Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Xây dựng phương pháp định lượng 5 hydroxymethylfurfural và cafein trong nước giải khát bằng điện di mao quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

----------

LÊ ĐỨC VIỆT

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
5-HYDROXYMETHYLFURFURAL VÀ
CAFEIN TRONG NƯỚC GIẢI KHÁT
BẰNG ĐIỆN DI MAO QUẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

----------

LÊ ĐỨC VIỆT
MSV: 1401681

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
5-HYDROXYMETHYLFURFURAL VÀ
CAFEIN TRONG NƯỚC GIẢI KHÁT
BẰNG ĐIỆN DI MAO QUẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh


Nơi thực hiện:
Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện tại Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất – Trường
Đại học Dược Hà Nội.
Với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Nguyễn
Thị Thùy Linh – Giảng viên Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất – Trường Đại học
Dược Hà Nội, đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Vũ Ngân Bình cùng các thầy cô, các anh/chị
kỹ thuật viên tại Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất – Trường Đại học Dược Hà Nội đã
tận tình chỉ bảo và tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng ban, các thầy cô và toàn
thể cán bộ công nhân viên Trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoạt động tại trường.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên, động
viên và khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Đức Việt


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan về đối tượng phân tích ............................................................................3
1.1.1. Cấu trúc hóa học, tính chất vật lý - hóa học của 5-HMF và Cafein .................3
1.1.2. Con đường tổng hợp, chuyển hóa và độc tính của 5-HMF ............................... 4
1.1.3. Độc tính của Cafein ...........................................................................................7
1.1.4. Giới hạn hàm lượng của 5- HMF, Cafein trong một số nước giải khát ............8
1.2. Tổng quan các phương pháp phân tích 5-HMF và cafein ........................................9
1.2.1. Trong nước.........................................................................................................9
1.2.2. Thế giới ............................................................................................................10
1.3. Tổng quan về sắc ký điện động mixen ...................................................................13
1.3.1. Giới thiệu về phương pháp điện di mao quản .................................................13
1.3.2. Sắc kí điện động mixen (MEKC) .....................................................................15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................16
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị..........................................................................................16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................16
2.1.2. Nguyên vật liệu, trang thiết bị .........................................................................17
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................18
2.3.1. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn ........................................................................18
2.3.2. Khảo sát và lựa chọn điều kiện điện di............................................................ 18
2.3.3. Thẩm định phương pháp phân tích ..................................................................19
2.3.4. Ứng dụng .........................................................................................................21
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................21
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................22
3.1. Khảo sát và lựa chọn điều kiện điện di ...................................................................22
3.1.1. Khảo sát và lựa chọn bước sóng phát hiện .....................................................22

3.1.2. Khảo sát và lựa chọn phương pháp điện di.....................................................23


3.1.3. Khảo sát và lựa chọn nồng độ dung dịch điện ly nền .....................................24
3.1.4. Khảo sát và lựa chọn nồng độ chất diện hoạt .................................................25
3.1.5. Khảo sát và lựa chọn hiệu điện thế đặt vào hai đầu mao quản ......................25
3.1.6. Khảo sát và lựa chọn thời gian tiêm mẫu........................................................26
3.1.7. Tổng kết điều kiện điện di được lựa chọn .......................................................27
3.1.8. Định tính các chất phân tích trên điện di đồ ...................................................28
3.2. Xử lý mẫu ...............................................................................................................29
3.3. Thẩm định phương pháp phân tích .........................................................................29
3.3.1. Độ phù hợp hệ thống .......................................................................................29
3.3.2. Độ chọn lọc ......................................................................................................30
3.3.3. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn .................................................................31
3.3.4. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) .............................. 33
3.3.5. Độ lặp lại .........................................................................................................34
3.3.6. Độ đúng ...........................................................................................................35
3.4. Ứng dụng định lượng một số loại nước giải khát trên thị trường ...........................37
3.5. Bàn luận ..................................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ

Tiếng Anh

Tiếng Việt


5-hydroxymethylfurfural

5-hydroxymethylfurfural

viết tắt
5-HMF
AOAC

Association of Official Analytical Chemists

Hiệp hội các nhà hóa học
phân tích chính thức

Background electrolyte

Dung dịch điện ly nền

Concentration

Nồng độ

Capillary electrophoresis

Điện di mao quản

CZE

Capillary zone electrophoresis


Điện di mao quản vùng

EOF

Electroendoosmotic flow

Dòng điện thẩm

EtOH

Ethanol

Ethanol

Gas chromatography - mass spectrometry

Sắc ký khí – khối phổ

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

LC-MS

Liquid chromatography - mass spectrometry

Sắc ký lỏng – khối phổ


LD50

Lethal dose 50

Liều gây chết 50% cá thể

LOD

Limit of detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of quantitation

Giới hạn định lượng

MEKC

Micellar electrokinetic chromatograph

Sắc ký điện động mixen

MeOH

Methanol

Methanol


RS

Resolution

Độ phân giải

Relative standard deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

Area

Diện tích

SD

Standard deviation

Độ lệch chuẩn

SDS

Sodium dodecyl sulfat

Natri dodecyl sulfat

Sulphotransferase

Sulphotransferase


tM

Migration time

Thời gian di chuyển

UV

Ultraviolet

Bức xạ tử ngoại

VIS

Visible

Ánh sáng khả kiến

BGE
C
CE

GC-MS

RSD
S

SULT



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

1

1.1

Nội dung
Cấu tạo hóa học, tính chất vật lý – hóa học của 5-HMF và

Trang
3

cafein
2

1.2

Một số nghiên cứu định lượng 5-HMF và cafein bằng

10

HPLC
3

1.3

Một số nghiên cứu định lượng 5-HMF và cafein bằng CE


12

4

2.1

Danh mục các mẫu phân tích

16

5

3.1

Độ phù hợp hệ thống của 5-HMF

29

6

3.2

Độ phù hợp hệ thống của cafein

29

7

3.3


Quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của 5-

31

HMF
8

3.4

Quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của cafein

32

9

3.5

Kết quả xác định LOD, LOQ của 5-HMF và cafein

33

10

3.6

Kết quả đánh giá độ lặp lại của 5-HMF và cafein

35


11

3.7

Kết quả đánh giá độ đúng của 5-HMF

36

12

3.8

Kết quả đánh giá độ đúng của cafein

37

13

3.9

Kết quả định lượng một số loại nước giải khát

38


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Hình


Nội dung

Trang

1

1.1

Con đường tổng hợp 5-HMF

5

2

1.2

Quá trình chuyển hóa của 5-HMF

5

3

1.3

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện di mao quản

15

4


3.1

Phổ hấp thụ của 5-HMF và Cafein

22

5

3.2

Điện di đồ trước và sau khi thêm SDS

23

6

3.3

Điện di đồ tại các nồng độ dung dịch điện ly nền khác nhau

24

7

3.4

Điện di đồ tại các nồng độ chất diện hoạt khác nhau

25


8

3.5

Điện di đồ ở hiệu điệu thế 10 kV, 15 kV, 20 kV

26

9

3.6

Điện di đồ tại các thời gian tiêm mẫu khác nhau

27

10

3.7

Điện di đồ của 5-HMF và cafein tại điều kiện lựa chọn

28

11

3.8

Điện di đồ của từng chất phân tích tại điều kiện lựa chọn


28

12

3.9

Định tính các chất phân tích trên điện di đồ

28

13

3.10

Điện di đồ xác định tính chọn lọc của phương pháp

30

11

3.11

Đồ thị quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của

32

5-HMF
12

3.12


Đồ thị quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của

32

cafein
13

3.13

Điện di đồ xác định LOD, LOQ của 5-HMF và cafein

34

14

3.14

Điện di đồ định lượng một số mẫu thực

39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về 5-hydroxymethylfurfuran (5-HMF)
và cafein trong thực phẩm, nước giải khát… thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của
các nhà nghiên cứu. 5-HMF là một sản phẩm chuyển hóa từ đường qua phản ứng
Maillard, ở nồng độ cao có thể gây độc cho tế bào, kích thích mắt, đường hô hấp trên,
da, niêm mạc và màng nhầy [16], ngoài ra 5-HMF còn có thể gây phá hủy ADN đáng
kể ở các tế bào chỉ sau 3 giờ tiếp xúc [20], [44]. Cuộc sống càng phát triển thì con người

càng gia tăng xu hướng sử dụng nhiều hơn các loại đồ ăn nhanh, bánh ngọt và các loại
nước uống giải khát… để tiết kiệm thời gian, trong đó các loại thực phẩm, đồ uống này
chứa hàm lượng đường rất lớn dẫn tới hàm lượng 5-HMF cũng lớn. Cafein là một hợp
chất thường được sử dụng trong nhiều loại nước giải khát, khi sử dụng lượng ít không
gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng khi dùng quá liều có thể dẫn tới mất ngủ, hồi
hộp, buồn nôn, ù tai và run tay chân, đặc biệt có thể kích thích tim quá mức, giảm lượng
tinh trùng ở nam giới, giảm khả năng thụ thai ở nữ cũng như giảm cân nặng trẻ sơ sinh.
Với những độc tính nguy hại như vậy, chúng ta không thể chủ quan với sự có mặt của
5-HMF và cafein trong thực phẩm, đồ uống… dùng hàng ngày. Vì vậy vấn đề an toàn
vệ sinh thực phẩm cũng đang là vấn nạn đòi hỏi ngành kiểm nghiệm tìm ra phương pháp
kiểm tra hợp lý.
Tình trạng sử dụng các loại nước ngọt có ga (coca-cola, pepsi…) hay một số loại
nước ép hoa quả, nước trái cây ngày càng tăng và dần trở nên phổ biến. Hàm lượng
đường có mặt trong các loại nước ngọt này cũng khá lớn từ 0,1-0,2 g/ml, dẫn đến lượng
5-HMF trong các loại nước này cũng khá cao, còn cafein thường bị lạm dụng để làm
tăng sự tỉnh táo, tăng hiệu quả làm việc. Như vậy việc sử dụng liên tục và dài ngày các
loại thức uống này có thể dẫn đến tình trạng tích lũy 5-HMF và cafein trong cơ thể và
gây ra những ảnh hưởng xấu.
Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu về 5-HMF và
cafein. Hiện 5-HMF, cafein mới được xác định dựa trên một số phương pháp là đo
quang, sắc ký khí khối phổ (GC-MS) và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Tuy nhiên
phương pháp đo quang có độ đặc hiệu không cao, dễ bị ảnh hưởng bởi nền mẫu; thiết bị
GC-MS không phổ biến trong các phòng thí nghiệm; phương pháp HPLC cho độ nhạy
và lặp lại tốt nhưng giá thành cao, chi phí cho một mẫu lớn, tốn kém dung môi, quy trình
phức tạp và có thể gây ô nhiễm môi trường. Đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu
1


chưa tìm thấy nghiên cứu nào phân tích đồng thời 5-HMF và cafein trong nước ngọt
bằng phương pháp điện di mao quản mặc dù phương pháp này cho hiệu lực tách tốt, quy

trình đơn giản, dung dịch điện ly nền dễ kiếm và chi phí thấp.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Xây dựng phương
pháp định lượng 5-hydroxymethylfurfural và cafein trong nước giải khát bằng
điện di mao quản” với 2 mục tiêu chính:
1. Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định 5-hydroxymethylfurfural và cafein
trong nước giải khát bằng phương pháp điện di mao quản.
2. Ứng dụng phương pháp trong phân tích một số mẫu nước giải khát hiện đang
được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về đối tượng phân tích

1.1.1. Cấu trúc hóa học, tính chất vật lý - hóa học của 5-HMF và Cafein
Bảng 1.1. Cấu tạo hóa học, tính chất vật lý – hóa học của 5-HMF và cafein
5-HMF

Cafein

Công thức phân tử: C6H6O3

Công thức phân tử: C8H10N4O2

Công thức hóa học:

Công thức hóa học:


Tên IUPAC:
5-(hydroxymethyl)furan-2carbaldehyde

Tên IUPAC:
1,3,7-trimethylpurine-2,6-dione

Tên thường gọi:
5-hydroxymethylfurfural [39]
- Phân tử lượng: 126,11 g/mol

Tên thường gọi:
1,3,7-trimethyxanthine
[1], [25]
- Phân tử lượng: 194,191 g/mol

- pKa = 12,82 [22]

- pKa = 14 [51]

Cấu trúc
hóa học

Tính
chất vật


- Tồn tại ở dạng tinh thể rắn hình - Cafein tồn tại ở dạng tinh thể hình
kim hoặc chất lỏng màu vàng kim trắng, mịn hay bột kết tinh trắng;
hoặc dạng bột, có mùi hương không mùi, vị hơi đắng, nóng chảy ở

234-239oC, vụn nát ngoài không khí

hoa cúc

- Cực đại hấp thụ ở 283 nm, nhiệt khô.
độ nóng chảy dao động từ 31,5 - Mất nước ở nhiệt độ đun nóng
– 35oC

100oC và thăng hoa ở khoảng 200oC

- Tan tự do trong nước và các - Dung dịch trong acol có hấp thụ cực
dung môi hữu cơ thông thường đại ở 227 nm; 235 nm và 274 nm
như methanol, ethanol, aceton, - Hơi tan trong nước, dễ tan trong
ethyl

dimethylformamid,
trong

và nước sôi, cloroform, khó tan trong

acetat

ether,

tan

vừa EtOH và ether; tan trong các dung

benzen,


và dịch đậm đặc của benzoat hay
3


chloroform; ít tan trong carbon salicylat kiềm. Dung dịch trong nước
tetrachlorid và ether dầu mỏ

có phản ứng trung tính với quỳ [1]

[39], [32]
- Trong cấu trúc phân tử có nhóm - Có tính base yếu, chỉ tạo muối với
formyl và hydroxymethyl nên 5- các acid mạnh và các muối này không
Tính
chất hóa
học

HMF mang đầy đủ tính chất của bền, dễ bị phân ly
- Bị phân hủy trong môi trường kiềm,
một andehyd và một alcol
tạo thành cafedin gây độc
- Là alcaloid nhưng không cho pứ tủa
Mayer
- Kết tủa với iod trong môi trường
acid [1]

1.1.2. Con đường tổng hợp, chuyển hóa và độc tính của 5-HMF
❖ Tổng hợp 5-HMF
Hiện nay có nhiều con đường tổng hợp 5-HMF từ các nguyên liệu khác nhau,
nhưng chủ yếu là từ đường. Quá trình tổng hợp phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn. Hay
gặp nhất là sử dụng hexose thực hiện phản ứng loại nước qua hai con đường để tổng

hợp nên 5-HMF: con đường a là chuyển đổi qua các hệ thống mạch vòng và con đường
b qua các hợp chất mạch hở [33]. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp loại nước từ
fructose với xúc tác acid [37] (hình 1.1).
❖ Chuyển hóa [12]
Đến nay, nhiều nghiên cứu đã xác định được các con đường chuyển hóa của 5HMF. Nhưng con đường chính chủ yếu liên quan đến quá trình oxy hóa nhóm chức
andehyd để biến 5-HMF thành acid 5-hydroxymethyl-2-furoic (HMFA). Sau đó liên hợp
với glycine thành 5-hydroxymethyl-2-furoyl glycine (HMFG). Cả hai chất chuyển hóa
HMFA và HMFG đều được thải trừ nhanh chóng qua nước tiểu. Tỷ lệ nồng độ
HMFA/HMFG tăng lên ở liều 5-HMF cao do lượng glycine tự do bị cạn kiệt.
Một con đường chuyển hóa khác cũng được chú ý trong thời gian gần đây, đó
chính là quá trình sulfon hóa nhóm chức hydroxyl allylic của 5-HMF để tạo thành 5sulphoxymethylfurfural (SMF), phản ứng được xúc tác bởi SULTs, kết quả là SMF có
thể gây ra độc tính hoặc gây đột biến trên gen thông qua một carbocation allyl ái lực
4


điện tử cao. Tuy nhiên, lượng SMF được chuyển hóa cho đến nay vẫn chưa có phương
pháp định lượng một cách chính xác (hình 1.2).

Hình 1.1. Con đường tổng hợp 5-HMF

Hình 1.2. Quá trình chuyển hóa của 5-HMF
5


❖ Độc tính
5- HMF ở nồng độ cao gây độc tế bào, kích thích mắt, đường hô hấp trên, da,
niêm mạc và màng nhầy, LD50 đường uống là 3,1 g/kg cân nặng chuột, một thí nghiệm
khác cho thấy giá trị này là 2,5 g/kg ở chuột đực và dao động từ 2,5-5,0 g/kg ở chuột
cái. 5-HMF đã được báo cáo là một chất gây ung thư yếu trong đường ruột ở chuột, làm
tăng đáng kể số lượng khối u ở ruột non. Đồng thời 5- HMF còn làm tăng tỷ lệ u tế bào

