Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Xây dựng phương pháp định tính, định lượng nguyên liệu tạp chất C của terazosin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.47 MB, 107 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

-----  -----

ĐOÀN THỊ LÂM OANH

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG NGUYÊN LIỆU
TẠP CHẤT C CỦA TERAZOSIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

-----  -----

ĐOÀN THỊ LÂM OANH
MÃ SINH VIÊN: 1401464

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG NGUYÊN
LIỆU TẠP CHẤT C CỦA TERAZOSIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
NCS. Th.S Đỗ Thị Thanh Thủy
Nơi thực hiện:


Bộ môn Hóa Dược

HÀ NỘI - 2019
HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành là kết quả từ những nỗ lực không
ngừng nghỉ của bản thân và cả nhóm nghiên cứu. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến những người đã luôn đồng hành, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thiện đề tài.
Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến
NCS. ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy - giảng viên Bộ môn Hóa Dược, trường Đại học Dược
Hà Nội, người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài. Trong suốt thời gian qua,
cô đã luôn tận tình chỉ bảo, định hướng giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá
trình làm thực nghiệm, cô luôn là tấm gương sáng cho tôi về niềm say mê và tình yêu
khoa học.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giảng viên và các anh chị kỹ thuật viên của bộ môn
Hóa Dược trường Đại học Dược Hà Nội đã hết lòng tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin được chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, cùng các
anh, chị, em trong nhóm nghiên cứu khoa học tại bộ môn Hóa Dược và bạn Lê Trần
Tiến đã luôn gắn bó, động viên tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi vô cùng trân
trọng sự giúp đỡ của tất cả mọi người.

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2019
Sinh viên

Đoàn Thị Lâm Oanh



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Terazosin ............................................................................................................ 2
1.1.1. Một số thông tin chung về terazosin ............................................................ 2
1.1.2. Chỉ định của terazosin .................................................................................. 2
1.1.3. Một số chế phẩm chứa terazosin .................................................................. 3
1.2. Tạp chất C của terazosin .................................................................................. 4
1.2.1. Một số thông tin chung về tạp C của terazosin ............................................ 4
1.2.2. Quy định về giới hạn tạp chất C của terazosin trong nguyên liệu và thành
phẩm chứa terazosin ............................................................................................... 4
1.2.3. Phương pháp xác định ICT bằng TLC ......................................................... 5
1.2.4. Phương pháp xác định giới hạn tạp chất C .................................................. 5
1.2.5. Phương pháp tổng hợp tạp chất C của terazosin .......................................... 7
1.3. Tổng quan về các phương pháp hóa lý sử dụng trong đề tài nghiên cứu .... 7
1.3.1. Phương pháp TLC ........................................................................................ 7
1.3.2. Phương pháp HPLC ..................................................................................... 8
1.4. Thẩm định phương pháp phân tích nguyên liệu hóa dược ........................... 9
1.4.1. Tính thích hợp hệ thống sắc ký .................................................................... 9
1.4.2. Độ đặc hiệu................................................................................................. 10
1.4.3. Độ chính xác............................................................................................... 10
1.4.4. Độ tuyến tính và khoảng xác định.............................................................. 10
1.4.5. Độ đúng ...................................................................................................... 11
1.4.6. Độ ổn định của dung dịch phân tích........................................................... 11
1.5. Tình hình thiết lập tạp chuẩn trong nước và trên thế giới .......................... 11

1.5.1. Tình hình thiết lập tạp chuẩn trên thế giới ................................................. 11
1.5.2. Tình hình thiết lập tạp chuẩn tại Việt Nam ................................................ 12


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 13
2.1. Nguyên liệu, thiết bị ......................................................................................... 13
2.1.1. Hóa chất, chất chuẩn .................................................................................. 13
2.1.2. Thiết bị ....................................................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 15
2.2.1. Xây dựng phương pháp định tính ICT bằng TLC ...................................... 15
2.2.2. Xây dựng phương pháp định tính, định lượng ICT bằng HPLC ............... 15
2.2.3. Ứng dụng của hai phương pháp đã xây dựng để định tính, định lượng nguyên
liệu ICT ................................................................................................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 15
2.3.1. Phương pháp TLC ...................................................................................... 15
2.3.2. Phương pháp HPLC ................................................................................... 16
2.3.3. Thẩm định phương pháp phân tích ............................................................ 16
2.3.4. Một số thông số thống kê sử dụng trong nghiên cứu đề tài ....................... 17
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................ 18
3.1. Thực nghiệm và kết quả.................................................................................. 18
3.1.1. Xây dựng phương pháp định tính ICT bằng TLC ...................................... 18
3.1.2. Xây dựng phương pháp định tính, định lượng ICT bằng HPLC ............... 21
3.1.3. Ứng dụng hai phương pháp đã xây dựng trong định tính, định lượng nguyên
liệu ICT ................................................................................................................ 35
3.2. Bàn luận ............................................................................................................ 37
3.2.1. Phương pháp định tính nguyên liệu ICT bằng TLC .................................. 37
3.2.2. Phương pháp định tính, định lượng nguyên liệu ICT bằng HPLC ............ 37
3.2.3. Ứng dụng phương pháp đã xây dựng trong định tính, định lượng nguyên liệu
ICT ....................................................................................................................... 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACDQ

4-Amino-2-cloro-6,7dimethoxyquinazolin

ACN

Acetonitril

BP (British Pharmacopoeia)

Dược điển Anh

DOX

Doxazosin

EP

Dược điển Châu Âu

HL

Hàm lượng


HLNT

Hàm lượng nguyên trạng

HPLC (High performance liquid
chromatography)
IAT (Impurity A of terazosin)

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

ICT (Impurity C of terazosin)

Tạp chất C của terazosin

KP (Korean Pharmacopoeia)

Dược điển Hàn Quốc

PA (Pure Analysis)

