Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 124 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN DANH KIÊN
PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung

Hà Nội – 2012















2
MỤC LỤC

Mục
Nội dung
Trang


Trang phụ bìa


Lời cảm ơn


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các chữ viết tắt


Danh mục Bảng biểu



MỞ ĐẦU
1

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1.
Tổng quan về đất nông nghiệp
5
1.1.
Đất – Tài nguyên đất ở Việt Nam
5
1.1.1.
Phân loại tài nguyên đất, nhóm đất nông nghiệp
8
1.1.2.
Vai trò, ý nghĩa của đất đai - đất nông nghiệp
11
1.2.
Khái quát quá trình phát triển của pháp luật đất đai về
sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

15
1.2.1.
Thời kỳ từ năm 1945 đến 1954.
15
1.2.2.

Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975
19
1.2.3.
Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1992
20


3
1.2.4.
Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003
23
1.3.
Quan hệ pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp tại Việt
Nam hiện nay.

25
1.3.1.
Chủ thể trong quan hệ pháp luật về sử dụng đất nông
nghiệp.
25
1.3.2.
Khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật sử dụng
đất nông nghiệp.

30
1.4.
Những nguyên tắc trong sử dụng đất nông nghiệp hiện
nay.
32
1.4.1.

Bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp và đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia

32
1.4.2.
Sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả
và bền vững.

34

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.
Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp
38
2.1.1.
Các quy định pháp luật về giao đất nông nghiệp.
38
2.1.2.
Các quy định pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.
47
2.1.3.
Các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp

51
2.1.4.
Các quy định pháp luật về giá đất.

58
2.1.5.
Các quy định pháp luật về chuyển mục đích sử dụng



4
từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
62
2.1.6.
Quyền sử dụng đất nông nghiệp trong thị trường bất
động sản.
66
2.2.
Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện
nay
69
2.2.1.
Đất nông nghiệp càng thu hẹp.
69
2.2.2.
Quy hoạch ruộng đất manh mún.
73
2.2.3.
Ô nhiễm đất nông nghiệp ngày càng thêm trầm trọng.
75

CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

3.1.
Cơ sở, phương hướng hoàn thiện pháp luật đất nông
nghiệp.
79
3.1.1.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin đối với đất đai
và nông nghiệp.

79
3.1.2.
Chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam
đối với đất đai và nông nghiệp.

84
3.1.3.
Nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá.
92
3.2.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông
nghiệp
95
3.2.1.
Hoàn thiện pháp luật trong sử dụng đất nông nghiệp.
95
3.2.1.1.
Sửa đổi các quy định về hạn mức, khắc phục tình
trạng ruộng đất manh mún, tiếp tục giao đất lâu dài
cho người sử dụng đất.


95


5
3.2.1.2.
Sửa đổi các quy định về thu hồi đất, giá đất và bồi
thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

99
3.2.1.3.
Ban hành luật quản lý nông nghiệp bảo vệ nghiêm
ngặt đất trồng lúa.

102
3.3.
Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng,
khai thác đất nông nghiệp

103
3.3.1.
Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra giám sát pháp luật
sử dụng đất nông nghiệp

103
3.3.2.
Tiếp tục thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa.
104
3.3.3.
Thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp cho

người nông dân.

105
3.3.4.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo giống, cơ
giới hoá, sản xuất theo hướng hàng hoá, năng xuất cây
trồng, tạo việc làm cho người nông dân khi thu hồi
đất.


106

KẾT LUẬN
109

TÀI LIỆU THAM KHẢO
111








6
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, Tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của thầy cô Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy cô Khoa Luật - Đại

học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi suốt
quá trình nghiên cứu, học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến
TS. Doãn Hồng Nhung đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi xin
chân thành cảm ơn sâu sắc sự quan tâm của Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh
Phúc, cùng các anh chị đồng nghiệp - nơi tôi công tác, đã tạo rất nhiều điều
kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm
ơn Lãnh đạo, quý anh, chị công tác tại Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 01 năm 2012
Học viên


Nguyễn Danh Kiên



7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Danh Kiên









8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


BCHTƯ:

Ban chấp hành trung ương
CNTB:

