Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khảo sát sử dụng albumin truyền tĩnh mạch tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THIÊN

KHẢO SÁT SỬ DỤNG
ALBUMIN TRUYỀN TĨNH MẠCH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
VINMEC TIMES CITY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THIÊN
MÃ SINH VIÊN: 1401579

KHẢO SÁT SỬ DỤNG
ALBUMIN TRUYỀN TĨNH MẠCH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
VINMEC TIMES CITY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. Ths. Nguyễn Tứ Sơn
2. Ths. Dương Thanh Hải
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lâm sàng
2. Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ths.
Dương Thanh Hải – Dược sỹ lâm sàng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times
City và Ths. Nguyễn Tứ Sơn – Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học
Dược Hà Nội, những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phan Quỳnh Lan – Trưởng khoa
Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cùng toàn thể anh chị Dược sỹ
lâm sàng – Tổ Dược lâm sàng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã luôn
tạo điều kiện tốt nhất, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị tại phòng Hồ sơ bệnh án, phòng Công
nghệ thông tin – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện được đề tài của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm
sàng – Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và chỉ bảo tôi rất nhiều không chỉ trong
học tập mà còn cả các vấn đề trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu
đã luôn động viên, giúp đỡ, chia sẻ với tôi mọi thăng trầm trong suốt quá trình học tập
và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Văn Thiên



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Tổng quan về albumin............................................................................................2
1.1.1. Cấu trúc phân tử, quá trình chuyển hóa và chức năng của albumin............2
1.1.2. Chế phẩm albumin người (human albumin) ..................................................5
1.2. Tổng kết một số hướng dẫn và nghiên cứu đánh giá sử dụng albumin ............9
1.2.1. Các hướng dẫn sử dụng albumin ....................................................................9
1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá sử dụng albumin ..................................................10
1.3. Giới thiệu về Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City .........................................12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................13
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................13
2.2.2. Xây dựng phiếu thu thập thông tin ................................................................13
2.2.3. Lấy mẫu ...........................................................................................................14
2.2.4. Thu thập thông tin ..........................................................................................14
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................16
2.3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ...........................................................16
2.3.2. Đặc điểm sử dụng albumin ............................................................................16
2.4. Xử lý số liệu ...........................................................................................................16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................17
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................................17
3.2. Đặc điểm sử dụng albumin ..................................................................................18
3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng albumin ở các khoa lâm sàng ..............................18
3.2.2. Nồng độ albumin máu trước khi truyền albumin .........................................18
3.2.3. Lí do chỉ định albumin ...................................................................................19
3.2.4. Đặc điểm lâm sàng của một số chỉ định albumin .........................................25
3.2.5. Tổng lượng albumin sử dụng và thời gian dùng ..........................................28
3.2.6. Tốc độ truyền và dung môi pha albumin .......................................................28



CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................30
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................................30
4.2. Đặc điểm sử dụng albumin ..................................................................................30
4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng albumin ở các khoa lâm sàng ..............................30
4.2.2. Nồng độ albumin máu trước khi truyền albumin .........................................30
4.2.3. Lí do chỉ định albumin ...................................................................................30
4.2.4. Đặc điểm lâm sàng của một số chỉ định albumin .........................................31
4.2.5. Tổng lượng albumin sử dụng và thời gian dùng ..........................................41
4.2.6. Tốc độ truyền và dung môi pha albumin .......................................................41
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
ĐKQT
ARDS
ALI
FDA

UHC

Đa khoa Quốc tế
Acute/Adult Respiratory Distress Syndrome: Hội chứng suy hô

hấp cấp/suy hô hấp tiến triển ở người lớn
Acute Lung Injury: Tổn thương phổi cấp
Food and Drug Administration: Cục quản lí Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ
University Hospital Consortium: Hiệp hội Bệnh viện các Trường
Đại học ở Mỹ

NHS

National Health Service: Dịch vụ y tế quốc gia Anh

BMI

Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể

AASLD
BN

American Association for the Study of Liver Diseases: Hiệp hội
nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ
Bệnh nhân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các trường hợp dùng albumin để tăng thể tích huyết tương ..........................5
Bảng 1.2. Các trường hợp dùng albumin để tăng nồng độ albumin máu ........................6
Bảng 1.3. Các chỉ định lâm sàng của albumin ................................................................6
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .....................................................17
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng albumin ở các khoa lâm sàng ...............................18
Bảng 3.3. Nồng độ albumin máu trước khi truyền albumin ..........................................18

Bảng 3.4. Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin chung toàn bệnh viện ................................19
Bảng 3.5. Đặc điểm của bệnh nhân không phân loại được lí do chỉ định albumin .......21
Bảng 3.6. Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin tại khoa ICU ..............................................22
Bảng 3.7. Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin tại khoa Nội chung – Tim mạch ................23
Bảng 3.8. Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin tại khoa Ngoại tổng hợp ............................24
Bảng 3.9. Đặc điểm lâm sàng của chỉ định giảm albumin máu ....................................25
Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng của chỉ định can thiệp dinh dưỡng ..............................26
Bảng 3.11. Nồng độ albumin lúc bắt đầu sử dụng albumin do phẫu thuật ...................26
Bảng 3.12. Tổng lượng albumin sử dụng và thời gian dùng .........................................28
Bảng 3.13. Tốc độ truyền và dung môi pha albumin ....................................................28


