Tọi xin chỏn thaỡnh caớm ồn Quyù thỏửy, cọ
giaùo trong Khoa Lyù luỏỷn Chờnh trở - Trổồỡng
aỷi hoỹc Khoa hoỹc Huóỳ õaợ tỏỷn tỗnh giuùp
õồợ tọi trong suọỳt nhổợng nm hoỹc vổỡa qua.
ỷc bióỷt, tọi xin toớ loỡng bióỳt ồn sỏu sừc
nhỏỳt tồùi thỏửy Haỡ Ló Duợng - ngổồỡi õaợ
hổồùng dỏựn vaỡ giuùp õồợ tọi trong suọỳt quaù
trỗnh thổỷc hióỷn khoùa luỏỷn tọỳt nghióỷp naỡy.
Xin chỏn thaỡnh caớm ồn!
Huóỳ, thaùng 05 nm 2011
Sinh vión: Nguyóựn Thở Mai Ló
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo xét như một sinh hoạt tinh thần là niềm tin vào các lực lượng
siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực
giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người,nhằm
lý giải những vấn đề trên trần thế, cũng như thế giới bên kia. Niềm tin đó
được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận
hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng
đồng xã hội hay tôn giáo khác nhau. Với tư cách là một thực thể xã hội, và là
một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh thế giới khách quan một cách
hoang đường và hư ảo. Do nguồn gốc ra đời của mình, tôn giáo mang trong
mình tính chất chính trị đặc biệt. Khi xã hội giai cấp xuất hiện, giai cấp cầm
quyền đã lợi dụng tính chất đặc biệt này của tôn giáo biến nó trở thành công
cụ chính trị nhằm bóc lột quần chúng nhân dân lao động cũng như bảo vệ
quyền lợi của giai cấp mình. Vì vậy, tôn giáo đã trở thành vấn đề chính trị
nhạy cảm và luôn được các nhà khoa học nghiên cứu.
Tôn giáo luôn tồn tại hai mặt đó là nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo chân
chính của nhân dân và một bộ phận lợi dụng mục đích của tôn giáo để mê
hoặc quần chúng nhân dân. Phân biệt được đâu là tôn giáo chân chính và
đâu là giả trang tôn giáo, chúng ta mới tránh được khuynh hướng tả hay
hữu trong quá trình quản lý, ứng xử với những vấn đề nảy sinh từ tín
ngưỡng, tôn giáo.
Có thể nhận thấy nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu về tinh thần
chính đáng của đồng bào có đạo và tồn tại lâu dài, khó có thể mất đi. Tất cả mọi
hành vi, biểu hiện vi phạm diều này là trái với tư tưởng của chủ nghĩa Mác -
Lênin xuất phát từ lợi ích giai cấp, dân tộc và anh ninh quốc gia. Đối với nhà
nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên đấu tranh chống lại các nhân tó phản
động trong tôn giáo để bảo vệ sự vững chắc của nhà nước cách mạng.
2
Ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo dể thực
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm tiến hành bạo loạn lật đổ, xóa
bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hôi chủ nghĩa còn lại trên thế giớ trong
đó có Việt Nam. Với xu thế hội nhập ngày hôm nay, Việt Nam cũng như
các quốc gia khác đã mở rộng cánh cửa hội nhập với thế giới. Nhưng sự
hòa nhập này không những đem đến cho Việt Nam một luồng gió mới.
Song không phải tất cả mọi vấn đề đều có lợi thế mà nó còn đặt ra nhiều
vấn đề cần phải giải quyết. Mỗi một quốc gia đều có những nét riêng về
văn hóa, chính trị, nhưng sự du nhập tràn lan của văn hóa nước ngoài khiến
cho người dân khó có thể lựa chọn được những kiến thức về văn hóa, xã
hội…phù hợp với trình độ nhận thức của bản thân mình. Tôn giáo vì thế
ngày càng trở nên nhạy cảm và dễ bị kẻ thù lợi dụng. Nó đặt ra một bài
toán mới về chính sách tôn giáo phù hợp cho Đảng và nhà nước ta. Nhưng
những thủ đoạn của kẻ thù ngày càng tinh vi, sức phá hoại ngày càng lớn
hơn. Vì vậy, vấn đề nhận thức sự đúng đắn trong chính sách tôn giáo ngày
càng trở nên quan trọng. Không phải ai cũng có đủ năng lực để nhận thức
đúng đắn, biết tiếp thu vấn đề một cách chính xác mà không bị “hòa tan”
vào “nó” hoặc sẽ không đi nhầm đường. Kẻ thù cũng đã lợi dụng sự hòa
nhập này để tiến hành âm mưu của mình. Một bộ phận nhỏ người dân
không có lập trường vững chắc đã bị lung lay trước luận điệu của kẻ thù.
Tôn giáo đã và đang trở thành một điểm nóng và nhạy cảm trong đường
lối xây dựng đất nước hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong công cuộc
đổi mới hiện nay ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Mấy năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đang phát động cuộc thi tìm hiểu
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vì vậy các triết lí trong tư
tưởng của Người được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và viết tham luận.
3
Trong bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện chính
sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam”, Thạc sỹ Nguyễn Văn Siu - Học viện
chính trị quân sự đã chỉ ra được tư tưởng của Hồ Chí Minh trong vấn đề
đoàn kết trong tôn giáo, chỉ rõ sự đoàn kết này dựa trên cơ sở kết hợp các
lợi ích chung của toàn xã hội. Ngoài ra, ông còn chỉ rõ tư tưởng của Người
khi nhận định “Đảng Cộng sản chẳng những không tiêu diệt tôn giáo mà
còn bảo hộ tôn giáo. Đảng Cộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người bóc lột
người”. Bên cạnh đó ông còn đề cập đến việc xây dựng các chính sách về
tôn giáo hiện nay dựa trên nhận định về vấn đề tôn giáo của Người.
