Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Pháp luật quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HÀ

Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ øng phã víi biÕn ®æi khÝ hËu
vµ vÊn ®Ò thùc thi t¹i ViÖt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HÀ

Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ øng phã víi biÕn ®æi khÝ hËu
vµ vÊn ®Ò thùc thi t¹i ViÖt Nam
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lan Nguyên

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong luận văn đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét
để cho tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ

6

VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


1.1.

Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của biến đổi

6

khí hậu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của biến đổi khí hậu

6

1.1.2. Nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu

9

1.2.

Ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

25

đối với Việt Nam
1.2.1. Ứng phó với biến đổi khí hậu

25

1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

29


Chương 2:

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI

40

KHÍ HẬU

2.1.

Khái niệm, vai trò và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về

40

ứng phó với biến đổi khí hậu
2.1.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật quốc tế về ứng phó với biến

40

đổi khí hậu
2.1.2. Các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về ứng phó với biến đổi

45

khí hậu
2.2.

Các Điều ước quốc tế cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu

2.2.1. Công ước Viên về bảo vệ tầng Ô zôn năm 1985 và Nghị định


50
50

thư Montreal 1987
2.2.2. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm
1992 và Nghị định thư Kyoto năm 1997

61


2.2.3. Thỏa thuận Paris năm 2015
Chương 3:

THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ ỨNG PHÓ VỚI

76
87

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP CỤ THỂ

3.1.

Thực thi pháp luật quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu tại

87

Việt Nam
3.1.1. Đối với Công ước Viên năm 1985 và Nghị định thư Montreal


88

năm 1987
3.1.2

Việt Nam với Công ước Khung về biến đổi khí hậu năm 1992

93

và Nghị định thư Kyoto năm 1997
3.1.3. Việt Nam với Thỏa thuận Paris năm 2015
3.2.

Một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả thực thi

101
110

pháp luật quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện một số chính sách của Nhà nước về ứng phó với

112

biến đổi khí hậu
3.2.2. Luật hóa các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

113

liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu

3.2.3. Tiếp tục nghiên cứu để nội luật hóa các Điều ước quốc tế về

114

ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã là thành viên
KẾT LUẬN

116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

117


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CMP

Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto
1997

COP


Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 1992

KNK

Khí nhà kính

KP

Nghị định thư Kyoto 1997

UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu 1992
UNEP

Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

IPCC

Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra, "là cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nền văn minh nhân loại từng đối mặt từ
trước đến nay". Năm 2016 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử. Đó
là hệ quả nặng nề của hiện tượng BĐKH. BĐKH không diễn ra đơn lẻ ở từng
quốc gia, từng khu vực mà nó diễn ra trên toàn thế giới với những mức độ khác

nhau. Vì vậy, việc ứng phó với BĐKH không phải chỉ là trách nhiệm của một
quốc gia, một nhóm quốc gia hay một khu vực nào mà là trách nhiệm của toàn
nhân loại. Trong những năm qua, cộng đồng quốc tế đã cùng nỗ lực chung tay
trong cuộc chiến chống lại BĐKH. Xây dựng một khung pháp lý cho việc ứng
phó với BĐKH là một nhu cầu sớm được đặt ra. Cho đến ngày hôm nay, chúng
ta đã xây dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về ứng phó với BĐKH với
hàng loạt các điều ước quốc tế quan trọng như: Công ước Viên năm 1985 về bảo
vệ tầng Ô zôn, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ô zôn
năm 1987, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992,
Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính năm 1997,... Và gần đây
nhất là Thỏa thuận Paris năm 2015 - một thỏa thuận mang ý nghĩa lịch sử thể
hiện sự thiện chí, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết quốc tế trong cuộc chiến
chống BĐKH.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,
một khu vực hay xảy ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch... Hơn thế nữa,
kinh tế nước ta đang có những bước phát triển vượt bậc. Quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang dần thay đổi bộ mặt chung của nước
ta. Mặt trái của các quá trình này là sự xuống cấp của môi trường, sự suy
thoái của nguồn không khí, nguồn đất, nguồn nước, sự cạn kiệt của tài nguyên
thiên nhiên... và biến đổi khí hậu là một hiện tượng đang diễn ra khá nặng nề