Tư bản chủ nghĩa


CNH – HĐH:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNXH

Chủ nghĩa xã hội
FAO:

Quỹ nông lương Liên hợp quốc
HTX:

Hợp tác xã
PTSX

Phương thức sản xuất
TLSX:

Tư liệu sản xuất

WTO:
Tổ chức thương mại thế giới




9


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2. 1
Biến động đất nông nghiệp của cả nƣớc

Bảng 2.2


Mức độ manh mún đất đai ở một số tỉnh Bắc Bộ



















10

















MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, gắn liền với mọi hoạt
động của con người, có tác động trực tiếp tới môi trường sinh thái. Trải qua
bao thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ
vốn đất đai như ngày nay. Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng để phát


11
triển kinh tế nhất là đối với ngành nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ
yếu, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tư liệu không thể thay thế trong sản
xuất, quyết định tính đa dạng, quy mô và hiệu quả của sản phẩm nông nghiệp.
Ở nước ta, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế then chốt và ảnh hưởng lớn đến
khu vực kinh tế nông thôn. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2009,
giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 346786 tỷ đồng, chiếm 30,91% tổng sản
phẩm trong nước, có khoảng 58,0 % lao động làm tại khu vực nông thôn.

Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Đồng thời, Việt Nam
còn là nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản có giá trị lớn như: cà phê, sợi
bông, cao su, chè… Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm nhanh
chóng một mặt do phải thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp phục vụ xây
dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, xây dựng đô thị hoặc nhiều mục
đích khác nhau. Mặt khác nhiều năm gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường, các thảm hoạ thiên tai luôn đe doạ đến diện tích đất đai và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Vì vậy, vấn
đề sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp là rất cấp bách và cần thiết.
Từ những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu: "Pháp
luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam " với mong muốn góp phần
tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính
sách pháp luật đất đai liên quan đến đất nông nghiệp hiện nay, trên cơ sở đó
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần giải phóng sức lao
động, tính chủ động sáng tạo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý
trong sản xuất nông nghiệp nâng cao hiệu quả trong sản xuất phục vụ cho
mục đích công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là đối với chính
sách xây dựng nông thôn mới của nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu, tính mới của đề tài


12
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu các góc độ, khía cạnh
pháp lý khác nhau về đất nông nghiệp của các tác giả: PGS.TS. Trần Thị
Minh Châu chủ biên (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện
nay - NXB Chính trị Quốc gia; Ths. Nguyễn Mạnh Tuân (2003-2004), Chính
sách đất đai nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Tô Văn Châu
(2003), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở Việt

Nam. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lý luận lịch sử Nhà nước và pháp luật
– Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phát triển nông nghiệp và chính
sách đất đai ở Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Ốt-
xtrây-lia 2007; An Như Hải (2008), Thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển
công nghiệp và đô thị. Quan điểm và giải pháp. Tạp chí Quản lý nhà nước
2008; Bùi Đình Tuân (2009), Lý giải hiện tượng bán đất của người nông dân,
Tạp chí Tâm lý học 2009, số 4. Luận án: quan hệ tổ chức - quản lý đất đai
trong nông nghiệp và phát triển nghiệp nông thôn của Nguyễn Tấn Phát,
Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề
pháp lý như quản lý nhà nước về đất đai, về thực trạng pháp luật trong việc
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, về tổ chức ruộng
đất ở nông thôn…. . Kế thừa thành quả của các tác giả đã nghiên cứu, tác giả
luận văn mạnh dạn chọn đề tài: "Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở
Việt Nam " nhằm làm sáng tỏ, bổ sung thêm ý nghĩa của hệ thống lý luận,
đánh giá thực trạng trong sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật cũng như trong tổ chức thực hiện
để nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng đất nông nghiệp, đóng góp vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng đời sống
của người nông dân trước bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.