Cũng về tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, nhà sư Tuệ Quang
lại đề cập đến cái nhìn mới về vấn đề này trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề tôn giáo”. Trong bài viết, ông đã đề cập đến tiền đề của sự
ra đời tư tưởng về tôn giáo trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như nội
dung về tư tưởng này.
Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ở Việt Nam”, Thạc
sỹ Hoàng Ngọc Vĩnh lại đề cập đến các chính sách và quan điềm về tôn
giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiến sỹ Phạm Huy Thông , trong bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác tôn giáo” lại đề cập đến các quan điểm của Người trong việc tiến hành
công tác tôn giáo sao cho phù hợp, chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy các bài viết, các nghiên cứu đều đế cập đến một mặt nhất định về
vấn đề tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, song tựu chung lại ta vẫn thấy
được nổi bật lên là vấn đề đoàn kết trong tôn giáo cũng như những nhận
định tiến bộ, đúng đắn về vấn đề tôn giáo.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo
- Chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta trong
công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận này chỉ đề cập đến tư tưởng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Hồ Chí Minh và việc vận dụng của Đảng ta vào công cuộc đổi mới xây
dựng đất nước hiện nay.
4. Mục đích, nhiệm vụ.
4.1 Mục đích
Làm sáng tỏ chính sách, đường lối chỉ đạo về tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta, cũng như sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo,
tín ngưỡng vào tong công cuộc dổi mới xây dựng đất nước. Chỉ ra được âm
mưu của kẻ thù khi lợi dụng chiêu bài “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” nhằm
lật đổ thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân cũng như Đảng và
Nhà nước.
4.2. Nhiệm vụ:
Luận văn có hai nhiệm vụ chủ yếu
- Khái quát tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Làm sáng tỏ sự vận dụng của Đảng ta những tư tưởng này của Người
vào công cuộc đổi mới hiện
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
- Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng ta về tôn giáo.
- Một số thành tựu gần đây của giới khoa học khi nghiên cứu về tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp cấu trúc hệ thống, lịch
sử, lôgíc, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh,
phân tích tổng hợp.
5
6. Đóng góp của đề tài.
Khóa luận là sự tìm hiểu thêm của bản thân về vấn đề tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta vào công cuộc đổi
mới hiện nay.
Là sự hệ thống lại các kiến thức các nghiên cứu của các nhà khoa học
khác dực trên hiểu biết của bản thân.
Do vậy, khóa luận không có đóng góp gì đáng kể đối với vấn đề mà bản
thân đã lựa chọn.
7. Kết cấu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, khóa luận gồm có 2
chương 5 tiết.
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG CỦA NHÂN
DÂN
1.1. Các tiền đề hình thành quan điểm tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng đó, những quan điểm lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin về tôn giáo nói chung và vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói
riêng là điểm xuất phát cho những tư tưởng của Hồ Chí Minh về sau khi luận
giải trong điều kiện hoàn cảnh mới của cách mạng Việt Nam.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã
hội mà còn là một thực thể xã hội có quá trình phát sinh và phát triển của
nó. Cơ sở đầu tiên dẫn đến sự hình thành của tôn giáo là sự tác động của
các yếu tố kinh tế - xã hội.
Khi xã hội công xã nguyên thủy còn tồn tại, trình độ của lực lượng sản
xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất còn thấp kém, con người luôn cảm thấy
yếu đuối và bất lực trước sự hùng vĩ cũng như khắc nghiệt của mẹ thiên
nhiên. Cho nên, người nguyên thủy đã gắn những sức mạnh siêu nhiên cho
tự nhiên. Rồi con người càng phát triển, xã mội mới ra đời, ngoài sức mạnh
của tự nhiên, lúc này sức mạnh xã hội đã xuất hiện. Và có những lúc con
người cũng không hiểu được nguyên nhân của sức mạnh ấy. Lúc này đây,
xã hội đã mất đi “quy luật vàng” từ thời công xã nguyên thủy. Xã hội có
giai cấp, xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, những mâu thuẫn đối
kháng dần hình thành và ngày càng phát triển. Trong xã hội có giai cấp đối
7
kháng, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, con người càng chịu tác
động bởi nhiều yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi, bất ngờ…với những
hậu quả khó lường nằm ngoài ý muốn và khả năng điều chỉnh của mình.
Một lần nữa con người lại bị động, bất lực trước lực lượng tự phát nảy sinh
trong lòng xã hội. Cùng với sự bần cùng về kinh tế, cộng thêm sự áp bức về
chính trị, những bất công xã hội luôn luôn hiện diện, sự thất vọng cũng như
bất lực trong các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị con người ta đã
dần tin vào tôn giáo.
Ngoài ra, sự xuất hiện của tôn giáo còn do sự nhận thức của con người
về thế giới khách quan. Và đây là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn.
Nhận thức của con người là một quá trình thống nhất giữa nội dung khách
quan và mặt ý thức chủ quan. Một mặt, hình thức phản ánh đa dạng, phong
phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc về
thế giới khách quan bấy nhiêu: mặt khác, do đặc điểm của quá trình nhận
thức: từ cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, đến suy luận
không chỉ tạo ra khả năng nhận thức đầy đủ thế giới mà còn có thể phản
ánh sai làm và rời xa hiện thực.
