Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Bài tập Xã Hội Học. Tìm hiểu nhận thức và thực hiện Điều 24 (quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo), Hiến pháp 2013 của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.99 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
II. NỘI DUNG......................................................................................................4
1. Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.....................................................4
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.................................................................9
3. Nguyên nhân của thực trạng trên................................................................17
4. Một số giải pháp.............................................................................................25
III. KẾT LUẬN..................................................................................................29
IV. PHỤ LỤC.....................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................45

0


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo. Trong suốt quá trình lãnh đạo
đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán chính sách tôn trọng và
bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Trên cơ sở nội luật hóa pháp luật quốc tế và thể chế các quan điểm, chủ
trương của Đảng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Hiến pháp năm 2013 khẳng
định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào”. Tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những vấn đề được các thế lực
thù địch triệt để lợi dụng nhằm kích động, gây rối, phá hoại, làm mất ổn định chính
trị - xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống Đảng và chế độ ta. Cho
nên hiểu đúng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở để nhận diện và đấu tranh làm
thất bại những âm mưu, thủ đoạn đó. Đặc biệt là trong môi trường đại học nói
chung và đại học luật Hà Nội nói riêng, việc sinh viên nhận thức đúng đắn về
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là điều rất quan trọng bởi các thế hệ sinh viên sẽ là
những người góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước sau này
Vì vậy, nhóm 03 chúng em xin được trình bày đề tài: “Tìm hiểu nhận thức và thực


hiện Điều 24 (quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo), Hiến pháp 2013 của sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a, Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về sự nhận thức và thực hiện Điều 24 Hiến
pháp 2013, “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và tìm ra giải pháp cho
vấn đề nâng cao nhận thức và thực hiện Điều 24 Hiến pháp 2013 “Quyền tự do tín
1


ngưỡng tôn giáo” đối với cộng đồng, đẩy lùi những tiêu cực do sự thiếu hiểu biết
về tự do tín ngưỡng tôn giáo đối với mọi người.
b, Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tình hình nhận thức và việc thực hiện “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo” của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó hiện nay.
- Đưa ra một số dự báo về tình hình, thực trạng đó trong tương lai.
- Đề xuất các ý kiến để khắc phục tình trạng trên.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học có định hướng nghiên cứu, có
sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước. Do vậy,
sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có nhận thức đầy đủ về quyền tự do do cơ
bản của con người, của công dân được pháp luật bảo vệ. Do tính chất đăc thù về
chuyên ngành được đào tạo nên sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có ý thức tự
giác chấp hành toota pháp luật cũng như có ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền lợi
của chính mình và người khác đói với quyền về tự do tín ngưỡng của mỗi người.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung:
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài báo cáo, chúng em có sử dụng những

phương pháp như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và
diễn dịch, phương pháp so sánh, phương thống kê và phương pháp phân tích số
liệu.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp Ankét
Ankét là phương pháp thu thập thong tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng rãi
trong điều tra xã hội học. Phương pháp Ankét, về thực chất, là hình thức hỏi-đáp
gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành bảng
hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi; người được hỏi tự đọc các câu
2


hỏi được ghi trong bảng rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho
điều tra viên.
Trong bài nghiên cứu lần này, nhóm chúng em sử dụng phương pháp Ankét
để thu thập thông tin.
5. Chọn mẫu điều tra
- Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên
- Những người tham gia trả lời bảng hỏi: Là sinh viên - những người đang trực
tiếp học tập tại trường Đại học Luật Hà Nội các khoá 40, 41, 42, 43.
- Dung lượng mẫu: 100 người
- Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu
- Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu
- Cách xử lý thông tin thu được: Tính toán và trình bày dưới dạng bảng và biểu
đồ.
* Thông tin của sinh viên tham gia khảo sát:
1, Giới tính của anh chị là gì?
Mã số

Phương án trả lời


Số lượng

Tỷ lệ

1

Nam

25

25.00

2

Nữ

75

75.00

3

Khác

0

0.00

100


100.0
0

Tổng cộng

3


2, Anh chị đang là sinh viên năm năm thứ mấy của trường Đại học Luật Hà Nội?
Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

1

Năm thứ nhất

8

8.00

2
3

Năm thứ hai
Năm thứ ba


77
12

77.00
12.00

4

Năm thứ tư

3

3.00

100

100.00

Tổng cộng

II.NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài:
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:
Tín ngưỡng, Theo khoản 1, điều 2, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016: “Tín
ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền
với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá
nhân và cộng đồng.”
Tôn giáo, Theo khoản 5, điều 2, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016: “Tôn giáo
là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm

đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.”
Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng
hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực
hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng. Khái niệm này
thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do
không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngưỡng được nhiều
người coi là một quyền cơ bản của con người.