Tinh khiết phân tích

MeOH

Methanol

RSD (Relative standard deviation)

Độ lệch chuẩn tương đối


SKĐ

Sắc ký đồ

TB

Trung bình

TEA

Triethylamin

TEZ

Terazosin

TLC (Thin layer chromatography)

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo

USP (United State Pharmacopoeia)

Dược điển Mỹ

UV (Ultraviolet)


Tia tử ngoại

VIS (Visible)

Ánh sáng nhìn thấy

VKNTTW

Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương

Tạp chất A của terazosin


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chế phẩm chứa Terazosin trên thị trường ...........................................3
Bảng 1.2. Quy định về giới hạn tạp chất C của terazosin trong nguyên liệu và thành
phẩm chứa terazosin ........................................................................................................5
Bảng 1.3. Phương pháp xác định ICT bằng TLC ...........................................................5
Bảng 1.4. Phương pháp xác định giới hạn tạp C của terazosin ......................................6
Bảng 2.1. Danh mục chất chuẩn đã sử dụng trong nghiên cứu.....................................13
Bảng 2.2. Chương trình gradient dung môi pha động của phương pháp HPLC...........16
Bảng 2.3. Một số thông số thống kê sử dụng trong nguyên cứu đề tài.........................17
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát hệ pha động của phương pháp TLC..................................19
Bảng 3.2. Sắc ký đồ hỗn hợp phân giải của các chương trình gradient ........................25
Bảng 3.3. Chương trình gradient dung môi pha động của phương pháp HPLC...........27
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống sắc ký ..........................................28
Bảng 3.5. Cách pha các dung dịch thẩm định độ tuyến tính .........................................31
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính .............................................................32
Bảng 3.7. Kết quả thẩm định độ lặp lại của phương pháp HPLC .................................33
Bảng 3.8. Kết quả thẩm định độ chính xác trung gian của phương pháp HPLC ..........33

Bảng 3.9. Kết quả thẩm định độ đúng của phương pháp HPLC...................................34
Bảng 3.10. Số liệu độ ổn định của chất phân tích .........................................................34
Bảng 3.11. Hàm lượng ICT trong nguyên liệu tổng hợp được .....................................36


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của terazosin .....................................................................2
Hình 1.2. Một số biệt dược chứa Terazosin trên thị trường ...........................................4
Hình 1.3. Công thức cấu tạo tạp chất C của terazosin theo USP ....................................4
Hình 1.4. Phản ứng tổng hợp ICT...................................................................................7
Hình 2.1. Tạp chuẩn C của terazosin của Hội đồng Dược điển Mỹ ............................. 13
Hình 2.2. Tạp chuẩn A của terazosin của VKNTTW ...................................................13
Hình 2.3. Chất chuẩn terazosin của Hội đồng Dược điển Mỹ ......................................13
Hình 2.4. Cân phân tích METTLER TOLEDO XPE26 (d = 0,001 mg) ......................15
Hình 3.1. 10 sắc ký đồ pha động của phương pháp TLC ............................................. 18
Hình 3.2. Sắc ký đồ thẩm định độ đặc hiệu của phương pháp TLC .............................21
Hình 3.3. Sắc ký đồ khảo sát pha động USP 40 mẫu ICT C 2 µg/ml trong dung môi
pha mẫu nước - acetonitril - methanol (60:30:10) ........................................................22
Hình 3.4. Sắc ký đồ khảo sát pha động USP 40 với dung môi pha mẫu MeOH ..........23
Hình 3.5. Sắc ký đồ khảo sát pha động BP 2017 dung môi pha mẫu MeOH...............23
Hình 3.6. Sắc ký đồ thẩm định độ đặc hiệu của phương pháp HPLC ..........................30
Hình 3.7. Kết quả xác định độ tinh khiết pic ICT chuẩn ..............................................30
Hình 3.8. Kết quả xác định độ tinh khiết pic ICT thử ..................................................30
Hình 3.9. Kết quả chồng phổ UV pic tạp C chuẩn và pic tạp C thử ............................31
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ và diện tích của pic ICT .......32
Hình 3.11. Sắc ký đồ định tính nguyên liệu ICT bằng TLC .........................................35
Hình 3.12. Sắc ký đồ định tính nguyên liệu ICT bằng HPLC ......................................35


ĐẶT VẤN ĐỀ

Phì đại tuyến tiền liệt lành tính là căn bệnh phổ biến hiện nay xảy ra với hầu hết
nam giới từ độ tuổi trung niên, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh càng cao khi ở độ tuổi trên 70.
Những bệnh nhân này có thể phải phẫu thuật cắt bỏ u tuyến tiền liệt vì những triệu chứng
khó chịu như tắc nghẽn đường tiểu, bí tiểu, tiểu nhiều lần do căn bệnh gây ra. Một số
nhà khoa học đã phát hiện ra nhóm thuốc chẹn thụ thể α - adrenergic vốn là nhóm thuốc
được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp có tác dụng làm giảm các triệu chứng của phì
đại lành tính tiền liệt tuyến [31], [38]. Terazosin là một thuốc điển hình trong nhóm ức
chế chọn lọc thụ thể α1 - adrenergic được chỉ định và sử dụng trong điều trị quá sản
tuyến tiền liệt lành tính mang lại đáp ứng tốt trên bệnh nhân [24], [33], [46]. Một số
dược điển [32], [43], [44], [45] quy định chặt chẽ công tác kiểm nghiệm nguyên liệu,
chế phẩm chứa terazosin và yêu cầu sử dụng tạp chuẩn C của terazosin (1,4-bis(4-amino6,7-dimethoxy-2-quinazolinyl)piperazin dihydroclorid) trong thử giới hạn tạp chất.
Trước thực tế tạp chuẩn này không có sẵn trong nước, phải mua ở nước ngoài với giá
thành cao và thời gian đặt hàng lâu, gần đây nguyên liệu tạp chất C của terazosin đã
được tổng hợp thành công ở Việt Nam tại bộ môn Hóa Dược, trường Đại học Dược Hà
Nội [9]. Để có thể sử dụng nguyên liệu ICT trong thiết lập tạp chuẩn C của terazosin
cần phải có tiêu chuẩn chất lượng cho nguyên liệu này. Đề tài “Xây dựng phương pháp
định tính, định lượng nguyên liệu tạp chất C của terazosin” được thực hiện với 3 mục
tiêu sau:
1. Xây dựng phương pháp định tính nguyên liệu ICT bằng TLC
2. Xây dựng phương pháp định tính, định lượng nguyên liệu ICT bằng HPLC
3. Áp dụng phương pháp đã xây dựng để định tính, định lượng nguyên liệu ICT tổng
hợp được.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Terazosin
1.1.1. Một số thông tin chung về terazosin
-Tên