13
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu của luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ hệ thống lý
luận, chính sách pháp luật về đất nông nghiệp. Đồng thời phân tích thực trạng
pháp luật đất đai liên quan đến đất nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật, cũng như việc tổ
chức triển khai ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định
liên quan đến chế độ pháp lý của nhóm đất nông nghiệp, chủ yếu là đối với
loại đất hàng năm trong đó tập trung đối với loại đất trồng lúa.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các các
quy định pháp lý liên quan về sử dụng nhóm đất nông nghiệp, chủ yếu là đối
với đất nông nghiệp hàng năm - đất lúa. Thực trạng các quy định pháp luật từ
khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành đến nay, nhằm đề xuất giải
pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý, khai thác, sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp - nông
thôn. Sử dụng phương pháp thu thập thống kê, quan sát, so sánh…. nhằm
phân tích, đánh giá thực trạng của các quy định liên quan, đưa ra các kết luận
mang tính khoa học để hoàn thiện chính sách pháp luật trong sử dụng đất
nông nghiệp ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận: Đề tài luận văn có ý nghĩa làm rõ hệ thống lý luận,


14
những vấn đề pháp lý cơ bản về đất nông nghiệp. Từ đó có những nhận thức
mới, sâu sắc hơn đối với đất nông nghiệp. Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ nghiêm
ngặt đất nông nghiệp và sử dụng có hiệu quả trong hoạt động khai thác sử
dụng, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Qua phân tích thực trạng của vấn đề pháp lý và thực
tiễn trong việc sử dụng đất nông nghiệp nhằm đưa ra các đề xuất kiến nghị
nhằm hoàn thiện cơ sở chính sách pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác sử dụng

đất nông nghiệp.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, chữ viết
tắt. Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt
Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1.1. Tổng quan về đất nông nghiệp
1.1.1. Đất –Tài nguyên đất Việt Nam
Con người sinh ra gắn liền với đất, tồn tại được là nhờ các sản phẩm
từ đất và đến khi nhắm mắt, xuôi tay họ lại trở về với đất. Qua bao nhiêu


15
thế hệ con người đã có nhiều nhận thức khoa học và có cả những nhận thức
mang ý nghĩa tâm linh về đât đai. Cho tới nay đã có nhiều định nghĩa về đất,
Theo Từ điển Oxford Advanced Learner`s Dictionary, nhà xuất bản
Oxford, năm 1995, Land (đất): Phần rắn khô của bề mặt trái đất, đối lập
với nước [50, tr.661]. Từ điển Webster`s New World Dictionary, nhà xuất
bản Macmillan, năm 1996, Land (đất): (1) phần rắn của bề mặt trái đất
không bị bao phủ bởi nước; (2) phần cụ thể của bề mặt trái đất; (3) đất
nước, vùng…; cư dân của vùng, người của một quốc gia; (4) mặt đất hoặc
phần rắn xét ở khía cạnh tính chất, địa điểm tọa lạc; (5) đất xem xét dưới

góc độ là tài sản…[51, tr.758] Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, năm 1998,
Đất là phần chất rắn, nơi người và động thực vật sinh sống; phân biệt với
biển, trời. Theo định nghĩa của Từ điển Bách Khoa Việt Nam 1, năm 1995,
Đất là lớp mỏng trên cùng của vỏ trái đất tương đối tơi xốp do các loại đá
phong hóa ra, có độ phì trên đó cây cỏ có thể mọc được. Đất được hình
thành do tác dụng tổng hợp của nước, không khí và sinh vật lên đá mẹ. Đất
có độ phì nhiêu ít hay nhiều và bao gồm các thành phần chất rắn, chất lỏng
(dung dịch đất), chất khí và sinh vật (động, thực vật, vi sinh vật). Đất được
phân loại theo kiểu phát sinh: Đất đỏ Bazan; đất phù sa; đất phù sa cổ;
đất rừng xám; đất Potzon; đất mặn kiềm hay chua mặn,vv. Đất đồng bằng
tùy thuộc các quy luật phân vùng theo địa giới; đất miền núi chịu sự chi
phối của chiều cao. Trong nông, lâm nghiệp, đất được phân hạng thành các
loại theo khả năng sử dụng và yêu cầu bảo vệ đất: Đất rừng, đất trồng cây
hàng năm, cây lâu năm, đất chăn thả, đất thổ cư, đất chuyên dùng (giao
thông, xây dựng, thủy lợi, du lịch, vv).
Đất đai là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nên có nhiều
cách nhận thức khác nhau về đất đai. Đối với ngành khoa học thổ nhưỡng, đất
đai với tư cách là đối tượng nghiên cứu nhằm làm rõ quá trình hình thành, quy