gan ở chuột cái khi dùng liều 188 và 375 mg/kg [16].
Bản thân 5-HMF chủ yếu được test âm tính trong các thử nghiệm độc với gen
trong ống nghiệm. Tuy nhiên, nó gây đột biến với sự hiện diện của 3’phosphoadenosine-5’-phosphosulphate trong phần tế bào của gan chuột như là một đồng
yếu tố với SULTs và gây đột biến cả trong các tế bào vi khuẩn biến đổi gen, các tế bào
động vật có vú – những tế bào đại diện cho SULT 1A1 ở người [12].
Trong một nghiên cứu dài hạn, chuột được sử dụng mức liều 0, 40, 80 hoặc 160
mg 5-HMF/kg mỗi ngày, 6 ngày một tuần trong khoảng thời gian 11 tháng. Sự chuyển
hóa protein, lipid, nồng độ acid ascorbic (trong tuyến thượng thận), hoạt động của
succinate dehydrogenase gan và hình thái cơ quan không thay đổi so với nhóm chứng.
Tuy nhiên, ở mức liều cao 160 mg/kg dẫn đến những thay đổi các chỉ số hóa sinh lâm
sàng: tăng tạm thời ɣ-globulin huyết thanh, có xu hướng tăng hoạt động của tributyrase
gan, tăng khối lượng lá lách chuột; trong khi liều 40 và 80 mg/kg không gây ra các tác
dụng trên [12].
Độc tính cao của SMF (chất chuyển hóa của 5-HMF) được chứng minh bởi
BauerMarinovic et al. (Giáo sư Tiến sĩ H. Glatt, Khoa độc chất dinh dưỡng, Viện Dinh
dưỡng, Potsdam-Rehbr.ucke, Nuthetal, Đức). SMF được tiêm vào màng bụng cho chuột
với liều cao duy nhất 250 mg/kg. Hầu hết chuột chết trong vòng 5-11 ngày do hậu quả
tổn thương lớn đối với các ống lượn gần ở thận. Ở đây, sự hấp thu của SMF vào các tế
bào ống lượn gần được thực hiện một cách gián tiếp nhờ vai trò của các kênh vận chuyển
OAT1 và OAT3. Trong các nghiên cứu tiếp theo với liều thấp hơn và thời gian quan sát
lên đến 40 tuần. Quan sát thấy tình trạng nhiễm độc gan, nơi tiếp xúc trực tiếp với màng
bụng. Đặc biệt, không quan sát thấy những điểm bất thường về ung thư biểu mô ở chuột
[12]. Như vậy, với liều thấp hơn 250 mg/kg, chuột sống sót; Các vị trí tổn thương chủ
yếu gây ra bởi SMF là ống lượn gần, gan và màng bụng gây ra viêm thanh mạc, phúc
mạc và xơ hóa ở gan và thận, trong đó độc tính mạnh trên ống lượn gần ở thận và mức
6


độ vừa phải ở gan [35]. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về độc tính cũng
như khả năng đột biến gen của 5-(hydroxymethyl)-2-furfural ở người [39].

1.1.3. Độc tính của Cafein
Nhiễm độc cafein rất hiếm, nhưng tình trạng quá liều cafein lại xảy ra rất thường
xuyên, mặc dù các triệu chứng của quá liều hiện đã được nắm rõ, việc quản lý sử dụng
tốt nhưng tỉ lệ lạm dụng đồ uống chứa cafein ngày càng gia tăng [34].
Cafein là một chất có nhiều tác dụng lên các hệ cơ quan chính như thần kinh, tiêu
hóa, tim mạch và hô hấp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cafein có tác động mạnh đến
hệ thần kinh trung ương của con người (Spiller, 1998) nên được coi là một chất giúp cơ
thể tỉnh táo, làm tăng sự tập trung nên thường bị lạm dụng, 1 g cafein có thể dẫn đến
mất ngủ, hồi hộp, buồn nôn, ù tai và run tay chân. Ngoài ra, cafein ảnh hưởng trực tiếp
đến sự co bóp của tim, làm giảm đáng kể lưu lượng máu não bằng cách làm co các mạch
máu não [25].
Theo các tạp chí quốc tế về khoa học y tế và nghiên cứu sức khỏe (2017), độc
tính khi quá liều cafein có thể gây khó chịu, tăng huyết áp và nhịp tim, đổ mồ hôi, bồn
chồn, khó thở, đặc biệt khi tiêu thụ một lượng lớn cafein (hơn 500 mg) trong thời gian
ngắn, hậu quả có thể dẫn tới kích thích tim quá mức và tử vong. Kết quả nghiên cứu tỉ
lệ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho thấy có sự giảm lượng tinh trùng ở những người
đàn ông sử dụng nhiều cafein, vượt quá 265 mg/ngày, dẫn đến giảm tỉ lệ thụ tinh nhân
tạo thành công. Với một nam trung bình 70 kg, lượng cafein tiêu thụ mỗi ngày không
quá 400 mg được cho là an toàn. Ở phụ nữ có thai, mức liều giảm xuống là 300 mg, và
liều để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh là dưới 250 mg/ngày [34]. Với trẻ em,
liều dưới 2,5 mg/kg/ngày sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe [47].
Theo một nghiên cứu được báo cáo tại Đan Mạch, đăng trên tạp chí dịch tễ học
Hoa Kỳ, nghiên cứu tiến hành trên 2554 thanh niên khỏe mạnh để tìm ra mối liên quan
giữa việc tiêu thụ cafein một ngày với tình trạng giảm chất lượng tinh dịch. Mỗi tình
nguyện viên tham gia gửi một mẫu tinh dịch về trung tâm nghiên cứu, đồng thời trả lời
bộ câu hỏi về vấn đề sử dụng cafein mỗi ngày. Kết quả cho thấy việc sử dụng liều cafein
từ thấp đến trung bình (≤ 800 mg/ngày) không liên quan đến chất lượng tinh trùng,
nhưng với liều cao (> 800 mg/ngày) có thể gây ra giảm nồng độ và số lượng tinh trùng
trong tinh dịch [30]. Cũng theo tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, một nhóm tác giả thực hiện
nghiên cứu trên 3187 phụ nữ ở độ tuổi từ 25-44 tại 5 nước châu Âu (Đan Mạch, Đức,