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quá trình tuần hoàn của albumin [21] .............................................................3
Hình 2.1. Chọn mẫu nghiên cứu khảo sát bệnh án ........................................................14
Hình 2.2. Quy trình xác định lí do chỉ định albumin .....................................................15


ĐẶT VẤN ĐỀ
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh tham gia vào 2 chức năng
chính là: duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương; liên kết và vận chuyển một số
chất nội sinh hoặc ngoại sinh như bilirubin, hormon steroid và thuốc có trong máu.
Albumin trong các chế phẩm thuốc được điều chế từ huyết tương, lấy từ máu của người
tình nguyện khỏe mạnh. Tác dụng điều trị của albumin có liên quan đến tác dụng trên
áp lực thẩm thấu keo huyết tương, do đó, albumin được sử dụng trong nhiều tình huống
lâm sàng khác nhau [3], [9].
Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, nhiều chỉ định albumin vẫn còn tranh cãi
do chưa đủ bằng chứng về lợi ích của thuốc [14], [17]. Một số bệnh viện và hiệp hội đã
phải xây dựng hướng dẫn riêng để thống nhất việc chỉ định sử dụng albumin [23], [30],
[38], [41], [42]. Bằng việc đánh giá sử dụng thuốc, tỷ lệ sử dụng albumin phù hợp với

hướng dẫn ghi nhận được trong các nghiên cứu khá dao động từ khoảng 13% [19] tới
trên 60% [39]. Các chỉ định albumin không phù hợp phổ biến như giảm albumin máu,
hỗ trợ dinh dưỡng, điều trị phù hay dẫn lưu dịch… [18], [39], [40]. Chi phí liên quan
đến các chỉ định không phù hợp của albumin có thể lên tới hàng trăm ngàn USD [15],
[18], [40].
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có hướng dẫn điều trị chuẩn về sử dụng albumin
quốc gia cũng như chưa có tổng kết nào về sử dụng albumin trên số lượng lớn bệnh
nhân. Tuy nhiên một số nghiên cứu trên cỡ mẫu nhỏ cũng chỉ ra tỷ lệ sử dụng albumin
không hợp lý ở mức cao. Việc dùng sai và chỉ định không hợp lý cũng gây tốn kém hàng
tỷ đồng mỗi năm [6], [7]. Việc sử dụng một thuốc có giá trị lớn nhưng có nhiều chỉ định
còn tranh cãi như albumin đang là câu hỏi được đặt ra ở nhiều bệnh viện.
Do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Khảo sát sử dụng albumin truyền
tĩnh mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City” với mục tiêu: Khảo sát
các đặc điểm về chỉ định, cách dùng albumin truyền tĩnh mạch trên bệnh nhân nội trú
tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City. Kết quả của khảo sát sẽ góp phần vào việc
xây dựng “Hướng dẫn sử dụng albumin truyền tĩnh mạch” tại bệnh viện nhằm mục
tiêu sử dụng thuốc hợp lí, an toàn và hiệu quả.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về albumin
1.1.1. Cấu trúc phân tử, quá trình chuyển hóa và chức năng của albumin
1.1.1.1. Cấu trúc phân tử
Albumin chiếm hơn một nửa lượng protein toàn phần trong huyết thanh và là
thành phần chủ yếu trong các dịch ngoài lòng mạch như dịch não tủy, nước tiểu, nước
ối, dịch kẽ. Albumin có cấu trúc hình cầu với trọng lượng phân tử khoảng 66,3 kDa,
được tạo bởi một chuỗi polypeptid gồm 585 acid amin (580 acid amin [8]). Phân tử
albumin có 17 cầu nối S-S nội phân tử và chỉ có một nhóm -SH tự do ở vị trí acid amin

34. Đây là một trong số ít protein huyết thanh không gắn với carbonhydrat. Albumin rất
bền, có độ âm điện cao ở pH sinh lý và dễ tan trong nước [8], [17], [35].
1.1.1.2. Quá trình chuyển hóa
Albumin được tổng hợp bởi các tế bào nhu mô gan trừ ở giai đoạn đầu của quá
trình bào thai thì được tổng hợp bởi noãn hoàng. Ở người trưởng thành khỏe mạnh,
khoảng 10 – 15 g albumin (0,2 g/kg cân nặng [11]) được tổng hợp mỗi ngày bởi tế bào
gan. Albumin được tổng hợp chỉ khi tình trạng dinh dưỡng, hormon và môi trường thẩm
thấu phù hợp. Trong đó áp suất keo và áp suất thẩm thấu của dịch kẽ quanh tế bào gan
là tác nhân quan trọng nhất điều hòa sinh tổng hợp albumin. Các cytokin viêm (ví dụ:
interleukin 6, yếu tố hoại tử khối u TNF-α) làm giảm sinh tổng hợp albumin. Tốc độ
tổng hợp albumin có thể giảm khi thiếu hụt amino acid nhưng hiếm khi quan sát được
trên lâm sàng, ngoại trừ tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Việc bổ sung amino acid để
làm tăng tổng hợp albumin là chưa rõ ràng [8], [17], [21], [35].
Sau khi được tổng hợp, một lượng nhỏ albumin được lưu trữ ở gan (< 2 g), phần
lớn được giải phóng vào khoang nội mạch. Khoảng 30 – 40% lượng albumin của toàn
cơ thể nằm ở khoang nội mạch, trên 60% nằm ở khoang ngoài lòng mạch. Albumin từ
khoang nội mạch có thể qua thành mao mạch vào khoảng kẽ và trở về máu thông qua
hệ bạch huyết (hình 1.1). Sự di chuyển của albumin qua thành mao mạch được gọi là
tốc độ thoát mạch, khoảng 5% mỗi giờ. Tốc độ thoát mạch có thể tăng trong rất nhiều
trường hợp như: tăng huyết áp, suy tim sung huyết, tập thể dục, đái tháo đường, nhiễm
trùng, nhiễm khuẩn huyết và sốc, suy giáp, phẫu thuật lớn và chấn thương, quá tải dịch,
2