1


ở nước ta. Việt Nam đứng thứ 5 toàn cầu về thiệt hại do BĐKH. Đối diện với
thực tế này, trong những năm qua, nước ta cũng đã nỗ lực chung tay với cộng
đồng quốc tế ứng phó lại với BĐKH.Việt Nam đã tích cực thực thi các Điều
ước quốc tế về ứng phó với BĐKH mà chúng ta là thành viên và đã đạt những
những thành quả đáng kể. Bên cạnh đó, việc thực thi các cam kết của Việt
Nam về ứng phó với BĐKH vẫn còn những hạn chế tồn tại cần được khắc

phục.
Chính vì vậy, bài Luận văn lựa chọn đề tài "Pháp luật quốc tế về ứng
phó với biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam" làm vấn đề nghiên
cứu của mình để có thể cung cấp góc nhìn tổng quát nhất, cơ bản nhất của
pháp luật quốc tế về đề tài nêu trên và vấn đề thực thi tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề pháp luật quốc tế về ứng phó với BĐKH trở
thành nội dung thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và quản lý ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu tìm
hiểu về pháp luật quốc tế về ứng phó với BĐKH và vấn đề thực thi tại Việt
Nam không phải là một vấn đề còn mới mẻ. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này. Nổi bật trong số đó phải kể đến một số công trình như:
cuốn Những kiến thức căn bản về biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội (năm 2012); Giáo trình Biến đổi khí
hậu, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội (năm 2016). Ngoài ra còn phải kể
đến một số Luận văn Thạc sĩ như: "Việt Nam với việc thực hiện Điều ước
quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về
cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính",
Phạm Văn Hào, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; "Pháp luật quốc
tế về chống biến đổi khí hậu và việc thực thi cam kết của Việt Nam", Nguyễn
Thị Hồng Yến, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012...

2


Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên chưa có đề tài nào
nghiên cứu nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật quốc tế về ứng phó với
BĐKH và vấn đề thực thi tại Việt Nam với sự ra đời của Thỏa thuận Paris
năm 2015 về BĐKH. Vì vậy, luận văn ra đời với tư cách là một đề tài khoa
học sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung nêu trên một cách toàn diện hơn,
đầy đủ hơn.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục đích sau:
Thứ nhất, thông qua đề tài giúp bạn đọc hiểu một các tổng quát nhất,
cơ bản nhất của các Điều ước quốc tế về ứng phó với BĐKH. Cung cấp các
thông tin cần thiết cho bạn đọc, đặc biệt là các đối tượng chịu hậu quả nặng
nề của BĐKH.
Thứ hai, từ mục đích phổ biến kiến thức, luận văn mong muốn thay
đổi nhận thức, thói quen, lối sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
của mỗi cá nhân hay của một tập thể từ đó kêu gọi sự tham gia của tất cả mọi
người vào cuộc chiến ứng phó với BĐKH, từng bước khắc phục những hậu
quả nặng nề mà BĐKH gây ra.
Thứ ba, từ việc phân tích quá trình thực thi các Điều ước quốc tế về
ứng phó với BĐKH của Việt Nam, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá
nhằm thấy được những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế. Đó là cơ sở
để đưa ra những phương hướng nhằm thực thi tốt hơn các cam kết của Việt
Nam.
Thứ tư, với các thông tin, các kiến thức mà luận văn cung cấp, tác giả
mong muốn đây sẽ là tài liệu, là nền tảng cho các nghiên cứu chuyên sâu sau
này của các tác giả khác.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

3


Thứ nhất, tìm hiểu và nghiên cứu tổng quát về BĐKH, khái niệm,
nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH.
Thứ hai, tìm hiểu các nội dung cơ bản của các điều ước quốc tế cơ bản
về ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, tìm hiểu quá trình thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam

về ứng phó với BĐKH, đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế
của quá trình này, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng việc thực thi các quy định quốc tế về BĐKH tại Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên vận dụng phương pháp chính là duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin khi nghiên cứu về
tiến trình lịch sử hình thành các quy định của pháp luật quốc tế về ứng phó
với BĐKH. Nói cách khác là bối cảnh lịch sử ra đời các Điều ước quốc tế về
ứng phó với BĐKH.
Bên cạnh đó, tác giả còn vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
đánh giá thông tin. Nhằm mục đích tìm hiểu sâu sắc và kỹ lưỡng đề tài, khóa
luận đã phân tích đối tượng nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau để
xem xét. Dựa trên những thông tin đã phân tích, tác giả tổng hợp và tạo dựng
mối liên kết giữa chúng để tạo ra một hệ thống nhất định mới đầy đủ và sâu
sắc về đối tượng, đồng thời đưa ra những bình luận và đánh giá xác đáng, có
cơ sở khoa học.
Cụ thể, các phương pháp trên được sử dụng để phân tích nội dung,
vấn đề liên quan để có thể hiểu rõ, sâu sắc về các quy định của pháp luật quốc
tế về ứng phó với BĐKH và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt
Nam khi thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề nêu trên.
6. Ý nghĩa của đề tài

4


Về ý nghĩa khoa học, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình
làm luật. Đồng thời đề tài cũng là tài liệu bổ trợ cho những sinh viên theo học
ngành luật đặc biệt là ngành luật quốc tế. Đây là nền tảng hay sự tham khảo
cho những nghiên cứu khoa học về sau trong những lĩnh vực có liên quan.