4


Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được hiểu là một trong những quyền cơ
bản của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong
Hiến pháp và luật
1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con
người, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm ý thức về tầm quan trọng của vấn đề
này trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung là phát triển và bảo vệ
Tổ quốc.
Quán triệt, kế thừa, phát triển quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của Người, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện chủ chương,
cơ chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực
hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Nhà nước đã ban hành các văn
bản pháp luật quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người dân:
Hiến pháp 2013 quy định tại điều 24:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để vi phạm pháp luật.”

Có thể thấy rằng, Hiến pháp 2013 là một bước tiến quan trọng, một sự kế
thừa và phát triển trong thời kỳ đất nước ta "Đổi mới và hội nhập sâu" với thế giới.
Theo đó, Hiến pháp 2013 cho thấy thái độ cũng như chính sách dân chủ của Nhà
nước ta đối với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, coi đó là một nhu cầu và là một

5


quyền tất yếu của người dân cần phải được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để họ
thực hiện tốt nhất quyền đó
- Ngày 18/11/2016 Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Luật
này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng,
hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Cùng với việc ban hành Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016, nghị định Số:
162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín
ngưỡng tôn giáo
- Bộ luật hình sự 2015 cũng đã đưa ra những chế tài xử phạt đối với những
hành vi vi phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác tại
điều 164:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn
cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm
hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm
đến 03 năm:
a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
6


d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Căn cứ vào quy định trên, người nào có hành vi xâm phạm quyền tự do, tín
ngưỡng của người khác có thể phạm tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của người khác phải chịu hình phạt lên đến ba năm tù. Ngoài ra, còn bị cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
Pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Chính sách tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước đã cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của
đông đảo nhân dân, củng cố niềm tin, tạo động lực để đồng bào các tôn giáo đồng
hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài
Những năm qua, các tôn giáo ở nước ta phát triển nhanh về số lượng tín đồ
và cơ sở thờ tự, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài;
mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đều được chính quyền tôn trọng,
tạo điều kiện thuận lợi; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo
ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đồng bào theo đạo ở nước ta chiếm khoảng
1/4 dân số cả nước. Đại đa số tín đồ các tôn giáo đều là nhân dân lao động, có tinh
thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, sống tốt đời đẹp đạo, có nhiều đóng góp cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

7



Hoạt động tôn giáo ở nước ta, bên cạnh xu hướng tuân thủ pháp luật là chủ
yếu, thời gian qua đã xảy ra một số vụ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây
rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng; muốn tách khỏi sự quản lý
của nhà nước trong các lĩnh vực: Xây dựng, sửa nơi thờ tự, hoạt động lễ hội, tranh
chấp, khiếu kiện đòi lại nhà, đất và cơ sở thờ tự... Một số hoạt động và hiện tượng
tôn giáo mới xuất hiện, như phát triển đạo Tin lành trái pháp luật ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, thành lập hội đoàn, dòng tu... không xin phép cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Một số địa phương, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số đối tượng
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành các hoạt động chống đối, kích động tín
đồ, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Điển
hình, trên địa bàn Tây Nguyên, qua đấu tranh, các lực lượng chức năng của ta đã
làm rõ “Tin lành Đề ga” thực chất là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để lừa
bịp, tập hợp lực lượng, phục vụ âm mưu thành lập “Nhà nước Đề ga” và sự xâm
nhập của một số tín đồ của “Hội Đức thánh Chúa trời Mẹ” vào các trường học, cơ
quan nhằm lôi kéo mọi người tham gia gây hoang mang trong xã hội
Thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để quần chúng
nhân dân, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo nắm và hiểu rõ quan điểm, chính
sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; thấy rõ quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân không chỉ
được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật mà còn được tôn trọng,
bảo đảm thực hiện trong cuộc sống. Trong công tác tuyên truyền cần chỉ rõ âm
mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo; đồng thời giáo
dục để chức sắc, tín đồ thấy rõ trách nhiệm công dân, chủ động đấu tranh với các
hoạt động sai trái, vi phạm pháp luật.