7


Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha) từ tháng 8 năm 1991 đến tháng 2 năm 1993 về mối liên
quan giữa việc sử dụng cafein với khả năng trì hoãn quá trình thụ thai. Kết quả cho thấy
đối với những phụ nữ có sử dụng cafein > 500 mg/ngày có sự gia tăng về tỷ lệ trì hoãn
quá trình thụ thai, tỷ lệ này giảm ở nhóm phụ nữ dùng ≤ 500 mg/ngày [14]. Ngoài ra,
việc tiêu thụ cafein > 71 mg/ngày ở phụ nữ đang mang thai còn có thể làm giảm khả
năng phát triển của thai nhi, làm giảm cân nặng sau khi sinh của trẻ [45].
Theo một báo cáo của Meredith S.E. và cộng sự, sử dụng dữ liệu trên các nguồn
dữ liệu uy tín như PubMed, Embase, và The Cochrane Library đã chỉ ra rằng thành phần
chính của nước tăng lực hiện nay là cafein, có thể dao động từ 50 mg đến 505 mg tùy
loại. Do vậy việc uống các loại nước này khiến cho người sử dụng tiêu thụ một lượng
lớn cafein trong một thể tích tương đối nhỏ nước tăng lực, nghiên cứu cũng cho thấy
mức tiêu thụ lớn cafein có thể dẫn đến tình trạng gây nghiện và phụ thuộc cafein [38].
Hughes và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 162 người có sử dụng cafein, kết
quả cho thấy chỉ có 18% xác nhận có thể bỏ thói quen sử dụng, 56% có mong muốn
giảm sử dụng nhưng không thành công vì nhiều nguyên do, 14% tiếp tục sử dụng mặc
dù đã thấy những dấu hiệu có hại [28].
1.1.4. Giới hạn hàm lượng của 5- HMF, Cafein trong một số nước giải khát
Trên thế giới hiện nay đã tiến hành nhiều nghiên cứu về 5-HMF, từ đó một số tổ
chức đã đưa ra quy định cụ thể về giới hạn hàm lượng cho phép của 5-HMF trong nhiều
loại nước ngọt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và liên minh châu Âu - EU (2001/110,
2001) đã quy định lượng 5-HMF tối đa cho phép trong nước trái cây ở mức 50 mg/kg.
Còn theo Liên đoàn các nhà sản xuất nước ép trái cây quốc tế (IFFJPs), lượng 5-HMF
tối đa cho phép trong các loại nước ép trái cây là 5-10 mg/l [26]. Lượng cafein được cho
phép ở mức cao nhất trong một số loại nước giải khát trên thị trường hiện nay là 0,02%
(theo FDA 2006), vậy nên với một chai nước giải khát 350 ml thì chỉ được phép chứa
tối đa 71 mg cafein [25].
Việc đưa ra giới hạn hàm lượng cho phép của hợp chất 5-HMF và cafein trong

các mẫu thực phẩm, nước ngọt thường dùng và xác định được lượng tồn tại trong các
sản phẩm trên là việc vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến độc tính của 5HMF và cafein khi tích lũy lâu dài trong cơ thể. 5-HMF và hợp chất của nó đã được xác
định là gây nên các tác động như độc với tế bào, độc với gen, gây đột biến và ung thư.
Thế nên rất cần sử dụng một phương pháp đơn giản, có độ nhạy, độ chọn lọc thích hợp,
8


không tốn kém để phát hiện và theo dõi liên tục lượng 5-HMF, cafein trong các sản
phẩm này.
1.2.

Tổng quan các phương pháp phân tích 5-HMF và cafein

1.2.1. Trong nước
Năm 2018, Nguyễn Thị Thùy Linh và cộng sự đã tiến hành “Xây dựng phương
pháp định lượng 5-hydroxymethylfurfural trong một số chế phẩm thuốc và thực phẩm
chức năng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, sử dụng cột C18 Apollo (4,6
mm x 150 mm, 5 µm), ổn định ở 25oC, pha động acid acetic 0,1% - MeOH (85:15), thể
tích tiêm mẫu 20 µl, tốc độ dòng 0,8 ml/phút, bước sóng phát hiện 284 nm [8].
Năm 2012, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 9041:2012, ISO 7466:1986, xác định hàm lượng 5-hydroxylmethylfurfural (5HMF) trong sản phẩm rau quả. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm
lượng 5-HMF trong các sản phẩm rau quả đã chế biến nhiệt bằng phương pháp đo quang.
Chuẩn bị dung dịch mẫu thử bằng cách cho thêm nước vào phần mẫu thử. Đối với các
sản phẩm chứa nhiều hơn 10 mg sulfua dioxid tự do trong một lít thì thêm acetaldehyd.
Thêm dung dịch acid barbituric và p-toluidin vào một phần của dung dịch mẫu thử tạo
dung dịch màu đỏ. Thực hiện đo phổ ở bước sóng 550 nm [6].
Chuyên luận glucose trong DĐVN V và Dược điển Anh cũng quy định phương
pháp xác định 5-HMF bằng phương pháp đo quang: Pha loãng một thể tích chế phẩm
tương ứng với 1,0 g glucose với nước thành 250 ml. Độ hấp thụ của dung dịch thu được
ở bước sóng cực đại 284 nm không được lớn hơn 0,25 [5], [15].

Năm 2016, Tào Thị Phương và cộng sự đã tiến hành “Nghiên cứu định lượng 5hydroxymethylfurfural trong nước ngọt và một số thuốc, thực phẩm chức năng bằng sắc
ký khí – khối phổ”. Các mẫu thử được khuấy trộn và pha loãng bằng nước cất, lọc qua
màng lọc 0,45 µm. Điều kiện sắc ký được lựa chọn: Nhiệt độ tiêm 250oC, chế độ tiêm
chia dòng 1:2, khí mang Heli, tốc độ 1 ml/phút, nhiệt độ buồng ion 280oC, năng lượng
va chạm 2V. Chương trình nhiệt: nhiệt độ ban đầu 50oC giữ trong 2 phút, sau đó tăng
lên 200oC với tốc độ 10oC/phút, rồi tăng lên 295oC với tốc độ 25oC/phút, duy trì trong 1
phút [9].
Đến năm 2013, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 9723:2013, ISO 20481:2008, xác định hàm lượng cafein trong một số sản phẩm
cà phê hoặc đồ uống từ cà phê. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm
9


lượng cafein trong các sản phẩm cà phê nhân, cà phê rang, cà phê hòa tan loại thông
thường và loại đã tách cafein, các sản phẩm cà phê hòa tan hỗn hợp hoặc đồ uống từ cà
phê kiểu capuccino bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Cafein được
chiết ra khỏi mẫu bằng nước 90oC với sự có mặt của magie oxit. Sau lọc, hàm lượng
cafein của dịch chiết được xác định bằng HPLC trên cột RP-18, dùng phương pháp rửa
giải đẳng dòng, sử dụng detector UV ở bước sóng khoảng 272 nm [7].
DĐVN V cũng quy định về phương pháp định lượng cafein trong các chế phẩm.
Theo đó cafein được định lượng bằng chuẩn độ đo điện thế: hòa tan 170 mg chế phẩm
trong 5 ml acetic khan (TT) bằng cách đun nóng. Để nguội, thêm 10 ml anhydrid acetic
(TT) và 20 ml toluen (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1N (CĐ), xác định
điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế, 1 ml dung dịch acid percloric
0,1 N (CĐ) tương đương với 19,42 mg C8H10O4N2 [4].
1.2.2. Thế giới
❖ Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu định lượng 5-HMF và cafein bằng HPLC
Tác giả


