Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của Glycyl Funtumin lên mức độ phiên mã gen Xiap trên dòng tế bào BT474

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THANH HOA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA GLYCYL FUNTUMIN LÊN
MỨC ĐỘ PHIÊN MÃ GEN XIAP TRÊN
DÒNG TẾ BÀO BT474

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN HÓA SINH

ĐỖ THỊ THANH HOA
MSV: 1401227

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA
GLYCYL FUNTUMIN LÊN MỨC ĐỘ
PHIÊN MÃ GEN XIAP TRÊN
DÒNG TẾ BÀO BT474

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn:


PGS. TS. Đỗ Hồng Quảng

Nơi thực hiện: Bộ môn Hóa Sinh – Trƣờng ĐH Dƣợc HN
Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm
Khoa học - Công nghệ Việt Nam

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện, em đã nhận được sự động viên,
hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình đến từ các thầy các cô, các anh chị, bạn bè và người
thân trong thời gian qua.Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới toàn thể các thầy, cô giáo – giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội,
các bộ môn, các phòng ban đã luôn giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý
báu và tạo điều kiện tốt nhất cho em được học tập, rèn luyện trong suốt 5 năm
học ngồi trên ghế nhà trường. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô, anh chị và các
bạn cùng nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Hóa Sinh, cũng như các thầy cô, anh
chị và các bạn đang công tác tại phòng Công nghệ tế bào động vật và phòng
Ứng dụng ADN thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình làm nghiên
cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đỗ Hồng Quảng - giảng
viên Bộ môn Hóa sinh, cán bộ phòng Sau Đại học trường Đại học Dược Hà Nội.
Thầy là người đã truyền đạt cho em những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và
tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận cần có của một người làm nghiên cứu.
Hơn thế nữa, thầy luôn hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em, tạo điều kiện thuận
lợi nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Thị Thùy Dƣơng
- cán bộ phòng Ứng dụng ADN thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam, là người đã hỗ trợ rất nhiều về mặt chuyên môn trong suốt thời gian em
nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn vè đã động viên, cổ vũ và giúp
đỡ em trong suốt thời gian qua.
Xác nhận của GV hướng dẫn

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh Hoa
i


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN


2

1.1.

Tổng quan về XIAP……………………………………………………... 2

1.1.1.

Cấu trúc phân tử………………………………………………………….. 2

1.1.2.

Chức năng sinh học của XIAP…………………………………………… 4

1.1.2.1 Vai trò ức chế sự chết tế bào theo chu trình……………………………… 4
1.1.2.2 Vai trò trong sự vận chuyển tín hiệu trong tế bào………………………... 6
1.1.3.

Vai trò của XIAP trong ung thư………………………………………….. 6

1.1.3.1. Biểu hiện của XIAP trong ung thư……………………………………….. 6
1.1.3.2. Ứng dụng…………………………………………………………………. 7
1.2.

Tổng quan phƣơng pháp đánh giá biểu hiện gen……………………... 8

1.2.1.

Quá trình biểu hiện gen…………………………………………………... 8


1.2.2.

Các phương pháp đánh giá mức độ biểu hiện gen……..………………… 8

1.2.2.1. Kỹ thuật PCR đánh giá biểu hiện gen ở mức độ phiên mã………………..9
1.2.2.2. Kỹ thuật Western Blot đánh giá biểu hiện gen ở mức độ dịch mã……….. 12
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá mức độ biểu hiện gen XIAP……………………... 13
1.3.

Tổng quan về glycyl funtumin………… ……………………………… 14

1.3.1.

Cấu tạo phân tử glycyl funtumin………………………………………… 14

1.3.2.

Tác dụng dược lý của glycyl funtumin… ……………………...………... 15

ii


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu, trang thiết bị nghiên cứu


16

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………... 16

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17

2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.

Nuôi cấy tế bào…………………………………………………………. 18

2.2.2.

Tách chiết ARN………………………………………………………… 18

2.2.3.

Xác định độ tinh sạch và đo phổ hấp thụ bằng máy NanoDrop…………18

2.2.4.

Phản ứng tổng hợp cDNA từ ARN………………………………………18


2.2.5.

Phản ứng realtime PCR phát hiện gen XIAP……………………………….. 20

2.2.6.

Điện di trên gel agarose………………………………………………..…22

2.2.7.

Giải trình tự ADN………………………………………………………...22

2.2.8.

Đánh giá ảnh hưởng của Glycyl funtumin lên mức độ phiên mã gen

18

XIAP……………………………………………………………........... ..22
2.2.9.

Xử lý thống kê………………………………………………………..…. 23

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

24

3.1.


Kết quả

3.1.1.

Kết quả nuôi cấy và thử thuốc Aslem trên tế bào BT474…………..…… 24

3.1.2.

Kết quả tách chiết và xác định độ tinh sạch bằng quang phổ hấp thụ… ... 25

3.1.2.1.

Kết quả quét phổ hấp thụ của các mẫu sau tách chiết…………………… 25

3.1.2.2.

Kết quả đo nồng độ và chỉ số OD260/280……………………………………….…………… 25

3.1.3.

Kết quả phát hiện gen XIAP…………………………………………….. 26

3.1.3.1.

Kết quả điện di sản phẩm realtime RT-PCR…………………………......26

3.1.3.2.

Kết quả giải trình tự gen thu được sau phản ứng khuếch đại gen………...27


3.1.4.

Kết quả đánh giá tác dụng của glycyl funtumin lên mức độ phiên mã

24

iv


gen XIAP……………………………………………………………… .. 28
3.2.

Bàn luận

31

3.2.1. ......Về quá trình nuôi cấy và tách chiết ARN…………………………….....31
3.2.2.

Về đánh giá mức độ biểu hiện gen XIAP…………………………….…31

3.2.3.

