Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đồ án cung cấp điện thiết kế chiếu sáng ĐHCNHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 91 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

LỜI NÓI ĐẦU
Như ta đã biết, ánh sáng là một nhu cầu cấp thiết không thể thiếu trong đời
sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng
ánh sáng nhân tạo như nến, đèn dầu… để chiếu sáng vào ban đêm .
Ngày nay, vì sự phát triển mạnh mẽ của các ngành năng lượng, đặc biệt là
ngành năng lượng điện đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống sinh
hoạt hằng ngày. Trong đó lĩnh vực chiếu sáng đặc biệt được chú trọng để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người .Và để có một cách
chiếu sáng chất lượng đạt tiêu chuẩn đòi hỏi người thiết kế phải tốn rất nhiều
thời gian và công sức mới cho kết quả chính xác .
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học máy tính, các công ty lớn
chế tạo về thiết bị chiếu sáng đã đưa ra giải pháp tính toán thiết kế chiếu sáng
dùng phần mềm để giúp người tính toán thiết kế chiếu sáng tiết kiệm được thời
gian, công sức. Và có rất nhiều hãng đưa ra các phần mềm độc quyền như :
DIALux của Đức, Luxicon của Mỹ…Ngoài ra các hãng còn đưa ra các catalog
sản phẩm rất đa dạng và phong phú, có thể tra ngay thông số kỹ thuật của thiết
bị ngay trên phần mềm. Do đó người tính toán thiết kế chiếu sáng có thể thay thế
lựa chọn những phương án tối ưu để có thể vừa có kết quả chính xác lại vừa tiết
kiệm được kinh tế.
Để thấy được tiện ích của việc ứng dụng các phần mềm thiết kế chiếu sáng,
ta đi tìm hiểu và ứng dụng một phần mềm cụ thể vào việc thiết kế chiếu sáng. Ở
đây ta đi tìm hiểu và ứng dụng phần mềm Luxicon vào việc thiết kế chiếu sáng.
Với đề tài “ Thiết kế chiếu sáng sử dụng phần mềm Luxicon” chúng ta đi
nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương 2: Khái quát chung về chiếu sáng và thiết kế chiếu sáng.
Chương 3: Giới thiệu về phần mềm Luxicon.


Chương 4: Ứng dụng thực tế.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị đề xuất.
Đồ án môn Cung Cấp Điện

1

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân
cũng nâng cao nhanh chóng. Nhu cầu sử dụng điện năng để chiếu sáng không
chỉ trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ mà còn trong sinh hoạt
cũng phát triển mạnh mẽ. Do đó một yêu cầu cấp thiết là phải tính toán làm sao
sử dụng số lượng bóng đèn ít nhất mà có thể đạt được độ sáng theo yêu cầu với
chi phí thấp nhất. Đó thật sự là một việc rất khó khăn nếu chúng ta tính toán
bằng tay rất thủ công, không linh hoạt, mỗi khi cần thay đổi các tham số phải
làm lại từ đầu. Nhưng nhờ sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật các
phần mềm thiết kế lần lượt ra đời và phát triển trong đó có phần mềm thiết kế
chiếu sáng Luxicon. Với sự trợ giúp của máy tính qua phần mềm Luxicon nó
phục vụ việc thiết kế chiếu sáng từ đơn giản đến phức tạp sử dụng trong thiết kế
điện chiếu sáng dân dụng cũng như công nghiệp với tốc độ và chính xác cao
cùng với kết quả mô phỏng chiếu sáng 3D giúp người thiết kế hình tượng kết
quả cuối cùng như thế nào. Nó trợ giúp tính toán sao cho sử dụng số lượng bóng
đèn ít nhất mà đạt hiệu suất chiếu sáng cao nhất với chi phí thấp nhất. Mặt khác
có thể dựa vào phần mềm để kiểm tra độ chiếu sáng hay độ rọi của một phòng

nội thất sẵn có xem có đạt yêu cầu hay không. Ngoài ra chương trình Luxicon
còn cung cấp những tính toán kinh tế để thực hiện những dự toán kinh tế đơn
giản, hỗ trợ soạn thảo báo cáo chi tiết về hệ thống ánh sáng. Đây cũng chính là
lý do để chúng em chọn đề tài “ứng dụng phần mềm Luxicon trong thiết kế
chiếu sáng”.
Luxicon là phần mềm do công ty Cooper Lighting của Mỹ cung cấp. Đây là
chương trình đầy quyền năng bao gồm toàn bộ cơ sở dữ liệu để phân tích toàn
diện hiệu suất của nguồn sáng bất kỳ trong một ứng dụng thích hợp. Luxicon
phiên bản 2.2 là một chương trình phân tích, thiết kế chiếu sáng dễ sử dụng với
đầy đủ các giải pháp kĩ thuật thông qua các lệnh công cụ chức năng, thiết đặt các
tham số kĩ thuật tùy chọn phù hợp với công việc.

Đồ án môn Cung Cấp Điện

2

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾU SÁNG
VÀ THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG.
I. Ánh sáng và các đại lượng đo ánh sáng.
1. Ánh sáng.
1.1. Khái niệm ánh sáng :
Các sóng điện từ có bước sóng λ từ 780nm đến 380nm mà “mắt – não” con
người có thể cảm nhận được gọi là ánh sáng.

