim, đầu kim sẽ bị uốn cong hoặc cùn và mất lớp phủ silicon và
8



do đó làm bệnh nhân đau khi tiêm [25]. Ngoài ra, tiêm liều cao insulin cũng có thể
khiến bệnh nhân đau hơn. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau do tiêm insulin đều ở mức
bệnh nhân chấp nhận được, đặc biệt khi các kim dành cho tiêm insulin càng ngày càng
ngắn và mảnh hơn. [59].
1.2. Thực hành sử dụng insulin
1.2.1. Lựa chọn thiết bị tiêm insulin và kỹ thuật sử dụng
Bệnh nhân ĐTĐ có thể tiêm insulin bằng bút tiêm hoặc xylanh tiêm. Kể từ khi
ra đời năm 1985, bút tiêm được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân ĐTĐ trên toàn thế
giới vì sự đơn giản, dễ sử dụng và chính xác hơn khi so sánh với lọ tiêm dùng cùng với
xylanh tiêm insulin truyền thống. Sử dụng bút tiêm cũng ít gây đau hơn, được bệnh
nhân chấp nhận và tuân thủ hơn [31], [91]. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bút tiêm trên thế
giới theo cuộc khảo sát năm 2014 – 2015 là 85,6% so với 9,6% sử dụng xylanh tiêm
[51]. Ở các nước phát triển, tỷ lệ sử dụng bút tiêm còn cao hơn nữa, ở Canada là
93,8% và ở Thổ Nhĩ Kì là 97,3% [32], [40]. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển,
xylanh tiêm vẫn là lựa chọn phổ biến [28], [38]. Xylanh tiêm không được khuyến cáo
cho trẻ em (<6 tuổi) và người gầy (BMI <19) vì nguy cơ tiêm bắp quá cao [49].
1.2.1.1. Bút tiêm insulin
Cấu tạo chung:
Các loại bút tiêm trên thị trường hiện nay chủ yếu đến từ các hãng Eli Lilly, Novo
Nordisk, Sanofi. Nhìn chung các bút tiêm insulin đều cấu tạo gồm ba phần chính: nắp
bút, thân bút và kim tiêm.
Nắp bút tiêm có cấu tạo tương tự nắp bút máy thông thường, có chức năng tránh
ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp với insulin trong buồng chứa và bảo vệ đầu bút tiêm
sau mỗi lần sử dụng.
Thân bút là một ống dài hình trụ, phần đầu là niêm cao su bảo vệ và đường ray
xoắn để gắn kim. Phần giữa là một ống thuốc 3ml chứa 300 đơn vị insulin có buồng
quan sát trong suốt, trên ống thuốc có vạch chỉ mức để quan sát lượng insulin còn lại
trong ống. Ngoài ra, ở những bút tiêm chứa insulin hỗn dịch còn có viên bi thủy tinh
giúp tinh thể insulin phân tán đều và nhanh hơn khi đồng nhất. Phần cuối lần lượt là

cửa sổ hiển thị liều với vạch chỉ liều tiêm, tiếp đến núm chọn liều có vạch chia độ, có
thể vặn xuôi ngược để chọn liều insulin và cuối cùng là nút bấm tiêm thuốc.
9


Phần kim tiêm được làm tách rời, chỉ được gắn vào thân bút khi sử dụng. Kim
tiêm chỉ được dùng một lần và phải tháo ngay sau khi tiêm xong rồi đem hủy theo
đúng quy định. Kim tiêm gồm 4 phần: nắp lớn bên ngoài, nắp nhỏ bên trong, kim và
niêm bảo vệ [13], [14], [15], [16], [17], [19], [21].
Cấu tạo chung của bút tiêm được mô tả trong hình 1.1.
Bi thủy tinh

Núm chọn liều tiêm

Hình 1.2. Cấu tạo bút tiêm insulin
Kỹ thuật tiêm insulin sử dụng bút tiêm:
Kỹ thuật sử dụng bút tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Eli Lilly, Novo
Nordisk, Sanofi) [13], [14], [15], [16], [17], [19], [21], gồm các bước chính:
- Bước 1: Chuẩn bị bút tiêm
+ Kiểm tra nhãn trên bút tiêm để đảm bảo sử dụng đúng loại insulin, đảm bảo còn ít
nhất 12 đơn vị insulin trong ống thuốc và bút vẫn còn hạn sử dụng.
+ Kiểm tra phần nắp lớn trên kim tiêm và niêm bảo vệ để xác định đúng loại kim tiêm
sẽ dùng.
+ Nếu bút tiêm đang bảo quản lạnh cần ổn định bút ở nhiệt độ phòng rồi mới sử dụng,
hoặc làm ấm bút trước khi dùng để tránh đau buốt khi tiêm.
+ Tháo nắp bút tiêm.
+ Kiểm tra hình thức cảm quan của insulin, nếu insulin có dị vật hoặc có màu khác lạ
cần thay bút khác.
+ Lăn tròn bút tiêm trong lòng bàn tay 10 lần và di chuyển bút tiêm lên xuống 10 lần
để đồng nhất insulin (nếu insulin là dạng hỗn dịch).