Về ảnh hưởng của glycyl funtumin lên mức độ phiên mã gen XIAP trên
dòng tế bào BT474……………..………………………………….…….32

KẾT LUẬN

35


KIẾN NGHỊ

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên đầy đủ Tiếng Anh

ADN

Acid deoxyribonucleic

ARN

Acid ribonucleic

Tên Tiếng Việt

AS3

Aslem 3,0µg/mL

AS6


Aslem 6,0µg/mL
Chuỗi lặp IAP

BIR

Baculoviral IAP repeat

BIRC4

Baculoviral IAP repeat-containing
protein 4

bp

Base pairs

Cặp base nitơ

cDNA

Complementary ADN

ADN bổ sung

CT

Threshold cycle

Chu kì ngưỡng


F

Forward primer

Mồi xuôi

R

Reverse primer

Mồi ngược

FBS

Fetal bovine serum

Huyết thanh bào thai bò

GF

Glycyl-funtumin

IAP

Inhibitors of Apoptosis

Chất ức chế sự chết theo
chương trình của tế bào

IARC


The International Agency

Cơ quan nghiên cứu Ung

for Research on Cancer

thư quốc tế

IL

Interleukin

IFN

Interferon

LD50

Median lethal dose

Liều gây chết trung bình

MAPK

Mitogen-activated protein kinase

Protein kinase hoạt hóa

mARN


Message ARN

ARN thông tin

NF-kB

Yếu tố hạt nhân kappa B

NST

Nhiễm sắc thể

OD

Mật độ quang

Optical Density
v


PBS

Phosphate buffer saline

Dung dịch đệm phosphate

PCD

Programmed cell death


Sự chết tế bào theo chu trình

PCR

Polymerase Chain Reaction

Phản ứng chuỗi trùng hợp

Reverse transcription

Phiên mã ngược

RT

RT-PCR

snARN

Reverse transcription

Phản ứng PCR phiên mã

polymerase chain reaction

ngược

Small Nuclear ARN

ARN nhỏ ở nhân

Đệm Tris - Acetate - EDTA

TAE
tARN

ARN vận chuyển

Transfer RNA

Protein kinase hoạt hóa

TAK
XIAP

X-linked Inhibitor of
apoptosis protein

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Vị trí của gen XIAP trên nhiễm sắc thể X ở người ... ..................................... 3
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc phân tử các protein họ IAPs [22] ............................................ 3
Hình 1.3. Cấu trúc phân tử protein XIAP........................................................................ 4
Hình 1.4. Cơ chế ức chế apoptosis của XIAP bằng cách ức chế caspase-3,7,9 ............. 5
Hình 1.5. Cơ chế tác dụng của XIAP vận chuyển tín hiệu tế bào [30] ........................... 6
Hình 1.6. Nguyên tắc của phản ứng PCR là nhân bản ADN theo chu kỳ nhiệt .............. 10
Hình 1.7. Nguyên tắc tiến hành RT-PCR ........................................................................ 10
Hình 1.8. Cơ chế phát huỳnh quang của SYBR Green I ................................................. 12

Hình 1.9. Hình ảnh bao bì thuốc tiêm Aslem [24]……………………..…………… .... 14
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của glycyl funtumin lên mức độ phiên mã
gen XIAP trên dòng tế bào BT474 .................................................................. 17
Hình 2.2. Kết quả kiểm tra khả năng bắt cặp của cặp mồi XIAP ................................... 21
Hình 3.1. Hình ảnh tế bào BT474 sau 24 giờ thử thuốc ở nồng độ 3,0 µg/mL và
6,0 µg/mL ....................................................................................................... 24
Hình 3.2. Phổ hấp thụ UV của các mẫu ARN chiết từ dòng tế bào BT474 .................... 25
Hình 3.3. Kết quả điện di sản phẩm của phản ứng realtime RT-PCR trên gel
agarose 1% ....................................................................................................... 26
Hình 3.4. Kết quả so sánh trình tự đoạn gen khuếch đại với trình tự gen đã được
công bố trong ngân hàng gen Genbank .......................................................... 28
Hình 3.5. Hình ảnh đồ thị huỳnh quang thu được từ phản ứng realtime PCR ................ 29

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số thuốc, hoạt chất tác dụng hướng đích XIAP ....................................... 7
Bảng 2.1. Thành phần hỗn hợp mix 1 ............................................................................. 19
Bảng 2.2. Thành phần phản ứng thêm vào hỗn hợp mix 1 ............................................. 19
Bảng 2.3. Thành phần hỗn hợp phản ứng realtime PCR ................................................. 20
Bảng 2.4. Chu trình nhiệt của phản ứng realtime PCR ................................................... 20
Bảng 2.5. Trình tự cặp mồi XIAP, β-actin được sử dụng trong phản ứng ...................... 21
Bảng 3.1. Kết quả đo nồng độ, độ tinh sạch của các mẫu ARN đối với dòng tế bào
BT474 ............................................................................................................. 26
Bảng 3.2. Kết quả giá trị chu kỳ ngưỡng phát hiện được từ các mẫu ............................. 29
Bảng 3.3. Kết quả giá trị 2-∆Ct trung bình phát hiện được và giá trị p, 95%CI khi so
sánh với mẫu đối chứng ................................................................................. 30
Bảng 3.4. Kết quả so sánh tương đối theo công thức Livak ........................................... 30


viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ung thư được coi là căn bệnh đe dọa nghiêm trọng đến tình hình sức
khỏe của con người khi tỷ lệ mắc ung thư đang ngày một gia tăng trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu thống kê của Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), chỉ tính riêng
trong năm 2018, đã có hơn 18 triệu ca bệnh ung thư mới mắc và đáng kinh ngạc hơn
nữa, hơn 9,5 triệu người chết vì căn bệnh ung thư trên toàn cầu. Việt Nam với tổng số
dân khoảng hơn 96 triệu dân, trong năm 2018, có đến có đến 114871 người chết vì căn
bệnh ung thư và chưa dừng lại ở đó, 164671 ca mới được chẩn đoán ung thư trên cả
nước [40].
Đứng trước gánh nặng do bệnh ung thư đặt ra, việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu các thuốc, hoạt chất có tác dụng trong điều trị ung thư là hết sức cần thiết.
Trong đó, glycyl funtumin là hoạt chất chính trong biệt dược Aslem – thuốc tiêm có
tác dụng kích thích miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào hiện đang sử
dụng với chỉ định hỗ trợ điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra glycyl funtumin
có khả năng ức chế sự phiên mã gen survivin tại nồng độ thích hợp. Nghiên cứu của Lê
Hà Phương (2016) cho thấy sau 48 giờ, ở mức nồng độ 6,0μg/mL, glycyl funtumin ức
chế 40% sự phiên mã gen survivin trên dòng tế bào ung thư vú BT474 [4]. Ngoài ra,
nghiên cứu của PGS.TS.Đỗ Hồng Quảng (2017) cho kết luận glycyl funtumin nồng độ
6,0μg/mL làm giảm sự phiên mã gen survivin trên dòng tế bào A549 sau 24 giờ [5].
Trong đó, survivin cùng với 7 protein khác bao gồm: XIAP, NAIP, cIAP-1, cIAP-2,
Apollon, ML-IAP, ILP-2 đều thuộc nhóm các protein ức chế sự chết tế bào theo chu
trình (IAPs) có vai trò đặc biệt quan trong trong sự hình thành khối u. Như vậy, từ các
kết quả nghiên cứu trước đây, có thể thấy việc nghiên cứu mở rộng, làm rõ cơ chế và
thử nghiệm ảnh hưởng của glycyl funtumin trên nhóm IAPs, chỉ dấu sinh học quan
trọng trong ung thư cần được tiếp tục tiến hành.
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của

glycyl funtumin lên mức độ phiên mã gen XIAP trên dòng tế bào BT474” với mục
tiêu: “Đánh giá ảnh hưởng của glycyl funtumin lên mức độ phiên mã gen XIAP trên
dòng tế bào BT474”

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về XIAP
XIAP là một protein thuộc nhóm các protein ức chế và đóng vai trò quan trọng
trong điều hòa sự chết theo chu trình của tế bào (Apoptosis) gọi là IAPs.
Apoptosis là sự tự chết theo chu trình của tế bào (programmed cell death - PCD)
xảy ra trong các sinh vật đa bào, có ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển, tính toàn
vẹn của các sinh vật đa bào mà bên cạnh đó, những bất thường liên quan đến quá trình
apoptosis có thể dẫn đến sự hình thành khối u, tự miễn dịch và các vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng khác. Ở động vật có vú, apoptosis có thể được kích hoạt bởi ba con
đường khác nhau: (1) con đường ngoại sinh, thông qua các tín hiệu ngoại bào liên kết
với các thụ thể trên màng tế bào và kích hoạt caspase-8 để gây ra cơ chế tự hủy tế bào;
(2) con đường nội sinh, liên quan đến tín hiệu bên trong tế bào thông qua ty thể, được
bắt đầu bởi stress tế bào dẫn đến kích hoạt caspase-9; hoặc (3) con đường granzym B,
thông qua protease granzym B gây độc tế bào [11, 20]. Apoptosis, giống như bất kỳ
chu trình sinh học nào, chịu sự điều khiển, có thể kích hoạt hoặc ức chế, bởi nhiều yếu
tố hóa học. Trong đó, các chất ức chế apoptosis là nhóm các protein chủ yếu hoạt động
theo con đường nội sinh, ngăn chặn sự chết theo chương trình của tế bào; điển hình
bao gồm họ Bcl-2, chất ức chế viral Crma, và họ IAPs.
IAPs (Inhibitors of Apoptosis Proteins - nhóm các protein ức chế quá trình
Apoptosis) được tìm thấy ở hầu hết các tế bào động vật có xương sống từ bậc thấp đến
bậc cao. Cho đến nay, có 8 protein trong nhóm đã được xác định ở người bao gồm:
NAIP (còn được gọi là BIRC-1), cIAP-1 (hay HIAP-2/MIHB/BIRC-2), cIAP-2 (hay
HIAP-1/MIHC/BIRC-3), XIAP (hILP/MIHA/BIRC-4), survivin (TIAP/BIRC-5),

Apollon (Bruce/BIRC-6), ML-IAP (KIAP/livin/BIRC-7) và ILP-2 (BIRC-8). Các
protein thuộc nhóm IAPs có chức năng sinh lý điều chỉnh sự chết tế bào theo chu trình
và đồng thời giữ vai trò quan trọng quyết định số phận của tế bào trong việc đáp ứng
với các tín hiệu bất thường của gen. Do đó, các protein này, nếu có rối loạn về mặt
chức năng, có thể dẫn tới sự hình thành và phát triển của khối u, phát sinh ung thư
hoặc sự kháng thuốc.
1.1.1. Cấu trúc phân tử
Ở người, gen XIAP có chiều dài 54256 cặp nucleotid chứa 6 đoạn exon nằm trên
2


nhiễm sắc thể X ở vị trí Xq25 (hình 1.1) mã hóa cho một protein cùng tên – protein
XIAP (X-linked inhibitor of apoptosis protein) hay còn gọi là IAP3 hay BIRC4.
Protein XIAP gồm 497 acid amin, nằm trong tế bào chất và được xem là protein có
hoạt tính ức chế caspase mạnh nhất trong số các protein đã biết trong họ IAPs hiện nay
[10, 22, 25].

Hình 1.1. Vị trí của gen XIAP trên nhiễm sắc thể X ở người
Dù khác nhau về cấu trúc, tất cả 8 protein thuộc nhóm IAPs hiện nay đều có một
phần cấu trúc cơ bản, gọi là chuỗi lặp BIR (baculovirus IAP repeat), chứa khoảng 70
amino acid ở đầu tận cùng N đặc trưng cho nhóm. Mỗi IAP, tùy theo cấu trúc, có thể
chứa từ một đến ba miền BIR, có vai trò quyết định hoạt tính ức chế apoptosis. Miền
BIR có phần lõi cấu tạo từ Cystein và Histidin với cấu trúc 3 vòng xoắn alpha nhỏ
(CX2 CX16 HX6 C); có vai trò ức chế hoạt động của caspase thông qua một liên kết với
kẽm có thể bám vào bề mặt các caspase. Ngoài vùng BIR, một số IAP của virus, động
vật có vú và côn trùng còn có một cấu trúc dạng vòng xoắn alpha ở đầu tận cùng C liên
quan đến hoạt động ubiquitin-ligase [12, 14, 24].