Về ý nghĩa thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài đem lại những hiểu hiết
về quy định pháp luật quốc tế về ứng phó với BĐKH cho người đọc. Bên
cạnh đó, đóng góp những nhận định về thành tựu, những hạn chế, những
thuận lợi, thách thức trong việc thực thi các cam kết quốc tế về BĐKH của
Việt Nam.
7. Đóng góp của đề tài
Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài, luận văn có những đóng góp quan
trọng sau:
Thứ nhất, đối với hoạt động phổ biến thông tin, đề tài sẽ đóng góp
thêm một nguồn tài liệu để phổ biến kiến thức về pháp luật quốc tế về ứng
phó với BĐKH và thực tiễn thi hành tại Việt Nam đến người đọc.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp qua tìm hiểu đề tài chính là đang tự
trang bị những kiến thức cơ bản, đặc biệt nắm được những thông tin, những
quy định cập nhận nhằm xây dựng định hướng, kế hoạch hoạt động của mình.
Thứ ba, đối với sinh viên, đề tài đem lại cho sinh viên kiến thức, nền
tảng chung về pháp luật quốc tế về ứng phó với BĐKH cũng như quá trình
tham gia, thực thi các cam kết của Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chương 2: Pháp luật quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chương 3: Thực thi pháp luật quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
tại Việt Nam và một số giải pháp cụ thể.

5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của biến đổi
khí hậu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Để tìm hiểu thế nào là BĐKH, trước tiên chúng ta cần hiểu định nghĩa
về "khí hậu" và "hệ thống khí hậu".
Từ điển thuật ngữ của Ban liên Chính phủ về BĐKH (The
Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) định nghĩa như sau: Khí
hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài.
Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm, nhưng có thể khác tùy theo mục
đích sử dụng. Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm
khác nhau. Các yếu tố chính của khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu
tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Theo Điều 2 của Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH năm
1992 (viết tắt là UNFCCC): Hệ thống khí hậu là tổng thể của khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển và địa quyển và những tương tác của chúng. Theo IPCC,
hệ thống khí hậu là một hệ rất phức tạp bao gồm năm thành phần chính là khí
quyển, thủy quyển, băng quyển, bề mặt đất và sinh quyển, và sự tương tác
giữa chúng. Mặc dù các thành phần này rất khác nhau về cấu trúc và thành
phần cấu tạo, về các thuộc tính vật lý và các thuộc tính khác, chúng được liên
kết với nhau thông qua các dòng khối lượng, dòng năng lượng và động lượng,
tạo nên một thể thống nhất rộng lớn. Hệ thống khí hậu tiến hóa theo thời gian
dưới tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài.

6


Các nhân tố bên trong chi phối hệ thống khí hậu bao gồm các thuộc

tính của khí quyển như thành phần cấu tạo, tính chất ổn định, hoàn lưu khí
quyển, và các đặc tính địa phương, như khoảng cách xa biển hay độ lục địa,
độ cao địa hình, điều kiện tự nhiên của bề mặt đất, lớp phủ thực vật cũng như
trạng thái gần các hồ ao, v.v... Hoạt động sống của con người có thể làm thay
đổi thành phần cấu tạo của khí quyển, làm biến đổi đất sử dụng gây nên sự
biến đổi albedo, tính chất lớp phủ bề mặt, v.v... cũng được xem là nhân tố bên
ngoài tác động đến hệ thống khí hậu [36].
Theo Điều 2 UNFCCC thì: BĐKH nghĩa là biến đổi của khí hậu được
quy cho trưc tiếp hoặc gián tiến do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào
khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ
có thể so sánh được.
Theo IPCC trong báo cáo lần thứ Tư (AR4) năm 2007 BĐKH là sự
biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến
đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trng
một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác,
nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung
bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn thì
BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác
của hệ thống khí hậu.
Nói một cách dễ hiểu, BĐKH là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong
một khoảng thời gian dài, có thể ấm hơn hoặc lạnh hơn, lượng mưa và lượng
tuyết trung bình hằng năm có thể tăng hoặc giảm...Tuy nhiên, thuật ngữ "biến
đổi khí hậu" được dùng phổ biến hiện nay chủ yếu muốn nói tới sự nóng lên
của toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người [4].
1.1.1.2. Đặc điểm của biến đổi khí hậu
BĐKH có các đặc điểm sau:

7



+ BĐKH diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo
ngược. BĐKH là hiện tượng và quá trình tự nhiên (trong vòng 100 năm, nhiệt
độ trung bình của Trái Đất tăng 0,74oC). Con người phải có mạng lưới quan
trắc rộng khắp; có nhận xét, phát hiện tinh tế; có sự hỗ trợ của các phương
tiện kỹ thuật hiện đại mới có khả năng nhận biết được sự biến động này. Mặt
khác, sự BĐKH lại do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện ở mỗi khu vực
trên Trái Đất cũng khác nhau nên khó ngăn chặn và đảo ngược tình thế.
+ BĐKH diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các
lĩnh vực có liên quan đến đời sống và hoạt động của con người. Có thể nói,
không có nơi nào trên Trái Đất, không có người dân nào và không có hoạt
động nào của con người ở bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ nào mà
lại không chịu ảnh hưởng của BĐKH. Chỉ có điều mức độ ảnh hưởng của
BĐKH diễn ra không đồng đều ở mỗi nơi và thực tế cho thấy ở các vùng đồng
bằng thấp ven biển, người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em là các khu vực
và đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề và dễ bị tổn thương nhất do BĐKH gây
ra.
+ BĐKH diễn ra với cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường
trước. Các số liệu thống kê và các quan sát trong nhữn năm gần đây cho thấy
mức độ BĐKH gây ra ngày một lớn, mạnh và bất thường, trái hẳn với quy
luật vốn có; và vì thế cũng gây ra những hậu quả rất to lớn, khó lường.
+ BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà con người phải đối mặt với tự nhiên
trong suốt lịch sử phát triển của mình. So với các tai biến thiên nhiên khác,
thậm chí với các thảm họa gây ra đối với con người như động đất, sóng thần,
núi lửa... thường xảy ra cục bộ tại một địa phương nhất định, trong một thời
gian ngắn thì những hậu quả do BĐKH gây ra với con người lớn hơn rất
nhiều lần. Những trận lũ lụt lớn, những trận hạn hán, những cơn siêu bão,
những đợt nóng lạnh thất thường hay xảy ra trên một diện rộng và vào những

8



thời điểm ít khi xuất hiện trong năm. Đây thực sự là nguy cơ, là hiểm họa tự
nhiên to lớn nhất mà con người phải gánh chịu [39].
1.1.2. Nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu,
hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con
người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất. Hiểu rõ
và định lượng được mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân gây BĐKH hoàn
toàn không đơn giản. Trong báo cáo lần thứ nhất (FAR) của IPCC năm 1990
chỉ nêu được rất ít bằng chứng về ảnh hưởng của con người đến khí hậu. Báo
cáo lần thứ hai (SAR) năm 1995 đã đưa ra được những minh chứng cụ thể về
vai trò của con người đối với khí hậu trong thế kỷ 20. Báo cáo lần thứ ba
(TAR) năm 2001 đã kết luận rằng, sự ấm lên toàn cầu quan trắc được trong 50
năm cuối của thế kỷ 20 dường như chủ yếu do sự tăng nồng độ KNK trong
khí quyển. Những tiến bộ đạt được về quan trắc cũng như các mô hình gần
đây càng cung cấp thêm những hiểu biết vững chắc, cho phép kết luận rằng
BĐKH có nguồn gốc từ hai nguyên nhân: nguyên nhân tự nhiên và nguyên
nhân con người (báo cáo lần thứ tư - AR4) [36].
a) Nguyên nhân do quá trình tự nhiên
Các nguyên nhân tự nhiên được cho là những nguyên nhân nằm ngoài
hệ thống khí hậu Trái Đất cũng như do sự thay đổi bên trong và tương tác
giữa các thành phần của nó, bao gồm:
+ Là sự biến đổi của các tham số quĩ đạo Trái Đất. Trái Đất chuyển
động xung quanh mặt trời theo quĩ đạo ellip phụ thuộc vào ba tham số chính
là độ lệch tâm, độ nghiêng của trục quay của Trái Đất và tiến động. Những
biến đổi của các tham số này sẽ làm biến đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp
cho hệ thống khí hậu và hậu quả là làm khí hậu Trái Đất biến đổi.


9


Độ lệch tâm: là tham số phản ánh "độ méo" của quĩ đạo so với đường
tròn. Sự biến đổi của tham số này chi phối biên độ biến trình năm của lượng
bức xạ mặt trời đến cũng như sự khác biệt của lượng bức xạ mặt trời đến ở hai
bán cầu do khoảng cách giữa mặt trời và Trái Đất biến thiên trong năm. Giá
trị của độ lệch tâm biến thiên trong khoảng từ 0 (không méo, tức đường tròn)
đến 0,07 (méo 7% so với đường tròn), và giá trị hiện nay là 0,0174, tương ứng
với Nam Bán cầu nhận được nhiều bức xạ mặt trời hơn Bắc Bán cầu khoảng
6,7%. Tham số này có chu kỳ dao động khoảng 96.000 năm.
Độ nghiêng của trục quay của Trái Đất: Trái Đất quay quanh trục
của nó một vòng trong một ngày. Độ nghiêng của Trục Trái Đất so với pháp
tuyến của mặt phẳng quĩ đạo biến thiên trong khoảng từ 21,5 độ đến 24,5 độ
và có chu kỳ dao động khoảng 41.000 năm. Khi độ nghiêng này lớn sẽ làm
tăng sự tương phản giữa các mùa, làm biến đổi độ dài các mùa trong năm do
các cực hướng về phía mặt trời hoặc phía đối diện dài hơn.
Tiến động: Ellip quĩ đạo Trái Đất, ngoài sự biến đổi của độ lệch tâm,
hướng của trục dài (hay bán trục lớn) của nó cũng quay một cách chậm chạp.
Hiện tượng đó được gọi là tiến động. Tiến động có thể làm cho các mùa trở
nên cực đoan hơn. Chẳng hạn vào những thời kỳ nhất định điểm xa mặt trời
nhất sẽ xuất hiện vào mùa đông Bắc Bán cầu (làm cho các mùa ở Bắc Bán cầu
cực đoan hơn, vì mùa đông trùng với thời kỳ xa mặt trời nhất và mùa hè trùng
với thời kỳ gần Mặt trời nhất), còn vào những thời kỳ khác điểm xa mặt trời
nhất lại xuất hiện vào mùa hè Bắc Bán cầu (làm cho các mùa ở Bắc Bán cầu ít
cực đoan hơn, vì mùa đông gần mặt trời nhất và mùa hè xa mặt trời nhất).
Chu kỳ tiến động nằm trong khoảng từ 19.000 năm đến 21.000 năm.
+ Là sự biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt Trái Đất. Bề
mặt Trái Đất bao gồm các lục địa và các đại dương. Bề mặt Trái Đất có thể bị
biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận

động tạo sơn, sự phun trào núi lửa, v.v... Sự biến dạng này sẽ làm thay đổi

10


phân bố lục địa - biển, hình thái bề mặt Trái Đất, dẫn đến sự biến đổi trong
phân bố bức xạ Mặt trời nhận được, trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt
của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương.
+ Là sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ
của Trái Đất. Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho Trái Đất.
Nguồn năng lượng này cũng biến thiên theo thời gian. Từ khi Trái Đất hình
thành cho đến nay (khoảng 5 tỷ năm) độ chói của Mặt trời tăng khoảng 30%.
Sự phát xạ của mặt trời đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có
những thời kỳ hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô, nóng trên bề mặt Trái
Đất. Thành phần khí quyển Trái Đất cũng đã thay đổi rất nhiều qua các thời
kỳ địa chất. Nguyên nhân có thể do các đợt phun trào núi lửa, thải vào không
khí nham thạch nóng nhiều khói, bụi giàu sunfua điôxit, sunfit hữu cơ, mêtan
và những loại khí khác. Có những bằng chứng cho thấy nhiều đợt phun trào núi
lửa trong quá khứ có qui mô lớn hơn so với những đợt phun trào chúng ta đã
từng chứng kiến, gây biến đổi mạnh mẽ về cân bằng bức xạ trong khí quyển.
BĐKH do tác động của các quá trình tự nhiên được gọi là biến đổi tự
nhiên của khí hậu. Quy mô thời gian của những biến đổi này cỡ hàng trăm
nghìn [36].
b) Nguyên nhân do hoạt động của con người
Phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng hoạt động của con
người đã và đang làm BĐKH toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi
đó là sự tăng nồng độ KNK trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính.
Đặc biệt quan trọng là khí CO2 được tạo thành do sử dụng năng lượng từ
nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên…), phá rừng và
chuyển đổi sử dụng đất. Các nhà khoa học phát hiện, các hoạt động gây biến

đổi khí hậu của con người đang có xu hướng không ngừng gia tăng, nhanh
gấp 170 lần so với tự nhiên. Cụ thể, trong 45 năm qua, lượng khí thải KNK đã
tăng vọt, tạo kích thích gia tăng nhiệt độ Trái Đất lên tới 1,7oC mỗi thế kỷ.

11


Những con số thay đổi tăng vọt này cho thấy con người đang tác động vào
làm BĐKH nhanh gấp 170 lần so với các lực lượng tự nhiên [25].
Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ
của tia sáng Mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp
thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến
việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ
được chiếu sáng. Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ
tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối
lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các vệ tinh [35].
Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ các KNK trong
bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Trái Đất chứa một loại khí đặc biệt gọi là
KNK. Với mức độ hiểu biết hiện nay, những KNK có ảnh hưởng quan trọng
đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu do hoạt động của con người gây ra là điôxit
cacbon (CO2), mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) và Ô zôn (O3) tầng đối lưu.
Ngoài ra còn có các chất khí thuộc nhóm halo-cacbon (CFC, HCFC) và các
xon khí [36].
Theo quy định tại UNFCCC năm 1992 thì các KNK là những thành
phần của khí quyển, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, mà hấp thụ và phát lại bức xạ
hồng ngoại [4]. Những khí này giống như một chiếc chăn ấm, có độ dày vừa
đủ giúp giữ ấm cho Trái Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sự sống
có thể phát triển và sinh sôi, nảy nở. Nếu không có những khí này, nhiệt của
Mặt Trời sẽ không được giữ lại và bề mặt Trái Đất sẽ trở nên lạnh lẽo. Vì nhu
cầu mưu sinh, con người đã "can thiệp" vào các thành phần của hệ thống khí

hậu, làm thay đổi thuộc tính tự nhiên của nó. Từ chỗ đốt rừng làm nương rẫy,
chặt cây lấy củi, khai thác tài nguyên, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, con
người ngày càng sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua
đó đã thải vào khí quyển càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Nền