khoa

học:

1-(4-amino-6,7-dimethoxy-2-quinazolinyl)-4-(tetrahydro-2-

furoyl)piperazin monohydroclorid.
- Công thức phân tử: C19H25N5O4.HCl
- Công thức cấu tạo: Hình 1.1.

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của terazosin
- Terazosin tồn tại ở các dạng khan (C19H25N5O4.HCl) có phân tử lượng 423,89 đvC và
dạng ngậm nước (C19H25N5O4.HCl.2H2O) có phân tử lượng 459,92 đvC [43].
- Tính chất: bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, không mùi, ít tan trong nước, tan nhẹ trong
methanol, rất ít tan trong ethanol 96% và cloroform, thực tế không tan trong aceton và
n-hexan [26], [32], [43].
1.1.2. Chỉ định của terazosin
Terazosin là thuốc được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp thể nhẹ và vừa, thích
hợp với tăng huyết áp tâm trương, tăng huyết áp trên bệnh nhân u tuyến tiền liệt lành
tính; phối hợp với các nhóm thuốc lợi tiểu, chẹn β-adrenergic trong điều trị tăng huyết
áp nặng. Terazosin có tác dụng hạ huyết áp dựa trên cơ chế ức chế chọn lọc thụ thể α1adrenergic, gây giãn mạch máu và giảm sức cản ngoại biên [2], [25], [42].
Terazosin ức chế thụ thể α1- adrenergic trên các tế bào cơ trơn ở cổ bàng quang,
niệu đạo, tuyến tiền liệt làm giảm triệu chứng tắc nghẽn đường niệu, tăng lưu lượng
nước tiểu từ đó làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Terazosin
trong chỉ định kết hợp với thuốc ức chế 5-alpha reductase được chứng minh mang lại an
toàn, dung nạp tốt và hiệu quả trong điều trị lâu dài phì đại tuyến tiền liệt lành tính [22],
[37], [46].
Một phát hiện về đích tác dụng mới của terazosin trên phosphoglycerat kinase 1
mở ra khả năng sử dụng terazosin để điều trị những bệnh như đột quỵ và nhiễm trùng


2


[27]. Terazosin có tác động tích cực lên mức cholesterol huyết thanh, mang lại lợi ích
trên tim mạch [29]. Terazosin còn được chứng minh có hiệu quả trên những bệnh nhân
nữ mất chức năng bàng quang do tắc nghẽn khi cải thiện triệu chứng ở 67% phụ nữ được
nghiên cứu [34]. Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện terazosin có khả
năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt dựa trên cơ chế gây ra sự
chết theo chu trình của các tế bào này và giảm các mạch máu tới khối u [33], [36]. Các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thuốc kháng thụ thể α1-adrenergic là dẫn chất quinazolin
trong đó có terazosin có thể kháng khối u tuyến tiền liệt mà không làm ảnh hưởng đến
sự chết của các tế bào ở các tổ chức bình thường [23], [28], [39].
1.1.3. Một số chế phẩm chứa terazosin
Terazosin là hoạt chất được nhiều hãng dược phẩm sản xuất chủ yếu dưới dạng
các chế phẩm viên nén hoặc viên nang đường uống với các hàm lượng 1, 2, 5 và 10 mg.
Tại các nước ASEAN và trên thế giới, có rất nhiều biệt dược chứa terazosin được sử
dụng phổ biến [47] (Bảng 1.1 và Hình 1.2).
Bảng 1.1. Một số chế phẩm chứa Terazosin trên thị trường
TT

Biệt dược

HL (mg)

Hãng sản xuất

1

Apo-terazosin


2, 5

Apotex

2

Hytrin

1, 2, 5, 10

Abbott

3
4
5
6
7

Terazosin
Accord
Terazosin
hydrochlorid
Vicard-T
Terazosin 1A
- Pharma
Terazosin
HCl dihydrate

2, 5

2

Accord
Healthcare
Geneva
Pharmaceuticals

Quốc gia lưu hành
Canada, New
Zealand,
Singapore
Mỹ, Australia, Trung
Quốc, Philipin, Ấn
Độ,…
Cộng hòa Séc
Ấn Độ

2

Abbott

Ấn Độ

2, 5

1A - Pharma

Đức

1, 2, 5, 10


Sandoz

Mỹ

3


Hình 1.2. Một số biệt dược chứa Terazosin trên thị trường
1.2. Tạp chất C của terazosin
1.2.1. Một số thông tin chung về tạp C của terazosin
- Tên khoa học: 1,4-bis(4-amino-6,7-dimethoxy-2-quinazolinyl)piperazin dihydroclorid
- Công thức phân tử: C24H28N8O4.2HCl
- Công thức cấu tạo: Hình 1.2

Hình 1.3. Công thức cấu tạo tạp chất C của terazosin theo USP
- Phân tử lượng: 565,45 đvC
- Nhiệt độ nóng chảy: 305ºC [49].
- Tạp chất C của terazosin theo USP 40 tương ứng với tạp chất E theo BP 2017 và EP
9.0, tạp III theo KP X; đồng thời cũng là một tạp chất của doxazosin [45].
1.2.2. Quy định về giới hạn tạp chất C của terazosin trong nguyên liệu và thành phẩm
chứa terazosin
Nguyên liệu terazosin và các chế phẩm chứa terazosin đều được qui định rõ ràng
về giới hạn tạp chất C trong các dược điển như Bảng 1.2.