8



2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trong phần này chúng em sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về nhận thức và
thực hiện Điều 24 (quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo) và đi sâu và vấn đề bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (bao gồm nhận thức, thực trạng, cảm nhận, suy
nghĩ.... của cá nhận sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội về vấn đề này). Vấn đề
tín ngưỡng, tôn giáo không phải là một vấn đề phổ biến, gần gũi với chúng ta bởi
đa số chúng ta là những người không theo tôn giáo nên rất ít người tìm hiểu.
Để thu thập thông tin về tình hình thực trạng theo tôn giáo của sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội, chúng em có đặt câu hỏi: “Anh/chị có đang theo tôn
giáo nào không?”. Với câu hỏi này, kết quả thu được như sau:
Mã số
1
2

Phương án trả lời

Không
Tổng cộng

Số lượng
4
96
100

Tỷ lệ
4.00
96.00
100.00


BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG TỶ LỆ THEO TÔN GIÁO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
theo tôn giáo
không theo tôn giáo

4.00%

96.00%

Qua kết quả trên cho thấy, số lượng sinh viên của Trường Đại học Luật Hà
Nội theo tôn giáo rất ít. Trong số 100 sinh viên tham gia điều tra, có 96 sinh viên
không theo bất kỳ tôn giáo nào chiếm 96%, một con số rất lớn. Chỉ có 4 sinh viên
(chiếm 4%) tham gia tôn giáo. Điều này có thể chứng tỏ việc quan tâm các quy

9


định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của sinh viên Trường Đại
học Luật Hà Nội là không cao.
Nhưng qua câu hỏi “Anh/chị có quan tâm tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo được quy định tại Điều 24 Hiến Pháp năm 2013 không?” của chúng em thì
kết quả thu được lại khác hoàn toàn, kết quả mà chúng em thu được là:
Mã số
1
2

Phương án trả lời

Không
Tổng cộng


Số lượng
92
8
100

Tỷ lệ
92.00
8.00
100.0
0

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VIỆC QUAN TÂM TÌM HIỂU QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
có quan tâm không quan tâm

8.00%

92.00%

Từ kết quả thu được, số lượng sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội quan
tâm tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo rất lớn chiếm 92%, còn số lượng
sinh viên không quan tâm tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ chiếm 8 %
chắc hẳn là 8% toàn bộ là số sinh viên không theo tôn giáo. Theo chúng em thì vấn
đề tự do tín ngưỡng tôn giáo là một vấn đề không phổ biến và không được đào tạo
nhiều trong chương trình học tập của trường nhưng số lượng sinh viên Trường Đại
10


học Luât Hà Nội quan tâm đến vấn đề này rất lớn qua đó thể hiện sự ham học hỏi,
tìm tòi của các bạn và đó cũng là một dấu hiệu tốt cho việc thực hiện tốt quyền này.
Từ câu hỏi trên chúng em muốn tìm hiểu sâu hơn về việc tìm hiểu về quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các bạn sinh viên chúng em có đặt câu hỏi: “ Ở câu
1, nếu anh/chị chọn “Có” thì vui lòng cho biết pháp luật về bảo đảm, bảo vệ quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định trong những văn bản pháp luật nào?” và
kết quả chúng em thu được như sau:
Mã số
1
2
3
4
5
6
7

Phương án trả lời
Hiến pháp 2013
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
Bộ Luật Dân sự 2015
Bộ Luật hình sự 2015
Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật
tín ngưỡng tôn giáo
Nghị quyết số 42/2016/QH14 về xử phạt vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Văn bản khác
Trên tổng số

Số lượng
77
69
30
19


Tỷ lệ
77.00
69.00
30.00
19.00

54

54.00

47

47.00

0

0.00
100.0

100

0

Từ kết quả thu được có thể thấy đa số sinh viên chọn phương án là Hiến Pháp
2013 có 77 sinh viên lựa chọn, Bộ luật Dân sự co 30 sinh viên lựa chọn, Bộ Luật
Hình sự (quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Điều 164: “ Tội xâm
phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”)có 19 sinh viên lựa chọn.....,Trên thực tế ta
không thể tìm hiểu được quy định nào về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Bộ Luật
Dân sự 2015 nhưng qua kết quả khảo sát thì cho thấy có 30 sinh viên chọn pháp