Chương trình sắc ký

Chất phân

TLTK

tích/Mẫu
Cột ODS (100 x 5 mm, 5,5µm)
Roger M.
Smith, (1981)

5-HMF và Cafein/ Pha động 5% isopropanol trong
cà phê uống hòa

dichloromethan (5:95, v:v), thể tích

tan

tiêm 5µl bằng áp lực 160 psi, detector

[41]

UV 280nm.
5-HMF / thực
Vorlová L., et

phẩm (tương cà,

al. (2006)


siro, mứt, thức ăn
trẻ em)

Jandlova M.,
Kucerova J.
(2016)

Cột C18 (150 x 3,9mm, 4µm)
Pha động nước - methanol (90:10, v:v),
tốc độ dòng 1 ml/phút, thể tích tiêm

[46]

20µl, nhiệt độ cột 20oC, detector UV
285nm.
Cột C8 (150 x 4,6mm, 5µm)

5-HMF/mật mía,

Pha động methanol - nước (5:95, v:v),

bánh

tốc độ dòng 1 ml/phút, thể tích tiêm
20µl, detector UV 284nm.
10

[29]



Ferrer E., et al.

Cột Spherisorb C18 (250 x 4,6mm,

(2002) &

5µm). Pha động acetonitril - nước

Hernández

5-HMF/sữa trẻ
em

G.E., et al.

(5:95, v:v), tốc độ dòng 1 ml/phút, thể

[23]
[27]

tích tiêm 20µl, detector UV 284nm.

(1992)
Cột Luna C18 (150 x 4,6mm, 3µm)
Pha

động

acid


acetic

0,15%

-

acetonitril (A:B) thay đổi; ban đầu là
92:8, acetonitril tăng dần thành 60:40
Chih-Yu Lo, et

5-HMF/ đồ uống

al. (2007)

có ga

sau 10 phút, tăng tiếp đến 52:48 sau 2
phút, và sau 1 phút thay đổi thành

[17]

40:60, cuối cùng tăng đến 20:80 trong
2,5 phút tiếp theo và duy trì hệ dung
môi này trong 5 phút. Tốc độ dòng 0,8
ml/phút, thể tích tiêm 20 µl, nhiệt độ
cột 25oC, detector UV 284 nm.
Pha động KH2PO4 (50mM, pH=2) –

Md. Abdul
Mumin, et al.,


Cafein/ nước ngọt

(2006).

Fajara B.E.P.,
Susanti H.,
(2017)

dòng 0,5 ml/phút. Tiêm bằng áp suất

[36]

1328-1331 psi, detector UV 254 nm.
Cột C18 ODS (250 x 4,6 mm, 5µm)
Cafein/ Đồ uống

Pha động methanol – nước cất (95:5,

cà phê

v:v), tốc độ dòng 1 ml/phút, thể tích

[21]

tiêm 20 µl, detector UV 278 nm.
Cột C18 (4,6 x 250 mm, 5µm)

Zhu Q., Ma C.,
Chen H., Wu


Cafein/đồ uống có

Y., Huang J.,

ga

(2013)

acetonitril – methanol (40:8:2). Tốc độ

Pha động methanol – nước (40:60,
v:v), tốc độ dòng 1,0 ml/phút; Nhiệt độ
cột 30oC, detector UV 275 nm, thể tích
tiêm mẫu 20 µl.
11

[50]


❖ Phương pháp điện di mao quản (CE)
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu định lượng 5-HMF và cafein bằng CE

Tác giả

Chất phân

Điều kiện điện di

tích/Mẫu


TLTK

Cột mao quản silica (75 µm I.D x 375 µm O.D),
Corradini
D.,

tổng chiều dài 37 cm, chiều dài hiệu dụng 30cm.
5-HMF/

Đệm phosphat 50 mM (pH 7,5) chứa SDS 100

Corradini

nước trái cây mM; detector UV 280 nm; tiêm mẫu bằng áp

C., (1992)

suất, thời gian tiêm mẫu 2,5 s; điện áp đặt vào

[18]

hai đầu mao quản 10 kV; nhiệt độ 25oC.
Cột mao quản silica (50 µm I.D): tổng chiều dài

Francisco

48,5 cm, chiều dài hiệu dụng 40 cm. Đệm

J. Morales,

Salvio

5-HMF/ sữa

JimeÂnez-

trẻ sơ sinh

PeÂrez,

phosphat 50 mM (pH 7,5) chứa SDS 100 mM;
detector UV 280 nm; tiêm mẫu bằng áp suất 50

[24]

mbar, thời gian tiêm mẫu 2,5 s; điện áp đặt vào
hai đầu mao quản 20 kV; nhiệt độ mao quản

(2000)

25oC.
Cột mao quản silica (50 µm I.D, 375 µm O.D):
Rizelio
V.M., et al,
(2012)

5-HMF/ mật
ong

Tổng chiều dài 32 cm, chiều dài hiệu dụng 23,5

cm. Đệm natri tetraborat 5 mM (pH 9,3) chứa

[40]

SDS 120 mM; áp thế vào hai đầu mao quản 15
kV; detector UV 284 nm.
Cột mao quản silica (50 µm I.D): tổng chiều dài
40 cm, chiều dài hiệu dụng 30 cm, sử dụng

Cunha
R.R., et al.,
(2015)

Cafein/ dược
phẩm, thuốc

detector đo độ dẫn. Dung dịch điện ly nền: 3,
4-dimethoxycinnamat 10 mM, β-alanine 10
mM (thêm LiOH 15 mM đến pH 10,4) chứa
SDS 100 mM, thời gian tiêm mẫu 1s với áp lực
25 kPa, điện áp 25 kV.