4


Bảng 1.2. Quy định về giới hạn tạp chất C của terazosin trong nguyên liệu và thành
phẩm chứa terazosin

Chuyên luận
Nguyên liệu terazosin
Nguyên liệu terazosin
Viên nang terazosin
Viên nén terazosin

Giới hạn tạp chất C
0,4%
0,5%
0,4%
0,4%

Tài liệu tham khảo
[44], [45]
[32], [43]
[45]
[45]

1.2.3. Phương pháp xác định ICT bằng TLC
Một số tài liệu tham khảo đưa ra phương pháp xác định ICT bằng TLC với nhiều
hệ dung môi pha động khác nhau, các quá trình sắc ký đều được khai triển trên bản mỏng
silica gel 60 F254 (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Phương pháp xác định ICT bằng TLC
Đối
tượng
mẫu
Nguyên
liệu TEZ
[26]
Nguyên

liệu TEZ
[26]
Nguyên
liệu ICT
[10]

Nguyên
liệu ICT
[10]
Nguyên
liệu ICT
[10]

Pha động

Nồng độ ICT

Phát hiện vết
ICT

Chất được
tách

TEZ và các
tạp của
terazosin
TEZ và các
Phun xeri sulfatKhông đề cập
tạp của
amoni molipdat

terazosin

Cloroform - toluen methanol
(9 : 1 : 6)
Methylen chlorid - ethyl
acetat - acid acetic
(19 : 1 : 0,2)
Ethyl acetat - TEA dung dịch amoniac 25%
chiết lấy pha dung môi
hữu cơ
(21: 6 : 7)
Dicloromethan - TEA dung dịch amoniac 25%
- methanol, chiết lấy
pha dung môi hữu cơ
(25 : 7 : 12 : 1)

Soi đèn UV
Không đề cập
bước sóng ngắn

n-butanol - TEA - dung
dịch amoniac 25%
(20 : 4 : 1)

Soi đèn UV tại
0,05 mg/ml 2 bước sóng 254
nm, 312 nm.

IAT
ACDQ

ICT

Soi đèn UV tại
0,05 mg/ml 2 bước sóng 254
nm và 312 nm.

ICT thử
ICT chuẩn

Soi đèn UV tại
0,05 mg/ml 2 bước sóng 254
nm và 312 nm.

ICT thử
ICT chuẩn

1.2.4. Phương pháp xác định giới hạn tạp chất C
Phương pháp xác định giới hạn ICT trong một số tài liệu tham khảo như sau:

5


Bảng 1.4. Phương pháp xác định giới hạn tạp C của terazosin
Đối
tượng
mẫu
Nguyên
liệu
TEZ.HCl
[32]

[43]

Dung dịch tiêm
sắc ký

Điều kiện sắc ký
Cột C8 (250 x 4,6 mm; 5 µm)
Pha động là TEA - acetonitril
- đệm citrat pH 3,2 (2 : 350 :
1650)
Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút
Thể tích tiêm mẫu: 20 µl
Detector: UV 245 nm

Cột C8 (250 x 4,6 mm; 5 µm)
Nguyên Pha động là đệm citrat pH 3,2
liệu
- acetonitril (1685: 315)
TEZ.HCl Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút
[44]
Thể tích tiêm: 20 µl
[45]
Detector: UV 254 nm
Nhiệt độ cột: 30°C
Cột C18 (50 x 2,1 mm, 1,7
µm)
Pha động là chương trình
gradient nồng độ: nước Nguyên
acetonitril - methanol và
liệu

dung dịch amoniac 0,1%
TEZ.HCl
Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút
[35]
Detector: PDA 220 nm và
QDa mass
Nhiệt độ cột: 20oC và 40oC
Thể tích tiêm mẫu: 0,2 µl
C18 (250 x 4 mm, 5 µm)
Pha động: gradient nồng độ
Nguyên
gồm
dung
dịch
acid
liệu
phosphoric (5g/100ml) DOX
acetonitril - nước
mesylat
Tốc độ dòng: 0,8 ml/phút
[45]
Detector: 210 nm
Nhiệt độ cột: 35ºC
Thể tích tiêm mẫu: 10 µl

Thử: TEZ 0,5 mg/ml
Chuẩn (a): pha loãng
thử 1000 lần với pha
động
Chuẩn (d): 5 mg ICT

chuẩn trong 70 ml
methanol và 30 ml
nước.

Thử: TEZ 0,5 mg/ml
Chuẩn: có chứa ICT 2
µg/ml

Hỗn hợp gồm TEZ và
các tạp chất từ A đến
O theo EP, trong đó
nồng độ ICT là 7,5
µg/ml.