Bên cạnh đó sự ra đời của tôn giáo còn có sự ảnh hưởng của yếu tố tâm
lý, tình cảm của con người. Đối với sự ra đời và tồn tại của tôn giáo đã
được các nhà triết học cổ đại nghiên cứu, họ thường đưa ra các luận điểm
như: “Sự sợ hãi tạo ra thần linh”, V.I.Lênin tán thành các phân tích trên và
bổ sung thêm: “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản - mù quáng vì
quần chúng nhân dân không thể đoán được nó - là thế lực bất cứ lúc nào
trong đời sống của người vô sản và tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ và
đang đem lại cho sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫn nhiên”, làm cho
họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một
gái điếm và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn
giáo hiện đại”. Nhưng không phải chỉ có sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát
của tự nhiên và xã hội mới dẫn con người đến nhờ cậy ở thần linh, mà ngay
8
cả những tình cảm tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu
thương… trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với
con người cũng được thể hiện qua các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo.
Do vậy, tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài, nhưng không phải là hiện tượng
xã hội vĩnh hằng, bất biến. Tôn giáo có tính lịch sử của nó, nó có bước khởi
đầu, biến động và có thể sẽ mất đi khi mà: “ Con người không chỉ mưu sự,
mà còn làm cho thành sự nữa, thì khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện
nay vẫn còn đang phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó
sẽ không có gì để phản ánh nữa”. [1; 12 - 13].
Ngoài ra, tôn giáo còn mang tính quần chúng. Tính quần chúng của tôn
giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỉ lệ trong
dân số mà còn ở chỗ tôn giáo là một trong các hình thức sinh hoạt văn hóa
tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo
hướng con người hi vọng vào hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia, song nó
luôn luôn phản ánh khát vọng của người bị áp bức về một xã hội tự do,
bình đẳng bác ái. Tôn giáo là một trong những nhu cầu tinh thần của bộ
phận không nhỏ quần chúng nhân dân lao động.
Không chỉ thế, tôn giáo còn mang một tính chất đặc biệt. Đó là tính
chính trị. Khi còn ở thời kì công xã nguyên thủy, tôn giáo chỉ phản ánh
nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân và thế giới quanh
mình. Nhưng, khi xuất hiện giai cấp thì tôn giáo thường phản ánh lợi ích
giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tính chính trị của tôn giáo chỉ có khi xã hội
đã phân chia giai cấp, khi có những lực lượng chính trị lợi dụng tôn giáo vì
mục đích ngoài tôn giáo. Trong lịch sử đương đại, những cuộc chiến tranh
tôn giáo đã và đang xảy ra, thực chất vẫn là xuất phát từ những lợi ích vật
chất của những lực lượng xã hội khác nhau. Trước khi có cuộc đấu tranh
giữa các giai cấp trên mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự… thường diễn ra
các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng gắn với tôn giáo. Những
cuộc đấu tranh trên hệ tư tưởng tôn giáo luôn là một bộ phận của đấu tranh
9
giai cấp. Và, khi xã hội xuất hiện giai cấp thì tôn giáo luôn bị các giai cấp
thống trị bóc lột sử dụng như một công cụ quan trọng để bảo vệ lợi ích của
mình.
Vì vậy để có thể có cách ứng xử với tôn giáo cho đúng đắn, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra các nguyên tắc ứng xử với
tôn giáo.
Thứ nhất: khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, gây dựng xã hội mới.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: muốn thay đổi ý thức
xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo
tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo
tưởng ấy. Đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián
tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo tưởng. Điều cần thiết trước
hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công,
nghèo đói và thất học… cùng những quan hệ nảy sinh trong xã hội. chỉ có
thông qua quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nhằm nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần và trì tuệ cho con người thì mới có khả năng gạt
bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Sự thống nhất về lợi ích dân tộc, giai cấp và quốc gia sẽ tạo điều kiện
tiến tới sự thống nhất về tư tưởng và hành động.
Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là lãng quên hay từ bỏ cuộc đấu tranh
trên lĩnh vực tư tưởng mà ngược lại, cần quan tâm và coi trọng việc tuyên
truyền, giáo dục thế giới quan khoa học duy vật khoa học một cách thường
xuyên dưới nhiều hình thức. Nhưng công tác tuyên truyền, giáo dục phải
gắn liền và phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội mới.
Thứ hai: tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng của nhân dân.
Trong XHCN, việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, và
không tín ngưỡng là một nguyên tắc. Quyền ấy, không chỉ thể hiện về
10
mặt pháp lý mà còn được thực hiện trên thực tiễn một cách nhất quán,
lâu dài trong xã hội XHCN. Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng
và không tín ngưỡng trong hệ thống tư tưởng Chủ nghĩa Mác – Lênin là:
“Mỗi người đều phải được hoàn toàn tự do không những muốn theo tôn
giáo nào thì theo, mà còn phải có quyền truyền bá bất kỳ tôn giáo nào,
hoặc thay đổi tôn giáo”. Nhà nước XHCN thừa nhận và đảm bảo cho mọi
công dân bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Các tôn giáo được Nhà
nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người cần có ý thức
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, và không tín ngưỡng của
người khác; đồng thời chống lại những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để hoạt dộng đi ngược lại với lợi ích dân tộc và những kẻ hành nghề
mê tín dị đoan.
Thứ ba: cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn
giáo.
Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau thì vai trò, tác động của từng tôn
giáo đối với đời sống xã hội không như nhau. Quan điểm, thái độ của các
giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực khác của đời sống xã hội luôn có
sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét,
đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Có những tôn giáo khi mới xuất hiện, nó biểu hiện như một phong trào
bảo vệ lợi ích của người nghèo, người bị áp bức và nô lệ. Nhưng rồi, tôn
giáo ấy lại biến thành công cụ của giai cấp thống trị bóc lột. Có những giáo
sĩ suốt đời hành đạo theo xu hướng đồng hành cùng với dân tộc; nhưng
cũng có những người lại hợp tác với các thế lực phản động đi ngược lại với
lợi ích của quốc gia. Có những vị chân tu luôn “Kính chúa yêu nước”, thiết
tha muốn sống “tốt đời đẹp đạo”; nhưng lại có những người sẵn sàng hi
sinh quyền lợi của Tổ quốc cho lợi ích của bọn ngoại bang. Điều đó khiến
cho nhà nước XHCN luôn cần phải có thái độ, cách ứng xử phù hợp với
từng đối tượng, từng trường hợp cụ thể, như Lênin đã nhắc nhở: “Người
11
mác - xít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể”, khi giải quyết vấn
đề tôn giáo.
Thứ tư: cần phải phân biệt hai mặt nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo.
Tôn giáo luôn tồn tại hai mặt là: nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chân
chính của nhân dân và một bộ phận lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục
đích phi tôn giáo.
Để phân biệt rõ được hai mặt này, trên thực tế không hề đơn giản,
nhưng lại rất cần thiết. Vì có phân biệt được hai mặt đó mới tránh khỏi
khuynh hướng tả hoặc hữu trong quá trình quản lý, ứng xử với những vấn
đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tôn giáo. Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo là một
nhu cầu về tinh thần chính đáng của đồng bào có đạo và nó sẽ còn tồn tại
lâu dài. Mọi biểu hiện vi phạm quyền ấy là trái với tu tưởng của chủ nghĩa
Mác - Lênin .
Xuất phát từ lợi ích giai cấp, dân tộc và an ninh quốc gia, nhà nước
XHCN phải thường xuyên đấu tranh loại bỏ các yếu tố chính trị phản động
còn tồn tại trong tôn giáo.
Như vậy, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn
gốc, bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học trong tư duy Hồ Chí Minh về tôn giáo cũng
như tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin
đã chỉ rõ được bản chất, nguồn gốc, tình chất của xã hội, khẳng định tôn
giáo còn tồn tại lâu dài dưới chủ nghĩa xã hội và sẽ mất đi khi không còn
cơ sở tồn tại.
Đây là những luận điểm quan trọng và cần thiết, đồng thời nó quyết
định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo, tự do tôn giáo. Bởi chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã trang bị cho
Người thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu,
xem xét để đi đến nhận thức và giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo phù
12
hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam và xu hướng chung đúng đắn nhất.
Ngoài việc lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin làm thế giới quan
và phương pháp luận khoa học, Hồ Chí Minh còn kế thừa những giá trị
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, trực tiếp là những tư
tưởng tích cực, tiến bộ của các tôn giáo trên thế giới.
Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, có thể nói
Hồ Chí Minh đã được tiếp cận với những giá trị tốt đẹp của dân tộc một
cách sâu sắc từ rất sớm. Đó là: truyền thống kiên cường, bất khuất trong
đấu tranh chống giặc ngoại xâm; cần cù sáng tạo trong lao động; coi
trọng đạo lý, yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng
làng nước Việt Nam. Có thể xem, chủ nghĩa yêu nước là cơ sở hàng đấu
hình thành nên tư tưởng của Người nói chung và về tôn giáo nói riêng.
Nhưng trong đó, cơ sở quan trọng nhất để hình thành nên tư tưởng về tự
do tín ngưỡng, tôn giáo phải kể đến yếu tố coi trọng đạo lý, cũng như
yêu thương đòan kết, gắn bó trong cộng đồng làng nước của dân tộc Việt
Nam. Sự gắn bó này, đã không phân biệt người có đạo với kẻ không theo
đạo. Họ vẫn đối xử với nhau bình đẳng thân thiết, không có bất kì sự kì
thị nào. Điều này đã tạo nên khối đại đoàn kết vững chắc trọng mọi cuộc
đấu tranh chống lại mọi kẻ thù. Và Hồ Chí Minh đã nhận ra được chân
giá trị này từ rất sớm, từ đó dần hình thành nên tư tưởng về tự do tín
ngưỡng trong hệ thống tư tưởng của Người.
Mặt khác, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một
quốc gia là điểm giao lưu của nhiều văn hóa khác nhau. Vì vậy, những giá
trị văn hóa này góp phấn tạo nên hệ tư tưởng của Người. Việt Nam là một
quốc gia nằm ở bán đảo Đông Dương, là nơi giao nhau của các tuyến
đường hàng hải quan trọng. Ngoài ra, đây còn là nơi giao thoa của nhiều
văn hóa khác nhau: Phật giáo từ Ấn Độ, Phật giáo Trung Hoa, Nho giáo,
Đạo giáo…Từ nền tảng này, Hồ Chí Minh đã có điều kiện tìm hiểu và am
hiểu một cách sâu sắc về đời sống của người dân lao động. Đây là một
13
trong những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tìn ngưỡng, tôn
giáo.
Như đã nói ở trên Việt Nam là một đất nước đa dạng về văn hóa, là nơi
giao thoa của nhiều văn hóa khác nhau. Vì vậy, từ rất sớm Người đã được
biết đến văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng
Nho giáo, Phật giáo từ các nền văn hóa đó, cũng như chịu sự tác động từ
đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình và xã hội. Đối với Phật giáo
Người đã tiếp nhận các tư tưởng về lòng bao dung, nhân ái, độ lượng, bình
đẳng bác ái, vô ngã vị tha, đại từ đại bi. Để từ đó thấy được rằng mọi người
đều có quyền tự do, không chỉ trong đời sống vật chất mà cả trong đời sống
tinh thần mà đặc trưng nhất đó là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với
Nho giáo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu các phạm trù “Cần - Kiệm – Liêm -
Chính”, “Chí công vô tư”, “Nhân – Nghĩa - Lễ - Trí - Tín”, và các quan
điểm như “Dân vi quý”, “Kỉ sở bất dục vất thi ư nhân”. Những quan điểm
và phạm trù này đã hình thành trong Hồ Chí Minh tư tưởng đối nhân xử
thế, coi trọng mọi người như nhau, nhất là “điều mình không muốn thì
đừng làm cho người ”. Đây là nền tảng của việc hình thành nền tảng tư
tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Sau này, Người còn
được tiếp xúc với những tôn giáo khác trên thế giới như Thiên chúa…
Trong Thiên chúa giáo Người tìm thấy tấm lòng bao dung cao cả, tha thứ
cho chính kẻ thù của mình.