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc phân tử các protein họ IAPs [22]
Protein XIAP gồm 3 miền BIR (BIR1, BIR2, BIR3) ở đầu tận cùng N, 1 miền

UBA (ubiquitin associated domain) và 1 miền RING (really interesting new genes) ở
đầu tận cùng C (hình 1.2). Trong khi 3 miền BIR quyết định vai trò ức chế trực tiếp
3


caspase thì miền UBA và miền RING lại liên quan đến chức năng liên kết với E3ubiquitin [22, 25, 41].

Hình 1.3. Cấu trúc phân tử protein XIAP [41]
1.1.2. Chức năng sinh học của XIAP
XIAP là protein đa chức năng, trong đó, chức năng sinh học quan trọng bao gồm:
ức chế quá trình apoptosis, vận chuyển nhiễm sắc thể trong phân bào, điều hòa cân
bằng nội môi và có vai trò trong sự vận chuyển tín hiệu trong tế bào. mARN XIAP đã
được quan sát thấy ở tất cả các mô ở người trưởng thành và cả ở thai nhi, ngoại trừ
bạch cầu máu ngoại biên [14, 18]. Điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng và có
tầm ảnh hưởng rộng trên nhiều tế bào khác nhau.
1.1.2.1 Vai trò ức chế sự chết tế bào theo chu trình
Apoptosis là quá trình tế bào chết theo chu trình đã được lập trình trong gen, là
một phần trong hoạt động sống của tế bào đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển hài hoà
trong thời gian phát triển phôi thai, bảo vệ cơ thể và thay thế mô ở những cơ thể trưởng
thành [8]. Trường hợp bệnh lí, những tế bào không được cung cấp máu sẽ trương lên,
nứt, rách màng và gây vỡ tế bào dẫn tới thực bào hoặc tế bào bị teo lại, màng tế bào trở
nên sần sùi và nhân thường kết đặc.
Apoptosis được khởi đầu bởi cytochrom C thông qua liên kết với cardiolipin ở
màng trong ty thể, thông qua một chuỗi phản ứng, kích hoạt các caspase - một nhóm
các protease cystein – trong đó, có caspase-3 và caspase-7 làm nhiệm vụ tiêu diệt tế
bào bằng cách ức chế và phân hủy những enzym nhân đôi và enzym sửa chữa ADN;
hoạt hoá những enzym cắt ADN thành những mảnh nhỏ và phá vỡ cấu trúc protein
trong nhân; dẫn tới quá trình thực bào và sự thay thế bằng một tế bào mới sau vài giờ
[9] (hình 1.4).
4



Hình 1.4. Cơ chế ức chế apoptosis của XIAP bằng cách ức chế caspase-3,7,9
IAPs nói chung đều có khả năng ức chế apoptosis, tuy nhiên, XIAP được xem là
protein có hoạt tính ức chế caspase mạnh nhất họ IAPs hiện nay và XIAP được chứng
minh là ức chế cả con đường nội sinh và ngoại sinh của apoptosis [26, 31, 34].
Cơ chế gây ức chế Apoptosis của XIAP được cho là do XIAP có khả năng ức chế
trực tiếp caspase-3,7,9; trong đó, caspase 9 là caspase khơi mào, caspase 3,7 là các
caspase phản ứng. Caspase có vai trò tối quan trọng đối với sự chết theo chu trình của
tế bào. Caspase khơi mào có chức năng “cắt gọt” các caspase phản ứng (đang ở dạng
bất hoạt) qua đó hoạt hóa chúng, nhờ đó hàm lượng caspase hoạt hóa trong tế bào tăng
lên rất nhanh. Khi được hoạt hóa, caspase phản ứng tiếp tục “cắt gọt” các protein khác
trong tế bào, khởi đầu cho quá trình Apoptosis. Vì vậy, khi XIAP liên kết trực tiếp với
caspase-9 tại miền BIR-3 và bất hoạt caspase-9 bằng cách giữ nó ở trạng thái
monomer, không hoạt động; đồng thời ức chế caspase-3,7 do liên kết với chúng tại
miền BIR-2, từ đó gây ức chế chu trình apoptosis [14, 31, 36].
Ngoài ra, XIAP có miền UBA và miền RING ở đầu tận cùng C cho phép tạo liên
kết với E3-ubiquitin. Từ đó, phức hợp này thông qua hoạt động của proteasomes, xúc
tác cho phản ứng phân hủy caspase 3 và caspase 7, làm ức chế apoptosis [8, 11].
Trong một cơ chế khác, XIAP ức chế apoptosis bằng cách gắn với protein proapoptotic được gọi là Secondary Mitochondria - derived Activator of Caspase
(SMAC/DIABLO) - là protein được giải phóng từ ty thể để kích hoạt caspase-9. Hoạt
tính ubiquitin của XIAP cho phép các lysosom vào trong ty thể và làm thoái hóa
SMAC/DIABLO [11]. Sida Qin và cộng sự đã chứng minh sự biểu hiện quá mức của
XIAP gây ức chế SMAC/DIABLO thông qua hoạt tính ubiquin dẫn tới ngăn chặn quá
trình apoptosis trong ung thư phổi tế bào nhỏ (NSCLC) [32].
5


1.1.2.2 XIAP trong sự dẫn truyền tín hiệu trong tế bào
Một số IAP đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu. Các con đường

truyền tín hiệu bị ảnh hưởng bởi IAP bao gồm yếu tố hạt nhân kappa B (NF-kB) và
stress kinase (JNK), protein kinase hoạt hóa p38 (MAPK), thụ thể protein BMP như
BMP typ I [27]. XIAP tham gia hoạt hóa NF-κB và MAPK gián tiếp thông qua yếu tố
TGF-β và các thụ thể BMP khi có tương tác trực tiếp giữa miền BIR-1 và protein
kinase hoạt hóa TGF-β (TAK) liên kết với TAB-1, dẫn đến hoạt hóa TAK-1, kích hoạt
NF-κB và MAPK [27, 38, 44] như hình 1.5 dưới đây.