Thử: DOX 0,5 mg/ml
Chuẩn:/;lnl; có chứa
ICT 1,5 µg/ml

6

Giới
hạn
(%)

Chất
được
tách

0,5


TEZ và
các tạp A,
B, C, E,
K, J, M,
L

0,4

TEZ,
IAT, IBT,
ICT

0,5

TEZ và
các tạp A,
B, C, E,
J, K, L,
M, N, O

0,25

IAT, ICT,
DOX và
các tạp
của
doxazosin


1.2.5. Phương pháp tổng hợp tạp chất C của terazosin

Trên thế giới, mặc dù tạp chuẩn ICT đã được thiết lập nhưng chưa có công bố về
quy trình tổng hợp tạp C của terazosin. Tại Việt Nam, nghiên cứu tại bộ môn Hóa Dược,
trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017 đã công bố quy trình tổng hợp tạp chất C của
terazosin theo sơ đồ Hình 1.4 [9]:

Hình 1.4. Phản ứng tổng hợp ICT
Từ phương pháp tổng hợp ICT mà tác giả đã công bố, như vậy, xây dựng phương
pháp định tính, định lượng nguyên liệu tạp chất C của terazosin cần có dung dịch phân
giải chứa các thành phần ICT, IAT, ACDQ và TEZ. Trong đó, IAT và ACDQ là nguyên
liệu để tổng hợp ICT, TEZ là hoạt chất chính và ICT, IAT là các tạp có trong nguyên
liệu, thành phẩm chứa terazosin.
1.3. Tổng quan về các phương pháp hóa lý sử dụng trong đề tài
1.3.1. Phương pháp TLC
1.3.1.1. Nguyên tắc
Sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật tách các chất được thực hiện khi cho pha động chạy
qua pha tĩnh là một lớp mỏng gồm các hạt có kích thước đồng nhất được kết dính trên
một giá đỡ bằng thủy tinh, nhôm hoặc chất dẻo và được chấm sẵn dung dịch các chất
cần tách. Pha tĩnh làm nhiệm vụ tách có thể theo cơ chế phân bố, hấp phụ hoặc trao đổi
ion… Các cấu tử trong hỗn hợp chất cần phân tích di chuyển trên lớp mỏng theo hướng
pha động với những tốc độ khác nhau. Kết quả thu được là một sắc ký đồ trên lớp mỏng
[1], [3].

7


1.3.1.2. Đại lượng đặc trưng
Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển
Rf được tính theo công thức sau:

Rf =


a
b

Trong đó: a: khoảng cách từ điểm chấm mẫu đến tâm của vết sắc ký (cm)
b: khoảng cách từ điểm chấm mẫu đến tuyến dung môi, đo trên cùng đường
đi của vết (cm) Rf chỉ có giá trị từ 0 đến 1 [1], [3], [20].
1.3.1.3. Ứng dụng trong kiểm nghiệm
Phương pháp sắc ký lớp mỏng có nhiều ứng dụng trong kiểm nghiệm như thử tinh
khiết, định tính, bán định lượng và định lượng.
- Định tính: dựa vào trị số Rf và màu sắc của mẫu thử và mẫu chuẩn chạy sắc ký trong
cùng điều kiện.
- Thử tinh khiết: mức độ tinh khiết của các hợp chất thể hiện ở các vết lạ trên sắc ký đồ.
- Định lượng: có 2 cách để định lượng các chất trong vết sắc ký là tách chiết chất phân
tích trong vết sắc ký rồi định lượng hoặc đo diện tích hay cường độ màu của vết sắc ký
[3], [20].
1.3.2. Phương pháp HPLC
1.3.2.1. Nguyên tắc
HPLC là kỹ thuật phân tách trong đó các chất phân tích di chuyển qua cột chứa
các hạt pha tĩnh. Chủ yếu sự phân tách các chất dựa trên cơ chế phân bố, hấp phụ, trao
đổi ion, loại trừ theo kích thước hoặc tương tác hóa học lập thể. Tốc độ di chuyển khác
nhau liên quan đến hệ số phân bố của các chất trong hỗn hợp cần phân tích với hai pha
hay là ái lực tương đối của các chất này với pha tĩnh và pha động. Để rửa giải các chất
phân tích với thời gian hợp lí, thành phần pha động đưa chất phân tích di chuyển qua
cột cần được điều chỉnh cho phù hợp [1], [20].
1.3.2.2. Các đại lượng đặc trưng
- Thời gian lưu (tR): là thời gian cần thiết để rửa giải một chất, từ lúc tiêm mẫu vào cột
đến khi pic đến detector [1], [3].
- Diện tích pic: là đại lượng dùng để định lượng các chất [30].
- Số đĩa lý thuyết (N): số đĩa lý thuyết biểu thị hiệu năng của cột (hay hiệu lực biểu kiến

của cột)

8


N= 5,54 (

𝑡𝑅

𝑡𝑅

𝑊1/2

)2 hoặc N = 16 ( )2
𝑊

Trong đó: W: chiều rộng đo ở đáy pic
W1/2: chiều rộng đo ở nửa chiều cao pic [1], [4], [20].
- Độ phân giải (Rs): độ phân giải giữa hai pic của hai chất được tính theo công thức sau:
RS =

2(𝑡𝑅𝐵 −𝑡𝑅𝐴 )
𝑊𝐴 +𝑊𝐵

hoặc

1,18(𝑡𝑅𝐵 −𝑡𝑅𝐴 )
𝑊1/2𝐴 +𝑊1/2𝐵

Trong đó: tRB, tRA: thời gian lưu của 2 pic tương ứng (A và B).

WA, WB: độ rộng đo ở đáy các pic
W1/2A, W1/2B: độ rộng đo ở nửa chiều cao pic [1], [20].
Độ phân giải lớn hơn 1,5 thì hai pic tách khỏi nhau rõ ràng chỉ xen phủ 0,3% [1], [30].
- Hệ số kéo đuôi (T) (hệ số đối xứng AS): được tính theo công thức sau:
T=