hóa trị, viêm ống dẫn tinh/viêm cầu thận, bắc cầu tuần hoàn tim phổi, thiếu máu cục
bộ/tái tưới máu, bỏng… [3], [11], [17], [21], [35].

Hình 1.1. Quá trình tuần hoàn của albumin [21]
Albumin được giáng hóa ở rất nhiều mô nhưng chủ yếu là cơ, gan và thận (40 –
60%) với tỷ lệ khoảng 14 g/ngày ở người trưởng thành khỏe mạnh 70 kg, hoặc 4% lượng

protein toàn phần của cơ thể. Nồng độ albumin huyết tương, sự thiếu hụt protein và calo
ảnh hưởng đến tốc độ giáng hóa albumin. Albumin cũng bị mất vào đường tiêu hóa
(khoảng 1 g mỗi ngày) và một tỷ lệ rất nhỏ albumin (vài miligam) cũng bị mất vào nước
tiểu [17], [20], [31], [35].
Thời gian bán hủy của albumin huyết thanh theo Dược thư Quốc gia Việt Nam
là 15-20 ngày [3].
Nồng độ albumin máu ở người trưởng thành khỏe mạnh dao động từ 35 - 52 g/L.
Sự sinh tổng hợp, tốc độ giáng hóa và sự phân bố của albumin giữa khoang nội mạch và
ngoại mạch là các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ albumin máu. Tăng albumin máu là
trường hợp hiếm trong khi giảm albumin máu là dấu hiệu đặc trưng của rất nhiều bệnh
lý khác nhau như các bệnh về gan, ung thư và nhiễm trùng huyết nặng [8], [17], [35].

3


1.1.1.3. Chức năng của albumin
Chức năng chính của albumin là duy trì áp suất keo trong và ngoài lòng mạch và
liên kết vận chuyển một số chất nội sinh và ngoại sinh như bilirubin, hormon steroid và
các thuốc có trong máu.
Tác dụng điều trị của albumin có liên quan đến tác dụng trên áp lực thẩm thấu
keo huyết tương. Trong trường hợp nồng độ albumin huyết thanh bình thường (40-50
g/L), albumin có thể đảm nhiệm tới 60-80% áp lực thẩm thấu keo đó. Albumin có khả
năng liên kết với nước cao (khoảng 18 ml/g). Truyền 1 gam albumin vào máu có thể
làm tăng thể tích huyết tương tuần hoàn lên khoảng 18 ml. Khi dùng đường tĩnh mạch
ở bệnh nhân được tiếp nước đầy đủ, mỗi thể tích albumin 20% hoặc 25% kéo theo tương
ứng khoảng 2,5 hoặc 3 thể tích dịch vào tuần hoàn, trong vòng 15 phút và làm tăng nhẹ
nồng độ protein huyết tương. Lượng dịch thêm này làm giảm hematocrit và độ nhớt của
máu. Thời gian tác dụng của albumin phụ thuộc vào thể tích máu ban đầu của người
bệnh. Nếu lượng máu giảm thì thời gian làm tăng thể tích máu sẽ kéo dài trong nhiều
giờ, nếu lượng máu bình thường thì thời gian tác dụng sẽ ngắn hơn. Trong trường hợp

tính thấm mao mạch bình thường, thời gian albumin nằm ở khoang nội mạch là khoảng
4 giờ [3], [8], [9], [11], [17], [21], [35].
Do điện tích lớn, albumin có khả năng gắn nước, calci, natri và các nguyên tố vi
lượng. Albumin cũng là protein quan trọng tham gia vận chuyển acid béo, bilirubin,
hormon và các thuốc. Mặc dù chức năng vận chuyển của albumin quan trọng về sinh lý
và dược lý nhưng hiện tại không có liệu pháp nào ghi nhận việc sử dụng albumin để cải
thiện chức năng vận chuyển [3], [8], [9], [11], [17], [21], [35].
Ngoài ra, albumin còn có một số chức năng khác như: chống oxy hóa; hệ đệm
cân bằng acid - base; làm tăng tính thấm của màng; làm giảm đáp ứng viêm của tiểu cầu
và bạch cầu trung tính… [8], [11], [17], [21], [35].