12

[19]


❖ Một số phương pháp khác:
Trong glucose, 5-HMF được xác định bằng phương pháp quang phổ tử ngoại,
mẫu chuẩn là dung dịch 5-HMF và mẫu trắng là nước cất, đo quang ở bước sóng 284

nm. Kết quả xác định cho thấy khoảng tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ HMF trong
khoảng 0-0,1 mM [48].
Phương pháp sắc ký lỏng - khối phổ (LC-MS): Nghiên cứu xác định HMF trên
các mẫu thức ăn trẻ em, mẫu được xử lý bằng dung dịch Carrez I và Carrez II. Điều kiện
sắc ký: cột pha đảo Zorbax C18 (2,1 x 100 mm, 3,5 µm), pha động là hỗn hợp acid acetic
0,01 mM trong dung dịch acid formic 0,2%; tốc độ dòng 0,2 ml/phút ở 40oC, bước sóng
phát hiện ở 285 nm. [31].
Phương pháp sắc ký khí – khối phổ (GC – MS) được sử dụng để xác định 5HMF trong một số mẫu thực phẩm Tây Ban Nha như mứt, mật ong, nước cam và các
sản phẩm bánh. Phương pháp sử dụng: cột DB-5MS (30 m x 0,25 mm), khí mang Heli,
tốc độ khí mang liên tục là 1,3 ml/phút; nhiệt độ tiêm là 280oC, nhiệt độ ban đầu là 70oC
(được giữ trong 1 phút) tăng lên 110oC với 7 oC/phút và 300 oC với 20 oC/phút (được giữ
trong 10 phút); Giới hạn phát hiện là 6 ng/g [43].
Cafein được định lượng trong cà phê và trà bằng phương pháp đo quang: Sau
khi chiết cafein từ mẫu, tiến hành đo mật độ quang ở các bước sóng 250, 273, 296 nm
và tính toán lượng cafein theo công thức. Kết quả cho thấy lượng cafein có trong cà phê
hòa tan là khoảng 3-4%; trong cà phê rang khoảng 1-2%; trong trà hòa tan khoảng 8%
[42].
HPLC hiện đang là phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất trong định lượng
đồng thời các chất vì cho kết quả tách tốt, độ chính xác, độ nhạy cao. Tuy nhiên HPLC
lại có giá thành cao, chi phí phân tích một mẫu lớn, tốn kém dung môi, ô nhiễm môi
trường. Trong khi đó, phương pháp điện di mao quản (CE) ngày càng được sử dụng
nhiều do hiệu quả tách cao, tính linh hoạt lớn, phương pháp phát triển nhanh chóng và
sử dụng ít mẫu cũng như thuốc thử.
1.3.

Tổng quan về sắc ký điện động mixen [3], [10]

1.3.1. Giới thiệu về phương pháp điện di mao quản
a. Khái niệm điện di mao quản
Điện di là hiện tượng di chuyển của tiểu phân tích điện hòa tan hay phân tán trong

chất điện giải khi có dòng điện đi qua. Cation di chuyển về phía cực âm (cathod), anion
13


di chuyển về phía cực dương (anod). Các phần tử không tích điện không bị hút về phía
hai điện cực.
Điện di mao quản (CE - capillary electrophoresis) là một kỹ thuật phân tích hiện
đại cho phép tách nhanh và hiệu quả hỗn hợp các chất mang điện tích khác nhau trong
dung dịch lỏng. Quá trình tách dựa trên sự di chuyển khác nhau của các phân tử chất
trong cột mao quản dưới ảnh hưởng của điện trường được tạo bởi điện áp cao thế (thường
là 10 – 30 kV) đặt vào hai đầu mao quản.
b. Nguyên lý của điện di mao quản
Quá trình vận hành của CE điển hình với mao quản mà mặt trong thành mao quản
không có lớp bao và mao quản chứa dung dịch đệm làm việc, thì nhóm silanol nằm trên
thành phía trong của mao quản sẽ giải phóng ion hydrogen vào dung dịch đệm, khi đó
bề mặt thành mao quản sẽ tích điện âm ngay cả ở pH rất thấp. Cation hay các chất hòa
tan tích điện dương một phần trong môi trường bị hút tĩnh điện vào thành mao quản tích
điện âm tạo nên một lớp điện tích kép.
Quá trình điện di bắt đầu bằng cách đặt thế trên chiều dài cột mao quản làm cho
phần dung dịch của lớp điện tích kép di chuyển về phía đầu cathod của mao quản kéo
theo khối dung dịch. Sự chuyển động của khối dung dịch dưới tác dụng của lực điện
trường được gọi là dòng điện thẩm (electroendoosmotic flow - EOF). Mức độ ion hóa
của nhóm silanol trên thành mao quản phụ thuộc chủ yếu vào pH của dung dịch đệm
làm việc và các chất điều chỉnh được thêm vào. Ở pH thấp, nhóm silanol sẽ có độ ion
hóa thấp và khi đó dòng EOF nhỏ. Ở pH cao hơn, nhóm silanol bị ion hóa nhiều hơn và
dòng EOF sẽ tăng.
c. Phân loại
Hiện nay, điện di mao quản có 5 loại chủ yếu:
• Điện di mao quản vùng (capillary zone electrophoresis - CZE) còn gọi là điện di
dung dịch tự do hay điện di mao quản dòng tự do.