𝑊0,05
2𝑑

Trong đó: 𝑊0,05 : chiều rộng pic ở 1/20 chiều cao pic
d: khoảng cách từ đường thẳng đứng đi qua đỉnh pic đến cạnh phía trước
của pic ở 1/20 chiều cao pic [1], [3], [4].
1.3.2.3. Ứng dụng trong kiểm nghiệm
Các ứng dụng của HPLC trong kiểm nghiệm bao gồm:
- Định tính: thông qua thời gian lưu của mẫu thử và mẫu chuẩn trên sắc ký đồ.
- Định lượng: các phép định lượng bằng HPLC dựa trên nguyên tắc nồng độ của chất
phân tích tỷ lệ với chiều cao hoặc diện tích pic của nó. Các phương pháp định lượng
thường được sử dụng trong HPLC là phương pháp chuẩn ngoại, chuẩn nội, thêm chuẩn,
thêm đường chuẩn và chuẩn hóa diện tích [4].
- Xác định giới hạn tạp chất [3], [20].
1.4. Thẩm định phương pháp phân tích nguyên liệu hóa dược
- Đối với phương pháp định tính, cần thẩm định tiêu chí độ đặc hiệu.
- Đối với phương pháp định lượng, cần thẩm định các tiêu chí tính thích hợp hệ thống,
độ chính xác, độ chính xác trung gian, độ tuyến tính và khoảng xác định, độ lặp lại, độ
đặc hiệu, độ đúng và độ ổn định [21], [45].
1.4.1. Tính thích hợp hệ thống sắc ký
Các phép thử tính phù hợp của hệ thống là phần không thể thiếu của một phương
pháp và được dùng để đảm bảo hệ thống sắc ký có hiệu năng phù hợp [1].

9



Cách xác định: tiêm lặp lại nhiều lần một dung dịch chuẩn. Sau đó đánh giá trên
các đại lượng đặc trưng như: thời gian lưu, diện tích pic, số đĩa lý thuyết, hệ số đối xứng
của pic, độ phân giải.
1.4.2. Độ đặc hiệu
Độ đặc hiệu là khả năng đánh giá một cách chắc chắn chất phân tích khi có mặt
các thành phần có thể có mặt trong mẫu, chẳng hạn như tạp chất, các sản phẩm suy
thoái...[21].
Cách xác định:
- Định tính: chứng minh phép thử dương tính khi có mặt chất phân tích và âm tính khi
không có mặt chất phân tích cũng như các chất liên quan có cấu trúc gần giống chất
phân tích.
- Định lượng: chứng minh kết quả phép định lượng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
trong quá trình phân tích.
1.4.3. Độ lặp lại và độ chính xác trung gian
Độ lặp lại diễn tả độ chính xác của một quy trình phân tích trong một phòng thí
nghiệm trong một khoảng thời gian ngắn với cùng một nhà phân tích và cùng một thiết
bị. Cách xác định: đánh giá độ lặp lại bằng cách xác định tối thiểu chín lần trong phạm
vi định lượng ở 3 nồng độ (3 nồng độ và 3 lần lặp lại của mỗi nồng độ) hoặc sử dụng
mức tối thiểu 6 phép xác định ở 100% nồng độ thử nghiệm.
Độ chính xác trung gian thể hiện sự thay đổi trong phòng thí nghiệm, như trên các
ngày khác nhau, hoặc với các nhà phân tích, thiết bị khác nhau trong cùng một phòng
thí nghiệm [21], [45].
1.4.4. Độ tuyến tính và khoảng xác định
Độ tuyến tính của một quy trình phân tích diễn tả kết quả phân tích thu được tỷ lệ
với nồng độ (trong khoảng nhất định) của chất phân tích trong mẫu thử hay sự phụ thuộc
tuyến tính giữa đại lượng đo được (y) và nồng độ chất cần phân tích (x) trong khoảng
xác định, biểu thị bằng phương trình hồi quy y = ax + b, hệ số tương quan tuyến tính R.
Khoảng xác định là khoảng cách giữa dưới nồng độ trên và dưới của chất phân tích trong

mẫu đã được khảo sát đảm bảo độ tuyến tính, độ chính xác và độ đúng. Với phép định
lượng, khoảng xác định tối thiểu là từ 80% đến 120% nồng độ thử.
Cách xác định: chuẩn bị dãy mẫu có nồng độ tăng dần X1 - Xn (tối thiểu 5 mức
nồng độ khác nhau), phân tích các mẫu này bằng phương pháp cần thẩm định thu được

10


các đáp ứng Y1 - Yn. Từ đó xác định phương trình hồi quy và hệ số tương quan tuyến
tính.
% Hệ số chắn tại nồng độ 100% (%Y) được tính theo công thức:
%Y =

|Hệ số chắn|
Đáp ứng dung dịch chuẩn 100%

× 100 [30].

1.4.5. Độ đúng
Độ đúng đánh giá mức độ phù hợp của kết quả thực nghiệm so với giá trị thực. Có
ba cách để xác định độ đúng của phương pháp kiểm nghiệm đối với mẫu là nguyên liệu
như sau:
Cách 1: sử dụng phương pháp thêm chuẩn, tính % tìm lại của chuẩn.
Cách 2: dùng phương pháp phân tích để xác định lại hàm lượng của một chất chuẩn.
Phải thực hiện ít nhất ở 3 nồng độ (trong phạm vi định lượng), mỗi nồng độ ít nhất 3 lần
lặp lại.
Cách 3: so sánh các kết quả của phương pháp phân tích được đề xuất với kết quả của
phương pháp phân tích trong Dược điển hoặc phương pháp đã được thẩm định [30].
1.4.6. Độ ổn định của dung dịch phân tích
Các dung dịch được sử dụng để định lượng cần được đánh giá độ ổn định, đây là

yếu tố quan trọng trong thẩm định phương pháp phân tích [30].
1.5. Tình hình thiết lập tạp chuẩn trong nước và trên thế giới
1.5.1. Tình hình thiết lập tạp chuẩn trên thế giới
Hội nghị quốc tế về hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm đã nêu ra tạp chất
trong dược phẩm có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn của thuốc điều trị ngay
cả với một lượng nhỏ. Nhận dạng, xác định cấu trúc, định lượng các tạp vô cơ, hữu cơ
và dung môi còn lại trong thuốc là vấn đề không thể bỏ qua để đảm bảo chất lượng thuốc
[40], [41]. Các chuyên luận hóa dược và bào chế của các dược điển trên thế giới hầu hết
đều qui định việc kiểm tra tạp chất trong nguyên liệu và thành phẩm. Chính vì vậy, trên
thế giới ngày càng nhiều tạp chuẩn của các hoạt chất được thiết lập. Trong đó, tạp chuẩn
C của terazosin đã được Hội đồng dược điển Mỹ , Sigma – Aldrich (Merck), Toronto
Research Chemicals thiết lập nhưng qui trình tổng hợp và tinh chế ICT không hề được
công bố.