12


công nghiệp càng phát triển, lượng chất phát thải đó ngày càng tăng, làm gia
tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái Đất.
Lượng KNK toàn cầu từ các hoạt động của con người đã gia tăng từ
thời kỳ công nghiệp hóa, đặc biệt là từ năm 1970 trở lại đây. Theo Ủy ban
Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2014), tổng lượng phát thải KNK
hằng năm do con người gây ra (chủ yếu là CO2, CH4 và N2O) được quy đổi về
đơn vị CO2 tương đương (CO2e) đã tăng từ 27 tỷ tấn (năm 1970) lên 33 tỷ tấn
(năm 1980), 38 tỷ tấn (năm 1990), 40 tỷ tấn (năm 2000) và đạt mức 49 tỷ tấn
năm 2010. Mặc dù ngày càng có nhiều chính sách giảm nhẹ được thực hiện
nhưng lượng KNK hằng năm tăng bình quân 2,2% năm trong giai đoạn 20002010 so với 1,3% năm trong giai đoạn 1970-2000. Tổng lượng khí nhà kính
hằng năm tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2000-2010, từ mức 40 tỷ tấn CO2e
năm 2000 lên 49 tỷ tấn năm 2010, trong đó sự gia tăng từ cung cấp năng lượng
là 47%, công nghiệp là 30%, giao thông là 11% và từ các tòa nhà là 3%. Tính
trên toàn cầu, tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số vẫn được coi là các
yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự gia tăng lượng KNK toàn cầu [18].
Ngày nay, khoảng 60% lượng khí CH4 bắt nguồn từ các hoạt động của
con người, phần còn lại phát thải từ các đầm lầy và các nguồn tự nhiên khác.
Khoảng 1/3 lượng khí CH4 do con người tạo ra chủ yếu là từ hoạt động đốt
các nhiên liệu hóa thạch. Hiện Mỹ và Trung Quốc được coi là hai nền kinh tế
hàng đầu thế giới "đóng góp" lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính lớn
nhất từ hoạt động đốt than và sản xuất khí đốt [26].
Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt

nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao
thông vận tải, xây dựng v.v... đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng
lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp
khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại
(3%) là các hoạt động khác (chôn rác thải v.v...) [59].

13


Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho
sinh thái biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng
càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%.
Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô
á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại.
Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên,
những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1m.
Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn
nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống
ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt
biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng [35].
1.1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu
BĐKH hiện nay được xếp vào hàng "an ninh phi truyền thống", được dự
báo là có thể trở thành thách thức lớn nhất với hòa bình và an ninh thế giới,
hơn cả chủ nghĩa khủng bố. Hậu quả của BĐKH (các thảm họa thiên nhiên,
các vấn đề môi trường…) có thể làm thay đổi nguồn phân bổ tài nguyên, dẫn
đến tình trạng mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng và làm bùng nổ các
làn sóng di cư, gây xung đột và làm bất ổn chính trị xã hội [58].
a) Nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên
Ngày nay, trên thế giới, thuật ngữ "nóng lên toàn cầu" hay "ấm lên
toàn cầu" được nhắc đến khá nhiều. Trên thực tế, thuật ngữ này dùng để chỉ

một trong các tác động của BĐKH. Theo IPCC, 2007, nóng lên toàn cầu hay
hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại
dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần
đây.(Trong thế kỉ XX, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng
0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F) [73].
Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình
của Trái Đất ở cuối thế kỉ XIX đã tăng 0,8 °C và thế kỉ XX tăng 0,6 ± 0,2 °C.

14


Các dự án mô hình khí hậu của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ
có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C trong suốt thế kỷ XXI. IPCC nghiên cứu sự gia tăng
nồng độ KNK sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa
thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ XX.
IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt
trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công
nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó [72].
Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, trong 50 năm trở lại đây, tần
suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ 2-4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm
tới, số lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần. Theo đó, nắng nóng sẽ làm
tăng số vụ cháy rừng, các loại bệnh dịch, và mức nhiệt độ trung bình trên hành
tinh trong tương lai cũng sẽ tăng theo. Theo ghi nhận, chỉ với mức tăng 1oC
so với mức nhiệt thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới đã phải chứng kiến sự gia
tăng một loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm hạn hán, siêu bão,
các bức sóng nhiệt và ngập lụt nghiêm trọng do mực nước biển tăng cao.
Theo tính toán, cứ theo xu hướng hiện nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ
tăng thêm 3oC vào năm 2100. Theo các nhà khoa học, các khu vực cực Nam
và Bắc của Trái Đất ấm lên với tốc độ nhanh hơn so với những khu vực còn
lại. Bắc Cực nóng lên với tốc độ nhanh nhất và xếp ngay sau đó là Nam Cực