4


1.1.2. Chế phẩm albumin người (human albumin)
1.1.2.1. Nguồn gốc, thành phần
Dung dịch albumin là dung dịch vô khuẩn được chiết xuất từ huyết tương của
người khỏe mạnh hiến tặng. Albumin lấy từ máu của người tình nguyện chứa 4, 5, 20
hay 25% albumin huyết thanh với hàm lượng Na+ từ 130 – 160 mmol/lít. Chế phẩm
chứa các protein hòa tan và các chất điện giải nhưng không có các yếu tố đông máu,
kháng thể nhóm máu hay cholinesterase huyết tương nên chúng có thể được dùng mà
không cần quan tâm đến nhóm máu người nhận [1], [3], [12], [37].
1.1.2.2. Dạng thuốc và hàm lượng
Chế phẩm được bào chế ở dạng dung dịch tiêm truyền, gồm 2 loại: Dung dịch
đậm đặc 20% (lọ 50, 100 ml); 25% (lọ 20, 50 và 100 ml) và dung dịch đẳng trương 4,5%
(lọ 50, 100, 250 và 400 ml); 5% (lọ 100, 250 và 500 ml). Hàm lượng Na+ không vượt
quá 160 mmol/lít [1], [3], [37].
1.1.2.3. Chỉ định lâm sàng
Albumin đã được sử dụng trên lâm sàng được hơn 60 năm với mục đích tăng thể
tích huyết tương hoặc để tăng nồng độ albumin máu [11]. Các trường hợp dùng albumin

để tăng thể tích huyết tương được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các trường hợp dùng albumin để tăng thể tích huyết tương
Trường hợp

STT
1

Thay thế thể tích ở giai đoạn hậu phẫu

2

Thay thế thể tích ở bệnh nhân ICU

3

Thay thế thể tích ở bệnh nhân bỏng

4

Thay thế thể tích ở bệnh nhân chấn thương

5

Thay thế thể tích ở phụ nữ mang thai

6

Thay thế thể tích trong phẫu thuật gan (gồm cấy ghép gan)

7


Thay thế thể tích ở trẻ em

5


Giảm albumin máu được chứng minh là có liên quan đến kết cục lâm sàng kém.
Do đó, làm tăng nồng độ albumin máu có thể là một chỉ định của albumin [11]. Các
trường hợp dùng albumin để tăng nồng độ albumin máu được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các trường hợp dùng albumin để tăng nồng độ albumin máu
Trường hợp

STT
1

Tăng albumin máu ở bệnh nhân phẫu thuật hoặc ICU

2

Suy dinh dưỡng, bệnh lý đường ruột, hội chứng kém hấp thu

3

Tăng albumin máu ở bệnh nhân xơ gan

4

Tăng albumin máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư
Các chỉ định sử dụng albumin cụ thể, được ghi nhận trong y văn và hướng dẫn


sử dụng được trình bày trong bảng 1.3. Việc ưu tiên lựa chọn albumin hay các loại dịch
truyền khác ở các chỉ định này phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh và các
khuyến cáo cụ thể.
Bảng 1.3. Các chỉ định lâm sàng của albumin
Chỉ định

Y văn

Hướng dẫn sử dụng

Cắt gan

[9]

[38], [41]

Cấy ghép cơ quan

[9]

[38], [41]

Bỏng*

[3], [9], [12], [13], [37] [23], [41], [42]

Phẫu thuật tim mạch*

[3], [9]


[38], [41], [42]

Chấn thương

[3], [12], [13]

[23], [38], [41], [42]

Phẫu thuật có giảm thể tích [3], [9], [12], [13]

[42]

huyết tương cấp/bán cấp
Sốc giảm thể tích*

[3], [9], [12], [13], [37] [23], [38], [41], [42]

Sốc nhiễm trùng

[9]

[23], [38], [41], [42]

Tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh*

[3], [9], [13], [37]

[41]

Suy gan cấp*


[9]

Cổ trướng, dẫn lưu dịch cổ [9], [12], [13]

[23], [30], [38], [41], [42]

trướng*
Nhiễm trùng màng bụng tự phát [9]

[23], [30], [38], [41], [42]
6


Chẩn đoán hội chứng gan thận

[38], [41]

Hội chứng gan thận

[9]

[23], [30], [38], [41], [42]

Bệnh thận cấp*

[9]

[41]


Hội chứng thận hư

[9], [37]

[38], [41], [42]

Chạy thận nhân tạo*

[9]

Hội chứng suy hô hấp cấp [3], [9]

[23], [38], [41]

(ARDS) hoặc tổn thương phổi
cấp (ALI)*
Thay thế huyết tương
Giảm

albumin/giảm

[9], [12], [13], [37]

[23], [30], [38], [41], [42]

protein [3], [9], [12], [13], [37] [30], [38], [41], [42]

máu*
Can thiệp dinh dưỡng


[9], [37]

[41], [42]