Hình 1.5. Cơ chế tác dụng của XIAP trong dẫn truyền tín hiệu tế bào
Ngoài ra, XIAP còn tham gia vào dẫn truyền tín hiệu NOD-1 và NOD-2 gây cảm
ứng NF-κB [33]. Mặc dù cơ chế chưa rõ ràng, người ta cho rằng XIAP liên kết với
Rip-2, một protein kinase có liên quan đến tương tác giữa CARD-CARD với NOD-1
và NOD-2 cho phép dẫn truyền tín hiệu NOD-1/NOD-2 thông qua hoặc liên kết với
trực tiếp TAB/TAK hoặc gián tiếp thông qua xúc tác phức hợp K63-polyubiquitin [22,
28, 30, 33, 35].
1.1.3.

Vai trò của XIAP trong ung thư

1.1.3.1 Biểu hiện của XIAP trong ung thư
6


XIAP là chất ức chế quá trình apoptosis, được biểu hiện cao ở hầu hết các bệnh
ung thư và sự có mặt của nó liên quan đến tình trạng kháng với hoá trị liệu, tăng tái
phát khối u ảnh hưởng đến sự sống còn của bệnh nhân [13, 15, 41]. Một số ung thư đã
được chứng minh có sự biểu hiện quá mức của XIAP như ung thư phổi không tế bào
nhỏ, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư
gan, ung thư nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (“glioblastomas”),… [13, 16, 41]. Đặc
biệt, những đột biến hay khiếm khuyết trong gen XIAP có thể dẫn đến tình trạng bệnh
dù rất hiếm nhưng vô cùng nghiêm trọng, là hội chứng tăng sinh lypho bào liên kết X

(“X-linked lymphoproliferative disease”) [41].
1.1.3.2 Ứng dụng
Do có mức độ biểu hiện cao rõ rệt trong nhiều bệnh ung thư và đóng vai trò như
nguyên nhân tiến triển ung thư, XIAP đang được nghiên cứu rất nhiều và được xem
xét như một chỉ dấu ung thư, mặc dù chưa được công nhận trên thực hành lâm sàng
[19, 25]. Đánh giá liên tục sự khác biệt về biểu hiện, cơ chế hoạt động của XIAP giữa
tế bào ung thư và tế bào bình thường có thể là minh chứng quan trọng đối với sự phát
triển của phương pháp điều trị anti-XIAP chọn lọc và giảm tai biến ở mức tối thiểu.
Bảng 1.1. Một số thuốc, hoạt chất tác dụng hƣớng đích XIAP

Hiện nay, một số chất ức chế XIAP đã và đang dần được nghiên cứu và phát
triển trong liệu pháp điều trị ung thư hướng đích XIAP [21, 23]. Trong đó, AEG 35156
là một oligonucleotid đang được phát triển trong liệu pháp hướng đích XIAP tại
Montreal, Canada, có khả năng làm giảm đáng kể mRNA XIAP và các tế bào ung thư
7


nhạy cảm với apoptosis. Thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng pha I ở bệnh
nhân ung thư như một tác nhân duy nhất cũng như kết hợp với docetaxel [6, 31]. Ngoài
ra, ngày càng nhiều thuốc, hoạt chất đang đã được nghiên cứu với tác dụng ức chế
hướng đích XIAP trong điều trị ung thư, mở ra sự phát triển mạnh mẽ cho phương
pháp điều trị anti-XIAP trong tương lai (bảng 1.1) [6, 21, 23].
1.2.

Tổng quan phƣơng pháp đánh giá biểu hiện gen

1.2.1. Quá trình biểu hiện gen
Biểu hiện gen là khái niệm dùng để chỉ các quá trình liên quan đến việc chuyển
đổi thông tin di truyền chứa trong gen thành sản phẩm trong tế bào sống, thường là các
protein nếu vật chất di truyền nằm trong gen cấu trúc và là ARN mang chức năng nếu

thông tin di truyền chứa trong các gen mã hóa không phải protein như ARN vận
chuyển (tRNA) hoặc các ARN nhỏ trong nhân (snRNA). Từ đó, tính trạng tương ứng
được tạo thành ở kiểu hình có thể quan sát được. Những kiểu hình như vậy thường
được biểu hiện bằng cách tổng hợp các protein kiểm soát hình dạng của sinh vật, hoặc
hoạt động như các enzym xúc tác các con đường trao đổi chất cụ thể, đặc trưng cho
sinh vật.
Biểu hiện gen là quá trình rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn và phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố, trong đó có tác động của các gen khác, tác động của môi trường bên
trong (nội môi) và môi trường bên ngoài (ngoại cảnh). Một số gen được biểu hiện liên
tục, vì chúng tạo ra các protein liên quan đến các chức năng trao đổi chất cơ bản; một
số gen được biểu hiện như là một phần của quá trình biệt hóa tế bào; và một số gen
được biểu hiện như là kết quả của sự biệt hóa tế bào [38].Tuy nhiên, thông thường, quá
trình biểu hiện gen gồm 2 giai đoạn chính là phiên mã và dịch mã. Sự biểu hiện của
gen được điều khiển rất chặt chẽ, và là cơ sở cho sự khác biệt tế bào, hình thái, tính
linh hoạt và khả năng thích ứng của bất kỳ sinh vật nào. Việc điều hòa gen làm nền
cho sự thay đổi tiến hóa, vì việc kiểm soát thời gian, vị trí và số lượng biểu hiện gen có
thể ảnh hưởng sâu sắc đến các chức năng (hoạt động) của gen trong tế bào sinh vật.
Việc đánh giá mức độ biểu hiện của một gen cụ thể được thực hiện thông qua
việc phát hiện và đo lường các sản phẩm của gen cần nghiên cứu thông qua 2 giai đoạn
phiên mã (ARN) và dịch mã (protein).
1.2.2. Các phương pháp đánh giá mức độ biểu hiện gen
8