với nhiệt độ tăng 0,5oC mỗi thập kỷ từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện
cây cỏ sinh sôi trên khoảng 0,3% diện tích Nam Cực và nếu tình trạng Trái
Đất ấm lên vẫn tiếp diễn với tốc độ như trong một nửa thế kỷ qua thì diện tích
rêu bao phủ Nam Cực sẽ còn tăng nhanh trong tương lai [57].
Thế giới đã trải qua các đợt nắng nóng khủng khiếp. Mùa hè năm
2003 là đợt nóng kỷ lục ở châu Âu kể từ năm 1540. Nắng nóng trên diện rộng
cướp sinh mạng của 70.000 người, nhiều nhất là ở Pháp (14.802 người chết).
Nhiệt độ ở miền bắc nước Pháp nóng kinh hoàng trong vòng 7 ngày, ở
khoảng 40oC. Vào năm 2013, châu Âu lại tiếp tục hứng chịu đợt nóng kỷ lục

15


mới. Một loạt quốc gia ôn đới cùng chịu cảnh này như Pháp, Anh, Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Italya, Tây Ban Nha khi nhiệt độ đã có lúc lên tới hơn 40oC,
khiến gần 55.000 người chết. Tháng 4 và tháng 5/2015, Ấn Độ chìm trong
nắng nóng nghiêm trọng. Mức nhiệt ban ngày cao nhất chạm mốc 47oC. Một
tháng sau, thủ đô Karachi của nước láng giềng Pakistan hứng chịu hai ngày
nóng đỉnh điểm khiến hơn 2.000 người chết [50].
Ngày 5/1/2017, Cơ quan BĐKH của Liên minh châu Âu (EU) cho biết
năm 2016 đã vượt qua năm 2015 để thiết lập kỷ lục là năm nóng nhất kể từ
khi nhân loại bắt đầu lưu giữ các hồ sơ đáng tin cậy về nền nhiệt trên Trái
Đất. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất năm 2016 cao hơn năm 2015
khoảng 0,2oC, ở mức 14,8oC, tức là cao hơn 1,3oC so với giai đoạn trước cuộc
cách mạng công nghiệp. So với thỏa thuận chống BĐKH đạt được tại Paris
năm 2015 với đề xuất hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC so với giai
đoạn tiền công nghiệp thì con số 1,3oC được xem là đã sát ngưỡng nguy hiểm.
Bắc Cực là khu vực chứng kiến sự tăng nhiệt độ rõ nét nhất trong năm 2016,
trong khi nhiều khu vực khác trên Trái Đất, như các vùng thuộc châu Phi và
châu Á, cũng hứng chịu nền nhiệt cao bất thường. Trong khi một số vùng

thuộc Nam Mỹ và Nam Cực lại có nhiệt độ thấp hơn giai đoạn trước đó. Chỉ
riêng trong tháng 2/2016, nhiệt độ Trái Đất đã tăng 1,5oC so với giai đoạn tiền
công nghiệp. Nhiệt độ tăng cao trong năm qua được cho là nguyên nhân gây
ra cháy rừng, nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và những hiện tượng thời tiết cực
đoan khác [21].
Theo ghi nhận, chỉ với mức tăng 1oC so với mức nhiệt thời kỳ tiền
công nghiệp, thế giới đã phải chứng kiến sự gia tăng một loạt các hiện tượng
thời tiết cực đoan, bao gồm hạn hán, siêu bão, các bức sóng nhiệt và ngập lụt
nghiêm trọng do mực nước biển tăng cao. Theo tính toán, cứ theo xu hướng
hiện nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 3oC vào năm 2100. Theo
các nhà khoa học, các khu vực cực Nam và Bắc của Trái Đất ấm lên với tốc

16


độ nhanh hơn so với những khu vực còn lại. Bắc Cực nóng lên với tốc độ
nhanh nhất và xếp ngay sau đó là Nam Cực với nhiệt độ tăng 0,5oC mỗi thập
kỷ từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện cây cỏ sinh sôi trên khoảng 0,3%
diện tích Nam Cực và nếu tình trạng Trái Đất ấm lên vẫn tiếp diễn với tốc độ
như trong một nửa thế kỷ qua thì diện tích rêu bao phủ Nam Cực sẽ còn tăng
nhanh trong tương lai [57].
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ tự nhiên và sinh thái
Khí hậu là một yếu tố rất quan trọng, nhiều khi có ý nghĩa quyết định
đến hệ sinh thái. Ảnh hưởng của BĐKH có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp
nhưng đều có tác động sâu sắc đến các hệ sinh thái mà rõ nét nhất là sự suy
giảm của đa dạng sinh học, sự xuất hiện của nhiều loại bệnh dịch vốn đã xảy
ra và mới xuất hiện cho con người và sinh vật nói chung trên thế giới. Biến
đổi của khí hậu toàn cầu đã gây nên biến đổi các hệ tự nhiên khá rõ rệt. Cụ thể
là: sự mở rộng của các vành đai nóng về phía hai cực và vành đai nhiệt đới
lên cao hơn ở các khu vực núi cao; gia tăng phần đất trên các khu vực băng