Có thể chia bước sóng thành các phạm vi sau:
Từ 3000 m đến 10 m
Từ 10 m đến 0,5 m
Từ 500 mm đến 1,0 mm
Từ 1000 μm đến 0,78μm
Từ 780 nm đến 380 nm
Từ 380 nm đến 10 nm
Từ 100 Ǻ đến 0,01 Ǻ
Từ 0,01 Ǻ đến 0,001 Ǻ

Sóng radio
Sóng TV, FM
Sóng rada
Sóng hồng ngoại
Ánh sáng
Tia cực tím
Tia X
Tia γ, tia vũ trụ

(1 μm = 10-6 m; 1 nm = 10-9 m; 1 Ǻ = 10-10 m)
1.2. Tính chất của ánh sáng :
- Có tính chất lưỡng tính:
+ Tính chất sóng.
+ Tính chất hạt.
- Có màu sắc:
Trong dải λ từ 780 đến 380nm mắt người cảm nhận từ màu đỏ đến tím.
CIE – Commussion Internationnale de l’ Eclairage (Uỷ ban quốc tế về
chiếu sáng) mã hoá đưa ra các giới hạn cực đại của các phổ màu:
λ nm
Màu

λmax nm

380
Cực
tím (tử
ngoại)

439
Tím
412

498

Xanh
da trời
470

568
Xanh
lá cây
515

592

631

780

Vàng


Da cam

Đỏ

577

600

673

Hồng
ngoại

- Có trọng lượng.
2. Các đại lượng đo lường ánh sáng.
2.1. Quang thông F (Ф).
Trong kỹ thuật chiếu sáng, cùng một năng lượng bức xạ nhưng lại gây ra
hiệu quả cảm nhận ánh sáng khác nhau đối với mắt tuỳ theo bước sóng của nó.
Đường cong hiệu quả ánh sáng V(λ) đánh giá ảnh hưởng này.
Về phương diện sinh lý, các đại lượng tương quan bức xạ được đánh giá
theo tác động của chúng đến thị giác, do đó ta định nghĩa quang thông Ф là phần
Đồ án môn Cung Cấp Điện

3

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện

năng lượng của sóng điện từ được đánh giá bằng mắt người theo tác động của
nó.
Trong phổ ánh sáng nhìn thấy quang thông bằng:
760

Φ=K

∫ Wλ .Vλ .d .λ

380

Trong đó:
Vλ :là hàm độ nhạy tương đối của mắt theo bước sóng.
K : là hệ số chuyển đổi đơn vị năng lượng sang đơn vị cảm nhận thị giác.
K = 683 lm/w
Đơn vị của quang thông là lumem (lm).
Quang thông là đại lượng đặc trưng cho khả năng của nguồn bức xạ ánh
sáng trong không gian.
Quang thông của một số nguồn sáng thông dụng :
Nguồn sáng
Đèn sợi đốt 60W
Đèn compact 11W
Đèn huỳnh quang 40W
Đèn Na cao áp 400W
Đèn Halogen kim loại 2Kw

Quang
thông
(lumem)
685

560
2700
47.000
180.000

2.2. Cường độ ánh sáng I, candela (cd).


ds →o dΩ

I = lim

Cường độ ánh sáng là đại lượng biểu thị mật độ phân bố quang thông của
nguồn sáng về một hướng nhất định.
Đồ án môn Cung Cấp Điện

4

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện
Ω được định nghĩa bằng tỷ số giữa diện tích S và bình phương bán kính R:

Ω=

S
R2


Giá trị cực đại của Ω:

S 4.π .R 2
Ω= 2 =
= 4.π
R
R2
Đơn vị của cường độ ánh sáng là candela viết tắt là cd.
Cường độ ánh sáng của một số nguồn sáng:
Nguồn sáng
Cường độ ánh sáng (candela)
Ngọn nến
Đèn sợi đốt 40 W
Đèn sợi đốt 300W có độ phản xạ
Đèn Halogen kim loại 2Kw có độ phản
xạ

0,8 theo mọi phương
35 theo mọi phương
1500 ở tâm chùm tia
14800 theo mọi phương
250.000 ở tâm chùm tia

2.3. Độ rọi (độ chiếu sáng) E, lux (lx).
Độ rọi là đại lượng đặc trưng cho bề mặt chiếu sáng, là mật độ quang thông
Ф trên bề mặt có diện tích S. Khi quang thông vuông góc với bề mặt chiếu sáng,
độ rọi được tính bằng công thức :

dF
( lx )

ds → 0 ds

E a = lim

hay : E a =

Φ
S

Đơn vị của độ rọi là lux, là mật độ
quang thông của một nguồn sáng 1
lumem trên diện tích 1 m2. Khi mặt chiếu sáng không đều, độ rọi được tính bằng
trung bình đại số của độ rọi các điểm.

Độ rọi trên một số bề mặt thường gặp :
Địa điểm được chiếu sáng
Đồ án môn Cung Cấp Điện

5

Độ rọi (lux)
Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Ngoài trời giữa trưa nắng
Ngoài trời giữa trưa đầy mây

Trăng tròn
Phòng làm việc
Lớp học
Đường phố về đêm

100.000
10.000
0,25
300-500
300-400
20-50

2.4. Độ chói L (cd/m2).
Độ chói là đại lượng biểu thị mức độ phát sáng của nguồn sáng về một
hướng nhất định.
Độ chói nhỏ nhất mà mắt người nhìn thấy 10 -5 cd/m2 . Bắt đầu gây loá 5.000
cd/m2.
Khi β = 0 thì :

L=

dI
I
=
ds π .R 2

Độ chói của một số nguồn thông dụng:
Độ chói
Nguồn sáng
cd/m2

Bề mặt trời
Bề mặt trăng
Bầu trời xanh
Bầu trời xám
Đèn sợi đốt 100W
Đèn huỳnh quang 40W
Giấy trắng khi độ rọi 400 lux
Độ chói của mặt đường

165.107
2500
1500
1000
6.106
7000
80
1-2

2.5. Độ tương phản C:
Là sự chênh lệch của 2 độ chói của các vật đặt cạnh nhau mà mắt người có
thể phân biệt được.