16
luật phân bố các loại đất trên địa cầu cùng những đặc tính khác nhau của các
loại đất nên những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học thổ nhưỡng là
hệ thống tri thức tương đối đầy đủ về nhận thức khoa học về đất đai. Định
nghĩa đất của Đacutraep – nhà thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận
rộng rãi nhất. Theo tác giả: Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một
thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí
hậu, địa hình và thời gian. Các loại đá và khoáng chất cấu tạo nên vỏ trái đất
dưới tác động của khí hậu, sinh vật địa hình trải qua một thời gian nhất định
dần dần bị vụn nát. Chính con người tác động và đất đã làm thay đổi nhiều

tính chất đất và nhiều khi tạo ra một loại đất mới chưa có từng có trong tự
nhiên, ví dụ như đất trồng lúa nước.
Theo các định nghĩa của tổ chức FAO thì đất đai là một tổng thể vật
chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể
vật chất đó. Như vậy, đất đai là một phạm vi không gian như một vật mang
những giá trị ý niệm của con người. Theo định nghĩa này, đất đai thường gắn
với một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích và
khi có sự chuyển quyền sở hữu. Cũng có quan điểm tổng hợp cho rằng đất đai
là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế - xã hội của một tổng thể
vật chất. Theo quan điểm đó, đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt
trái đất, bao gồm cả yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới
bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt (hồ,
sông, suối, đầm lầy …), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập
đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt
động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước,
hệ thống thoát nước, đướng xá nhà cửa).
Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, có diện tích tự
nhiên là 330.104,2 km
2
, xếp thứ 59 trên tổng số 200 nước trên thế giới, trong


17
đó diện tích sông, suối, núi đá và các hải đảo chiếm khoảng 2 triệu ha, còn lại
là các loại hình thổ nhưỡng đất liền. Gần ¾ diện tích đất đai của nước ta là
rừng núi, diện tích đất nông nghiệp chưa đầy 25%. Chúng ta có thể thấy, đất
đai nước ta rất đa dạng về các loại đất nhưng phân bố không đồng đều giữa
các vùng, do đó quyết định đến sự phân bố dân cư. Ở những vùng đất đai rộng
lớn thì dân cư thưa thớt bởi điều kiện canh tác và sinh sống tại những vùng
này rất khó khăn. Vùng Bắc Trung bộ chiếm 31,3% diện tích đất tự nhiên

nhưng chỉ chiếm 16,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước. Trong
khi đó, đồng bằng sông Hồng chiếm 3,78% diện tích đất tự nhiên nhưng
chiếm 8,7% diện tích đất nông nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm
11,95% diện tích đất tự nhiên, nhưng chiếm 34,30% tổng diện tích đất nông
nghiệp.
Diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng
giảm do tốc độ tăng dân số cao, sự phát triển mạnh của các yếu tố như đô thị
hoá, công nghiệp hoá và các cơ sở hạ tầng mà ở đó chủ yếu là đất nông
nghiệp bị chuyển đổi mục đích sang các hoạt động kinh tế khác với số lượng
ngày càng tăng. Diện tích đất trung bình trên đầu người thuộc loại thấp trên
thế giới, diện tích đất trung bình trên đầu người là 0,46 ha, đứng thứ 10 trong
khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 135 trong tổng số 200 nước trên thế giới.
Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của Việt Nam chỉ còn dưới 0,11
ha, thuộc nhóm 7 là nhóm các nước có diện tích đất nông nghiệp trên đầu
người thấp trên thế giới [3, tr 49]. Do đó chính sách pháp luật đất nông nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác tài nguyên đất đai nhằm phát
triển kinh tế xã hội của nước ta.
1.1.2. Phân loại đất đai, nhóm đất nông nghiệp theo pháp luật ở
Việt Nam