- Bước 2: Gắn kim vào đầu bút
+ Khử trùng niêm cao su bằng gạc tẩm cồn.
+ Tháo miếng bảo vệ khỏi kim. Luôn sử dụng kim mới cho mỗi lần tiêm.
+ Vặn kim thẳng và chặt vào bút tiêm.
+ Tháo nắp lớn ở bên ngoài kim ra và giữ lại.
10


+ Tháo nắp nhỏ bên trong và bỏ đi.
- Bước 3: Kiểm tra dòng chảy insulin
+ Xoay núm chọn liều tiêm để chọn 2 đơn vị.
+ Cầm bút tiêm với đầu kim hướng lên trên và dùng một ngón tay gõ nhẹ vào ống
thuốc vài lần để làm tất cả bọt khí di chuyển lên đỉnh ống thuốc.
+ Giữ kim hướng lên trên, ấn nút bấm tiêm thuốc xuống hoàn toàn. Nút chọn liều tiêm
trở về 0. Một giọt insulin xuất hiện ở đầu kim. Nếu không có, thay kim và lặp lại quá
trình này không quá 6 lần. Nếu một giọt insulin không xuất hiện, bút tiêm đã bị hư và
phải sử dụng một bút tiêm mới.
- Bước 4: Chọn liều tiêm
+ Xoay nút chọn liều tiêm để chọn số đơn vị cần tiêm.
+ Liều thuốc có thể được điều chỉnh tăng giảm bằng cách xoay nút chọn liều tiêm tới
lui cho đến khi liều đúng nằm ngang với vạch chỉ liều tiêm.
+ Không ấn vào nút bấm tiêm trong khi xoay vì sẽ làm cho insulin thoát ra ngoài.
- Bước 5: Tiêm thuốc
+ Chích kim vào da.
+ Ấn nút bấm tiêm xuống hoàn toàn cho đến khi số 0 nằm ngang với vạch chỉ liều
tiêm.
+ Ấn giữ nguyên nút bấm tiêm thuốc ở vị trí ấn xuống hoàn toàn sau khi tiêm ít nhất 5
– 10 giây cho đến khi rút kim khỏi da.
- Bước 6: Sau khi tiêm
+ Đưa kim vào trong nắp lớn, vặn tháo kim ra khỏi bút rồi bỏ đi theo đúng quy định.

+ Đậy nắp bút tiêm lại và bảo quản cho lần sử dụng sau.
1.2.1.2. Xylanh tiêm insulin
Cấu tạo chung
Trên thị trường có rất nhiều chế phẩm insulin dạng lọ tiêm dùng với xylanh tiêm.
Nhìn chung một bộ tiêm insulin bằng xylanh truyền thống gồm 2 phần chính: lọ thuốc
tiêm và xylanh tiêm.
Lọ chứa thuốc tiêm là lọ thủy tinh giống lọ chứa các thuốc tiêm khác có thể tích
10ml, chứa nhiều loại nồng độ insulin khác nhau. Phía trên lọ thuốc là nắp cao su có
thể dễ dàng đâm kim qua để lấy thuốc và một nắp nhựa bảo vệ bên ngoài nắp cao su.

11


Xylanh tiêm insulin có thể tích 0,3ml, 0,5ml, 1ml, 2ml tùy nhà sản xuất. Tùy theo
từng loại nồng độ insulin mà có loại xylanh tương ứng: 40UI/ml, 100UI/ml, .... Cấu
tạo một xylanh tiêm insulin không khác biệt so với các xylanh tiêm thuốc khác. Gồm
ống tiêm có chia vạch, pít-tông có thể di chuyển lên xuống để lấy thuốc và kim tiêm
được gắn liền với ống tiêm. Mỗi xylanh tiêm chỉ được sử dụng một lần và phải đem
hủy theo đúng quy định [2], [3], [9], [10], [11], [12], [20], [22], [23].
Cấu tạo chung của một bộ tiêm insulin bằng xylanh được mô tả trong hình 1.3.
Nắp nhựa