2.6. Độ trưng M, lumem/m2 (lm/m2):
Độ trưng tại mọi điểm của bề mặt phát xạ M là quang thông phát ra bởi một
đơn vị diện tích tại điểm đó, là tỉ số giữa quang thông phát ra bởi một nguyên tố
bề mặt chứa điểm đó và diện tích của nó.
Đồ án môn Cung Cấp Điện

6


Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

M =


ds

Đơn vị đo của độ trưng bức xạ : oát/m2 (w/m2).
Đơn vị của độ trưng ánh sáng : lumem/m2 (lm/m2).
2.7. Định luật lambert.
Johann Heinrich Lambert (1728-1777) nhà khoa học Đức đã thiết lập mối
quan hệ giữa độ rọi E của bề mặt có hệ số phản xạ khuếch tán ρ và độ chói L mà
bề mặt này bức xạ.
Định luật Lambert:

ρ.E =π.L

Nếu áp dụng cách giải thích ở trên cho mặt truyền sáng khuếch tán, ví dụ
một tấm kính mờ có hệ số truyền qua τ thì quang thông truyền qua là τ.ES và do
vậy:

τ .E = L.π = M

Trong đó M là độ trưng của mặt,tính bằng lumem/m 2 (không phải là lux vì
đó là quang thông phát xạ chứ không phải quang thông thu nhận) khi đó định

luật Lambert là:

M = π.L

Định luật Lambert có vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật chiếu sáng, nó cho
ta quan hệ giữa độ chói và độ rọi. Căn cứ vào định luật mà người ta có thể tính
toán và kiểm tra được độ rọi, độ chói của tất cả các điểm trong trường sáng của
bộ đèn.

2.8.Hiệu suất phát quang (H):
Hiệu suất phát quang (H) là đại lượng đo bằng tỷ số giữa quang thông phát
ra của bóng đèn và công suất điện năng tiêu thụ của bóng đèn (nguồn sáng) đó.
Đơn vị đo: lm/w.
Hiệu suất phát quang của một số nguồn sáng:

Đồ án môn Cung Cấp Điện

7

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

2.9. Tính chất quang học của vật liệu.
Nếu có lượng quang thông F tới đập vào bề mặt vật liệu thì có thể xảy ra các
trường hợp sau:
Tổng quang thông:


F = Fρ + Fτ + Fα
ρ=



F
F
τ= τ
F

α=


F

Hệ số phản xạ.
Hệ số truyền sáng.
Hệ số hập thụ.

ρ +τ + α = 1
Các trị số của ρ, α, τ thay đổi tuỳ thuộc đặc tính quang học của vật liệu.
Phản xạ ánh sáng:
Nhận xét:
- Khả năng phản xạ ánh sáng của vật liệu thể hiện qua hệ số phản xạ ρ.
- Bề mặt vật liệu càng nhẵn thì bề mặt phản xạ ánh sáng càng tốt.
- Màu sắc của bề mặt càng sáng thì phản xạ ánh sáng càng tốt.
- Đối với một tia sáng hướng tới mặt phản xạ thì hệ số phản xạ ánh sáng còn
phụ thuộc vào góc chiếu.
- Tính chất phản xạ và khả năng phản xạ của vật liệu có thể thay đổi phụ

thuộc vào tình trạng bề mặt vật liệu.
Khô - ướt.
Sạch - bẩn.
Hệ số phản xạ của một số vật liệu:
Đồ án môn Cung Cấp Điện

8

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Truyền ánh sáng:
Nhận xét :
- Khả năng truyền ánh sáng của vật liệu thể hiện qua hệ số truyền ánh sáng τ.
- Vật liệu càng trong suốt có chiều dầy càng nhỏ thì khả năng truyền ánh
sáng càng tốt.
- Màu sắc của vật liệu càng sáng thì khả năng truyền ánh sáng càng tốt.
- Khả năng truyền ánh sáng của vật liệu có thể thay đổi phụ thuộc vào tình
trạng bề mặt vật liệu.
Khô - ướt.
Sạch - bẩn.
Hệ số truyền sáng của một số vật liệu:

Hấp thụ ánh sáng.

Nhận xét:

- Mức độ hấp thụ ánh sáng của vật liệu thể hiện qua hệ số hấp thụ α.
- Độ nhẵn của bề mặt vật liệu càng thấp và độ dày càng lớn thì khả năng hấp
thụ ánh sáng càng tốt.
- Màu sắc của vật liệu càng tối thì khả năng hấp thụ ánh sáng càng cao.
Đồ án môn Cung Cấp Điện

9

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện
- Vật đen tuyệt đối hấp thụ toàn bộ ánh sáng tới.
Tính chất quang học của vật liệu:
Nhận xét chung:
- Tổng hệ số phản xạ ánh sáng, truyền ánh sáng, hấp thụ ánh sáng của một
loại vật liệu là không đổi.

ρ +α +τ = 1
- Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà trong kỹ thuật chiếu sáng ta cần lựa
chọn loại vật liệu có tính chất quang học phù hợp.
- Các tính chất quang học của vật liệu không cố định mà có thể thay đổi theo
tình trạng bề mặt vật liệu và thời gian sử dụng.
2.10. Một số tính chất màu của ánh sáng.
Nhiệt độ màu:
Nhiệt độ màu của nguồn tính theo Kelvin diễn tả màu của các nguồn sáng so
với màu của vật đen được nung nóng từ 2000 đến 10.000 oK. Nói chung nhiệt độ
màu không phải là nhiệt độ thực của nguồn sáng mà là nhiệt độ của vật đen tuyệt
đối cho khi được đốt nóng đến nhiệt độ này thì ánh sáng do nó bức xạ có phổ

hoàn toàn giống phổ của nguồn sáng khảo sát.
Nhiệt độ màu cho ta cảm giác định tính về vùng cực đại trong phổ năng
lượng của nguồn sáng. Ta nói ánh sáng đèn sợi đốt là ánh sáng “ấm” vì có phổ
năng lượng cực đại nằm ở vùng bức xạ màu đỏ, còn ánh sáng đèn huỳnh quang
là ánh sáng “lạnh” vì phổ năng lượng bức xạ của nó giàu màu xanh da trời.
Ánh sáng trắng ấm:
T < 3000 oK.
Ánh sáng trắng trung bình:
T = (3000 ÷ 5000) oK.
Ánh sáng trắng lạnh:
T > 5000 oK.
Nhiệt độ màu của một số nguồn sáng:
Nguồn sáng
Nhiệt độ màu (K)
Bầu trời xanh
10.000 ÷ 30.000
Ánh sáng trời mây
6000 ÷ 8000
Đèn huỳnh quang ánh sáng ban ngày
6200
Đèn huỳnh quang ánh sáng ấm
3000
Đèn Metal Halide
4100
Đèn sợi đốt
2500
Ngọn nến
1800
Chỉ số truyền đạt màu (thể hiện màu, hoàn màu, trả màu) CRI (Colour
Rendering Index).