Hội chứng quá kích buồng [9]
trứng*
Thiếu máu cục bộ/xuất huyết [9]

[41], [42]

não
Viêm tụy

[3]

[41], [42]

Chọc hút/dẫn lưu dịch*

[9]

[30]

Chuẩn bị hồng cầu khối trước [9]
khi truyền*
Tăng hiệu quả của thuốc

[41]

Xơ gan mất bù


[30]

Hội chứng khoang màng bụng

[38]

Tăng thành phần hữu hình trong

[42]

máu
Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai

[42]

Nhiễm trùng đường ruột

[42]

Bệnh nhân nặng

[42]

Trường hợp khó sử dụng chất

[42]

thay thế huyết tương khác
*Các chỉ định đã được FDA phê duyệt [10], [22], [24], [26], [32], [33].

7


1.1.2.4. Liều lượng và cách dùng
Dung dịch albumin cần phải tiêm truyền tĩnh mạch. Albumin 20 hoặc 25% có thể
được sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng trước với các dung dịch đẳng trương. Albumin
có thể được trộn lẫn với các dung dịch natri clorid đẳng trương, ringer, glucose đẳng
trương. Không được pha loãng chế phẩm với nước cất pha tiêm do có thể gây tan huyết.
Khi cần, albumin 5% có thể được chuẩn bị từ dung dung dịch albumin 25% bằng cách
cho 1 thể tích dung dịch 25% vào 4 thể tích natri clorid 0,9% hoặc glucose 5% [1], [3],
[9].
Tốc độ truyền albumin là 1 – 2 ml/phút (dung dịch 5%) hoặc 1 ml/phút (dung
dịch 25%), có thể tăng tốc độ truyền trong điều trị sốc. Tốc độ truyền ở trẻ em thấp hơn
25% so với người lớn. Trong trường hợp thay huyết tương, tốc độ truyền phải được điều
chỉnh phù hợp với tốc độ thải trừ [1], [3], [9], [37].
Liều dùng của albumin rất đa dạng phụ thuộc vào chỉ định cụ thể, nồng độ dung
dịch albumin sử dụng, tình trạng lâm sàng và đáp ứng của bệnh nhân. Không nên truyền
quá 250 g/48 giờ. Ở trẻ em, liều dùng albumin thông thường là khoảng 25-50% so với
liều thường dùng ở người lớn, phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng lâm sàng của trẻ
[1], [9].
1.1.2.5. Tác dụng không mong muốn và chống chỉ định
Ít xảy ra những phản ứng phụ khi dùng albumin như: dị ứng, nổi mày đay, phản
vệ, buồn nôn và nôn. Trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ, phải ngừng truyền
albumin và xử lý bằng các biện pháp thích hợp [1], [3], [9], [12], [13], [37].
Chống chỉ định: mẫn cảm với albumin người, thiếu máu nặng, suy tim [1], [3],
[9], [12], [13], [37].
1.1.2.8. Quá liều và xử trí
Khi dùng một lượng lớn albumin cần phải bổ sung hồng cầu hoặc thay thế bằng
máu toàn phần để chống hiện tượng thiếu máu xảy ra sau khi dùng. Tình trạng giảm thể
tích tuần hoàn máu có thể xuất hiện nếu liều điều trị và tốc độ truyền quá cao. Dừng

truyền thuốc ngay và theo dõi giám sát các thông số huyết động học của người bệnh [1],
[3].
8


1.2. Tổng kết một số hướng dẫn và nghiên cứu đánh giá sử dụng albumin
Bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm google và pubmed với các từ khóa liên quan
tới: sử dụng albumin trong một số bệnh lý, sử dụng albumin tại ICU, hướng dẫn sử dụng
albumin, đánh giá sử dụng albumin… các kết quả tìm kiếm đã được tổng kết và được
trình bày trong phần dưới đây.
1.2.1. Các hướng dẫn sử dụng albumin
Albumin có thể được chỉ định trong rất nhiều tình huống lâm sàng, tuy nhiên hiện
chưa có hướng dẫn chung giữa các quốc gia, hướng dẫn của các cơ quan quản lý được
ban hành. Do đó, để tối ưu hóa sử dụng, một số bệnh viện, hiệp hội đã tự xây dựng các
hướng dẫn sử dụng albumin.
Tại Mỹ, Hiệp hội Bệnh viện các trường đại học - University Hospital Consortium
(UHC) đã tổng hợp kết quả của các nghiên cứu và ban hành hướng dẫn sử dụng albumin.
Hướng dẫn này ra đời với mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng albumin không cần thiết.
Không những đề cập đến các chỉ định, điều kiện và mục đích sử dụng albumin, hướng
dẫn này còn chỉ ra các trường hợp sử dụng albumin không phù hợp [41]. Một hướng dẫn
sử dụng albumin khác cũng đã được xây dựng theo cách tương tự tại Trung tâm Y tế
Stanford (Stanford Health Care). Hướng dẫn này ra đời với mục đích làm căn cứ cho
dược sĩ duyệt y lệnh sử dụng albumin tại viện. Đối với các y lệnh không có trong hướng
dẫn, albumin chỉ được phê duyệt khi có thêm sự đồng thuận từ một trong các chuyên
gia y tế được chỉ định [38].
Tại Scotland, bằng cách tổng hợp kết quả của các nghiên cứu sử dụng albumin
và các hướng dẫn sử dụng hiện hành, Quỹ ủy thác về sức khỏe (NHS Foudation Trust)
[23] và nhóm chuyên gia tư vấn các sản phẩn từ huyết tương (National Plasma Product
Expert Advisory Group) [30] cũng đã ban hành các hướng dẫn sử dụng albumin trên
lâm sàng. Các hướng dẫn này đều chỉ rõ chỉ định và liều dùng của albumin trong các