Hình 1.3. Cấu tạo bộ dụng cụ lọ thuốc tiêm và xylanh tiêm insulin
Kỹ thuật tiêm insulin sử dụng xylanh tiêm
Kỹ thuật sử dụng xylanh tiêm insulin theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Eli Lilly,
Novo Nordisk, Sanofi, Bioton, Wockhardt) [2], [3], [9], [10], [11], [12], [20], [22],
[23], gồm một số bước chính sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lọ thuốc tiêm và xylanh tiêm.
+ Kiểm tra nhãn trên lọ thuốc tiêm để đảm bảo sử dụng đúng loại insulin và vẫn còn
hạn sử dụng.

+ Kiểm tra hình thức cảm quan của insulin để đảm bảo insulin không có dị vật hoặc có
màu khác lạ.
+ Kiểm tra nhãn trên kim tiêm để đảm bảo phù hợp với loại insulin sẽ dùng.
+ Nếu lọ thuốc tiêm đang bảo quản lạnh cần ổn định ở nhiệt độ phòng rồi mới sử dụng,
hoặc làm ấm lọ thuốc tiêm trước khi dùng để tránh đau buốt khi tiêm.
+ Lăn cẩn thận lọ thuốc thuốc tiêm trong tay 20 lần để đồng nhất insulin (nếu insulin
là dạng hỗn dịch).
+ Nếu lọ thuốc tiêm là mới, bật nắp bảo vệ bằng nhựa nhưng không bỏ nắp. Lau ngoài
nắp cao su bằng bông tẩm cồn.
- Bước 2: Lấy thuốc
+ Tháo nắp kim tiêm, hút vào xylanh một lượng không khí bằng lượng insulin cần lấy.
12


+ Đâm kim vuông góc vào nút cao su theo chiều thẳng đứng. Đẩy lượng không khí
vừa lấy vào lọ thuốc tiêm.
+ Lộn ngược lọ thuốc, một tay giữ nhẹ lọ thuốc tiêm, tay kia kéo nhẹ pít-tông đến liều
cần lấy.
+ Kiểm tra bọt khí. Nếu có thì hút thêm vài đơn vị insulin nữa, sau đó gõ nhẹ vào
thành xylanh để dồn bọt khí lên trên. Đẩy bọt khí trở lại lọ cho đến liều cần lấy.
+ Rút kim ra khỏi lọ.
- Bước 3: Tiêm thuốc
+ Véo da bằng hai ngón: ngón cái và ngón trỏ hoặc ngón giữa.
+ Cầm kim theo tư thế cầm bút. Đâm kim theo góc 45 độ so với bề mặt da sao cho kim
vào lớp mô dưới da.
+ Bơm thuốc từ từ trong vòng 4 đến 5 giây cho đến khi hết thuốc trong xylanh tiêm.
+ Giữ kim dưới da ít nhất 5 giây.
+ Rút kim khỏi da.
- Bước 4: Sau khi tiêm
+ Đậy nắp kim tiêm và đem hủy theo đúng quy định. Mỗi xylanh chỉ được dùng cho

một lần tiêm.
+ Bảo quản lọ tiêm thích hợp để tiếp tục sử dụng cho lần tiếp theo.
1.2.2. Lựa chọn kim tiêm
Việc lựa chọn loại kim tiêm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chấp nhận và tuân
thủ của bệnh nhân, qua đó ảnh hưởng tới mức độ kiểm soát đường huyết [52]. Đầu
kim ngắn có thể giảm đau và giảm sợ hãi liên quan đến tiêm insulin cho bệnh nhân
[36], [64], [85].
Chiều dài kim tiêm
Đường dùng của insulin là đường tiêm dưới da. Đối với một loại thuốc tiêm dưới
da, để đạt được vị trí hấp thu dự định, kim phải đủ dài để đến lớp dưới da nhưng không
vào lớp cơ bắp.
Độ dài kim tiêm hiện nay đang sử dụng cho bút tiêm gồm các loại 4mm, 5mm,
6mm, 8mm và cho xylanh tiêm là 6mm, 8mm và 12,7mm (do kim xylanh tiêm cần đủ
dài để đâm qua nút cao su trên lọ thuốc tiêm). Chiều dài kim 4 – 5mm là đủ dài để đi
qua da vào lớp mỡ nhưng đủ ngắn để không đến được mô cơ [55], [98], [106]. Các
kim ≥ 8mm (đối với người lớn) và ≥ 6mm (đối với trẻ em) quá dài và tăng nguy cơ
13