Đồ án môn Cung Cấp Điện

10

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện
Chỉ số truyền đạt màu là một đặc trưng và cũng là chỉ tiêu rất quan trọng đối
với mọi nguồn sáng, nó phản ánh chất lượng của nguồn sáng thông qua sự cảm
nhận đúng hay không đúng màu của các đối tượng được chiếu sáng. Ta dễ dàng
thấy rằng, với cùng một vật nhưng khi được chiếu sáng bằng nguồn sáng khác
nhau thì nó biều hiện màu khác nhau.
Chỉ số truyền đạt màu của một nguồn sáng là đại lượng đánh giá mức độ
trung thực về màu sắc của vật chất chiếu sáng bằng nguồn sáng ấy, với trường
hợp chiếu sáng ban ngày.
Đơn vị đo: %
Người ta quy định chỉ số CRI bằng không đối với ánh sáng đơn sắc và bằng
100 đối với ánh sáng tự nhiên ban ngày hoặc bức xạ của vật đen. Cụ thể là:
- CRI < 50 màu bị biến đổi nhiều.
- 50 < CRI < 70 màu bị biến đổi.
- 70< CRI < 85 màu ít biến đổi, đây là môi trường chiếu sáng thông dụng.
- CRI > 85 sự thể hiện màu rất tốt, sử dụng trong các công trình chiếu sáng
chất lượng cao.

Ánh sáng màu.
Khả năng cảm nhận màu của con măt được đặc trưng bởi ba thông số:
- Độ chói của ánh sáng màu biểu thị cường độ ánh sáng.
- Hệ số thể hiện màu CRI.

- Độ thuần khiết của ánh sáng trắng, đánh giá mức độ liên tục của phổ bức
xạ của nguồn.
Ba thông số trên đặc trưng cho đặc tính sinh lý của mắt khi cảm nhận ánh
sáng màu.
Tính chất ba màu:
Năm 1931, Ủy ban chiếu sáng quốc tế CRI đưa ra hệ thống ba màu cơ sở
RGB gồm:
-R (Red) có bước sáng 700 nm.
Đồ án môn Cung Cấp Điện

11

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện
- G (Green) có bước sáng 546 nm.
- B (Blue) có bước sáng 436 nm.
CIE quy định các nguồn sáng tiêu chuẩn sau:
- Ánh sáng trắng tiêu chuẩn A là ánh sáng do bóng đèn sợi đốt vonfram phát
xạ, có nhiệt độ màu 2854 oK.
- Ánh sáng trắng tiêu chuẩn B là ánh sáng bầu trời giữa trưa, có nhiệt độ màu
4879oK.
- Ánh sáng tiêu chuẩn C là ánh sáng bầu trời trung bình, có nhiệt độ màu
6740 oK.
- Ánh sáng trắng tiêu chuẩn D65 là ánh sáng trời có nhiều tia tím, nhiệt độ
màu 6540 oK. Đây là màu trắng tiêu chuẩn của hệ PAL, SECAM.
- Ánh sáng trắng tiêu chuẩn D55 là ánh sáng có nhiệt độ màu 5500 oK, là
màu trắng tiêu chuẩn của hệ NTSC.

- Ánh sáng trắng tiêu chuẩn D75 là áng bầu trời các nước miền Bắc, nhiệt độ
màu 7500 oK.
- Ánh sáng tiêu chuẩn D93 là ánh sáng có nhiệt độ màu 9300 oK, là màu
trắng tiêu chuẩn của truyền hình màu Nhật Bản.
II. Các thiết bị chiếu sáng:
Các thiết bị chiếu sáng thường dùng hiện nay bao gồm các loại đèn điện, đèn
dầu và nến… Tuy nhiên thiết bị chiếu sáng thường dùng chủ yếu trong đời sống
hiện con người hiện nay là các loại đèn điện.
Có các loại đèn điện sau:

1. Đèn sợi đốt.
Đồ án môn Cung Cấp Điện

12

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
1.1. Cấu tạo:

Khoa Điện

1.2. Phân loại:
 Theo hình dáng bóng đèn:
- Đèn tiêu chuẩn (A).
- Hình nón (C).
- Hình ngọn lửa (F).
- Hình cầu (G).
- Hình quả lê (P hoặc PS).

- Đèn quản quang (R).
- Đèn cạnh thẳng (S).
- Đèn ống (T)…
 Theo đui:
- Đèn đui ngạnh trê B15 hoặc B22 dùng cho công suất dưới 150 W.
- Đèn đui xoáy: E14, E27, E40 thích hợp cho mọi công suất.
 Theo sợi đốt:
- Sợi đốt thẳng (S).
- Sợi xoắn (C).
- Sợi xoắn ba (CC)…
 Theo mục đích sử dụng:
- Chiếu sáng thông dụng: Đèn bóng trong, bóng mờ, tráng bạc...
- Chiếu sáng chuyên dùng: Đèn trang trí, đèn chịu chấn động, đèn hai sợi đốt
riêng biệt…
1.3. Các đặc tính của đèn sợi đốt:
 Ưu điểm:
- Chỉ số truyền đạt màu cao (CRI ≈ 100%) cho phép sử dụng trong chiếu
sáng chất lượng cao.
- Nối trực tiếp vào lưới điện không đòi hỏi thiết bị đi kèm, dễ dàng điều
khiển, bật sáng tức thời, giá thành thấp.
 Nhược điểm:
- Hiệu quả năng lượng thấp đạt (10 ÷ 20) lm/w, phát nóng chịu rung động
của đèn kém.