trường hợp. Đáng chú ý, hướng dẫn của Quỹ ủy thác về sức khỏe còn phân loại các
trường hợp mà chỉ định albumin được coi là phù hợp (gồm 3 cấp độ) và không phù hợp
[23].

9


Đặc biệt, Hiệp hội Y học truyền máu và Liệu pháp tế bào Nhật Bản (Japan Society
of Transfusion Medicine and Cell Therapy) đã ban hành hướng dẫn dựa trên bằng chứng
về việc sử dụng albumin vào năm 2017. Bằng cách tổng kết các hướng dẫn sử dụng từ
năm 1972 – 2014, hướng dẫn này này đã đề cập tới 17 bệnh lý có sử dụng albumin và
cung cấp mức độ bằng chứng và mức độ khuyến cáo cho từng chỉ định [42].
Chi tiết về các hướng dẫn được trình bày trong phần phụ lục 1.
Tại Việt Nam, hiện chưa có hướng dẫn sử dụng albumin nào được công bố. Tuy
nhiên, thông tư 30/2018/TT-BYT về việc “Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh
toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm
vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế” có quy định: Quỹ bảo hiểm y tế thanh
toán chi phí sử dụng albumin trong trường hợp: nồng độ albumin máu ≤ 25 g/l hoặc sốc
hoặc hội chứng suy hô hấp tiến triển; thanh toán 70%. Áp dụng tại bệnh viện hạng đặc
biệt, hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV [2]. Điều này có thể làm căn cứ cho việc chỉ
định albumin tại một số bệnh viện.
1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá sử dụng albumin
Tại Tây Ban Nha, năm 2000, một nghiên cứu đánh giá sử dụng albumin cho thấy
các lí do chỉ định albumin phổ biến nhất là can thiệp dinh dưỡng (23%), dẫn lưu dịch cổ
trướng ở bệnh nhân xơ gan (19%) và phẫu thuật triệt căn (11%). Chỉ 59 chỉ định albumin
(24%) được coi là phù hợp. 140 891 USD (77% tổng chi phí điều trị ở các bệnh nhân)
là chi phí liên quan đến việc sử dụng albumin không phù hợp [40].
Tại Iran, năm 2011, một nghiên cứu đã ghi nhận 63,8% bệnh nhân (44/69) được
chỉ định albumin phù hợp. Phẫu thuật tim chiếm 37,7% tổng số các chỉ định. Giảm
albumin máu nhẹ và hỗ trợ dinh dưỡng là chỉ định không phù hợp phổ biến của albumin

trong nghiên cứu này [39]. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng khoảng 87,3% bệnh nhân
(96/110) được chỉ định albumin không phù hợp. Hội chứng thận hư không có albumin
máu giảm (23,6%) là lí do sử dụng albumin không phù hợp phổ biến nhất [19]. Kết quả
tương tự cũng được nhận thấy trong nghiên cứu khác. Trong số 320 chỉ định albumin,
168 (52,5%) chỉ định là không phù hợp. Các chỉ định albumin không phù hợp bao gồm:
giảm albumin máu (23,4%), hỗ trợ dinh dưỡng (13,7%), bảo vệ thần kinh trong xuất
huyết dưới nhện (3%), tiền điều trị trong phẫu thuật khối u (2,8%), phù (1,6%), suy gan
10


(1,6%) và dẫn lưu dịch (3%). Tổng lượng albumin được sử dụng không phù hợp là
28470 g (54,7%) dẫn đến lãng phí hơn 97 000 USD [18].
Tại Ý, kết quả ghi nhận được từ một nghiên cứu tiến cứu có 126 bệnh nhân năm
2015 cho thấy 37,3% chỉ định albumin là phù hợp, 40,5% là chỉ định đôi khi phù hợp
và 18,2% không phù hợp. Có 45% chỉ định albumin ở khoa hồi sức tích cực là không
phù hợp [16].
Năm 2018, tại Mỹ, một nghiên cứu đánh giá tuân thủ hướng dẫn quốc gia và các
chỉ định được FDA phê duyệt cũng chỉ ra rằng có 68 trường hợp (45%) albumin được
chỉ định không phù hợp. Trong số 82 trường hợp chỉ định albumin phù hợp, có 18 bệnh
nhân được kê đơn albumin sai liều (12%) và 6 bệnh nhân nhận được chế phẩm albumin
có nồng độ không phù hợp (7%). Chi phí của 150 bệnh nhân tham gia nghiên cứu liên
quan đến chỉ định albumin không phù hợp là xấp xỉ 13 000 USD [15].
Tại Việt Nam, hiện chưa có tổng kết nào về sử dụng albumin trên cả nước hoặc
theo vùng miền, chỉ có hai nghiên cứu về sử dụng albumin tại Bệnh viện Nhân dân Gia
Định và Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang được công bố. Năm 2009, tại Bệnh
viện Nhân dân Gia Định, một nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của y lệnh sử dụng
albumin đã được thực hiện. Nghiên cứu đánh giá về chỉ định, liều, lượng dùng và chi
phí tài chính cho việc sử dụng albumin bằng cách so sánh với tổng kết các hướng dẫn
công bố trên thế giới từ năm 2000 – 2008. Kết quả cho thấy, hơn 95% lý do truyền
albumin là do hạ albumin máu ở hơn 80% bệnh nhân là bệnh nặng, đây là một chỉ định