18
Phân loại đất là việc phân chia đất thành từng nhóm hay các loại đất
khác nhau với những tên gọi đặc trưng nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc
nghiên cứu bản chất, quá trình phát sinh, phát triển của từng loại đất khác
nhau từ đó đề ra phương hướng quản lý và sử dụng hiệu quả. Khoa học
nghiên cứu về đất, đặc biệt là ngành thổ nhưỡng nghiên cứu về đất đã tiến
hành phân loại đất nhằm kiến giải các hiện tượng, tính chất đặc điểm tự nhiên
của đất đai nhằm phục vụ cho sử dụng khai thác hợp lý đất đai nhất là đối với
ngành kỹ thuật trồng trọt. Dựa trên những đặc điểm tự nhiên của đất và những

thành tựu nghiên cứu của khoa học thổ nhưỡng để phát triển kinh tế - xã hội
với tư cách là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông
nghiệp.
Nếu khoa học thổ nhưỡng phân loại đất nhằm phục vụ cho kỹ thuật canh
tác thì khoa học pháp lý nghiên cứu việc phân loại đất theo mục đích sử dụng
của từng loại đất khác nhau dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
từng loại đất nhằm phục vụ cho việc quản lý và sử dụng đất đai có định
hướng và hiệu quả.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, Luật đất đai năm 1987 tại Điều 8,
đất đai được phân thành 5 nhóm đất: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
khu dân cư, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng. Đến Luật đất đai năm 1993,
đất đai của Việt Nam được chia thành sáu loại: Đó là, đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa
sử dụng. Đối với đất nông nghiệp được xác định tại Điều 42 như sau: “Đất
nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp.” Với quy định của Luật đất đai năm 1993, theo sự
phân chia này, đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp được tách riêng thành hai
loại riêng. Tuy nhiên, sự phân loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, vừa


19
căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất đã
dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, không có sự tách bạch về
mặt pháp lý gây khó khăn cho công quản lý đất đai.
Để khắc phục những hạn chế đó, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất. Theo
quy định tại Điều 13 Luật đất đai năm 2003 đã chia đất đai làm ba loại với
tiêu chí phân loại duy nhất đó là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu. Trên
cơ sở đó, đất đai được chia theo ba phân nhóm :

- Nhóm đất nông nghiệp;
- Nhóm đất phi nông nghiệp;
- Nhóm đất chưa sử dụng;
Như vậy, chúng ta đã mở rộng khái niệm đất nông nghiệp với tên gọi
“nhóm đất nông nghiệp” thay cho “ đất nông nghiệp” trước đây. Theo quy
định của Luật đất đai năm 2003, có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể
các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ
yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng,
nghiên cứu thí nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp. Cụ thể tại Khoản 1 Điều
13 của Luật đất đai năm 2003 và Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01
tháng 01 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực
hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất như sau:
Một là, đất trồng cây hàng năm: Đó là đất chuyên trồng các loại cây có
thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một năm
kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên
có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ


20
dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. Ở nước ta, diện tích đất
này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
và một phần đồng bằng duyên hải miền Trung. Trong khi đó các tỉnh miền núi
phía Bắc diện tích đất hàng năm phục vụ cho trồng lúa đảm bảo lương thực
đồng bào miền núi còn rất hạn chế, điều kiện canh tác rất khó khăn.
Hai là, đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các
loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu
hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu
hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho, v.v.; bao gồm đất

trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây
lâu năm khác.
Ba là, đất rừng sản xuất: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất
có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục
hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
Bốn là, đất rừng phòng hộ: là đất sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu
nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió,
chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng
hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.
Năm là, đất rừng đặc dụng: Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào
mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng
cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc
dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng


21
Sáu là, đất nuôi trồng thuỷ sản: Đất nuôi trồng thuỷ sản là đất được sử
dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ
sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
Bảy là, đất làm muối: Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục
đích sản xuất muối.
Tám là, đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ: Đất này là
đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ
mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây
dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được
pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp,

lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con
giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuât nông nghiệp.
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập nghiên cứu đất nông nghiệp
đối với đất hàng năm chủ yếu là đất lúa nhằm phân tích thực trạng sử dụng
loại đất này để đưa ra các giải pháp hoàn thiện, tăng khả năng khai thác, sử
dụng hợp lý, kết hợp yếu tố sản xuất hiệu quả, đảm bảo bền vững trong việc
sử dụng trước những yêu cầu cấp thiết hiện nay.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của đất đai - đất nông nghiệp
Dưới góc độ chính trị, pháp lý: Đất đai là một bộ phận không thể
tách rời của lãnh thổ quốc gia, nó gắn liền với chủ quyền của một nhà
nước. Xâm phạm đất đai là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nhà
nước là đại diện cho chủ quyền quốc gia có quyền và trách nhiệm thực
hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất đai khỏi sự xâm phạm từ bên ngoài.
Đất nông nghiệp có vị trí quan trọng và được coi là một trong những đảm bảo
cho sự ổn định an toàn cho tồn tại và phát triển của đất nước.