luật về bảo đảm, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định trong Bộ
Luật Dân sự chiếm 3/10 tổng số các bạn tham gia khảo sát một con số khá lớn. Từ
đó có thể thấy 30 sinh viên đó chưa thực sự quan tâm tìm hiểu về quyền tự do tín
11


ngưỡng, tôn giáo. Trong khi đó hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước Cộng Hòa
Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam nó quy định những vấn đề cơ bản trong đó có quy định
về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo thì chỉ có 77 sinh viên biết quyền này quy định
trong Hiến Pháp 2013. Ngay từ đầu chúng em có hỏi: “Anh/chị có quan tâm tìm
hiểu quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được quy định tại Điều 24 Hiến Pháp năm
2013 không?”, chỉ có 8 sinh viên trả lời là không và 92 sinh viên trả lời là có. Qua
đây cho thấy sự sai lệch khá lớn về con số qua đó cho thấy sinh viên Trường Đại
học Luật chưa thực sự quan tâm và đặt tâm vào những vấn đề mình quan tâm đó là
một dấu hiệu đáng buồn.
Chúng em có đặt câu hỏi: “Những kiến thức, hiểu biết pháp luật mà anh/chị có
xuất phát từ những nguồn thông tin nào?” kết quả thu được như sau:
Mã số
1
2
3
4
5

Phương án trả lời
Được học tập trong chương trình đào tạo của
trường Đại học Luật Hà Nội
Qua phương tiện thông tin đại chúng
Qua giao tiếp hàng ngày
Tự nghiên cứu, tìm hiểu

Nguồn khác
Trên tổng số

Số lượng

Tỷ lệ

80

80.00

71
28
27
1

71.00
28.00
27.00
1.00
100.0

100

0

Kết qủa thu được thì số sinh viên có được kiến thức, hiểu biết pháp luật về
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ việc được đào tạo trong chương trình đào tạo
của trường là 80/100 sinh viên, qua phương tiện thông tin đại chúng là 71/100 sinh
viên, qua giao tiếp hằng ngày là 28/100 sinh viên, qua tự nghiên cứu là 27 sinh viên

và nguồn khác cụ thể ở đây là mạng xã hội là 1 sinh viên. Như vậy, kiến thức mà
sinh viên có được về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ nhiều nguồn khác nhau
nhưng phần lớn là qua chương trình đào tạo của trường. Từ kết quả trên cho thấy,
12


sức mạnh của thông tin đại chúng cũng ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phổ biến
pháp luật. Câu trả lời “Từ phương tiện thông tin đại chúng” đạt kết quả rất cao
(71%). Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, cả thế giới thu gọn
trong chiếc smartphone, máy tính bảng… với internet. Qua công cụ phương tiện
này, chúng ta có thể phổ biến pháp luật, giúp người dân tiếp cận gần hơn với những
quy định của pháp luật, định hướng nhân dân hiểu về pháp luật đúng đắn hơn.
Chúng em có đưa ra một câu hỏi để tìm hiểu xem sinh viên Trường Đai học
Luật Hà Nội hiểu như thế nào là tín ngưỡng: “Anh/chị đã từng tham gia các hoạt
động tín ngưỡng nào?”. Và kết quả đưới đây:
Mã số
1
2
3
4
5
6

Phương hướng trả lời
Số lượng Tỷ lệ
Đi lễ chùa
85
85.00
Thờ cúng tổ tiên
82

82.00
Đốt vàng mã
55
55.00
Tham gia rửa tội tại Nhà thờ
8
8.00
Tham gia một lễ hội truyền thống ở địa phương
44
44.00
Hoạt động khác
4
4.00
Trên tổng số
100 100.00
Từ kết quả thu được cho thấy sinh viên Trường Đại học Luật hiểu khá đúng

về hoạt động tín ngưỡng, trong đó hoạt động tín ngưỡng nổi bật nhất mà khi nói về
tín ngưỡng ta có thể nghĩ ngay đến việc thờ cúng tổ tiên có 82 sinh viên chọn
phương án này, phương án được chọn nhiều nhất là “Đi lễ chùa” có 85 sinh viên
lựa chọn. Bên cạnh đó có 4 sinh viên chọn hoạt động khác trong đó có 3 sinh viên
chọn là chưa tham gia bất cứ hoạt động tín ngưỡng nào trong các hoạt động trên và
có 1 sinh viên ghi hoạt động cắt duyên âm là hoạt động tín ngưỡng. Từ kết quả thu
được ta có thể thấy đa số sinh viên hiểu đúng về hoạt động tín ngưỡng nhưng cũng
có một bộ phận không nhỏ không biết hoạt động tín ngưỡng là gì trong khi đó ở
Việt Nam hầu hết tất cả các gia đình đều đi chùa và thờ cúng tổ tiên đó là một dấu
hiệu đáng buồn
13