tan và tuyết lở ở các vùng núi; gia tăng dòng chảy và dòng chảy sớm đạt đỉnh
trên các dòng sông băng vào mùa xuân; các sông, hồ nóng lên và do đó thay
đổi cơ chế nhiệt và cả chất lượng nước; thay đổi cư trú và tiêu diệt một số loài
sinh vật kém thích nghi.
Khi môi trường sống thay đổi, sinh vật có 3 lựa chọn: di cư, thích nghi
hoặc chết. Nhiệt độ tăng, nhiều loài sẽ di cư tới gần các vùng cực và lên khu
vực cao hơn. Nếu không thể thích nghi hoặc di cư, các quần thể sống ở khu
vực có nhiệt độ ấm dần lên sẽ bị chết. Tuyệt chủng cục bộ có thể đe dọa đến
các loài, hệ sinh thái và đa dạng sinh học trên toàn cầu [37].
Nhiệt độ Trái Đất tăng cao cũng đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực
suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ
1,1oC - 6,4oC, 30% loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào
năm 2050. Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng là do môi trường sống của

17


các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng
và nước trên các đại dương ngày càng ấm lên khiến cho nhiều loài sinh vật
không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên. Con người cũng không
thể thoát khỏi những tác động của biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa và mực nước
biển tăng đe dọa trực tiếp đến môi trường sống của con người. Khi thực vật và
động vật giảm dần số lượng, nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu
nhập của con người cũng sẽ chịu ảnh hưởng giảm theo.
Những thay đổi về khí hậu cũng tác động trực tiếp đến hệ sinh thái, sẽ
hủy diện hệ sinh thái. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những thay đổi
trong điều kiện khí hậu và lượng khí Cacbon dioxit tăng nhanh chóng đã ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí,
nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe. Dưới tác động của nhiệt
độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng

giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải
hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng cũng như hiện tượng
axít hóa đại dương [41].
c) Nước biển dâng
Nhiệt độ Trái Đất tăng cũng khiến chúng ta dễ dàng nhận thấy diện
tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Nước
biển dâng cao do nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng. Nó khiến cho các tảng
băng tăng nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên toàn thế giới tăng
theo.Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước
nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của
sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu
người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn
chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và
đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt. Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp
do nước biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam,

18


Inđônêxia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin. Nước biển dâng
còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa và sự nhiễm mặn
của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nước
ngọt. Theo dự đoán, đến năm 2080, sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ người phải đối
mặt với sự khan hiếm nước, khoảng 600 triệu người sẽ phải đối mặt với nạn
suy dinh dưỡng do nguy cơ năng suất trong sản xuất nông nghiệp giảm [29].
BĐKH sẽ tác động mạnh mẽ tới 2 cực đầu tiên, mà băng tan chính là
những dấu hiệu đấu tiên mở ra hàng loạt các hệ quả đáng sợ khó lường.
Mực nước biển dâng do băng tan ở Nam Cực sẽ là mối đe dọa với
nhân loại, mặc cho những nỗ lực nhằm chống lượng khí CO2 phát thải ra môi
trường của các quốc gia, giờ đây người ta không thể phủ nhận các khối băng

này đang dần biến mất. Băng ở Nam Cực chiếm tới 4/5 tổng diện tích lượng
băng bao phủ trên toàn cầu, không những thế nếu lượng băng ở hai cực tan
hết sẽ làm nước biển dâng cao 60m [41].
d) Các hiện tượng thời tiết cực đoan
* Bão lụt
Đi kèm với hiện tương băng tan và nước biển dâng cao thì hiện tượng
bão lụt cũng tăng. Theo số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần
đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những vùng
nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão.
Trong thời gian qua, thế giới đã đón nhận nhiều cơ bão dữ khiến hàng
nghìn người phải sống trong hoàn cảnh chật vật, nhếch nhác trong những vùng
kinh tế tiêu điều. Năm 2012, phát triển từ áp thấp nhiệt đới, Sandy được nâng
cấp thành siêu bão sau đó ít giờ. Siêu bão Sandy đã tàn phá Haiti và Cuba trước
khi tiến vào miền Đông nước Mỹ, làm 200 người thiệt mạng. Năm 2013, cơn
bão Haiyan với sức gió siêu cường 370 km/h đổ bộ vào Philippines đã khiến
hơn 4.000 người chết, 12.500 người bị thương và gần 3 triệu người không còn
nơi trú ẩn. Theo ước tính, thiệt hại do cơn bão này lên đến 14,5 tỷ USD. Siêu

19


×