Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập lớn NNLCB của CNMLN HP2 “ lý luận địa tô của c mác và sự vận dụng lý luận này trong việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.23 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
NỘI DUNG.......................................................................................................... 2

.............................. 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 11
PHỤ LỤC........................................................................................................... 12

1


MỞ ĐẦU
Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Trong đó
một đất nước phát triển ngành nông nghiệp như Việt Nam thì việc làm thế nào
để khai thác, quản lí và sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, phát
triển lâu dài bền vững là một trong những mối quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Để người nông dân, tư nhân có thể thuận lợi nhất trong việc canh tác, sản xuất
và đầu tư, vấn đề quyền sở hữu đất nông nghiệp được pháp luật Việt Nam quy
định khá rõ ràng. Để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về hệu quả, sự vận dụng
quyền này, em xin được lựa chọn đề tài “ Lý luận địa tô của C. Mác và sự vận
dụng lý luận này trong việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
hiện nay”.
Sau đây là phần trình bày của em
NỘI DUNG

I. Lý luận về địa tô của C.Mác
1. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
Giống như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, các nhà tư bản
kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng
vì phải thuê ruộng của địa chủ nên ngoài lợi nhuận bình quân ra nhà tư bản kinh


doanh nông nghiệp còn phải thu thêm một phần giá trị thặng dư dôi ra - tức là
lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và
nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ dưới hình thái địa tô xã
hội chủ nghĩa.
Vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu
trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải
nột cho địa chủ.
Để làm rõ hơn bản chất của địa tô xã hội chủ nghĩa, Mác đã tiến hành so
sánh giữa địa tô xã hội chủ nghĩa và địa tô phong kiến.
2


Điểm giống nhau: cả hai đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở
hữu về ruộng đất. Cả hai đều là kết quả của sự bọc lột sức lao động của người
lao động nông nghiệp.
Điểm khác nhau: Về mặt chất, địa tô phong kiến chỉ phản ánh quan hệ sản
xuất giữa hai giai cấp: địa chủ và nông dân, trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột
nông dân; còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ sản xuất giữa ba giai
cấp: địa chủ, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và nông dân nông nghiệp làm
thuê, trong đó, địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân lao động thông qua nhà tư
bản kinh doanh nông nghiệp.
Về mặt lượng, địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư
do nông dân tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết; còn địa tô tư
bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản phẩm
tương ứng với phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư
bản kinh doanh nông nghiệp.

2. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa:
2.1 Địa tô chênh lệch
Địa tô chênh lệch là phần lợi nhận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân

thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch
giữa giá cả sản xuất chung (được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng
đất xấu nhất) và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.
Có hai loại địa tô chênh lệch là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.
- Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện
tự nhiên thuận lợi ( trung bình và tốt) và có giá trị địa lý gần nơi tiêu thụ hay gần
đường giao thông
- Địa tô chênh lệch loại II là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh
tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích
2.2 Địa tô tuyệt đối
Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông ngiệp
tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, xa hay gần.
3


Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình
quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất
chung của nông phẩm.
Ngoài hai loại địa tô chủ yếu này ra thực tế còn tồn tại một số loại địa tô
khác như: địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền, v.v.. Theo
C.Mác, các loại địa tô ấy “đều do địa tô nông nghiệp theo đúng nghĩa của danh
từ này” , có nghĩa là do địa tô nông nghiệp điều tiết.
2.3 Giá cả ruộng đất
Ruộng đất trong tư bản xã hội tư bản không chỉ để cho thuê mà còn dùng
để bán. Giá cả ruộng đất là một phạm trù bất hợp lí, nhưng nó ẩn dấu một quan
hệ kinh tế hiện thực. Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hóa. Bởi ruộng
đất đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó đuwọc
xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do
vậy. giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi
tức hiện hành. nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỉ lệ nghịch với tỉ suất lợi tức tư bản