Chúng em có đưa ra một câu hỏi về một hoạt động của một hội gây phẫn nộ
trong thời gian trước là: “Gần đây, một tổ chức có tên là “Hội Thánh đức Chúa trời
Mẹ” kêu gọi mọi người từ bỏ gia đình, công việc, từ bỏ thờ cúng tổ tiên, thậm chí
đập vỡ đồ thờ cúng của gia đình và phỉ báng tổ tiên là ma, quỷ nên không được thờ
phụng ... Sau khi tham gia “Hội Thánh đức Chúa Trời Mẹ” nhiều người sống vô
trách nhiệm với người thân, ruồng rẫy ông bà, cha mẹ vì cho rằng mình do Đức
Chúa trời sinh ra, cung phụng tiền bạc với niềm tin sẽ được Chúa trời che chở, cứu
rỗi,… Nếu người thân, bạn bè tham gia vào hoạt động của Hội này, Anh/chị sẽ làm
gì?” kết quả thu được như sau:
Mã số
Phương án trả lời
1
Đó là quyền tự do của họ, nên tôn trọng
Khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng, nghe hay
2
không cũng được
Không quan tâm vì nghĩ cũng sẽ không gây thiệt
3
hại gì
4
Liên lạc với gia đình, nhà trường của người đó
Báo với cơ quan chính quyền địa phương
5

Số lượng
12

Tỷ lệ
12.00


30

30.00

5

5.00

45

45.00

58

58.00

Tổng cộng

100

100.00

Biểu đồ thể hiện cách xử lý của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội trước tình huống trên
Đó là quyền tự do của họ, nên tôn trọng 12

Khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng, nghe hay không cũng được

30

Không quan tâm vì nghĩ cũng sẽ không gây thiệt hại gì 5


Liên lạc với gia đình, nhà trường của người đó

Báo với cơ quan chính quyền địa phương

14

45

58


Phương án được chọn nhiều nhất là Báo với cơ quan chính quyền địa phương
có 58/100 sinh viên chọn, số lượng khá lớn. Hội thánh đức chúa trời mẹ là hội hoạt
động không đươc sự cho phép của Nhà nước, hoạt động phạm pháp gây ảnh hưởng
xấu đến quần chúng nhân dân, làm cho những thành viên tham gia Hội này không
ăn, không ngủ, không thờ cúng tổ tiên, không học hành như vậy sẽ ảnh hưởng đến
cuộc sống của họ về sau, ảnh hưởng tới tình hình phát triển của Đất nước. Nhưng
vẫn có đến 12 sinh viên chọn phương án là tôn trọng không ngăn cản họ, có 5 sinh
viên chọn là không quan tâm vì nghĩ cũng sẽ không gay thiệt hại gì. Như vậy cho
thấy số sinh viên đó ít quan tâm đến các vấn đề xã hội, thậm chí họ cũng là những
người ít tìm tòi, học hỏi. Dù số lượng đó nhỏ nhưng nó cũng là một con số báo
động bởi sinh viên Trường Đại học Luật đa phần về sau họ sẽ hoạt động trong Nhà
nước nếu họ không quan tâm đến các vấn đề xã hội thì cũng không thể làm cho đất
nước phát triển được. Và có một số lượng sinh viên không nhỏ đã có những hành
động đúng khi tháy bạn bè mình, người thân mình theo Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Một số hình ảnh về Hội Thánh Đức chúa trời mẹ:

Hoạt động chính của Hội Thánh Đức Chúa Trời


15


Hậu quả của việc theo Hội là đập phá bàn thờ, không thờ cũng tổ tiên
Với câu hỏi: “Theo Anh/chị, những hành vi như thế nào là những hành vi
xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại Điều 24 Hiến pháp
2013?” kết quả thu được là:
Mã số
1

Phương án trả lời
Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo
Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người

Số lượng

Tỷ lệ

76

76.00

2

khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn

75


75.00

3

giáo
Không theo tín ngưỡng, tôn giáo
Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động