22
Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Các Mác cho rằng, đất là một phòng thí
nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để
định cư, là nền tảng của tập thể. Khi nói về vai trò ý nghĩa của đất đối với sản
xuất xã hội, Mác khẳng định: “ Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh
ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ” Hay như William Petti (1622-1687) nhà
sáng lập khoa kinh tế chính trị hiện đại đã tổng kết: “Lao động chỉ là cha của
của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Nhà sử học Phan Huy Chú qua nghiên cứu
thực tiễn đã rút ra kết luận: “Của cải của một nước không gì bằng đất đai,
nhân dân và của cải do đấy mà sinh ra”. Tất cả những nhận định trên cho thấy
đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng có vai trò đối với đời sống
kinh tế xã hội là hết sức to lớn.

Chúng ta đã biết rằng, không có đất thì không thể có sản xuất, cũng như
không có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện
trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một
vật thể lịch sử - tự nhiên không phụ thuộc vào hình thái kinh tế xã hội. Đồng
thời, đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nơi cư trú, sinh
sống của con người, là TLSX chính không thể thay thế được của sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu chính của các ngành sản
xuất vật liệu xây dựng như: gạch, ngói, xi măng, đồ gốm… Đất là cội
nguồn dự trữ tài nguyên có giá trị nhất của con người. Đất đai là cơ sở để
phát triển các hệ sinh thái, là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, thiếu nó
con người không thể tồn tại, duy trì và phát triển sự sống.
Đất đai vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực để phát triển đất nước. Ở
nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, chúng ta đã xác định đất đai
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là TLSX đặc biệt, là nguồn nội lực
và nguồn vốn to lớn của đất nước, quyền sử dụng đất đai là hàng hóa đặc
biệt. Chính sách đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người
đầu tư và người sử dụng đất. Đổi mới phải phù hợp với đường lối phát


23
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chủ động phát triển vững chắc
thị trường bất động sản có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, với sự
tham gia nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, không tách rời thị trường quyền sử dụng đất và các tài sản gắn
liền với đất. Việc tiếp tục đổi mới đã coi đất đai là nguồn lực, nguồn vốn,
tức là đã thấy nguồn vốn đầu tư từ nội lực đang tiềm ẩn trong đất đai và có
ý nghĩa to lớn tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội ở
nước ta hiện nay.
Ngày nay, đất đai được xác định là một nguồn lực, nguồn vốn để
phát triển kinh tế, quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt và là tài sản của

người sử dụng đất. Trong những năm gần đây hầu hết các lý luận kinh tế
đều thừa nhận: sức lao động, vốn tài chính, đất đai là những nguồn lực đầu
vào của nền kinh tế và đầu ra là sản phẩm hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa
và dịch vụ. Do đó đất đai là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển.
Đất đai trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập nền kinh tế
xã hội, cũng như tiến trình CNH - HĐH của nước ta hiện nay có ý nghĩa sâu
sắc. Vì vậy, sử dụng có hiệu quả đất đai luôn là vấn đề hệ trọng, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp dân cư
trong xã hội.
Việc quản lý tài nguyên đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói
riêng rất cần thiết nhằm phát huy những lợi thế về tài nguyên và giải
phóng nguồn lực tạo nên bước đột phát trong phát triển kinh tế xã hội,
giữ vững ổn định và an ninh lương thực của mỗi quốc gia trên thế giới.
Đối với Việt Nam, khi chúng ta cơ bản vẫn là nước nông nghiệp hầu hết
bộ phận dân cư vẫn sinh sống ở nông thôn, sinh kế ổn định chủ yếu vẫn
dựa vào nông nghiệp. Quá trình CNH-HĐH góp phần thúc đẩy mạnh mẽ
sự phát triển kinh tế đất nước nhưng việc thu hồi đất nông nghiệp cho