Trên thế giới, biểu hiện gen đã được nghiên cứu ở cả giai đoạn phiên mã và dịch
mã. Để đánh giá mức độ phiên mã gen người ta sử dụng kỹ thuật PCR và các biến thể
của kỹ thuật này để định lượng được số lượng bản sao gen đích thông qua sự khuếch
đại gen lên nhiều lần từ mẫu ban đầu. Để đánh giá biểu hiện gen ở mức độ dịch mã,
các nhà nghiên cứu thường sử dụng kỹ thuật Western blot sử dụng một kháng thể có
gắn huỳnh quang hoặc phóng xạ để phát hiện protein đích dựa vào phản ứng đặc hiệu

giữa kháng nguyên và kháng thể.
1.2.2.1.

Kỹ thuật PCR đánh giá biểu hiện gen ở mức độ phiên mã

PCR (phản ứng chuỗi trùng hợp – Polymerase Chain Reaction) là phương pháp
nhân bản nhanh một đoạn ADN trong ống nghiệm dựa vào chu kỳ nhiệt. Kỹ thuật PCR
có độ nhạy rất cao mà chỉ yêu cầu một lượng mẫu ban đầu rất nhỏ. PCR được thực
hiện trong ống nghiệm chứa dung dịch phản ứng (PCR mix), thể tích từ 10µL đến
50µL, gồm các thành phần sau:
(1)

Taq polymerase: enzym polymerase chịu nhiệt, có hoạt tính tối đa ở

72oC. Enzym này lần đầu tiên được tách từ vi khuẩn Thermus aquaticus phân lập được
từ bùn đất tại suối nước nóng ở Hoa Kỳ nên polymerase chịu nhiệt thường được gọi
chung với tên gọi Taq polymerase, mặc dù, ngày nay enzym này thường được tách
chiết từ các nguồn khác như E.coli hoặc vi khuẩn tái tổ hợp khác.
(2)

4 loại dNTP bao gồm dATP, dTTP, dGTP cà dCTP.

(3)

Đoạn ADN đích cần khuếch đại.

(4)

Mồi (primer) xuôi và ngược, là đoạn oligonucleotid chứa khoảng 20 đến


30 nucleotid có trình tự bổ sung với trình tự 2 đầu đoạn ADN đích.
(5)

Ion Mg2+ (MgCl2).

(6)

Dung dịch đệm Tris-KCl làm dung môi.

Kỹ thuật PCR sử dụng máy luân nhiệt (hay còn gọi là máy PCR) làm cho nhiệt
độ trong buồng ủ thay đổi theo chu kỳ, tùy theo các nhiệt độ khác nhau mà các phản
ứng khác nhau xảy ra theo nguyên tắc:
Một chu kỳ nhiệt thường gồm 3 giai đoạn nhiệt:
(1)

Giai đoạn biến tính: nhệt độ trong buồng ủ được đưa lên khoảng 94oC,

đây là nhiệt độ làm đứt gãy các liên kết hydro giữa 2 mạch của mạch đôi ADN. Khi
đó, ADN bị biến tính thành mạch đơn.
9


(2)

Giai đoạn bắp cặp: nhiệt độ được hạ xuống đến 55oC – 56oC, các đoạn

mồi bắt cặp bổ sung với 2 đầu đoạn ADN đích.
(3)

Giai đoạn kéo dài: nhiệt độ được đưa lên 72oC là nhiệt độ thích hợp cho


Taq polymerase hoạt động, tổng hợp đoạn ADN đích mới theo nguyên tắc bổ sung với
đoạn mạch làm khuôn.

Hình 1.6. Nguyên tắc của phản ứng PCR là nhân bản ADN theo chu kỳ nhiệt
Như vậy, cứ sau mỗi chu kỳ nhiệt, 1 đoạn ADN đích được nhân bản thành 2 đoạn
ADN bản sao. Nếu chu kỳ nhiệt được lặp đi lặp lại n lần thì từ 1 đoạn ADN đích, sau
phản ứng PCR ta thu được
-

đoạn ADN bản sao.

RT-PCR

Phản ứng chuỗi trùng hợp - phiên mã ngược hay gọi tắt là RT-PCR (Reverse
transcription polymerase chain reaction) là một trong nhiều biến thể của phản ứng
PCR. Khi đích cần phát hiện không còn là ADN mà là một đoạn ARN, để thực hiện
được phản ứng khuếch đại PCR này, cần quá trình phiên mã ngược (RT – Reverse
transcription) chuyển đoạn ARN này thành cADN trước. Do vậy, kỹ thuật này được
gọi là RT-PCR.
Giai đoạn RT là giai đoạn khởi đầu quan trọng, cần có sự tham gia của enzym
phiên mã ngược, mồi đặc hiệu bám vào sợi ARN và các dNTP để tổng hợp cADN.
Nhờ có phản ứng RT, ARN thay vì vẫn ở dạng nhạy cảm, kém bền, dễ bị phân huỷ
được chuyển thành cADN bền hơn, thuận lợi hơn cho bảo quản và thực hiện các phép
phân tích.