4

4.00

4

tôn giáo để trục lợi, kích động quần chúng

70

70.00

67

67.00

100

100.00

nhân dân, gây bạo loạn
Ngăn cấm người khác bày tỏ niềm tin tín

5

ngưỡng, tôn giáo; tham gia học tập, thực
hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo
Trên tổng số

Kết quả thu được cho thấy, có rất nhiều ý kiến khác nhau về những hành vi
xâm hại đến quyền tư do tín ngưỡng tôn giáo. Từ kết quả thu được, phương án
16


được nhiều bạn sinh viên lựa chọn nhất là “Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo” có tới 76 bạn sinh viên chọn. Như vậy đa số sinh viên lựa chọn
phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo chúng em rất dồng tình với kết
quả thu được nhưng bên cạnh đó có 4 bạn sinh viên coi việc không theo tín
ngưỡng, tôn giáo là hành vi xâm hại đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chắc hẳn
đây là những bạn vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo.
3. Nguyên nhân của thực trạng trên:
Khi được hỏi “Theo Anh/chị, những nguyên nhân dẫn đến sự xâm hại quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta là gì?”, chúng em thu được kết quả như sau:
Mã số
Phương án trả lời
1
Hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế, bất
cập, những quy định của pháp luật liên quan
đến quyền tự do tín ngưỡng chưa được phổ
2

biến rộng rãi cho người dân

Sự buông lỏng, tác trách khi thực hiện nhiệm

3

vụ của cơ quan chức năng nhà nước
Người dân thiếu kiến thức về bảo đảm, bảo

4

vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Do người dân ham muốn lợi ích vật chất kèm

5

theo lời dụ dỗ, kích động
Nguyên nhân khác
Trên tổng số

17

Số lượng

Tỷ lệ

75

75.00

51


51.00

74

74.00

50

50.00

2

2.00
100.0

100

0


Biểu đồ thể hiện nguyên nhân của việc xâm hại quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Nguyên nhân khác 2

Do người dân ham muốn lợi ích vật chất kèm theo lời dụ dỗ, kích động

50

Người dân thiếu kiến thức về bảo đảm, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

74


Sự buông lỏng, tác trách khi thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chức năng nhà nước

51

Hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập, những quy định của pháp luật liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng chưa được phổ biến rộng rãi cho người dân

75
0 10 20 30 40 50 60 70 80

Dựa vào kết quả khảo sát trên chúng em đã rút ra một số nguyên nhân của thực
trạng của việc nhận biết và thực hiện “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo” nhưa
sau:

3.1. Do pháp luật về “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo” còn chưa thực sự đảm
bảo
Chúng em đã đặt câu hỏi: “Theo Anh/chị, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
đã đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chưa?” và nhận được kết quả
như sau:
Mã số
1
2
3
4

Phương án trả lời
Rất đảm bảo
Đảm bảo
Ít đảm bảo
Không đảm bảo

18

Số lượng
5
56
38
1

Tỷ lệ
5.00
56.00
38.00
1.00


Tổng cộng

100 100.00

Biểu đồ t hể hiện hệ t hống pháp luật Việt Nam đảm bảo về quyền t ự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.00%
5.00%

38.00%

56.00%

Rất đảm bảo

Đảm bảo


Ít đảm bảo

Không đảm bảo

Và theo khảo sát có những bất cập khiến cho “Quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo”
chưa thực sự được bảo đảm như sau:
Mã số
Phương án trả lời
1
Pháp luật đã đầy đủ, hoàn thiện, không có bất

Số lượng
8

Tỷ lệ
8.00

cập
Sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào hoạt

24

24.00

3

ngưỡng tôn giáo
Chưa có quy định rõ ràng về các hành vi bị cho


72

72.00

4

là mê tín dị đoan
Một số vấn đề hạn chế trong việc đưa tôn giáo

38

38.00

5

Việt Nam gia nhập tổ chức Tôn Giáo Thế giới
Chưa có quy định cụ thể về các trường hợp ngoài