gửi vào ngân hàng.
Ví dụ: một mảnh đất hàng năm đem lại địa tô là 200 USA, tỉ suất lợi tức
tiền gửi ngân hàng là 5%, thì giá của mảnh đất là
200 * 100 = 4000USD
5
Vì với số tiền 4000USD đó đem gửi ở ngân hàng với lãi suất 5%/Năm cũng
thu được một lợi tức 200USD ngang bằng địa tô thu được khi cho thuê ruộng
đất.
Lý luận địa tô tư bản của nghĩa của C. Mác không chỉ vạch rõ bản chất
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học
để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành khác có liên
quan đến đất đai có hiệu quả hơn.

4


II. Vận dụng lý luận vào việc giao quyền sử dụng đất nông
nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Đối với nước ta, khi nghiên cứu các vấn về địa tô của C.Mác, vấn để địa tô
có ý nghĩa sâu sắc. Việc hoàn thiện đất đai trong nền kinh tế thị trường dựa trên
học thuyết kinh tế chính trị của C.Mác bảo vệ lợi ích của người nông dân khi
phân phối đất đai trong nông nghiệp cho các đối tượng khác nhau, với các mục
đích khác nhau, đặc biệt trong khi thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các mục
đích phát triển công nghiệp, dịch vụ và nâng cao hiệu quả, hạn chế lãng phí và ô
nhiễm đất đai.

1. Khái quát về vấn đề Nhà nước giao quyền sử dụng đất.
Theo khoản 7,8 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, một số khái niệm thuộc vấn
đề giao quyền sử dụng đất được quy định như sau:
“- Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là

việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.
- Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất ( sau đây gọi là Nhà nước cho thuê
đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu
cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.”
Các định nghĩa trên cho thấy, giao đất và cho thuê đất có điểm chung đều là
hình thức “ trao QSDĐ” của Nhà nước cho người sử dụng, là những hoạt động
điều phối đất đai nói chung. Như vậy, việc nhà nước giao quyền sử dụng đất
nông nghiệp ( hay nhóm đất nông nghiệp theo Luật đất đai 2013) chính là việc
nhà nước giao đất nông nghiệp cho các chủ sở hữu.
Theo quy định tại khoản 1 điều 10 Luật đất đai năm 2013, nhóm đất nông
nghiệp gồm các loại đất sau: “Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất
trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng
phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và các loại
đất nông nghiệp khác.”

5


2. Các quy định trong chính sách về giao quyền sử dụng nhóm đất
nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Với việc vận dụng một cách sáng tạo lí luận về địa tô của Mac ,nhà nước ta
đã ban hành luật đất đai để quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của
người dân
2.1 Về hình thức giao đất nông nghiệp
Theo quy định tại các điều 54, 55, 56 Luật đất đai năm 2013, các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhóm đất nông nghiệp có thể được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao đất nông nghiệp không thu tiền hoặc thuê
đất theo hai hình thức là giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
nông nghiệp.

2.2 Về thời hạn sử dụng nhóm đất nông nghiệp
Hạn mức giao đất được quy định tại điều 125 tới điều 128 của Luật đất đai
năm 2013 đối với từng loại đất. Trong đó, Nhà nước cho phép các loại đất được
sử dụng lâu dài là đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là
rừng tự nhiên, đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng. Loại đất sử dụng
có thời hạn đối với các loại đất do hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp là 50 năm, thời hạn cho thuê đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
không quá 50 năm, đối với tổ chức không quá 50 cùng lắm là không tới 70 năm,
quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào công ích xã, phường, thị trấn không quá 5 năm
thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
2.3 Về hạn mức đất nông nghiệp
Hạn mức đất được quy định tại điều 129 Luật đất đai năm 2013 khống chế
diện tích đất giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tránh hiện tượng giao
đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, là cơ sở pháp lí để giới hạn diện tích đất
được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình
thành (Điều 130). Trong đó, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại điều 129 Luật đất đai.
6


Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất đai của Việt Nam trên cơ sở pháp
lý: thứ nhất, để tránh tình trạng tích tụ, tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất
dẫn tới sự phân hóa giai cấp ở nông thôn, việc quy định hạn mức đất để tạo ra sự
hài hòa giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội; thứ hai, việc quy định đó sẽ
cho phép tích tụ đất đai một cách hợp lí, khuyến khích những lao động giỏi có
thể làm giàu chính đáng trong phạm vi hạn mức đất mà nhà nước cho phép; thứ
ba, sẽ khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động ở nông thôn. Tuy vậy, những bất cập về vấn đề này
sẽ được nêu ở phần tiếp theo.


3. Thực trạng những hạn chế trong chính sách giao quyền sử dụng đất
nông nghiệp Việt Nam hiện nay

Thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng, cụ thể hóa các quy định của
Hiến pháp các năm 1980, 1992, 2013, hệ thống pháp luật về đất đai đã
được hình thành và từng bước phát triển (Luật Đất đai năm 1987; Luật Đất
đai năm 1993; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 1998,
năm 2001; Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013) . Nhưng do nhu
cầu kinh tế thị trường ngày càng cao, thực tế luôn thay đổi nên vẫn tồn tại những
chế định hạn chế sự phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Thứ nhất, khó tích tụ, tập trung ruộng đất khiến việc phát triển, đầu tư vào
nông nghiệp khó khăn. Thực trạng về quy mô sử dụng đất nông nghiệp diễn ra
với quy mô nhỏ Sử dụng đất nông nghiệp manh mún theo quy mô hộ tiểu

nông sản xuất tự cấp, tự túc chiếm ưu thế làm cho việc sử dụng đất kém
bền vững và ít hiệu quả. Việc các doanh nghiệp hoặc tư nhân muốn triển
khai các dự án đầu tư lớn sẽ vướng một số những quy định của Luật Đất
đai năm 2013. Điều 179 và điều 190 quy định hộ gia đình, cá nhân chỉ
được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã,
phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác. Như vậy, các nhà đầu tư sẽ
khó tiếp cận ruộng đất với một diện tích lớn, do cản trở của tích tụ, tập
7


trung ruộng đất còn nhỏ lẻ, không thể tạo vùng chuyên canh quy mô lớn,
áp dụng khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, Quyền sử dụng đất nông nghiệp
vượt hạn mức quy định chưa có cơ chế bảo vệ thỏa đáng vì Luật Đất đai cấm
nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức quy định (Khoản 5, Điều 12) và
khi thu hồi đất thì Nhà nước sẽ không bồi thường đối với diện tích đất ngoài hạn
mức (bồi thường tài sản đầu tư trên đất). Tổ chức kinh tế không được nhận

chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng của hộ gia đình, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất (Điều
191). Điều này ảnh hưởng trực tiếp nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
có điều kiện về tài chính, kỹ thuật, mong muốn được đầu tư lâu dài vào lĩnh vực
nông nghiệp.1
Hơn nữa, Điều 62 quy định kiểm soát chặt các trường hợp Nhà nước thu
hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy có sự đền
bù với các dự án đầu tư nhưng trên thực tế, sẽ khó có được sự đồng thuận của tất
cả hộ gia đình, tạo nên sự khó khăn về việc giao đất cho nhà đầu tư, còn nhiều
những phức tạp, khó khăn.
Do vậy, sự manh mún, nhỏ lẻ đó khiến việc tích tụ đất để doanh nghiệp