tiêm bắp cho bệnh nhân [48], [61]. Các kim ngắn hơn cũng an toàn hơn, ít gây đau
hơn, mà không có sự khác biệt về kiểm soát đường huyết so với các kim dài. Các kim
ngắn phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân [62], [80], [84], kể cả bệnh nhân béo phì
[33] và được bệnh nhân hài lòng và dễ chấp nhận hơn [74], [80].
Đường kính ngoài kim tiêm
Tùy thuộc vào đường kính ngoài kim tiêm, có loại kim 29G đến 33G, chỉ số G
(gauge) càng tăng tức kim càng mảnh. Các kim có đường kính ngoài càng nhỏ thì càng
ít gây đau đớn hơn cho bệnh nhân khi tiêm [64], . Tuy nhiên, việc sử dụng kim có
đường kính ngoài nhỏ có thể làm tăng sức cản dòng insulin, dẫn đến kéo dài thời gian
cần thiết để tiêm và đòi hỏi nhiều áp lực hơn. Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn thấy thích
kim với đường kính nhỏ hơn ngay cả khi liều tiêm trên 40 đơn vị [80]. Kim với công

nghệ tường mảnh (tăng đường kính trong của kim mà không thay đổi đường kính
ngoài) có thể làm giảm sức cản dòng chảy insulin qua đó được bệnh nhân hài lòng hơn
[27], [86], [99]. Nói chung, kim càng ngắn thì đường kính ngoài thường nhỏ hơn [51].
1.2.3. Lựa chọn vị trí tiêm
Có 4 vùng thường dùng để tiêm insulin là bụng, đùi, cánh tay và mông. Cách
xác định các vùng tiêm insulin như sau:
+ Bụng: vị trí tiêm gồm phần không gian cách rốn lên trên và xuống dưới 2,5cm, sang
phải và trái 5cm.
+ Cánh tay: vị trí tiêm gồm phần giữa bên trên của cánh tay giữa khớp vai và khuỷu
tay
+ Đùi: vị trí tiêm nằm ở phía trước và bên ngoài của phần giữa đùi, giữa xương chậu
trước và khớp gối.
+ Mông: vị trí tiêm gồm các góc phần tư phía trên bên ngoài của mông, được xác định
bằng cách đặt ngón tay trỏ trên đỉnh chậu và vùng tiêm là góc bên phải giữa ngón trỏ
và ngón cái [103].
Tỷ lệ hấp thu insulin tại các vị trí này là bụng> cánh tay> đùi> mông. Các vị trí
này được coi là thuận lợi khi tiêm vì có một lớp mỡ và ít dây thần kinh [110].
Các vị trí dùng để tiêm insulin được mô tả trong hình 1.4.

14


Hình 1.4. Các vị trí tiêm insulin được sử dụng
Xoay vòng vị trí tiêm
Xoay vòng vị trí tiêm giúp duy trì các vị trí tiêm khỏe mạnh, tối ưu hóa sự hấp thu
insulin, giảm nguy cơ bị phì đại mô mỡ [41], [43]. Một kế hoạch phổ biến và hiệu quả
để chia vùng tiêm là thành các phần tư (đối với bụng) hoặc phần hai ( đối với đùi,
mông và cánh tay). Một phần tư hoặc một phần hai nên được sử dụng trong 1 tuần và
sau đó di chuyển theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ đến một góc
phần tư hoặc một phần hai khác vào tuần tới. Vị trí tiêm lần này nên cách ít nhất 1cm

so với vị trí tiêm trước đó [49]. Các vùng tiêm khác nhau có tỷ lệ hấp thu insulin khác
nhau, do đó không nên xoay vòng tiêm từ vùng này sang vùng khác thường xuyên mỗi
ngày [30].

Hình 1.5. Cách xoay vòng vị trí tiêm
1.2.4. Véo da và góc đâm kim
Véo da
Tiêm vào nếp gấp da (thu được khi véo da) được xem xét khi khoảng cách giả định
từ bề mặt da đến lớp cơ nhỏ hơn chiều dài của kim. Kỹ thuật véo da đúng là sử dụng
ngón cái và ngón trỏ để nâng da (có thể bổ sung thêm ngón giữa). Việc sử dụng toàn
bộ bàn tay trong khi nâng làm tăng nguy cơ lớp cơ cũng được nâng lên và có thể dẫn
đến tiêm bắp. Nâng một nếp gấp da ở bụng và đùi tương đối dễ dàng hơn ở mông và
hầu như không thể ở cánh tay [49], [45].
Góc đâm kim
15


×