Sau này, trong quá trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã được tiếp
xúc với nhiều tư tưởng tiến bộ trên thế giới. Những tư tưởng này đã góp
phần hình thành nên hệ tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh đã tiếp cận các
tư tưởng tiến bộ trên thế giới như “Tư tưởng tự do - bình đẳng - bác ái”,
“Nhân quyền và dân quyền” trong cách mạng tư sản Pháp; tư tưởng tự do
bình đẳng trong “Tuyên ngôn độc lập ” của nước Mỹ năm 1776. Có thể nói
những tư tưởng tiến bộ này đóng vai trò quyết định trong việc hình thành
nên lí luận tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy mà
14
trong bản “Tuyên ngôn độc lập” nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm
1945, Hồ Chí Minh đã viết:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải
luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
Thông qua “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tư tưởng
của mình về tự do, dân chủ.
Tiền đề cuối cùng hình thành nên tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo
trong tư tưởng Hồ Chí Minh là từ thực tiễn, tình hình về tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam đặt ra yêu cầu để giải quyết. Do đặc điểm tự nhiên và
hoàn cảnh lịch sử, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc đã
tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Có
thể khái quát những đặc điểm đó là: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau, bao gồm cả tôn giáo ngoại lai (Thiên Chúa
giáo, Tin Lành, Phật giáo, Hồi giáo…) và tín ngưỡng, tôn giáo nội sinh
(Cao Đài, Hòa Hảo và các hình thức tín ngưỡng như thờ cúng ông bà, tổ
tiên, thần, thánh…); các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có tính đan xen,
hòa đồng, khoan dung; các tôn giáo du nhập luôn bị “khúc xạ” bởi văn hóa
Việt Nam; tính trội của yếu tố “nữ” trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo
Việt Nam; các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hầu hết là nhân dân lao động…
Những đặc điểm trên là cơ sở thực tiễn để hình thành những quan điểm của
15
Người về vấn đề tôn giáo.
Ta cũng nhận thấy rằng trước khi trở thành người cộng sản, Hồ Chí Minh
đã hấp thụ được những yếu tố tích cực từ văn hóa truyền thống, tâm lý dân tộc
và những tư tưởng tích cực, tiến bộ được phản ánh trong kinh, sách của các
tôn giáo trên thế giới. Những tư tưởng này đã có ảnh hưởng lớn tạo nên nét
đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo: coi tín ngưỡng, tôn giáo là
văn hóa, nhận biết được giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo, sự khoan dung,
độ lượng, tinh thần đoàn kết không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo…làm cơ sở
để tập hợp rộng rãi quần chúng theo Đảng làm cách mạng.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là kết quả
sự vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về tín
ngưỡng, tôn giáo vào điềm kiện cụ thể nước ta; đồng thời, là kết quả kế
thừa và phát triển các giá trị văn hóa trong tín ngưỡng, truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và tinh hoa văn hó nhân loại; cũng như trước đòi hỏi thực tiễn
đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam nhằm thực hiện giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Một nhà báo nước ngoài nhận xét về Hồ Chí Minh đã được cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng nhắc lại: “ Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn
chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết
học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ
gia tộc, tất cả được bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên” [ 12; 19]. Với
nhận xét trên ta đã thấy được nguồn gốc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo nói chung và tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng một
cách hoàn chỉnh và giàu hình ảnh nhất.
1.2. Các nội dung cơ bản trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, ta thấy
chúng được hình thành qua hai giai đoạn, nhưng chủ yếu là từ sau Cách
mạng tháng 8 năm 1945. Tư tưởng về tín ngưỡng, tôn giáo của Người là
16
kim chỉ nam để Đảng, Nhà nước ta vạch ra đường lối chính sách về tín
ngưỡng tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam.
1.2.1. Về vai trò xã hội của tín ngưỡng tôn giáo:
Hồ Chí Minh cho rằng tín ngưỡng, tôn giáo là một thành tố văn hoá.
Người xác định tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận cấu thành của văn hoá
và là di sản của văn hoá nhân loại. Người rất coi trọng việc bảo tồn các di
sản văn hóa dân tộc, trong đó có di sản văn hóa tôn giáo cả vật thể và phi
vật thể. Để xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, Hồ Chí Minh trân trọng,
chắt lọc, kế thừa những giá trị quý báu của truyền thống văn hoá dân tộc,
tinh hoa văn hoá nhân loại, trong đó có các giá trị của tôn giáo. Người đã
gạn lọc, tiếp thu tất cả những giá trị của tín ngưỡng tôn giáo như đạo lí
“uống nước nhớ nguồn” của đạo thờ ông bà, tổ tiên; triết lí nhân sinh của
Nho, Phật, Lão. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng phê phán những hiện
tượng phản văn hoá trong các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tác dụng quan trọng của tín ngưỡng, tôn giáo
với sự hình thành đạo đức của con người. Người đã tìm thấy cái chung của
các tôn giáo là đều phản ánh khát vọng tự do và hạnh phúc của quần chúng
bị áp bức, đau khổ, thấy rõ tính nhân văn của các tôn giáo chân chính là
hướng tín đồ, hướng nhân loại tới bình đẳng, bác ái, khuyên con người làm
điều thiện, loại trừ cái ác. Người rút ra : “Chúa Giê su dạy : Đạo đức là bác
ái; Phật Thích Ca dạy : Đạo đức là từ bi; Khổng Tử dạy : Đạo đức là nhân
nghĩa”. Người còn chỉ rõ khát vọng cao cả của các tôn giáo là: “mục tiêu
cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giê Su đều giống nhau: Thích Ca và Giê
Su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới
đại đồng”. Người đã kế thừa rất nhiều các khái niệm, phạm trù của đạo đức
tôn giáo đối với giáo dục con người, nhất là giáo dục xây dựng đạo đức cho
đội ngũ cán bộ cách mạng.