đầu tư là vô cùng khó khăn, không thể có đất hàng với diện tích lớn. Trong
khi, các doanh nghiệp lại mong muốn có tới hàng nghìn, thậm chí hàng vạn
nghìn ha để phát triển sản xuất.
“Doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp phải tự đi thương
lượng, đền bù đất đai với nông dân. Sau đó, Nhà nước sẽ thu hồi lại phần
đất đó rồi cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy, doanh nghiệp phải mất hai
lần tiền mới có đất “sạch” để sản xuất”2.
Thứ hai, vấn đề tồn tại khác là còn những “khoảng trống”, thiếu cơ chế
pháp lý để điều chỉnh một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Pháp luật đất đai
hiện chưa hình thành khung pháp lý cần thiết về việc chính quyền thuê đất của
1 TS HỒ QUANG HUY ( Bộ t ư pháp), Nhân di ện “rào c ản” trong l ĩnh v ực nông nghi ệp
2 Trích lời ông Võ Quang Huy, Giám đốc Công ty Huy Long An - Mỹ Bình

8


hộ gia đình, cá nhân. Điều này dễ dẫn đến rủi ro cao các hộ gia đình, cá nhân sẽ
có khiếu nại, thắc mắc trong vấn đề này.

Thứ ba, Thị trường QSDĐ trong nông nghiệp, nông thôn là một thị

trường tiềm năng, tuy nhiên, thị trường này chưa phát triển: thị trường
QSDĐ sơ cấp (Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân) đã hoạt động
hiệu quả, nhưng thị trường QSDĐ thứ cấp (chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng QSDĐ)
còn “đóng băng”. Trong các quyền được pháp luật cho phép, người sử
dụng đất mới thực hiện một số quyền, như chuyển đổi, thừa kế, thế
chấp; các quyền khác, như quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, cho
thuê lại và góp vốn bằng QSDĐ còn ít được sử dụng.

4. Một số những đề xuất về chính sách giao quyền sử dụng đất nông
nghiệp
Theo quan điểm của ông Lê Văn Tam3, cho biết: “Luật Đất đai đang là

rào cản thật sự với doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp. Vì đất đai
hoàn toàn là sở hữu công, nông dân không có quyền chuyển đổi, bán… Vì
vậy, doanh nghiệp rất khó để tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Do vậy, để
giải quyết được vấn đề này, phải sửa đổi từ Luật Đất đai”.
Để giải quyết vấn đề sản xuất nhỏ lẻ, manh bún của các hộ gia đình,
cá nhân, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, việc phát triển khuyến khích
về tập trung ruộng đất, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp
hàng hóa tập trung, quy mô lớn là một trong những vấn đề ưu tiên. Mà theo
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, hướng tháo gỡ trước mắt của
Bộ NN&PTNT là phải dành một quy mô đất “sạch” cho doanh nghiệp đầu
tư trong lĩnh vực chế biến, ưu tiên công nghệ cao theo hướng thúc đẩy liên
kết giữa nông dân với doanh nghiệp khi người dân góp đất cùng doanh
3 Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa)

9



nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng, phát triển hình thức các cánh đồng mẫu
lớn cũng là hướng làm khả thi, nhưng còn phải điều chỉnh một số vấn đề để
đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người dân.
Trên cơ sở củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu, từng bước mở rộng QSDĐ cho người sử dụng đất; xác
định QSDĐ là hàng hóa được lưu thông trên thị trường bất động sản;
khuyến khích tích tụ ruộng đất (dồn điền, đổi thửa, phát triển kinh tế trang
trại, xây dựng cánh đồng lớn), xây dựng nông thôn mới đã được triển khai
thực hiện với các bước đi thận trọng, thích hợp và đã phát huy tác dụng.
Trên cơ sở khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, từng bước
mở rộng các quyền của người sử dụng đất nông nghiệp, quy định các
QSDĐ được tham gia thị trường bất động sản. Mở rộng thời hạn sử dụng
đất từ đất nông nghiệp, tiếp tục gia hạn sử dụng đất nếu như Nhà nước xét
thấy tiềm năng của các chủ thể tham gia canh tác hoặc sản xuất. Về việc
mở rộng hạn sử dụng đất nông nghiệp, Luật đất đai cũng có sự thay đổi cụ
thể qua các giai đoạn: 20 năm đối với đất trồng cây hằng năm, 50 năm đối
với đất trồng cây lâu năm (Luật Đất đai năm 2003) lên 50 năm đối với các
loại đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm (Luật Đất đai năm
2013). Mở rộng hạn mức nhận chuyển QSDĐ từ gấp 2 lần (Nghị quyết số
1126/2007/NQ-UBTVQH11, ngày 21-6-2007), lên 10 lần (Luật Đất đai
năm 2013). Tuy nhiên, có thể xem xét thêm về tính khả thi của chủ thể sử
dụng đất nông nghiệp để cân bằng cho phù hợp, tránh để tình trạng nơi
thừa, nơi không có đất để sản xuất.
Thí điểm cho đề xuất này, nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tích tụ
và tập trung đất đai đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tình
Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội của Phạm Thanh Quế đã chứng minh tính
khả thi của việc tích tụ ruộng đất trên quy mô lớn, năng suất cây trồng và
vật nuôi tăng đáng kể so với trước đây. ( Xem bàng phần phụ lục)