37

37.00

6

nước ngoài gia nhập vào tôn giáo Việt Nam
Ý kiến khác

1

1.00


2

động của tôn giáo còn đi trái về quyền tự do tín

19


Trên tổng số

100

100.0

0
Từ kết quả trên cho thấy, ở câu hỏi “Theo Anh/chị, hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện nay đã đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chưa?” có 61%
sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng hệ thống pháp luật Việt Nam “đảm
bảo” hoặc “rất đảm bảo” được “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo” được quy định
trong Điều 24, Hiến pháp 2013. Trong đó chỉ có 5% cho rằng hệ thống pháp luật là
“rất đảm bảo”. Ở câu hỏi “Theo Anh/chị, có sự hạn chế bất cập nào trong những
quy định của pháp luật để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?” chỉ có 8%
cho rằng pháp luật đã đầy đủ, hoàn thiện, không có bất cập. Như vậy, việc hệ thống
pháp luật có thể đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho mọi người vẫn còn
hạn chế dẫn đến việc một số người dân không tôn trọng “Quyền tự do, tín ngưỡng
tôn giáo”
3.2. Do nhiều tôn giáo hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia và thuần
phong mĩ tục của dân tộc
Hiện nay, nổi lên Hội Thánh đức chúa trời Mẹ nói riêng và một số hội, nhóm
khác nói chung tự xưng là tôn giáo mà không có sự cho phép của nhà nước đã lợi

dụng niềm tin tôn giáo để trục lợi, mê tín dị đoan…
Theo luật sư (LS) Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn LS TP.HCM), “tự do tín
ngưỡng, tôn giáo” là một quyền được hiến định, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 (có hiệu
lực thi hành từ 1/1/2018) cũng nêu: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được
thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để
mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng; còn “Tôn giáo là niềm
tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng
20


tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. “Thông tin báo chí phản ánh cho
thấy hoạt động của những nhóm “Hội thánh Đức Chúa Trời” tự xưng là một hoạt
động có tính chất “tôn giáo”. Hội này được thành lập bởi nhóm người, tổ chức, vận
động lôi kéo người khác, kể cả tín đồ của tôn giáo khác tham gia, với nội dung
truyền đạo vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội và mê tín dị đoan… Đó là
hành vi vi phạm pháp luật”.
Khi thấy bạn bè, người thân tham gia những “tôn giáo” như vậy, khảo sát
sinh viên Đại học Luật Hà Nội câu hỏi: “Gần đây, một tổ chức có tên là “Hội Thánh
đức Chúa trời Mẹ” kêu gọi mọi người từ bỏ gia đình, công việc, từ bỏ thờ cúng tổ
tiên, thậm chí đập vỡ đồ thờ cúng của gia đình và phỉ báng tổ tiên là ma, quỷ nên
không được thờ phụng ... Sau khi tham gia “Hội Thánh đức Chúa Trời Mẹ” nhiều
người sống vô trách nhiệm với người thân, ruồng rẫy ông bà, cha mẹ vì cho rằng
mình do Đức Chúa trời sinh ra, cung phụng tiền bạc với niềm tin sẽ được Chúa trời
che chở, cứu rỗi,… Nếu người thân, bạn bè tham gia vào hoạt động của Hội này,
Anh/chị sẽ làm gì?” chúng em thu được kết quả như sau:
Mã số
Phương án trả lời
1

Đó là quyền tự do của họ, nên tôn trọng
2
Khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng, nghe hay
3
4
5

Số lượng Tỷ lệ
12 12.00
30 30.00

không cũng được
Không quan tâm vì nghĩ cũng sẽ không gây thiệt

5

05.00

hại gì
Liên lạc với gia đình, nhà trường của người đó
Báo với cơ quan chính quyền địa phương
Trên tổng số

45
58
100

45.00
58.00
100.0

0

21


Biểu đồ thể hiện cách xử lý của sinh viên ĐH Luật Hà Nội khi gặp tình huống trên
Báo với cơ quan chính quyền địa phương

58

Liên lạc với gia đình, nhà trường của người đó

45

Không quan tâm vì nghĩ cũng sẽ không gây thiệt hại gì 5

Khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng, nghe hay không cũng được