Nhận thấy tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ đối với chính
trị, kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã vạch trần
17
thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của bọn thực dân Pháp. Trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Người luôn phê pháp những thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo
vì mục đích phản động. Song, Hồ Chí Minh quan tâm hơn đến vấn đề khai
thác mặt tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo để thu hút đồng bào tôn giáo
tham gia sự nghiệp cách mạng chung của toàn dân tộc. Khi miền Bắc giải
phóng xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người thường nêu lên sự tương đồng
nhất định giữa mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và kỳ vọng của những người
sáng lập ra các tôn giáo. Người đã nêu phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc
- Chủ nghĩa xã hội”. Từ sự phân tích trên cho thấy, Hồ Chí Minh nhận thức
sâu sắc vai trò xã hội của tín ngưỡng, tôn giáo bao hàm cả mặt tích cực và
tiêu cực. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn tìm cách hạn chế
mặt tiêu cực, khai thác mặt tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo để phục vụ
cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
1.2.2. Về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, đức tin tôn giáo và lòng
yêu nước:
Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ này trên tinh thần của khối đại
đoàn kết toàn dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Là
người hiểu rõ truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam. Mục tiêu
xây dựng một nước Việt nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh là ý nguyện cao cả của Hồ Chí Minh, đồng thời là nguyện vọng
thiết tha của đồng bào các dân tộc Việt nam. Đối với tôn giáo, Người luôn
đặt tôn giáo trong quan hệ với dân tộc, luôn đánh giá đúng mức, đầy đủ vai
trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh thần của xã hội. Nhất quán
quan điểm tín ngưỡng tự do, Lương Giáo đoàn kết là vấn đề vừa có ý nghĩa
cấp bách vừa là vấn đề cơ bản lâu dài để thực hiện mục tiêu của cách mạng.
Từ quan niệm trên về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, Hồ Chí Minh đã giải
quyết một cách thấu đáo quan hệ tín ngưỡng tôn giáo với dân tộc; giữa đức
tin tôn giáo và lòng yêu nước. Kế thừa lịch sử, xuất phát từ thực tiễn Việt
Nam, từ góc độ một nền văn hoá thống nhất trong đa đạng của cộng đồng
18
các dân tộc Việt nam, đã giải quyết mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo
với dân tộc trong điều kiện mới. Vấn đề giải phóng dân tộc được Hồ Chí
Minh đặt lên hàng đầu. Người đã chỉ rõ khi nào dân tộc được độc lập, nhân
dân được tự do thì các tín đồ mới thực sự làm chủ tôn giáo của mình. Theo
Hồ Chí Minh, đối với người Việt nam dù theo tôn giáo nào thì đức tin tôn
giáo và lòng yêu nước là hai vấn đề không có gì mâu thuẫn mà có sự thống
nhất. Người nói : “một công dân chân chính yêu nước đồng thời cũng là
những chân chính tín đồ của đức Giê Su”. Người không chỉ dừng lại ở sự
tương đồng giữa đức tin tôn giáo với lòng yêu nước của người Việt nam
nói chung. Người còn làm rõ, chỉ ra đức tin tôn giáo không đối lập mà còn
trùng hợp với mục tiêu, lí tưởng cộng sản. Như vậy, theo Tư tưởng Hồ Chí
Minh tín ngưỡng, tôn giáo và dân tộc, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước
đối với đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hoàn toàn không đối
lập với nhau mà có sự thống nhất trên cơ sở lợi ích chung là giành độc lập
dân tộc, xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
1.2.3. Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể
hiện chủ yếu ở hai mặt:
Thứ nhất : quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được khẳng định về
mặt pháp lí : với tư các là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc soạn thảo Hiến Pháp 1946, trong
đó khẳng định mọi công dân Việt nam có quyền tự do tín ngưỡng. Và Hồ
Chí Minh đã trực tiếp soạn thảo và ban hành các Sắc lệnh về tôn giáo như
Sắc lệnh ngày 18/2/1946, Sắc lệnh về tôn giáo ngày 14/6/1955. Đây là các
Sắc lệnh tương đối hoàn chỉnh về tôn giáo, khẳng định rõ quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là quyền được pháp luật Việt nam bảo hộ; đồng thời tạo
cơ sở pháp lý cho công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước và cho các hoạt
động về tín ngưỡng, tôn giáo trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được bảo đảm trên thực
19
tế. Để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện hoá trong đời sống
của đồng bào các tôn giáo, theo Hồ Chí Minh phải có các điều kiện cơ bản
là : một là, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Đảng và Nhà
nước là nhân tố quan trọng nhất. Hai là, phải đặt trong quá trình cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Bằng lôgíc Đạo và Đời, phần
hồn phải gắn với phần xác, Hồ Chí Minh đề ra phương châm “tốt đời - đẹp
đạo”, bởi “phần xác” có được no ấm thì “phần hồn” mới được thong dong.