10


Hình 1.7. Nguyên tắc tiến hành RT-PCR

Có 2 phương pháp thực hiện kỹ thuật RT-PCR. Một phương pháp thực hiện 2
quá trình riêng biệt: tạo cADN từ ARN bằng phản ứng phiên mã ngược và sử dụng
cADN để thực hiện phản ứng PCR (RT-PCR hai bước). Phương pháp thứ 2 sử dụng
enzym phiên mã ngược ngay trong ống phản ứng PCR, gộp 2 giai đoạn RT-PCR vào 1
bước duy nhất (RT-PCR một bước). Cả 2 phương pháp này đều đang được sử dụng
trong nghiên cứu về biểu hiện gen.
-

Realtime RT-PCR

qRT-PCR (quantitative RT-PCR hay realtime RT-PCR) là biến thể của RT- PCR,
trong đó kết quả khuếch đại ADN đích trong ống nghiệm được định lượng ngay sau
mỗi chu kì nhiệt của phản ứng thông qua tín hiệu huỳnh quang. Thành phần phản ứng
được bổ sung thêm các tác nhân phát huỳnh quang và máy chu kì nhiệt được trang bị
thiết bị realtime (gồm 1 nguồn phát ánh sáng kích thích và 1 máy cảm biến thu nhận
tín hiệu ánh sáng huỳnh quang phát ra từ tube chứa hỗn hợp phản ứng). Các tác nhân
phát huỳnh quang được sử dụng có thể là chất màu huỳnh quang xen vào sợi đôi ADN
(SYBR Green I) hoặc các probe.
Các chất màu huỳnh quang như SYBR Green I có ái lực rất cao với ADN sẽ xen
vào sợi đôi ADN và phát được ánh sáng huỳnh quang khi nhận được ánh sáng kích
thích. Nguyên tắc của kỹ thuật này là khi không có sự hiện diện sản phẩm khuếch đại
của PCR, chất huỳnh quang bị khuếch tán trong dung dịch PCR mix, do vậy tube phản
ứng không phát huỳnh quang hoặc tín hiệu huỳnh quang yếu khi nhận được nguồn
sáng kích thích. Khi có sự hiện diện sản phẩm khuếch đại của PCR, chất màu huỳnh
quang sẽ xen vào và tập trung trên sợi đôi ADN của sản phẩm khuếch đại, tube phản
ứng sẽ phát huỳnh quang khi nhận được nguồn sáng kích thích (Hình 1.8). So với các
11


chất màu chèn khác, SYBR Green I có ưu điểm vượt trội hơn như màu huỳnh quang

nền rất thấp, khả năng chèn vào sợi đôi cao nhưng không làm cho các sợi đôi gắn vào
nhau khi bị biến tính nhờ vậy ít ảnh hưởng đến hiệu quả khuếch đại PCR.

Hình 1.8. Cơ chế phát huỳnh quang của SYBR Green I

Cơ chế phát huỳnh quang của probe phức tạp hơn so với SYBR Green I. Có
nhiều loại probe được sử dụng như: taqman probe, probe lai hoặc các loại probe khác.
Người ta cũng có thể sử dụng nhiều probe trong cùng một ống phản ứng để xác định
biểu hiện của nhiều gen khác nhau. Trong kỹ thuật này, ngoài các thành phần cơ bản
của hỗn hợp phản ứng PCR, hai thành phần quan trọng để có thể phát huỳnh quang
được khi có sự hiện diện của sản phẩm khuếch đại đặc hiệu từ ADN đích là:
(1)

Taqman probe: là những oligonucleotid có trình tự bổ sung với một trình

tự đặc hiệu trên DNA đích và trình tự này dài khoảng 24-30 nucleotid với đầu 5’ có
gắn chất huỳnh quang gọi là reporter còn đầu 3’ có gắn chất hấp phụ tương ứng (gọi là
quencher) để hấp thụ ánh sáng huỳnh quang phát ra từ reporter.
(2)

Enzym Taq polymerase có hoạt tính 5’-3’ exonuclease có khả năng phân

giải cắt bỏ probe khi probe bắt cặp lên sợi khuôn và cản đầu 3’ của mồi khi enzym
kéo dài mồi tổng hợp sợi bổ sung.
1.2.2.2.

Kỹ thuật Western Blot đánh giá biểu hiện gen ở mức độ dịch mã

Western blot hay phương pháp lai thấm protein là kỹ thuật lai giữa protein với
protein (kháng nguyên – kháng thể). Protein kháng nguyên được phát hiện qua phản

ứng tạo màu hoặc phát huỳnh quang.
Sau khi xử lý mẫu, các protein kháng nguyên sẽ được phân tách nhau thành các
12


vạch khác nhau bằng phương pháp điện di trên gel, thường dùng nhất là điện di trên
gel polyacrylamid và có bổ sung SDS (phương pháp SDS – PAGE) để giữ các
polypeptid ở trạng thái biến tính sau khi chúng được xử lý với chất khử mạnh và mất
đi cấu trúc bậc 2, cấu trúc bậc 3. Sau đó, tiến hành chuyển protein gel lên màng lai
bằng phương pháp thẩm tách điện - sử dụng một dòng điện để kéo các protein từ gel
lên màng PVDF hoặc màng nitrocellulose mà vẫn duy trì sự sắp xếp như trên bản gel.
Tiếp đến, ủ với kháng thể sơ cấp tạo phức hợp protein kháng nguyên – kháng thể, sau
đó, ủ với kháng thể thứ cấp tạo phức hợp protein kháng nguyên – kháng thể sơ cấp –
kháng thể thứ cấp. Kháng thể thứ cấp được gắn huỳnh quang hoặc đánh dấu phóng xạ
và phát hiện bằng cách chụp màng lên tấm phim X-quang.
Nhờ độ phân giải cao của gel và tính đặc hiệu của phản ứng miễn dịch kháng
nguyên – kháng thể, kỹ thuật Western blot thường được sử dụng để phân tích biểu hiện
protein cũng như đánh giá mức độ dịch mã của gen đích. Ngoài ra, kỹ thuật này còn
được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh miễn dịch như HIV - AIDS, viêm
gan virus…
1.2.2.3.