• Sắc ký mixen điện động, còn gọi là sắc ký điện động mixen (micellar electrokinetic
chromatography - MEKC).
• Điện di mao quản gel (capillary gel electrophoresis - CGE).
• Điện di mao quản hội tụ đẳng điện (capillary isoelectric focusing - CIEF).
• Điện di mao quản đẳng tốc (capillary isotachophoresis - CITP).
Trong đó phổ biến nhất là điện di mao quản vùng và sắc ký điện động mixen.
14


d. Cấu tạo của hệ thống điện di mao quản

Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện di mao quản
1.3.2. Sắc kí điện động mixen (MEKC)
a. Sắc kí điện động
Sắc kí điện động (EKC) là một kỹ thuật kết hợp các nguyên tắc tách của CE và
sắc ký để mở rộng phạm vi ứng dụng của CE sang tách các hợp chất trung hòa về điện.
Một thành phần mới được thêm vào gọi là pha tĩnh giả - PS, khi đó chất phân tích
được phân bố giữa hai pha (pha nước của dung dịch điện ly nền và pha tĩnh giả). Vận
tốc của chất phân tích không mang điện sẽ di chuyển hoặc bằng vận tốc của EOF hoặc
bằng vận tốc của PS, vận tốc biểu kiến của một vùng chất phân tích là giá trị trung bình
của hai vận tốc trên.
Với các loại pha tĩnh giả khác nhau sẽ cho các kỹ thuật sắc ký điện động khác
nhau, và trong trường hợp sử dụng các chất diện hoạt (anionic, cationic, không ion hóa
hoặc lưỡng tính, các mixen polyme hoặc chất diện hoạt polyme) như một pha tĩnh giả,
kỹ thuật EKC sẽ được gọi là MEKC – một kỹ thuật EKC được sử dụng rộng rãi nhất.
b. Sắc ký điện động mixen
Mixen được hình thành khi thêm chất diện hoạt vào dung dịch điện ly nền ở nồng
độ cao hơn nồng độ mixen tới hạn của chúng, các chất diện hoạt này có thể là ion hóa,
không ion hóa hay lưỡng tính. Khi một chất trung hòa điện được tiêm vào mao quản, nó
sẽ phân bố giữa hai pha: Di chuyển với vận tốc bằng vận tốc PS khi ở trong mixen và

được rửa giải ra ở tPS hoặc với vận tốc bằng vận tốc EOF khi không tương tác với mixen
và được rửa giải cùng EOF tại tEOF.
15


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất nghiên cứu: 5-hydroxylmethylfurfural (5-HMF); cafein.
Mẫu trắng: Nước loại ion.
Nền mẫu tự tạo: Hòa tan trong nước một số thành phần có mặt trong các loại nước ngọt
phổ biến hiện nay: đường (10-17%) , natri (0,03%), các vitamin B3 (0,0012%), B5, B6
(0,00024%), B12, các chất màu sunset yellow, tartrazine (vừa đủ tạo màu).
Mẫu thử: một số mẫu nước giải khát lưu hành trên thị trường Hà Nội. Các mẫu phân
tích có nguồn gốc khác nhau được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Danh mục các mẫu phân tích

số

Tên mẫu

Ngày
sản
xuất

Số lô


Hạn
dùng

Công ty sản xuất/ công ty
phân phối

Nước giải khát có ga
Cty TNHH Nước giải khát
Coca-cola Việt Nam
T.C.
PHARMACEUTICAL
INDUSTRIES CO., LD
Cty TNHH Nước giải khát
Suntory PepsiCo Việt
Nam
Cty TNHH Nước giải khát
Suntory PepsiCo Việt
Nam
Cty TNHH Nước giải khát
Coca-cola Việt Nam

V03

Coca cola

0455C8W026

111218

110619


V04

Bò húc

008SY1

080119

080720

V10

Sting dâu

A1827F

111218

110619

V11

Mirinda
orange

H0941A

061118


061119

V14

Coca cola
plus coffee

1556N3W45B 061018

060419

V12

Red Dragon
hương dâu

1438V3

101119

100819

Cty TNHH URC Việt
Nam

V16

Red Dragon
hương trái
cây


1332V3

161218

160919

Cty TNHH URC Việt
Nam

Nước giải khát không có ga
V01
V02

Siro sim
(Sim-sơn)
Upin & Ipin
nho

71

261217

12307c

121017
16

Cty CP SX thương mại và
dịch vụ Sơn Phát

Cty TNHH xuất nhập
120419
khẩu An Hân
261219


V05
V06

V07
V08
V09

Nutri boost
Nước yến
nha đam –
Yến Việt
Cà phê sữa
HighLand
coffee
Upin & Ipin
cam
Latte đào

023905

081218

080619


Cty TNHH Nước giải khát
Coca-cola Việt Nam

090818

090819

Cty Cổ phần Yến Việt
Cty TNHH MTV Thái
Kiên

0108

301118

300520

12307a

121017

120419

11921

151018

151019

240618


291219

Cty TNHH Paldo Vina

160818

160820

Cty TNHH Cánh đồng
vàng

Pororo
(tropical
fruits flavor)
Siro hương
V15
trà xanh
(Green Tea)
V13

V17

Trà xanh 0o

091B14

091118

091119


V18

Trà bí đao

10142

160119

150120

Cty TNHH xuất nhập
khẩu An Hân
Cty TNHH Nước Giải
Khát Kirin Việt Nam

Cty TNHH Number One
Hà Nam
Cty TNHH Nước Giải
Khát Kirin Việt Nam

2.1.2. Nguyên vật liệu, trang thiết bị
a. Hóa chất, chất chuẩn, dung môi
- Các chất chuẩn: Chuẩn 5-hydroxylmethylfurfural (99% nguyên trạng, chất chuẩn
Sigma Aldrich, CAS number 67-47-0, lot WXBB6224V), cafein (99,57%, SKS:
0316099.03, do Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cấp).
- Nước loại ion được lọc qua màng lọc 0,2 µm, methanol (Fisher Scientific Korea Ltd),
natri hydroxyd (Merck, Đức), natri tetraborat (Merck, Đức), natri dodecyl sulfate (Trung
Quốc).
b. Các trang thiết bị

- Máy điện di mao quản Agilent 3D CE (G1602A), số seri DE01602452.
- Cột mao quản silicagel nung chảy, chiều dài 44 cm, chiều dài hiệu dụng 36 cm, đường
kính trong 50 µm.
- Máy cất nước hai lần Hamilton, Anh.
- Hệ thống lọc nước siêu sạch PURELAP Classic ELGA, Anh.
- Máy siêu âm Ultrasonic LC 60H, hãng Elma, Đức.
- Cân phân tích Sartorius E214S (max 210, d = 0,1 mg), Đức.
- Máy quang phổ UV-VIS SHIMADU 124, Nhật Bản.
17


×