hoàn toàn không phù hợp. Hơn 40% chỉ định là tương đối phù hợp với hướng dẫn sử
dụng một cách ngẫu nhiên, nhưng lượng albumin truyền phù hợp chỉ chiếm 14,7% vì
bác sĩ điều trị không truyền theo phác đồ hướng dẫn. Trong năm 2007, có đến 1,63 tỷ
đồng đã chi cho việc sử dụng albumin sai về chỉ định cũng như liều lượng dùng [6]. Tại
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, năm 2014, Phạm Ngọc Trung và cộng sự đã
tiến hành đánh giá hiệu quả can thiệp sử dụng albumin. Kết quả cho thấy, tỷ lệ chỉ định
albumin không phù hợp trước và sau can thiệp theo thứ tự là 41% (121/295 trường hợp)
và 24,6% (70/284 trường hợp) với p < 0,001. Lý do không phù hợp thường gặp là
albumin máu > 25 g/L và suy dinh dưỡng. Chi phí sử dụng albumin giảm đáng kể trước
và sau can thiệp (trước: 3,043 tỷ đồng, sau can thiệp: 1,366 tỷ đồng). Không có sự khác
biệt về thời gian nằm viện và kết cục điều trị trước và sau can thiệp [7].
11


Tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, báo cáo tổng kết tình hình hình sử
dụng thuốc 6 tháng đầu năm 2018 cho thấy tổng chi phí cho việc sử dụng albumin là
gần 3,3 tỷ đồng, chiếm 4,4% tổng chi phí của tất cả các thuốc ở bệnh nhân.
1.3. Giới thiệu về Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
Vinmec là Hệ thống Y tế tư nhân phi lợi nhuận của tập đoàn Vingroup. Ra đời
năm 2012, sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, Vinmec hiện có: 7 bệnh viện đa khoa, 4
phòng khám. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là Bệnh viện đầu tiên
trong chuỗi Hệ thống Y tế Vinmec được đưa vào vận hành. Bệnh viện có quy mô 600
giường bệnh, 32 chuyên khoa cùng 03 trung tâm hỗ trợ chuyên ngành. Đây cũng là bệnh
viện đầu tiên trên cả nước 2 lần đạt chứng chỉ JCI (Joint Commission International) –
chứng chỉ uy tín hàng đầu thế giới về thẩm định chất lượng dịch vụ y tế, được công nhận
trên 90 quốc gia. Năm 2018, Vinmec Times City đã phục vụ gần 290 ngàn lượt khám
chữa bệnh [44].
Dược lâm sàng tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City được định hướng phát
triển theo mô hình chuẩn của Úc và Mỹ, đóng vai trò chuyên gia về thuốc trong đội ngũ
chăm sóc đa ngành (bác sĩ - dược sĩ - điều dưỡng). Các hoạt động, dịch vụ đặc thù của

dược lâm sàng đó là: phỏng vấn tiền sử dùng thuốc, điều soát thuốc; cảnh giác dược;
giám sát điều trị; quản lý sử dụng thuốc cho bệnh nhân trước phẫu thuật, cho bệnh nhân
hóa trị [43]. Bên cạnh đó, bộ phận dược lâm sàng còn thường xuyên tiến hành các nghiên
cứu sử dụng thuốc để tìm ra các vấn đề trong điều trị và tìm giải pháp can thiệp nhằm
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh
viện ĐKQT Vinmec Times City có chỉ định albumin truyền tĩnh mạch trong khoảng thời
gian từ ngày 01/06/2017 – ngày 31/05/2018.
Loại trừ:
• Bệnh án không tiếp cận được: không tra được mã lưu trữ hoặc không sẵn
có tại kho bệnh án.
• Bệnh án có chỉ định nhưng không sử dụng albumin.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu.
2.2.2. Xây dựng phiếu thu thập thông tin
Quá trình xây dựng phiếu thu thập thông tin được tiến hành qua 4 bước chính:
- Bước 1: Tổng quan tài liệu: Tổng hợp về chỉ định của albumin dựa trên các hướng dẫn
sử dụng và tài liệu chuyên khảo [9], [23], [30], [38], [41], [42].
- Bước 2: Xây dựng phiếu thu thập thông tin sơ bộ: Lựa chọn các thông tin cần khảo sát
tại thời điểm bắt đầu chỉ định albumin theo từng bệnh lý. Sau đó, thảo luận với các dược
sĩ lâm sàng.
- Bước 3: Thử nghiệm pilot: Tiến hành thu thập thông tin về việc sử dụng albumin ở tất
cả các khoa trong danh sách (mỗi khoa 2 bệnh án), thảo luận lại với dược sĩ lâm sàng về