Đồ án môn Cung Cấp Điện

13

Thiết kế chiếu sáng



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện
- Tuổi thọ thấp, phụ thuộc vào điện áp. Trung bình 1000h nhưng tăng điện áp
5%Udm tuổi thọ chỉ còn 500h.

1.4 Các loại đèn sợi đốt khác.
Từ năm 1960 ngoài khí trơ người ta còn bổ xung khí Halogen (Iốt, Brom)
khi đó vonfram bốc hơi lắng đọng trên sợi đốt mà không bị ngưng đọng trên
thành bóng đèn cho phép đạt nhiệt độ 31.000K hiệu quả ánh sáng từ 20 ÷ 27
lm/w tuổi thọ trung bình 200h.
2. Đèn huỳnh quang.
2.1 Hiện tượng phóng điện trong chất khí.
Quá trình phát sáng trong đèn huỳnh quang gồm 3 bước:
- Tạo nên các điện tử rự do và gia tốc điện tử bằng điện trường.
- Động năng của các điện tử tự do biến đổi thành năng lượng kích thích của
các nguyên tử thuỷ ngân.
- Năng lượng kích thích của các nguyên tử thuỷ ngân được biến đổi thành
bức xạ ánh sáng nhìn thấy thông qua sự phát quang của lớp bột huỳnh quang
phủ ở trong thành bóng đèn.
2.2 Hiện tượng phóng điện huỳnh quang.
Khi cho chùm tia đơn sắc đập vào một chất huỳnh quang một phần năng
lượng của nó biến thành nhiệt, trong khi đó phần lớn năng lượng còn lại xuất
hiện dưới dạng phổ liên tục có bước sóng phân bố tuỳ theo bản chất của chất
huỳnh quang. Như vậy tia sơ cấp đóng vai trò kích thích để chất huỳnh quang
phát xạ tia thứ cấp. Màu sắc của bức xạ thứ cấp phụ thuộc vào bản chất và liều
lượng của bột huỳnh quang bao phủ trong ống và áp suất trong đèn.
2.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
*Cấu tạo:


Đồ án môn Cung Cấp Điện

14

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

* Nguyên lý làm việc:
Sau khi được khởi động, các sóng điện từ tần số cao phóng qua lại giữa 2
điện cực của bóng đèn, đồng thời sóng này đập vào lớp bột huỳnh quang ở vách
trong bóng đèn làm phát ra các tia bức xạ thứ cấp ở các bước sóng mà mắt người
cảm nhận được.
*Thiết bị mồi đèn: Để gây phóng điện ban đầu và duy trì ổn định ánh sáng,
phải dùng đến thiết bị mồi đèn. Thiết bị mồi đèn hay dùng là tắc te và chấn lưu.
- Tắc te.
+ Tắc te khí: Là một bóng đèn có khí rất nhỏ có các điện cực gần nhau trong
đó một điện cực bản lưỡng kim mắc song song với đèn ống như sơ đồ hình vẽ.

+ Tắc te nhiệt: Gồm một bóng đèn chân không nhỏ chứa một công tắc lưỡng
kim khép mạch khi nguồn và một điện trở đốt nóng.
Chú ý: Cả hai trường hợp tắc te nhiệt và tắc te khí nên sử dụng một điện
dung nhỏ cỡ 6 nF làm tăng thời gian quá điện áp do đó mồi đèn dễ dang hơn.
- Chấn lưu: Làm nhiệm vụ tạo điện áp quá độ khi bật đèn (hiệu quả cao hơn
khi phối hợp cùng tắc te) để ion hoá chất khí gây phóng điện trong chất khí sau
đó ổn định điện áp ở trị số định mức.
Đồ án môn Cung Cấp Điện


15

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện
Tuỳ theo cơ chế khởi động, có ba loại chấn lưu điện sử dụng hiện nay:
+ Khởi động do điện cực được đốt nóng trước.

+ Khởi động nhanh.

+ Khởi động tực thời.

2.4.Các đặc tính kỹ thuật.

2.5. Các thông số của đèn ống huỳnh quang.
* Các ký hiệu của đèn huỳnh quang.
CW : Đèn ánh sáng trắng lạnh tiêu chuẩn.
WW: Đèn ánh sáng ấm tiêu chuẩn.
CWX: Đèn ánh sáng trắng lạnh deluxe.
WWX: Đèn ánh sáng trắng.
Đồ án môn Cung Cấp Điện

16

Thiết kế chiếu sáng



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện
ES: Đèn tiết kiệm năng lượng.
HO : Đèn có quang thông cao.
* Kích thước và công suất tiêu chuẩn của đèn ống huỳnh quang.
0,6m – 20/18W; 1,2m – 40/36W; 1,5m – 68/65W; 2,4m - 110W.
2.6.Các đèn phóng điện khác.

a. Đèn hơi thuỷ ngân.
Đèn hơi thuỷ ngân là loại đèn phóng điện mà trong đó phần lớn ánh sáng
được tạo ra do bức xạ của hơi thuỷ ngân hoạt động ở áp suất riêng phần lớn hơn
105 Pa.
Hiệu suất phát sáng cực đại của đèn hơi thuỷ ngân đạt khoảng 65lm/w, tuổi
thọ của đèn cao nhưng sự duy trì quang thông lại kém. Bóng đèn hơi thuỷ ngân
có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các loại
đèn giao thông, công viên, trong công
xưởng, đường phố.
Đèn hơi thuỷ ngân có hiệu quả áng
sáng khoảng 50 - 65 lm/w, chỉ số thể
hiện màu thấp. Do đặc tính bị xuống
cấp nhanh và hiệu quả năng lượng thấp
nên đèn thuỷ ngân cao áp có xu hướng
bị loại bỏ.
b. Đèn Halogen kim loại (Metal Halide).
Các loại đèn này sáng khoảng (70 ÷ 100) lm/w và được chế tạo với dải công
suất từ (30 ÷ 2000)W. Nhiệt độ màu từ (2700 ÷ 4500) 0K, CRI (65 ÷ 80)%.
Đèn Metal Halide thay thế cho đèn thuỷ ngân cao áp trong chiếu sáng nhà
xưởng, sân thể thao, quảng trường, cầu cảng.