30

Đó là quyền tự do của họ, nên tôn trọng

12
0

10

20

30


40

50

60

70

Từ kết quả khảo sát ta thấy, câu trả lời “Báo với cơ quan chính quyền địa phương”
(chiếm 58%), “Liên lạc với gia đình, nhà trường của người đó” (chiếm 45%),
“Khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng, nghe hay không cũng được” (chiếm 30%)
chiếm tỷ lệ khá cao. Đây có thể coi là hành động xâm phạm đến “quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo”. Nhưng vì Hội thánh đức chúa trời Mẹ hoạt động trái pháp luật
nên khi thấy người thân, bạn bè mình tham gia vào đó, một bộ phận sinh viên Đại
học Luật Hà Nội nhận thấy không tốt đã dùng các biện pháp khác nhau để can
ngăn. Điều này là không thể tránh khỏi bởi ai cũng muốn tốt cho những người thân
của mình.
3.3. Do người dân bị dụ dỗ, lôi kéo
Theo chúng em khảo sát câu hỏi: “Theo Anh/chị, những nguyên nhân dẫn
đến sự xâm hại quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta là gì?”, kết quả thu được
có 50% cho rằng “Do người dân ham muốn lợi ích vật chất kèm theo lời dụ dỗ,
kích động” và 1% cho rằng “Do người dân bị lôi kéo, dụ dỗ”

22


Hội thánh Đức chúa trời Mẹ đã lôi kéo người dân theo “tôn giáo” của họ
bằng việc bôi nhọ một số tôn giáo khác (ví dụ như Đạo Phật) và thuần phong mĩ tục
của người Việt (như “Thờ cúng tổ tiên”) bất kể người đó đang theo hay không theo

một tôn giáo. Từ xưa đến nay, “thờ cúng tổ tiên” được coi là một tín ngưỡng biểu
hiện lòng biết ơn của những người sống dành cho những người đã mất và được lưu
truyền từ xa xưa. Vậy mà những người tự xưng là “con của Đức Chúa trời” lại
khuyên người ta đập vỡ bát hương, bàn thờ và khi đã vào hội thì phải đi thuyết
giảng cho những người khác, lôi kéo được càng nhiều người tham gia thì càng được
“chúa trời” phù hộ. Như vậy, là đang xâm phạm đến “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo” của người khác. Hay như một số tà đạo ví dụ như đạo Hoàng Thiên Long do
bà Nguyễn Thị Điền, sinh năm 1960; trú quán thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang,
huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội tự ý thành lập trái phép năm 2001. Từ năm
2000 trở về trước, gia đình bà Điền chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và buôn
bán nhỏ, sau đó làm ăn thua lỗ và bị bệnh, bà đi khỏi địa phương. Sau khi trở về bà
Điền có biểu hiện trạng thái thần kinh không bình thường, hàng ngày ở nhà làm
thơ, tập hợp thành “kinh sách” đặt tên: Đại pháp cầu an, Công trình Đại Việt, Ban
thờ người Đại Việt, Đại pháp đoàn tràng tu gia… Câu từ trong các cuốn sách cũng
như lời giảng giải của bà Điền đều rất nhảm nhí, mang màu sắc mê tín dị đoan, lợi
dụng uy tín của danh nhân, anh hùng dân tộc để mê hoặc mọi người.
Các nhóm, hội này lợi dụng tâm lí của người dân để lôi kéo, dụ dỗ tin theo
những gì họ giao giảng để trục lợi, kích động, chống phá nhà nước…Và điều đáng
nói là tín ngưỡng tôn giáo vốn dạy cho con người những điều đúng đắn, những việc
tốt thì những tổ chức tôn giáo tự xưng này lại chia rẽ các tôn giáo chính thống, xâm
hại đến những tín ngưỡng tốt đẹp của nhân dân ta.
3.4. Do người dân còn thiếu kiến thức, chưa hiểu rõ về quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo
23


Khi được hỏi câu: “pháp luật về bảo đảm, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
được quy định trong những văn bản pháp luật nào?” kết quả như sau:
- Hiến pháp 2013 chiếm 77%
- Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 chiếm 69%

- Bộ Luật Dân sự 2015 chiếm 30%
- Bộ Luật hình sự 2015 chiếm 19%
- Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng tôn giáo chiếm
54%.
- Nghị quyết số 42/2016/QH14 về xử phạt vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo chiếm 47%
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên chọn văn bản chứa quy định về "Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo"
Nghị quyết số 42/2016/QH14 về xử phạt vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

47

Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng tôn giáo

Bộ Luật hình sự 2015

Bộ Luật Dân sự 2015

Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 chiếm

Hiến pháp 2013

54

19

30

69

77

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Theo nhóm chúng em tìm hiểu thì “Quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo” không được
quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Vậy mà với những sinh viên được đào tạo Luật
chuyên ngành mà có tới 30% chọn Bộ luật dân sự có quy định về “Quyền tự do, tín
24


×