Từ đó, Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào tín đồ của các tôn giáo tích cực tham
gia vào sự nghiệp thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc. Ba là , phải xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân,
trong đó đặc biệt là đoàn kết Lương - Giáo.
1.2.4. Về công tác tôn giáo:
Hồ Chí Minh trong vai trò là người đứng đầu Đảng, Nhà nước rất chú
trọng đến chính sách tôn giáo. Tư tưởng về chính sách tôn giáo của Hồ Chí
Minh được hình thành từ truyền thống văn hoá dân tộc, quan điểm về dân
tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng Việt nam. Thực chất
tư tưởng về chính sách tôn giáo của Hồ Chí Minh là nhằm xây dựng, củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Cho nên chính sách tôn giáo theo tư tưởng của Người thể hiện tính
nhất quán lâu dài, thực sự tôn trọng đối với các tôn giáo và sự mềm dẻo
khéo léo trong xử lí các vấn đề tôn giáo.
Về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, trọng tâm là đoàn kết Lương -
Giáo. Đoàn kết là một tư tưởng cơ bản, bao trùm có ý nghĩa quyết định sự
thành công trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Đối với tôn giáo
thì sự chân tình và bền vững như là một điều kiện tiên quyết để thực hiện
đoàn kết. Cơ sở của đoàn kết Lương - Giáo theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
chính là sự đồng nhất với nhau vì mục tiêu độc lập tự do của dân tộc. Hồ
Chí Minh đã đưa ra những giải pháp có ý nghĩa lí luận và thực tiễn thực
hiện đoàn kết Lương - Giáo đó là : xây dựng hệ thống chính trị trong vùng
20
có đồng bào tôn giáo, làm tốt công tác vận động với các chức sắc và tín đồ
tôn giáo, tích cực đấu tranh chống bọn đế quốc, phản động lợi dụng tôn
giáo. Điều đặc biệt trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là phát
triển đảng viên ở chính tín đồ tôn giáo. Thông qua sự chỉ đạo công tác tôn
giáo và thông qua chính hoạt động thực tiễn của Người, có thể khái quát tư
tưởng về vận động các chức sắc tôn giáo và đồng bào tôn giáo của Hồ Chí
Minh trên mấy điểm sau:
Hồ Chí Minh trong tư tưởng, tình cảm và hoạt động của mình luôn có
sự nhất quán tôn trọng sự bình đẳng, không phân biệt đối xử, hoặc công
kích bất kỳ tôn giáo nào.
Hồ Chí Minh luôn biểu lộ sự tôn trọng, quan tâm đối với các chức sắc
tôn giáo và tìm cách tốt nhất để tranh thủ họ; song cũng có thái độ xử sự
dứt khoát “kiên quyết trừng trị những kẻ mượn tiếng đạo, làm nhục Chúa,
làm hại dân”.
Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến đời sống của đồng bào tôn giáo, chăm
sóc cả “phần xác” và “phần hồn”.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ
ở các vùng đồng bào Công giáo.
Trên đây là tư tưởng cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh.
Có thể rút ra thực chất Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là
vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo để giải quyết vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo ở VN một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử văn hoá và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng giải
phóng dân tộc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong vai trò là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh rất
chú trọng đến chính sách tôn giáo. Tư tưởng về chính sách tôn giáo của Hồ
Chí Minh được hình thành từ truyền thống văn hoá dân tộc, quan điểm về
dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng Việt nam. Thực
chất tư tưởng về chính sách tôn giáo của Hồ Chí Minh là nhằm xây dựng,
21
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Cho nên chính sách tôn giáo theo tư tưởng của Người thể hiện
tính nhất quán lâu dài, thực sự tôn trọng đối với các tôn giáo và sự mềm
dẻo khéo léo trong xử lí các vấn đề tôn giáo.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Sự tồn tại và hoạt
động của các tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh của đất nước. Nhận
thức rõ điều đó, kế thừa những giá trị tinh hoa của truyền thống văn hóa
dân tộc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã sớm hình thành nên tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Năm 1927, trong tác phẩm Đường Cách mệnh, ở bài viết “Cách tổ
chức Công hội”, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Ai là thợ thuyền thì được vào
hội, dù tin Phật, tin đạo, tin cộng sản, tin vô chính phủ, tin gì cũng mặc,
miễn là theo đúng quy tắc hội là được”. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
cách mạng Việt Nam, Người luôn khẳng định: Tự do tín ngưỡng, tôn giáo
là một trong những quyền cơ bản của con người, là quyền lợi của nhân dân;
mọi hạn chế, vi phạm quyền ấy là đi ngược lại với xu thế tiến bộ của xã hội
và Chính phủ phải đảm bảo thực thi quyền đó. Sau này, trên cương vị Chủ
tịch Đảng, Chủ tịch Nước, trong các bài nói, bài viết, các văn bản, sắc
lệnh… quan trọng, Hồ Chí Minh luôn thể hiện rõ tư tưởng nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân. Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn bản, lời nói mà cả
trên hành động thực tiễn.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 3-9-1945, trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch
Hồ Chí minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách; trong đó, Người đề nghị Chính phủ
tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”. Trong cuộc tổng
tuyển cử bầu ra các Đại biểu Quốc hội khóa I, Người tuyên bố: hễ ai là
người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ ai là công dân thì
22
đều đi bầu cử, không chia rẽ gái, trai, giàu, nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai
cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền trên.
Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được thực
thi, Hồ Chí Minh cho rằng, về nguyên tắc: hoạt động của các tổ chức tôn
giáo phải tuân theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Với tinh thần đó,
Người chỉ đạo Chính phủ xây dựng các chủ trương, giải pháp tổ chức thực
hiện có hiệu quả các quyền đó trong đời sống hiện thực của đất nước; đồng
thời, Người đã trực tiếp ký, ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định cụ
thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân. Hiến pháp đầu
tiên (thông qua ngày 2-3-1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ghi
rõ: mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng; Sắc lệnh số 234/SL
ngày 14-6-1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, Điều 1 đã ghi: Chính phủ
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng, quyền theo hoặc không
theo bất cứ tôn giáo nào, quyền “tự do giảng đạo tại cơ quan Công giáo”.
Điều 5 của Sắc lệnh này còn thừa nhận các tổ chức tôn giáo có quyền mở
trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo. Trên cơ sở nguyên
tắc đã nêu, Người xử lý một cách hết sức mềm dẻo và thành công các vấn
đề nảy sinh trong quan hệ giữa các tôn giáo, giữa lương - giáo, giữa tôn
giáo với chính quyền.
Đoàn kết tôn giáo, đoàn kết lương - giáo là một nội dung quan trọng
trong chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh nhằm thực hiện thành công
mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc và CNXH.
Người luôn nhắc nhở những người cộng sản: bên cạnh việc luôn thực thà
tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, phải coi
đoàn kết là sức mạnh, là phương châm, là nguyên tắc, là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt trong giải quyết các vấn đề tôn giáo ở nước ta. Người cho rằng: đoàn
kết của chúng ta là rộng rãi, lâu dài, là một chính sách dân tộc, không phải
là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc
lập của Tổ quốc, ta phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có đức, có sức,
23
có lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ.
Để thực hiện tư tưởng đoàn kết tôn giáo, đoàn kết lương - giáo, Hồ Chí
Minh đã chỉ ra cơ sở của sự đoàn kết đó chính là những nét tương đồng
giữa các tôn giáo và sự tương đồng giữa đức tin của các tôn giáo với đạo
đức, niềm tin của những người cộng sản. Theo Người, ở Việt Nam, đồng
bào có tín ngưỡng, tôn giáo, hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào, đều
“đồng lòng” phấn đấu vì mục tiêu độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc
của nhân dân; và trong thực tế, đồng bào có đạo luôn kề vai, sát cánh cùng
nhân dân cả nước xây dựng nên truyền thống dựng nước và giữ nước hào
hùng của dân tộc. Chỉ khi đất nước có độc lập thì tôn giáo mới có tự do,
cũng như khi tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với độc lập, tự do của Tổ quốc
và dân tộc, việc đạo gắn với việc đời, việc nước, thì đức tin của tôn giáo và
lòng yêu nước của mỗi người dân mới được gắn kết chặt chẽ với nhau tạo
nên sức mạnh tổng hợp xây dựng đất nước ngày càng giầu mạnh.
Chúng ta có thể thấy được tính đoàn kết lương giáo trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là: trước hết muốn đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau phải đặt lợi ích của dân tộc, lợi ích toàn dân lên trên hết. Phải
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân; khắc
phục những mặc cảm, định kiến và chống âm mưu chia rẽ của bọn phản
động. Phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào có
đạo để đáp ứng kịp thời; với việc lợi dụng tín ngương, tôn giáo của các
phần tử phản động để phê phán, đấu tranh. Phải chú ý kế thừa giá trị nhân
bản của tôn giáo, trân trọng những người thành lập các tôn giáo lớn, tranh
thủ giáo sĩ, quan tâm đến giáo dân; độ lượng, vị tha với những người lầm
lỗi; đấu tranh kiên quyết với bọn phản động lợi dụng tôn giáo. Chủ tịch Hồ
Chí Minh không những chú trọng mà còn chỉ rõ về công tác vận động quần
chúng có tín ngưỡng rằng: muốn làm tốt công tác tôn giáo, phải ra sức
tuyên truyền, giải thích cho đồng bào tín đồ các tôn giáo hiểu õ chính sách
của Đảng và Chính phủ để họ tự giác thực hiện và đấu tranh chống âm mưu
24
lợi dụng tôn giáo của địch. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng
viên “Khi phát động quần chúng, cán bộ phải hết sức chú ý những điều đó.
Sai một ly đi một dặm, nơi nào dân cũng tốt, lương cũng như giáo; nhưng
vì có những cán bộ không biết tỏ chức, không biết giải thích, tuyên truyền,
lại tự tư tự lợi, không cảnh giác để bọn phản động chui vào các đoàn thể rồi
phá hoại”[ 1; 20]. Do vậy,phải nghiên cứu sâu sắc tình hình thực tế, hiểu rõ
phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân để gây
tình cảm với quần chúng.
Tuy nhiên, để trên phát huy những vấn đề trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ và luôn thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo; đồng thời chống âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quan
điểm quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo. Tư tưởng đó
được thể hiện nhất quán và trong lý luận và thực tiễn của Người, và đã trở
thành nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong chính sách đối với tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta. Tư tưởng đó đã thâm nhập sâu rộng vào quần chúng,
cán bộ, đảng viên nói riêng.
Trong Hiến pháp 1946 tại điều 7, chương II, Người viết: Tất cả công
dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính
quyền và công , tại điều thứ 10 nêu rõ Công dân Việt Nam có quyền: Tự do
ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do
cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài, mọi người công dân Việt Nam
“có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.
Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân
dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Mọi công dân có hay không
có tín ngưỡng, tôn giáo đều được hưởng mọi quyền lợi của ngưởi công dân
(kể cả trong bầu cử người vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước)
và phải làm mọi nghĩa vụ của công dân. Trong khi đó, các nhà tu hành
được tự do giảng đạo tại các cơ sở thờ tự. Khi truyền bá tôn giáo, các nhà
25