Đồ án môn Cung Cấp Điện


17

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

c. Đèn Sodium cao áp (HPS).
Cấu tạo đèn gồm bóng thuỷ tinh
alumin hình ovan, kích thước hơi nhỏ,
có hơi Natri với áp suất 250 mmHg, đui
xoáy công suất từ 35 đến 1000W.
Ở nhiệt độ là 10000C và áp suất cao
bức xạ có phổ sáng trắng có nhiệt độ
màu từ 2000 đến 2500 0K. Hiệu suất
ánh sáng có thể đạt 120 lm/w nhưng
chỉ số thể hiện màu tương đối kém
CRI = 20%, tuổi thọ lý thuyết có thể lên tới 10.000h.
d. Đèn NATRI áp suất thấp LPS (SODIUM thấp áp).
Bức xạ đèn Sodium áp suất thấp
đơn sắc màu da cam, với bước sóng
này ảnh của đối tượng được tiêu tụ trên
võng mạc, vì vậy đèn Sodium áp suất
thấp thích hợp cho chiếu sáng giao
thông, dễ dàng quan sát các đối tượng
đang chuyển động.


III. Thiết kế chiếu sáng.
1.Thiết kế chiếu sáng nối thất.
1.1. Khái quát chung.
Kỹ thuật chiếu sáng nội thất nghiên cứu các phương pháp thiết kế hệ thống
chiếu sáng nhằm tạo nên môi trường chiếu sáng tiện nghi, thẩm mỹ,phù hợp với
yêu cầu sử dụng và tiết kiệm điện năng của các công trình trong nhà.
1.1.1. Phân loại chiếu sáng và các hình thức chiếu sáng.

Đồ án môn Cung Cấp Điện

18

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng sự cố phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để
quyết định.
1.1.2. Các phương pháp chiếu sáng.

Phương
pháp CS
Trực tiếp
- Hẹp
- Rộng

Bán trực

tiếp
Gián tiếp

Đặc điểm

Áp dụng

- Từ 90% đến 100% ánh sáng chiếu xuống mặt
làm việc. Hiệu quả chiếu sáng cao nhất.
- Dễ gây chói loá, sấp bóng.
- Quang thông tâp trung vào mặt làm việc,
tường bên bị tối.
-Quang thông phân bố rộng trong nửa không
gian dưới, tường biên được chiếu sáng.
- Từ 60% đến 90% ánh sáng được chiếu xuống
không gian.
- Từ 10% đến 40% ánh sáng được chiếu lên
trần. Môi trường được cải thiện cả tường và trần
được chiếu sáng.
Từ 90% đến 100% ánh sáng được chiếu lên trần
và phản xạ xuống.
- Đây là phương pháp chiếu sáng có hiệu quả
sáng thấp nhất.

- Chiếu sáng văn
phòng, lớp học,
cửa hàng lớn,
nhà xưởng.
- Địa điểm có độ
lớn cao.


Đồ án môn Cung Cấp Điện

19

- Văn phòng,
phòng
khách,
phòng trà, nhà
ăn.
- Phòng khán
giả, nhà ăn.

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Bán gián
tiếp

Hỗn hợp

CS chung

CS làm việc

CS nền

Khoa Điện


- Tiện nghi được cải thiện không gây chói loá,
sấp bóng.
- Từ 60% đến 90% ánh sáng được chiếu hắt lên.
- Các tường và trần được chiếu sáng.
- Tạo ấn tượng, dễ chịu.
- Không gây chói loá, sấp bóng.
- Từ 40% đến 60% ánh sáng được chiếu hắt lên.
- Phối hợp ưu điểm của chiếu sáng trực tiếp và
gián tiếp.
- Hình thức chiếu sáng thông dụng nhất.
- Đèn được bố trí theo mạng lưới.
- Tạo lên độ rọi tương đối đều.
- Ánh sáng trực tiếp đến mặt làm việc.
- Bổ sung cho chiếu sáng chung.

- Văn phòng, nhà
ở.

- Địa điểm có
tường và trần
phả xạ mạnh.
- Thương mại,
công nghiệp, văn
phòng, nhà ở…
- Thương mại,
công nghiệp, nhà
ở.
- Tạo khoảng 1/3 độ rọi chiếu sáng chung, phần - Các phòng tiếp
còn lại là do hệ thống chiếu sáng làm việc đảm tân, triển lãm,

nhiệm.
địa điểm rộng.

1.1.3. Các yêu cầu đối với chiếu sáng nội thất
- Đảm bảo độ rọi xác định theo từng loại công việc, không nên có bóng tối,
độ roi phải đồng đều trên bề mặt diện tích chiếu sáng (trừ trường hợp riêng).
- Không gây chói loá trực tiếp cũng như chói loá phản xạ để tranh mỏi mắt,
thần kinh căng thẳng làm việc mất hiệu quả và có thể gây tai nạn lao động.
- Phải tạo được ánh sáng giống ánh sáng ban ngày.
- Coi trọng yếu tố tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng:
+ Chọn nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng có hiệu suất cao.
+ Bố trí nguồn chiếu sáng hợp lý.
+ Sử dụng thiết bị điều khiển chiếu sáng.