Phương pháp đánh giá mức độ biểu hiện gen XIAP

Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu về biểu hiện gen XIAP đều dựa trên kỹ
thuật khuếch đại gen để định lượng mức độ phiên mã gen XIAP và kỹ thuật Western
Blots để phân tích protein XIAP [11, 16, 17]. Trong một nghiên cứu về biểu hiện của
các gen liên quan đến quá trình apoptosis, trong đó có gen XIAP, ở mức độ phiên mã
trong tế bào tại mô ung thư nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (“glioblastoma”), tác
giả Daniela Pretti da Cunha Tirapelli và cộng sự (2017) đã xây dựng mô hình đánh giá

biểu hiện cDNA các gen liên quan và thực hiện phản ứng realtime RT-PCR để đánh
giá mức độ phiên mã các gen này [17]. Nghiên cứu của Doreen Kunze và cộng sự
(2008) tại Đức tiến hành phản ứng realtime RT-PCR và đánh giá mức độ phiên mã của
gen XIAP, BCL-2, BCL-XL trên các dòng tế bào EJ28, J28 và BCa [16]. Tại Việt
Nam, tác giả Đỗ Hồng Quảng nghiên cứu ảnh hưởng của Glycyl funtumin lên mức độ
phiên mã gen survivin trên dòng tế bào ung thư vú BT474 cũng sử dụng kỹ thuật
reatime RT-PCR để đánh giá mức độ phiên mã gen survivin trên dòng tế bào này. Vì
vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục sử dụng kỹ thuật realtime RTPCR để định lượng mức độ phiên mã gen XIAP trên dòng tế bào ung thư vú BT474
sau khi thử thuốc.
13


1.3. Tổng quan về Glycyl funtumin
1.3.1. Cấu tạo phân tử glycyl funtumin
Glycyl funtumin là một aminosteroid được tìm ra, chiết xuất và phân lập từ năm
1958, tổng hợp toàn phần tại Việt Nam năm 1984 từ pregnenolon qua trung gian
phatalimid [1, 2, 3]. Glycyl funtumin có tính chất của một amin, dễ bị thủy phân khi
đun nóng, có khả năng tham gia phản ứng với acid, phản ứng alkyl hóa và phản ứng
oxy hóa khử. Phân tử GF có nhóm ceton nên cũng tham gia vào phản ứng cộng hợp
vào nhóm carbonyl hoặc phản ứng oxy hóa nhóm carbonyl [2, 3].

Công thức phân tử GF: C23H38O2N2.HCl
Tên khoa học: N-(aminoethanoyl) - 3α – amino - 5α – pregnan – 20 – on
hydroclorid [1].

Hình 1.9. Hình ảnh bao bì thuốc tiêm Aslem [39]
Hiện nay, tại Việt Nam, glycyl funtumin hydroclorid là một hoạt chất được bào
chế dưới dạng thuốc tiêm với chế phẩm thuốc có tên thương mại là Aslem có vai trò hỗ
trợ kích thích tăng cường miễn dịch. Thuốc tiêm Aslem có thành phần hoạt chất chính
14



là glycyl funtumin hydroclorid 0,3 mg và tá dược NaCl 0,9% dưới dạng dung dịch
tiêm 1mL, được lưu hành với chỉ định hỗ trợ điều trị trong một số bệnh ung thư và
nhiễm khuẩn [39].
1.3.2. Tác dụng dược lý của glycyl funtumin
Ở Việt nam, glycyl funtumin đã được ứng dụng lâm sàng trong hỗ trợ điều trị ung
thư nhiều năm qua thông qua tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu. Nghiên cứu
cho thấy GF có tác dụng kích thích miễn dịch dịch thể qua trung gian tế bào theo cơ chế
hoạt hóa chức năng thực bào của đại thực bào và tăng chuyển dạng lympho bào. Ngoài
ra, GF còn cho thấy tác dụng kích thích sức đề kháng và chống nhiễm khuẩn ở mô hình
in-vitro và mô hình thực nghiệm gây viêm phúc mạc bởi trực khuẩn mủ xạnh kháng
kháng sinh [1].
Aslem đã được ghi nhận khả năng phục hồi đáp ứng chuyển dạng lympho bào,
kích thích tế bào lympho tăng tiết các cytokin có vài trò kích thích miễn dịch kháng u
như IL-2 và IFN-γ, đồng thời giảm tiết các cytokin ức chế miễn dịch như IL-4 và IL10. Trên thực tế lâm sàng, phác đồ điều trị kết hợp Fufol-Aslem sau phẫu thuật trên
bệnh nhân ung thư đại - trực tràng cho thấy hiệu quả rõ rệt về khả năng phục hồi cả số
lượng và chất lượng tế bào miễn dịch ở máu ngoại vi (phục hồi số lượng lympho bào,
các dòng CD3, CD4 và CD8, phục hồi đáp ứng chuyển dạng lympho bào); tăng thâm
nhiễm tế bào lympho và các nhóm tế bào lympho vào mô ung thư trực tràng so với
nhóm chứng dùng Fufol đơn độc. Phác đồ kết hợp cho hiệu quả kéo dài hơn 9 đến 11
tháng thời gian sống thêm khi đánh giá tại thời điểm 5 năm sau phẫu thuật so với
nhóm đối chiếu [17].
Mặc dù GF đã được chứng minh có tác dụng kích thích miễn dịch và ứng dụng
lâm sàng để hỗ trợ điều trị ung thư trong thời gian dài nhưng đến nay, cơ chế gây độc
tế bào ung thư chỉ vừa bước đầu được nghiên cứu. Tuy vậy, mức nồng độ 6,0μg/mL
GF đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào
ung thư và ức chế 40% mức độ phiên mã gen survivin thử thuốc [4, 5]. Do vậy, việc
nghiên cứu sự ảnh hưởng của GF lên mức độ phiên mã gen XIAP trên các dòng tế bào
ung thư sẽ góp phần nào đó trong công cuộc giải đáp cơ chế phân tử của thuốc và từ

đó, mở ra hướng tổng hợp và phát triển các nhóm thuốc khác trong điều trị ung thư.

15


×