10


Bên cạnh đó, việc giải quyết về vấn đề QSDĐ là do các quy định về
quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, cho thuê phù hợp, thuyên giảm, rút
gọn những vấn đề thuộc về mặt thủ tục để dễ dàng cho không chỉ cho tư
nhân mà cả người nông dân giao đất, thủ tục quá chặt chẽ, phức tạp cũng là
một trong những khuyết điểm; khắc phục các quy định và hướng dẫn về
góp vốn bằng QSDĐ chưa đủ rõ ràng để người dân an tâm góp vốn bằng
QSDĐ với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Mặt khác, tâm lý
của người nông dân muốn giữ ruộng đất sản xuất, không muốn chuyển
nhượng mặc dù không có nhu cầu sử dụng đất (thanh niên thì đi xuất khẩu
lao động hoặc tìm công việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp; người
lớn tuổi thì ra thành phố làm các công việc dịch vụ lao động). Việc xây
dựng các chế định để đảm bảo sự cho người dân cũng là một trong những
vấn đề đáng để các nhà làm luật lưu tâm.
KẾT LUẬN
Trên đây là những tìm hiểu của em về Lý luận địa tô của C.Mác và sự
vận dụng lí luận này vào trong việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Mặc dù nhà nước ta hiện nay có những chính sách thuận lợi dựa trên cơ sở
pháp lí trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm nông nghiệp cũng
như doanh nghiệp muốn sử dụng đất nông nghiệp phát triển kinh tế. Nhưng
vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế nhất định cần khắc phục. Càng sớm
hoàn thiện những chế định này sớm chừng nào thì đất nông nghiệp sẽ sớm
phát huy hết tiềm năng của mình, khai thác tốt nông nghiệp góp một phần
không nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước.
Phần trình bày trên còn nhiều thiếu sót do hiểu biết còn hạn chế, em rất
mong nhận được sự nhận xét và phản hồi từ thầy cô. Em xin chân thành
cảm ơn!
11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Giáo trình:
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, NXB. CTQG, Hà Nội, 2012;
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin (dùng cho
các khối ngành không chuyên kinh tế, quản trị kinh doanh trong các
trường đại học, cao đẳng), NXB, CTQG, Hà Nội, 2008;
3. Trường Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình luật đất đai, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2017;
* Sách:

1. Vũ Duy Khang,Các nguyên tắc và các phương pháp áp dụng pháp luật
đất đai 2016, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2016;
* Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật đất đai năm 2013;
2. Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21 tháng 06 năm

2007, của Uy ban thường vụ Quốc hội Quy định về hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử
dụng vào mục đích nông nghiệp;
* Các wesite
1.
2.

12


PHỤ LỤC


13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HĐQT
NN&PTNT
NĐ/UBTVQH
QSDĐ

Hội đồng quản trị
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nghị định/ Ủy ban thường vụ Quốc hội
Quyền sử dụng đất

14



×