Cấp chất lượng quan sát
Cấp

Đồ án môn Cung Cấp Điện

Chất lượng quan sát

20

rmax

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
A(1,15)

B(1,50)
C(1,85)

D(2,20)

E(2,55)

Khoa Điện

Môi trường làm việc đòi hỏi chất lượng quan sát rất cao và chính
xác.Ví dụ: Lắp ráp các thiết bị điện tử nhỏ, đồ hoạ…
Môi trường làm việc đòi hỏi chất lượng quan sát và mức chính xác
trung bình nhưng đòi hỏi tập trung cao độ và lâu dài. Ví dụ: Văn
phòng, lắp ráp các chi tiết nhỏ…
Môi trường đòi hỏi chất lượng quan sát, mức chính xác và mức độ
tập trung trung bình. Ví dụ: Lắp ráp các chi tiết trung bình.
Đối tượng quan sát đơn giản, đòi hỏi mức độ tập trung bình thường
của người làm việc, phạm vi di chuyển hạn chế. Ví dụ: Khu vực
đóng gói sản phẩm, xung quanh các máy móc kích thước lớn, khu
lắp ráp các kích thước lớn.
Khu vực không có vị trí làm việc cố định, mọi người di chuyển với
yêu cầu quan sát thất, khu vực không thường xuyên được sử dụng.

r=

15
15
20

20


50

L1
L2

Trong đó: L1: Là độ chói của đèn dưới góc quan sát 70o
L2: Là độ chói trần nhà..
1.1.4. Các giai đoạn cơ bản chiếu sáng nội thất
Giai đoạn 1: Thiết kế sơ bộ
Nhằm xác định các giải pháp về hình học, quang học của địa điểm chiếu
sáng như kiểu chiếu sáng, lựa chọn loại đèn và bộ đèn, cách bố trí đèn, số lượng
đèn cần thiết đảm bảo sự phân bố đồng đều của ánh sáng và độ rọi trên bề nặt
làm việc và không gian nội thất.
Giai đoạn 2: Kiểm tra điều kiện
Độ rọi, độ chói, độ đồng đều theo tiêu chuẩn, cảm giác tiện nghi nhìn, các
phương án chiếu sáng.
Giai đoạn 3: Tính toán chọn hệ thông cung cấp điện và thiết bị điều khiển hệ
thống chiếu sáng.
Giai đoạn 4: Tính toán kinh tế, chi phí vòng đời đẻ lựa chọn phương án tối ưu.
1.1.5. Thiết kế chiếu sáng.
Giai đoạn 1: Thiết kế sơ bộ.
Nhằm xác định các giải pháp hình học và kỹ thuật cơ bản của thiết kế. Trình
tự tiến hành như sau:
Bước 1: Chọn độ ropị yêu cầu (TCXDVN 7114-2002).
Bước 2: Chọn kiểu nguồn sáng phù hợp, xem xét các chỉ tiêu sau:
- Nhiệt độ màu T(áp dụng biểu đò Kruithof).
- Chỉ số hoàn màu CRI (chất lượng ánh sáng của nguồn).
- Tuổi thọ của đèn.
Đồ án môn Cung Cấp Điện


21

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Hiệu suất sáng (lm/w).
- Đặc điểm sử dụng (liên tục hay gián đoạn).
Bước 3: Chọn phương án chiếu sáng và kiểu bộ đèn.
Bước 4: Chọn đọ treo đèn.

Khoa Điện

h'
Chỉ số treo đèn: j = '
h +h
Thường h ≥ 2h’ do đó 0 ≤ j ≤

1
3

Bước 5: bố trí đèn và xác định số lượng đèn tối thiểu đảm bảo độ đồng đều ánh
sáng trên mặt phẳng làm việc, điều này phụ thuộc vào:
- Loại đèn.
- Khoảng cách giữa các đèn.
- Hệ số phản xạ của trần và tường.
Bước 6: Xác định tổng quang thông của đèn.
Bước 7: Xác định số lượng bộ đèn.
Giai đoạn 2: Kiểm tra mức độ chiếu sáng theo:

- Độ rọi tiêu chuẩn.
- Độ chói loá mất tiện nghi.

1.2. Chiếu sáng nội thất công trình công cộng.
1.2.1 Phân loại.
Hiệu quả chiếu sáng công trình không chỉ đảm bảo tiện nghi nhìn mà còn
nâng cao tính nghệ thuật, thẩm mỹ cho công trình. Người ta thường phân loại
thiết kế chiếu sáng nội thất theo các nhóm sau:
- Văn phòng và công sở.
- Các công trình thể thao trong nhà.
- Khách sạn và nhà hàng.
- Các phòng trưng bày, triển lãm.
- Các phòng họp, giảng đường.
- Các trung tâm thương mại, cửa hàng.
- Các phòng biểu diễn nghệ thuật.
- Các công trình giao thông, nhà ga.
- Các công trình y tế, bệnh viện.
- Nhà thờ.
1.2.2. Các dữ liệu chiếu sáng nội thất.
Để tính toán, thiết kế nội thất cần các dữ liệu sau đây:
- Đặc điểm kiến trúc và hình học của địa điểm chiếu sáng.
- Yêu cầu sử dụng của địa điểm chiếu sáng, tính chất công việc của môi
trường cần chiếu sáng.
- Đặc tính quang học của không gian chiếu sáng, hệ số phản xạ của trần,
tường, nền.
Đồ án môn Cung Cấp Điện

22

Thiết kế chiếu sáng



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Điện
- Có khả năng sử dụng ánh sáng tự nhiên hay không?
- Các yêu cầu về thẩm mỹ.
- Đặc điểm của nguồn cung cấp : Điện áp, chế độ trung tính.
- Các yêu cầu về điều khiển hệ thống chiếu sáng.
- Khả năng tái chính và khấu hao công trình.
1.2.3. Lựa chọn độ rọi.
Theo TCXDVN 7114- 2002 độ rọi của các công trình chiếu sáng trong nhà
được cho theo bảng sau:
Giới
Các mức độ rọi
Loại phòng, công việc hoặc hoạt động.
hạn chói
làm việc
loá
Các khu vực chung trong công trình
Lối đi lại, hành lang
Cầu thang, thang máy
Phòng để áo khoác ngoài,nhà vệ sinh
Nhà kho và buồng kho
Nhà xưởng lắp ráp
Công việc thô, lắp ráp máy nặng
Công việc vừa, lắp ráp đầu máy,thân xe cộ
Công việc chính xác, lắp ráp máy văn phòng và
điện tử
Công việc rất chính xác, lắp ráp dụng cụ
Công việc hoá chất