các vấn đề gặp phải trong quá trình thu thập và điều chỉnh mẫu phiếu thích hợp.
- Bước 4. Hoàn thiện phiếu thu thập thông tin: Sau thử nghiệm pilot, tiến hành chỉnh
sửa phiếu để thuận tiện cho việc thu thập.
Chi tiết phiếu thu thập thông tin bệnh án được trình bày trong phụ lục 2.

13


2.2.3. Lấy mẫu
Bệnh án nghiên cứu được lấy theo quy trình mô tả trong hình 2.1. Dữ liệu của
người bệnh bao gồm: họ tên, mã PID, mã bệnh án trong thời gian sử dụng thuốc, ngày
vào viện – ngày ra viện của đợt dùng thuốc và khoa điều trị. Đối với bệnh nhân nhập
viện nhiều lần, nghiên cứu quy ước mỗi lần nhập viện là một bệnh nhân.

Hình 2.1. Chọn mẫu nghiên cứu khảo sát bệnh án
2.2.4. Thu thập thông tin
Các thông tin cần thiết được thu thập theo mẫu phiếu (phụ lục 2). Quy trình thu
thập thông tin sử dụng albumin như sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin về việc sử dụng trong hồ sơ bệnh án.
- Bước 2: Rà soát lại thông tin trong bệnh án điện tử
- Bước 3: Xác định lí do chỉ định albumin: được thực hiện theo quy trình mô tả trong
hình 2.2.

14


Hình 2.2. Quy trình xác định lí do chỉ định albumin
Một số quy ước trong nghiên cứu:
- Giảm albumin máu: nồng độ albumin máu < 35 g/L (nồng độ albumin máu bình
thường: 35 – 52 g/L [8]).

- Trường hợp không phân loại được lí do chỉ định albumin: bệnh nhân không có xét
nghiệm albumin máu trước khi truyền hoặc có xét nghiệm nhưng nồng độ albumin máu
> 35 g/L và không ghi nhận được tình trạng phù/tràn dịch, không xác định được lí do
chỉ định albumin.

15


2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bao gồm: tuổi, giới, BMI, bệnh mắc kèm, kết quả điều trị và thời gian nằm viện.
2.3.2. Đặc điểm sử dụng albumin
- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng albumin ở các khoa lâm sàng.
- Nồng độ albumin máu trước khi truyền albumin.
- Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin: chung toàn bệnh viện và theo các khoa điều trị.
- Đặc điểm lâm sàng của một số chỉ định albumin.
- Tổng lượng albumin sử dụng và thời gian dùng.
- Tốc độ truyền và dung môi pha albumin.
2.4. Xử lý số liệu
Thông tin sau khi thu thập được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2016. Sau
đó, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20. Các biến phân hạng
được trình bày dưới dạng tỷ lệ, các biến liên tục phân bố chuẩn được trình bày dưới dạng
trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến liên tục phân bố không chuẩn được trình bày dưới
dạng trung vị (tứ phân vị thứ nhất; tứ phân vị thứ 3).

16


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Có 439 bệnh án thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ được thu thập thông tin.
Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm

Số lượng BN (%)

< 18 tuổi

64 (14,6)

18 – 65 tuổi

235 (53,5)

> 65 tuổi

140 (31,9)

Nam

229 (52,2)

Nữ

210 (47,8)

Không rõ/không áp dụng

67 (15,3)


BMI (kg/m2)b

< 18,5 (gầy)

91 (20,7)

(n = 439)

18,5 – 22,9 (bình thường)

163 (37,1)

≥ 23 (béo)

118 (26,9)

Không có bệnh mắc kèm

241 (54,9)

Có 1 bệnh mắc kèm

128 (29,2)

Có ≥ 2 bệnh mắc kèm

70 (15,9)

Ra viện


403 (91,8)

Tuổi (n= 439)
53,9 (29,5; 70,9)a

Giới (n = 439)

Bệnh mắc kèm
(n= 439)
Kết quả điều trị
(n= 439)

Chuyển viện

30 (6,8)

Tử vong

6 (1,4)

a. Trung vị (tứ phân vị 1; tứ phân vị 3); b. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa
vào BMI cho người trưởng thành châu Á [4].
Trong mẫu nghiên cứu, đa số là bệnh nhân trưởng thành với trung vị của tuổi là
53,9. Nam chiếm tỷ lệ nam cao hơn nữ. 20,7% bệnh nhân có thể trạng gầy. Phần lớn
bệnh nhân không có bệnh mắc kèm. Thời gian nằm viện trung bình là 16,3 ngày, thấp
nhất là 1 ngày, cao nhất là 161 ngày.

17



×