11


1.5.2. Tình hình thiết lập tạp chuẩn tại Việt Nam
Công tác kiểm nghiệm thuốc đặt ra sự cần thiết phải sử dụng tạp chuẩn trong các
chỉ tiêu tạp chất liên quan và trên thực tế, các tạp chuẩn này đều phải đặt mua từ nước
ngoài với giá thành rất cao. Tại Việt Nam, mặc dù đã có vài trăm hoạt chất chuẩn được
thiết lập nhưng chỉ có một số tạp chuẩn được thiết lập [48], [50].
Một số đề tài nghiên cứu tổng hợp nguyên liệu tạp chất và thiết lập chuẩn tại Việt
Nam như:
- Tổng hợp tạp chuẩn A của terazosin [12], [17]
- Tổng hợp tạp chuẩn B của terazosin [14]
- Tạp chuẩn C của terazosin [9]
- Tạp chuẩn A của clopidogrel [5], [18]
- Tạp chuẩn 4-aminophenol của paracetamol [8]
- Tạp A và B của gliclazid [6]

- Tạp (2-clorophenyl)diphenylmethanol của clotrimazol [7]
- Tạp A của gabapentin [10]
- Tạp A của metronidazol [11]
- Tạp A và B của nifedipin [13]
- Tạp captopril disulfit của captopril [15]
- Tạp 2-amino-1-(4-nitrophenyl)propan-1,3-diol của chloramphenicol [16]
- Tạp B của valsartan [19].
Đối với nguyên liệu tạp C của terazosin, mặc dù đã nghiên cứu thành công quy
trình tổng hợp tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có phương pháp định tính, định lượng
nguyên liệu này. Việc xây dựng phương pháp định tính, định lượng nguyên liệu tạp C
của terazosin được tổng hợp tại Việt Nam là cần thiết để có thể tiến tới thiết lập tạp
chuẩn cho công tác kiểm nghiệm.

12


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1. Hóa chất, chất chuẩn
2.1.1.1. Chất chuẩn
Các chất chuẩn đã sử dụng để thực hiện đề tài được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Danh mục chất chuẩn đã sử dụng trong nghiên cứu
Tên chất chuẩn

Thông tin
Nguồn gốc

Số lô


HLNT

Tạp chuẩn C của
Chất chuẩn Dược điển Mỹ
terazosin (Hình 2.1)

H0M084

95,0%

Tạp chuẩn A của Chuẩn chính viện Kiểm
terazosin (Hình 2.2)
nghiệm thuốc trung ương

WS.0117344.01

97,26%

Chất chuẩn Terazosin
Chất chuẩn Dược điển Mỹ
(Hình 2.3)

G0F290

91,9%

STBC3541V

99,7%


2-cloro-6,7dimethoxyquinazolin-4- Sigma-Aldrich
amino (ACDQ) PA

Hình 2.1. Tạp chuẩn C
của terazosin của Hội
đồng Dược điển Mỹ

Hình 2.2. Tạp chuẩn A
của terazosin của
VKNTTW

13

Hình 2.3. Chất chuẩn
terazosin của Hội đồng
Dược điển Mỹ


2.1.1.2. Hóa chất và dung môi
Nguyên liệu tạp chất C của terazosin (ICT): Tổng hợp tại phòng thí nghiệm bộ môn
Hóa Dược - Đại học Dược Hà Nội.
Các hóa chất và dung môi của hãng Sigma-Aldrich, Merck (Đức):
- Acid citric khan PA
- Acetonitril PA
- Acetonitril HPLC
- n-butanol PA
- Cloroform PA
- Diclomethan
- Ethyl acetat PA

- Dung dịch amoniac 25% PA
- Isopropanol
- Methanol PA
- Methanol HPLC
- Natri citrat PA
- Tetrahydrofuran PA
- Triethylamin PA
2.1.2. Thiết bị
- Bản mỏng silica gel 60 F254 Merck (Đức).
- Cột sắc ký Shimadzu C8 (250 x 4,6 mm, 5 µm).
- Đèn soi tử ngoại UV-VIS Vilber Lourmart (Pháp).
- Máy đo pH Metrohm 780 (Thụy Sĩ).
- Máy lắc siêu âm ELMASONIC S180 H (Đức).
- Máy quang phổ UV-VIS Hitachi U-3900H (Nhật).
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao SHIMADZU diode array UV-VIS SPD- M20A được
trang bị phần mềm Lab-solution, bơm gradient LC-20AD 4 kênh dung môi, hệ thống
đuổi khí DGU-20A5R, lò cột CTO-10AS VP, bước sóng phát hiện DAD SPD-M20A
và bộ phận tiêm mẫu tự động SIL-20ACHT (Nhật Bản).
- Bình triển khai sắc ký lớp mỏng và các dụng cụ thủy tinh cần thiết.
- Cân phân tích METTLER TOLEDO XPE26 (d = 0,001 mg) (Thụy Sĩ) (Hình 2.4).