24
phát triển công nghiệp, xây dựng và các mục đích khác làm cho bộ phận
dân cư sinh sống bằng nông nghiệp bị “tổn thương” do thiếu việc làm,
sinh kế của họ mất đi mà không hoặc khó có thể thay thế được bằng sinh
kế khác, nguy cơ bất ổn xã hội tiềm ẩn khi nhà nước thực hiện các chính
sách về đất đai nhất là khi thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các nhu
cầu phi nông nghiệp. Chúng ta phải thừa nhận rằng vấn đề giải quyết
việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội như nhà ở, điều kiện làm việc,
đạo đức văn hoá truyền thống trong bối cảnh chúng ta đang “ưu ái”
phát triển công nghiệp hiện nay đang xuất hiện nhiều vấn đề nan giải,

nhất là việc làm cho những lao động trước đây sinh sống bằng nông
nghiêp hiện nay không còn TLSX, điều này phụ thuộc phần lớn vào việc
những nhà được “ưu ái” khi triển khai các dự án đầu tư.
Ý nghĩa của hoạt động quản lý và sử dụng đất nông nghiệp: Con
người muốn tồn tại, trước hết con người cần phải có ăn, uống, ở, mặc, trước
khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo…. Để có
thức ăn con người phải lao động sáng tạo khoa học [27, tr 264]. Vì vậy đất
đai có ý nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của loài người. Mặt khác,
đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do phải đáp ứng cho quá trình CNH -
HĐH đang diễn ra mạnh mẽ, do thảm hoạ thiên tai và sự xâm lấn của biển
đang ngày càng đe doạ nghiêm trọng đến diện tích đất nông nghiệp. Sản xuất
nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đảm bảo lương thực, thực phẩm
cho xã hội là điều kiện quan trọng để ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Do vậy, sự phát triển của nông nghiệp có vai trò quyết định đối với việc
thỏa mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm và còn tạo cơ sở cho sự phát
triển các mặt khác của đời sống xã hội. Vì vậy quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp mang ý nghĩa to lớn đến sự tồn tại và phát triển mang tính chiến lược
của mỗi quốc gia. Luật đất đai năm 1993 đã ghi nhận vai trò cần phải quản lý


25
chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng; Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta
đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như
ngày nay. Đồng thời việc bảo vệ đất trồng lúa có ý nghĩa vô cùng đặc biệt
“Bảo vệ đất trồng lúa không chỉ có ý nghĩa đảm bảo an ninh lương thực mà
còn là việc duy trì nền văn minh lúa nước mà dân tộc Việt Nam đã dày công
xây dựng hàng ngàn năm mới có. Đây cũng là quá trình đấu tranh gay gắt để

hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích cục bộ và lợi ích
toàn cục, giữa lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa - xã hội [ 49 ]
1.2. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật đất đai về đất
nông nghiệp ở Việt Nam
1.2.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến 1954
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành
lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng đất
nước bị kẻ thù bao vây từ nhiều phía. Thù trong giặc ngoài câu kết với nhau.
nạn đói dịch bệnh xảy ra triền miên khắp cả nước. Đứng trước tình thế đó,
Đảng và Chính phủ ra sức củng cố chính quyển nhân dân và chăm lo phát
triển kinh tế.
Sắc lệnh ngày 22/9/1945, Chính Phủ đã ban hành sắc lệnh nằm xoá bỏ
chế độ chiếm đoạt đất đai của thực dân, đế quốc thu hồi về tay nông dân. Đến
Sắc lệnh ngày 26/10/1945 ban hành nhằm thúc đẩy các phương thức chấn
hưng nông nghiệp quy định “những điền sản và hoa lợi không bị chia, ai cày
cấy, trồng trọt thì được hưởng khuyến khích dân quê và thành thị ra sức trồng
trọt không nên bỏ phí một tấc đất nào”. Đây là chính sách vô cùng cần thiết
trong giai đoạn lịch sử này nhằm ổn định cuộc sống của người dân.

×