Các quy trình tự động
Máy móc sản xuất khi cần can thiệp
Khu vực chung thuộc gian máy
Phòng kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm
Bào chế dược phẩm
OTK
So màu
Sản xuất cao su
Công nghệ may mặc
Phân xưởng may
Bộ phận OTK
Công đoạn là
Công nghiệp điện
Sản xuất cáp
Lắp ráp mạng điện thoại
Lắp đặt dây quấn
Lắp ráp máy thu thanh và thu hình
Lắp ráp siêu chính xác, linh kiện điện tử
Công nghiệp thực phẩm
Các vùng làm việc chung
Các quá trình tự động

Đồ án môn Cung Cấp Điện

23

50- 100- 150
100 -150- 200
100 -150- 200
100 -150 -200


D- E
C-D
C-D
D-E

200- 300- 400
300 – 500 – 750
500- 700 – 1000

C-D
B-C
A-B

1000 – 1500 – 2000

A-B

50 - 100 – 150
100-150-200
200-300-500
300-500-750
300-500-750
500-750-1000
750-1000-1500
300-500-750

D-E
C-D
C-D

C-D
C-D
A-B
A-B
C-D

500-750-1000
750-1000-1500
350-500-750

A-B
A-B
B-C

200-300-500
300-500-750
500-750-1000
750-1000-1500
1000-1500-2000

B-C
A-B
A-B
A-B
A-B

200-300-500
150-200-300

C-D

D-E

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Trang điểm bằng tay, OTK
Công nghiệp thuỷ tinh gốm sứ
Công nghiệp lò nấu thuỷ tinh
Phòng trộn, tạo thành đồ gốm, khuôn đúc, lò nung
Hoàn thiện, vẽ lên men, tráng men
Vẽ màu trang trí
Trường học
Lớp học
- Chiếu sáng chung
- Trên mặt bàn
- Phòng hội thảo
Giảng đường
- Chiếu sáng chung
- Trên mặt bàn

300-500-750

A-B

100-150-200
200-300-500

300-500-750
500-750-1000

D-E
C-D
B-C
A-B

300-500-750
300-500-750
300-500-750

A-B
A-B
A-B

300-500-750
500-750-1000

A-B
A-B

Loại A: Chất lượng rất cao, hoạt động thị giác chính xác rất cao.
Loại B: Chất lượng cao, công việc có yêu cầu thị giác cao.
Loại C: Chất lượng trung bình, công việc có yêu cầu thị giác bình thường.
Loại D: Chất lượng thấp, công việc có yêu cầu thị giác và mức độ tập trung
thấp.
LoạiE: Chất lượng rất thấp, các phòng làm việc người lao động không làm
việc tại một vị trí nhất định và công việc có yêu cầu thị giác thấp.
Trong tiêu chuẩn quy định 3 mức độ rọi:

- Khi độ phản xạ hoặc độ tương phản của đối tượng quan sát rất thấp.
- Khi những sai sót trong thực hiện nhiệm vụ sẽ gây tổn thất lớn.
- Khi thực hiện công việc thị giác có yêu cầu nghiêm ngặt.
- Khi độ chính xác hoặc năng suất cao là rất quan trọng.
- Khi thị lực của người lao động yêu cầu phải tăng độ rọi.
1.3. Phương pháp thiết kế đơn giản hoá.
1.3.1. Phân bố các đèn.
Độ cao treo đèn có liên quan đến tiện nghi nhìn của môi trường ánh sáng và
hiệu quả kinh tế sử dụng đèn. Nói chung người thiết kế mong muốn có độ cao
treo đèn lớn để nguồn cách xa trường nhìn ngang, giảm khả năng gây trói loá
mất tiện nghi, tuy nhiên đèn treo càng cao thì độ rọi trên mặt làm việc càng thấp
và phải chọn đèn có công suất lớn hơn. Số lượng đèn cũng giảm đi nhờ khoảng
cách có thể tăng thêm.
Độ đồng đều của độ rọi trên mặt làm việc phụ thuộc vào loại bộ đèn và
khoảng cách giữa các đèn, hệ số phản xạ của các tường bên và trần.
Gọi e là khoảng cách giữa các đèn và h là độ cao treo đèn đến bề mặt hữu
ích cách sàn 0.85m, h’ là khoảng cách từ đèn đến trần thì khoảng cách cực đại
giữa các đèn được bố trí như sau:
Đồ án môn Cung Cấp Điện

24

Thiết kế chiếu sáng


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoảng cách giữa các đèn:
Cấp của bộ đèn


Khoa Điện

Khoảng cách max giữa hai đèn e

A
B
C
E,F,G,H
I,J
K→ H
T

0,50h
0,80h
1,00h
1,50h
1,70h
1,50h
≤ 6,00h

Khoảng cách đến tường của các đèn gần nhất được ký hiệu là q và p.
Nói chung, người ta dùng các công thức thực nghiệm sau:
n
n
m
m
≤ p≤ .
≤q≤

3

2
3
2
Trong đó:
- m là khoảng cách tâm các nguồn sáng trên cạnh b.
- n là khoảng cách tâm các nguồn sáng trên cạnh a.
- p là khoảng cách giữa tường và hàng đèn gần a nhất.
- q là khoảng cách giữa tường và hàng đèn gần b nhất.
Đặc trưng hình học của địa điểm chiếu sáng được xác định bằng các tỷ số
sau:
2.m.n
km =
Chỉ số dưới:
.
h.( m + n )

a. p + b.q
.
h.( a + b )

Chỉ số gần:

kp =

Chỉ số treo:

h'
j= '
h +h


Chỉ số địa điểm: K =

a.b
với 0,6 ≤ K ≤ 5.
h.( a + b )

Các bảng quy chuẩn được thiết lập với:
• 10 giá tri K: 0,60 0,80 1,00 1,25 1,50 3,00 4,00 5,00
Đồ án môn Cung Cấp Điện

25

Thiết kế chiếu sáng


×