14


Hình 2.4. Cân phân tích METTLER TOLEDO XPE26 (d = 0,001 mg)
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng phương pháp định tính ICT bằng TLC
Khảo sát điều kiện sắc ký
Thẩm định phương pháp phân tích
2.2.2. Xây dựng phương pháp định tính, định lượng ICT bằng HPLC

Khảo sát điều kiện sắc ký
Thẩm định phương pháp phân tích
2.2.3. Ứng dụng của hai phương pháp đã xây dựng để định tính, định lượng nguyên
liệu ICT
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp TLC
Định tính ICT bằng phương pháp TLC với pha tĩnh là bản mỏng silica gel 60 F254
(Merck), sử dụng đèn UV ở bước sóng 254 nm để phát hiện vết.
Các hệ pha động khảo sát gồm:
- Hệ 1: Ethyl acetat - triethylamin - dung dịch amoniac 25% (21 : 6 : 7), lắc kỹ, gạn lấy
lớp dung môi hữu cơ làm dung môi khai triển.
- Hệ 2: Dicloromethan - triethylamin - dung dịch amoniac 25% - methanol (25 : 7 : 12
: 1), lắc kỹ, gạn lấy lớp dung môi hữu cơ làm dung môi khai triển.
- Hệ 3: n-butanol - triethylamin - dung dịch amoniac 25% (20 : 4 :1).
- Hệ 4: Isopropanol - triethylamin - dung dịch amoniac 25% (8 : 2 : 0,5).
- Hệ 5: Tetrahydrofuran - triethylamin - dung dịch amoniac 25% (5 : 2 : 0,5).
- Hệ 6: Cloroform - ethyl acetat - methanol - triethylamin (7 : 3 : 2 : 1).
- Hệ 7: Acetonitril - cloroform - n-hexan - methanol (9 : 8 : 2 : 2).
- Hệ 8: Ethyl acetat - methanol - dung dịch amoniac 25% (6 : 1 : 0,5).

15


- Hệ 9: Cloroform - tetrahydrofuran - methanol (6 : 3 : 1).
- Hệ 10: Dicloromethan - acetonitril - methanol (4 : 4 : 1).
2.3.2. Phương pháp HPLC
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với điều kiện sắc ký:
- Cột C8 (250 x 4,6 mm, 5 µm).
- Pha động là hỗn hợp đệm citrat (được chuẩn bị bằng cách hòa tan 3,63g natri citrat
dihydrat và 8,63g acid citric khan trong nước cất, thêm nước cất vừa đủ 1000 ml, lọc

qua màng 0,45 µm rồi thêm 0,25 ml triethylamin) và acetonitril với tỷ lệ thay đổi theo
thời gian Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Chương trình gradient dung môi pha động của phương pháp HPLC
Thời gian (phút)

Đệm

ACN

Chế độ

0→7

92

8

Đẳng dòng

7 → 15

92 → 83

8 → 17

Gradient

15 → 35

83


17

Đẳng dòng

35 → 36

83 → 92

17 → 8

Gradient

36 → 45

92

8

Đẳng dòng

- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút.
- Nhiệt độ cột: 40ºC.
- Thể tích tiêm mẫu: 25 µl.
2.3.3. Thẩm định phương pháp phân tích
2.3.3.1. Thẩm định phương pháp TLC
Tiến hành sắc ký với mẫu trắng, mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu phân giải.
2.3.3.2. Thẩm định phương pháp HPLC
- Tính thích hợp của hệ thống sắc ký:
Tiêm lặp lại nhiều lần dung dịch chuẩn dùng trong định lượng sau đó đánh giá các thông

số thời gian lưu tR, diện tích pic S, số đĩa lý thuyết N, hệ số đối xứng As, độ phân giải
Rs.
- Độ đặc hiệu:
Tiêm mẫu trắng, mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu phân giải vào hệ thống sắc ký; xác định: thời
gian lưu tR, độ tinh khiết của pic, hệ số chồng phổ UV của pic ICT chuẩn và pic ICT
thử, độ phân giải của hai thành phần được rửa giải liền kề.
- Độ tuyến tính và khoảng xác định:

16


Tiến hành phân tích với một dãy dung dịch chuẩn gồm 5 dung dịch có nồng độ từ 50%
- 150% nồng độ định lượng. Xác định phương trình hồi quy y = ax + b, hệ số tương quan
tuyến tính R và tính phần trăm hệ số chắn tại nồng độ 100% theo công thức :
%Y =

|Hệ số chắn|
Spic dung dịch chuẩn 100%

× 100

- Độ lặp lại và độ chính xác trung gian:
Tiến hành sắc ký phân tích với 6 dung dịch thử có mức nồng độ 100% để đánh giá độ
lặp lại. Tiến hành tương tự với 6 dung dịch thử khác nhưng đổi tay kiểm nghiệm viên
và hệ thống HPLC. Kết quả của 12 mẫu thử được sử dụng để đánh giá độ chính xác
trung gian của phương pháp.
- Độ đúng:
Tiến hành sắc ký đối với chất chuẩn sau đó tính % tìm lại. Thực hiện ở 3 mức nồng độ
là 80%, 100% và 120% và mỗi nồng độ lặp lại 3 lần.
% Tìm lại =


mtạp C tìm lại
mtạp C lý thuyết

× 100

- Độ ổn định của dung dịch phân tích:
Tiêm lặp lại dung dịch chuẩn và dung dịch thử sau những khoảng thời gian nhất định.
2.3.4. Một số thông số thống kê sử dụng trong nghiên cứu đề tài
Một số thông số thống kê đã được sử dụng trong đề tài nghiên cứu thể hiện trong
Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Một số thông số thống kê sử dụng trong nguyên cứu đề tài
Thông số thống kê
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

Công thức
1

x̅: giá trị trung bình của

𝑛

các lần thử nghiệm

x̅ = ∑𝑛𝑖=1 xi
S=√

Độ lệch chuẩn tương đối


RSD =

Sai số chuẩn

Sx =

Khoảng tin cậy

Ghi chú

∑n
̅ )2
i=1(xi −x
n−1
100




n: số lần thí nghiệm
xi : giá trị tính được của

∑n
̅ )2 lần thử nghiệm thứ i
i=1(xi −x
n−1

S: độ lệch chuẩn
RSD:


S
√𝑛

độ

lệch

tương đối

x̅ ± ΔX = x̅ ± tα.Sx

17

Sx: sai số chuẩn

chuẩn


×